Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.86 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN
Lĩnh vực :
Hoạt động :
Chủ đề :
Đề tài :
Đối tượng :
Thời gian :
Người soạn và dạy :
Đơn vị :

Phát triển nhận thức
Khám phá khoa học
Nước và các hiện tượng tự nhiên
Một số đặc tính của nước
3 – 4 tuổi
20 phút
Trần Thanh Hoa
Trường mầm non Yên Sơn

I . Mục đích :
- Trẻ nhận biết được 1 số đặc tính của nước :
+ Trong suốt, không màu, không mùi, không vị ,nước hòa tan được 1 số chất .
+ Nước tồn tại ở 3 thể trạng : thể rắn, thể lỏng, thể hơi .
- Trẻ ngoan , tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.
- Phát triển khả năng tư duy, quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng.
- Giáo dục trẻ dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
- Trẻ biết chơi các trò chơi.
II . Chuẩn bị :
- Máy tính, máy chiếu các hình ảnh : bé đánh răng, chậu nước, khay đá, bé rửa
tay….


- Ghế cho cô và trẻ ngồi.
- 4 cốc thủy tinh to , 2 thìa inoc, 20 chén uống nước nhỏ, 1 ca nước, 1 bình nước
lọc, 1 phích nước nóng, 1 tấm kính, 1 khay đựng đá, 1 khay đá , 1 hộp sữa, 1 lọ
đường .
III . Tiến hành :
Hoạt động của cô
1 . Hoạt động 1 : Gợi mở gây hứng thú:
Xin chào mừng các bé đến với chương trình “ Khoa
học của bé ” với chủ đề : “ Tìm hiểu đặc tính của
nước ” ngày hôm nay.
Đến với chương trình là sự tham gia của bé lớp 3
tuổi trường mầm non Yên Son. Xin chào mừng các
bé.
Đồng hành cùng với chương trình là cô giáo đến từ
các trường mầm non yên sơn. Các con hãy nổ một

Hoạt động của trẻ
- Trẻ vỗ tay

- Trẻ vỗ tay


tràng pháo tay thật nồng nhiệt để chào đón các cô nào
!
Mở đầu chương trình là phần giao lưu, cô cháu
mình cùng chơi một trò chơi nhé :
Trời sáng rồi !
Trời mưa rồi !
Trời tạnh rồi !
Mưa rơi xuống tưới mát cho ruộng đồng , cây cối,

và lấy nước cho con người dùng. Nguồn nước trong
tự nhiên là vô tận.Vậy nước có đặc tính thú vị như thế
nào cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ ngồi đến với
phần 1 của chương trình có tên gọi : “ Khám phá’’.
2. Hoạt động 2 : Nội dung bài :
* Khám phá đặc tính của nước: Trong suốt, không
màu, không mùi, không vị , hòa tan 1 số chất :
“Nhìn xem ! Nhìn xem !”
- Trên tay cô có gì đây ?
- Cô có 1 cốc nước lọc đựng trong ly thủy tinh các
con hãy cùng nhìn và ngửi xem nước như thế nào
nhé!
- Chúng mình nhìn xem nước có màu không?
- Vì sao chúng mình biết nước không màu ?
Đúng rồi, nước tinh khiết không có màu và trong
suốt !
Để xem nước có mùi gì chúng mình cùng ngửi thử
xem nhé. Cô hỏi 2-3 trẻ .
- Nước có mùi gì không ?
Nước tinh khiết không có mùi các con ạ !
Các con vừa được nhìn và ngửi nước, thấy nước
trong suốt, không màu, không mùi. Để xem nước có
vị gì không chúng mình cùng uống nước nào?
- Trước khi uống nước chúng mình phải làm gì?
Cô phụ bê nước ra, cô chính đưa nước mời các cháu.
- Cô cũng sẽ uống 1 ly nước để xem nước có vị gì.
- Cô hỏi 3-4 trẻ vị của nước.
Cô vừa uống nước cũng thấy nước không có vị đấy
Các con vừa được nhìn, ngửi, trực tiếp uống nước,
chúng mình thấy nước như thế nào?

Cô khái quát: chúng mình vừa khám phá và biết
được đặc điểm của nước là trong suốt, không màu,
không mùi, không vị.Nước còn có thể hòa tan được
một số chất nữa. Chúng mình cùng làm thí nghiệm
với sữa và đường để biết được điều này nhé.

- Trẻ vỗ tay
- Đi chơi, đi chơi.
- Che ô, che ô.
- Cất ô, cất ô
- Trẻ lắng nghe .
V
- Trẻ vỗ tay

- Xem gì, xem gì.
- Cốc nước

- Không có màu
- Vì nhìn thấy tay cô
- Trẻ ngửi nước
- Không mùi

- Mời các cô
- Trẻ uống nước
- Không có vị
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe


Cô có một cốc nước đun sôi để nguội và một hộp

sữa. Bây giờ cô mời một bạn lên giúp cô làm thí
nghiệm này nào.
- Cô cháu mình cùng đổ sữa vào cốc nước xem điều
gì xảy ra nhé .
- Con hãy lấy thìa khuấy đều cốc nước lên nào?
- Chúng mình thấy cốc nước đã chuyển sang màu gì?
- Con có nhìn thấy thìa nữa không ?
- Vậy sữa đâu rồi các con?
Đúng rồi đấy, sữa đã được hòa tan trong nước này.
Chúng mình đã có một ly sữa thơm ngon, lát nữa khi
kết thúc chương trình cô cháu mình sẽ cùng thưởng
thức nhé.
Tiếp theo chúng mình hãy làm thí nghiệm với đường
xem nước có hòa tan được đường hay không nhé!
- Cô mời 1 bạn lên làm thí nghiệm cùng cô nào .
- Con hãy xúc ít đường vào trong cốc nước .
- Các con thấy trong cốc có gì?
- Để đường tan được, cô sẽ lấy thìa và khuấy đều lên,
không biết điều gì sẽ xảy ra?
- Chúng mình cùng nhìn xem đường đâu rồi?
Đường đã hòa tan trong nước rồi các con ạ! Chúng
mình cùng uống xem khi đường hòa tan trong nước
thì nước sẽ có vị gì?
- Cô cho trẻ uống nước đường.
- Con thấy nước có vị gì ? vị ngọt trong cốc nước là
nhờ đâu?
Cô khái quát: “ Nước không những trong suốt,
không màu, không mùi , không vị mà còn hòa tan
được một số chất như: đường, muối, sữa…
* Khám phá thể trạng của nước : thể rắn, thể lỏng,

thể hơi.
Nguồn nước quanh chúng ta rất đa dạng, có nước
mưa, nước sông, nước biển, nước máy… vậy để biết
nước tồn tại ở những thể trạng nào, các con hãy cùng
đứng lên đọc bài thơ : “ nước” cùng cô nào :
“ Đựng trong chậu thì mềm
Là nước ở thể lỏng.
Vào tủ lạnh hóa đá
Rắn như đá ngoài đường
Nước trở thành thể rắn.
Sùng sục trên bếp đun
Nào tránh xa kẻo bỏng

- 1 trẻ lên thực hiện

- Màu trắng
- Không thấy
- Hòa tan vào trong nước
- Trẻ lắng nghe

- 1 trẻ lên thực hiện
- Có hạt đường
- Trẻ đoán
- Tan vào trong nước

- Trẻ uống nước
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe


- Trẻ đọc thơ


Bay hơi là nhẹ lắm
Lên cao làm mây trôi
Nước trở thành thể hơi
Làm hạt mưa rơi xuống
Tưới mát cho ruộng vườn”.
- Các con vừa đọc bài thơ gì cùng cô nào ?
Bài thơ nước rất hay đã nói lên nước ở 3 thể đó là:
Thể lỏng, thể rắn và thể hơi đấy.
** Nước thể lỏng:
- Các con ơi hàng ngày chúng ta dùng nước để làm gì
nào?
- Chúng mình cùng xem mọi người dùng nước để làm
gì nhé .
( Cho trẻ xem hình ảnh: Bé đang lấy nước đánh răng,
bé đang rửa rau, giặt quần áo …)
- Giáo dục trẻ thường xuyên uống nước để cơ thể
khỏe mạnh, da dẻ hồng hào .
Nước chúng mình vừa uống, được xem hình ảnh là
nước ở thể lỏng đấy.
- Khi cô đổ nước này vào khay đá cho vào tủ lạnh 3-4
giờ cô lấy nước ra thì điều gì sẽ xảy ra?
** Nước ở thể rắn:
- Cô cho một ít nước đá vào khay đi chung quanh cho
trẻ sờ , ấn xem đá thế nào.
- Vì sao nước lại lạnh nhỉ?
Chúng mình vừa sờ vào khay đá thấy nước đã trở

thành thể rắn và thấy lạnh tay
Nước đá lạnh nên thường được con người làm
nước giải khát trong mùa hè nóng bức, nhưng các
con còn nhỏ không nên dùng nướcđá vì nó rất lạnh sẽ
khiến cho chúng ta bị viêm họng đấy, các con nhớ
chưa nào!
Chúng mình vừa được tìm hiểu về nước ở thể rắn,
vậy không biết nước từ thể lỏng đem đun sôi lên rồi
đổ vào 1 cái cốc và đặt một tấm kính lên thì điều gì sẽ
xảy ra nhỉ?
- Trong lúc chờ nước bốc lên chúng mình cùng đọc
thần trú nào :
Nước nóng ơi
Bốc hơi lên
Cho tôi xem
Điều kỳ diệu !
- Bây giờ chúng mình cùng nhìn xem ở tấm kính có
điều kỳ diệu xuất hiện nhé! Cô cho trẻ quan sát .

- Bài thơ Nước

- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đoán
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe


- Nước bốc hơi lên
- Trẻ thực hiện

- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ lắng nghe


Khi ở nhiệt độ cao thì nước sẽ bốc hơi lên đọng lại
những giọt nước nhỏ li ti trên tấm kính đấy .
- Thế chúng mình có biết nước nóng dùng để làm gì
không?
Giáo dục trẻ : Nước nóng ở nhiệt độ cao rất dễ gây
bỏng, các con còn nhỏ không nên tự ý lấy nước và
nghịch nước nóng các con nhớ chưa nào?
Qua phần “ khám phá ” vừa rồi, chúng mình đã biết
được đặc tính của nước đó là nước trong suốt, không
màu, không mùi, không vị , nước còn có thể hòa tan
được một số chất và nước có ở 3 thể đó là thể rắn, thể
lỏng và thể hơi.
- Nước rất cần thiết với con người, cây cối và vạn vật,
vì thế chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe

- Không vất rác xuống ao
hồ, sử dụng tiết kiệm
nước

Ở phần “ khám phá ”cô thấy các bạn rất xuất sắc,

- Trẻ vỗ tay .
xin tặng cả lớp một chàng pháo tay.
Bây giờ chúng mình sẽ đến với phần hai của
chương trình có tên gọi “Trổ tài” :
* Trò chơi luyện tập : Nghe vè đoán hình ảnh :
Ở trò chơi này cô sẽ là người đưa ra các câu vè , các
con sẽ đoán các câu vè của cô để mở hình ảnh của
chương trình :
- Ve vẻ vè ve
Cô vè cháu đoán
Nước đựng trong chậu
- Là nước thể lỏng
Là nước thể gì?
-

Ve vẻ vè ve
Cô vè cháu đoán
Nước đựng trong khay
Bỏ vào ngăn đá
Mở tủ lạnh ra
Nước thành thể gì?

- Ve vẻ vè ve
Cô vè cháu đoán
Nước sôi sùng sục
Bà đựng trong phích
Ông pha trè uống
Là nước thể gì?
- Cô nhận xét và khen trẻ
* Kết thúc : Trò chơi “ Nghe vè đoán hình ảnh ” đã


- Nước thành thể rắn

- Là nước thể hơi
- Trẻ lắng nghe


kết thúc chương trình “ khoa học của bé ” ngày hôm
nay , xin chào và hẹn gặp lại tất cả các bé trong
những chương trình sau .



×