Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC
DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên – Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC
DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS TRẦN THỊ VIỆT TRUNG
Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Trần Thị Việt
Trung – người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn này!
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý khoa học,
Khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam - Trường Đại học sư
phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Đồng Đăng – Sở Giáo
dục và Đào tạo Lạng Sơn, cảm ơn các đồng nghiệp, cảm ơn những người
thân trong gia đình, cảm ơn các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012
Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo
danh mục tác giả, tác phẩm đã dẫn.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp mới của luận văn 5
7. Bố cục luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT
NAM THỜI KÌ HIỆN ĐẠI 6
1.1. Vài nét khái quát về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện
đại 6
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của lý luận, phê bình văn học dân tộc
thiểu số thời kì hiện đại 26
1.2.1. Giai đoạn đầu (từ năm 1945 đến năm 1960) 26
1.2.2. Giai đoạn từ những năm 60 đến năm 1986 (trước khi đổi mới) 28
1.2.3. Giai đoạn từ sau năm đổi mới (1986) đến nay 31
Chương 2: LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ -
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN 36
2.1. Khái quát về hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc
thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
2.1.1. Về đội ngũ và tác phẩm 36
2.1.2. Sự trưởng thành nhanh chóng 43
2.2.Một số đặc điểm của hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân
tộc thiểu số Việt Nam 47
2.2.1.Nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học khẳng định những thành tựu của
nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam 47
2.2.2. Nghiên cứu, lý luận, phê bình góp phần quan trọng vào việc tổ chức,
định hướng cho văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam phát triển mạnh mẽ và
đúng hướng 56
Chƣơng 3: MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU . 73
3.1. Nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình Nông Quốc Chấn 73
3.2. Lâm Tiến – nhà lý luận, phê bình của văn học dân tộc miền núi 91
3.3. Nhà thơ viết lý luận, phê bình – Inrasara . 105
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là một bộ phận quan
trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Những thành tựu của bộ phận văn
học này đã được giới nghiên cứu phê bình khẳng định bằng khá nhiều công
trình nghiên cứu mang tính tổng thể và ở một số thể loại như: tiểu thuyết,
truyện ngắn, thơ ca…Tuy nhiên mảng nghiên cứu về lý luận phê bình văn học
dân tộc thiểu số lại chưa thực sự được chú ý. Cho đến nay, theo khảo sát của
chúng tôi thì vẫn chưa thấy có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về
thể loại văn học này trong đời sống văn học các dân tộc thiểu số vốn rất đa dạng
và phong phú. Trong khi đó, lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu số cũng đã
có quá trình phát triển và cũng đã khẳng định được tiếng nói của mình với khá
nhiều các tên tuổi quen thuộc như: Nông Quốc Chấn, Triều Ân, Vi Hồng, Lâm
Tiến, Hoàng An, Hoàng Quảng Uyên, Lò Ngân Sủn, Inrasara…
Như chúng ta đã biết, muốn nghiên cứu một cách toàn diện về đời
sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại thì không thể không
nghiên cứu mảng lý luận phê bình của nền văn học này. Bởi qua một quá
trình vận động và phát triển hơn nửa thể kỉ qua, văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam đã có được những thành tựu đáng tự hào, và góp phần không
nhỏ vào quá trình phát triển ấy là những hoạt động tích cực của thể loại lý
luận phê bình. Hay nói một cách khác – với sự tự ý thức một cách sâu sắc
về nền văn học dân tộc thiểu số của mình, các nhà văn, nhà thơ, các nhà
nghiên cứu lý luận, phê bình người dân tộc thiểu số đã cất tiếng nói, đã
nghiên cứu, phân tích, thẩm định và định hướng cho văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam bước những bước đi vững chắc trên con đường vận động
và phát triển của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài này nhằm góp một phần nhỏ để lấp đi một khoảng trống trong lĩnh
vực nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.
Bản thân tôi là một cô giáo dạy văn người dân tộc thiểu số, tôi rất yêu
mến và tự hào về nền văn học đặc sắc, đa dạng và phong phú của mình. Do
đó, tôi rất muốn được góp thêm một tiếng nói của mình vào việc khẳng định
những thành tựu cũng như chỉ ra những hạn chế của nền văn học dân tộc thiểu
số ở một thể loại văn học mà ít người để ý, nghiên cứu - đó là mảng nghiên
cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu só Việt Nam hiện đại!
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi thì việc nghiên cứu về thể loại lý
luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại tuy bước đầu đã
được một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng mới là ở dạng các bài viết nhỏ,
lẻ đăng trên báo chí, hoặc có trong cuốn sách nghiên cứu chung về văn học
dân tộc miền núi, ví dụ như một số ý kiến sau:
Nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến đã đề cập về vấn đề này trong
một số bài viết sau: Sắc thái riêng hay mặt hạn chế trong lý luận phê bình
văn học các dân tộc thiểu số và Cần thận trọng và nghiêm túc trong nghiên
cứu, lý luận phê bình văn học trong cuốn “Văn học và miền núi”, (NXB
Văn hóa dân tộc, 2002); Mấy suy nghĩ về lí luận phê bình văn học các dân
tộc thiểu số và Viết về con người, cuộc sống các dân tộc thiểu số trong
cuốn “Tiếp cận văn học các dân tộc thiểu số”(NXB Văn hóa thông tin,
2011). Trong các bài viết trên, ông đã nhận định: lý luận, phê bình văn học
các dân tộc thiểu số còn rất trẻ, mới được bắt đầu vào năm 1957 với bài
“Kể ít chuyện làm thơ” của Nông Quốc Chấn. Ông cho rằng “các nhà văn
dân tộc thiểu số ít có được bài lý luận, phê bình văn học hoàn chỉnh theo
đúng nghĩa của nó do còn hạn chế về trình độ tư duy lý luận chưa cao, còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
thiếu những cuộc tranh luận, trao đổi nên nhiều bài lý luận phê bình còn
nặng cảm tính hơn là lý tính.”
Nhà thơ Lò Ngân Sủn cũng đưa ra nhận định của mình trong các bài viết
sau: Sáng tác và phê bình và Viết về văn học các dân tộc thiểu số - một công việc
còn ít được quan tâm, trong cuốn “Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu
số”(NXB Văn hóa dân tộc, 2002). Theo ông: “hiện nay việc nghiên cứu, lý luận,
phê bình văn học dân tộc thiểu số nói chung còn ít, rời rạc và lẻ tẻ và những hạn
chế bất cập ấy do chính từ bản thân văn học dân tộc thiểu số mà ra.”
Nhà văn Hoàng Quảng Uyên với bài viết Công tác lý luận, phê bình
văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, trong cuốn “Văn học nghệ thuật các
dân tộc thiểu số thời kì đổi mới”(NXB Văn hóa dân tộc, 2007), ông đã nhắc
đến đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình và khẳng định những
thành tựu của lý luận, phê bình trong những năm qua với nhiều bản thảo,
nhiều cuốn sách lý luận phê bình đã cho thấy diện mạo của văn học dân tộc
thiểu số. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có nhiều tác phẩm chuyên sâu, chưa
để lại dấu ấn, chưa có nét riêng…
Có thể nói, thể loại lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện đại bước đầu cũng đã trở thành đối tượng quan tâm của một số nhà
nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các bài viết
này mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên tình hình nghiên cứu lý luận, phê bình và
nhắc đến các tác giả lý luận, phê bình văn học thiểu số, chứ chưa có một công
trình chuyên biệt nào nghiên cứu toàn diện và thấu đáo về thể loại văn học
này trong đời sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn cố gắng làm rõ quá trình hình thành, vận động và phát triển;
phác thảo diện mạo cùng với những đặc điểm của hoạt động nghiên cứu, lý
luận, phê bình văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu quá trình hình thành, vận động và phát triển của thể loại
nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
- Phác thảo diện mạo, chỉ ra những đặc điểm nổi bật của thể loại nghiên
cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số.
- Nghiên cứu một số gương mặt tiêu biểu của nghiên cứu, lý luận, phê
bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các tác giả, tác
phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu
biểu thời kì hiện đại (ví dụ như: Nông Quốc Chấn với các công trình nghiên
cứu, lý luận của ông như: Đường ta đi (1972); Một vườn hoa nhiều hương sắc
(1977); Chặng đường mới (1985); Dân tộc và văn hóa (1993); Hành trang
sang thế kỉ XXI (2000); Triều Ân với Giới thiệu thơ Hoàng Đức Hậu (1974);
Thơ ca cách mạng ở Việt Bắc 1936 – 1945 (1977); Vi Hồng với Sli lượn dân
ca trữ tình Tày Nùng (1979); Lâm Tiến với Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại (1995); Về một mảng văn học dân tộc (1999); Văn học và miền
núi (2002); Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011); Lò Ngân Sủn với Hoa
văn thổ cẩm 4 tập (1998, 1999, 2001, 2002), Thơ của các nhà thơ dân tộc
thiểu số (2001); Hoàng An với Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ
dân tộc 3 tập (1999, 2003, 2008); Inrasara với Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo
(2006), Song thoại với cái mới (2008); Hoàng Quảng Uyên với Một mình
trong cõi thơ (2000); Ma Trường Nguyên với Hiện đại mà dân tộc (2010);
Mai Liễu với Hương sắc miền rừng (2008)…)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học và
văn học).
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu
tổng hợp khác.
6. Đóng góp mới của luận văn.
- Về mặt khoa học: Nếu luận văn được hoàn thành – đây sẽ là công trình
đầu tiên nghiên cứu về thể loại nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học dân tộc
thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại một cách có hệ thống và khá toàn diện.
- Về mặt thực tiễn: Công trình sau khi được hoàn thành sẽ là một tài
liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn học các dân tộc thiểu số
Việt Nam một cách đầy đủ và toàn diện hơn.
7. Bố cục luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, nội dung chính của
luận văn sẽ được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.
Chương 2: Lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số - Một số đặc điểm cơ
bản.
Chương 3: Một số tác giả tiêu biểu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
CHƢƠNG 1
VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
VIỆT NAM THỜI KÌ HIỆN ĐẠI
1.1. Vài nét khái quát về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì
hiện đại.
Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại chủ yếu được
hình thành và phát triển từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là
những năm 60 trở lại đây. Tuy xuất hiện chậm nhưng văn học các dân tộc
thiểu số thời kì hiện đại đã có những bước vận động và phát triển khá mau
chóng - từ đội ngũ sáng tác (ngày càng đông đảo), tới thể loại (ngày càng
phong phú), tới số lượng và chất lượng tác phẩm (ngày càng nhiều, hay và
hấp dẫn hơn).
Nếu nền văn học Việt Nam hiện đại được hình thành ngay từ đầu thế kỉ
XX - khi đã mang trong mình đầy đủ những nhân tố thúc đẩy nền văn học đổi
mới theo hướng hiện đại hóa - thì văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại lại rất non trẻ, chủ yếu mới được hình thành từ sau cách mạng tháng Tám
năm 1945. Có thể nói, cách mạng tháng Tám năm 1945 là một bước ngoặt vĩ
đại trong lịch sử đại gia đình các dân tộc Việt Nam, bởi vì nó không chỉ khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - mà còn là một bước ngoặt vĩ đại
khai sinh ra một nền văn học mới, nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
thời kỳ hiện đại.
Sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt là từ khi hòa bình được lập lại ở
miền Bắc đến nay, nền văn học dân tộc thiểu số đã liên tục phát triển. Trước
hết, cách mạng đã làm sống lại vốn văn học truyền thống của các dân tộc
thiểu số. Nhà nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số Hà Văn Thư đã viết:
“Chế độ ta không những đã làm nảy nở những tài năng mới mà còn chú trọng
khai thác những di sản văn học nghệ thuật quý báu của các dân tộc bấy lâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
nay bị mai một dưới ách thực dân phong kiến…Những kết quả lao động nghệ
thuật hàng nghìn năm, hàng trăm năm trước còn chắt chiu được qua bao
nhiêu bão táp của thời gian cũng như những tinh hoa mới nảy nở đều cần
được trân trọng”[46, tr. 138- 139 ]. Trên tinh thần như vậy, vốn văn học cổ
phong phú các dân tộc bao gồm nhiều thể loại như: Truyện cổ, tục ngữ, dân
ca, thơ, truyện thơ, trường ca… được tích cực sưu tầm, in thành sách. Nhất là
từ sau Đại hội Văn Nghệ toàn quốc lần thứ hai (năm 1957), một số tác phẩm
văn học dân gian dân tộc thiểu số đã được dịch ra tiếng phổ thông và lưu hành
rộng rãi cho công chúng bạn đọc. Chúng ta có thể kể đến truyện thơ “Tiễn
dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái, các Trường ca: Đam
San, Xinh Nhã, Đam Di, Y Prao…của các dân tộc Ê đê, Gia Rai và một số
truyện cổ tích, dân ca dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, H’mông…đã được
ra mắt bạn đọc và được đồng bào các dân tộc thiểu số rất hoan nghênh. Có
một công trình nghiên cứu khá qui mô giới thiệu được nhiều tác phẩm hay
khai thác từ vốn văn học truyền thống và một số tác phẩm mới của các dân
tộc thời kỳ này đó là: “Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số” (1962) – một
tập trong bộ “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” do Nhà xuất bản Văn hóa ấn
hành. Cuốn tuyển tập là một minh chứng chứng minh rằng: đã có một nền văn
học các dân tộc thiểu số Việt Nam vốn rất lâu đời, phong phú và đặc sắc. Từ
những bản tình ca với lời lẽ thắm thiết, da diết trữ tình, hồn nhiên, nồng hậu
trong “Tản chụ xiết xương” của dân tộc Thái, “Xường” của dân tộc
Mường…đến những bài lượn, bài sli trong trẻo, tươi mát của dân tộc Tày,
Nùng…đã được giới thiệu trong cuốn sách. Nhưng không chỉ làm sống lại
vốn văn học cũ, cách mạng còn xây dựng nên một nền văn học mới với đội
ngũ sáng tác văn học các dân tộc thiểu số ngày càng đông đảo, không ngừng
được bổ sung với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi, đại diện cho nhiều dân tộc
khác nhau. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
xuất hiện những nhà văn tiêu biểu như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn,
Nông Minh Châu, Cầm Biêu, Nông Viết Toại, Lương Quý Nhân, Hoàng Nó ;
đến giai đoạn chống Mĩ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 –
1975) - ngoài những nhà văn lớp trước, còn xuất hiện thêm một số cây bút
mới như: Triều Ân, Hoàng Hạc, Vi Hồng, Hoàng Đình Quí, Mã Thế Vinh,
Môlô Yclavi, Kpa Ylăng, Vi Thị Kim Bình, Vương Trung, Vương Anh ; giai
đoạn sau năm 1975 đến nay, bên cạnh những cây bút lớp trước còn có rất
nhiều các cây bút mới, trẻ trung, tài hoa như: Mã A Lềnh, Triệu Lam Châu, Lò
Cao Nhum, Inrasara, Y Phương, Lâm Quý, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Dương
Thuấn, Cao Duy Sơn, Lâm Quý, Ma Trường Nguyên, Hoàng Thị Cành, Hơ
Vê, Triệu Kim Văn, Bùi Thị Tuyết Mai Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ của
từng dân tộc, chúng ta có thể thấy việc phân bố nhà văn giữa các dân tộc
không đều nhau. Các nhà văn thuộc dân tộc Tày chiếm số lượng nhiều nhất
với: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Triều Ân, Nông Viết Toại, Lâm
Ngọc Thụ, Hoàng An, Hoàng Hạc, Vi Hồng, Vi Thị Kim Bình, Nông Ích Đạt,
Bế Sĩ Uông, Bế Dôn, Y Phương, Dương Thuấn, Ma Trường Nguyên, Hà Lâm
Kỳ, Mai Liễu, Cao Duy Sơn, Dương Khâu Luông…; sau đó là dân tộc Thái
với: Cầm Biêu, Hoàng Nó, Vương Trung, Lò Văn Cậy, Cầm Bá Lai, Lò Cao
Nhum, Lương Quý Nhân, La Quán Miên ; tiếp là dân tộc Mường với: Vương
Anh, Quách Ngọc Thiên, Hà Lý, Bùi Minh Chức, Hà Thị Cẩm Anh, Bùi Thị
Tuyết Mai…; dân tộc Nùng với Mã Thế Vinh, Hoàng Quảng Uyên, Địch Ngọc
Lân, Lâm Tiến…và một số các dân tộc khác như dân tộc Bana, H’rê, Chăm,
Hoa, Vân Kiều …với các tên tuổi như: Kim Nhất, Inrasara, Dư Thị Hoàn, Lý
Lan, Thao Khằm, Hồ Chư, Hơ Vê…Như vậy, chúng ta có thể thấy, vẫn còn
khá nhiều dân tộc thiểu số chưa có được nhà văn của dân tộc mình.
Cùng với sự phát triển khá mạnh mẽ của đội ngũ sáng tác, số lượng và
chất lượng tác phẩm văn học các dân tộc thiểu số cũng ngày càng nhiều và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
được nâng cao hơn. Nếu như trước 1957, mới xuất hiện những bài thơ lẻ với
vài ba tác giả tiêu biểu - thì từ những năm 60, 70 trở đi ngày càng xuất hiện
nhiều tập thơ của nhiều tác giả đại diện cho nhiều dân tộc khác nhau. Đặc biệt
là những năm 1987 đến nay, đã có nhiều tập thơ đạt được các giải thưởng cao
trong đời sống văn học Việt Nam. Ví dụ như: Cầm Biêu với “Ánh hồng Điện
Biên” (1984) đạt giải A Hội VHNT Việt Nam (năm 1984); tập thơ “Tiếng
hát tháng giêng” của Y Phương là một trong hai tập thơ đã được Hội nhà văn
trao giải hay nhất trong năm 1987; Dương Thuấn được ba giải khuyến khích
(của Hội nhà văn, Tạp chí văn nghệ quân đội và Tuần báo Văn nghệ) trong đó
tập thơ “Cưỡi ngựa đi săn” (1991) đã đạt giải nhất về văn học viết cho thiếu
nhi; tác giả Hơvê với “Đóa hoa rừng” – Tập thơ (1990) đạt giải B Hội nhà
văn Việt Nam (năm 1992); tác giả Lò Ngân Sủn với 2 tập thơ: “Những người
con của núi”(1990) và “Tôi là ngọn gió”( 1998) đạt giải B Hội nhà văn Việt
Nam (năm 1990, 1998); tác giả Mai Liễu với hai tập thơ: “Tìm tuổi” – tập thơ
(1998) đạt giải C Hội VHNT các DTTS Việt Nam (năm 1998) và “Giấc mơ
của núi” – Tập thơ đạt giải B Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam (năm
2001); Lương Định với “Dòng sông khao khát”– Tập thơ đạt giải C Hội
VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam (năm 2001); Inrasara với “Tháp nắng”
– Thơ và trường ca (1996) đạt giải B Hội nhà văn Việt Nam (năm 1997),
“Sinh nhật xây xương rồng”(1997) – Thơ song ngữ đạt giải C Hội VHNT các
dân tộc thiểu số Việt Nam (năm 1998), “Lễ tẩy trần tháng Tư”(2002) – Thơ
và trường ca đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (năm 2003) và giải
thưởng văn học ASEAN (năm 2005)…Ở thể loại truyện ngắn, ký và tiểu
thuyết, có nhiều tác giả cũng đạt được nhiều giải thưởng lớn. Ngay từ những
năm 60, trên các tạp chí văn hóa, văn nghệ địa phương đặc biệt là ở tại hai
khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc - đã xuất hiện nhiều cây bút nhiệt tình, sôi nổi
ghi lại cuộc sống chiến đấu và xây dựng của nhân dân các dân tộc miền núi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
trong đó có nhiều tác phẩm đã để lại dấu ấn và tiếng vang, đạt được những
giải thưởng lớn như: Vi Hồng với truyện ngắn “Ngôi sao đỏ trên núi Phja
Hoàng” đạt giải nhì của Tổng hội sinh viên Việt Nam (năm 1960), “Cây su
su noọng Ỷ” đạt giải Nhì của báo Người giáo viên nhân dân (năm 1962),
truyện ngắn “Nước suối tiên đào” đạt giải Nhì văn nghệ Việt Bắc (năm
1963); Hoàng Hạc với “Truyện Ké Nàm” (1964) đạt giải thưởng cuộc thi
truyện ngắn báo Văn nghệ và truyện ký “Hạt giống mới” đạt giải thưởng Hội
nhà văn Việt Nam và Ủy ban TW Hội liên hiệp VHNT Việt Nam (năm 1985);
Mã A Lềnh với “Chuyện bây giờ mới kể” - Tập truyện ngắn (1996) – Giải
thưởng Ủy ban Tổ quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam cho tác giả dân tộc
ít người; Ma Trường Nguyên có tiểu thuyết “Rễ người dài” (1996) đạt giải
thưởng Ủy ban Tổ quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam; Hà Thị Cẩm Anh
với truyện ngắn “Gốc gội xù xì” đạt giải A cuộc thi báo Văn nghệ (năm
2004); Cao Duy Sơn với tiểu thuyết “Người lang thang” đạt giải A Hội nhà
văn Việt Nam và giải Nhì Hội Hữu nghị Văn hóa Việt – Nhật (năm 1993), với
tiểu thuyết “Đàn trời” đạt giải A của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc
thiểu số Việt Nam (năm 2006), với tập truyện ngắn “Những chuyện ở lũng Cô
Sầu” - Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (1997) và đặc biệt là tập
truyện ngắn “Ngôi nhà xưa bên suối” (2007) cùng lúc nhận hai giải thưởng
(Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2008 và Giải thưởng Văn học
ASEAN năm 2009) …Để có được những tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc
và phong cách cá nhân ấy - đằng sau là cả một quá trình phấn đấu không mệt
mỏi vì lao động nghệ thuật của các nhà văn dân tộc thiểu số. Chính họ đã góp
phần tích cực và quan trọng trong việc khẳng định một nền văn học các dân
tộc thiểu số ngày một phát triển và đủ sức để hòa vào dòng chảy chung của
nền văn học Việt Nam hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Đặc điểm nổi bật của nền văn học dân tộc thiểu số thời kì này là: một
nền văn học phong phú, đa dạng, đặc sắc và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Nền văn học với tính chất phong phú, đa dạng, đặc sắc ấy được thể hiện ở
trên tất cả các phương diện: đội ngũ sáng tác, nội dung phản ánh, hình thức
nghệ thuật và thể loại…Về đội ngũ: văn học các dân tộc thiểu số đã có những
bước phát triển nhanh chóng về số lượng người tham gia sáng tác. Đến nay,
chúng ta có hẳn một đội ngũ các nhà văn thuộc nhiều dân tộc ở nhiều vùng
miền khác nhau - với nhiều tác phẩm đặc sắc đã được trong và ngoài nước
biết đến. Đội ngũ này không ngừng được bổ sung từ các nguồn khác nhau qua
sự phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu sáng tác (từ các nhà giáo, đến các học
sinh ở các trường phổ thông cho đến các trường đại học (chủ yếu đóng tại khu
vực miền núi); từ các cơ quan báo chí; từ các cuộc thi sáng tác ở địa phương
cho đến trại sáng tác của Hội nhà văn Việt Nam). Và hầu hết - họ cũng đã
được học tập khá cơ bản ở các trường phổ thông, hoặc trong các trường đại
học, cao đẳng, có một số người đã được học ở Trường Viết văn Nguyễn Du.
Thế hệ nhà văn lớp đầu tiên đóng vai trò là trụ cột, thế hệ tiếp theo được
trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ - là cầu nối và cũng là điểm tựa cho
các cây bút trẻ thời kì hòa bình và thời kì đổi mới sau này. Ở họ đều có một
đặc điểm chung là: có ý thức tìm hiểu về cội nguồn, về bản sắc văn hóa của
dân tộc mình và đã cố gắng tái hiện lại những nét đẹp văn hóa truyền thống
đó vào trong tác phẩm của mình bằng cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt đặc
trưng của người dân tộc thiểu số.
Nội dung chủ yếu của các tác phẩm văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
thời kì hiện đại là: Phản ánh sinh động và chân thực cuộc sống của đồng bào
các dân tộc thiểu số vùng cao trong các giai đoạn lịch sử của đất nước. Sáng
tác của những tác giả này luôn gắn liền với sự vận động, sự đổi thay từng
ngày, từng giờ của cuộc sống con người và thiên nhiên miền núi. Từ những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
bài thơ sục sôi khí thế cách mạng như “Việt Bắc đánh giặc” của Nông Quốc
Chấn, “Gái thời giặc” của Cầm Biêu, “Chiến thắng Nghĩa Lộ” của Bàn Tài
Đoàn…cho đến những tác phẩm ca ngợi cuộc sống mới tràn đầy niềm vui,
niềm tự hào và đầy sự tin tưởng như: “Quê ta, anh biết chăng” của Triều Ân;
“Suối Đông và suối Tộc” của Vương Trung; “Có tổ đổi công” của Cầm
Biêu… Từ những truyện viết về nông thôn miền núi đổi mới (Cao nguyên
trắng – Mã A Lềnh), về việc xây dựng thủy điện (Sông gọi – Hoàng Hạc), xây
dựng hợp tác xã ( Sạn, Gánh nước cuối cùng – Nông Viết Toại) …đến việc
phê phán những tệ nạn xã hội; những thói hư tật xấu, những sự thoái hóa biến
chất của con người miền núi trong cuộc sống thời kì hiện đại đầy thuận lợi
nhưng cũng đầy thách thức; đến việc ca ngợi những con người miền núi dám
nghĩ, dám làm, dám vượt lên chính mình để vươn tới cuộc sống tốt đẹp ở nơi
quê hương miền núi xa xôi, xanh thẳm (Thầy Ma Kỷ của Nông Viết Toại;
Truyện anh Thượng của Nông Minh Châu; Núi cỏ yêu thương, Người trong
ống của Vi Hồng…) đều đã phản ánh khá rõ nét chủ đề bao trùm trên. Ngoài
mảng đề tài trên, các tác giả tỏ ra rất tâm đắc, say sưa viết về, giới thiệu về
những nét đẹp của văn hóa truyền thống với các lễ hội, các phong tục tập
quán, các sinh hoạt văn hóa tinh thần (có yếu tố tâm linh) của đồng bào các
dân tộc thiểu số Việt Nam. Điều đó đã góp phần mang lại một vẻ đẹp thẩm mĩ
mới cho văn học dân tộc thiểu số thời kì hiện đại.
Có thể khẳng định: các nhà văn dân tộc thiểu số đã có những đóng góp
to lớn vào sự phát triển văn học chung của cả nước trên tất cả các thể loại:
thơ, văn xuôi, kịch, lý luận phê bình Các tác phẩm của họ thực sự đã làm
giàu có, phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong
những thành tựu đáng ghi nhận của văn học dân tộc thiểu số thời kì này là sự
hoàn thiện về mặt loại thể. Nếu như trước năm 1960 (thế kỉ XX) chủ yếu là sự
hình thành và phát triển của thể loại thơ thì từ những năm sau 60 trở đi - ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
thấy nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hầu như đã không thiếu một
thể loại văn học nào. Mạnh nhất là văn xuôi thì có: Truyện ngắn, truyện vừa,
tiểu thuyết, ký, ký sự, bút kí, hồi kí…; Thơ thì có: Thơ trữ tình, thơ trào
phúng, truyện thơ, trường ca…; Kịch thì có: Kịch bản sân khấu, kịch bản
phim; Lý luận, phê bình thì có: Nghiên cứu, giới thiệu, phê bình tác giả, tác
phẩm… Theo dõi từ những sáng tác thơ của Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn,
Vương Trung, Cầm Biêu … đến truyện ngắn, tiểu thuyết của Nông Minh
Châu, Nông Viết Toại, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Cao Duy Sơn…; từ kịch
của Nông Ích Đạt, Bế Dôn, Bế Sĩ Uông…đến nghiên cứu, lý luận, phê bình
của Nông Quốc Chấn, Triều Ân, Lâm Tiến, Inrasara…Chúng ta nhận thấy
rằng: Không có một thể loại nào là không có sự phát triển nhanh chóng và
không có những thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó có hai thể loại đã đạt
được những thành tựu xuất sắc hơn cả đó là: Thơ và tiểu thuyết. Trong thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp, thành tựu đáng kể nhất là thơ. Thời kì này,
phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ, ngoài giá trị nghệ thuật
văn chương còn có giá trị tuyên truyền cổ cũ cách mạng - điều này phù hợp
với quy luật vận động và phát triển chung của văn học cả nước. Hàng loạt các
tác giả dân tộc thiểu số cùng những tác phẩm của họ thời kì này đã đi sâu vào
trong lòng người đọc như:“Dặn vợ dặn con” (1944) của Bàn Tài Đoàn, “Cán
bộ với dân Mường” (1947) của Lương Quý Nhân ,“Tội ác giặc Pháp ở đồn
Pom Nghê” (1948) của Hoàng Nó, “Vợ lính ngụy mong chồng” (1949) của
Cầm Biêu, bài thơ “Việt Bắc đánh giặc” (1948) và “Dọn về làng” (1950) của
Nông Quốc Chấn, “Pây bộ đội” (Đi bộ đội) của Nông Viết Toại…Còn từ
những năm 60 đến những năm 80 là thời kì nở rộ của các thể loại văn học dân
tộc thiểu số cụ thể: Ngoài thơ, văn xuôi và kịch cũng được hình thành và phát
triển mau chóng với các tên tuổi như: Triều Ân, Vương Anh, Mã A Lềnh,
Vương Trung, Vi Hồng, Y Điêng, Hoàng Hạc, Nông Ích Đạt, Bế Dôn, Bế Sĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Uông, Quách Ngọ Thiên…Từ những năm 80 trở lại đây là thời kì mà các tác
giả văn học người dân tộc thiểu số xuất hiện đông đảo nhất và thành tựu của
nó cũng rực rỡ nhất. Giai đoạn này, truyện ngắn và tiểu thuyết phát triển
mạnh mẽ, thơ càng thêm khởi sắc và phát triển với tốc độ mau lẹ, với một đội
ngũ tác giả thuộc các thế hệ nối tiếp nhau. Những tác giả tiêu biểu trong giai
đoạn này có thể kể đến như: Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Y Phương, Dương
Thuấn, Mai Liễu, Triệu Lam Châu, Lò Cao Nhum, Vương Anh, Cao Duy Sơn,
Mã A Lềnh, Pờ Sảo Mìn, Lò Ngân Sủn, Inrasara, Triệu Lam Châu, Lý Lan,
H’linh Niê, Bùi Thị Tuyết Mai, Nông Thị Ngọc Hòa…
Trong sự thống nhất mà đa dạng của nền văn học Việt Nam hiện đại,
các nhà văn dân tộc thiểu số luôn có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm hết sức
quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi dân
tộc - đặc biệt là trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay. Việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa của một dân tộc chính là một việc làm vừa góp phần
chống lại nguy cơ đồng hóa về văn hóa, vừa góp phần khẳng định sự hiện
diện, sự tồn tại của dân tộc mình trong đời sống văn hóa toàn cầu ngày nay.
Họ coi đây là một phẩm chất đặc biệt và tất yếu của văn học các dân tộc thiểu
số “vừa là thiên bẩm tính tự nhiên, vừa là phẩm chất người cầm bút phải
phấn đấu cho đúng hướng trên hành trình hiện đại hóa sáng tác”. Bản sắc
dân tộc đã luôn được thể hiện trong thơ văn các dân tộc thiểu số trên tất cả
phương diện: từ chủ thể sáng tạo đến đối tượng phản ánh và phương thức
phản ánh. Trước hết, nó thể hiện qua chủ thể sáng tạo . Đúng như nhà nghiên
cứu Lâm Tiến nhận định: “Nhà văn bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, một
nền văn hóa nhất định cho nên bản sắc dân tộc trong văn học liên quan chặt
chẽ tới chủ thể sáng tạo ra nó”. Chủ thể sáng tạo ở đây không ai khác chính
là các nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiếu số - nên dù muốn hay không - nó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
cũng phải mang cốt cách và tâm hồn của dân tộc mình. Các tác giả dân tộc
thiểu số là những người mà ngay từ nhỏ đã được đắm mình trong nguồn
mạch văn hóa, nghệ thuật dân gian miền núi, được hấp thụ những tinh hoa
văn hóa của dân tộc mình một cách rất tự nhiên vì thế đã cất lên tiếng nói nói
về những suy nghĩ, những tình cảm, những niềm vui, nỗi buồn, những khát
vọng…của dân tộc mình. Khi đọc những tác phẩm của họ, chúng ta rất dễ
nhận ra chất dân tộc luôn thấm đẫm trong cả nội dung phản ánh cũng như
trong nghệ thuật thể hiện.
Bản sắc ấy không phải chỉ được thể hiện qua chủ thể sáng tạo mà còn
được thể hiện sinh động qua đối tượng phản ánh. Đối tượng phản ánh ở đây
trước hết là môi trường tự nhiên và xã hội mang đậm vẻ đẹp sắc màu miền núi
được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm văn thơ các dân tộc thiểu số. Bởi
chính những tác giả này đã được sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi cao xanh
thẳm, hoang dã này. Nơi đây - đã khơi nguồn cảm hứng cho những sáng tác
của họ, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn bản sắc dân tộc
của họ. Vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa hoang sơ, vừa dữ dội vừa lãng mạn, vừa khắc
nghiệt vừa hào phóng của thiên nhiên miền núi đã được họ phản ánh sinh
động và rõ nét trong tác phẩm của mình. Có thể nói, thiên nhiên miền núi đã
trở thành nguồn cảm hứng và là nguồn mạch bất tận trong tâm hồn và trái tim
của mỗi nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số. Hình ảnh của những đồi, núi, rừng,
suối, những ruộng bậc thang, chiếc guồng nước, chiếc cầu vào bản, ngôi nhà
sàn …đã xuất hiện rất nhiều trong sáng tác của họ như trong các bài thơ, tập
thơ: “Xóm nhỏ” của Triều Ân; “Nhớ bản cũ”, “Cầu vào bản” của Cầm
Biêu; “Rượu núi”, “Trở lại nhà sàn” của Lò Cao Nhum; “Mây vẫn bay về
núi”, “Suối làng” của Mai Liễu; “Bản Hon”, “Về bản”…của Dương Thuấn;
“Nhà sàn” của Quách Ngọc Thiên; “Cổng vào bản” của Lò Văn Tâm; “Lều
nương”, “Những người con của núi”… của Lò Ngân Sủn…Trong văn xuôi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
tiêu biểu là trường hợp nhà văn Vi Hồng – ông là người có nhiều đóng góp
cho sự phát triển của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Việc thể hiện sinh động và rõ nét bản sắc dân tộc trong tác phẩm - chính là
một trong những phương diện tạo nên thành công trong sự nghiệp sáng tác
của nhà văn. Có thể nói, văn hóa Tày đã thấm sâu vào tận đáy tâm hồn và trái
tim của nhà văn, vì thế mà bản sắc Tày đã thấm đượm từ cảm hứng sáng tác
đến hệ thống nhân vật, đến ngôn ngữ nghệ thuật …trong các tác phẩm của
ông. Còn đối tượng phản ánh trong các tác phẩm văn học dân tộc thiểu số
chính là hiện thực cuộc sống của những con người miền núi. Những con
người có lối sống giản dị, tự nhiên, thật thà nhưng cũng sôi nổi rất mãnh liệt.
Họ là những người nông dân miền núi khỏe mạnh, vô tư, yêu lao động, yêu
quê hương, làng bản, sẵn sàng hy sinh để giữ gìn bảo vệ bản làng, quê hương
nhưng họ cũng là những con người rất giàu tình yêu thương, rất lãng mạn và
phóng túng.
Phương thức và chất liệu phản ánh đặc trưng của các tác giả dân tộc
thiểu số thể hiện trước hết là ở việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác
văn học. Có khá nhiều tác phẩm văn học đã được viết bằng tiếng dân tộc,
hoặc được viết bằng hai thứ tiếng (song ngữ) góp phần thể hiện sâu sắc, chân
thực về cuộc sống, con người miền núi (như các tác phẩm: “Dọn về làng” của
Nông Quốc Chấn, “Muối của cụ Hồ” và “Kể chuyện đời” của Bàn Tài Đoàn,
“Quê hương” của Vũ Trung Thu ). Bản sắc dân tộc còn được biểu hiện ở
cách diễn đạt rất giàu hình ảnh, ở cách so sánh, ví von phù hợp với cách cảm
rất riêng phù hợp với cách nghĩ, cách cảm, cách nói của đồng bào miền núi:
(Ví dụ: “Em là nguồn nước nhỏ/ Chảy vào vại nhà anh” (Em – Người xa lạ -
Dương Thuấn); “Em là mực trong ngòi, là cơm trong nồi/ Là gà gáy nhưng
cũng là quả ớt” (Em – cơn mưa rào – ngọn lửa - Y Phương); “Chúng tôi/
Những người con của núi/ Sống ào ào như thác đổ/ Sống dữ dội như nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
cuốn” (Những người con của núi - Lò Ngân Sủn); “Anh là núi Mường
Hung/ Em là dòng sông Mã” (Núi Mường Hung- dòng sông Mã - Cẩm
Giàng); “Chim hót không hay bằng em hát ru em” (Cô gái vót chông - Môlô
Yclavi); “Em yêu anh như con chim Vơ linh yêu rừng/ Em thương anh/ Như
con cá Ra-tang thương nước/ Em nhớ anh…/ Như có kiến cắn tim/ Như có lửa
đốt bụng” (Thương lắm nhớ nhiều – Hơ vê)…
Bản sắc dân tộc còn được thể hiện rõ nét ở việc vận dụng thành công các
hình thức của thể loại thơ ca truyền thống. Do đặc điểm văn học các dân tộc
thiểu số mang nét đặc thù đi thẳng từ văn học dân gian lên văn học hiện đại nên
các tác phẩm thường được ảnh hưởng sâu đậm chất chất dân gian. Chúng ta có
thể thấy, những bài thơ thành công của Nông Quốc Chấn như: “Dọn về làng”,
“Tiếng ca người Việt Bắc”, “Người núi Hoa” đều là sự vận dụng linh hoạt thể
phong slư truyền thống của dân tộc Tày (kết cấu theo lối đối đáp sli, lượn ).
Các tác giả hiện đại đã biết cách vận dụng trên cơ sở kế thừa thể loại truyện thơ
đã có trong văn học dân gian như “Khảm hải” (dân tộc Tày), “Xống chụ xôn
xao” (dân tộc Thái), “Tiếng hát làm dâu” (dân tộc Mông) để sáng tạo thành
công các tác phẩm của mình như: “Người núi hoa” ( Nông Quốc Chấn),“Muối
lên rừng” (Nông Minh Châu), “Ing Éng” (Vương Trung)
Điểm qua vài nét về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, có thể
thấy từ thế giới hình tượng được xây dựng trong tác phẩm, đến các phương thức
thể hiện, đến tư tưởng nghệ thuật của các tác giả dân tộc thiểu số - đã thể hiện
được một cách sinh động và sâu sắc ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc của mình thông qua những sáng tác cụ thể trong thời kì hiện đại.
Xét trên phương diện thể loại, thành tựu nổi bật nhất của văn học dân
tộc thiểu số chính là thơ. Thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
được ra đời và hình thành vào những năm bốn mươi, năm mươi của thế kỉ XX
với các tác giả quen thuộc như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Viết Toại, Cầm Biêu, Lương Quý Nhân, Hoàng Nó, Bàn Tài Đoàn… Lớp nhà
thơ đầu tiên ra đời từ phong trào cách mạng và đều được ảnh hưởng sâu sắc
của nền văn hóa, văn học dân gian dân tộc. Nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc
Chấn tham gia cách mạng từ cuối năm 1941; còn người thanh niên dân tộc
Dao - Bàn Tài Đoàn đã được giác ngộ và tham gia cách mạng ở địa phương
năm 1942; Lương Quy Nhân cũng tìm đến với Việt Minh từ rất sớm Có thể
nói: Cách mạng, nhân dân, văn hóa dân gian dân tộc là ba nguồn mạch cảm
hứng chính nuôi dưỡng thơ ca các dân tộc thiểu số trong những năm tháng
chiến tranh và cách mạng, kháng chiến chính cũng chính là đối tượng sáng tác
mà thơ ca các dân tộc thiểu số hướng đến ở giai đoạn này. Có thể kể đến một
số các tác phẩm tiêu biểu của thơ ca thời kì này như:“Mưa gió” (1942) và
truyện thơ dài (hai nghìn câu) “Việt Bắc đánh giặc” (1948) của Nông Quốc
Chấn; “Kể chuyện đời” của Bàn Tài Đoàn; “Vợ lính ngụy mong chồng” và
“Gái thời giặc” của Cầm Biêu Hầu hết những bài thơ này đều được sáng tác
bằng tiếng dân tộc (sau tác giả mới dịch ra tiếng Kinh).
Đến giai đoạn 1954 – 1975: Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo hơn
bên cạnh những nhà thơ thuộc lớp trước, đã xuất hiện một lớp tác giả mới
như: Mã Thế Vinh, Vương Anh, Mã A Lềnh, Triều Ân Giai đoạn này, số
lượng tác phẩm ngày càng nhiều, chất lượng sáng tác ngày càng cao, đã xuất
hiện nhiều tập thơ hơn qua một số các tập thơ (bên cạnh hàng trăm bài thơ in
lẻ trên các báo), ví dụ như các tập thơ:“Người núi hoa” (1958), “Tiếng ca
người Việt Bắc” (1959), “Đèo gió” (1968), “Dám Kha Pác Bó” (1972) của
Nông Quốc Chấn;“Tung còn và suối đàn” (tập thơ in chung 1975) của Triều
Ân;“Kin ngay phuổi khát”( Ăn ngay nói thẳng) (1962), “Đét chang
chang”(1974) (Nắng ban trưa) của Nông Viết Toại; “Cầu vào bản” (1982),
“Ánh hồng Điện Biên” (1984) của Cầm Biêu; “Biên giới lòng người” (1983)
của Lương Quý Nhân;“Tiếng hát mường Hoa Ban”của Hoàng Nó;“Ing Éng”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
(truyện thơ, 1967) của Vương Trung; “Sao chóp núi” (trường ca, 1968),
“Trăng mắc võng” (1973) của Vương Anh; “Rừng sáng” (in chung, 1978)
của Mã A Lềnh;“Xuân về trên núi” (1963), “Một giấc mơ” (1964), “Trùm
xấy cấu”(Kể chuyện đời) (1968), “Tháng Tám đổi mới” (1971), “Rừng
xanh” (1973), “Sáng cả hai miền” (1975) của Bàn Tài Đoàn Đây là thời kì
xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ leo thang ở miền Bắc, thực hiện cuộc
đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã
hội giữa miền xuôi và miền ngược được thuận lợi hơn, giữa nước ta với các
nước khác trên thế giới được đẩy mạnh và thuận lợi hơn. Tầm nhìn của người
dân tộc thiểu số cũng được mở rộng hơn, đời sống nhân dân các dân tộc được
nâng cao không ngừng. Vì thế mà thơ ca giai đoạn này đã có sự mở rộng về
đề tài và cách cảm nhận phản ánh về cuộc sống dân tộc miền núi cũng đã sâu
sắc hơn. Có thể nói, nhiều tác giả dân tộc thiểu số đã tỏ ra vững vàng hơn với
những tập thơ riêng đầy bản sắc , bên cạnh đó là sự xuất hiện của một lớp các
nhà thơ trẻ đang trưởng thành sung sức tiếp nối cha anh. Đây thực sự là giai
đoạn thơ ca các dân tộc thiểu số có sự khởi sắc và phát triển, đã có đầy đủ
những điều kiện cơ bản để hòa nhập vào dòng chảy văn học Việt Nam thời kỳ
hiện đại.
Giai đoạn sau năm 1975 đến nay – là giai đoạn thơ ca các dân tộc thiểu
số phát triển mạnh mẽ nhất kể từ trước đến nay. Chưa bao giờ đội ngũ những
người làm thơ lại đông đảo đến thế. Thời kì này xuất hiện một loạt những cây
bút trẻ đầy tài năng với sức sáng tạo mạnh mẽ, họ đã cho ra đời hàng trăm tác
phẩm thơ với nhiều giọng điệu và cách thể hiện khác nhau như: Y Phương, Lò
Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Lâm Quý, Ma Trường Nguyên, Dương Thuấn, Mai
Liễu, Inrasara, Dư Thị Hoàn, Triệu Kim Văn Tác phẩm trong giai đoạn này
mang nhiều âm hưởng khác thường, náo nức cảm hứng khám phá mới về con
người và cuộc sống miền núi, mang những hơi thở mới trẻ trung, sôi nổi,