Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.97 KB, 134 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN THỊ HOA HIÊN


TỪ NGỮ CHỈ TÊN GỌI CÁC LOÀI CÁ, TÔM
TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM HÙNG VIỆT



THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


2




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
THÁI NGUYÊN - 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN THỊ HOA HIÊN



TỪ NGỮ CHỈ TÊN GỌI CÁC LOÀI CÁ, TÔM
TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC







THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác.



TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Thị Hoa Hiên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong số những thể loại văn học dân gian Việt Nam thì ca dao, tục ngữ là
thể loại phong phú cả về số lƣợng, nội dung, chủ đề và đƣợc nhiều thế hệ các

nhà nghiên cứu văn hoá, văn học, ngôn ngữ học,… đi sâu nghiên cứu. Hơn
hẳn mọi thể loại sáng tác khác của văn học dân gian, ca dao, tục ngữ là một
loại hình nghệ thuật ngôn từ đƣợc nhiều ngƣời biết đến, là nguồn tài liệu vô
cùng quý báu và phong phú có thể khai thác tìm hiểu từ nhiều góc độ, trong
đó có việc tìm hiểu từ góc độ ngôn ngữ học. Đề tài này là sự tiếp tục tìm hiểu
ca dao, tục ngữ nhƣng từ phƣơng diện ngôn ngữ, văn hoá.
Trong hệ thống từ ngữ mà ca dao , tục ngữ sử dụng , ngoài việc dù ng
nhƣ̃ ng từ ngữ chỉ trăng , hoa, chim muông, cỏ cây,… thì hệ thống từ ngữ chỉ
các loà i cá, tôm cng khá phổ bi ến. Trƣớc đây đã có một số công trình nghiên
cứu về biểu tƣợng hoa, biểu tƣợng trăng, biểu tƣợng trang phục, biểu tƣợng
con cò, con bống,… song chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về biểu
tƣợng cá tôm nói chung trong kho tàng ca dao , tục ngữ Việt Nam. Đề tài này
đi và o tìm hiểu từ ngữ chỉ tên gọ i các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việ t
Nam là nhằm góp phần làm rõ vai trò của lớ p tƣ̀ ngƣ̃ nà y về các mặt ngữ
pháp, ngữ nghĩa và khả năng biểu hiện hình ảnh , tên gọi của nó trong ca dao,
tục ngữ.
Vớ i những lí do trên đây , chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Từ ngữ chỉ
tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, những mong góp
một tiếng nói xé t tƣ̀ bình diện ngôn ngƣ̃ họ c để tì m hiể u thêm giá trị của ca
dao, tục ngữ trong phạ m vi lớ p tƣ̀ ngƣ̃ đang xem xé t .
2. Lịch sử vấn đề
Đi và o tì m hiể u các công trình nghiên cứu ca dao , tục ngữ Việt Nam, đặc
biệt là việc nghiên cứu biểu tƣợng nghệ thuật trong ca dao, tục ngữ Việt Nam,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
chúng tôi thấy: Việc nghiên cứu biểu tƣợng đã và đang đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm tìm hiểu, phát hiện nhiều điều mới mẻ từ thế giới biểu tƣợng. Đã có
nhiều nhà nghiên cứu về ca dao, tục ngữ Việt Nam với qui mô lớn nhƣ
Nguyễn Xuân Kính, V Ngọc Phan, Chu Xuân Diên, V Dung, V Thị Thu

Hƣơng, Trƣơng Thị Nhàn, Nguyễn Thị Ngọc Điệp… Ở từng công trình
nghiên cứu các tác giả đã tìm hiểu ca dao, tục ngữ từ nhiều góc độ: văn hoá
dân gian, thi pháp học, văn hoá học, ngôn ngữ học…
- Trƣớ c hế t phải kể đến cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, của
tác giả V Ngọc Phan. Tác giả đã tìm hiểu chung về nội dung và hình thức
của từng thể loại, và thống kê các câu tục ngữ, ca dao theo các chủ đề khác
nhau . Với cuốn sách này, tác giả là ngƣời đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề
biểu tƣợng trong ca dao. Tác giả cng đã dành một phần tìm hiểu về biểu
tƣợng con cò, con bống. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhấn
mạnh “Một đặc điểm trong tư duy hình tượng của nhân dân Việt Nam về cuộc
đời; đời người với đời con cò và con bống” [Tr.72]. Ngƣời nông dân lao động
thấy hình ảnh của mình nhƣ cái cò nên đã mƣợn đời sống của con cò để biểu
hiện đời sống của mình. Con cá bống cng đƣợc nói nhiều trong ca dao, dân
ca nhƣng không giống con cò vì con cò có thể là hình ảnh của cả trai lẫn gái
còn con cá bống chỉ có thể là hình ảnh ngƣời thiếu nữ hay ngƣời thiếu phụ.
- Hà Công Tài với bài “Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian” Và Bùi
Công Hùng với bài “Biểu tượng thơ ca” (1988) đã khai thác rõ hơn về khái
niệm nghệ thuật và đi sâu phân tích một số biểu tƣợng trong ca dao, trong đó
có biểu tƣợng trăng.
- Trƣơng Thị Nhàn với bài viết in trên tạp chí văn hoá dân gian “Tìm
hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một số tín hiệu thẩm mĩ” (1992). Tác
giả đã nêu ý nghĩa biểu tƣợng của các vật thể nhƣ khăn, áo, giƣờng, chiếu,…
và đi sâu tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ sông. Ở bài viết này tác giả kết luận: “Khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
năng biểu trưng hoá nghệ thuật của các vật thể trong ca dao góp phần tạo
nên một nét đặc trưng rất cơ bản. Sông là một yếu tố mang ý nghĩa thẩm mĩ
giàu sức khái quát nghệ thuật, tham gia vào hệ thống biểu hiện của ngôn ngữ
nghệ thuật ca dao, sông có giá trị của một tín hiệu thẩm mĩ” [Tr. 62] .

- Nguyễn Xuân Kính với công trình nghiên cứu “Thi pháp ca dao”
(1992) đã dành hẳn một chƣơng để tìm hiểu các biểu tƣợng nhƣ cây trúc, cây
mai, hoa nhài, con bống, con cò và so sánh ý nghĩa của một số biểu tƣợng
động vật trong ca dao và văn học viết. Tác giả đặt ra một vấn đề cần đƣợc
quan tâm khi xác định ý nghĩa biểu tƣợng: “Tuy cùng viết về một biểu tượng
nhưng hai dòng thơ dân gian và bác học đã miêu tả khác nhau, cấp cho nhau
những ý nghĩa khác nhau” [Tr.350].
- Cng là tác giả Trƣơng Thị Nhàn, với luận án phó tiến sĩ “Sự biểu đạt
bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao” (1995) đã tiếp
tục đi sâu nghiên cứu một loạt biểu tƣợng không gian nhƣ rừng, núi, sông,
ruộng, bến, đình, chùa Tác giả đã góp một tiếng nói ở một phƣơng diện mới
trong lĩnh vực nghiên cứu biểu tƣợng ca dao.
- Nguyễn Thái Hòa với công trình nghiên cứu công phu “Tục ngữ Việt Nam
- Cấu trúc và thi pháp” (1997) đã chú ý đến sự sáng tạo của tục ngữ với tƣ cách
là một tổng thể thi ca nhỏ nhất. Tác giả chú ý tới hƣớng tìm hiểu về phƣơng thức
chuyển nghĩa ẩn dụ nhƣng theo quy chế hoạt động quy chiếu (Mọi hoàn cảnh
giao tiếp có những nét tƣơng đồng với ý thông báo đều có thể suy ra hàm ý
chung, tạo sự chuyển đổi tên sự vật; và ẩn dụ theo khuôn hình so sánh).
- Phạm Thu Yến trong cuốn “Những thế giới nghệ thuật của ca dao”
(1998) đã giành một số trang để khảo sát, nghiên cứu biểu tƣợng trong thơ
ca trữ tình dân gian. Tác giả nghiên cứu biểu tƣợng theo ba vấn đề: ranh
giới giữa biểu tƣợng và ẩn dụ; biểu tƣợng thơ ca dân gian; sự hình thành và
phát triển của biểu tƣợng. Theo nhƣ nhƣ tác giả viết “Những điều trình bày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
trên vẫn mang ý nghĩa mở, ý nghĩa đặt vấn đề chứ chưa phải là sự giải
quyết triệt để”.
- Nguyễn Thị Ngọc Điệp với bài “Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong
ca dao Việt Nam” (1999) đã phân chia các biểu tƣợng chủ yếu thành ba

nguồn sau:
+ Những biểu tƣợng xuất phát từ phong tục tập quán của con ngƣời
Việt Nam, từ quan niệm dân gian, tín ngƣỡng dân gian: trầu cau, cây đa,
vuông tròn…
+ Những biểu tƣợng xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung
Quốc: Thuý Kiều - Kim Trọng, Ngưu Lang - Chức Nữ, dây tơ hồng, ông tơ
bà nguyệt…
+ Những biểu tƣợng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày của
nhân dân: hoa sen, hoa đào, hoa hồng, con cò, con cá, trăng…
Theo sự phân chia của tác giả, biểu tƣợng cá tôm đƣợc hình thành từ
nguồn thứ ba tức là từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày của nhân dân. Cơ sở để
tạo nên các biểu tƣợng chính là hiện thực khách quan . Dựa vào cách phân loại
trên, chúng tôi đã xá c đị nh những định hƣớng để triển khai đề tài này .
- Gần đây hơn là những bài viết của một số tác giả trẻ nhƣ Nguyễn
Phƣơng Châm, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Hà Thị Quế Hƣơng, Phan Thị Thuý
Hằng…đã đem đến cho ngƣời đọc nhiều hiểu biết thú vị, đặc biệt cung cấp
cho chúng tôi những thông tin mới để nghiên cứu đề tài.
Qua việc tìm hiểu các công trình khoa học đã kể ra ở trên , có thể thấy các
tác giả đã tập trung thống kê, tìm hiểu các vấn đề về kho tàng ca dao , tục ngữ
Việt Nam khá kĩ . Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống trên phƣơng diệ n ngôn ngƣ̃ về từ ngữ chỉ tên gọ i các loà i cá, tôm
trong ca dao , tục ngữ Việt Nam . Thƣ̣ c tế nà y là một gợi ý ch o chúng tôi lựa
chọn và bắt tay vào thực hiện đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3.1. Về lí luận
- Mô tả các đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của các đơn vị từ vựng chỉ tên gọi
cá tôm trong ca dao, tục ngữ Việt nam

- Chỉ rõ những đặc điểm ngữ nghĩa của tên gọi cá, tôm trong ca dao, tục
ngữ Việt Nam. Từ đó, chỉ ra nguồn gốc và cách sử dụng tên gọi các loài cá,
tôm của ngƣời dân lao động đƣợc thể hiện tập trung trong ca dao, tục ngữ.
- Tìm ra những biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hoá dân tộc trong cách
gọi tên, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca
dao, tục ngữ Việt Nam.
3.2. Về thực tiễn
Làm rõ sự hành chức của các đơn vị từ vựng tiêu biểu trong những từ
ngữ, hình ảnh chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ, góp phần
định hƣớng thiết thực cho việc giảng dạy, học tập ca dao, tục ngữ trong nhà
trƣờng phổ thông.
4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là lớ p tƣ̀ ngƣ̃ chỉ tên gọ i các
loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt.
4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu chính là bộ tổng tập Kho tàng ca dao người Việt của
Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên (2001), NXB Văn hoá -
thông tin, Hà Nội. Tƣ liệu này gồm 4 tập, đƣợc tuyển chọn từ những lời ca
dao ra đời trƣớc cách mạng tháng Tám. Số câu ca dao đƣợc tập hợp trong bộ
sách này đạt tới 11.825 lời (chƣa kể dị bản). Bộ tổng tập Kho tàng tục ngữ
người Việt của Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2002), NXB Văn hóa - thông
tin, Hà Nội. Tƣ liệu này gồm 2 tập, đƣợc tuyển chọn từ những câu tục ngữ từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
xƣa đến nay (1999) với số lời tục ngữ là 16.098 (chƣa kể dị bản). Đây là
những công trình biên soạn qui mô, công phu, khoa học của các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ học. Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng tƣ liệu về ca dao, tục
ngữ trong Ngân hàng ngữ liệu từ ngữ tiếng Việt của Viện Từ điển học và

Bách khoa thƣ Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận cho luận văn .
5.2. Thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao,
tục ngữ ngƣời Việt.
5.3. Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm.
5.4. Bƣớc đầu nêu lên những suy nghĩ về vai trò của biểu tƣợng (biểu tƣợng
cá, tôm) trong đời sống của nhân dân lao động thể hiện ở ca dao, tục ngữ
ngƣời Việt.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau:
6.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại (thống kê có định hƣớng, phân loại định
lƣợng kết hợp với phân tích định tính): đƣợc sử dụng trong quá trình thu thập
và xử lí tƣ liệu. Luận văn này thu thập và xử lí trên 447 câu ca dao, 260 câu
tục ngữ có từ ngữ chỉ tên gọi cá, tôm.
6.2. Phƣơng pháp phân tích: đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích để rút ra
đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ ngữ, hình ảnh cá, tôm.
6.3. Phƣơng pháp quy nạp: dùng để rút ra những kết luận trong quá trình
nghiên cứu.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thủ pháp so sánh đối chiếu khi cần thiết để
làm rõ đặc điểm riêng của đối tƣợng đang xem xét.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
7. Đóng góp của luận văn
Lớp từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt
chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Với luận văn này, chúng tôi hi
vọng đây sẽ là công trình đầu tiên xem xét dƣới góc độ ngôn ngữ học một

cách có hệ thống về lớp từ ngữ này.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Loài cá, tôm và đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ chỉ tên gọi các
loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt.
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loà i cá, tôm
trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt.























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 . Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
1.1.1. Về khái niệm văn hóa
Văn hoá là một hiện tƣợng cổ xƣa nhất của con ngƣời, nó nảy sinh và
phát triển song hành với xã hội loài ngƣời và là sự khác biệt cơ bản nhất của
con ngƣời với phần còn lại của thế giới. Từ “Văn hoá” trong các ngôn ngữ
khác nhau đều có nhiều nghĩa. Hiện nay có hàng trăm định nghĩa khác nhau
về văn hoá. Theo Từ điển tiếng Việt, văn hoá có những ý nghĩa sau đây:
1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong các quá trình lịch sử. Ví dụ: Kho tàng văn hoá dân gian,
văn hoá phương Đông…
2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh
thần (nói tổng quát). Ví dụ: Phát triển văn hoá, công tác văn hoá…
3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Ví dụ: Học văn hoá, trình
độ văn hoá…
4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Ví dụ:
Sống có văn hoá, ăn nói thiếu văn hoá…
5. Chm. Nền văn hoá của một thời kỳ cổ xưa được xác định trên cơ sở
một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Ví
dụ: Văn hóa rìu hai vai, văn hoá gốm màu, văn hoá Đông Sơn…[54] .
Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hoá là hệ thống hiếm có các gía
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, xã
hội [58]. UNESCO có định nghĩa về văn hoá nhƣ sau: Văn hoá có thể coi là
tổng thể những nét riêng biệt giữa tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc
quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống và những quyền lợi cơ
bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngưỡng [65].
Các định nghĩa nêu ra tuy khác nhau về đặc điểm nhƣng có điểm chung là
nói đến văn hoá, nói đến những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo
ra. Còn biểu hiện văn hoá cụ thể thì rất đa dạng: Phải kể đến cả y phục lẫn ẩm
thực, cả lịch sử lẫn triết học, cả nghệ thuật lẫn khoa học, cả trò chơi trẻ con
lẫn tục ngữ, cả khí hậu lẫn phong cảnh, cả kinh tế lẫn văn hoá, cả chính trị lẫn
riêng tƣ và ngay cả những hƣớng dẫn về những tai hại đốn rừng, phá núi…
(Goethe).
1.1.2. Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hoá, ngôn
ngữ dân tộc và văn hoá dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Chúng tồn tại
và phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau.
Trong nghiên cứu xã hội, ngôn ngữ đƣợc xem nhƣ một yếu tố hay bộ
phận hữu cơ của văn hoá. Bởi văn hoá đƣợc cấu thành từ nhiều yếu tố. Trong
đó ngôn ngữ là một yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng, nó vừa thể hiện ở bề
nổi vừa thể hiện ở bề sâu của cơ tầng văn hoá. Là thành tố của nền văn hoá
tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt trong đó. Bởi vì, ngôn ngữ là phƣơng
tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của các
thành tố khác trong văn hoá. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trƣng
nhất của bất cứ nền văn hoá đặc trƣng nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm
của nền văn hoá dân tộc đƣợc lƣu giữ rõ ràng nhất.
Xét về bản chất, mọi sản phẩm của văn hoá đều có nguồn gốc từ ngôn
ngữ. Nhờ ngôn ngữ ngƣời ta mới có thể tƣ duy. Không thể có tƣ duy ngoài
ngôn ngữ. Cng không thể có sáng tạo lao động, phát minh sáng chế nếu
không có tƣ duy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
Với tƣ cách là đặc điểm đặc thù của nền văn hoá dân tộc, có thể xem xét
ngôn ngữ theo hai hƣớng: hƣớng nội và hƣớng ngoại. Hƣớng nội khi ngôn
ngữ đóng vai trò là ngôn ngữ chính thống dân tộc. Còn trong trƣờng hợp
hƣớng ngoại thì ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản làm phân li một dân tộc. Do
ngôn ngữ có sự kết hợp biện chứng hai chức năng đối lập nên ngôn ngữ thực
sự là phƣơng tiện cho sự bảo toàn của một dân tộc và cng là phƣơng tiện
tách biệt dân tộc này khỏi nền văn hoá của dân tộc khác. ATARAEB viết:
“Chính ngôn ngữ được một dân tộc sáng tạo ra và của riêng dân tộc này thực
hiện chức năng đặc trưng của dân tộc” [22].
Tóm lại, ngôn ngữ là yếu tố văn hóa quan trọng hàng đầu mang sắc thái
dân tộc. Tuy nhiên, ngoài ngôn ngữ còn có các thành tố khác của văn hoá
cng mang đặc trƣng dân tộc nhƣ: phong tục, tập quán, truyền thống… Chính
sự đặc thù của văn hoá đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ đã quy định đặc trƣng
văn hoá – dân tộc của hành vi nói năng ở những thành phần thuộc cộng đồng
văn hoá – ngôn ngữ khác nhau.
1.2. Biểu tƣợng văn hoá và biểu trƣng
1.2.1. Biểu tƣợng văn hoá
Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới của các tác giả Jean
Chevalier, Alain Gheerbrant đã chỉ ra cách xác định biểu tƣợng. Khởi nguyên,
biểu tƣợng là một vật đƣợc cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai ngƣời
mỗi bên giữ một phần chủ và khách, ngƣời cho vay và ngƣời đi vay, hai kẻ
hành hƣơng, hai ngƣời sắp chia tay nhau lâu dài…) mỗi bên giữ một phần.
Sau này ráp hai mảnh lại với nhau họ nhận ra mối dây thân tình xƣa, món nợ
c, tình bạn ngày trƣớc. “Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chứa hai
ý tưởng phân ly và tái hợp; nó gợi lên ý một cộng đồng có thể chia tách và có
thể tái hình thành. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa
của biểu tượng được bộc lộ ra trong cái vừa là gẫy, vỡ vừa là nối kết những

phần của nó bị vỡ ra” [ 3, tr.23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
Về sau, biểu tƣợng đƣợc hiểu nhƣ những hình ảnh tƣợng trƣng, đƣợc cả
một cộng đồng dân tộc cùng chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời
gian lâu dài.
Biểu tƣợng là một yếu tố quan trọng trong thi pháp Văn học dân gian nói
chung và ca dao nói riêng. Đó là một loại hình tƣợng ẩn dụ đƣợc tạo nên bằng
ngôn ngữ rất phong phú và có khả năng biểu cảm, đậm đà tính dân tộc. Bàn
về vai trò của biểu tƣợng trong đời sống tinh thần của con ngƣời, có ý kiến
cho rằng: “Nói là chúng ta sống trong một thế giới đầy biểu tượng thì vẫn
chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng đang sống trong chúng ta”.
Từ ý nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu biểu tƣợng là một sự vật mang tính
chất thông điệp đƣợc dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó theo mối quan hệ
ƣớc lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật bên ngoài. Nói cách khác, biểu
tƣợng chính là cái nhìn thấy đƣợc mang một ký hiệu dẫn ta đến cái không
nhìn thấy đƣợc.
1.2.2. Biểu trƣng
Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới với những cách xác định nhƣ
trên thì có thể thấy trong văn hoá có các biểu tƣợng văn hoá, trong biểu tƣợng
thì có các nghĩa biểu trƣng . Chẳng hạn: Hình chiếc chén lật ngƣợc biểu tƣợng
cho bầu trời, bầu trời có ý nghĩa biểu trƣng: sự bình an, sự an lạc, sự bao
bọc, nơi cư ngụ của các thần linh, cội nguồn của sự thịnh vượng và hiền
minh. Nhƣ vậy một biểu tƣợng văn hoá (chẳng hạn: vầng trăng, hoa, quả,
cây…) có các giá trị cụ thể, giá trị cụ thể đó gọi là biểu trƣng.
Các vật có giá trị biểu trƣng là vật tự nhiên (đá, kim loại, hoa quả, núi,
sông…) hay trừu tƣợng (con số, nhịp điệu, ý tƣởng…). Nhƣ vậy biểu trƣng là
ký hiệu, dấu hiệu mà nội dung khái niệm do nó biểu đạt được nhận biết dựa
vào tri giác, suy luận từ chính bản thân các đặc trưng, các thuộc tính của cái

bản thể và hình thái cấu tạo của nó [48].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
Biểu trƣng thể hiện qua các hình ảnh có tính khái quát, điển hình.
Ví dụ:
Hoa (A) biểu trƣng cho cái đẹp, tình yêu hôn nhân, ngƣời phụ nữ (B)
Con rồng (A) biểu trƣng cho một tín ngƣỡng (B).
Với những cách lý giải ở trên, chúng ta thấy định nghĩa trong cuốn Từ
điển tiếng Việt biểu trƣng là biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất
[54]. Đây là một định nghĩa khoa học chuẩn xác có tính phổ quát cao.
1.2.3. Một số hình ảnh biểu trƣng trong tác phẩm văn học
Ở đề tài này, chúng tôi nêu và tìm hiểu hình ảnh biểu trƣng trong các tác
phẩm văn học ở hai mảng: Văn học dân gian và văn học viết.
1.2.3.1. Một số hình ảnh biểu trƣng trong Văn học dân gian
Các hình ảnh biểu trƣng trong Văn học dân gian có khi đƣợc sử dụng
riêng lẻ, có khi đƣợc sử dụng với tần số cao thành hệ thống. Và nhiều nhất là
các hình ảnh về thiên nhiên thuộc các hiện tƣợng, vật thể tự nhiên gồm: hệ
thống thiên nhiên v trụ nhƣ trời, trăng, sao, mưa, gió, nắng, mây…; hệ
thống hình ảnh vật thể tự nhiên môi trƣờng, địa lí nhƣ: sông, biển, ruộng,
đồng, núi, rừng…; hệ thống hình ảnh biểu trƣng thiên nhiên thuộc thế giới
thực vật nhƣ: hoa, quả, cây cối… trong đó hình ảnh đƣợc sử dụng nhiều nhất
là bông hoa.
Ngoài các hình ảnh biểu trƣng đã nêu ở trên, chúng tôi còn nhận thấy
trong văn học dân gian xuất hiện nhiều hình ảnh biểu trƣng thiên nhiên thuộc
thế giới động vật nhƣ: trâu bò, ong bướm, cá tôm, chim muông… trong đó
hình ảnh sử dụng nhiều hơn cả là ong, bƣớm, cá (bống). Sự xuất hiện không
đồng đều của các hình ảnh biểu trƣng trong văn học dân gian không phụ
thuộc vào số lƣợng của chúng mà phụ thuộc vào những yếu tố khác. Một
trong số đó là nguyên tắc lựa chọn ngôn ngữ nghệ thuật, có thể là những sự

vật gần gi quen thuộc trong đời sống hàng ngày của ngƣời bình dân. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
cái cò, cái bống… Sự lựa chọn này còn bị chi phối bởi điều kiện về dân tộc,
lịch sử, xã hội, những giá trị vật chất cng nhƣ tinh thần. Việc sử dụng những
hình ảnh biểu trƣng còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng hơn (không thể
bỏ qua) là ý đồ sử dụng vào nội dung của tác phẩm.
1.2.3.2. Các hình ảnh biểu trƣng trong các tác phẩm văn học viết
Trong văn học viết, các hình ảnh biểu trƣng đƣợc sử dụng rất đa dạng,
phong phú. Ở lĩnh vực thơ ca, các hình ảnh biểu trƣng đƣợc sử dụng với tần
suất nhiều hơn so với các thể loại văn xuôi.
Các hình ảnh biểu trƣng trong văn học viết ở thể loại văn vần (thơ ca)
thƣờng là các hình ảnh biểu trƣng thiên nhiên, v trụ nhƣ: trời đất, cây, trái,
hoa cỏ, chim muông, trăng sao.
Nói đến văn học trung đại không thể không nhắc đến Truyện Kiều của đại
thi hào Nguyễn Du. Nhà thơ đã sử dụng các hình ảnh biểu trƣng với số lƣợng
rất lớn:
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Và:
Thềm hoa một bƣớc lệ hoa mấy hàng
Sau Nguyễn Du thì các tác giả nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ và
nhiều nhà văn, nhà thơ khác cng sử dụng nhiều hình ảnh biểu trƣng trong tác
phẩm của mình. Chẳng hạn trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã dành hẳn
một mục gồm các loại cây trái là Hoa mộc môn để làm hình ảnh biểu trƣng
cho ý chí phong cách của mình:
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng
Một mình lạt thủa ba đông
(Tùng – Nguyễn Trãi)
Hay nhà thơ Nguyễn Công Trứ với hình ảnh “cây thông”

Kiếp sau xin chớ làm ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Vịnh cây thông)
Qua một số hình ảnh biểu trƣng trong tác phẩm của các tác giả trung đại,
chúng ta thấy các hình ảnh biểu trƣng ấy thƣờng biểu đạt ý chí, khí phách và
phẩm cách của ngƣời quân tử hoặc các tác giả muốn ký thác tâm sự của mình
qua hình ảnh đó.
Còn đối với các tác phẩm văn học hiện đại, chúng ta thấy các nhà văn,
nhà thơ cng đã sử dụng nhiều hình ảnh biểu trƣng trong các sáng tác của
mình. Các hình ảnh biểu trƣng đƣợc sử dụng đủ các loại với số lƣợng lớn.
Nhiều bài thơ với những hình ảnh biểu trƣng nhƣ cây liễu, trăng sao, đàn sáo,
thuyền bến, sóng nước…
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thƣơng, trăng nhớ hỡi trăng ngần
(Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)
Hình tƣợng “sóng” cng khơi nguồn cảm hứng cho không ít các nhà thơ.
“Con sóng” trong thơ Huy Cận mang tâm trạng buồn của một cái tôi cô đơn,
lạc lõng giữa dòng đời:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nƣớc song song
(Tràng Giang – Huy Cận)
Hình tƣợng “con sóng” trong thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của ngƣời
con gái đang yêu:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Đó là trạng thái vốn có của những con sóng xô bờ và cng là trạng thái
của ngƣời con gái khi yêu. Với cách nhìn của một tâm hồn khát khao yêu
đƣơng, nhà thơ đã lý giải về quy luật của nó:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Dòng thơ ca cách mạng cng sử dụng khá nhiều hình ảnh biểu trƣng nhƣ
mặt trời, ngọn lửa…
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
(Từ ấy – Tố Hữu)
Đọc những câu thơ trên, ta thấy các nhà thơ đã sử dụng rất nhiều hình
ảnh nhƣ sông, trăng, mây, thuyền, liễu… Các nhà thơ đã mƣợn những hình
ảnh đó để diễn tả tâm trạng của mình hay muốn biểu thị một cái gì đó thật
khái quát.
Ngoài ra, ở lĩnh vực văn xuôi (truyện, ký, tiểu thuyết) chúng ta thấy các
hình ảnh biểu trƣng cng đƣợc sử dụng nhƣng với tần số thấp hơn. Điều đó là
dễ hiểu vì một thể loại thuộc lĩnh vực trữ tình, một thể loại thuộc loại hình tự
sự. Ở thể loại tự sự ta bắt gặp những hình ảnh biểu trƣng đƣợc các nhà văn sử

dụng nhƣ: trăng, sông, cây…Chẳng hạn hình ảnh “ánh trăng” trong trong tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19
phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, hình tƣợng “cây xà nu”
trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, hình ảnh “sông Đà” trong
tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, hình ảnh “sông Hương”
trong tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của Hoàng Phủ Ngọc
Tƣờng… Các nhà văn đã dùng các hình ảnh biểu trƣng để khắc hoạ bản lĩnh,
tính cách của con ngƣời.
Tóm lại, biểu trƣng là một trong những đặc trƣng nổi trội của văn học
nghệ thuật. Biểu trƣng là hình thức đƣợc biểu hiện qua hệ thống những hình
ảnh đƣợc chọn lọc, nâng lên; nó có giá trị thể hiện ý nghĩa sâu xa, lâu dài
trong tác phẩm văn chƣơng.
1.3. Một số biện pháp tu từ
1.3.1. Biện pháp so sánh tu từ
* Khái niệm
Phép so sánh đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội, đặc biệt là trong thơ ca.
So sánh tu từ là kiểu so sánh mà các đối tƣợng để đem ra so sánh là các
đại lƣợng khác loại và mục đích của kiểu so sánh này là nhằm diễn đạt một
cách hình ảnh đặc điểm của đối tƣợng.
VD:
Thân em nhƣ hạt mƣa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vƣờn hoa
Thân em nhƣ hạt mƣa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
(Ca dao)
Lời ca dao sử dụng phép so sánh tu từ, so sánh thân phận ngƣời phụ nữ
với hạt mƣa. Tác giả dân gian đã nói lên đƣợc tình cảnh, tâm trạng lo lắng cho

thân phận bị lệ thuộc, không đƣợc làm chủ số phận của ngƣời phụ nữ trong xã
hội phong kiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20
Nhà thơ Chế Lan Viên đã có những câu thơ thể hiện bằng sự so sánh rất
thật và gần gi.
Con gặp lại nhân dân nhƣ nai về suối c
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Nhƣ đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đƣa.
(Tiếng hát con tàu)
Tác giả đƣa ra một loạt hình ảnh so sánh: “nai về suối cũ”, “cỏ đón
giêng hai”, “chim én gặp mùa”, “đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”, “chiếc nôi
ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” để nói lên lòng nhiệt tình của mình khi đƣợc
trở về gặp lại nhân dân, đất nƣớc.
Từ sự lí giải ở trên, chúng ta có thể hiểu về khái niệm so sánh nhƣ sau: “So
sánh là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có nét chung – nét
giống nhau – nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng” [61] .
* Cấu trúc phép so sánh tu từ
Cấu tạo của phép so sánh tu từ cần đƣợc xem xét trên cả hai mặt: hình
thức và nội dung.
- Về mặt hình thức:
Một phép so sánh tu từ gồm có hai vế: vế đƣợc so sánh (A) và vế so sánh
(B). Giữa A và B có đặc điểm chung là x (đặc điểm x có khi trực tiếp có mặt
trong phép so sánh nhƣng cng có khi bị ẩn đi), nối giữa A và B là các liên từ
so sánh: như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu…
- Về mặt nội dung: Mỗi vế của phép so sánh tu từ có thể gồm một hoặc
nhiều đối tƣợng. Các đối tƣợng nằm trong hai vế của phép so sánh tu từ có thể
là sự vật, tính chất, hoạt động…Chúng có thể khác loại nhƣng lại có một nét

giống nhau nào đó. Nét giống nhau này có thể biểu hiện ra bằng từ ngữ cụ thể
đƣợc gọi là so sánh tu từ nổi, nghĩa là “kiểu so sánh trực tiếp với sự hiện diện
của các liên từ : như, như thế, cũng như…” [69].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

21
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Nhƣ đứng đống lửa nhƣ ngồi đống than
(Ca dao)
Cng có khi nét nghĩa này ẩn vào bên trong hai vế của phép so sánh
khiến ngƣời đọc phải tự đi tìm, giữa hai vế so sánh không có liên từ là,
như…ta có phép so sánh tu từ chìm. Ví dụ:
Cây rầu thì lá cng rầu
Anh về anh bỏ mối sầu cho ai?
(Ca dao)
Nhìn chung, so sánh tu từ nổi hay so sánh tu từ chìm thì giữa hai vế của
phép so sánh tu từ đều không thể thiếu “nét giống nhau” vì nó gắn hai vế với
nhau làm cho phép tu từ có thể hình thành đƣợc. Xét về mặt nội dung biểu
hiện thì so sánh tu từ chìm tạo điều kiện cho sự liên tƣởng rộng rãi hơn, nó
kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn là so sánh tu từ nổi.
1.3.2. Biện pháp ẩn dụ tu từ
* Khái niệm:
Từ điển tiếng Việt đã đƣa ra định nghĩa về ẩn dụ : “Là phép dùng từ ngữ
dựa trên sự liên tưởng và so sánh ngầm” [54].
Nhà nghiên cứu văn học dân gian X.G. Laduchin đƣa ra khái niệm ẩn dụ
nhƣ sau: “Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện
tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác mà bản thân cái được nói đến
thì bị ẩn đi một cách kín đáo. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa theo
nguyên tắc tương đồng của sự vật, hiện tượng theo những dấu hiệu khác

nhau” [66].
Nhƣ vậy, ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tƣợng dựa trên
sự tƣơng đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tƣởng tƣợng ra)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

22
giữa khách thể (hoặc hiện tƣợng, hoạt động, tính chất) A đƣợc định danh với
khách thể (loại hiện tƣợng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi đƣợc chuyển
sang dùng cho A. Ví dụ:
Giá đành trông nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đày mấy hoa
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Ở đây “hoa” (B) mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ ngƣời phụ nữ có nhan sắc (A)
* Phân loại ẩn dụ:
Căn cứ vào từ loại và chức năng cấu tạo, có thể chia ẩn dụ thành ba loại:
Ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức, ẩn dụ hình tượng [42].
- Ẩn dụ định danh: là những ẩn dụ từ vựng xuất hiện do kết quả của việc
thay thế một tên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm. Ví dụ:
Đầu làng, chân trời, má phanh…
- Ẩn dụ nhận thức: nảy sinh do kết quả biến chuyển khả năng kết hợp của
những từ ngữ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến
trừu tƣợng. VD: Những tính từ nhƣ lạnh lẽo, mơn mởn, vằng vặc…vốn có ý
nghĩa cụ thể, nó thƣờng kết hợp với danh từ nhƣ: băng tuyết, cây cối, vầng
trăng…nay đƣợc ẩn dụ hóa với ý nghĩa trừu tƣợng và có khả năng kết hợp với
cả những danh từ nhƣ: tâm hồn (lạnh lẽo), tuổi xuân (mơn mởn), tấm gƣơng
(vằng vặc)…
- Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa.
VD: “hoa” đồng nghĩa với ngƣời phụ nữ có nhan sắc; “thuyền” đồng
nghĩa ngƣời con trai; “bến” đồng nghĩa với ngƣời con gái…
Trong ngôn ngữ văn chƣơng, ẩn dụ là phƣơng thức bình giá riêng của

nhà văn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

23
1.4. Ca dao, tục ngữ Việt Nam và các hình ảnh biểu trƣng trong ca dao,
tục ngữ Việt Nam
1.4.1. Ca dao, tục ngữ Việt Nam
1.4.1.1. Khái niệm ca dao
Xét theo nghĩa từ nguyên thì “ca” là bài hát có chƣơng, khúc, giai điệu
đƣợc quy định rõ rệt (ngƣời hát không thể tự do thay thế), còn “dao” là bài
hát ngắn không có giai điệu hay chƣơng, khúc mà đó là những bài hát trơn, có
thể hát tự do không có quy định chặt chẽ về nhạc điệu. Tác giả Minh Hiệu cho
rằng: “Ở nước ta, thuật ngữ ca dao vốn là một từ Hán Việt được dùng rất
muộn, có thể muộn đến hàng ngàn năm so với thời gian đã có những câu ví,
câu hát” [28]. Còn theo tác giả Cao Huy Đỉnh thì: “Dân ca và văn học truyền
miệng của dân tộc Việt Nam ra đời rất sớm, từ thời kỳ đồ đồng và chắc nó đã
phồn thịnh và phức tạp. Trình độ sáng tác và biểu diễn cũng tương đối cao,
nghệ sĩ cũng ra đời với các nhạc công và nhạc cụ tinh tế” [24] .
Để phân biệt ca dao với lời thơ từ dân ca, các nhà nghiên cứu văn học
dân gian đã dùng tên gọi dân ca cho các bài hát dân gian. Và từ đó ca dao
nhanh chóng trở thành một thuật ngữ chỉ loại thơ ca dân gian truyền miệng
dưới hình thức những câu hát không theo một nhịp điệu nhất định [53].
1.4.1.2. Ca dao và dân ca
Trong sách Mao truyện có viết: “khúc hợp nhạc viết ca, đồ ca viết dao”
(Dịch: Khúc hát có nhạc điệu thì gọi là ca, hát trơn thì gọi là dao).
Hay trong sách Cổ dao ngạn, bài Phàm lệ phân biệt giữa ca và dao khác
nhau ở chỗ dao có thể là lời của nhiều bài ca.
Nếu chỉ dựa vào nghĩa ấy thì về cơ bản, ca dao và dân ca đồng nghĩa với

nhau, không thể phân biệt đƣợc. Nhƣng trong thực tế ca dao ngày càng xa rời
nghĩa gốc và chủ yếu đƣợc hiểu là phần lời của những sáng tác dân ca. Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

24
phải toàn bộ lời trong dân ca đều là ca dao mà chỉ có phần lời cốt lõi có kết
cấu bền vững, ổn định có tính trữ tình mới đƣợc gọi là ca dao.
Về khái niệm dân ca, theo tác giả Chu Xuân Diên: “Dân ca là những bài
hát, câu hát dân gian trong đó có cả phần lời và phần giai điệu”. Các tác giả
Lê Chí Quý và Mã Giang Lân thì cho rằng: “Nói đến dân ca là người ta nghĩ
ngay đến ba yếu tố cấu thành nó: âm nhạc, lời ca và phương thức diễn xướng”.
Về khái niệm ca dao, tác giả Chu Xuân Diên viết: Theo cách hiểu thông
thƣờng thì “ca dao là lời của các bài hát đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng
láy… hoặc ngược lại là những câu thơ bẻ thành những làn điệu dân ca” [18].
Nhƣ vậy, tên gọi ca dao, dân ca cng gây nên nhiều cách hiểu không rạch
ròi, hai tên gọi đều có chung một yếu tố “ca” và không có ranh giới rõ rệt. Sự
phân biệt giữa ca dao dân ca là ở chỗ, khi nói đến ca dao là ngƣời ta thƣờng
nói đến những lời ca dân gian, còn khi nói đến dân ca thì ngƣời ta nghĩ đến
các làn điệu, những thể thức hát nhất định… Khái niệm ca dao đã đƣợc quy
định để chỉ bộ phận chủ yếu, cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất của thơ ca dân gian:
đó là những câu hát đã thành cổ truyền của nhân dân. Tác giả Cao Huy Đỉnh
cho rằng: “Ngày xưa phần lớn ca dao trữ tình làm ra để hát, rồi lại có những
câu được tách ra thành ca dao. Ca dao sinh ra còn lại, truyền đi và biến đổi
chủ yếu thông qua sinh hoạt dân ca. Chính vì vậy mà trên phần lớn ca dao trữ
tình còn in rõ khuôn dấu dân ca. Khuôn dấu ấy là lời đối đáp các kiểu hát tập
thể của dân tộc ta” [24]. Vì thế, một số nhà nghiên cứu gọi kép là ca dao dân
ca. Sau này nội hàm khái niệm ca dao đƣợc mở rộng thêm. Ngƣời ta gọi là ca
dao cho tất cả những sáng tác nào mang phong cách của những bài hát cổ
truyền. Nhƣ vậy, ca dao không còn là thuật ngữ dùng để chỉ những sáng tác
dân gian truyền miệng mà còn là những sáng tác bác học bằng chữ viết và

không đơn thuần là lời thơ của dân ca. Cng vì thế nên mới có khái niệm ca
dao cổ truyền và ca dao mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

25
Tóm lại, ca dao là lời của những câu hát dân gian và những sáng tác ngâm
vịnh đƣợc lƣu truyền trong dân gian và gọi chung là lời thơ dân gian.
1.4.1.3. Ca dao và thơ
Ca dao và thơ là những kiểu thơ riêng. Ca dao giống nhƣ thơ đều thể hiện
các phƣơng thức: phƣơng thức kết hợp và lựa chọn, phƣơng thức biểu hiện và
liên tƣởng, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ, sử dụng các thể thơ. Song
ca dao có đặc trƣng riêng do tính đặc thù của phƣơng thức diễn xƣớng và tính
lƣu truyền của nó đem lại. Vì thế giữa ca dao và thơ có sự khác nhau.
Cái khác đầu tiên là hình thức cấu tạo. Đa số các văn bản ca dao chỉ có
hai dòng thơ nhƣng ở thơ thì rất hiếm gặp những hình thức nhƣ vậy, thƣờng
phổ biến từ bốn dòng trở lên. Văn bản ca dao có số lƣợng lớn là văn bản
nhiều lƣợt lời nối tiếp nhau còn thơ thì hầu nhƣ không có.
Cái khác nữa giữa ca dao và thơ là về đặc trƣng ngôn ngữ. Ca dao có
nhiều lời ca từ đồng dao, từ hát ví, hát đối mang tính khẩu ngữ do yếu tố đƣa
đẩy trong các làn điệu dân ca đƣợc lƣu lại ở văn bản, còn ở ngôn ngữ thơ ít
có đặc điểm này. Tác giả Mai Ngọc Chừ đã phân biệt rõ ngôn ngữ thơ và ca
dao: “Nó (ca dao) có cả những đặc điểm tinh túy của ngôn ngữ văn học (mà
cụ thể là ngôn ngữ thơ) đồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình, có
hiệu quả cao của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại và một loại ngôn ngữ
truyền miệng đặc biệt: truyền miệng bằng thơ” [17] . Chính sự kết hợp giữa
ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ văn học đã tạo nên đặc điểm
riêng biệt của ngôn ngữ ca dao. Còn theo tác giả Hữu Đạt thì sự khác nhau cơ
bản giữa thơ và ca dao là: “Ca dao là kiểu văn bản nghệ thuật có tổ chức theo
kiểu lắp ghép liên hành vi có khả năng dự đoán trước, có độ lặp cao về mô
hình kiến trúc và dễ tạo thành các dị bản. Thơ có tổ chức ngôn ngữ bằng cách

lắp ghép các mảng cảm xúc và hình tượng, ít có tính chất bất ngờ, khó đoán
trước, ít có độ lặp về mô hình kiến trúc và ít xảy ra hiện tượng biến dạng”

×