Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.28 KB, 32 trang )

I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Giải trí là một nhu cầu thực tế của con người. Xã hội càng phát triển
hiện đại thì nhu cầu giải trí càng trở lên phong phú, sinh động hơn càng trở
thành một nhu cầu to lớn và cấp thiết của mọi người. Thực chất giải trí là một
hình thức thay đổi tính chất lao động của con người nhằm giải toả những mệt
mỏi, ức chế và phục hồi sức khoẻ, đưa cơ thể trở lại trạng thái khoẻ mạnh
toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Giải trí là một hình thức nghỉ ngơi tích
cực tác động chủ yếu vào tinh thần của con người, giúp con người xoá đi
những căng thẳng, khắc phục những ức chế tâm lý do công việc gây ra. Giải
trí cũng là yêu cầu, điều kiện để con người hiện đại sử dụng thời gian một
cách có lợi.
Vui chơi giải trí là một trong những nhu cầu văn hoá cơ bản của con
người nó giúp con người giải toả những căng thẳng do lao động trí óc và chân
tay đưa lại tạo điều kiện để con người phát triển và hoàn thiện về thể chất, trí
tuệ, tình cảm và nhân cách. Do đó con người không thể thiếu các hoạt động
vui chơi giải trí để được nghỉ ngơi, tìm lại thế cân bằng mà để tiếp tục lao
động học tập, sáng tạo với chất lượng tốt hơn. Vui chơi giải trí rèn luyện cho
con người những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất theo quy luật
của cái đẹp. Nhu cầu giải trí được thể hiện bằng cách chuyển trạng thái từ lao
động sản xuất, các hoạt động sinh tồn có tính sinh vật sang hoạt động vui
chơi, giải trí có tinh thần như đọc sách báo, phương thức nghệ thuật như xem
tivi, giải trí thể lực như thể dục thể thao du lịch …các hoạt động giải trí có vai
trò to lớn kích thích trí tuệ sáng tạo của con người phát triển đến vô cùng.
Trong khi vui chơi giải trí người lớn lại nhận thức kiến thức, con trẻ em lại
từng bước nhận thức thế giới xung quanh để tự rút ra cảm nhận được cái đẹp,
cái tốt, cái sấu, trật tự, kỷ cương …góp phần hình thành nhân cách con người.
Bên cạnh đó các hoạt động vui chơi giải trí ( với tư cách là những hoạt
động tự do theo nhu cầu, sở thích của cá nhân) là một bộ phận cơ bản trong cơ
cấu hoạt động sống của cá nhân góp phần tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân
và là một trong những thước đo lối sống của con người.


Xã hội càng phát triển thì thời gian lao động càng rút ngắn lại và thời
gian rỗi ngày càng nhiều hơn. Với xu hướng đó mối quan tâm của xã hội
không còn là: Làm sao để làm việc được nhiều hơn mà sẽ là làm thế nào để
giải trí hiệu quả hơn.
Tuy nhiên đối với những người nông dân hiện nay nền kinh tế đã quấn
hút họ vào những công việc sản xuất kinh doanh tăng thu nhập. Vì vậy thời
gian rỗi dành cho giải trí của người dân còn nhiều hạn chế. Hơn nữa họ
thường phải lo toan nhiều cho cuộc sống hàng ngày của gia đình nên phần nào
họ thường không quan tâm nhiều đến nhu cầu tinh thần của cá nhân mình
cũng như gia đình. Bên cạnh đó họ phải dành nhiều thời gian lo cho cuộc
sống hàng ngày nên sự đầu tư cho giải trí còn hạn chế.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, cần có sự quan tâm nhiều của hoạt
động giải trí của người dân một cách đúng mức. Chính vì vậy tôi quyết định
chọn đề tài: Việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của
người dân (qua khảo sát tại xã Hải Hoà - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh
Hoá) cho báo cáo thực tập của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
2.1.Ý nghĩa khoa học.
Với kết quả nghiên cứu của mình đề tài góp phần bổ xung thêm lý luận
nghiên cứu xã hội học về giải trí, xây dựng một quan niệm khoa học về giải
trí. Bằng những phân tích sâu sắc đề tài góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý
thuyết, khắc phục quan niệm sai lầm đang phổ biến trong xã hội ta hiện nay
coi giải trí là rong chơi vô bổ đối lập với lao động.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu thực tiễn của đề tài sẽ giúp cho chúng ta thấy được những
hoạt động giải trí mà người dân thường tham gia. Đồng thời là kết quả nghiên
cứu giúp cho chính quyền địa phương và những người làm quản lý văn hoá có
những chính sách phát triển văn hoá tinh thần cho người dân. cũng như có
thể đáp ứng nhu cầu giải trí tốt hơn cho người dân.
3. Mục đích- mục tiêu nghiên cứu

- Thực trạng việc tham gia các hoạt động giải trí của người dân xã Hải Hoà -
Tĩnh Gia - Thanh Hoá hiện nay.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với hoạt động giải trí của người
dân.
- Những những nhân tố cơ bản tác động đến việc tham gia các hoạt động giải
trí của người dân.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
- Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân hiện nay chủ yếu là
những hoạt động gì?
- Nhu cầu giải trí của người dân đã được đáp ứng ở mức độ nào?
- Những yếu tố nào tác động đến việc tham gia hoạt động giải trí của người
dân?
5. Giả thuyết nghiên cứu.
- Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân hiện nay chủ yếu
là những hoạt động giải trí tại nhà, mất ít chi phí về vật chất.
- Nhu cầu giải trí của người dân đã được đáp ứng.
- Có nhiều yếu tố tác động đến việc tham gia các hoạt động giải trí của
người dân.
6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
.6.1 Đối tượng nghiên cứu.
Việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian dỗi của người dân.
6.2 Khách thể nghiên cứu.
Người dân xã Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá.
6.3 Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: 450 hộ dân xã Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá.
Về thời gian: tháng 8 năm 2011.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu.
Việc nghiên cứu, phân tích các tài liệu có một vai trò quan trọng trong
việc phát hiện và xác định vấn đề nghiên cứu.

Nguồn tài liệu quan trọng được sử dụng hầu hết trong đề tài là kết quả
khảo sát thực nghiệm xã hội học tại xã Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá trong
thời gian tháng 8 năm 2011 của người viết dùng nhóm sinh viên lớp K52PN2
Xã hội học - trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn - Hà Nội thực hiện.
Đồng thời bên cạnh đó tôi đã đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến
giải trí những báo cáo của địa phương, những công trình nghiên cứu có nội
dung về giải trí làm tài liệu cho nghiên cứu của mình.
7.2 Phương pháp quan sát.
Chúng tôi trong quá trình đi phỏng vấn tiến hành quan sát những hình
thức giải trí hiện có trên địa bàn cũng như phương tiện giải trí trong những hộ
gia đình, đồng thời đánh giá độ tin cậy của thông tin đã thu được.
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu tự do những đối tượng là các cá
nhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn với 5 biên bản phỏng vấn sâu
trong đó có 3 nam và 2 nữ.
Phương pháp này giúp cho quá trình thu thập thông tin về đối tượng
một cách chính xác, phù hợp với nội dung nghiên cứu.
7.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Bảng hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng trong cả một quá trình, với tương đối
đầy đủ chu đáo thông tin thông qua công tác khảo sát thực tế. Việc sắp xếp
các câu hỏi của bảng hỏi chủ yếu theo nguyên tắc nội dung và logic, phỏng
vấn bằng bảng hỏi là quá trình kết hợp linh hoạt giữ quan sát và phỏng vấn
sâu của các điều tra viên trực tiếp làm việc với đối tượng điều tra sau đó ghi
nhận thông tin vào bảng hỏi.
II. NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Những nghiên cứu đầu tiên về giải trí xuất hiện rất lâu trong lịch sử
loài người, trong những tác phẩm của Aristote,platon và các tác giả khác ,
nghiên cứu về bản chất chức năng của giải trí trong đời sống của con người.

Nhưng phải đến thế kỷ XIX giải trí và những vấn đề liên quan như thời gian
rỗi, nhàn rỗi…Mới thật sự được quan tâm.
Hiện nay đã hình thành khoa học về nhàn rỗi với tư cách là khoa học
liên nghành, trong số các khoa học về giải trí có mặt của xã hội học về giải trí,
một chuyên nghành có đối tượng nghiên cứu là thời gian rỗi trong mối tương
tác với quỹ thời gian, đặc biệt là thời gian lao động và trong mối quan hệ với
các thiết chế xã hội, cơ cấu xã hội, văn hoá và các quá trình xã hội, nhưng nó
phát triển mạnh mẽ ở các nước phương tây do những thành tựu khoa học đã
cho phép rút ngắn thời gian lao động, làm thời gian rỗi tăng lên.
Ở Việt Nam nghành xã hội học gia đời muộn 1906 và cho đến nay
những nghiên cứu về giải trí ở Việt Nam còn ít. Trong cuốn Việt Nam phong
tục của Phan Kế Bình có ghi lại nhiều thú chơi của cư dân miền bắc vào đầu
thế kỷ như hát ả đào, hát tuồng, những cuộc tiêu khiển vv…
Từ hướng tiếp cận khoa học có thể kể tới những bài phóng sự, ghi chép
điều tra vv… trên các phương tiện thông tin đại chúng về những khía cạnh cụ
thể của giải trí như thực trạng thiếu địa điểm vui chơi giải trí thiếu kinh phí
cho việc đầu tư các điểm vui chơi giải trí tại địa bàn cư dân.
Người tiếp cận vấn đề giải trí từ góc độ xã hội học văn hoá là cố tác giả
Đoàn Văn Chúc. Giải trí bước đầu được nghiên cứu trong khuôn khổ xã hội
học văn hoá với tư cách như là một bộ phận cấu thành đời sống văn hoá của
xã hội. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về giải trí và khẳng định giải
trí là một nhu cầu của con người, trong công trình này tác giả đã phân tích sâu
sắc về bản chất của giải trí như là một nhu cầu của văn hoá và một số khái
niệm như thời gian rỗi. Đây thực sự là một bước khai phá ra một lĩnh vực
khoa học mới còn chưa thu hút được nhiều người quan tâm, tuy nhiên nghiên
cứu của ông con hạn chế nhất là về mặt ứng dụng .
Nhưng chưa có một báo cáo nào nghiên cứu về giải trí của người dân
trong thời gian rỗi. Với đề tài của mình tôi muốn tìm hiểu việc tham gia hoạt
động giải trí trong thời gian rỗi nhu thế nào, cũng như tìm hiểu một số yếu tố
cơ bản tác động đến hoạt động giải trí của người dân.

2. Lý thuyết áp dụng.
2.1 Lý thuyết hành động xã hội.
Các tác giả của lý thuyết (M. Weber, T.Parons) coi hành động xã hội là
cốt lõi của mối quan hệ con người - xã hội, là cơ sở xã hội của đời sống xã hội
của con người. Theo Weber, hành động xã hội là hành vi được chủ thể gắn
cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Cái mà Weber gọi là ý nghĩa chủ quan
chính là ý thức. Khi nghiên cứu về giải trí, giải trí cũng là hoạt động có sự
tham gia của ý thức, thể hiện ở sự lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh:
hình thức giải trí, địa điểm giải trí, những người cùng giải trí… nghĩa là giải
trí là dạng hành động xã hội.
Theo T.Parons:
Hành động xã hội được điều chỉnh bởi một hệ thống biểu tượng ( ngôn
ngữ, quy tắc…) nghĩa là những biểu tượng mà con người sử dụng trong tương
tác hàng ngày. Giải trí với tư cách là hành động xã hội, cũng được điều chỉnh
bởi hệ thống biểu tượng này ( trong giải trí, các cá nhân tương tác với nhau
thông qua ngôn ngữ) và những biểu tượng khác nhau như: Những quy tắc của
trò chơi…
Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ thống giá
trị - chuẩn mực của xã hội. Xét với giải trí: các hoạt động giải trí được điều
chỉnh bởi giá trị xã hội được công nhận rộng dãi. Các cá nhân khi giải trí
không thể không tính tới hệ giá trị của xã hội.
Hành động xã hội có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ
quan của chủ thể hoạt động. Nghĩa là các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị
- chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hoạt động vẫn khác nhau. Ví dụ như
khi giải trí cũng vậy, khi xem phim ảnh đồ truỵ. Là vi phạm hệ giá trị của xã
hội, còn với những phim lành mạnh thì ai chọn thể loại nào thì tuỳ vào sở
thích của cá nhân.
Theo như luận điểm của T.Parons: Với tư cách là hành động xã hội,
hoạt động giải trí chịu sự tác động của ba yếu tố:
+ Thực tế tình huống.

+ Nhu cầu của chủ thể hoạt động.
+ Đánh giá của chủ thể tham gia hoạt động.
Nhu cầu là xuất phát điểm nhưng thực tế tình huống là yếu tố khách
quan không thể bỏ qua, buộc chủ thể phải cân nhắc trước khi hành động.
Chúng ta có thể nhận thấy: Thực tế tình huống phù hợp với nhu cầu của
chủ thể hành động hay nói cách khác nhu cầu giải trí gặp những điều kiện
tương ứng có thể thoả mãn nó. Khi hoạt động giải trí sẽ diễn ra theo đúng như
nhu cầu của chủ thể. Hoặc thực tế tình huống không phù hợp với nhu cầu của
chủ thể hoạt động thì chủ thể phải tìm phương án tối ưu nhằm dung hoà sự
xung đột này. Khi đó những hoạt động giải trí mà chủ thể mong muốn sẽ bị
biến dạng thành các hoạt động khác, bị thay thế bởi hoạt động khác, thậm chí
có thể hoàn toàn không thực hiện được. Do đó nghiên cứu việc tham gia các
hoạt động giải trí là nghiên cứu những dạng thức hoạt động giải trí cụ thể mà
chủ thể thường tham gia, tham gia nhiều nhất.
2.2 Lý thuyết biến đổi xã hội.
Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi. Sự ổn định
của xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi
bên trong bản thân nó. Do vậy bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào,
cho dù có bảo thủ, cổ truyền đến đâu cũng biến đổi.
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành
vi xã hội. Quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã
hội được thay đổi theo thời gian.
Biến đổi xã hội là một hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không
giống nhau giữa các xã hội. Mỗi xã hội đều biến đổi qua thời gian, nhưng do
điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ khác nhau.
Xét với giải trí: Giải trí là một hoạt động thuộc về đời sống tinh thần không
thể thiếu đối với mỗi con người. Nhưng trong giải trí lại có nhiều hình thức
giải trí khác nhau để cho con người lựa chọn hình thức giải trí phù hợp. Bên
cạch đó thì trong mỗi vùng miền khác nhau , xã hội hác nhau lại có những
hình thức giải trí khác nhau.

Bến đổi xã hội có nhữg khác biệt về thời gian. Có những biến đổi chỉ
diễn ra trong thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài. Xét với giải trí,
chúng ta nhận thấy có những hình thức giải trí phù hợp với thời điểm này
nhưng khi xã hội biến đổi và phát triển thì nó không còn phù hợp. Ví dụ trong
xã hội Việt Nam truyền thống thì giải trí của người dân chủ yếu là những trò
chơi dân gian mang tính tập thể cao. Nhưng trong xã hội hiện nay có thêm
nhiều hình thức giải trí mới mang tính giải trí cá nhân nhiều hơn như đọc báo,
xem ti vi và những hình thức giải trí mang tính dịch vụ.
Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch. Đây là
hai mặt của biến đổi xã hội. Có những biến đổi xã hội do con người tạo nên
đều xuất phát từ tính tự giác, chủ động, do đó có thể kiểm soát được. Nhưng
bên cạnh đó thì có những biến đổi do con người tạo ra rất khó kiểm soát. Xét
với giải trí chúng ta nhận thấy trong xã hội ta hiện nay có rất nhiều hình thức
giải trí mới như cà phê , karaoke, internet, … nhưng chúng ta rất khó kiểm
soát sự hoạt động của hệ thống dịch vụ giải trí này. Đồng thời bên cạnh đó nó
mở ra nhiều hình thức giải trí mới cho người dân có cơ hội lựa chọn một hình
thức giải trí phù hợp với sở thích của cá nhân …
Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào đề tài này tôi thấy sự biến đổi
xã hội có tác động không nhỏ đối với hoạt động giải trí của người dân, sự biến
đổi xã hội cũng làm thay đổi hình thức và cách thức trong việc tham gia các
hoạt động giải trí của người dân. Một mặt những xu hướng mới tạo ra cho
người có nhiều cơ hội lựa chọn hoạt động và nâng cao khả năng giải trí tiếp
cận và vận dụng khoa học công nghệ, nhưng mặt khác nó lại tiềm ẩn những
tác động xấu đến việc hình thành nhân cách con người.
Như vậy cùng với sự biến đổi xã hội thì nhu cầu giải trí của con người
cũng thay đổi và nó phù hợp với sự biến đổi của xã hội.
3. Các khái niệm công cụ.
* Nhu cầu.
+Theo từ điển xã hội học tiếng nga: Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần
thiết để đảm bảo hoạt động của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xã

hội hoặc toàn xã hội nói chung, là nguồn thôi thúc nội tại của các hoạt động.
Như vậy nhu cầu là yếu tố cần thiết tất yếu để đảm bảo cho sự tồn tại cho sự
phát triển của cá nhân. Nếu như nhu cầu được thoả mãn thì tạo nên cảm giác
thoải mái, an toàn cho sự phát triển và ngược lại[8;tr143]
+Theo các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin; Nhu cầu là đòi hỏi
khách quan của mỗi con người trong điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự
sống và phát triển của mình. Nhu cầu là nguyên nhân của hành động, là một
thuộc tính tâm lý của cá nhân, là yếu tố trong nhóm xu hướng của cá nhân xác
định thái độ của con người đối với thực hiện và trách nhiệm của bản thân. Nó
ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống và hành động của cá nhân.
*Giải trí;
+Theo từ điển xã hội học tiếng nga; Giải trí là một dạnh hoạt động của
con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể
chất, trí tuệ, mĩ học và giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân mà còn
là nhu cầu của đời sống cộng đồng [8;116]
"Giải trí là một hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải toả căng thẳng
trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người
một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ"[1;29]
Qua định nghĩa trên ta nhận thấy rằng: Giải trí là một hoạt động trong
thời gian rỗi, là một trong những cách giải toả căng thẳng, mệt mỏi về tinh
thần của con người. Nhưng không phải bất cứ hoạt động nào được thực hiện
trong thời gian rỗi đều là giải trí. Vì cái đích cuối cùng của giải trí là toả
những căng thẳng về thể chất và tinh thần đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn và
cao hơn nữa là những rung cảm thẩm mỹ.
Giải trí hoàn toàn không phải là sự nghỉ ngơi thụ độngcủa con nguời
mà là những hoạt động mang tính chủ động. Nó là những hoạt động hoàn toàn
tự do, do mỗi cá nhân tự lựa chọn và tham gia một cách chủ động, không hề
bị thúc bách bởi một nghĩa vụ, bổn phận nào cả. Nhân tố quyết định mang
tính tiền quyết của giải trí là sở thích cá nhân ( với điều kiện phù hợp hệ
chuẩn mực và hoàn cảnh thực tế khách quan của xã hội ). Bởi vậy sự nghỉ

ngơi thụ động không phải là giải trí.
*Thời gian rỗi.
Theo từ điển xã hội học: Khái niệm thời gian rỗi được coi là khái niệm
đồng nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là: Ngoài phần thời gian lao động của cá
nhân ( nhóm xã hội) còn lại sau khi đã trừ đi chi phí thời gian hoạt động cần
thiết.
Theo K.Mark: Quỹ thời gian của xã hội và cá nhân được phân chia
thành thời gian lao động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời
gian tất yếu mà mỗi người phải thực hiện công việc lao động đẻ đảm bảo sự
sinh tồn. Thời gian tự do là khoảng thời gian còn lại ngoài thời gian lao động,
dành cho những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định. Với Mark khái
niệm thời gian rỗi chưa xuất hiện , bởi khi đó các hoạt động giải trí chưa
phong phú. Tuy nhiên ( Mark ) cũng đã từng coi thời gian tự do là khoảng
thời gian dành cho sự thoải mái, cho giải trí và những hoạt động tự do.
Chuyên đề thơì gian rỗi của TS.Mai Kim Thanh: "Thời gian rỗi là
khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi nhu cầu sinh
tồn, không bị chi phối bởi bất kỳ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho
các hoạt động tự nguyện theo sở thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu
của con người. Thời gian đáp ứng nhu cầu tinh thần là khoảng thời gian cá
nhân tham gia vào các hoạt động đời sống tinh thần của cá nhân (đi chơi, xem
phim, đọc sách báo vv…). Đó là nhu cầu tinh thần của mỗi người, đây là
khoảng thời gian tuy chiếm ít trong ngày, là số thời gian còn lại của mỗi
người sau khi đã xong các bổn phận, xong nó lại là khoảng thời gian dành cho
hoạt động cá nhân tự do lựa chọn theo sở thích. Đây là hoạt động tinh thần,
hoạt động thoả mãn nhu cầu giải trí, tái sáng tạo vì thế nó được gọi là dạng
nghỉ ngơi nhưng bằng cách chuyển từ hoạt động tất yếu, sang hoạt động tự
do, tự giác, tự nguyện.
CHƯƠNG II.
VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI DÂN
1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

Tĩnh Gia là một huyện miền biển, nằmở cực nam của tỉnh Thanh Hoá,
phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp huyện Quảng
Xương, phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh. Với diện tích
là 457,34km2. Dân số là 220.000 người, có bờ biển dài hơn 30km, có nhiều
đảo lớn như Đảo Mê, đảo Nghi Sơn. Là vùng bán sơn địa nên có cả rừng núi
và đồng bằng, có đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A đường sắt
Bắc - Nam hệ thống đường sắt phân bố suốt chiều dài của huyện. Tĩnh Gia có
lịch sử lâu đời thời thuộc hán là phần đất phía đông nam của huyện Cư
Phong, thời tam quốc là miền đất tương đương của huyện Thường Lạc. Thời
Lê Quang Thuận đổi tên là huyện Ngọc Sơn thuộc phủ Tĩnh Gia gồm cả Ngọc
Sơn, Nông Cống và Quảng Xương.
Đầu thế kỷ XX các huyện Quảng Xương và Nông Cống trực thuộc cấp
tỉnh tên huyện Ngọc Sơn không còn mà gọi là phủ Tĩnh Gia gồm 34 thị xã và
1 thị trấn.
Hải Hoà là một xã ven biển bãi ngang thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh
Hoá với diện tích là 640,3ha, dân số là 1.700 hộ trong đó có 7.400 khẩu nhìn
chung hoạt động về các mặt được cụ thể như sau:
*Về kinh tế .
Sản xuất nông nghiệp: tuy còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, sâu
bệnh trên các loại cây trồng, song ngay từ đầu năm các cấp các nghành từ xã
đến thôn đã chủ động tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt : 652.6tấn = 76.8% kế hoạch.
Lạc vỏ đạt :502 tấn = 100.4% kế hoạch.
Vừng 4ha: 12 tấn = 30% kế hoạch.
Khoai lang: 25 ha năng suất 700 kg/sào = 350 tấn + khoai đông 72 tấn.
Cây ngô xen 20 ha năng suất = 10 tấn.
Đậu các loại 5 ha năng suất = 3tấn.
Tổng giá trị nghành trồng trọt đạt 71 tỷ đồng .
Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm vẫn giữ được ổn định, dịch bệnh
đối với đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát chặt chẽ không để dịch bệnh lây

lan. Đến nay đàn gia súc, gia cầm toàn xã phát triển bình thường.
Tổng đàn lợn 700 con so với năm 2009 là 2251 con = 31%
Đàn trâu bò 252 con so với năm 2009 là 946 con = 58.4%
Đàn gia cầm 23765 con so với năm 2009 là 26000 con = 91.4%
Về đánh bắt hải sản: nghề đánh bắt hải sản được đầu tư phát triển việc
nâng cấp, đóng mới, mua sắm ngư cụ được đẩy mạnh đến nay trên địa bàn xã
đã có 24 tàu từ 90 CP trở lên, 179 thuyền mủng, 9 vàng lưới rùng.
Tổng khai thác đạt 2350 tấn so với năm 2009 là 2400 tấn = 97.9%
* Về giao thông thuỷ lợi.
Giao thông: Tập trung chỉ đạo xây dựng đường giao thông liên thôn
đảm bảo sự đi lại cho nhân dân, tuyến đường nhựa từ trạm y tế đi thôn Tiền
Phong dài 795m trị giá 994 triệu đồng nghiệm thu đi vào sử dụng, giải phóng
san ủi đường Gò Cao - Đông Hải.
Thuỷ lợi: thực hiện trương trình 257 của chính phủ trong năm 2010 đã
triển khai xây dựng kênh mương tiêu kiên cố khu vực thôn Trung Chính đi
Xuân Hoà dài 500m tổng vốn đầu tư 800 triệu đồng đã hoàn thiện nhiệm thu
đi vào sử dụng có hiệu quả. Đồng thời triển khai làm thuỷ lợi nạo vét đào lắp
2456,96m trong đó khối lượng mương tiêu là 1863,96m, khối lượng mương
tưới là 593m.
*Về văn hoá xã hội.
Luôn được đẩy mạnh tiếp tục có chuyển biến theo hướng nâng cao
chất lượng, chất lượng giáo dục toàn diện, cơ sở chuyển biến tích cực. Cơ sở
vật chất trang thiết bị trường học được tăng cường, đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục, đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá.
Năm học 2009 - 2010 trường tiểu học có 413 em học sinh, xếp loại hoc
lực khá giỏi: 210 học sinh ; trung bình 74 học sinh ; yếu 3 học sinh, giáo viên
đạt chuẩn 100% trong đó 16 giáo viên xuất sắc , 10 giáo viên tiên tiến và 2
giáo viên giỏi cấp huyện.
Trung học cơ sở: Tổng số 350 học sinh lên lớp 93% học sinh tốt
nghiệp lớp 9 đạt 95%, Tổng số 25 giáo viên có 5 giáo viên đạt chiến sĩ thi

đua và 17 giáo viên giỏi .
Trường mầm non tổng số học sinh là 210 cháu, số học sinh lên lớp1 là
90 học sinh., học sinh đạt bé khoẻ bé ngoan đạt 98%.
Đội ngũ giáo viên từng bước được đào tạo chuẩn hoá.
Tỉ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học 22 em cao đẳng 21 em ,2
nhà trường giữ vững được danh hiệu trường chuẩn quốc gia giai đoạn ( I )đặc
biệt trường tiểu học đã hoàn thiện chuẩn bị đón trường chuẩn quốc gia giai
đoạn II.
Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao chuyển biến tích cực tập
trung là tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH quốc
phòng an ninh và các ngày lễ lớn của đất nước, tuyên truyền cuộc vận động "
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tuyên truyền đại hội
đảng các cấp. Năm 2010 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá 1.475 hộ đạt
75.3% trong đó 800 gia đình đạt " Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo" .
* Về kinh tế.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng, chất lượng
khám chữa bệnh được nâng lên, công tác dân số gia đình và trẻ em chuyển
biến khá hơn trước hệ thống y tế từ thôn đến xã được củng cố.
Công tác xây dựng xã chuẩn về y tế được chú trọng, đến nay qua kiểm
tra của các cấp cơ bản đủ điều kiện công nhận xã chuẩn về y tế vào năm
2011.
* Về quốc phòng - an ninh.
Các chủ trương chỉ thị nghị quyết về quốc phòng an ninh được các cấp
các nghành tiến hành sơ kết tổng kết và tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ
hiệu quả. Tạo sự ổn định từ cơ sở nhất là đảm bảo môi trường đã thu hút đầu
tư phát triển khu du lịch biển.
Công tác quân sự quốc phòng địa phương tiếp tục được tăng cường
nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân
tiếp tục được củng cố vững chắc.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phạm pháp hình

sự được kìm chế, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong nhân dân
được nhân lên, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội
phong trào xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh chính trị trật tự tiếp tục
được đẩy mạnh.
2. Các hoạt động giải trí của người dân
Việc tham gia các hoạt động giải trí của người dân trong xã hội hiện
nay nhu cầu tinh thần của người dân rất đa dạng, bao hàm tất cả những mong
muốn tinh thần từ khát vọng vươn tới khoa học ( học tập nâng cao kiến thức,
phát minh sáng chế khoa học…) tới những ước mơ bay bổng về nghệ thuật và
cả những khao khát hướng tới cõi huyền bí của thế giới tâm linh … nhu cầu
tinh thần được thể hiện ra ngoài những hoạt động hết sức phong phú, từ
những hoạt động thể chất để giải toả căng thẳng cho não bộ tới những hoạt
động của bản thân não bộ để đạt tới điều đó.
Giải trí là một nhu cầu thực tế của con người. Xã hội càng phát triển
hiện đại thì nhu cầu giải trí của con người càng cần thiết và càng không thể
thiếu trong đời sống tinh thần. Thực chất giải trí là hình thức thay đổi tính
chất lao động nhằm giải toả những căng thẳng mệt mỏi, ức chế và phục hồi
sức khoẻ, đưa cơ thể trở lại trạng thái mạnh khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Giải trí là một cách nghỉ ngơi tích cực tác động chủ yếu vào tinh thần của con
người. Vui chơi giải trí giúp con người tìm lại thế cân bằng mới để tiếp tục
lao động, học tập, sáng tạo và chất lượng tốt hơn. Vui chơi giải trí rèn luyện
cho con người những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, theo quy luật cái
đẹp. Chính vì vậy sau một ngày lao động, học tập và sáng tạo con người cần
phải được đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
Theo khảo sát cho thấy sự tham gia các hoạt động giải trí như sau:
Bảng 1: Sự tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian của
người dân. (%)
Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi %
Xem tivi 84%
Nghe đài 28,7%

Nghe nhạc 9,7%
Xem video 3,8%
Đọc sách báo 6,6%
Tập thể dục thể thao 13,9%
Sinh hoạt hội phường 4,9%
Chơi nhà bạn bè, hàng xóm 29,1%
Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh 10,6%
Đi chùa, nhà thờ 0,7%
Chơi cờ, chơi bài 0,7%
( Nguồn khảo sát xã hội học tại Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá
tháng 8 năm 2011)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Hoạt động giải trí thu hút được nhiều
người tham gia nhiều nhất là xem tivi (84%):
Chơi nhà bạn bè (29,1%), nghe đài (28,7%)…chúng ta nhận thấy rằng
từ lâu tivi đã trở thành phương tiện nghe nhìn quen thuộc đối với người dân
Vịêt Nam nói chung và người dân xã Hải Hoà nói riêng. Nhất là đối với một
xã nông thôn ven biển (xã nghèo) thì các dịch vụ giải trí hiện đại chưa phát
triển, cộng thêm vào đó là thu nhập của người dân còn nhiều hạn chế thì hoạt
động xem tivi là một hình thức phổ biến.
Theo như lý thuyết biến đổi xã hội có những khác biệt về thời gian.
Trước đây trong xã hội ta xem tivi không phải là phổ biến do lúc đó đời sống
của nhân dân còn nhiều khó khăn, người dân chưa thể trang bị cho gia đình
mình một chiếc tivi để xem, mà chủ yếu là họ thường nghe đài thông qua hệ
thống truyền thông của xã hoặc tham gia vào các hình thức giải trí như xem
chiếu bóng tại sân đình, hoặc màn ảnh rộng …
Nhưng trong xã hội ta hiện nay do sự phát triển chung của nền kinh tế
xã hội, đời sống kinh tế của người dân được nâng cao, cho nên người dân đều
có thể trang bị cho gia đình mình một chiếc tivi riêng. Bên cạnh đó thì xem
tivi thu hút được rất nhiều người tham gia điều đó có thể giải thích được: Thứ
nhất; tivi là phương tiện hình thức giải trí chủ yếu của hầu hết các hộ gia đình

của nông thôn. Thứ hai; sự nâng cao chất lượng của các chương trình giải trí
phát triển truyền hình, ví dụ như chúng ta có một chương trình phục vụ giải trí
trên VTV3 và nhiều chương trình giải trí khác nhau thật sự bổ ích…
Khi được hỏi mọi người thường làm gì vào thời gian dảnh rỗi đều nhận
được câu trả lời chung là xem tivi "cháu bảo ở nông thôn mình còn trò gì nữa
đâu, xem tivi là phổ biến nhà nào cũng có"
(PVS, nam 65 tuổi giáo viên về hưu)
Mặc dù hiện nay chúng ta chưa thống kê được lượng thời gian trung
bình mọi người dành cho bao nhiêu cho hoạt động giải trí nhưng nhu cầu xem
tivi đã được đáp ứng ở khắp mọi nơi trên cả nước. Bởi hệ thống mạng lưới
truyền hình được phủ sóng ở khắp mọi miền trên cả nước hệ thống các kênh
phát trên tivi ngày càng đa dạng ( sự xuất hiện của truyền hình cáp, truyền
hình kỹ thuật số …) và các chương trình với chất lượng ngày càng phong phú
có nội dung mới mẻ về hình thức nên đã thu hút được đông đảo người dân
quan tâm như thời sự, chiếc nón kỳ diệu, ai là triệu phú, háy chọn giá đúng
một chương trình rất vui nữa đó là ô cửa bí mật …
Thời lượng phát sóng của các chương trình truyền hình cũng ngày càng
tăng lên để đáp ứng nhu cầu nghe nhìn của người dân nội dung đặc biệt hiện
nay với những chương trình hấp dẫn và những bộ phim đặc sắc trên truyền
hình cáp và kỹ thuật số …
Hơn nữa tivi với các hình ảnh sống động, những cảnh quay hấp dẫn đã
tạo ra sự thu hút đối với người xem hiện nay. Tivi là một phương tiện là "cửa
sổ nhìn ra thế giới" không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người
dân nhưng đồng thời cũng là phương tiện giải trí được nhiều người dân lựa
chọn xem tivi được đánh giá là phương tiện giải trí rẻ tiền lại có nhiều phim,
nhiều chương trình cố định tạo tính hấp dẫn mà không gây trở ngại cho người
dân, nói chung các hộ gia đình trong xã đều có tivi để xem. Chỉ cần ngồi ở
nhà mọi người đều có thể chọn cho mình một chương trình phù hợp mình
thích để thư dãn sau một ngày học tập sáng tạo. Ngay cả những người không
có nhiều thời gian rỗi cũng có thể tranh thủ xem tivi trong bữa ăn trưa hay

tối… không chỉ ở mức độ giải trí xem tivi còn giúp ta thu thập thông tin, tri
thức mới "nó cho cô nhưng thông tin bổ ích về những gì xảy ra trong nước
cung như trên thế giới, nó giúp cô biết thêm nhiều kiến thức mà từ trước tời
giờ cô chưa biết khi xem chương trình thời sự vượt qua thử thách, đôi khi nó
giúp cô giải trí trong thời gian rảnh rỗi"
(PVS nữ 45 tuổi, nông dân)
Một hoạt động cũng thu hút được nhiều người tham gia đó là chới nhà
bạn bè hàng xóm. Xã hội Việt Nam ta từ xưa luôn có truyền thống hiếu nghĩa,
đặc biệt là trong xã hội nông thôn thì việc chơi nhà bạn bè hàng xóm trong
thời gian rỗi được mọi người quan tâm đặc biệt chiếm 44% chúng ta biết rằng
đối với người dân nông thôn, quan hệ láng riềng, tình làng nghĩa xóm luôn
được quan tâm và coi trọng, đề cao nó ăn sâu vào tiềm thức con người Việt
Nam nói chung và người dân xã Hải Hoà nói riêng. Sang chơi nhà bạn bè
hàng xóm để cùng nhau như: nói chuyện tâm sự, chia sẻ những kinh nghiệm
trong sản xuất cũng như trong chăn nuôi, có thể là bình luận về một sự kiện
nào đó mới xảy ra trong xóm mỗi khi rảnh rỗi nói dăm ba câu chuyện là một
nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nếu như đối với người
dân ở thành phố có nhiều hình thức giải trí, dịch vụ giải trí khác nhau phù hợp
với từng lựa chọn đối với những hoạt động giải trí của họ còn rất nhiều hạn
chế… thông qua các câu chuyện phiếm sự chia sẻ những kinh nghiệm … có
thể giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, gần gũi với nhau hơn trong quan hệ
láng riềng và một phần nào đó giải toả những căng thẳng mệt mỏi ức chế sau
những giờ lao động mệt nhọc, bởi con người chỉ có thể lao động, học tập, hiệu
quả khi tinh thần thoải mái và sức khoẻ dồi dào hơn nữa đối với hình thức giải
trí này con người không mất chi phí về vật chất mà chỉ chi phí về thời gian
nhưng hiệu quả giải trí cũng rất hữu hiệu.
Nghe đài cũng là một hình thức được nhiều người tham gia và quan
tâm bởi vì đối với người dân nông thôn cư dân ven biển mọi người trong xóm
chủ yếu đều đi đánh bắt hải sản ngoài biển khơi xa xôi, phương tiện giúp họ
có thể nghe được dự báo thời tiết tốt hay xấu, tranh được các cơn bão khi đi

biển đó là việc thường xuyên nghe đài. Đó là một hình thức cũng như phương
tiện giải trí vô cùng hữu ích đối với người dân nơi đây.
" Anh thường xuyên nghe đài vì đó là phương tiện giúp anh tránh được
các cơn bão khi đi biển"
(PVS nam 30 tuổi, đánh bắt hải sản)
3 . Những nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động giải trí của người
dân.
3.1 Nhận thức về giải trí.
Trong xã hội nước ta, giải trí được coi là hoạt động ngược lại với hoạt
động lao động, sản xuất. Nếu như lao động là cần thiết, là vinh quang thì giải
trí ngược lại là lười biếng là không cần thiết, là lãng phí thời gian một cách vô
bổ. Trong xã hội nông thôn với tâm lý tự cung tự cấp nên hầu hết những hoạt
động của hộ đều diễn ra trong phạm vi gia đình nếp quen này vẫn tác động
đến lối sống của người dân trong xã thể hiện ở chỗ tỷ lệ người dân tham gia
vào các dịch vụ giải trí còn thấp và chủ yếu tham gia vào các hoạt động giải
trí tại nhà.
Đối với một xã còn nghèo như Hải Hoà thì việc lao động sản xuất là rất
cần thiết, một số hình thức giải trí mà người tham gia vào những hoạt động ấy
cũng bị đánh giá theo nghĩa tiêu cực lên có hoạt động giải trí đã được tổ trức
nhưng tỷ lệ tham gia thấp: Chăm sóc bồn hoa cây cảnh, xem video, đi chùa,
nhà thờ.
"kinh tế khó khăn lên phải dành nhiều thời gian cho hoạt động sản
xuất tại nhà cần phải đi làm thêm ở ngoài để có tiên lo cho cuộc sống của gia
đình nữa, thời gian đâu mà tham gia những việc đó"
(PVS nam, 33 tuổi, phụ hồ)
- Tuy nhiên bên cạnh đó có những người quan niệm hoàn toàn khác
" Người ta chưa hiểu hết tất cả, người ta chỉ thấy mặt trái có thể do
điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, ngoài công việc của gia đình họ còn
làm thêm ở ngoại nữa nên không có thời gian cho những hoạt động này, nên
chưa nhìn thấy mặt tích cực của nó"

(PVS nam, 65 tuổi, giáo viên nghỉ hưu)
Ngoài ra ta thấy còn một số nhân tố chủ quan khác có ảnh hưởng đến
các hoạt động giải trí của người dân: Khả năng của bản thân người tham gia,
sở thích cá nhân, vai trò mà cá nhân đảm nhiệm.
3.2 Hoạt động của hệ thống nhà văn hoá xã.
Nhằm nâng cao sức khoẻ cho toàn dân và thu hút mọi tầng lớp nhân
dân tham gia do đó xã có chủ chương xây dựng 8 nhà văn hoá của 8 thôn để
có nơi sinh hoạt vui chơi cho mọi người. Duy trì tốt phong trào văn hoá văn
nghệ, thể dục thể thao của xã nhà.
+ Địa điểm đáp ứng nhu cầu đọc.
Điểm bưu điện văn hoá xã là nơi phục vụ đọc của mọi người dân trong
xã nhưng tỷ lệ người đến đọc ở bưu điện rất ít một phần là do đây là một xã
nông thôn người dân còn tất bật với cuộc sống hàng ngày của gia đình nên
không có thời gian. Nhưng đầu báo để phục vụ nhu cầu đọc chủ yếu là báo an
ninh thế giới, báo nhân dân… hai loại báo này chủ yêu thu hút được những
người chung tuổi.
Hơn nữa người người dân ít gắn bó với loại hình báo chí hiếm gặp các
tờ báo có mặt thường ngày ở làng, xã. Thường thì chỉ ở cơ quan bưu điện
huyện mới có báo, xã chỉ có một số tờ báo được đặt mua của cơ quan chính
quyền đoàn thể chức năng, những cá nhân có đặt mua báo có kỳ hạn rất hiếm.
3.3 Ảnh hưởng của mức sống tới hoạt động giải trí của người dân.
Trong xã hội nông nghiệp của ta trước kia, người nông dân quanh năm
đầu tắt mặt tối cũng chi dành dum chắt chiu đủ để chi phí cho cuộc sống hàng
ngày. Khi mà miếng cơm manh áo còn là nỗi lo thấp thỏi thì nhu cầu tinh thân
không được cá nhân quan tâm hay nghĩ đến. Ngày nay cùng với sự phát triển
công nghiệp, thương nghiệp đời sống của người dân ngày càng khá nên nhiều
có của ăn của để, đã làm cho nhu cầu tinh thần của con người ngày càng
nhiều và mong muốn được thoả mãn những nhu cầu ấy. Mặt khác, hầu hết các
hoạt động giải trí công cộng đều thuộc dạng phục vụ, hoạt động theo quy luật
cung - cầu của thị trường. Để tham gia vào các hoạt động này điều đầu tiên là

phải có kinh phí sử dụng dịch vụ. Thực tế hiện nay giá cả sinh hoạt ngày càng
nâng cao là nguyên nhân làm cho gia cả dịch vụ tăng điều này làm ảnh hưởng
đến sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân. Giải thích tại sao tỷ lệ
người dân trong xã tham gia hoạt động giải trí tại nhà chiếm tỵ lệ cao.
Qua đó cho thấy mức sống của người dân ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động giải trí.
Mức sống của mỗi hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của gia
đình đó, gia đình có thu nhập ổn định thì đời sống vật chất ổn định kéo theo
đó là đời sống tinh thân cũng tăng lên cao hơn so với những gia đình còn gặp
nhiều khó khăn. Xuất phát từ vấn đề này một lần nữa tôi muốn khẳng định
điều đó có đúng với người dân ở xã Hải Hoà hay không: Khi mà đời sống
nhân dân ở đây còn gặp không ít khó khăn về vật chất cũng như tinh thần.
Bảng 2: Ảnh hưởng của mức sống với việc xem tivi trong gia đình.
Mức
sống
Xem ti vi
Hàng ngày Vài lần Hiếm khi
Không bao
giờ
Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Khá 67 84,8 8 10,1 4 5,1 0 0 79 100
Trung
bình
265 85,5 33 10,6 12 3,9 0 0 310 100
Dưới
TB
19 76,0 3 12,0 3 12,0 0 0 25 100
Nghèo 29 76,3 6 15,8 1 2,6 2 5,3 38 100
Khác 1 100 0 0 0 0 0 0 1 100

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được các hộ có mức sống khác
nhau cung có những ảnh hưởng khác nhau khi tham gia vào hoạt động giải trí
(xem tivi). Trước hết phải nói đến những hộ có mức sống khá tỷ lệ người xem
tivi hàng ngày rất cao 67 hộ chiếm 84,8 %, vài lần 8 hộ chiếm 10,1%, hiếm
khi 4 hộ chiếm 5,1%, trong đó không có hộ nào là không bao giờ xem.
Các hộ có mức sống trung bình và dưới trung bình có tỷ lệ chênh lệch
lớn về xem tivi hàng ngày, vài lần và hiếm khi, đặc biệt không bao giờ xem
tivi ở các hộ nghèo có 2 hộ chiếm 5,3% hiếm khi 1 hộ chiếm 2,6%.
Như vậy từ những phân tích trên chúng ta nhận thấy các hộ có mức
sống cao hơn sẽ dành nhiều thời gian cho việc giải trí vì đời sống vật chất ổn
định thì tinh thần mới được thoải mái có thời gian vui chơi, ngược lại những
hộ có mức sống thấp họ phải bươn chải với cuộc sống bên ngoài để có tiền
trang trải cho cuộc sống gia đình nên họ không có nhiều thời gian cho hoạt
động giải trí.
Bảng 3: Mức sống của những hộ gia đình với việc nghe đài.
Mức
sống
Nghe đài
Hàng ngày Vài lần Hiếm khi
Không bao
giờ
Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Khá 27 35 24 31,2 21 27,3 5 6,5 77 100
Trung
bình
85 28,9 67 22,8 104 35,4 38 12,9 294 100
Dưới
TB
4 16,0 4 16,0 12 48,0 5 20 25 100

Nghèo 9 24,3 3 8,1 16 43,3 9 24,3 37 100
Khác 0 0 0 0 0 0 1 100 1 100
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy: những hộ có mức sống khá và
trung bình tỷ lệ người dân tham gia vào việc nghe đài thường xuyên hơn.
Trong tổng số 77 hộ ở mức sống khá có 27 hộ chiếm 35% hàng ngày nghe
đài, 24 hộ vài lần nghe đài chiếm 31,2%, 21 hộ hiếm khi nghe đài chiếm
27,3%, 5 hộ không bao giờ nghe đài chiếm 6,5%. Một điều đáng chú ý nữa là
mức sống của hộ dưới trung bình có tỷ lệ người tham gia nghe đài là rất thấp,
thấp hơn so với hộ nghèo. Qua đây lại một lần nữa chung ta nhận thấy những
hộ có mức sống cao họ có thời gian cho việc giải trí nhiều hơn.
Bảng 4: Mức sống của hộ gia đình với việc xem video.
Mức
sống
Xem video
Hàng ngày Vài lần Hiếm khi
Không bao
giờ
Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Khá 4 5,3 14 18,4 41 53,9 17 22,4 76 100
Trung
bình
9 3,2 35 12,2 133 46,7 108 37,9 285 100
Dưới
TB
0 0 2 8,0 11 44,0 12 48,0 25 100
Nghèo 2 6,5 0 0 8 25,8 21 67,7 31 100
Khác 0 0 0 0 0 0 1 100 1 100
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy: Có sự khác biệt về tỷ lệ xem video
gia đình khá và trung bình, mức sống của hộ trung bình có tỷ lệ người tham

gia nhiều hơn. Hàng ngày, xem video của hộ trung bình là 9 hộ chiếm 3,2%,
vài lần là 35 hộ chiếm 12,2%, hiếm khi là 133 hộ chiếm 46,7%, không bao
giờ là 108 hộ chiếm 37,9% trong tổng số 285 hộ.
Bảng 5: Mức sống của hộ gia đình với việc đọc sách báo.
Mức
sống
Đọc sách báo
Hàng ngày Vài lần Hiếm khi Không bao
giờ
Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Khá 13 17,1 25 32,9 30 39,5 8 10,5 76 100
Trung
bình 15 5,3 64 22,6 118 41,7 86 30,4 283 100
Dưới
TB 0 0 3 12 13 52 9 36 25 100
Nghèo 0 0 5 13,5 13 35,1 19 51,4 37 100
Khác 0 0 0 0 0 0 1 100 1 100
Ở bảng trên không có sự khác biệt nhiều về sự tham gia đọc sách báo
giữa các hộ gia đình mức khá và mức sống trung bình và giữa hộ có mức sống
dưới trung bình với hộ có mức sống là nghèo. Nhưng giữa các hộ có mức
sống khá và trung bình thì lại có sự chênh lệch hẳn so với những hộ dưới
trung bình và hộ nghèo bởi những hộ có mức sống dưới trung bình và nghèo
họ thường phải lao động chân tay và những công việc đồng áng, đi biển
không có thời gian để đọc sách báo so với những hộ khá và trung bình.
Bảng 6: Ảnh hưởng của mức sống với hoạt động thể dục thể thao.
Mức
sống
Thể dục thể thao
Hàng ngày Vài lần Hiếm khi

Không bao
giờ
Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Khá 16 21.6 10 13.5 21
28.
4 27 36.5 74 100
Trung
bình 38 13.3 41 14.4 63 22.1 143
50.
2 285 100
Dưới
TB 0 0 2 8.3 5
20.
8 17 70.9 24 100
Nghèo 3 8.3 2 5.6 5 13.9 26 72.2 36 100
Khác 0 0 0 0 0 0 1 100 1 100
Trong bảng 6 hầu như không có gì khác biệt giữa các hộ có mức sống
khác nhau. Nhưng nhìn chung thì các hộ có các mức sống trong bảng trên ít
tham gia vào hoạt động thể dục thể thao. Nguyên nhân ở đây có thể là do các
hộ đều không có thời gian vì hoạt động thể dục thể thao thường diễn ra vào
buổi sáng sớm hoặc là vào buổi chiều tối. Cũng có thể do hoạt động thể dục
thể thao ở một số lĩnh vực cần nhiều kinh phí như mua sắm các đồ dùng
phương tiện đầy đủ thì mới tham gia được.
Bảng 7: Ảnh hưởng của mức sống với việc sinh hoạt hội phường.
Mức
sống
Sinh hoạt hội phường
Hàng
ngày Vài lần Hiếm khi

Không
bao giờ Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Khá 7 9.1 34 44.1 29 37.7 7 9.1 77 100
Trung
bình
12 4.2 100 35.1 136 47.7 37 13 285 100
Dưới
TB
0 0 9 36 13 52 3 12 25 100
Nghèo
2 5.3 6
15.
8
22 57.9 8 21 38 100
Khác
0 0 0 0 0 0 1
10
0
1 100

×