Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập vật lí THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.06 KB, 32 trang )

SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
I. TÊN ĐỀ TÀI:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở CÁC TIẾT TỔNG KẾT CHƯƠNG, ÔN TẬP VẬT LÍ THCS
II. ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Vị trí, vai trò, tính chất của kiểu bài bài tổng kết chương, ôn tập
Ôn tập lại những kiến thức đã được học theo một hệ thống là điều hết sức
quan trọng trong công tác dạy và học nói chung và Vật lý nói riêng, thông
thường khi kết thúc một nội dung cơ bản của một chương hoặc một mạch kiến
thức liên quan giữa các bài dạy cần phải có tiết ôn tập để hệ thống lại một cách
kịp thời thông qua các bài tập cơ bản bằng nhiều hình thức để học sinh nắm
được kiến thức theo một trình tự logic, thông qua tiết ôn tập người giáo viên sẽ
biết được quá trình tiếp thu, nắm bắt kiến thức của học sinh như thế nào để từ đó
có biện pháp giúp đỡ , bồi dưỡng thêm hoặc điều chỉnh lại phương pháp dạy của
mình. Tùy theo tính chất của từng nội dung bài học người giáo viên cần có sự
chuẩn bị sao cho phù hợp với nội dung cần ôn tập.
Vật lí là một môn học khó đối với HS, chính vì vậy nó đòi hỏi người GV phải
có PPDH khoa học, lôi cuốn để biến “khó” thành dễ hiểu. Nếu GV không chịu
khó đầu tư mà vẫn sử dụng phương pháp truyền thống thì sẽ làm cho tiết học tẻ
nhạt, nặng nề đối với HS. Tiết học bình thường dạy đó khó, tiết học tổng kết
chương lại càng khó hơn. Do nội dung bài thường dài, toàn bộ kiến thức cơ bản
phải được củng cố, khắc sâu, các kiến thức có liên quan cũng cần phải xâu
chuỗi, hệ thống lại. Đã vậy tiết học này không có thí nghiệm minh họa nên
thường gây tâm lí buồn tẻ đối với HS. Ngoài ra nội dung các bài tổng kết
chương thường dài, nếu GV và HS không chuẩn bị chu đáo, các phương tiện dạy
học nhằm giúp tiết kiệm thời gian không được sử dụng thì rất khó, để cả thầy lẫn
trò có thể cùng nhau đi hết nội dung bài học cần thiết.
Từ những năm đầu mới thay sách tôi thường lúng túng trước các tiết học này.
Nhưng sau vài năm giảng dạy, tự rút kinh nghiệm bản thân kết hợp với học hỏi
đồng nghiệp tôi dần rút ra được một số biện pháp hay để khiến tiết học sinh
- 1 -


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
động hơn. Tuy đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân nhưng nhận được sự phản
hồi tích cực từ phía học sinh nên tôi cũng mạnh dạn nêu ra, rất mong được sự
quan tâm góp ý của các thầy, cô đồng nghiệp để giúp tôi có thêm nhiều kinh
nghiệm quý báu.
2. Những vấn đề chung khi dạy bài tổng kết chương, ôn tập môn vật lí
THCS
+ Thế nào là dạy học kiểu bài tổng kết chương, ôn tập môn vật lý?
Dạy học tiết ôn tập, tổng kết vật lý xét về bản chất là người giáo viên phải
giúp học sinh hệ thống được những kiến thức có liên quan đến nội dung đã học,
qua đó lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập có tính chất điển hình
trong phạm vi những kiến thức đã được học ở một số bài trước đó hoặc của cả
chương đó nhằm rèn luyện ở các em khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức,
kỹ năng một cách tích cực, tự lực và sáng tạo.
Cần chú ý ở đây, tiết ôn tập không phải là nhắc lại các kiến thức đã học
mà là để giúp học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung đã
được học
+ Cấu trúc của kiểu bài tổng kết chương, ôn tập.
Các tiết dạy tổng kết chương hoặc ôn tập Vật lý ở cấp THCS đều có cấu trúc
cơ bản như sau:
- Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ học tập cho học sinh.
- Tổ chức lớp học phù hợp với từng nội dung học tập.
- Tổ chức cho học sinh hệ thống hóa và khái quát hóa trên cơ sở đã được
chuẩn bị trước những kiến thức cần được ôn tập, tổng kết.
- Tổng kết bài học.
- Hướng dẫn công việc về nhà.
3 . Phạm vi nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới PPDH trong các tiết tổng kết
chương,ôn tập” tôi đã đem ra áp dụng cho các tiết tổng kết chương của chương
trình vật lí của toàn bộ các lớp từ khối 6 đến khối 9 ở trường THCS Ngô –

- 2 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
Quyền; THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS Nguyễn Tri Phương và nay là
trường THCS Nguyễn Đình Chiểu những lớp tôi đã được phân công giảng dạy.
Đặc biệt tôi nhận thấy nó có sức lôi cuốn rất lớn đối với học sinh khối 6 - những
học sinh mới làm quen với bộ môn vật lí
III. CƠ SỞ Lí LUẬN
1. Quan điểm chỉ đạo đổi mới PPDH Vật lí THCS
1.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (HS)- phát huy tính
chủ động của HS trong học tập bằng cách:
a. Cải tiến nâng cao hiệu quả của các PPDH theo hướng phát huy tính tích
cực chủ động của HS, thể hiện:
- Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em (bằng
cách tạo ra những tình huống có vấn đề).
- Hướng tới việc rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho HS.
+ Vấn đáp tìm tòi là phương pháp cần được phát triển rộng rãi.
+ Tạo ra các cuộc tranh luận trong HS (bằng cách đặt ra các câu hỏi mở,
tức là một câu hỏi có nhiều cách trả lời).
+ Chuyển dần từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học giải quyết vấn
đề.
b. Khuyến khích sử dụng các PPDH tich cực như PPDH nêu và giải quyết
vấn đề, các PPDH theo quan điểm kiến tạo.
1.2. Quan tâm đến phương pháp học, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.
- Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng kỹ năng .
- Chú ý tới phương pháp nhận thức đặc thù vật lí.
1.3. Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập
hợp tác trong nhóm.
1.4. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS.
1.5. phối hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp học.
2. Những giải pháp đổi mới PPDH môn vật lí THCS

2.1. Nắm bắt mức độ lượng hóa mục tiêu bài học.
- 3 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
2.2. Tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức bao gồm:
- Lựa chọn nội dung để tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức,
kỹ năng.
- Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tiếp cận và tự phát hiện kiến
thức mới.
- Tổ chức hoạt động của HS linh hoạt theo những hình thức học tập khác
nhau (toàn lớp, nhóm hoặc cá nhân).
2.3 Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học.
2.4. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS.
2.5. Đổi mới việc soạn giáo án (lập kế hoạch bài học).
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng tình hình học tập của HS
Do các bài tổng kết chương thường dài về nội dung, đòi hỏi kiến thức tổng
hợp nên nếu giáo viên (GV) không có biện pháp hiệu quả, đầu tư công sức cho
tiết dạy thì thường gây tâm lý chán học cho HS.
- HS ngại động não, suy nghĩ, chỉ quen nghe giảng, chờ đợi GV thông báo
đáp án, ít có hứng thú học tập. Do đó kiến thức hời hợt, khi phải vận dụng vào
các trường hợp cụ thể thì lúng túng, sai lầm.
- HS ngại và sợ phát biểu sai. Do đó nếu không được khích lệ. tạo điều
kiện thì thường ngồi ì, không động não.
2. Những nguyên nhân của thực trạng đó
- GV chưa tạo ra những tình huống gây sự chú ý và kích thích hứng thú
của HS, chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm phát huy
tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
- GV chưa bám sát mức độ nội dung kiến thức cơ bản mà HS cần nắm
vững nên chưa có biện pháp làm nổi bật, khắc sâu những kiến thức đó, nhất là
chưa rèn được cho HS kỹ năng nhận diện dạng bài (HS phải biết được bài tập

phải giải thuộc dạng nào, phải vận dụng kiến thức nào để giải quyết bài tập đó).
- 4 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
- HS chịu ảnh hưởng nặng nề của cách học thụ động. Những điều HS có
được sau mỗi bài học không phải là kết quả của sự hoạt động tích cực, tự lực để
chiếm lĩnh kiến thức. Do đó HS nắm kiến thức hời hợt khi vận dụng dễ mắc sai
lầm.
3. Đề xuất hướng khắc phục
- GV phải thay đổi PPDH từ lấy thầy làm trung tâm sang lấy trò làm trung
tâm, GV chỉ là người hướng dẫn, dẫn dắt HS lĩnh hội tri thức mới.
- Sử dụng phương tiện hiện đại kết hợp các phương tiện truyền thống để
lôi cuốn, hấp dẫn HS; khiến các em vui học chứ không phải miễn cưỡng mà học.
- Phải rèn luyện ngôn ngữ vật lí cho HS, hướng dẫn HS phát biểu suy
nghĩ, lí luận của mình thành lời một cách chính xác, đúng thuật ngữ vật lí.
- Phải rèn cho HS có tư duy độc lập, có kỹ năng thảo luận nhóm một cách
chủ động, hiệu quả.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. CHUẨN BỊ
Để có được một tiết học vật lí thành công thì khâu chuẩn bị rất quan
trọng. Riêng với tiết tổng kết chương thì nó lại càng quan trọng hơn. Công tác
chuẩn bị sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng của tiết học.
a.Chuẩn bị của giáo viên
GV là người dẫn dắt HS trong suốt tiết học. Vậy nhiệm vụ của giáo viên
trước tiên phải là soạn giáo án, thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện dạy
học. Đặc trưng của tiết học này là không có thí nghiệm nhưng không có nghĩa là
GV không phải chuẩn bị gì. Trước kia không có điều kiện sử dụng phương tiện
hiện đại thì ít nhất tôi cũng phải chuẩn bị cho HS một số phiếu học tập, bảng
phụ, máy chiếu hắt. Nhưng từ khi trường được trang bị phương tiện hiện đại tôi
đã tiến hành sử dụng máy chiếu đa vật thể và soạn giáo án điện tử trên phần
mềm Power Point. Công việc này quả thật rất vất vả nhưng bù lại giáo viên chỉ

phải đầu tư một lần, từ những năm sau giáo viên chỉ cần chỉnh sửa nội dung nếu
thấy cần thiết.
- 5 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
b.Chuẩn bị của học sinh
Tất cả các học sinh trong lớp đều phải ôn lại toàn bộ nội dung đã học trong
chương và phải trả lời sẵn các câu hỏi ở phần “Tự kiểm tra” vào vở ghi. Ngoài
ra mỗi nhóm phải chuẩn bị ít nhất một bút dạ và một số giấy trắng khổ A
4
.
2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRÊN LỚP
A . Đối với tiết tổng kết chương:
Trên cơ sở cả giáo viên và học sinh đã chuẩn bị tốt cho tiết học tôi cũng
thường thiết kế một tiết học tổng kết chương tuần tự như các mục mà sách giáo
khoa đã đưa ra.
a. Phần tự kiểm tra
Để học sinh tiếp thu tốt phần sau (phần vận dụng) thì điều quan trọng hàng
đầu của giờ học là giáo viên cần làm việc với học sinh toàn bộ phần tự kiểm tra.
Do đó khi vào tiết học thì việc đầu tiên không thể thiếu là kiểm tra phần chuẩn
bị của HS. Tôi thường phân HS theo nhóm cố định từ đầu năm, cho HS trong
nhóm bầu lên một bạn làm nhóm trưởng, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra việc
chuẩn bị của các bạn trong nhóm từ giờ truy bài. Khi giáo viên vào lớp các
nhóm trưởng tự đứng lên báo cáo cho giáo viên.
Với suy nghĩ cá nhân tôi thì “Tự kiểm tra” có nghĩa là học sinh tự kiểm
tra lẫn nhau nên nếu lớp cá cá nhân xuất sắc thì tôi thường chọn ra một học sinh
có năng lực làm người điều khiển lớp thảo luận các câu hỏi phần tự kiểm tra.
Giáo viên chỉ là trọng tài cho việc trao đổi và thảo luận, cũng là người cuối
cùng khẳng định câu trả lời cần có. Giáo viên nhắc bạn điều khiển dành nhiều
thời gian cho những câu liên quan tới những kiến thức và kỹ năng mà nhiều học
sinh chưa nắm vững, còn những câu mà mọi học sinh trong lớp đó nắm vững rồi

thì có thể đi nhanh, thậm chí bỏ qua một số câu loại này nếu không thật sự cần
thiết, để dành thời gian cho các phần sau. Giáo viên cần đặc biệt tập trung vào
các câu quan trọng bằng cách khuyến khích học sinh phát biểu, trao đổi, thảo
luận những suy nghĩ và hiểu biết riêng của mình. Trong quá trình này giáo viên
có thể cho điểm một số cá nhân xuất sắc.
- 6 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
Nếu trong lớp không có học sinh nào có khả năng điều khiển lớp thì tôi chia
các câu hỏi trong phần ‘tự kiểm tra” thành một số gói câu hỏi trên máy cho các
nhóm lựa chọn (số câu hỏi chia đều cho các nhóm). Khi các nhóm lần lượt chọn
gói câu hỏi của riêng mình thì GV lật các hộp câu hỏi đó trên máy cho đại diện
nhóm đó trả lời và để các nhóm khác nhận xét, đánh giá. Khi các câu nhóm đã
trả lời hết các câu hỏi GV nhận xét chung về việc chuẩn bị của các nhóm, khen
ngợi các nhóm chuẩn bị tốt nhất, trả lời đúng nhất. Tôi thấy đây cũng là một
biện pháp gây hứng thú, kích thích được sự thi đua trong học tập giữa các nhóm.
b. Phần vận dụng
Đối với phần vận dụng, giáo viên cần yêu cầu học sinh tập trung làm các
câu liên quan tới những kiến thức và kỹ năng mà học sinh chưa vững qua phần
tự kiểm tra và làm các câu đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức và kỹ
năng thuộc yêu cầu mà học sinh cần đạt được như mục tiêu bài học đề ra. Với
các câu hỏi dạng trắc nghiệm tôi thường cho học sinh hoạt động trong nhóm
nhỏ. Thi xem nhóm nào nhanh và đúng nhất thì nhóm đó dành chiến thắng. Các
câu hỏi dạng tự luận còn lại cho học sinh làm việc cá nhân. Trong quá trình
chữa, giải đáp các câu hỏi này giáo viên nên cho điểm một số em. Cuối phần này
nếu ước lượng còn thời gian cho phép tôi thường cho học sinh hoàn thành một
số biểu bảng mang tính chất tổng hợp kiến thức. Nếu giáo viên sợ ảnh hưởng
đến thời lượng của phần sau thì cung cấp luôn biểu bảng đó hoàn thiện. Sau đây
tôi xin được minh họa bằng một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Tiết tổng kết chương I- Cơ học (vật lí 6).
Đại lượng Kí hiệu Đơn vị đo Dụng cụ đo Công thức

Độ dài l m thước
Thể tích V m
3
Bình chia độ
Lực F N Lực kế
Khối lượng m Kg Cân m = D.V
Trọng lượng
(trọng lực)
P N
Lực kế P = d.V
P=10m
- 7 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
Khối lượng
riêng
D Kg/m
3
Cân + bình
chia độ
D =
V
m
Trọng lượng
riêng
d N/m
3
Lực kế +
bình chia độ
d =
V

P
Ví dụ 2: tiết tổng kết chương I- Điện học (vật lí 9).
bảng 1
Kiến thức cơ bản :
Đoạn mạch
Hiệu điện
thế
Cường độ
dòng điện
Điện trở Tính chất
Nối tiếp U = U
1
+ U
2
I = I
1
= I
2
R = R
1
+ R
2
2
1
2
1
R
R
U
U

=
Song song U= U
1
= U
2
I = I
1
+ I
2
21
111
RRR
+=
1
2
2
1
R
R
I
I
=
Lưu ý : Khi hai điện trở mắc nối tiếp thì nên áp dụng công thức:

21
21
RR
RR
R
+

=
Mở rộng đoạn mạch gồm n điện trở :
Đoạn mạch Hiệu điện thế
Cường độ dòng
điện
Điện trở
Nối tiếp U = U
1
+ U
2

+…+U
n
I = I
1
= I
2
=…=I
n
R = R
1
+ R
2
+…+R
n
Song song U= U
1
= U
2
=…= U

n
I = I
1
+ I
2
+…+ I
n
n
RRRR
1

111
21
+++=
Bảng 2 :
Đại lượng Kí hiệu Đơn vị Công thức tính
Cường độ dòng
điện
I A
R
U
I =
Hiệu điện thế U V U = I.R
- 8 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
Điện trở R Ω
I
U
R =
;

S
l
R
ρ
=
Công A J A = P.t = U.I.t =I
2
Rt =
t
R
U
2
Công suất P W
IU
t
A
P .==
= I
2
R =
R
U
2
Nhiệt lượng Q J Q = I
2
.R.t = UIt =
t
R
U
2

Ví dụ 3: tiết tổng kết chương III- Quang học (vật lí 9).
Loại thấu kính Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì
Nhận dạng
- Phần rìa mỏng hơn phần
giữa
- Nếu hứng ánh sáng mặt
trời thì cho chùm hội tụ
-
Phần giữa mỏng hơn phần rìa
- Nếu hứng ánh sáng mặt trời
thì cho chùm phân kì
-
Điều kiện cho
ảnh ảo
Vật nằm trong khoảng tiêu
cự (d < f)
Mọi vị trí của vật
Tính
chất
ảnh
ảo
Chiều Cùng chiều với vật
Độ lớn Lớn hơn vật Nhỏ hơn vật
Vị trí Xa thấu kính hơn so với vật Gần thấu kính hơn so với vật
Điều kiện cho
ảnh thật
Vật nằm ngoài khoảng tiêu
cự (d > f)
Không cho ảnh thật ở mọi vị
trí của vật

Tính
chất
ảnh
thật
Chiều Ngược chiều với vật
Độ lớn
Phụ thuộc vào vị trí của vật
* Nhỏ hơn vật khi d > 2f
* Lớn hơn vật khi f < d < 2f
* Bằng vật khi d = 2f
Vị trí
Vật càng xa TK ảnh càng
gần tiêu điểm
- 9 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
Tôi nhận thấy biểu bảng giúp hệ thống, xâu chuỗi kiến thức một cách
khoa học, logic giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ. Nhờ có biểu bảng học sinh học
thuộc bài nhanh hơn, kiến thức đọng lại trong đầu lâu hơn.
c. Phần trò chơi
Thiết kế chung của các tiết tổng kết chương trong chương trình vật lí THCS
là ở phần cuối bài có trò chơi ô chữ. Tuy nhiên tôi nhận thấy nếu cứ bê nguyên ô
chữ đó ra cho học sinh chơi thì hiệu quả sẽ rất thấp. Do một số học sinh dùng
sách cũ đã sẵn có đáp án, hoặc đơn giản là do một số học sinh chăm học, tò mò
đã giải sẵn ở nhà nên trò chơi sẽ không còn gì là hấp dẫn khi hầu như tất cả đó
biết đáp án.
Tôi thường thiết kế một ô chữ khác để tăng tính khách quan hấp dẫn cho trò
chơi. Sau đây tôi xin minh họa bằng một vài ví dụ.
Ví dụ 1: Ô chữ dùng cho tiết tổng kết chương I – Cơ học (vật lí 6)
• Theo hàng ngang:
1. Tên một loại cân. (8 ô)

2. Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo. (9 ô)
3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ. (7 ô)
4. Đại lượng được đo bằng cân. (9 ô)
5. Dụng cụ đo thể tích vật rắn không thấm nước. (8 ô)
R Ô B E C V A N
G I Ơ I H A N Đ O
T H E T I C H
K H Ô I L U O N G
B I N H T R A N
* Hàng dọc là ô chữ gì? ( Vật lí)
Ví dụ 2: Ô chữ dùng cho tiết tổng kết chương III -Điện học (vật lí 7)
• Theo hàng dọc:
a. Tác dụng của dòng điện dùng để mạ điện (6 ô).
b. Vật bị nhiễm điện là vật mang ……………. (8 ô).
c. Dụng cụ đo cường độ dòng điện (6 ô).
- 10 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
d. Tác dụng của dòng điện được ứng dụng để chế tạo nam châm điện
(2 ô).
e. Thiết bị cung cấp dòng điện (9 ô).
f. Tác dụng làm nóng vật dẫn của dòng điện (5 ô).
g. Hai đèn được mắc sao cho dòng điện qua chúng là bằng nhau. (7 ô)
h. Hai đèn được mắc sao cho hiệu điện thế của chúng là bằng nhau (8
ô)
i. Tên một thiết bị dùng để đóng ngắt mạch điện (7 ô)
j. Tên một thiết bị dùng để bảo vệ mạch điện (6 ô)
k. Tên một thiết bị ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện (7 ô

Đ N N B
I G O C C E

H E A U I O Â P
O N M Ô N T S N U Đ
A T P T N H I O G C I
H I E U Đ I E N T H E
O C K I E P G A I N
C H E E T S C
N O
N
G
* Hàng ngang là ô chữ gì ?(hiệu điện thế)
Ví dụ 3 : Ô chữ dùng cho tiết tổng kết chương II - Nhiệt học (vật lí 8)
• Theo hàng ngang :
1. Dạng năng lượng của vật được xác định bằng tổng động năng của các
phân tử cấu tạo nên vật. (9 ô)
2. Chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật phụ thuộc vào yếu tố này.
(7 ô)
3. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn. (8 ô)
4. Một cách làm biến đổi nội năng của vật. (12 ô)
- 11 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
5. Vận tốc chuyển động của phân tử phụ thuộc vào yếu tố nào ( 7 ô)
6. Tên một hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất lỏng và chất khí.
(6 ô)
7. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg một chất để nó tăng thêm 1 độ C. (14
ô)
8. Dạng năng lượng có quan hệ với chuyển động cơ học. (6 ô)
9. Tên một hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra trong chân không. (10 ô).
10. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh thì vật sẽ (7 ô)
N H I E T N Ă N G
N H I Ê T Đ Ô

D A N N H I E T
T H U C H I Ê N C Ô N G
N H I Ê T Đ Ô
Đ Ô I L Ư U
N H I Ê T D U N G R I Ê N G
C Ơ N Ă N G
B Ư C X A N H I Ê T
N O N G L Ê N
* Hàng dọc là ô chữ gì ?(nhiệt lượng)
Ví dụ 4 : Ô chữ dùng cho tiết tổng kết chương I - Điện học (vật lí 9).
* Theo hàng ngang :
1. Cách mắc mạch điện để có I
1
= I
2
. (10 ô)
2. Dụng cụ đo hiệu điện thế. ( 5 ô)
3. Bộ môn nghiên cứu về điện. (7 ô)
4. Đại lượng đặc trưng cho sự mạnh, yếu của dòng điện. (7 ô)
5. Đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện. (7 ô)
6. Cách mắc để có U
1
= U
2
. (8 ô)

M Ă C N Ô I T I Ê P
V Ô N K Ê
- 12 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS

Đ I Ê N H O C
C Ư Ơ N G Đ Ô
Đ I Ê N T R Ơ
S O N G S O N G
* Hàng dọc là ô chữ gi? (Công tơ)
Ngoài ra ở một số tiết tổng kết chương tôi cũng mạnh dạn thay đổi trò chơi ô
chữ bằng một trò chơi khác. Sau khi xem chương trình “Chiếc nón kì diệu” tôi
chợt nảy ra ý tưởng thiết kế một trò chơi tương tự cho HS chơi. Xin tạm gọi trò
chơi này là “Đoán tên danh nhân”.Tôi đưa ra một ô chữ trên bảng phụ (nếu
không dạy trên máy) đã được dán kín và một số các câu hỏi mà học sinh sẽ phải
trả lời (số câu hỏi bằng với số ô chữ). Ô chữ đó viết tên một danh nhân nào đó.
Thường tôi chọn tên một nhà bác học vật lí điển hình gắn với nội dung của
chương mà các em vừa học. Cách chơi như sau:
Trước tiên GV giới thiệu ô chữ (VD: Ô chữ này gồm có ……ô. Đây là tên một
nhà bác học vật lí đó có công ……). Sau đó GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội
được chọn một ô bất kì và phải trả lời câu hỏi tương ứng (do giáo viên quy định
trước). Nếu đội nào trả lời đúng câu hỏi được lật ô đó và có quyền trả lời toàn bộ
ô chữ. Nếu đội không trả lời được phải nhường ngay quyền trả lời cho đội bạn
hoặc trả lời được nhưng không đoán được ô chữ vẫn phải chuyển cho đội bạn.
Cứ như vậy, đội nào giải được ô chữ trước đội đó sẽ giành chiến thắng. Sau đây
tôi xin minh họa một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Ô chữ dành cho tiết tổng kết chương II - Nhiệt học (vật lí 6)

C E L S I U S
Ô chữ này gồm có 7 ô, tôi chuẩn bị 7 câu hỏi từ a đến h. Nếu HS chọn ô số 1
phải trả lời câu hỏi g, chọn ô số 2 phải trả lời câu hỏi b, tương tự 3-d, 4-a, 5-c, 6-
h, 7-e.
a. Tại sao trên đường ống dẫn hơi lại có những đoạn uốn cong ?
b. Vì sao khi đun nước không nên đổ nước đầy thật đầy nồi ?
c. Tại sao khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng thì mực thủy ngân

mới đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao ?
- 13 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
d. Tại sao đinh vít bằng sắt có ốc bằng đồng khi bị kẹt có thể mở được dễ
dàng khi hơ nóng, còn đinh vít bằng đồng có ốc bằng sắt lại không thể làm
như thế ?
e. Nếu thả một miếng thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc có nóng chảy
không ?
g. Rượu ở trạng thái nào khi nhiệt độ của nó là 100
o
C ?
h. Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ nhìn
thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh?
Ví dụ 2: Ô chữ dành cho tiết tổng kết chương III – Quang học (vật lí 9)

Ô chữ này có 6 ô và 6 câu hỏi tương ứng tôi đưa ra là:
1. Một kính lúp có số bội giác là 4x thi có tiêu cự là bao nhiêu?
2. Một kinh lúp có tiêu cự là 5 cm thì có số bội giác là bao nhiêu?
3. Giải thích tại sao có mây trắng lẫn mây đen trên bầu trời?
4. Giải thích tại sao vào một ngày đẹp trời một người mặc một bộ đồ lặn
màu trắng lặn sâu xuống nước biển thì khi đó bộ đồ lặn có màu lam?
5. Để trời nắng đặt tay lên yên xe ta thấy nóng hơn các bộ phận khác. Hãy
giải thích?
6. Tại sao côn trùng sống ở và vùng núi cao thường có màu tối?
* Giáo viên thông báo thêm: Galilê là người đầu tiên chế tạo kính thiên văn
năm 1610 bằng cách ghép các thấu kính hội tụ và phân kì với nhau. Kính
này có độ phóng đại 14x.
d. Phần dặn dò,hướng dẫn về nhà
Trong sách bài tập mà học sinh đang sử dụng không có phần bài tập sau mỗi
tiết kiểm tra. Nhưng tiết sau đó học sinh thường phải làm bài kiểm tra một tiết.

Do vậy việc hướng dẫn, dặn dò công việc ở nhà là rất quan trọng.Với đặc trưng
của SGK vật lí mới là không kiểm tra HS nặng nề về lí thuyết mà chú trọng
- 14 -
G A L I L Ê
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
kiểm tra kỹ năng vận dụng lí thuyết vào bài tập tôi thường giao bài tập về nhà
cho các em bằng phiếu học tập. Trong đó chú trọng các dạng bài tập trắc nghiệm
như: khoanh tròn đáp án đúng, nối câu, điền khuyết……Ngoài ra với khối 8 và
khối 9 tôi giao thêm cho các em một hoặc hai bài tập nâng cao để tìm, phát hiện
và bồi dưỡng học sinh giỏi. Phiếu bài tập sẽ được chữa vào đầu tiết sau hoặc tiết
học tự chọn. Trước khi chữa, tôi thu phiếu để có thể chấm một số bài lấy vào
điểm hệ số 1. Sau đây là một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Phiếu học tập sau tiết tổng kết chương III- Điện học (vật lí 7)
I. Khoanh tròn vào các đáp án đúng:
1.Phát biểu nào sau đây đúng:
A.Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các elêctrôn không mang
điện chuyển động quanh hạt nhân.
B.Một vật trung hòa về điện, nếu nhận thêm êlectrôn sẽ mang điện tích dương.
C.Một vật bị nhiễm điện âm, nếu mất bớt êlectrôn có thể vẫn bị nhiễm điện âm.
D.Bình thường nguyên tử là trung hòa về điện và tổng điện tích âm của các
êlectrôn bằng điện tích dương của hạt nhân.
2 .Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:
A.Mạch điện có dây dẫn ngắn.
B.Mạch điện không có cầu chì.
C.Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
D.Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai đầu của công tắc.
3.Muốn mạ bạc cho một cái nhẫn bằng đồng thì chiếc nhẫn phải được nối với
cực nào của nguồn điện? Mặt khác dung dịch được sử dụng ở đây là gì?
A.Nhẫn được mắc với cực âm của nguồn điện và sử dụng dung dịch muối đồng
(C

u
SO
4
).
B.Nhẫn được mắc với cực dương của nguồn và sử dụng dung dịch muối đồng
( C
u
SO
4
).
C.Nhẫn được mắc với cực âm của nguồn và sử dụng dung dịch muối bạc
(A
g
NO
3
).
- 15 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
D.Nhẫn được mắc với cực dương của nguồn điện và sử dụng dung dịch muối
bạc (A
g
NO
3
).
II. Bài tập tự luận:
Có 3 đèn giống hệt nhau. Có bao nhiêu cách mắc các đèn vào nguồn. Độ sáng
của đèn như thế nào nếu nguồn có hiệu điện thế bằng giá trị định mức của mỗi
đèn?
Ví dụ 2: Phiếu học tập sau tiết tổng kết chương I - Nhiệt học(vật lí 8)
I. Khoanh tròn vào đáp án đúng.

1. Nguyên nhân nào giải thích được hiện tượng khi hơi nước ngưng tụ thành
nước ở thể lỏng, thể tích giảm?
A. Kích thước của phân tử giảm.
B. Khoảng cách giữa các phân tử giảm.
C. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi.
D. Cả 3 nguyên nhân A,B,C.
2. Đem nung 2 thỏi đồng có khối lượng m
1
và m
2
(m
1
>m
2
) có cùng nhiệt độ ban
đầu lên đến cùng nhiệt độ cuối cùng. Có thể kết luận như thế nào sau đây?
A. Thỏi đồng m
1
thu nhiệt lượng lớn hơn thỏi đồng m
2
.
B. Thỏi đồng m
1
thu nhiệt lượng nhỏ hơn thỏi đồng m
2
.
C. Hai thỏi đồng thu nhiệt lượng bằng nhau.
D. Chưa đủ yếu tố để so sánh.
3. Khi đi xe đạp xuống dốc, để xe có chuyển động đều, ta phải thắng để hãm
bớt vận tốc. Sau một lúc, vành bánh xe nóng lện Dạng năng lượng nào đã biến

thành nhiệt?
A. Động năng.
B. Thế năng.
C. Động năng và thế năng.
D. Một dạng năng lượng khác.
II. Bài tập tự luận:
- 16 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
Một xe máy chạy với vận tốc v = 72km/h trên suốt đoạn đường với lực phát
động của động cơ là F = 1000N. Hiệu suất của động cơ xe là H = 20%. Tính
lượng nhiên liệu cần thiết cho 100km. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của nhiên
liệu là 46.10
6
J/kg.
Ví dụ 3: Phiếu học tập sau tiết tổng kết chương 2 - Điện từ học (vật lí 9)
I. Khoanh tròn vào đáp án đúng.
1.Vật nào sau đây ứng dụng hoạt động từ của dòng điện ?
A.Bàn là.
B. Bóng đèn dây tóc.
C. Động cơ điện.
D.Nồi cơm điện.
2. Từ trường của một ống dây có dòng điện chạy qua mạnh nhất ở vị trí nào?
A. Chính giữa ống dây.
B. Gần hai đầu ống dây.
C. Ở hai đầu ống dây.
D. Ở mọi điểm xung quanh ống dây.
3. Đường dây tải điện Bắc – Nam có hiệu điện thế 500 000V, có chiều dài
1700km. biết rằng cứ 1000m dây dẫn thì có điện trở 0,1 Ω. Cần truyền công suất
là 10 000 000kw từ Bắc vào Nam thì công suất hao phí sẽ là:
A. 0,68. 10

10
W. B. 6,8.10
10
W.
C. 0,70. 10
12
W. D. 0,66. 10
11
W.
II. Bài tập tự luận
Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp cú 40000 vòng.
a. Máy đó là máy tăng thế hay máy hạ thế ?
b. Đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp hiệu điện thế 400V. Tính hiệu điện thế ở hai
đầu cuộn thứ cấp ?
c. Điện trở của đường dây truyền đi là 40Ω, công suất truyền đi là 1000000W.
Tính công suất hao phí trên đường truyền do tỏa nhiệt trên đường dây ?
B. Đối với tiết ôn tập:
- 17 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
a / Các dạng bài tập Vật lý THCS thường áp dụng.
Bài tập vật lý cần lựa chọn ở các tiết ôn tập là một câu hỏi hoặc một vấn đề
học tập được đặt ra cho học sinh tìm câu trả lời hoặc lời giải, trên cơ sở vận
dụng các kiến thức, kỹ năng vật lý, tiến hành các suy luận logic hoặc toán học.
Đối với cấp THCS, các bài tập vật lý thường được ra chủ yếu dưới dạng bài tập
định tính, bài tập định lượng hoặc kết hợp cả hai và được thể hiện bằng hình
thức trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận. Cụ thể về từng dạng bài tập vật lý thể
hiện như sau:
+ Dạng bài tập định tính:
Đây là dạng bài tập thường bắt đầu bằng những câu hỏi xuất phát từ các hiện
tượng trong cuộc sống hàng ngày, dạng bài tập này học sinh chỉ cần trả lời thông

qua diễn đạt ngôn ngữ ( ít khi phải dùng đến biểu thức toán). Nét cơ bản của
dạng bài tập này là giúp cho các em cách sắp xếp ý tưởng và trình bày những
suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, mạch lạc.
* Ví dụ: Nhận biết hoặc giải thích các hiện tượng như: Cầu vồng, phản xạ, khúc
xạ ánh sáng…
Dạng bài tập này phổ biến nhiều ở các khối 6 và 7
+ Dạng bài tập định lượng:
Là loại bài tập vật lý mà muốn giải quyết nó ta phải thực hiện một loạt các
phép tính. Dựa vào mục đích dạy học ta có thể phân loại bài tập dạng này thành
2 loại cơ bản sau:
Là loại bài tập vật lý mà muốn giải quyết nó ta phải thực hiện một loạt các
phép tính. Dựa vào mục đích dạy học ta có thể phân loại bài tập dạng này thành
2 loại cơ bản sau:
*Ví dụ: Cho điện trở R= 10 ôm, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở đó là
12V. Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó.
* Ví dụ: Một cục nước đá có thể tích V= 360 cm
3
nổi trên mặt nước. Biết trọng
lượng riêng nước đá là 9.10
3
N/m
3
,của nước là 10
4
N/m
3
a) Tính thể tích phần cục nước đá ló ra khỏi mặt nước.
- 18 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
b) So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan

ra hoàn toàn.
Đặc biệt khi các câu hỏi loại này được nêu dưới dạng trắc nghiệm khách quan
thì yêu cầu học sinh phải nhớ kết quả cuối cùng đã được chứng minh trước đó
để giải nó một cách nhanh chóng. Vì vậy yêu cầu học sinh phải hiểu bài một
cách sâu sắc để vận dụng kiến thức ở mức độ cao.
Ví dụ: Một cục nước đá khi tan hoàn toàn thành nước thì khối lượng và thể tích
của nó thay đổi như thế nào so với ban đầu?
A. Khối lượng tăng lên,thể tích không đổi.
B. Khối lượng giảm đi, thể tích không đổi.
C. Khối lượng không đổi, thể tích tăng lên.
D. Khối lượng không đổi, thể tích giảm đi.
b/ Thống kê số tiết ôn tập vật lý cấp THCS.(Theo phân phối chương trình
vật lí dựa theo nội dung giảm tải của phòng GD&ĐT Thăng Bình vào ngày
09/02/2012)
Tổng số tiết ôn tập, tổng kết chương môn vật lý cụ thể ở các khối lớp như sau:
* Khối 6 : 03 tiết ôn tập, 02 tiết tổng kết chương
( HKI: 02 tiết ôn tập, 0 tiết tổng kết chương – HKII: 01 tiết ôn tập, 02 tiết tổng
kết chương).
Nội dung chủ yếu của các tiết dạy này là cũng cố những kiến thức ở mức độ
khái niệm đơn giản có liên quan đến các đại lượng vật lý hoặc các hiện tượng
vật lý. Dạng bài tập củng cố chủ yếu là dưới dạng định tính, một số bài tập định
lượng đơn giản thuộc loại bài tập dượt.
* Khối 7 : 01 tiết ôn tập, 03 tiết tổng kết chương ( HKI: 0 tiết ôn tập, 02 tiết tổng
kết chương – HKII: 01 tiết ôn tập, 01 tiết tổng kết chương). Nội dung chủ yếu
của các tiết học này là củng cố và khắc sâu một số kiến thức liên quan đến hiện
tượng vật lý, đại lượng vật lý và bước đầu làm quen với định luật vật lý. Các bài
tập củng cố kiến thức chủ yếu dưới dạng bài tập định tính và câu hỏi thực tế.
- 19 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
* Khối 8 : 04 tiết ôn tập, 02 tiết tổng kết chương ( HKI: 02 tiết ôn tập, 0 tiết tổng

kết chương – HKII: 02 tiết ôn tập, 02 tiết tổng kết chương). Nội dung chủ yếu ở
các tiết học này là củng cố khắc sâu về mặt định lượng trong việc hình thành các
khái niệm và định luật vật lý. Dạng bài tập trong chương trình vật lý 8 chủ yếu
là bài tập định lượng.
* Khối 9 : 16 tiết ôn tập (kể cả các tiết bài tập trong sách giáo khoa ), 03 tiết tổng
kết chương ( HKI: 10 tiết ôn tập, 01 tiết tổng kết chương – HKII: 06 tiết ôn tập,
02 tiết tổng.kết.chương)
Vật lý THCS, yêu cầu cụ thể của chương trình là rèn luyện khả năng phân tích,
tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được, khả năng tư duy trừu tượng,
khái quát trong xử lý thông tin để hình thành khái niệm, rút ra quy tắc, quy luật
và định luật vật lý. Các kiến thức chủ yếu trong các tiết ôn tập, tổng kết là khắc
sâu một cách có hệ thống những quy tắc, định luật, quy luật vật lý, dạng bài tập
ở đây chủ yếu là bài tập định lượng có tính tổng hợp.
c/ Những khó khăn cơ bản khi dạy kiểu bài ôn tập Vật lý THCS.
Hiện nay, khi dạy các bài ôn tập Vật lý, giáo viên thường rất khó khăn khi
soạn giáo án, soạn như thế nào để vừa đảm bảo được mục tiêu đề ra lại vừa đảm
bảo được về mặt thời gian của một tiết học, nếu không có sự đầu tư chuẩn bị từ
trước thì hầu như tiết ôn tập được xem như quá trình dò lại bài cũ, hay liệt kê lại
kiến thức mà chưa làm rõ, chưa khái quát cũng như hệ thống lại được toàn bộ
nội dung hoặc mối liên hệ của những kiến thức có trong chương. Đặc biệt là một
số tiết ôn tập (các tiết đã được điều chỉnh) theo PPCT thì sách giáo khoa và sách
giáo viên không đề cập đến tiết này nên việc lựa chọn nội dung ôn tập càng khó
khăn hơn cho giáo viên. Một vấn đề nữa đó là đối tượng học sinh của chúng ta
thường rất đa dạng, ít đồng đều về mặt nắm bắt kiến thức, đây là một vấn đề tác
động không nhỏ trong quá trình dạy tiết ôn tập.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIỂU BÀI ÔN TẬP VẬT LÝ CẤP
TRUNG HỌC CƠ SỞ.
- 20 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
Thông qua các đợt tập huấn chuyên đề về công tác đổi mới phương pháp dạy

học, theo định hướng này thì người giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn, điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo. Còn học sinh là chủ
thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện. Sự chủ động trong học tập thể hiện
ở chỗ học sinh tự giác, sẵn sàng tham gia vào hoạt động học tập dưới sự điều
khiển của giáo viên, học sinh hứng thú, hào hứng trong quá trình học tập, chủ
động trao đổi với nhau và với giáo viên nhiều hơn, không tiếp thu kiến thức một
cách thụ động mà luôn lật đi lật lại vấn đề…
Từ những vấn đề trên, khi dạy các bài ôn tập, tổng kết Vật lý THCS, từ kinh
nghiệm của bản thân tôi vận dụng theo một quy trình như sau:
Qui trình thực hiện khi dạy bài ôn tập vật lý:
* Bước 1: Chuẩn bị.
- Ở tiết học trước đó, giáo viên đề nghị học sinh ôn tập các kiến thức cần vận
dụng, nếu là tiết tổng kết chương thì học sinh phải tự làm trước phần tự kiểm tra,
đối với phần vận dụng tùy theo khả năng nhưng phải xem hoặc làm trước ở nhà.
Nếu là tiết ôn tập mà nội dung bài tập đã cho sẵn trong sách giáo khoa giáo viên
cũng yêu cầu học sinh phải làm trước ở nhà. Trong trường hợp tiết ôn tập thuộc
tiết thêm theo phân phối chương trình hoặc không có nội dung quy định sẵn thì
giáo viên phải lựa chọn một số câu hỏi, bài tập phù hợp và làm thành đề cương
ôn tập cụ thể để học sinh có cơ sở ôn tập trước.
Ví dụ : Vật lý 6 tuần 8 có thêm tiết ôn tập, giáo viên phải ra đề cương theo
từng đơn vị kiến thức cơ bản thuộc 8 bài học trước đó (không nhất thiết bài nào
cũng phải có câu hỏi hoặc bài tập mà ra theo hệ thống và có liên quan với
nhau…). Khi soạn các nội dung cho tiết học này nên phân bố theo từng cấp độ
nhận thức và phải phù hợp với trình độ của học sinh trong mỗi lớp. Có thể soạn
hệ thống câu hỏi ôn tập cho tiết này theo trình tự sau:
1/ Tự kiểm tra:
+ Nêu trình tự các bước đo độ dài của một vật.
- 21 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
+ Nêu cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước có hình dạng

phức tạp.
+ Khối lượng của một vật cho ta biết gì. Đơn vị khối lượng thường dùng.
+ Thế nào là hai lực cân bằng? Khi tác dụng lực lên một vật nó thường
gây ra những biến đổi nào?
+ Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực. Đơn vị lực.
2/ Vận dụng:
* Trắc nghiệm:
Câu 1: Đo chiều dài của SGK Vật lý 6 bằng thước đo có GHĐ là 30cm và
ĐCNN là 2mm. Kết quả nào ghi sau đây là đúng ?
A. 23,8 cm ; B. 23,9 cm ; C. 24 cm ; D. 24,1 cm
Câu 2: Khi sử dụng bình tràn, bình chứa và bình chia độ để đo thể tích của vật
rắn không thấm nước, thì thể tích của vật rắn bằng:
A. Thể tích nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.
B. Thể tích nước trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.
C. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?
1. Khối lượng của một hộp kẹo chỉ số kẹo trong hộp đó
2. Lực do dòng nước đẩy thuyền trôi và lực do sợi dây neo thuyền lại là hai lực
cân bằng.
3. Lực làm cho vật đang chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
4. Nếu không chịu tác dụng của không khí thì vật nặng rơi theo phương thẳng
đứng, còn nếu chịu tác dụng của không khí thì vật nặng có thể rơi theo phương
không thẳng đứng.
* Tự luận:
Bài 1: Em hiểu các con số sau như thế nào ?
A. Cà Mau 36 Km ( Biển báo cột cây số trên đường quốc lộ).
- 22 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS
B. 0,5 lít ( Ghi trên vỏ chai nước khoáng)

C. 200g ( Ghi trên vỏ gói kẹo).
Bài 2: Treo một vật nặng bằng một sợi dây.
a) Có những lực nào tác dụng lên vật? Tại sao vật có thể đứng yên?
b) Khi cắt dây thì có hiện tượng gì xãy ra? Tại sao ?
Bài 3: Một cái tháp nhỏ và đặc bằng sứ được để chìm trong một bể cá cảnh có
dạng hình hộp chữ nhật. Chỉ cần dùng một thước đo độ dài có ĐCNN phù hợp là
xác định được thể tích của cái tháp đó, em hãy trình bày cách làm trên.
- Khi học sinh đã có được hệ thống câu hỏi ôn tập trước thì giáo viên yêu cầu
học sinh về nhà chuẩn bị trước, ghi chép ra những điều chưa hiểu, những câu
chưa làm được … để đến lớp trao đổi thêm với bạn bè hoặc hỏi thêm giáo viên.
- Tùy theo nội dung bài học cần phải có hoạt động nhóm, giáo viên nên phân
công các nhóm học tập từ trước để không mất thời gian ở tiết học phải thực hiện
khâu này.
- Để có nội dung phù hợp và mang tính hệ thống đúng đặc trưng của kiểu bài
ôn tập, tổng kết giáo viên phải có sự lựa chọn trước các câu hỏi hoặc bài tập
khác nhau, để yêu cầu học sinh phải thực hiện trong tiết học đó mà không nhất
thiết phải làm hết tất cả nội dung mà sách giáo khoa trình bày trong bài ôn tập
hoặc tổng kết. Trong đó bao gồm:
* Các bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
* Các bài tập định tính, bài tập tính toán, các bài tập trắc nghiệm khách quan về
các vấn đề lý thuyết ( Mức độ biết và hiểu) và các bài tập tự luận ( thường là các
bài tập tính toán hoặc giải thích một vấn đề nào đó).
* Các bài tập có nhiều cách giải khác nhau.
* Các bài tập để ra thêm cho học sinh khá và giỏi, trong khi chờ đợi các học
sinh khác chưa giải xong bài tập mà giáo viên ra chung cho cả lớp hoặc kết hợp
chung trong một bài tập nhưng những câu hỏi này phải nằm ở ý cuối của bài.
Chú ý: Đối với các tiết ôn tập mà kiến thức cần được củng cố chủ yếu là các câu
hỏi lý thuyết và bài tập định tính thì hệ thống câu hỏi ôn tập phải được chọn lọc
- 23 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS

như là một bài tập lớn có liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau theo
một trình tự logic. Do đó khi lựa chọn nội dung cho tiết ôn tập này chúng ta ra
khoảng từ 5 đến 7 câu trắc nghiệm và từ 3 đến 5 bài tập định tính (những câu hỏi
thực tế) và tuân theo một quy trình như sau:
Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng .
Yêu cầu trên là rất quan trọng để tiết học thành công, nếu giáo viên và học sinh
có sự chuẩn bị tốt phần này thì nội dung tiết học sẽ đảm bảo được về mặt thời
gian và tiết học sẽ phong phú, sôi nổi hơn.
* Bước 2: Lên lớp
+ Hoạt động 1: Phần đầu của tiết học khoảng 15 đến 20 phút, giáo viên đề nghị
học sinh cả lớp hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã được học, đồng thời kết
hợp giải khoảng từ 5 đến 7 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, sau khoảng 10 phút
giáo viên đề nghị các nhóm tự đặt câu hỏi để mời nhóm khác trả lời, khi đặt câu
hỏi lưu ý HS kết hợp một câu hoặc một ý trong phần tự kiểm tra kết hợp với một
câu trắc nghiệm. Nhóm đặt câu hỏi phải nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
Trong các trường hợp có sự không thống nhất giữa hai nhóm thì giáo viên yêu
cầu một nhóm khác bổ sung.
Trong trường hợp nếu lớp học đó có ý thức tự học cao, chất lượng tương đối
đồng đều, thì ngay từ đầu tiết học giáo viên chỉ cần đặt vấn đề và yêu cầu học
sinh nêu những khó khăn khi làm các câu hỏi loại này, bài nào chưa làm được,
câu hỏi nào còn thắc mắc thì đứng tại chỗ trao đổi chung cho cả lớp và nhờ sự
giúp đỡ ở bạn bè hoặc giáo viên. Nếu câu hỏi nào khó thì giáo viên trợ giúp hoặc
gợi ý để học sinh cả lớp cùng tập trung trả lời. Kết thúc phần câu hỏi này giáo
viên chỉ cần kiểm tra xác suất khoảng 2 em trả lời 2 câu hỏi bất kỳ trong số
những câu hỏi chưa đưa ra thảo luận là hoàn thành nội dung trả lời những câu
hỏi lý thuyết này. Nếu giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm cùng
thảo luận để đưa ra phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên
thì khi trình bày kết quả nên để các nhóm cử đại diện trả lời và các nhóm khác
- 24 -
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết tổng kết chương, ôn tập Vật lí THCS

đánh giá, nếu cần thiết giáo viên có thể gợi ý để các nhóm tranh luận với nhau
khi không đồng nhất phương án lựa chọn.
Trong thời gian làm các câu hỏi thuộc dạng này giáo viên có thể dùng phương
pháp “ Công não” để trả lời khoảng 2 đến 3 câu nhằm thay đổi không khí học
tập của lớp ( nên dùng cho những câu hỏi mà học sinh có sự lựa chọn khác nhau
về phương án của mình).
* Ví dụ: Trong cùng một câu hỏi, có từ 2 học sinh chọn hai phương án trả lời
khác nhau trong đó có 1 học sinh chọn đúng, sau khi không còn học sinh nào
cho thêm phương án khác giáo viên đặt vấn đề: Trong hai phương án trả lời trên
có một đáp án đúng, vậy có bao nhiêu em chọn đáp án của bạn thứ nhất, bao
nhiêu em chọn đáp án của bạn thứ hai ? Sau khi học sinh giơ tay lựa chọn giáo
viên ghi lại số lượng học sinh lựa chọn ở mỗi phương án lên bảng. Lúc này
không khí học tập của lớp sẽ sôi nổi hơn, học sinh cả lớp sẽ tập trung hơn để
xem nhóm nào thắng. Khi đó giáo viên sẽ hỏi đại diện mỗi nhóm giải thích tại
sao lại chọn phương án đó, cuối cùng giáo viên thông báo kết quả cuối cùng.
+ Hoạt động 2: Tiếp theo giáo viên đề nghị học sinh cả lớp cùng giải khoảng 2
đến 3 bài tập tự luận, tùy theo số bài và trình độ học sinh mà ấn định thời gian
cho phù hợp. Các bài tập tự luận định tính hay định lượng tùy theo từng chương,
từng phần hoặc khối lớp để lựa chọn. Khi chọn ra các bài tập nên đi từ đơn giải
đến phức tạp sao cho phù hợp và có tác dụng phát triển ở nhiều đối tượng học
sinh năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng một cách tích cực và sáng tạo trong
việc giải các bài tập này. Cần lưu ý trước khi học sinh tự giải mỗi bài tập có tính
tổng hợp, giáo viên nên yêu cầu 1 đến 2 em phải nêu được những kiến thức cần
phải vận dụng để giải bài tập đó. Yêu cầu này sẽ giúp học sinh hệ thống được
kiến thức có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Giáo viên để cho từng học sinh tự lực giải mỗi bài tập tự luận hoặc theo nhóm
trong khoảng thời gian cho phép và phù hợp với mức độ khó, dễ của bài, sau đó
đề nghị một học sinh đứng tại chỗ trình bày cách giải hoặc nêu đáp số trước cả
lớp ( nêu ngắn gọn) và đề nghị các học sinh khác nhận xét cách giải của học sinh
- 25 -

×