Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Báo cáo thực tập Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM





ĐỒ ÁN MÔN HỌC
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ
ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY BUỒNG CÓ HỒI LƯU


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Thông
SVTH : Lâm Văn Đài Dh11h1
Trần Quốc Cường Dh 11h1
Trần Văn Đệ Dh11h2
Khóa: 2011-2015









Vũng Tàu, tháng 4 năm 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM






BÁO CÁO THỰC TẬP

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU
DẦU KHÍ VŨNG TÀU

ĐƠN VỊ THỰC TẬP : CÔNG TY PV OIL VŨNG TÀU
Trình độ đào tạo : Đại học
Ngành : Công nghệ hóa học
Chuyên ngành : Hóa dầu
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Toàn
SVTH : Trần Quốc Cường
Lãnh Văn Thánh
Lê Đức Phú
Nguyễn Văn Lai
Tăng Tiến Dũng
LỚP : DH11H1, DH11H2
KHOÁ : 2011 - 2015

Vũng Tàu, tháng 9 năm 2014





LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo công ty cổ

phần xăng dầu dầu khí Vũng Tàu đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhóm em trong quá trình
thực tập tại công ty.
Trong thời gian này, em được dịp tiếp xúc, tìm hiểu về công nghệ và cấu tạo thiết
bị của công ty. Đợt thực tập đã cho chúng em nhiều cơ hội bổ sung nhiều kiến thức
chuyên ngành quý báu. Em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng
dẫn cũng như tập thể công nhân - kỹ sư nhà máy.
Và với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô,
bạn bè học và công tác tại trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, đặc biệt là thạc sĩ
Nguyễn Văn Toàn đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập chuyên
nghành này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện
Trần Quốc Cường
Lãnh Văn Thánh
Lê Đức Phú
Nguyễn Văn Lai
Tăng Tiến Dũng








MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ PV OIL VŨNG TÀU 2
1.1. Giới thiệu về pv oil Vũng Tàu 2

1.2. Nhiệm vụ 2
1.3. Bộ máy quản lý 2
CHƢƠNG 2: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CHÁY NỔ TRONG CÔNG TY 4
2.1. An toàn lao động
2.2. An toàn cháy nổ trong công ty
CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG TỒN TRỮ XĂNG DẦU 11
3.1. Vấn đề đặt ra 11
3.2. Các vấn đề an toàn trong tồn trữ 11
3.2.1.Thông tin nguy hiểm chung của các loại sản phẩm dầu khí. 11
3.2.2. Các yếu tố đảm bảo an toàn trong tồn trữ 12
3.2.3. Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn, đổ, rò rỉ 12
3.2.4. An toàn môi trường. 13
CHƢƠNG 4. TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ KHO XĂNG DẦU 14
4.1. Nguyên tắc các bồn bể chứa 14
4.1.1.Yêu cầu đối với bể chứa xăng dầu 14
4.1.2. Phân loại bể chứa xăng dầu 15
4.1.3. Một số bể chứa xăng dầu thường dùng 15
4.1.4. Các thiết bị của bể chứa…………………………………… …………… 18
4.2. Vấn đề hao hụt, nguyên nhân và biện pháp phòng chống 20
4.2.1. Tính cấp bách của vấn đề chống hao hụt xăng dầu 20
4.2.2.Các dạng hao hụt và nguyên nhân gây ra các hao hụt đó 20
4.3. Vận chuyển xăng dầu 26
4.3.1. Vận chuyển xăng dầu bằng đường ống ngầm 26
4.3.2. Vận chuyển xăng dầu bằng tàu thuỷ 27
4.3.3. Vận chuyển xăng dầu bằng ôtô xitec 28
4.3.4. Vận chuyển xăng dầu bằng wagon xitec 29
4.4. An toàn trong vận chuyển xăng dầu 30
4.4.1 Ảnh hưởng của dòng tĩnh điện 30

5. phân loại bồn chứa dầu 32

5.1. Phân loại theo chiều cao xây dựng 32
6. Các thiết bị phụ trợ bồn chứa 32
6.1. Hệ thống bơm 32
6.1.1. Bơm li tâm 32
6.1.2. Bơm trục vít 33
6.2. Hệ thống van (valves) 33
6.2.1. Van chặn 33
6.2.1. Van điều chỉnh 33
6.3 Dụng cụ đo 33
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35















NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Vũng tàu, ngày tháng năm 2014
Xác nhận của đơn vị
(Ký và đóng dấu)





ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

1. Thái độ tác phong trong quá trình thực tập:
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Kiến thức chuyên môn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Nhận thức thực tế sản xuất:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
4. Đánh giá khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5. Đánh giá kết quả thực tập:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………



Giảng viên hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 1


LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam, dầu khí tuy còn là một ngành công nghiệp non trẻ nhưng đầy triễn
vọng và đã sớm khẳng định được vị trí quan trọng khi đóng góp một phần lớn vào
GDP cả nước. Đảng và nhà nước khẳng định: Công nghiệp dầu khí là nghành công
nghiệp mũi nhọn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta trong công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Và vai trò của xăng dầu lại càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Làm thế nào để mọi người, mọi ngành đều có được sự hiểu biết nhiều nhất, đầy đủ
nhất về xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, qua đó có thể sử dụng chúng một cách hiệu
quả nhất, đem lại lợi ích tốt nhất cho chính mình và xã hội
Là những sinh viên ngành công nghệ Hóa Học - Hoá dầu, việc hiểu biết về các
quá trình và sản phẩm chuyên ngành là hết sức cần thiết, đặc biệt là bản chất của
chúng. Nhằm hướng tới mục đích trên, kỳ thực tập kỹ thuật này là một yếu tố hết sức
quan trọng cho sinh viên chúng em, giúp sinh viên chúng em có cơ hội được hiểu biết
hơn về những ứng dụng thực tiễn của dầu mỏ, việc giữ và bảo quản các sản phẩm xăng
dầu, cũng như những thông số hoá lý đặc trưng của chúng có tác động trực tiếp đến
quá trình sử dụng sau này.
Qua quá trình đi thực tế và tìm hiểu qua tài liệu, bản thân chúng em rút ra được
những kết quả nhất định, và em xin trình bày một số kết quả mà em thu được qua đợt
thực tập tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Tàu.
Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn và những hiểu biết về kiến thức
thực tế của chúng em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy
chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô và ý kiến đóng góp của
các bạn để báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 2


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PV OIL VŨNG TÀU
1.1. Giới thiệu về PV OIL Vũng Tàu
Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Tàu là công ty con có góp vốn
của công ty mẹ là Tổng công ty dầu Việt Nam (PV OIL).
Tên theo giấy phép ĐKKD : CÔNG TY CP XĂNG DẦU DẦU KHÍ VŨNG
. TÀU
Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ
. . VŨNG TÀU
Tên viết tắt : PV OIL VŨNG TÀU
Ngày thành lập : 01/12/2010
Địa chỉ trụ sở : 54A đường 30/4, Phường Thắng Nhất, Thành .
. Phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại : 0643839390 - 0643832636
Fax : 0643838997
Email :



1.2. Nhiệm vụ
- Mua bán các loại xăng dầu, dầu nhờn, khí hóa lỏng (Gas), hóa chất và các loại
chế phẩm dầu mỏ khác.
- Mở đại lý bán buôn, bán lẻ xăng dầu.
- Kinh doanh nhiên liệu sinh học (Ethanol fuel, Biodiesel).
- Mua bán thiết bị vật tư máy móc phục vụ cho ngành dầu khí.
- Xây dựng các hệ thống bồn chứa xăng dầu.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Trải qua nhiều năm bộ máy quản lý đã có sự thay đổi theo hướng tiến bộ, mỗi phòng đều
đảm nhận một công việc riêng, phối hợp chắt chẽ với nhau tạo một khối thống nhất.
Dưới đây là sơ đồ khái quát mô hình công ty:


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 3










Phòng hành
chính-nhân
sự
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
Phòng kinh
doanh phân
phối

Phòng tài
chính kế
toán

Phòng kỹ
thuật triển
khai


Phòng kỹ
thuật bảo
hành

Bộ phận
kho vận
chuyển
nhận


Bộ phận bán
hàng

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 4

CHƢƠNG 2
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CHÁY NỔ TRONG CÔNG
TY
2.1. An toàn lao động
Để đảm bảo an toàn cháy nổ trong công ty mỗi người cần phải tuân thủ một số
quy tắc sau:
 Cấm đi giầy đinh và mang bất cứ vật dụng phát ra tia lửa vào gần nơi để xăng
dầu.
 Các bồn, bể, chứa, cũng như phòng thí nghiệm phải bố trí riêng biệt, có hàng
rào bảo vệ.
 Bên dưới các bồn, bể chứa phải trồng cỏ xanh hoặc rải sỏi để giải toả nhiệt và
chống ngọn lửa lan ra các nơi khác khi xảy ra hoả hoạn.
 Phải bố trí các loại bình chữa cháy ngay bên cạnh các bồn, bể chứa.
 Trong lúc làm việc nhân viên phải đeo tạp dề cao su, mang găng tay và đi ủng

cao su, đeo kính.
 Không đụng chạm vào các máy móc đang vận hành đặc biệt là không được ngắt
cầu dao, đồng thời phải vào ra theo đúng giờ quy định của các cơ quan như một
nhân viên.
 Khi ra vào nhà máy cần thực hiện đúng các hướng dẫn của người hướng dẫn và
các quy định khác của cơ quan.
2.2. An toàn cháy nổ trong công ty
2.2.1. Đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ trong công ty xăng dầu
Xăng dầu là một mặt hàng vật tư chiến lược rất quan trọng nó không thể thiếu được
trong nhiều ngành như công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng song xăng dầu lại rất
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 5

nguy hiểm về cháy nổ trong điều kiện bình thường cũng như khi sản xuất, xuất nhập
vận chuyển xảy ra sự cố.
Người ta phân xăng dầu ra làm hai loại:
-Loại 1: (loại dễ cháy ) gồm các loại xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi nhỏ
hơn 45
o
C ví du xăng A76, A92.
-Loại 2: (loại cháy được) gồm các loại dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi lớn hơn
45
o
C ví dụ: dầu hoả, dầu nhờn.
Khái niệm về nhiệt độ bắt cháy và nhiệt độ bùng cháy:
+ Nhiệt độ bắt cháy: Nhiệt độ bắt cháy của hơi xăng dầu là nhiệt độ thấp nhất của
hơi xăng dầu đó mà khi ta đưa nguồn nhiệt từ bên ngoài vào thì hỗn hợp hơi xăng
dầu sẽ bốc cháy nhưng không kéo theo sự bốc cháy của chính xăng dầu.
+ Nhiệt độ tự bốc cháy : Là nhiệt độ thấp nhất được xác định bằng phương pháp
chuẩn khi bị quá nhiệt dẫn đến nhiệt độ đó thì hỗn hợp nói trên tự bốc cháy

không cần đưa ngọn lửa từ bên ngoài vào.
2.2.2. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ xăng dầu:
Xăng dầu là một loại chất lỏng rất nguy hiểm về cháy nổ. Sau đây là những tính
chất nguy hiểm cháy nổ của xăng dầu .
2.2.2.1. Xăng dầu là một loại chất lỏng bắt hơi ở nhiệt độ thấp
Các loại xăng bắt cháy ở nhiệt độ rất thấp ví dụ như xăng A76 có nhiệt độ bắt cháy
là -39
o
C, xăng A74 có nhiệt độ bắt cháy là -37
o
C .
Từ tính chất trên ta kết luận: ở đất nước ta trong bất kì điều kiện khí hậu nào cũng tạo
nên môi trường nguy hiểm về cháy nổ.
2.2.2.2. Xăng dầu không tan trong nƣớc và có tỷ trọng nhẹ hơn nƣớc
Xăng dầu có tỷ trọng nhẹ hơn nước (từ 0.7-0.9) vì vậy xăng dầu có khả năng cháy
lan trên mặt nước.
2.2.2.3. Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 5.5 lần.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 6

Hơi xăng dầu bay lên thường bay là là trên mặt đất tích tụ ở những chỗ trũng, kín
gió kết hợp với oxy không khí tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ.
Kết luận: trong xăng dầu phải thường xuyên vệ sinh công nghiệp
2.2.2.4. Xăng dầu khi cháy toả ra nhiệt lƣợng lớn
Do ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, khi cháy một đám xăng dầu sẽ làm cho một vùng
rộng lớn xung quanh bị đốt nóng và cháy các vật xung quanh sẽ dẫn đến cháy lan và
việc tiếp cận cứu chữa sẽ hết sức khó khăn
2.2.2.5. Xăng dầu có khả năng phát sinh tĩnh điện
Xăng dầu là một loại chất lỏng hầu như không dẫn điện, trong quá trình bơm rót
xăng dầu bị xáo trộn mạnh ma sát với nhau, với thành ống các điện tích phát sinh ra

tích tụ lại khi đạt đến hiệu điện thế nhất định thì phát ra tia lửa điện.
2.2.2.6. Xăng dầu có khả năng tạo thành sunphua sắt.
Trong xăng dầu luôn có một hàm lượng S tồn tại dưới dạng H
2
S hoà tan hoặc bay
hơi. Do lượng H
2
S này ăn mòn vào đường ống, bể làm bằng sắt và tạo thành sunphua
sắt. Các sunphua sắt này tác dụng với oxy không khí tạo ra phản ứng lên tới nhiệt độ
cao (có thể đạt tới 600
o
C ) lớn hơn nhiệt độ tự bắt cháy và gây cháy hỗn hợp.
2.2.2.7. Tốc độ cháy lan của xăng dầu rất nhanh.
Do đó, nếu đám cháy xăng dầu xảy ra không được dập tắt kịp thời dễ phát triển
thành những đám cháy lớn.
2.2.2.8. Xăng dầu có tính độc hại
Hơi xăng dầu rất độc đặc biệt là xăng pha chì nếu tiếp xúc không trang bị bảo hộ
lao động sẽ bị ngộ độc có khi dẫn đến tử vong.
2.2.3. Nguyên tắc dập tắt đám cháy của cơ sở
- Khi có cháy xảy ra thủ trưởng đơn vị là người trực tiếp chỉ huy cứu chữa đám cháy.
- Báo động trong toàn đơn vị bằng kẻng hoặc loa truyền thanh.
- Cắt điện khu vực cháy.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 7

- Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm
chữa cháy của thành phố.
- Tổ chức cứu người bị nạn, phân tán hàng hoá.
- Tổ chức lực lượng phương tiện sẵn có kịp thời dập tắt đám cháy.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ hàng hoá đã cứu được ra khỏi đám cháy .

- Cử người ra đón xe chữa cháy, hướng dẫn nguồn nước chữa cháy.
- Phối hợp lực lượng chuyên nghiệp cứu chữa dập tắt đám cháy.
- Triển khai thực hiện bảo vệ hiện trường tổ chức khắc phục hậu quả do cháy gây ra
2.2.4. Các loại chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy
Các chất chữa cháy thường dùng là chất dùng để tác dụng vào đám cháy tạo ra
những điều kiện nhất định và duy trì điều kiện đó trong 1 thời gian để dập tắt đám
cháy đó.
2.2.4.1. Nƣớc
Nước thường dùng để chữa cháy vì nó sẵn có trong thiên nhiên, giá thành rẻ và
hiệu quả chữa cháy cao. Có 2 loại nước: Nước trên bề mặt trái đất và nước trong lòng
đất.
-Tác dụng của nước khi chữa cháy:
+ Tác dụng làm lạnh: Khi phun nước vào đám cháy vì nước có khả năng thu nhiệt
độ cao sẽ làm giảm bớt nhiệt độ đám chaý cho tới khi nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy
của chất cháy đó.
+ Tác dụng làm loãng và làm ngạt: Một lít nước hoá hơi tạo thành 1720 lít hơi
nước do vậy khi ta phun nước vào đám cháy do nhiệt độ đám cháy cao, hơi nước
bay lên có tác dụng làm loãng lượng ôxy xâm nhập vào vùng cháy và tạo thành
màng ngăn giữa ôxy và vùng cháy.
-Ưu điểm khi dùng nước chữa cháy.
+ Nước có sẵn trong tự nhiên, giá thành rẻ, vận chuyển dễ dàng.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 8

+ Nước có khả năng khi phun tạo thành áp suất cao phá vỡ tường rãnh ngăn tạo
ra lối thoát nạn.
-Nhược điểm:
+ Không thể dùng nước cho những đám cháy kim loại hoạt động mạnh như kiềm,
kiềm thổ và đặc biệt là đất đèn.
+Không thể dùng tia nước đặc để chữa những đám cháy có nhiệt độ sôi 80

0
C.
+ Không phun nước vào các đám cháy có mặt hàng qứy hiếm như hàng điện tử,
thuốc lá
2.2.4.2. Cát
Cát dùng được chữa cháy phổ biến vì dễ sử dụng, giá thành rẻ, có hiệu quả cao đối
với nhiều loại đám cháy( chỉ chữa các đám cháy nhỏ).
2.2.4.3. Bọt chữa cháy
Bọt chữa cháy là hệ phân tán 2 pha bao gồm phần chứa khí, hơi và các chất lỏng.
Tác dụng khi dùng bọt chữa cháy như sau:
+ Tác dụng làm lạnh: Khi phun bọt lên bề mặt chất cháy lỏng do bức xạ nhiệt của
đám cháy, nhiệt độ của lớp chất lỏng lượng bọt phun vào bị phá huỷ tạo thành hạt
nước lắng vào chất lỏng các hạt nước này thì nhiệt độ chất lỏng làm cường độ
phá huỷ giảm .
+ Tác dụng cách ly: Khi đạt tới nhiệt độ xác định bọt sẽ bao phủ lên toàn bộ bề
mặt chất lỏng, bắt đầu xuất hiện sự cách ly, ngăn cản hơi chất cháy đi vào buồng
cháy.
2.2.5. An toàn trong vận hành công trình khí.
- Tuân thủ quy trình vận hành, đảm bảo rủi ro luôn được kiểm soát chặt chẽ.
- Kiểm tra và duy trì tính sẵn sàng hoạt động của các thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Định kì kiểm tra thiết bị và ghi nhật kí vận hành.
- Kiểm soát các nguyên vật liệu dễ cháy như khí rò rỉ, cỏ khô, dầu nhớt, giẻ lau dầu
mở
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 9

- Thưc hiện cô lập thiết bị và tháo bỏ cô lập đảm bảo an toàn.
- Thực hành thành thục các tình huống sự cố giả định và sẵn sàng ứng phó khi tình
huống khẩn cấp xãy ra.
2.2.6. Kiểm soát an toàn khi nạp sản phẩm khí.

 Đối với xe bồn(LPG,CNG )
- Xe phải được tắt máy và chèn bánh trước khi cần nạp.
- Phải nối tiếp đất cho xe bồn trước khi nạp khí
- Phải thổi nitơ trước khi mở khớp nối kết thúc quá trình nạp khí.
- Thường xuyên kiểm tra nồng độ khí tại khu vực nạp trạm.
- Liên tục theo dõi áp suất và các hiện tượng rò rỉ, chạm, chập điện các mối nối các
van của cần nạp, của xe trong suốt quá trình lấy hàng.
- Không được khởi động xe cho tới khi vận hành viên cho phép. Đối với bình khí(
LPG, LNG, CNG )
- Phải kiểm tra và loại bỏ các bình đến hạn kiểm định, móp méo, han rỉ, có nguy cơ rò
rỉ khí.
- Nạp khí vào bình đúng khối lượng cho phép.
- Phải kiểm tra tình trạng rò rỉ sau khi nạp.
- Phải tháo xả khí về bồn hoặc sang bình khác khi phát hiện bình nạp quá trọng lượng
cho phép hoặc bị rò rỉ.
- Không được kéo lê để dịch chuyển bình chứa khí nén.
2.2.7. An toàn điện trong khu tồn trữ.
- Cấm câu, mắc, sử dụng điện tùy tiện trong khu bồn bể chứa.
- Không dùng dây cắm trực tiếp vào ổ cắm.
- Không bơm theo cách bắn tóe hydrocacbon vào trong bồn mà phải sử dụng ống bơm
kéo dài đến đấy bồn.
- Các bồn chứa hydrocacbon đều phải được nối đất.
- Các phương tiện vận tải phải được nối đất đến vị trí được chỉ định tại khu vực bơm
rót hàng
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 10

2.2.8. An toàn khi hàn cắt.
- Có nhiệm vụ, được đào tạo về hàn mới được thực hiện công việc hàn, cắt.
- Thường xuyên kiểm tra nồng độ khí tại tại khu vực hàn cắt.

- Cô lập thiết bị hoặc cô lập vùng nguy hiểm.
- Chuẩn bị bình chữa cháy tại nơi hằn cắt.
- Nồng độ ôxy, khí độc, khí cháy phải được kiểm soát ở mức cho phép.



BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 11

CHƢƠNG 3
CÁC VẤN ĐỀ TRONG TỒN TRỮ XĂNG DẦU
3.1. Đặt vấn đề:
Trong quá trình tồn trữ và vận chuyển ta thường gặp các yếu tố nguy hiểm sau
đây.
 Rò rỉ xăng, dầu
 Cháy nổ
 Lỗi của thiết bị, con người
 Rơi, ngã từ trên cao
 Điện giật
 Bỏng
 Nhiễm độc các hóa chất.
 Thiếu oxy khi làm việc trong môi trường chật hẹp, kín
 Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
 Tràn đổ hóa chất, xăng dầu ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.
 Va đụng tàu thuyền, cầu cảng.
 Chất lượng tàu bè, xe bồn của khách hàng.
 Các vi phạm an toàn từ bên ngoài.
3.2. Các vấn đề an toàn trong tồn trữ:
Trong công nghiệp hóa dầu, tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán và nhất là
tồn trữ đều liên quan đến bồn bể. Bồn chứa có vai trò rất quan trọng nó giúp ta tồn trữ

nhiên liệu nhận biết số lượng tồn trũ và một số nhiệm vụ khác Đối với mỗi loại bồn
bể chứa khác nhau thì chứa sản phẩm khác nhau, như chúng ta biết các sản phẩm dầu
khí nguy cơ rủi ro rất là cao vì vậy bồn bể chứa phải đảm bảo chất lượng, độ an toàn
cao để tránh xãy ra nguy hiểm.

3.2.1.Thông tin nguy hiểm chung của các loại sản phẩm dầu khí.
Là sản phẩm dễ cháy nổ, mức độ độc hại cao khi tiếp xúc với ngọn lửa ở điều
kiện bình thường. Khi tiếp xúc thường xuyên gây kích thích hệ thần kinh hoặc bỏng
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 12

da. Hơi xăng kích thích đường hô hấp khi hít phải ở nồng độ cao sẽ gây nên tức ngực,
buồn nôn, khó thở, loạn nhịp tim, đau đầu. Vì vậy tránh hít thở trực tiếp với hơi xăng.
Một khi bị rò rỉ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước vùng đất đá. Là sản
phẩm dễ bay hơi ở điều kiện bình thường, được tồn trữ ở thể lỏng trong bồn bể chứa
chuyên dụng, tuyệt đối tránh xa các nguồn điện, nguồn lửa trần và tầm với của trẻ em.
3.2.2. Các yếu tố đảm bảo an toàn trong tồn trữ.
Để đảm bảo an toàn ta phải chú trọng khâu đầu tiên đó là khâu bắt đầu thiết kế
bồn bể chứa đòi hỏi phải tính toán cẩn thận từ tính toán cơ khí cho đến chọn vật liệu
làm bồn và nhất là hệ thống phòng cháy chữa cháy, bố trí mặt bằng nhằm hạn chế tối
thiểu khả năng xãy ra cháy nổ cũng như khắc phục khi sự cố xãy ra.
Các sản phẩm dầu khí chứa trong bồn thường có áp suất hơi bão hòa lớn, nhiệt
độ hóa hơi thấp, có tính độc hại và độ ăn mòn cao gây ăn mòn bồn bể, rò rỉ và biến
chất sản phẩm làm giảm chất lượng sản phẩm vì vậy khi chọn vật liệu làm bồn ta chọn
thép hợp kim hoặc thép cacbon có khả năng chống ăn mòn cao. Kiểm soát đầu vào và
đầu ra của khối lượng sản phẩm để phát hiện các vấn đề bất thường( rò rỉ, hao hụt,
biến tính sản phẩm ). Có các biện pháp kỹ thuật phòng chống ăn mòn bồn chứa( bên
trong, bên ngoài). Khi thi công bồn bể ta xét đến các tác động của yếu tố bên ngoài
như tác động của gió, tác động của đất, con người nhằm đảm bảo không ảnh hưởng
đến hình dáng của bồn, sản phẩm không bị thất thoát. Cử người giám sát an toàn trong

suốt thời gian thi công, bảo trì đúng thời gian. Các hành vi không an toàn được xử lý
kịp thời để đảm bảo các mối rủi ro được kiểm soát. Các thiết bị chụi áp, do áp lực phải
được đảm bảo an toàn và kiểm định đúng hạn. Phải đảm bảo rằng thiết bị bảo vệ an
toàn luôn luôn ở tình trạng tốt, sẵn sàng hoạt động. Phải xả hết áp suất bên trong hệ
thống trước khi thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa và tuân thủ các biện pháp và quy trình
trong bảo dưỡng, sửa chữa. Cảnh báo mọi người xung quanh khi tiến hành thử áp lực.
3.2.3. Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn, đổ, rò rỉ
 Khi tràn đổ ở mức nhỏ:
-Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn xăng dầu tràn đổ rò rỉ. Làm thông thoáng khu
vực xãy ra sự cố.
- Phong tỏa khu vực xãy ra sự cố, rò rỉ. Cắt cử người trông coi và cảnh báo cho
mọi người biết khu vực đó.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 13

- Ngăn cấm mọi nguồn lửa và các tia lửa khi xãy ra sự cố tràn dầu, rò rỉ.
- Sử dụng cát, các loại vật liệu thấm dầu chuyên dụng để làm sạch khu vực rò rỉ
càng nhanh càng tốt, sau đó thu gom vào thùng chứa chuyên dụng để tiêu hủy đúng
cách.
 Khi tràn đổ, rò rỉ ở diện rộng:
- Tìm mọi cách để cắt điện, ngừng các hoạt động xuất nhập, bơm chuyển xăng
dầu.
- Cô lập khu vực xăng dầu tràn đổ, rò rỉ. Chuẩn bị các phương án phòng cháy
chữa cháy.
- Lên phương án bảo vệ khu vực sự cố, ngăn ngừa xăng dầu loang rộng và thực
hiện phương án thu hồi xăng dầu tràn.
- Hàng ngày đo giám sát nồng độ rò rỉ và có biện pháp khắc phục rò rỉ trong các
bồn chứa.
- Tất cả các điểm rò rỉ khí phải treo biển báo ngay sau khi phát hiện rò rỉ.
- Nếu nồng độ khí rò rỉ lớn hơn mức cho phép thì phải tăng cường kiểm soát, hạn

chế người qua lại, cách ly triệt để nguồn điện nhanh chóng xử lý không để bị rò rỉ.
3.2.4. An toàn môi trường.
- Vệ sinh sạch sẽ chất thải tràn đổ, dầu nhớt, giẻ lau và các phế thải khác sau mỗi
lần sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.
- Các thùng rác thải nguy hiểm được để trong khu vực cách ly, có mái che, tránh
tràn đổ, có nhãn hiệu nhận biết.
- Rác thải nguy hại được vận chuyển và xử lý đúng cách.
- Bảo vệ chăm sóc khuôn viên xung quanh khu tôn trữ để tạo môi trường Xanh -
Sạch - Đẹp.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 14

CHƢƠNG 4
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ KHO XĂNG DẦU

4.1. Nguyên tắc các bồn bể chứa:
4.1.1.Yêu cầu đối với bể chứa xăng dầu:
- Bể chứa làm bằng kim loại loại nổi, nửa ngầm, nửa nổi, ngầm.
- Bồn bể chứa phải đảm bảo độ kín tốt, tuyệt đối không để thủng, xì. Các bể chứa
phải có nắp đậy và nắp khoang tốt, các khe rãnh của nắp phải đặt đệm, đảm bảo độ kín
tốt, nếu không có các khe rãnh, dưới nắp phải có đệm cacton.
- Các phương tiện chứa phải khô, sạch, giảm thiểu lẫn nước, tạp chất ảnh hưởng
đến chất lượng của hàng hoá trong quá trình tồn chứa, bảo quản. Trường hợp cần thiết
phải sấy nóng (xả hơi hoặc nước nóng), sau đó rửa sạch và lau khô.
- Đảm bảo đủ bồn, bể chứa để tồn chứa các mặt hàng xăng dầu. Tuyệt đối không
chứa chung, lẫn các mặt hàng xăng dầu khác nhau.
- Bể chứa được chế tạo bằng vật liệu không cháy và phải phù hợp với tính chất của
loại sản phẩm chứa trong bể.
- Bể chứa phải lắp đặt các thiết bị và phụ kiện cơ bản sau:
+ Van thở (có hoặc không có thiết bị ngăn lửa), lỗ ánh sáng, lỗ thông áp (khi

không lắp van thở), lỗ đo mức thủ công, lỗ lấy mẫu sản phẩm, cửa vào bể, ống xả
nước đáy, ống đỡ thiết bị đo mức, tấm đo mức.
+ Các chi tiết cầu thang, lan can lắp đặt cho bẻ chứa phải được bố trí thuận tiện,
an toàn cho quá trình vận hành và lập mức chuẩn bể chứa.
-Các phương tiện chứa đựng xăng dầu này phải đảm bảo các yêu cầu:
+Tránh và giảm bớt hao hụt về số lượng và chất lượng xăng dầu
+ Thao tác thuận tiện.
+ Đảm bào an toàn phòng độc và phòng cháy
4.1.2. Phân loại bể chứa xăng dầu:
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 15

- Dựa vào chiều cao xây dựng người ta chia ra:
+ Bể ngầm: Bể chôn dưới đất.
+ Bể nửa ngầm nửa nổi: Một phần hai chiều cao bể nhô lên khỏi mặt đất.
+ Bể nổi: Làm trên mặt đất
- Dựa vào áp suất người ta chia ra:
+ Bể cao áp: Bể có áp suất chịu đựng trong bể p > 200mm cột nước
+ Bể có áp lực trung bình: áp suất chịu đựng trong bể P = 20200 mm cột nước
+ Bể thường áp: có áp suất trong bể P  20mm cột nước
- Dựa vào vật liệu xây dựng có các loại bể:
+ Bể chứa kim loại (bể bằng thép )
+ Bể phi kim loại (bể không bằng thép).
- Dựa vào hình dạng kết cấu chia ra:
+ Bể hình trụ (trụ đứng, nằm ngang )
+ Bể hình cầu
+ Bể hình giọt nước
4.1.3. Một số bể chứa xăng dầu thường dùng
Bể hình trụ nằm ngang: Người ta thường chế tạo loại 10m
3

, 15m
3
,
25m
3
,75m
3
. Cấu tạo của loại bể này: Thành bể bao gồm những tấm thép có chiều dày
từ 4-5 mm cuộn lại thành hình trụ có đường kính nhất định. Đầu bể cũng làm bằng
thép tấm dày 4- 5 mm
Tuỳ theo kết cấu bể mà người ta có thể chia ra:
-Bể nằm ngang đầu bằng
-Bể nằm ngang đầu chỏm cầu
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 16


Hình 1. Bồn chứa LPG hình trụ nằm ngang
Bể trụ đứng : Thường là những bể có thể tích lớn 400–10.000 m
3
, bể thường có
cấu tạo 4 phần: Móng bể, Đáy bể, Thân bể, Mái bể.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 17


Figure 1

Hình 1: Ảnh thực tế của bể trụ đứng
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN

Trang 18

- Phần móng bể nó bao gồm các lớp: Lớp đất đầm trong lớp dày từ 15 – 20 cm
lớp đất này có thể dày 50 – 60 cm . Trên lớp đất này là lớp cát khô dày từ 20 -
30 cm để phần dầu đều lực cũng như lún ổn định móng. Sau đó là lớp nhựa
đường trên lớp cát dày 10 – 15 cm để chống them nước . Xung quanh móng bể
người ta xây kè đá hoặc bê tông có rãnh thoát nước mưa và nước sả từ bể ra
- Phần đáy bể bao gồm các tấm thép hàn lại với nhau làm bằng tôn dày 4 – 6mm.
Còn tôn đáy sát thành bể còn chịu lực cắt tập trung của thành bể nên người ta
làm tôn dày 10 – 12mm
- Phần thành bể bao gồm nhiều tấm thép ghép hàn với nhau chiều dài tấm thép
theo chu vi, chiều rộng tấm thép theo chiều cao của bể thường gọi là các tầng.
Do phải chịu áp lực thuỷ tĩnh lớn dần theo độ sâu và chịu lực từ trong của các
tầng phía trên nên thép tấm làm thành bể có chiều dày thay đổi và lớn dần từ
trên xuống dưới.
Việc gá tôn thành bể có các cách gá sau
 Gá kiểu ống chui: tầng trên có đường kính nhỏ hơn tầng dưới
 Gá kiểu dao kết: Các tầng tôn gá xen kẽ nhau tầng này trong tầng kia ngoài
 Gá kiểu hỗn hợp: Phối hợp hai kiểu gá trên
- Phần mái bể: Có các dạng mái
 Bể mái nhọn
 Bể mái hình cầu
4.1.4. Các thiết bị của bể chứa
Các thiết bị trang bị tại bể chứa xăng dầu nhằm đảm bảo cho thao tác xuất nhập
tại bể được thuận tiện và đảm bảo an toàn trong việc chứa xăng dầu trong bể
- Cầu thang bể để phục vụ cho việc lên xuống trong qui trình thao tác tại bể của
người công nhân giao nhận
- Lỗ ánh sáng được đặt trên nắp bể trụ đứng có tác dụng để thông gió trước khi
lau chùi bể, sửa chữa và kiểm tra bên trong bể
- Lỗ người chui có tác dụng để đi vào trong bể khi tiến hành lau chùi, sửa chữa

bên trong bể, lỗ người chui được đặt ngay tại vành thân thứ nhất của bể trụ
đứng
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS NGUYỄN VĂN TOÀN
Trang 19

- Lỗ đo lường lấy mẫu có tác dụng thả các thiết bị đo, thiết bị lấy mẫu trong
trường hợp xác định độ cao mức nhiên liệ, lỗ đo lường lấy mẫu được lắp đặt
trên mái bể tru đứng
- Lỗ thông hơi chỉ dùng trên các bể trụ đứng để chứa dầu nhờn và mazut, ống này
có tác dụng điều hoà không gian hơi nhiên liệu của bể với áp suất khí quyển
- Ống tiếp nhận cấp phát dùng để nối với đường ống công nghệ tiếp nhận cấp
phát, nhưng ống này được đặt ngay ở tầng thép thứ nhất của bể thép hình trụ
đứng
- Van hô hấp và van an toàn
 Van hô hấp kiểu cơ khí dùng để điều hoà áp suất dư và chân không trong
bể chứa
 Van hô hấp lắp kết hợp với van ngăn tia lửa
Có tác dụng điều chỉnh bởi bể chứa trong giới hạn 20 – 200mm cột nước và ngăn
tia lửa từ bên ngoài vào trong bể chứa
- Van an toàn kiểu thuỷ lực có tác dụng điều hoà áp suất dư hoặc chân không
trong bể chứa khi van hô hấp không làm việc, dưới áp suất dư từ 55 – 60mm cột
nước và chân không 35 – 40mm cột nước
- Hộp ngăn tia lửa, được lắp trên bể chứa phía dưới van hô hấp loại không kết
hợp có tác dụng ngăn chặn sự phát sinh ngọn lửa hoặc tia lửa bên trong bể chứa
- Van bảo vệ có tác dụng hạn chế hao hụt mất mát nhiên liệu trong trường hợp
đường ống bị vỡ hoặc khi van hai chiều chính của bể chứa bị hang hóc, van bảo
vệ lắp ở đầu cuối ống tiếp nhận cấp phát quay vào phía trong bể chứa
- Bộ điều khiển của van bảo vệ được lắp ở phía trên của ống tiếp nhận cấp phát
có tác dụng để mở van bảo vệ, giữ cho nó ở tư thế mở và đóng van bảo vệ lại
- Van xi phông có tác dụng định kỳ xả nước lắng lẫn trong bể chứa

- Thiết bị đo mức nhiên liệu trong bể chứa: Với mục đích tiết kiệm thời gian đo
mức nhiên liệu trong bể chứa đồng thời đảm bảo kiểm tra dễ dàng được mức
nhiên liệu
- Thiết bị cứu hoả phụ thuộc vào thể tích bể chứa người ta có thể lắp đặt trên bể
đến 6 bình bọt cứu hoả hỗn hợp và các bình bọt cố định có tác dụng để đẩy bọt
hoá học và bọt khí cơ học vào bể khi trong bể có sự cố bị cháy

×