Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc cạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 171 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP





TRẦN NGỌC THỂ







NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN








LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP












Hà Nội, 2009


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP




TRẦN NGỌC THỂ






NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN





Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN BÁ NGÃI






Hà Nội, 2009


ii
LỜI CẢM ƠN


Luận văn này được thực hiện và hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ
khoa học Lâm nghiệp của Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà
Nội.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.

Nguyễn Bá Ngãi - người đã bồi dưỡng kiến thức quý báu và đã dành tình cảm tốt
đẹp cho tác giả từ khi hình thành, phát triển ý tưởng, xây dựng đề cương, t
ổ chức
triển khai và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác
Quốc tế, Ban Chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện, động viên,
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Vũ Tiến Hinh, GS.TS. Nguyễn Hải Tuất, TS.
Nguyễn Quang Hà đã tư vấn, góp ý trong quá trình hoàn thiện bản lu
ận văn này.
Đối với địa phương, tác giả chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Kạn; Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể; Vườn Quốc gia Ba Bể; Hạt
kiểm lâm VQG Ba Bể; UBND các xã Khang Ninh, Cao Thượng, Nam Mẫu, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và bà con các dân tộc ở địa phương - nơi tác giả đã đến thu
thập số liệu để thực hiện luận văn.
Xin cảm
ơn các cán bộ, công nhân viên VQG Ba Bể đã tư vấn, giúp đỡ và hỗ
trợ tác giả thu thập số liệu tại hiện trường.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã khuyến khích, giúp đỡ tác giả
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã làm việc nghiêm túc với tất cả nỗ lực, nhưng do trình độ và thời
gian hạn chế, nên luận văn này không thể tránh kh
ỏi những thiếu sót nhất định. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo, các
nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp và xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng
góp đó./.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả


iii
MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Ở ngoài nước 3
1.2. Ở trong nước 7
1.3. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan 12
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 14
2.1.1. Mục tiêu tổng quát 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu 14
2.3. Giới hạn nghiên cứu 14
2.4. Nội dung nghiên cứu 15
2.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 15
2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận 15
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.5.2.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp 20
2.5.2.2. Chọn địa điểm nghiên cứu 21
2.5.2.3. Xác định dung lượng mẫu điều tra 24
2.5.2.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường 25
2.5.2.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 26
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN

CỨU
32
3.1. Đặc điểm tự nhiên 32
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích 32
3.1.2. Địa hình 33
3.1.3. Thổ nhưỡng 35
3.1.4. Khí hậu, thủy văn 35
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
3.2.1. Đặc điểm và phân bố dân cư 36
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 37
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của VQG 37
3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của các xã nghiên cứu 37
3.2.3. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi 38
3.2.4. Hiện trạng lao động và việc làm 39
3.2.5. Cơ sở hạ tầng 40
3.2.6. Giáo dục và y tế 40
3.3. Hiện trạng rừng và đất rừng 40

iv
3.4. Tài nguyên thực vật, động vật 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1. Tình hình công tác quản lý bảo vệ TNR tại VQG Ba Bể 43
4.2. Các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phương đến TNR tại
VQG Ba Bể 46
4.2.1. Sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy 47
4.2.2. Khai thác gỗ 51
4.2.3. Khai thác gỗ củi 55
4.2.4. Khai thác rau rừng phục vụ chăn nuôi 57
4.2.5. Khai thác các LSNG khác 58
4.2.6. Chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng 61

4.3. Nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương đến
TNR tại VQG Ba Bể
63
4.3.1. Cơ cấu đất canh tác 63
4.3.2. Cơ cấu thu nhập 65
4.3.3. Cơ cấu chi phí 68
4.3.4. Sức hấp dẫn của tỷ số thu chi đối với hoạt động canh tác và khai thác sản
phẩm từ rừng
70
4.3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến thu nhập chung của HGĐ 72
4.3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến thu nhập từ rừng của HGĐ 74
4.3.7. Các nguyên nhân cơ bản khác dẫn tới những tác động bất lợi của người
dân địa phương đến TNR tại VQG Ba Bể
77
4.3.7.1. Sự phụ thuộc của người dân địa phương vào TNR 77
4.3.7.2. Các nguyên nhân về kinh tế 78
4.3.7.3. Các nguyên nhân về xã hội 85
4.4. Đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu những tác động bất lợi của người
dân địa phương đến TNR tại VQG Ba Bể 91
4.4.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 91
4.4.2. Các giải pháp cụ thể 93
4.4.2.1. Huy động người dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng, khoanh nuôi
tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng sản xuất
93
4.4.2.2. Quy hoạch và xây dựng các dự án phát triển KT-XH vùng đệm 95
4.4.2.3. Phát triển du lịch sinh thái 96
4.4.2.4. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động 97
4.4.2.5. Tổ chức di dân vùng cao ra khỏi khu bảo vệ nghiêm ngặt 98
4.4.2.6. Bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi, ngăn chặn tích luỹ gỗ trong dân 99
4.4.2.7. Quy hoạch vùng chăn thả gia súc và trồng cỏ cho chăn nuôi 100

4.4.2.8. Sử dụng đất đai bền vững ở quy mô HGĐ và cộng đồng 101
4.4.2.9. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông 103
4.4.2.10. Khuyến khích người dân sử dụng bếp đun tiết kiệm củi 104
4.4.2.11. Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106
5.1. Kết luận 106
5.2. Khuyến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 116

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Chú giải
30a : Chương trình 30a/ Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với 61 huyện nghèo [
10]
5Whys : Phân tích hệ thống nguyên nhân, xuất phát từ 5 nguyên nhân
chính
BVR : Bảo vệ rừng
BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng
ĐDSH : Đa dạng sinh học
HGĐ : Hộ gia đình
IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
KBT : Khu bảo tồn
1

KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
1
KNTS : Khoanh nuôi tái sinh

KTG : Khai thác gỗ
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PARC : Xây dựng các khu bảo vệ nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
trên cơ sở sinh thái cảnh quan
PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
RRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
RTN : Rừng tự nhiên
SPSS : Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã
hội (Statistical Package for Social Sciences)
SWOT : Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
SX : Sản xuất
TB : Trung bình
TNR : Tài nguyên rừng
UBND : U
ỷ ban nhân dân
UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
VQG : Vườn Quốc gia
WCMC : Trung tâm quan trắc Bảo tồn Thế giới
GTKT : Giá trị kinh tế

1
Là thuật ngữ trong nhiều trường hợp được dùng để gọi chung cho tất cả các bậc phân hạng của hệ thống bao
gồm các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên (các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn loài/ sinh
cảnh) và các khu bảo tồn cảnh quan,… của Việt Nam cũng như trên thế giới.

vi
DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Kết quả lựa chọn các xã nghiên cứu điểm tại VQG Ba Bể 22
Bảng 2.2. Số hộ theo thành phần dân tộc của các xã nghiên cứu điểm 23
Bảng 2.3. Kết quả lựa chọn các thôn nghiên cứu điểm tại VQG Ba Bể 23
Bảng 2.4. Dung lượng mẫu điều tra tại các xã nghiên cứu điểm 24
Bảng 3.1. Dân số các xã vùng đệm và vùng lõi VQG Ba Bể 36
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng nông nghiệp chính 39
Bảng 3.3. Thống kê số vật nuôi của khu vực nghiên cứu 39
Bảng 3.4. Hiện trạng rừng và sử dụng đất VQG Ba Bể 41
Bảng 4.1. Phân tích SWOT về công tác QLBVR tại VQG Ba Bể 43
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện dự án 5 triệu ha rừng năm 2008 tại VQG Ba Bể 44
Bảng 4.3. Thống kê vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng VQG Ba Bể 45
Bảng 4.4. Diện tích canh tác của các HGĐ trên rừng và đất rừng VQG 48
Bảng 4.5. Số lần đốt nương của các HGĐ canh tác nương rẫy trên đất VQG 51
Bảng 4.6. Thống kê mức độ khai thác gỗ và bán gỗ của các hộ điều tra 53
Bảng 4.7. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới lượng gỗ khai thác từ rừng 54
Bảng 4.8. Mức độ khai thác gỗ củi của người dân địa phương 55
Bảng 4.9. Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng tới lượng gỗ củi khai thác 56
Bảng 4.10. Mức độ khai thác rau rừng phục vụ chăn nuôi gia súc 57
Bảng 4.11. Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng tới nhu cầu rau rừng phục vụ chăn
nuôi của HGĐ
57
Bảng 4.12. Mức độ khai thác và nhu cầu sử dụng LSNG tại khu vực nghiên cứu 59
Bảng 4.13. Mức độ và hình thức chăn thả gia súc trên rừng 61
Bảng 4.14. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới số lượng gia súc chăn thả trên rừng

62
Bảng 4.15. Cơ cấu đất đai trung bình của HGĐ khu vực nghiên cứu 63
Bảng 4.16. Cơ cấu tổng thu nhập của các nhóm HGĐ tại khu vực nghiên cứu 65
Bảng 4.17. Cơ cấu chi phí của các nhóm HGĐ tại khu vực nghiên cứu 69
Bảng 4.18. Kết quả phân tích tỷ số thu - chi BCR của HGĐ 71

Bảng 4.19. Ước lượng độ co giãn của mô hình đối với thu nhập chung của HGĐ 73
Bảng 4.20. Ước lượng độ co giãn của mô hình đối với thu nhập từ rừng của HGĐ75
Bảng 4.21. Nhu cầu và khả năng đáp ứng lương thực của HGĐ 79
Bảng 4.22. Nhu cầu và khả năng đáp ứng thu chi tiền mặt của HGĐ 81
Bảng 4.23. Nhu cầu chất đốt của HGĐ tại VQG Ba Bể 83
Bảng 4.24. Mô hình tứ diện về phát triển kinh tế hộ với quản lý tài nguyên rừng tại
khu vực nghiên cứu
92
Bảng 4.25. Kế hoạch triển khai một số hoạt động lâm nghiệp theo nhu cầu của HGĐ
khu vực nghiên cứu
95


vii

DANH MỤC HÌNH



Hình 2.1. Tháp sinh thái nhân văn trong nghiên cứu sự tác động của người dân địa
phương đến TNR
18
Hình 2.2. Mô hình tứ diện về phát triển kinh tế hộ và quản lý tài nguyên rừng 30
Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu 33
Hình 3.2. Bản đồ khu vực nghiên cứu 34
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu đất đai của VQG Ba Bể 37
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu đất đai của các xã nghiên cứu 38
Hình 4.1. Tình hình vi phạm công tác QLBVR VQG Ba Bể 45
Hình 4.2. Tỷ trọng số hộ tham gia khai thác gỗ và bán gỗ 53
Hình 4.3. Số hộ tham gia khai thác LSNG theo thành phần dân tộc 59

Hình 4.4. Cơ cấu đất đai trung bình của HGĐ 64
Hình 4.5. Cơ cấu thu nhập của HGĐ theo nhóm hộ 66
Hình 4.6. Cơ cấu thu nhập của HGĐ theo dân tộc 68
Hình 4.7. Cơ cấu chi phí của HGĐ theo nhóm hộ 70
Hình 4.8. Cơ cấu thu chi bằng tiền mặt tại HGĐ 81

1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Gần năm thập kỷ qua, nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý bảo
tồn hệ thống rừng đặc dụng, vai trò của các khu bảo tồn, VQG trong phát triển kinh
tế ở cấp quốc gia và địa phương ngày càng được khẳng định. Nhận thức về vai trò
của rừng đặc dụng đối với bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường trong xã hội được
tăng cường đáng kể [3]. Song việc bảo vệ, quản lý các khu bảo tồn, VQG đã và
đang gặp không ít khó khăn từ phía người dân và cộng đồng địa phương. Điều khó
khăn lớn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn là số dân sinh sống phía
ngoài, sát với khu bảo tồn, thậm chí ngay cả trong khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng
nề lên khu bảo tồn. Bắt đầu từ những thay đổi củ
a họ về vị trí nhà ở, về thói quen
chiếm hữu đất đai canh tác, phát nương làm rẫy, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi,
thu lượm các sản phẩm từ rừng và do đó ảnh hưởng đến công tác bảo vệ. TNR là
nguồn sống chủ yếu của người dân sống trong và gần rừng từ bao đời nay, giờ đây
dường như đã không còn là của họ. H
ọ đa số là người nghèo, dân trí thấp, họ cho
rằng việc thành lập khu bảo tồn, VQG không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị
thiệt thòi vì không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước
nữa [
34]. Trong khi đó, các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác cho người dân địa
phương chưa bù đắp được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã gây ra mâu

thuẫn giữa khu bảo tồn, VQG với người dân địa phương - những người đã và đang
sống phụ thuộc một phần vào nguồn TNR. Do đó, việc tồn tại những tác động bất
lợi của người dân vào TNR là một tất yếu.
VQG Ba Bể - vườn di sản ASEAN, nằm trên địa bàn huyện Ba Bể - một trong
2 huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn và là một trong 61 huyện nghèo của cả nước thuộc
Chương trình 30a của Chính phủ [
10] cũng trong tình trạng chung như thế. Dân số
sống trong và xung quanh VQG Ba Bể có 19.375 người, gồm 5 dân tộc chính là Tày,
H’Mông, Dao, Nùng và Kinh đã sinh sống lâu đời ở nơi đây với những tập quán
truyền thống như canh tác nương rẫy, du canh du cư, săn bắn động vật, chặt gỗ, lấy
củi, thu lượm các sản phẩm từ rừng Đời sống của người dân địa phương phần lớn

2
dựa vào nguồn TNR là chính, họ cố gắng tiếp cận đến mức tối đa nguồn tài nguyên
này mỗi khi có cơ hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu những tác động
bất lợi của người dân địa phương tới TNR ở các KBT, VQG nói chung và VQG Ba
Bể nói riêng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững TNR nơi đây.
Để trả lời câu hỏi trên và góp phầ
n làm rõ những tồn tại nêu trên, đề tài
“Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại VQG Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện là có cơ sở và hết sức cần thiết.




3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Heading 1_Tran Ngoc The
1.1. Ở ngoài nước
Trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay

đổi chiến lược bảo tồn từ đầu thập kỷ 80. Một chiến lược bảo tồn mới dần được
hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý KBTTN và VQG với
các hoạt động sinh kế của người dân địa phương, cầ
n thiết có sự tham gia bình đẳng
của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hoá trong quá trình xây dựng các
quyết định.
Ý tưởng về một khu rừng nhất định cần được bảo vệ khỏi tác động khai thác
sử dụng thường nhật của con người đã có ít nhất từ 3000 năm trước đây vào thời
vua Ai Cập Ikhnaton hoặc thậm chí sớm hơn (Alison 1981, trong Hunter 1996) (dẫn
theo Nguyễn Xuân Đặng, 2005) [
15].
Năm 1872, VQG đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Mỹ, đó là VQG
Yellowstone. VQG nằm trên vùng đất do người Crow và người Shoshone sinh sống
trên cơ sở sử dụng bạo lực ép buộc hai cộng đồng tộc người này phải rời bỏ mảnh
đất của họ. Nhiều KBTTN và VQG được thành lập sau đó ở các nước khác nhau
trên thế giới cũng sử dụng phương thức quản lý theo mô hình này, có nghĩa là ngă
n
cấm người dân địa phương thâm nhập vào KBTTN, VQG và tiếp cận tài nguyên
trong đó. Điều đó dẫn đến những hậu quả tất yếu là làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn
giữa cộng đồng địa phương, KBT và mục đích bảo tồn tài nguyên đã không đạt
được [
35].
Ở Philippines, chiến lược Quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học nêu rõ rằng:
"Điều chủ chốt dẫn đến thắng lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học là phải bảo đảm rằng
các cộng đồng địa phương, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mọi quyết
định về chính sách liên quan đến môi trường, sẽ tham gia vào quá trình lập kế ho
ạch
và quản lý đối với bảo tồn đa dạng sinh học" (Denr và TCSD, 1994) (dẫn theo Lê
Sỹ Trung, 2005) [
50, tr. 7].

Ở Indonesia, kế hoạch hành động đa dạng sinh học ghi nhận rằng "Việc tăng
cường sự tham gia của công chúng, đặc biệt là cộng đồng sinh sống bên trong và

4
phụ thuộc vào các vùng có tính đa dạng sinh học cao, là mục tiêu chính của kế
hoạch hành động và là điều kiện tiên quyết đối với việc thực hiện kế hoạch
(Bappenas, 1993) (dẫn theo Lê Sỹ Trung, 2005) [
50, tr. 7].
Bink Man W. (1988) trong nghiên cứu của mình thực hiện tại làng Ban Pong,
tỉnh S. Risaket, Thái Lan chỉ ra rằng các tầng lớp nghèo phải phụ thuộc vào rừng để
chăn thả gia súc và thu hái tài nguyên lâm sản như: củi đun và hoa quả trong rừng.
Tuy nhiên đây là một minh hoạ rất cần thiết của người dân địa phương tham gia vào
việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển (FAO, 1996).
Colfer. C.J.P (1980) trong tác phẩm “Thay đổi và NLKH bản địa” tại
Đông
Kalimamtan. Qua mô tả việc đi thu hái lâm sản phụ, tác giả đã nhận định rằng
những sản vật đó được coi như là những mặt hàng không phải trả tiền, ai cũng có
thể thu lượm được. Thế nhưng những quyền đó không được quy định cụ thể, nó đã
trở thành một thông lệ, trong đó có cả việc dùng gỗ làm nhà, có lúc dùng để biện hộ
cho việc thu hoạch g
ỗ và bán (dẫn theo Ngô Ngọc Tuyên, 2007) [51, tr. 8].
Năm 1986, trong tác phẩm “Lâm nghiệp xã hội và hành động của cộng đồng”
các tác giả Dorji, D.C. Chavada, B. Thinley và Wangchuks cho rằng: Rừng chủ yếu
là nguồn cung cấp gỗ xây dựng và làm hàng rào, cung cấp củi, nơi chăn thả và
chuồng trại cho gia súc. Chúng cũng cung cấp một phần lớn những yêu cầu về thức
ăn gia súc, lợi tức, công ăn việc làm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
đất và nước trên vùng đất dốc (FAO, 1996) [
51].
Theo Gadgil và VP. Vartok năm 1976 trong tác phẩm: “Những lùm cây thiêng
miền Tây dãy Ghats ở Ấn Độ” cho rằng: Người dân địa phương ở Ấn Độ đã bảo vệ

được các đám rừng từ dưới 0,5 ha đến 10 ha dưới dạng lùm cây thiêng để thờ các vị
thần của lùm cây. Việc thờ cúng tại những lùm cây thiêng đó được hình thành từ
các xã hội chuyên về săn bắn và hái lượm. Việc lấy ra bất cứ sản phẩm nào
đều bị
cấm kỵ. Với nạn phá rừng ngày càng tăng, những lùm cây đó đã trở thành những di
sản còn lại của rừng tự nhiên và do đó đã trở nên quan trọng trong việc thu lượm
một số sản phẩm như: Cây thuốc, lá rụng, gỗ khô…Việc khai thác gỗ đã bị cấm
nhưng đôi khi vẫn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trộm (FAO, 1996).

5
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển đã trở thành
vấn đề nổi lên trong các cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học trong những năm gần đây.
Vào tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển bền
vững ở Rio De Janeiro, vấn đề này đã chính thức được công nhận (dẫn theo Ngô
Ngọc Tuyên, 2007) [
51, tr. 8].
Ở Nepal, đã có một số mô hình thành công về chương trình bảo tồn đa dạng
sinh học theo hướng toàn cầu. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của cuộc xung đột vũ
trang trong gần một thập kỷ đã tác động xấu đến các hoạt động bảo tồn và động vật
hoang dã. Chính vì vậy, một số nghiên cứu về đánh giá tác động của những hoạt
động này đến bảo tồn đ
a dạng sinh học tại VQG Bardia và vùng đệm phía tây Nepal
đã được thực hiện. Nghiên cứu đã khẳng định, 73% người dân địa phương sống
trong khu vực phụ thuộc vào nông nghiệp, nguồn chất đốt và thức ăn [
63].
Ở Ấn Độ, diện tích đất lâm nghiệp đứng thứ hai sau diện tích đất nông nghiệp,
và là nơi ước tính có 275 triệu người dân địa phương ở các vùng nông thôn phụ
thuộc vào rừng (ít nhất là một phần sinh kế của họ). Một nghiên cứu về lâm nghiệp
cộng đồng bên ngoài khu rừng đặc dụng đã chỉ ra rằng các khu rừng không chỉ cung
cấp tiềm năng to lớn để xoá đói giảm nghèo và t

ăng trưởng kinh tế nông thôn ở Ấn
Độ mà vẫn hỗ trợ tốt mục tiêu quan trọng là bảo tồn [
73].
Phần lớn các khu bảo tồn đều được thiết lập vì mục đích Quốc gia, mà ít nghĩ
đến các nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương. Dựa trên mô hình của
Hoa Kỳ, phương thức quản lý của nhiều VQG và KBT chủ yếu bao gồm việc ngăn
cấm người dân địa phương xâm nhập vào KBT và khai thác TNR. Phương thức này
gọi là biện pháp "Rào và phạt". Tại các nước Đông Nam Châu Á phương thức này
tỏ
ra không thích hợp vì để duy trì sự đa dạng sinh học thì người dân địa phương bị
mất quyền tiếp cận với nguồn TNR, trong khi sự phụ thuộc của họ vào TNR là rất
lớn [
50, tr. 6, 7].
Ở Đông Nam Châu Á, sự tham gia của người dân địa phương vào công tác bảo
tồn đa dạng sinh học là một biện pháp cần thiết và thường có hiệu quả. Lý do để
khuyến khích sự tham gia này là: Nỗ lực của các cơ quan Chính phủ nhằm đưa dân
chúng ra khỏi các KBT đã không mang lại kết quả như mong muốn trên cả phương

6
diện quản lý TNR và kinh tế xã hội. Việc đưa người dân vốn quen sống trên địa bàn
của họ đến một nơi mới chẳng khác nào "bắt cá khỏi nước" và khi đó lực lượng
khác có thể xâm lấn và khai thác TNR mà không có người bảo vệ. Người dân địa
phương có nhiều kiến thức cổ truyền về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các
thể chế cộng đồng đã tỏ ra có hiệu qu
ả trong việc quản lý các nguồn tài nguyên này
[
50].
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các KBT
và VQG khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình quản lý gắn
bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hoá của người dân địa phương. Ở VQG

Kakadu (Australia), những người thổ dân chẳng những được chung sống với VQG
một cách hợp pháp mà họ còn được thừa nhận là chủ
hợp pháp của VQG và được
tham gia quản lý VQG thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Tại VQG
Wasur (Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với săn bắn cổ truyền
[
35].
Ở Thái Lan, vào khoảng những năm 1945, độ che phủ của rừng đạt tới 60%,
nhưng đến năm 1995 giảm xuống còn 26%. Hơn 170.000 km
2
rừng bị tàn phá. Năm
1989, Cục Lâm nghiệp của Hoàng Gia Thái Lan (The Royal Forest Department)
thành lập khu bảo tồn để bảo vệ diện tích rừng còn lại. Điều này dẫn tới xung đột
giữa các cộng đồng địa phương. Một thử nghiệm của Dự án “Quản lý rừng bền vững
thông qua sự cộng tác” thực hiện tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Phu Kheio, tỉnh
Chaiyaphum ở Đông Bắ
c Thái Lan. Kết quả chỉ ra rằng, điều căn bản để quản lý bền
vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là phải
bao gồm cả phát triển cộng đồng địa phương bằng các hoạt động làm tăng thu nhập
của họ (dẫn theo Ngô Ngọc Tuyên, 2007) [
51, tr. 6].
Cũng ở Thái Lan, hệ thống quản lý khu bảo vệ trước đây đã nhấn mạnh các
quyền sở hữu và kiểm soát rừng của Nhà nước mà không chú ý tới ảnh hưởng giữa
con người và các nguồn tài nguyên, đã dẫn tới những thất bại vì tỉ lệ phá rừng hàng
năm vẫn ở mức cao 2,6%. Một nghiên cứu tại vùng đệm của khu bảo tồn động vật
hoang dã Phu Kheio, Đ
ông Bắc Thái Lan đã giới thiệu một cách tiếp cận mới để
quản lý chúng trên cơ sở thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong tiến

7

trình. Kết quả thảo luận ở đây cũng đã khẳng định rằng, có một cơ hội để tạo ra một
sự hiểu biết tốt hơn giữa người dân nông thôn về tầm quan trọng của trồng rừng và
bảo tồn thiên nhiên sẽ dẫn đến một cách quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên trong
tương lai [
62].
Các nguyên tắc được lập ra trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia năm 1992 - 1996 tại Thái Lan là:
"Khuyến khích người dân cộng tác với chính phủ, trong bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên thông qua việc đề cao vai trò của các tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ,
từ trung ương đến địa phương. Trong việc quyết định các dự án quản lý tài nguyên
thiên nhiên cũng như trong việc theo dõi, giám sát và đánh giá thành công của dự án
này". Nhận rõ sự cần thi
ết phải xem xét điều kiện kinh tế, xã hội xung quanh KBT,
các nhà quy hoạch quản lý KBT đã bắt đầu đề xuất và thiết lập các vùng đệm để
ngăn chặn sự xâm hại từ bên ngoài vào các KBT [
50].
Các nghiên cứu trên thế giới được liệt kê trên đây mới chỉ có những phân tích
định tính về sự phụ thuộc của các cộng động dân cư vào tài nguyên và khẳng định
cần thiết phải có sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo tồn TNR. Tuy
nhiên, chưa có các nghiên cứu định lượng xác định những tác động của cộng đồng
vào TNR và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tác động đó vào TNR.
1.2. Ở trong nước
Trải qua thời gian, diễn biến TNR ở các khu rừng đặc dụng nước ta đã có
nhiều thay đổi do sức ép của sự gia tăng dân số, nhu cầu về gỗ, LSNG ngày một gia
tăng đối với cộng đồng dân cư sinh sống trong KBT và VQG. Việc đầu tư quản lý
bảo vệ và phát triển các khu rừng đặc dụng còn hạn hẹp. Việc triển khai, thực thi
các chính sách, pháp luật của nhà nướ
c đối với hệ thống này chưa đồng bộ, kịp thời.
Vì thế, dẫn đến có nhiều vi phạm nghiêm trọng vào các khu rừng đặc dụng.
So với nhiều nước trên thế giới và khu vực thì lịch sử thành lập các khu rừng

đặc dụng ở Việt Nam tương đối sớm. Tháng 7/1962, khu rừng cấm Cúc Phương
được thành lập theo quyết định số 72/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với di
ện
tích 25.000 ha, sau này trở thành VQG đầu tiên của nước ta. Hệ thống KBTTN ở

8
Việt Nam - một trong những nước có ĐDSH cao nhất trên thế giới
2
- được mở rộng
rất nhanh trong 30 năm qua với khoảng 70 VQG, khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo
vệ cảnh quan mới được thành lập trong thập kỷ 80, trong đó có VQG Ba Bể. Tính
đến trước thời điểm rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg
ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống rừng đặc dụng đã được thành
lập gồm 128 khu, với tổng diện tích tự nhiên là 2.395.200 ha, trong đó có 30 VQG,
60 KBTTN và 38 khu bảo vệ cảnh quan. Bên cạnh những thành công, những đóng
góp tích cực của hệ thống rừng đặc dụng này đối với việc bảo vệ môi trường và
ĐDSH toàn cầu thì chúng đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm ĐDSH do tác
động của nhiều yếu tố [
3].
Quan niệm về công tác bảo tồn trước hết phải xuất phát từ các quy định mang
tính pháp lý. Đó là các điều khoản được ghi trong Luật BV&PTR ban hành ngày
12/08/1991, Luật BV&PTR sửa đổi ban hành ngày 03/12/2004. Quyết định số
08/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 11/01/2001 đã đề cập đến việc Ban quản lý các khu
bảo vệ được xây dựng các quy định về phạm vi sử dụng rừng đối với người dân địa
phương sinh sống trong các KBT. Gần đ
ây nhất, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định
số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, thay
thế quyết định số 08/2001/QĐ-TTg, trong đó, quản lý rừng đặc dụng được quy định
rất rõ [
2], [8], [32], [47] cụ thể như sau:

- Rừng đặc dụng bao gồm các loại: VQG, KBTTN, khu bảo vệ cảnh quan, khu
rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học [
47, tr.5].
- Trong VQG và KBTTN được chia thành 3 phân khu chức năng chính sau: (1)
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn
hệ sinh thái tự nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ
để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái; Đối với rừng đặc dụng ở vùng
đất ngập nước, phạm vi và quy mô của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác
định
theo mục tiêu, đối tượng, tiêu chí bảo tồn và điều kiện thuỷ văn; (2) Phân khu phục
hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái

2
Trung tâm Giám sát bảo tồn Thế giới của UNEP đánh giá Việt Nam là một trong 16 nước có ĐDSH cao
nhất – WCMC, 1992, Báo cáo xây dựng chỉ số ĐDSH Quốc gia: Tài liệu thảo luận, Cambridge, UK. (dẫn
theo PARC, 2006) [17, tr. 4].

9
rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết; (3) Phân khu dịch
vụ - hành chính: Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của
ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí [
47,
tr. 7].
- VQG và KBTTN phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Vùng đệm là vùng
rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với vườn quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh
giới với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Vùng đệm được xác lập nhằm
ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới v
ườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm

tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự
nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của
người dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng [
47, tr. 15].
Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm tới việc nâng cao
hiệu quả của các KBTTN và VQG theo quan điểm bảo tồn - phát triển. Đó là làm
sao dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế -
xã hội của người dân địa phương.
Theo Donovan D., Rambo A.T, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997),
đã đề cập đến các sản phẩm từ rừng và sức ép của người dân địa phương vào rừng.
Tác giả
đã chỉ ra rằng: Diện tích rừng già ở miền núi phía Bắc Việt Nam đã giảm
sút nghiêm trọng do việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác như: tre nứa, nấm,
cây dược liệu, động vật hoang dã và được xem như là nguồn sinh kế chủ yếu của
người dân miền núi [
13, tr. 1-2].
D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999) [
12], đã thực hiện một nghiên cứu
về quản lý vùng đệm tại 3 VQG: Ba Vì, Bạch Mã và Cát Tiên. Kết quả nghiên cứu
đã phản ánh khá rõ nét thực trạng vùng đệm ở Việt nam như: Tình hình KT-XH,
tình trạng bảo tồn tại các VQG và vùng đệm; hoạt động phát triển trong các vùng
đệm; tổ chức, thể chế cho quản lý vùng đệm… Các kết luận đưa ra mới dừng lại ở
tầm vĩ mô như nguyên tắc, phương hướ
ng chung, chưa cụ thể hoá làm cái gì và làm
như thế nào.

10
Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân (1999), Đỗ Anh Tuân (2001) (dẫn
theo Ngô Ngọc Tuyên, 2007 [
51]) được thực hiện tại KBTTN Pù Mát đã đưa ra một

số kết luận rằng: (1) Các nông hộ trong vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với
rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh tác nương rẫy đóng vai trò quan
trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ. Hiện nay, các nông hộ đang có sự
chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ có rất ít ở các hộ có hiểu biết và có v
ốn đầu tư;
(2) Hầu hết người dân địa phương vẫn còn sử dụng TNR một cách bất hợp pháp. Tại
thời điểm nghiên cứu, 34% tổng thu nhập hàng năm của một HGĐ trong vùng đệm
và 62% tổng thu nhập của một HGĐ trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt là từ rừng. Việc
thành lập KBTTN (năm 1997) đã làm giảm 30% - 71,4% diện tích đất và khoảng
50% thu nhập từ rừng củ
a người dân địa phương; (3) Mặc dù đã có một vài chương
trình hỗ trợ được thực hiện tại KBTTN Pù Mát, song chúng chưa bù đắp được những
mất mát do việc thành lập KBTTN gây ra.
Như vậy, các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu là phân tích, đánh giá sự phụ
thuộc của cộng đồng địa phương vào rừng và đất rừng. Nhưng vấn đề nhìn nhận từ
góc độ
cộng đồng địa phương đối với tài nguyên rừng còn chưa được nghiên cứu
sâu sắc. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã đề cập đến vấn đề tác động
của cộng đồng địa phương tới tài nguyên rừng nhưng chỉ giới hạn ở tác động của
cộng đồng địa phương vùng đệm đến các VQG hoặc KBTTN.
Nguyễn Thị Ph
ương (2003) [29] khi “Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa
phương vùng đệm đến tài nguyên rừng VQG Ba Vì- Hà Tây”, đã vận dụng phần
mềm SPSS trong việc tổng hợp và xử lý số liệu về hình thức tác động và các
nguyên nhân tác động và chỉ ra rằng: Cộng đồng ở đây sống chủ yếu bằng nghề
nông nhưng diện tích đất nông nghiệp rất ít và năng suất lúa thấp. Vì vậy, để giải
quyế
t nhu cầu cuộc sống hàng ngày họ tác động tới tài nguyên rừng dưới nhiều hình
thức như: sử dụng đất rừng để sản xuất hàng hoá, khai thác sản phẩm với mục đích
tiêu dùng, chăn thả gia súc….trong đó hình thức sử dụng đất rừng để sản xuất hàng

hoá cho tỷ trọng thu nhập cao nhất trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng (36,4%).
Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá được m
ức độ tác động tới tài nguyên rừng của các
dân tộc, các nhóm hộ khác nhau.

11
Hoàng Quốc Xạ (2005) [61], đã có sự kết hợp tốt giữa phân tích định tính và
định lượng trong việc xác định các hình thức tác động và nguyên nhân tác động khi
nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng tại vùng đệm
VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp được tác giả đưa ra tuy bao hàm nhiều
lĩnh vực song chưa dựa trên các yếu tố đã được phân tích cụ thể tại khu vực nghiên
cứu và chưa thể hi
ện được tính khả thi của các giải pháp đưa ra.
Ngô Ngọc Tuyên (2007) [
51], đã lượng hoá tốt thể hiện sinh động ảnh hưởng
của các yếu tố sản xuất đển tổng thu nhập của hộ gia đình cũng như mối quan hệ
giữa tổng thu nhập với các nhân tố trong khai thác TNR thông qua việc thực hiện
nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến TNR tại KBTTN Na Hang,
Tuyên Quang. Tác giả đã lựa chọn 4 dân tộc chính trong khu vực, mỗi dân tộc 30
HGĐ
để phỏng vấn, nhưng chưa chỉ ra cho người đọc cách thức và nguyên tắc chọn
mẫu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày
người dân đã tác động tới TNR dưới nhiều hình thức song “sử dụng tài nguyên
rừng” là hình thức có tác động bất lợi nhất, các dân tộc khác nhau thì mức độ tác
động cũng khác nhau. Nghiên cứu đã sử dụng hàm Cobb-Douglas để
phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố đến thu nhập của HGĐ, tuy nhiên phân tích mới dừng lại ở 3
yếu tố nguồn lực mà chưa phân tích đến các yếu tố hiệu quả.
Vấn đề giảm đất đai canh tác của các cộng đồng do hình thành VQG là một
thực tế diễn ra ở nhiều nơi. Đỗ Thị Hà cho rằng sau khi thành lập VQG Tam Đảo,

đất của các hộ trong thôn bị mất
đi, thu nhập về lâm nghiệp tập trung vào một số
chủ rừng, ảnh hưởng tới sự phân công lao động trong HGĐ (dẫn theo Nguyễn Thị
Phương, 2003) [
29].
Một nghiên cứu về nhu cầu sử dụng gỗ củi của Lê Thu Hiền (2003) [
19], được
thực hiện tại xã Khang Ninh - một xã vùng đệm VQG Ba Bể cho thấy: Gỗ củi là
nhiên liệu chính sử dụng làm chất đốt ở đây, loại nhiên liệu này có nguồn gốc từ gỗ
lớn là 2,8%, gỗ nhỏ là 27%, cây bụi là 53,5% và cành nhánh là 16,9%. Nhu cầu sử
dụng gỗ củi bình quân mỗi hộ gia đình là khá cao 20,3 kg/ngày, trong đó ở vùng
cao là 26 kg/ngày, ở vùng thấp là 17,5 kg/ngày. Đặc biệt, nguồn cung cấp gỗ củi

12
cho người dân địa phương chủ yếu từ rừng tự nhiên, rừng phục hồi, đồi trọc và cây
trồng phân tán.
Cũng tại VQG Ba Bể, tác giả Lê Đức Vượng (2007) [
59], đã bước đầu tìm
hiểu sự phụ thuộc của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại 2 thôn của xã
Nam Mẫu - một xã nằm trọn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Kết quả nghiên
cứu tuy độc lập ở từng thôn trong xã Nam Mẫu nhưng phần nào đã khẳng định được
vai trò của lâm sản đối với người dân địa phương cũng như sự phụ thuộc của h
ọ vào
TNR thông qua tỷ trọng giữa thu nhập từ lâm sản nói chung so với tổng thu nhập
của hộ gia đình (40,18% đối với thôn Cốc Tộc, 50,92% đối với thôn Nặm Dài).
Nghiên cứu mới chỉ chỉ tập trung ở 2 thôn, đối với 2 dân tộc Tày và H’Mông do vậy
chưa phản ánh được đầy đủ sự phụ thuộc của người dân sống trong và xung quanh
VQG Ba Bể vào TNR.
1.3. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứ
u tổng quan

Một số khu rừng đặc dụng được nhận định không chỉ cung cấp tiềm năng to
lớn để xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế nông thôn mà vẫn hỗ trợ tốt mục
tiêu quan trọng là bảo tồn.
Ngăn cấm người dân thâm nhập, tiếp cận nguồn tài nguyên trong KBT, VQG
tất yếu làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương, KBT, VQG với mục
đích bả
o tồn.
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt những người sống trong rừng,
gần rừng, phụ thuộc vào rừng sẽ góp phần mang lại thành công trong chiến lược bảo
tồn đa dạng sinh học.
Quản lý bền vững tài nguyên rừng là phải thu hút sự tham gia của các bên liên
quan và đặc biệt phải bao gồm cả phát triển cộng địa phương bằng các hoạt động
làm t
ăng thu nhập.
Di dân ra khỏi vùng lõi các VQG, KBT là một chủ trương lớn, song xét trên
phương diện KT-XH thì việc đưa người dân vốn quen sống nơi đây đến một nơi
khác sẽ giảm những tác động của chính cộng đồng song sẽ càng dễ dàng hơn cho
lực lượng khác xâm lấn và khai thác TNR bởi lúc này không còn lực lượng tại chỗ -
đó là người dân.

13
Vì những lý do khác nhau mà cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách hệ thống, đồng bộ và toàn diện về tác động của cộng đồng
địa phương tới TNR ở các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Phần lớn vấn đề này mới
thực hiện ở mức độ nhất định, ở một hoặc một số KBT, VQG đơn lẻ, một số tập
trung nghiên cứu ở
vùng đệm, một số tập trung nghiên cứu ở khu bảo vệ nghiêm
ngặt (vùng lõi) Sau đây là một số tồn tại chính:
- Thiếu những công trình nghiên cứu theo hướng toàn diện, kết hợp phân tích
tác động bất lợi với phân tích tác động có lợi làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp

giảm thiểu những tác động bất lợi của người dân địa phương vào tài nguyên rừng tại
KBT, VQG.
- Một số nghiên cứu ch
ưa làm rõ được dung lượng, cơ cấu mẫu điều tra theo
từng phương pháp cụ thể; chưa đưa ra được các chỉ số, chỉ báo thể hiện sự thay đổi,
biến đổi TNR qua các giai đoạn khác nhau.
- Hầu hết các giải pháp đưa ra trong những nghiên cứu dạng này còn chung
chung, tản mạn, đặc biệt mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, có nghĩa là mới khẳng
đị
nh đó là giải pháp gì (Cái gì), chứ chưa chỉ ra được làm như thế nào.
Vì vậy, vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.


14
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2 Heading 1_Tran Ngoc The
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần xây dựng cơ sở lý luận giải quyết mối quan hệ giữa các cộng đồng
sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng tại các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, đồng
thời góp phần giúp địa phương có được những luận cứ khoa học cũng như thực tiễn
đề ra giải pháp quản lý, bảo v
ệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng
đồng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các hình thức và mức độ tác động của các hộ gia đình đồng
bào dân tộc Tày, Dao, H’Mông vào tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định được các nguyên nhân chính dẫn đến những tác động bất lợi tới tài

nguyên rừng.
- Đề xuất được các giải pháp giải thiểu các tác động bất lợi và thu hút ngườ
i
dân tham gia vào quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng tại VQG Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác động bất lợi của các hộ gia đình
đồng bào dân tộc Tày, Dao, H’Mông vào tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những tác động bất lợi c
ủa người dân địa
phương tại VQG Ba Bể. Những tác động tích cực (có lợi) không thuộc phạm vi
nghiên cứu chính của luận văn, nhưng luôn được chú ý nhằm tạo nền tảng cho việc
đề xuất các biện pháp bảo vệ, quản lý và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực
nghiên cứu.

15
- Luận văn chỉ giới hạn ở việc xác định những tác động, nguyên nhân, mức độ
tác động của cộng đồng sống trong vùng đệm và vùng lõi VQG Ba Bể. Những cộng
đồng sống ngoài khu vực này không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Luận văn chỉ đề cập tới 4 loại kinh tế hộ chính của cộng đồng là hộ rất nghèo,
hộ nghèo, hộ thoát nghèo (hộ trung bình) và hộ khá. Việ
c xác định loại kinh tế hộ
không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá tác động bất lợi của các hộ gia đình đồng bào dân tộc
vào tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến những tác động bất lợi tới tài nguyên
rừng.

- Đề xuất các giải pháp làm giảm thiểu các tác động bất lợi và thu hút người
dân tham gia vào quản lý bảo v
ệ và phát triển tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.
2.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên: (1) Lý luận về lý thuyết hệ thống; (2)
Quan điểm sinh thái - nhân văn; (3) Quan điểm bảo tồn - phát triển và (4) Tiếp cận
có sự tham gia.
Một là, vận dụng lý luận về lý thuyết hệ thống: Hệ th
ống được hiểu là một cấu
trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, nó bao gồm nhiều bộ phận chức năng liên kết với
nhau một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và vận động theo những quy luật thống
nhất. Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống thành phần (nhỏ hơn) hay còn gọi
là hệ thống phụ. Mọi sự vật, hiện tượng đề
u nằm trong hệ thống và mỗi hệ thống lại
nằm trong hệ thống lớn hơn.
Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động trong hệ thống
kinh tế xã hội và tác động tới hệ thống tự nhiên.
Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động trong hệ thống
kinh tế, bởi vì mức độ
tác động của người dân địa phương gắn liền với các hoạt

16
động kinh tế của con người như sử dụng đất rừng canh tác, khai thác lâm sản, chăn
thả gia súc… Sự tác động này cũng phụ thuộc vào sinh kế, mức sống, nhu cầu thị
trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận trước mắt và hiệu quả kinh tế thường quyết định
tới hình thức sử dụng TNR của người dân địa phương. Ngược lại, mức
độ giàu có và
đa dạng của TNR cũng tác động mạnh mẽ tới nguồn thu của người dân địa phương.

Chính vì mối quan hệ chặt chẽ giữa những tác động của người dân địa phương đến
TNR với các yếu tố kinh tế nên có thể làm giảm thiểu tác động bất lợi tới TNR bằng
cách tác động vào những yếu tố kinh tế. Đây là lý do đề tài hướng vào tìm hiểu các
nguyên nhân kinh tế có liên quan tớ
i những tác động bất lợi của người dân địa
phương vào TNR và nghiên cứu đề xuất giải pháp kinh tế để giảm thiểu sự tác động
bất lợi này.
Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động xã hội vì các
hoạt động này là của con người. Sự tác động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội
như nhận thức của ng
ười dân về tầm quan trọng của TNR, ý thức về luật pháp, trách
nhiệm của cộng đồng, những thói quen trong sử dụng TNR… Sự tác động của
người dân địa phương đến TNR còn phụ thuộc vào những vấn đề về thể chế và
chính sách như chính sách đối với người dân trong KBT, VQG, hệ thống quản lý
TNR, việc thực thi luật BVPTR. Các tổ chức cộng đồng và những quy định của
cộng
đồng cũng có ảnh hưởng tới những tác động của người dân địa phương vào
TNR. Sự hiện diện của chúng sẽ hỗ trợ Nhà nước trong việc tuyên truyền các chính
sách, gắn kết người dân thành cộng đồng thống nhất trong việc thực thi quản lý bảo
vệ TNR. Những tác động của người dân địa phương đến TNR liên quan chặt chẽ với
các yếu tố xã hội, vì vậy đề tài tiế
n hành nghiên cứu các nguyên nhân xã hội chi
phối sự tác động của người dân địa phương đến TNR và nghiên cứu đề xuất giải
pháp xã hội nhằm làm giảm thiểu những tác động bất lợi này.
TNR là một hệ thống tự nhiên, trong đó các thành phần có mối quan hệ tương
tác chặt chẽ. Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài tới TNR cũng dẫn đến sự thay
đổi các thành phần và chức năng c
ủa hệ thống. TNR vốn tồn tại khách quan và vận
động theo những quy luật tự nhiên. Vì vậy, để bảo tồn TNR, những tác động của


17
con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên và giảm thiểu những tác động bất lợi
tới nó.
Hai là, quan điểm sinh thái - nhân văn: Thực tế cho thấy, các hoạt động kinh
tế xã hội trong cộng đồng hay trong mỗi HGĐ đều rất đa dạng và phong phú. Nó
phản ánh đặc điểm sinh thái và mối quan hệ KT-XH. Điều này chỉ ra rằng, các hoạt
động trong cộng đồng chịu sự chi ph
ối của nhiều yếu tố và có một yếu tố nào đó giữ
vai trò quan trọng trong cộng đồng này vào thời điểm này nhưng lại không phải
quan trọng trong thời điểm khác hoặc trong cộng đồng khác. Để giải thích tác động
bất lợi của người dân địa phương đến TNR, đề tài sử dụng tháp sinh thái - nhân văn
của Park (1936) đã được Teherani Kroenner (1992) và Nguyễn Bá Ngãi (2001) mô
phỏng [
39, tr.79].
Mô hình sinh thái - nhân văn được Park thiết kế theo hình tháp dựa trên các
hoạt động xã hội của cộng đồng chịu sự chi phối của 4 bậc của các nhóm nhân tố
theo trình tự: Bậc sinh thái, bậc kinh tế, bậc thể chế chính sách và bậc đạo đức. Mô
hình này đề cập đến quan hệ giữa sắp xếp thứ bậc các nhóm nhân tố với các hoạt
động của cá nhân và sự bền vững.
Dựa trên hình tháp này (
Hình 2.1) có thể giải thích: Quan hệ giữa tác động bất
lợi của cộng đồng đến TNR và phát triển kinh tế - xã hội địa phương - bảo tồn TNR
là quan hệ có xu hướng nghịch. Tức là khi kinh tế - xã hội địa phương càng phát
triển, điều kiện sống về vật chất, tinh thần được đảm bảo và công tác bảo tồn TNR
được thực hiện tốt thì những tác động bất lợi tớ
i TNR sẽ càng giảm. Sự tác động bất
lợi của người dân địa phương vào TNR đều có cơ sở sinh thái và chịu sự ảnh hưởng
của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội.

×