Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 134 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐỖ TIẾN DŨNG




NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG
TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60 62 60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đinh Ngọc Lan


2. PGS.TS Đặng Kim Vui







Thái Nguyên, năm 2011




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Sau đại học, thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Đinh
Ngọc Lan; PGS.TS. Đặng Kim Vui, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi nhận được sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo Đinh Ngọc Lan và thầy giáo Đặng Kim Vui, sự giúp đỡ
của lãnh đạo các cấp của huyện Ba Bể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đặng
Kim Vui, PGS.TS. Đinh Ngọc Lan cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa
Lâm nghiệp, khoa Sau đại học, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ ban lãnh đạo các cấp của huyện
Ba Bể tỉnh Bắc Kạn; Tổ chức ICRAF, Cán bộ dự án của ICRAF, bạn bè
đồng nghiệp, các bạn sinh viên và những người thân trong gia đình đã

giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả


Đỗ Tiến Dũng




i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát
và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Ngọc
Lan và PGS.TS Đặng Kim Vui nằm trong khuôn khổ của dự án RUPES do
ICRAF phụ trách.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả



Đỗ Tiến Dũng
ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu tổng thể 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình nghiên cứu PES trên thế giới và Việt Nam 11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu PES trên thê giới 11
1.2.2. Tình hình nghiên cứu PES ở Việt Nam 17
1.2.2.1. Về chính sách 17
1.2.2.2. Về nghiên cứu - triển khai: 17
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể 41
1.3.1. Về đặc điểm tự nhiên 41
1.3.2. Về phát triển kinh tế - xã hội 46
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 51
2.1. Đối tượng nghiên cứu 51
2.2. Địa điểm, phạm vi và thời gian tiến hành nghiên cứu 51
2.3. Nội dung 51
2.4. Phương pháp nghiên cứu 51
2.4.1. Phương pháp tiếp cận 51

2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin 52
2.4.2.1. Thu thập các thông tin thứ cấp: 52
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
2.4.2.2 Thu thập các thông tin sơ cấp: 52
2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 56
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. Đặc điểm đất đai, cảnh quan và những khó khăn trở ngại của các xã
nghiên cứu liên quan đến dịch vụ môi trường rừng 57
3.1.1. Đặc điểm chung của xã Đồng Phúc liên quan đến môi trường rừng 57
3.1.1.1. Đặc điểm của làng thượng nguồn Tan Lung liên quan đến rừng và
canh tác nông nghiệp 59
3.1.1.2. Đặc điểm của làng hạ lưu Bản Chấn liên quan đến rừng và canh tác
62
3.1.2. Đặc điểm chung của xã Quảng Khê liên quan đến dịch vụ môi trường
rừng 66
3.1.2.1. Đặc điểm của làng thượng nguồn Nà Lê liên quan đến rừng và canh
tác nông nghiệp 67
3.1.2.2. Mối quan hệ của thượng nguồn (làng Nà Lê) và hạ lưu (làngNà
Chom) theo nhận thức của địa phương 69
3.1.2.3. Đặc điểm của làng Chợ Lèng - Trung Lưu liên quan đến rừng và canh
tác nông nghiệp 70
3.1.3. Đặc điểm chung của xã Nam Mẫu liên quan đến dịch vụ môi trường rừng
73
3.1.3.1. Đặc điểm của thôn hạ lưu Pác Ngòi xã Nam Mẫu liên quan đến rừng
và canh tác nông nghiệp 74
3.1.3.2. Các vấn đề liên quan đến và các điểm nóng được xác định trong bản
Pác Ngòi 75

3.1.3.3. Tình hình sử dụng đất và ảnh hưởng của nó đến nguồn nước của làng
Pác Ngòi 76
3.1.4. Mối quan hệ giữa các làng (thượng và giữa hạ lưu) trong lưu vực sông 76
3.2. Xác định người mua tiềm năng và người bán dịch vụ môi trường rừng lấy
kết quả phỏng vấn của Lan và Elizabet 77
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
3.3. Xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng 79
3.3.1. Phạm vi, vị trí danh giới, diện tích, loại rừng theo chức năng rừng và
đất các khu vực có cung cấp DVMT nước lưu vực sông Năng và sông Lèng 79
3.3.2. Hiện trạng giao đất giao rừng, kết quả giao đất giao rừng, cấp giấy
CNQSD đất lâm nghiệp cấp huyện 81
3.3.3. Hoạt động của các dự án lâm nghiệp 83
3.3.3.1. Do Lâm Trường Ba Bể triển khai: 83
3.3.3.2. Do vườn Quốc gia Ba Bể triển khai: 84
3.3.3.3. Nguồn thu của người dân từ bảo vệ rừng 85
3.3.4. Đối tượng chi trả và được nhận tiền chi trả DVMT nước 86
3.3.4.1. Đối tượng được chi trả 86
3.3.4.2. Đối tượng chi trả: 86
3.3.5. Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng 86
3.3.6. Phương pháp xác định hệ số K 88
3.3.6.1. Nguyên tắc xác định hệ số K 88
3.3.6.2. Những chỉ tiêu được sử dụng để xác định hệ số K 89
3.3.6.3. Xác định giá trị của hệ số hiệu chỉnh K theo từng tiêu chí 91
3.3.7. Sản lượng điện thương phẩm của từng cơ sở sản xuất thủy diện có sử
dụng dịch vụ môi trường nước 94
3.3.8. Tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho huyện Ba Bể 98
3.4. Các giải pháp cho phát triển tài nguyên rừng và xây dựng cơ chế chi trả

dịch vụ môi trường rừng tại Ba Bể 100
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 101
4.1. Kết luận 101
4.2. Tồn Tại 102
4.3. Kiến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Thống kê diện tích đất xã Đồng Phúc 58
Bảng 3.2: Lược sử thôn Tân Lung, xã Đồng Phúc 59
Bảng 3.3: Những khó khăn về vấn đề nước cho canh tác nông nghiệp của
Lang Tân Lung 61
Bảng 3.4: Lược sử thôn Bản Chấn, xã Đồng Phúc 62
Bảng 3.5: Những khó khăn về vấn đề nước cho canh tác nông nghiệp của Bản
Chấn 63
Bảng 3.6: Lược sử thôn Nà Lê, xã Quảng Khê 67
Bảng 3.7: Lược sử thôn Chợ Lèng, xã Quảng Khê 70
Bảng 3.8: Những khó khăn về vấn đề nước cho canh tác nông nghiệp của
Lang Chợ Lèng 71
Bảng 3.9: Lược sử thôn Pác Ngòi xã Nam Mẫu 74
Bảng 3.10: Những khó khăn về vấn đề nước cho canh tác nông nghiệp của
làng Pác Ngòi 75
Bảng 3.11: Diện tích rừng thuộc lưu vực sông Năng 80
Bảng 3.12: Diện tích rừng thuộc lưu vực sông Lèng 81

Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính, cấp CNQSD
đất lâm nghiệp 81
Bảng 3.14: Bảng cơ cấu sử dụng đất 82
Bảng 3.15: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Ba Bể 82
Bảng 3.16: Nguồn thu và tổng thu nhập từ bảo vệ rừng của các hộ nông dân
Ba Bể 85
Bảng 3.17. Giá trị giữ nước và giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ môi
trường rừng 91
vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Bảng 3.18. Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi trả
dịch vụ môi trường rừng 93
Bảng 3.19. Bảng tra hệ số chi trả dịch vụ MTR theo trạng thái rừng và mục
đích sử dụng rừng 94
Bảng 3.20: Tổng hợp lưu lượng nước về Hồ Tuyên Quang 95
Bảng 3.21: Sản lượng điện và % lưu lượng nước của hai sông Gâm
và Năng 96
Bảng 3.22: Số tiền nhà máy thủy điện Na Hang chi trả cho huyện Ba Bể 96
Bảng 3.23: Số tiền thu được từ nhà máy thuỷ điện Tà Làng 97
Bảng 3.24: Tổng hợp số tiền phải chi trả của 2 nhà máy thủy điện 97
Bảng 3.25: Số tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng 98
Bảng 3.26: Số tiền chi trả cho 1ha rừng có tính đến hệ số K (đơn vị: vnđ) 98
Bảng 3.27: Số tiền 2 nhà máy thủy điện chi trả cho huyện Ba Bể 99
vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 1.1: Bản đồ diện tích và các tài nguyên bị ô nhiễm của hạ lưu sông
Đồng Nai và hồ chứa nước Trị An 19
Hình 1.2: Công ty cấp thoát nước sạch tại Biên Hoà. Ảnh do WWF cung cấp
20
Hình 1.3: Sơ đồ đề xuất kế hoạch PES tại sông Đồng Nai. 22
Hình 1.4: Vị trí tỉnh Sơn La và 2 huyện Mộc Châu, Phù Yên 24
Hình 1.5: Thảo luận các bên cung cấp dịch vụ Pes và diện tích quản lý
ở cấp huyện 27
Hình 1.6: Sơ đồ Vườn Quốc Gia Bạch Mã 30
Hình 1.7: Ảnh toàn cảnh Bạch Mã. Ảnh do WWF cung cấp 31
Hình 1.8: Gặt hái (Ảnh do ICRAF Việt Nam cung cấp) 34
Hình 1.9. Biểu lượng khách du lịch qua các năm 37
Hình 3.1 Biểu đồ cơ cấu đất lâm nghiệp 83
viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á
C, CO
2
: Các bon, Cácbonnic(cacbondioxit)
CDM: Cơ chế phát triển sạch
CERs: chứng nhận giảm phát thải
CIFOR: Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
DANIDA: Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch
DVMTR: Dịch vụ môi trường rừng

FSIV: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
GTZ: Cơ quan Hợp tácKỹ thuật CHLB Đức
ICRAF: Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới
IDDRI: Viện Phát triển Bền vững và quan hệ quốc tế
IFAD: Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp
IJCA: Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản
IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
MONRE: Bộ Tài nguyên và Môi trường
MPA: Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
MTR: Môi trường rừng
PES: Chi trả dịch vụ môi trường rừng
PTNT: Phát triển nông thôn
RCFEE: Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng
RCFEE: Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng
RES: Dịch vụ môi trường
RUPES: Chương trình chi trả cho người nghèo vùng cao dịch vụ môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCAP: Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á, Thái Bình Dương
ix

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
UNESCO: Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của liên hợp quốc
UNFCCC: Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu
UNREDD: chương trình Liên Hợp Quốc về giảm phát thải từ mất rừng và suy
thoái rừng
VDF: Quỹ phát triển thôn
WWF: Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên



x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi trả dịch vụ môi trường (PES) là sự đền đáp có điề u kiệ n cho nhữ ng
ngườ i cung cấ p dị ch vụ môi trư ờng từ nhữ ng ngườ i tiế p nhậ n lo ại dị ch vụ
này, đây cũ ng là phương phá p tiế p cậ n phổ biế n ở Châu Á . Trong hơn thậ p kỷ
qua, sự quan tâm và tà i trợ củ a cá c tổ chứ c quố c tế đã cho phé p thử nghiệ m
nhiề u cơ chế PES khá c nhau , đặ c biệ t chú trọng trong lĩ nh vự c bả o vệ lưu vự c
sông và giảm thiểu khí thả i cá cbon . Ngoại trừ Trung Quốc , do nhà nước đứng
ra quả n lý , cn lại nhữ ng nướ c khá c ở Châu Á thì nhữ ng vấ n đề đó đượ c giả i
quyế t dướ i dạ ng cá c dự á n cộ ng đồ ng quy mô nhỏ lẻ , phân tá n.
Việ c triể n khai PES ở các quốc gia đang phát triển thường ko theo các
quyế t đị nh mang tí nh ưu tiên d ựa trên hệ thống công bằ ng [38]. Mộ t số quố c
gia cho rằ ng PES là mộ t công cụ thị trườ ng để đả m bả o cho cá c dịch vụ môi
trườ ng như gi ảm thiểu khí th ải cácbon, bảo vệ lưu vực sông , bảo tồn đa dạng
sinh họ c. Trọng tâm kế hoạch và dự án của các quốc gia này đ ều đề cao tính
hiệ u quả theo cơ chế thị trườ ng [40]. Tuy nhiên, việ c vậ n dụ ng mộ t cá ch cứ ng
nhắ c phương pháp tiế p cậ n kiểu nà y ở cá c quố c gia đang phá t triể n có thể là m
tăng rủ i ro về sinh kế cho ngườ i nghè o [37]. Nhữ ng rủ i ro đó có thể không đ ạt
được cá c mụ c tiêu về môi trườ ng bở i hệ thống PES đưa ra không nhậ n đượ c sự
đồ ng thuậ n từ cộ ng đồ ng nhữ ng ngườ i không đượ c hưở ng lợ i từ hệ thống. Vì l
do đó , mặ c dù vẫ n cò n nhiề u tranh cã i liệ u PES có đưa ra đượ c cá c giả i phá p
hữu hiệu để bả o tồ n môi trường và xó a đó i giả m nghè o hay không , vấ n đề sinh
kế cầ n phả i đượ c tí nh đế n khi xây dựng cơ chế PES.
Tại Việt Nam, trong hai thập niên qua, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã
chứng kiến những thay đổi đáng kể về chính sách và thực tiễn. Từ mô hình

quản lý rừng tập trung, với mục tiêu trọng tâm là khai thác tài nguyên, đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
chuyển đổi thành mô hình lâm nghiệp xã hội hoá, tập trung vào bảo vệ môi
trường, phát triển xã hội và thúc đẩy các doanh nghiệp lâm nghiệp địa phương.
Những thay đổi này thể hiện phản ứng của ngành lâm nghiệp trước suy thoái
tài nguyên rừng và sự kém hiệu quả của hệ thống quản lý rừng tập trung. Kể
từ đầu những năm 1990, thông qua chương trình 327 và sau đó là 5 triệu ha
rừng (chương trình 661) do Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai, đã có một số
lượng lớn các hộ gia đình và cá nhân nhận khoán hoặc được giao rừng, đất
rừng để bảo vệ, trồng rừng, và quản lý dài hạn. Với mức độ tham gia cao của
xã hội trong công tác trồng mới và bảo vệ rừng, độ che phủ rừng tăng từ
28,2% năm 1995 lên 36,7% năm 2004. Chương trình 661 được đánh giá là đã
có những đóng góp trong việc giảm đói nghèo và cải thiện sinh kế cho khoảng
một triệu người dân Việt Nam [6][5].
Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động bảo tồn rừng là một gánh nặng tài
chính đối với Chính phủ. Trong những chương trình trên, mặc dầu những kết
quả về cải thiện dịch vụ môi trường rừng đã đem lại lợi ích cho nhiều người
dân và doanh nghiệp ở vùng thượng nguồn và vùng hạ nguồn, xong kinh phí
cho bảo tồn và phát triển xã hội phần lớn lại là do ngân sách Nhà nước gánh
chịu. Nhằm bảo tồn và phát triển rừng bền vững, chính phủ đã ban hành
Quyết định 380/ QĐ- TTg tháng 4 năm 2008 về chính sách thí điểm chi trả
dịch vụ môi trường rừng với mục tiêu nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng
khung pháp lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng trên
phạm vi cả nước theo hướng xác định rõ lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ của
các đối tượng được chi trả và phải chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện
xã hội hoá nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp
bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao
chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sản

xuất điện, nước và các hoạt động kinh doanh du lịch [21].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
Chi trả dịch vụ môi trường là một công cụ bảo tồn mới mẻ ở Việt Nam
nhằm đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường tích cực thông qua việc
chu chuyển tài chính từ những người được hưởng lợi dịch vụ môi trường đến
những người cung cấp các dịch vụ này. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được
một chương trình PES bền vững? Cần phải thực hiện những biện pháp gì để
đảm bảo nguồn vốn từ PES được chuyển tải một cách hiệu quả thành việc
cung cấp bền vững các dịch vụ môi trường và nâng cao sinh kế cho người
nghèo? Đó là những vấn đề cấp bách cần phải nghiên cứu.
Chính vì những lý do trên, được sự nhất trí của trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của dự án RUPES I,
trong khuôn khổ của dự án RUPES II do ICRAF phụ trách, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn".
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng thể
- Xây dựng được cơ chế chi trả dịch vụ môi trường và các giải pháp phát
triển dịch vụ môi trường cho huyện Ba Bể.
- Góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng của người dân tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tình hình sản xuất
nông lâm nghiệp của người dân tại Ba Bể
- Làm rõ được mối quan hệ giữa cảnh quan, việc sử dụng đất với dịch
vụ môi trường rừng tại Ba Bể
- Xác định được người cung cấp dịch vụ môi trường rừng, người mua
dịch vụ môi trường rừng và bên trung gian

- Xây dựng được cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Các hệ sinh thái rừng đóng vai tr hết sức quan trọng đối với con
người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ
cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản
xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo
vệ môi trường, đó là hạn chế xói mn, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ
lụt, điều hoà khí hậu, các giá trị cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh
học [12]
Theo kết quả nghiên cứu của S.V.Belop (1976) cho thấy: Mỗi năm sinh
vật quang tổng hợp trên trái đất đồng hóa khoảng 170 tỷ tấn dioxitcarbon
(CO2) để tạo ra khoảng 100 tỷ tấn chất hữu cơ, 115 tỷ tấn O
2
tự do - tạo điều
kiện cho sự tồn tại và tiến hóa của các dạng sống, các quần thể và các hệ sinh
thái trên cơ sở các mối liên kết bởi các quá trình sinh - địa - hóa. Và nếu như
tất cả thực vật trên trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở dạng khô tuyệt đối
là 67%) thì rừng tạo ra 37 tỷ tấn (chiếm gần 70%). Cùng với đó các cây rừng
sẽ thải ra 52,2 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con
người, động vật và sâu bọ trên trái đất trong khoảng 2 năm. Mỗi người một
năm cần 4.000 kg O
2
tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m
2

cây xanh
tạo ra trong một năm[23].
Mặt khác, một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500
kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn)[24].
Vì vậy, trong các hệ sinh thái của sinh quyển thì hệ sinh thái rừng
có năng suất cao hơn cả và có một vai trò vô cùng quan trọng với con
người, nhưng do nhiều thế kỷ qua do thiếu ý thức, kiến thức, thiếu kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
nghiệm hoặc vì những lợi ích trước mắt, việc khai thác các giá trị của
rừng một cách “không nghĩ tới tương lai” đã làm cho rừng bị tàn phá,
hủy hoại nghiêm trọng, đồng thời cùng với quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước đã là một trong những nguyên nhân chính là biến
đổi khí hậu[25].
Trong những năm gần đây nhận thức về vai trò của rừng, đặc biệt là giá
trị to lớn của dịch vụ môi trường do rừng mang lại đã và đang được thừa nhận
trên phương diện quốc tế và ở Việt Nam. Nhằm duy trì những giá trị dịch vụ
môi trường của rừng và đảm bảo sự công bằng cho người làm rừng, các cơ
chế tài chính về chi trả dịch vụ môi trường rừng đang trở thành một giải pháp
hiệu quả ở nhiều quốc gia nhằm đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho quản
lý bền vững tài nguyên rừng.
Bản chất của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường là tạo cơ chế khuyến
khích và mang lại lợi ích cho những người hiện đang sử dụng các hệ sinh thái
có  nghĩa môi trường để đổi lấy việc họ sử dụng các hệ sinh thái này theo
cách bảo vệ hoặc tăng cường các dịch vụ môi trường để phục vụ lợi ích của
phần đông dân số.
Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng
lợi trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại. Nói cách khác, những người cung cấp
dịch vụ môi trường cần phải được chi trả hoặc bồi hoàn cho những gì họ làm

để duy trì chức năng của hệ sinh thái, và những người sử dụng dịch vụ môi
trường nên chi trả cho những dịch vụ này [26].
Một số khái niệm cơ bản
Ở Việt Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn
thuật ngữ dịch vụ môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là
theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ dịch vụ hệ
sinh thái được sử dụng trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng
của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu
môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu
vực Đông Nam Á. Gần đây sự thành công của Chương trình „Chi trả dịch vụ
môi trường cho người dân vùng cao về dịch vụ môi trường mà họ cung cấp -
RUPES‟ tại Việt Nam. Đây là kết quả của sự quan tâm của chính phủ Việt
Nam, cụ thể là của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng
(RCFEE) Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), Bộ Tài nguyên và
Môi trường (MONRE), và là đóng góp đáng kể của đối tác RUPES, trong đó
có Tổ chức Winrock Quốc tế, Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới (ICRAF),
Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ
Thiên Nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) trong 5
năm qua [34].
Trong quyết định 380 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm
chi trả dịch vụ môi trường cũng đã nêu một số định nghĩa như sau:
Dịch vụ MTR là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng
của môi trường rừng. Trong đó dịch vụ MTR bao gồm: Điều tiết nguồn nước,
bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ qut, cảnh quan, đa
dạng sinh học….

Chi trả dịch vụ MTR là quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ
MTR trả tiền cho người đó, các loại dịch vụ MTR được sử dụng trong chính
sách thí điểm này, gồm:
1. Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước;
2. Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ;
3. Dịch vụ về du lịch.
Chi trả dịch vụ MTR trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ MTR

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
(người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ MTR (người
được chi trả);
Chi trả dịch vụ MTR gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ MTR chi
trả gián tiếp cho người cung ứng dịch vụ MTR thông qua một tổ chức và thực
hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Quyết định này [21].
Ngày 24-9-2010, Chính phủ ra nghị định số 99/2010/ND-CP. Nghị định
đưa ra các khái niệm tương đối đầy đủ. Trong đó chỉ rõ:
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: Thực vật,
động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường
rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá
trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước,
phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh
học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài
sinh vật, gỗ và lâm sản khác.
Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân,
bao gồm các loại dịch vụ:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
+ Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
+ Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng

nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững.
+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh
thái phục vụ cho du lịch.
+ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử
dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản[18].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Theo công văn về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam của Vụ
trưởng Vụ Nông Nghiệp, Văn phng Chính phủ Nguyễn Tuấn Phú ngày
01-4-2008 :
Môi trường rừng là giá trị sử dụng trừu tượng (còn gọi là giá trị sử dụng
gián tiếp) do rừng tạo ra và rừng bảo vệ mà có được, bao gồm:
- Điều hòa nguồn nước, cung cấp nước cho thuỷ điện, thuỷ lợi, các hoạt
động sản xuất và đời sống của xã hội.
- Dự trữ sinh quyển, tạo môi trường không khí trong lành.
- Bảo vệ, cải tạo đất, chống rửa trôi xói mn đất.
- Bảo vệ các công trình kinh tế quan trọng không bị lũ qut, sóng thần,
vùi lấp, phá huỷ.
- Ngăn chặn lũ lụt.
- Tạo môi trường cảnh quan thiên nhiên (phục vụ Du lịch sinh thái, văn
hoá, nghỉ dưỡng…).
- Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn những nguồn gen động,
thực vật quý hiếm của thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của
đất nước
Dịch vụ môi trường rừng là các giá trị sử dụng trừu tượng được tạo
thành từ môi trường rừng (nêu trên) được cung ứng (dịch vụ) cho xã hội (hay
người hưởng lợi).
Nói cách khác: dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng

bền vững các giá trị sử dụng trừu tượng của rừng, giữa bên cung ứng dịch vụ
và bên sử dụng dịch vụ.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế (trao đổi) giữa người
sản xuất cung ứng dịch vụ môi trường rừng (người bán) cho người hưởng thụ
dịch vụ môi trường rừng (người mua, người phải chi trả)
Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng gần như tại QĐ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
380 của Thủ tướng Chính phủ, gồm:
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng trực tiếp: là hoạt động giao dịch trao
đổi giữa người bán và người mua. Người lao động lâm nghiệp (các chủ rừng)
tạo được hoặc bảo vệ, giữ gìn được môi trường cảnh quan thiên nhiên trong
rừng; những người muốn vào khu rừng để thăm quan, chiêm ngưỡng, thưởng
thức cảnh quan thiên nhiên, thậm chí nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, vv
phải trả tiền mua v để được đến với khu rừng, đấy là giao dịch chi trả dịch vụ
môi trường rừng trực tiếp.
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp: Một khi giao dịch (mua,
bán) giữa người bán và người mua không thể thực hiện trao đổi được trực tiếp,
thì cần thiết phải thông qua một bên trung gian làm đại diện cho cả hai phía ;
xét về thực tế thì người lao động lâm nghiệp (các chủ rừng) khi tạo ra môi
trường rừng không thể đi bán cho từng người hưởng lợi (các đối tượng hưởng
lợi có thể là dân cư của một thành phố, của một vùng đồng bằng được hưởng
thụ môi trường sinh quyển sạch, an toàn ; hoặc được sử dụng nước phục vụ
đời sống, và sản xuất, vv ).
Với quy mô số lượng người hưởng lợi là một số đông trong xã hội thì
Nhà nước phải là người đại diện để thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ
người mua «người hưởng lợi» để thanh toán cho người bán «là người sản xuất
và cung cấp dịch vụ môi trường rừng». Hoạt động của Nhà nước như vậy gọi
là Chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp[27].

Wunder (2005, p. 9) đã đưa ra một định nghĩa hẹp về chi trả dịch vụ
môi trường là “một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ môi
trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có được
dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua của người
bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ môi
trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này”[41].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được sử dụng phổ biến: Là cam
kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có ràng buộc về mặt pháp lý và
với hợp đồng này thì một hay nhiều người mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh
thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ cho một hoặc nhiều người
bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất
định cho một giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái thoả thuận.
Nhóm Đồng tác giả, Hà Nội, Việt Nam 31/01/2008, trong cuốn sách
Pes khẳng định bản chất của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng (Dịch
vụ môi trường hiện được chia làm 4 loại dịch vụ là chức năng phng hộ đầu
nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và hấp thụ các bon) là tạo
cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người hiện đang sử dụng
các hệ sinh thái có  nghĩa môi trường [ Dịch vụ hệ sinh thái là các lợi ích mà
con người hưởng thụ từ các hệ sinh thái được mô tả trong tài liệu Đánh giá hệ
sinh thái thiên niên kỷ năm 2003 và bao gồm các chức năng cung cấp (cung
cấp hàng hoá) và chức năng điều tiết + văn hoá + hỗ trợ (hay dịch vụ môi
trường).Các dịch vụ hệ sinh thái - việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các
chức năng của hệ sinh thái nhằm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị về
kinh tế và môi trường (Hướng dẫn tài chính cho hoạt động bảo tồn, 2002).] để
đổi lấy việc họ sử dụng các hệ sinh thái này theo cách bảo vệ hoặc tăng cường
các dịch vụ môi trường để phục vụ lợi ích của phần đông dân số. Với cách
làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ

dịch vụ họ mang lại. Nói cách khác, những người cung cấp dịch vụ môi
trường nên được chi trả hoặc bồi hoàn cho những gì họ làm để duy trì chức
năng của hệ sinh thái, và những người sử dụng dịch vụ môi trường nên chi trả
cho những dịch vụ này[20].
Tóm lại, với tầm quan trọng của rừng trong việc duy trì và cung cấp các
dịch vụ môi trường rừng cho cuộc sống và sản xuất, nhiều quốc gia đã và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
đang tiến hành xây dựng các cơ chế khác nhau nhằm quản lý dịch vụ môi
trường rừng trên quan điểm coi dịch vụ môi trường là một loại hàng hoá. Cơ
chế này được gọi phổ biến là “Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường”. Đây
được coi là cơ chế mang tính đột phá nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho việc
bảo vệ và phát triển rừng, hướng tới phát triển bền vững của mỗi quốc gia và
toàn cầu
1.2. Tình hình nghiên cứu PES trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu PES trên thê giới
Mặc dù PES là một khái niệm mới, được đưa vào tư duy và thực tiễn
bảo tồn gần một thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng trở nên phổ
biến ở một số nước. Sự phát triển của PES ngày càng được lan rộng và ở một
số nước PES cn được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật. Hiện nay,
PES đã nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ các lợi
ích trong cộng đồng và xã hội.
Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm
nhất. Ở châu Âu, Chính phủ một số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực
hiện nhiều chương trình, mô hình PES. Ở châu Úc, Australia đã luật pháp hoá
quyền phát thải cácbon từ năm 1998, cho php các nhà đầu tư đăng k quyền
sở hữu hấp thụ cácbon của rừng. PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí
điểm tại châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và
Việt Nam. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển

hình về PES đối với quản l lưu vực đầu nguồn.
Cho đến nay, hàng trăm sáng kiến mới về PES đã được xây dựng trên
khắp toàn cầu. Costa Rica, Mexico và Trung Quốc đã xây dựng các chương
trình PES quy mô lớn, chi trả trực tiếp cho các chủ đất để thực hiện các biện
pháp sử dụng đất nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ thuỷ văn, bảo tồn đa
dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ cácbon và vẻ đẹp cảnh quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp
(IFAD), Trung tâm Nông - Lâm thế giới (ICRAF) đã đóng vai tr quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức về khái niệm PES bằng Chương trình chi trả
cho người nghèo vùng cao dịch vụ môi trường (RUPES) ở châu Á. RUPES
đang tích cực thực hiện các chương trình thí điểm ở Indonesia, Philippines và
Nepal. Từ năm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát khả thi các
chương trình PES ở châu Á.
Từ các mô hình PES ở các nước cho thấy, quản lý và bảo vệ đầu
nguồn đóng vai tr quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên và đa
dạng sinh học. Dịch vụ bảo vệ đầu nguồn được hầu hết các nước thí điểm áp
dụng, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng
trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học [16].
Từ năm 2002, Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ
đền đáp cho người nghèo vùng cao các dịch vụ môi trường mà họ cung cấp
(RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động gồm: Sumberjaya, Bungo và
Singkarak ở Indonesia; Bakun và Kalahan thuộc Philippines; Kulekhani ở
Nepal và 12 điểm học tập tại khu vực Châu Á. Mục đích của RUPES là “xây
dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng
nghèo vùng cao ở Châu Á” thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế nhằm
đền đáp người nghèo vùng cao về các dịch vụ môi trường họ cung cấp cho
các cộng đồng trong nước và trên phạm vi toàn cầu[28].

Bài học kinh nghiệm từ dự án RUPES có thể được chia ra thành 5 hợp
phần như sau:
+ Hiểu được rằng chi trả dịch vụ môi trường nhằm xoá đói giảm nghèo;
Dự án RUPES cho thấy hiệu quả xoá đói giảm nghèo thể hiện rõ rệt
nhất tại điểm mà dự án sử dụng giải pháp “hưởng dụng có điều kiện” tại vùng
“phng hộ đầu nguồn”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
Tại điểm nghiên cứu ở Sumberjaya, dự án RUPES giúp nhân rộng từ 5
cam kết lâm nghiệp cộng đồng đầu tiên (Huttan Kemasyarakatan hay HKM)
lên đến khoảng 70% diện tích rừng đã được ký cam kết. Đến nay, các kết quả
cho thấy các cam kết này là sự thành công đối với tất cả các bên liên quan. Dự
án RUPES đã giảm đáng kể chi phí giao dịch của các cam kết thông qua việc
đơn giản hoá thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ lâm nghiệp
tại địa phương. Tiêu chí sử dụng để đánh giá các cam kết HKM sau 5 năm đầu
là cơ sở cho tiêu chuẩn quốc gia mới về các phương thức canh tác tốt tạo
được tiềm năng ảnh hưởng quan trọng [29].
Trong khi các công cụ “ hưởng dụng có điều kiện” tỏ ra có hiệu quả với
các hoạt động thiết lập như hoạt động di cư gần đây thì người dân bản địa
vùng cao cần có quyền được sở hữu đất đai do ông cha để lại. Tại Philippines,
chính vấn đề này lại là cơ sở của sự tự tôn trọng và độc lập về kinh tế. Các
cam kết liên quan đến bảo vệ rừng hay bảo vệ nguồn nước và việc đi quyền
được chi trả cho dịch vụ phòng hộ đầu nguồn có thể ít hơn dự kiến ban đầu.
Tuy nhiên, việc duy trì chất lượng môi trường (thường xảy ra ở các khu vực
do chính phủ quản lý) là rất quan trọng nhưng cần xem xét thoả đáng các nhu
cầu của người dân bản địa.
+ Xây dựng các chính sách và thể chế để thúc đẩy hoạt động chi trả dịch vụ
môi trường ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế
Để việc chi trả cho cộng đồng vùng cao một cách có hệ thống thì phải

xác định và giải quyết được các hạn chế, khó khăn phát sinh trong quá trình
thực hiện. Các hạn chế và khó khăn này gồm thiếu năng lực thể chế, chính trị,
khung pháp lý và tài chính và thậm chí quyền lợi và cam kết của cộng đồng bị
hạn chế. Dự án RUPES cũng đã kiểm nghiệm các hạn chế về mặt thể chế như
xung đột và tranh giành quyền lực của các cơ quan chính phủ trong việc quản
lý các dịch vụ môi trường do người dân địa phương mang lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
Tại Indonesia và Philippines, dự án RUPES đã thúc đẩy việc thiết lập
hai mạng lưới độc lập trên phạm vi toàn quốc để hỗ trợ việc ra các quyết định
liên quan đến vấn đề dịch vụ môi trường. Tác động của hoạt động đối thoại
chính sách của cấp tỉnh và trung ương này tại các khu vực nghiên cứu là rất rõ
ràng. Ví dụ, các khái niệm mà dự án RUPES đưa ra đã giúp các bên liên quan
tại địa phương thay đổi từ “mệnh lệnh và kiểm soát” và theo cách tiếp cận “từ
trên xuống” trong quản l môi trường sang thảo luận các mối quan hệ bình
đẳng về liên hệ giữa thượng nguồn và hạ nguồn, quyền và công bằng môi
trường.
+ Liên kết người cung cấp dịch vụ môi trường với người mua dịch vụ môi
trường trong các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường thử nghiệm
Dự án RUPES hoạt động giúp làm rõ khái niệm dịch vụ môi trường là
gì và ai là đối tượng hưởng lợi từ các dịch vụ này, dịch vụ này được lấy từ đâu
và tạo ra bằng cách nào. Dự án RUPES có được nhiều bài học kinh nghiệm
thông qua các hoạt động nghiên cứu hành động. Liên quan đến các chức năng
phòng hộ đầu nguồn, các kế hoạch chi trả đã thu được những kết quả to lớn
mặc dù thiếu hỗ trợ tài chính liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu trên quy
mô toàn cầu.
Một bài học khác từ dự án RUPES là thay vì bắt đầu bằng con số không
với những sắp xếp hoàn toàn mới, thì việc tăng cường chia sẻ lợi ích giữa các
thành viên và phương thức chi trả mang tính thực tế, có điều kiện, có sự tự

nguyện và vì người nghèo, sẽ tăng cường cơ hội thành công. Tại Nepal[30],
Philippines[31] và Indonesia[32], các quy định về việc phân bổ số tiền thu
được từ các nhà máy thuỷ điện nằm trong chương trình để trả cho chính
quyền địa phương được cải tiến theo thời gian. Các nhà máy này phần lớn
được nước ngoài viện trợ và tiền vay đầu tư. Do chưa có phương án rõ ràng
trong việc sử dụng tiền như thế nào nên dự án RUPES đã giúp vấn đề này trở

×