SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trên thi đàn Văn học Việt Nam, thơ Tố Hữu mới xuất hiện, những bài
thơ đầu tiên đã được các nhà cách mạng và quần chúng thanh niên yêu
nước hoan nghênh. Thơ Tố Hữu- thơ của một nhà thơ chiến sỹ có một
giọng điệu rất riêng và là một hiện tượng quan trọng mới mẻ của nền văn
học cách mạng. Những vần thơ đã cuốn hút người đọc một cách say mê,
mãnh liệt và tạo được những thành công ấy Tố Hữu đã tạo ra một giọng
thơ quyền uy duy nhất hấp dẫn trong thời kỳ đó, nó thể hiện sự tập trung
cho sức mạnh, khí thế, ý chí và đặc biệt là niềm tin vào lý tưởng cách
mạng. Không phải bất cứ nhà thơ nào cũng làm được như vậy khi quần
chúng đòi hỏi trong thơ ca cách mạng một lý tưởng cao đẹp, một hành
động dứt khoát, một sự quyết tâm sắt đá và đảm bảo chắc chắn cho tiền
đề cách mạng. Cái mới của Tố Hữu đã đóng góp cho thơ ca Việt Nam
hiện đại là sự tạo ra một kiểu nhà thơ mới, một cái “tôi” hấp dẫn, mạnh
mẽ thuộc về quần chúng lao khổ và cách mạng.
Những năm sau cách mạng tháng tám Tố Hữu đã giữ một vị trí rất quan
trọng trong thơ kháng chiến và đã được phổ biến rộng rãi, đi vào đời sống
của đông đảo quần chúng. Qua các bài thơ ông đã gửi gắm tâm sự, tình
cảm và nỗi niềm riêng của mình vào trong thơ một cách nhiệt tình, sâu
sắc. Một ánh sáng của cách mạng, của chân lý với niềm vui của tâm hồn
kỳ diệu đầy hương sắc và âm thanh trong “Từ Ấy”. Qua thơ ông, ta thấy
được sự ca ngợi lý tưởng cách mạng, hình ảnh người chiến sỹ cộng sản
với sức sống mới trong “Từ Ấy” và “Việt Bắc”
Là giáo viên dạy môn văn, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến về việc tìm hiểu
bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ “Từ Ấy” và “Việt Bắc”,
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
1
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
nguyện vọng của tôi khi đưa ra ý kiến này muốn đóng góp nhỏ bé tạo điều
kiện cho việc giảng dạy, cảm thụ văn học của tôi hôm nay và mai sau.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua phạm vi bài viết, tôi muốn đóng góp với đồng nghiệp và cũng là
gợi ý hướng dẫn học sinh cách cảm thụ thơ Tố Hữu một cách sâu sắc.
Bài viết cũng là cách tìm tòi, sáng tạo thể nghiệm từ những kinh
nghiệm rút ra trong quá trình đọc, hiểu và giảng dạy thơ Tố Hữu trong
nhà trường phổ thông.
III. Đối tượng nghiên cứu
Vì giới hạn phạm vi đề tài nhỏ, nên tôi chọn một số bài thơ trong hai
tập thơ sau của Tố Hữu:
- Từ Ấy
- Việt Bắc
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật đề tài đã nêu ra, cụ thể thấy
được tấm lòng của nhà thơ qua từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử. Để
hoàn thành bài viết này, tôi sử dụng một số phương pháp; Phân tích tác
phảm và tổng hợp các đặc trưng của từng bài thơ, phương pháp đối chiếu
so sánh giữa hai tập thơ, ứng với thời kỳ lịch sử của đất nước.
B- PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Bước phát triển về nội dung trong thơ Tồ Hữu từ tập
thơ “Từ Ấy” đến “Việt Bắc”
I. Bước phát triển về lý tưởng cách mạng “Từ ấy” đến “Việt Bắc”.
1. Lý tưởng cách mạng trong tập thơ “Từ Ấy”.
Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ
không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
2
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
cảm đó nói lên niềm hy vọng của cả dân tộc, những ước mơ của nhân dân,
những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài
người (Thơ Sóng Hồng, Nhà xuất bản, 1966)
Trong nền văn học hiện đại cách mạng, thơ Hồ Chí Minh và thơ Tố
Hữu là tiêu biểu của kiểu nhà thơ như vậy. Thơ Tố Hữu qua hơn nửa thế
kỷ qua luôn luôn đóng vai trò mở đầu và dẫn đường cho thơ ca cách mạng
và kháng chiến. Điều quan trọng mà chúng ta cần nói ở đây là “nếu không
có cách mạng thì không có thơ ông” và thơ ông đã từ trước đến sau gắn
bó với lý tưởng cao đẹp của cách mạng. Giác ngộ cách mạng, hồn thơ Tố
Hữu đã hình thành và một ngày càng rực rỡ. Chính vì vậy như giáo sư
Đặng Thai Mai, tập thơ “Từ Ấy” của ông đã là bó hoa lửa nồng nàn lộng
lẫy kết tinh trên cơ sở cả một hiện thực vĩ đại cuộc cách mạng dân tộc và
dân chủ trong 19 năm dưới ánh sáng của Đảng “Tố Hữu thực sự là nhà
thơ lớn của hiện thực trước thế kỷ XV, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng
và hiện thực xã hội chủ nghĩa và nhà thơ Tố Hữu đã thực sự thành một bộ
phận không thể tách rời của đời sống tâm hồn Việt Nam” (Trần Đình Sử-
Thi pháp học và mấy vấn đề thi pháp thơ Tố Hữu- NXB GD HN, 1995).
Chê Lan Viên đã rất có lý khi nói rằng: “khi hiểu và yêu thích một nhà
thơ nào đó thì trước tiên là khuynh hướng và cái lý tưởng của nhà thơ
ấy”, có thể nói rằng lý tưởng cách mạng là nội dung quan trọng bậc nhất
thơ Tố Hữu. Ngay từ những bài thơ đầu tiên chúng ta đã nhận thấy Tố
Hữu là một nhà thơ có phong cách độc đáo. Có thể khẳng định được rằng
“với Tố Hữu, chúng ta đã có một nhà thơ cách mạng có tài”. Ông đã để
lại cho người đọc một cái nhìn đúng nhất là đối với thanh niên, họ tim
người bày cho họ cách sống và họ đã tim đến người cộng sản và định
hướng đúng đắn là con đường đến với cách mạng. Họ tìm đến thi nhân và
người đâu tiên là Tố Hữu. Lý tưởng cách mạng của “ Từ ấy” có màu chói
lọi của lá cờ Đảng
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
3
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
“ Bâng khuâng đứng trứoc đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi”
(Dậy lên thanh niên - 1940)
Và nhà thơ đã khẳng định
“ Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Phải trả cho ta mạch giống nòi”
( Đi- 1941)
Điều hấp dẫn mà ta cần đề cập ở đay chính là lý tưởng cách mạng, lý
tưởng cộng sản.Có thể thấy trong “ Từ ấy” đã tìm và thấy được ký tưởng
cách mạng, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập thơ. Lý tưởng cách mạng đã
dậy ta lòng yêu thươngvà căm thù giặc. Ngay từ đầu tập thơ đã thấyđược
tình yêu thương vô hạn của Tố Hữu với quần chúng lao khổ.Nội dung
trong tập “ Từ ấy” là nội dung trực tiếp. Ông đề cập tới nhiều vấn đề của
xã hội: Cuộc đời những em bé mồ côi ăn xin, chị vú em cam chịu, lão
đày tớ nhẫn nhục chịu đựng đây là cuộc đời của nhưng người dân mất
nước, họ đã phải chịu kiếp sống nô lệ, lầm than
Với Tố Hữu, trước hết lý tưởng cách mạng đã thay đổi cả nhân sinh
quan và thế giới quan
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
( “Từ ấy”- 1938 )
Trong cái phức tạp rối ren của chế độ thực dân phong kiến, tác giả đã
nhìn thấy được chân lý, sự thật, cuộc sống. Phải chăng với một nội dung
trữ tình phong phú mà Tố Hữu đã cho chúng ta thấy bản chất thơ ca bắt
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
4
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
nguồn từ những con người, những cảnh ngộ và đời sống thực. Trong bối
cảnh đó thơ Tố Hữu là sự phản ánh của một thời đại, những con người đi
vào trong thơ ông đều là những người giác ngộ lý tưởng cách mạng, giác
ngộ chính trị, họ đã cống hiến cuộc đời mình cho cách mạng, cho giải
phóng dân tộc. ở đây Tố Hữu đã dành cho những cuộc đời, những nhân
vật một tình cảm chân thành nồng hậu hay chính là tình yêu thương giai
cấp của ông. Đó là cái tình đối với những kẻ côi cút ở đời, nhà thơ gọi đó
là sự “tương tư”. Nó đã khơi dậy không những tình thương mà cả ý thức
đối với quần chúng. Có thể nói văn học cách mạng lúc đó bắt đầu từ sự
quan tâm đến quần chúng bị đoạ đầy trong xã hội. Vì thế trước hết phải
xoá tan mọi sự vô tâm. Chính vì ý thức nảy sinh từ mâu thuẫn cho nên
những bài thơ của Tố Hữu đã tập trung vào lột trần mâu thuẫn giữa tuổi
thơ và bất hạnh, giữa con nhà giàu và con nhà nghèo, giữa chủ và tớ đặc
biệt nhất là giữa hiện tại đen tối và viễn cảnh huy hoàng của cách mạng.
Những con người trong thơ ông những ngày đầu cách mạng đã phải châp
nhận tất cả để đuợc sống, nhưng có lẽ cuộc đời của họ hình như không
phải là sống mà chỉ đơn thuần là sự tốn tại. Chế độ thực dân phong kiến đã
vùi dập họ, đã đẩy họ đến tận cùng của xã hội, họ là những con người đã
phải chấp nhận và phải chịu cuộc sống lầm than, đoạ đầy với những kiếp
sống nô lệ, bị tước đi quyền làm chủ đất nước. Với một cuộc sống thực như
vậy, nhà thơ đã thấu hiểu và ông đã chia sẻ cho mọi người cái nắng hạ, cái
mặt trời chân lý đang bừng sáng trong chính mình để tìm ra một con người
và tìm ra một cái đích để đi tới. Cho nên con người nói chung và con người
trong thơ Tố Hữu nói riêng phải lắng nghe và nhìn thẳng vào hiện thực
xung quanh.
“Tôi không muốn mời anh đi xa lạ
Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn
Kể làm sao cho hết những lầm than
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
5
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
Lúc trái ngược đã tràn dầy xã hội
Này đây anh, một bức tranh gần gũi ”
(Hai đứa bé)
Đó là một bức tranh tượng trưng cho cảnh bất công mà xã hội cũ bắt
con người phải chịu từ khi lọt lòng mẹ. ở đây nghe thấy không chỉ bằng
tai, bằng mắt mà bằng tấm lòng và đã vượt qua moi ngăn cách phũ phàng:
“Anh nằm nghe qua cửa xa xôi
Tiếng em bước trên đường đêm nho nhỏ
Anh thấy em mình giói thổi nghiêng nghiêng
Như cây dương liễu nhỏ tóc chưa viền
Manh áo nhỏ che em không kín ngực.”
( Một tiếng rao đêm)
Hay ta lắng nghe tiếng kêu thương từ những thân gái bị đẩy vào cảnh bán
thân nuôi miệng, chỉ còn là trò giải trí, là miếng mòi cho khách làng chơi.
“Trời ơi biết đến khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh
Tình ôi gian đôi là tình
Thuyền em ránh nát còn lành được không”
(Tiếng hát sông Hương)
Những cuộc sống lầm than đã đưa họ đến bước đường cùng, mặc dù họ
cũng có sự đấu tranh, nhưng sự tranh đấu ấy khong đạt được điều họ
mong muốn. Là một nhà thơ cách mạng, Tố Hữu đã cảm thương và xót xa
cho nhân loại. Ông đã nhìn thấy được cái chân lí cách mạng và cái sự thật
của xã hội thời bấy giờ. Một sự thật xót xa và cay đắng cho cảnh nước
mất nhà tan hay một sự thật về quần chúng, họ bị áp bức và bóc lột một
cách thảm hại. Nổi bật lên cuộc sống hiện thực đau khổ của nhân dân ta
dưới chế độ thực dân Pháp là hình ảnh chị vú em. Có thể nói “vú em” là
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
6
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
một bài thơ tiêu biểu cho văn học yêu nước lúc bấy giờ. Khi đọc lên ta
thấy bài thơ nặng về tố cáo và an ủi động viên. Hình ảnh người phụ nữ
trong bài thơ, hay chính là chị vú em đã phải sống một cuộc sống eo hẹp
đầy áp bức bất công cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Chị là người đại
diện cho người phụ nữ trước cách mạng phải sống cảnh cam chịu. Một sự
thật thảm hại khiến cho đời sống nhân dân cực nhọc. Nguyên nhân chính
dẫn đến sự khổ cực của quần chúng chính là do chế độ xã hội.
“ Bạn ơi nguồn thảm sầu kia hỡi
Số phận hay do chế độ này”
(Vú em)
Một câu hỏi đanh thép được đặt ra với con người thời đại bấy giờ, họ
cứ để mặc cho cuộc dời trôi xuôi, họ đã không dám đứng lên tranh đấu
dành quyền tự do cho chính mình. Mặc dù bản thân họ cũng nhận biết
được sự bất công ngang trái của xã hội. ở đây ta thấy nó như một quy luật
của cuộc đời. Từ những em bé:
“ Đầu không nón, bụi sương trần chấm ướt
Đuôi tóc chuôi chừng bảy tám năm thôi”
(Một tiếng sao đêm)
Hình ảnh em bé trong thơ được hiện lên với một vóc dáng nhỏ nhắn,
lầm than, cực khổ, bước chân nhỏ nhắn và xiêu vẹo đã bước vào đời quá
sớm “chân em leo lên bước đường đời”. Em đã phải lao vào cuộc sống
đời thường quá sớm, phải làm quen với sự bất công ngang trái của xã hội
lúc bấy giờ. Tất cả là do thời thế hay chính là cái chế độ mà em cũng như
bao người phải chấp nhận và cam chịu. Tố Hữu đã thấu hiểu và cảm
thông cho thân phận những con người dưới xã hội đó. Nhưng sự cảm
thương của ông không phải là thấy cảnh bất công mà đứng một chỗ nói
nên lời chua xót. Ông đã phần nào góp phần giúp quần chúng giác ngộ lí
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
7
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
tưởng cách mạng. Khi ông đã được giác ngộ lí tưởng cách mạng thì ta lại
thấy trong thơ ông thấp thoáng một xã hội Nga- Xô Viết, một xã hội công
bằng với
“Nơi không vua không quan
Không hạng người ô uế
Không hạng người nô lệ
Sống đau xót lầm than”
(Lão đầy tớ)
Cùng với sự giác ngộ cách mạng, Đảng và nhà nước ta đã đưa những
người cùng khổ đến nơi có cuộc sống tự do, đầy đủ. ở đây Tố Hữu đã đưa
người đầy tớ đến nơi không có cảnh nô lệ, cảnh chủ tớ, một nơi mà lòng
tham đã bị tiêu diệt, của cải là của chung của những người lao động. Và
đặc biệt là tác giả đã đưa quần chúng lao khổ đến với những con người
đầy tình thân ái. Cái xu thế nào đã trở thành hiện thực ở một phần sáu quả
địa cầu là Liên Xô- một nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Chúng ta phải
quyết tâm hi sinh, chiến đấu đẻ dành độc lập tự do cho dân tộc, giành
quyền làm chủ cho nhân dân.
“ Cậu bảo: cũng không xa
- Nước Nga?
- Ở nước ấy
và há mồm khoan khoái
Lão ngồi mơ nước Nga”
(Lão đầy tớ-1938)
Hình ảnh ông lão đầy tớ là một trong những con người đã nhận thức
được con đường cách mạng, con đường dẫn tới tự do, độc lập. Ông cũng
đã có một ước mơ, một khát khao cháy bỏng về sự công bằng của xã hội.
Ông lão đầy tớ nói riêng và quần chúng nhân dân ta nói chung đều mang
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
8
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
trong mình một ước mơ cao đẹp, một sự đổi đời. Vì họ được giác ngộ lí
tưởng cách mạng cho nên ở họ có lòng hăng say, sôi sục và quyết tâm
chiến đấu. Mặc dù bản thân họ đã nhận thấy rằng đấu tranh là có mất mát,
là có hi sinh. Nhưng vơi những con người “như chân lí sinh ra” ấy họ
luôn có ý thức là chiến đấu dù có hi sinh nhưng vẫn có thắng lợi. Việc
nhận thức của con người này đã được nhân lên một bước , nó đã tạo ra cái
lẽ yêu đời, đã có ước mơ là “hy vọng của ngày mai”(Chiều-1938)
Họ đã hy sinh một ngày mai tươi đẹp, do vậy ở họ đã có niềm vui
sướng được làm cách mạng, được tham gia chiến đấu:
“Cho tôi hưởng tinh thần hăng chiến đấu
Cho da tôi dày dạn với ngày mai
Cho tôi hiến đến cuối cùng suối máu
Để nhuộm hồng bao cảnh bi ai”
(Lao Bảo-1938)
Không những được làm cách mạng để đổi thay xã hội mà họ còn có đức
hy sinh cao cả khi nhận thấy
“Sự sống phát sinh từ cái chết
Thì gian nguy hiểm naqn có hề chi
Ta là đoàn chiến hạm ra đi
Hùng dũng tiếp đạp muôn đầu ngọn sóng
Tương lai dân tộc trước mặt ta biển rộng
Trên đầu ta lồng lộng gió trời cao”
(Như những con tàu-1938)
Họ đón nhận một vinh dự lớn lao là được làm cách mạng và hy sinh
cho cách mạng. ở đây đã có sự chuyển đổi rõ rệt, chuyển cái tôi cô đơn
thành cái ta xã hội:
“ Ta bước tới chỉ một đường cách mạng
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
9
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
Vững lòng tin sẽ nắm chắc thành công”
(Như những con tàu-1938)
Khi Tố Hữu xuất hiện trên thi đàn văn học thì thơ mới đang được thịnh
hành. Người đọc luôn bắt gặp trong thơ mới một cái tôi đứng ở trung tâm
cảm hứng, ở đó họ luôn giãi bày và thổ lộ. Tôi ở đây là một con chim đến
từ núi lạ, một kẻ lạc loài, một chiếc thyền say Tác giả cái tôi mang lại
nhứng giá trị thẩm mĩ mới nhưng thường là sự cô đơn u sầu, lắm khi đau
đớn xa lạ, bởi đó là cái tôi cô đơn lạc lõng./ Phải nói rằng thành công
quan trọng của Tố Hữu là ông đã xây dựng nên hình tượng một nhà thơ
mới, một nhà thơ giữa mọi người:
“ Tôi chỉ một giữa muôn người đau khổ
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu”
(Tâm tư trong tù-1939)
Ở đây, một con người trong muôn người, cái tôi ấy mang vào thơ một hệ
thống điểm nhìn mới mẻ cho thơ. Nhưng cái tôi cô đơn ấy đã được chuyển
lên cái ta xã hội. Đặc biệt là Tố Hữu đã tạo ra cho mình một lối xưng hô
riêng, tiêu biểu là cách xưng hô “bạn”, “bạn đời”, “bạn lòng” Bạn ở thơ Tố
Hữu bao giờ cũng mang một nội dung giai cấp, một xã hội cụ thể hay nói
chung là nó thường mang nội dung tập hợp. Bạn ở đây không còn là cái tôi
cô đơn, là con người nhỏ hẹp nữa mà họ là những người chung lí tưởng:
“Kiêu hãnh chút, bạn đời ơi, tuổi trẻ
Say tương lai là tuổi của anh hùng”
(Ý xuân- 1939)
Từ “bạn”-cái ta xã hội ở đây đã tập trung xung quang nhà thơ những
đồng chí tạo nên một không khí thân mật tin cậy trữ tình. Ngoài ra cuộc
sống ý nghĩa từ “khối đời”, “khối người” ấy đã chuyển lên thành cuộc sống
của quần chúng. Nhà thơ đã bằng lòng với cái tôi trữ tình thông thường mà
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
10
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
ông muốn cùng lúc đó thời điểm đó xuất hiện với tư tưởng là một nhà thơ
tuyên truyền chính trị.
Trong thời kì này, thơ Tố Hữu là tiếng reo vui của con người, của quần
chúng lao khỏ khi được gặp cách mạng, hay còn là ngọn cờ đầu của tư
tưởng cách mạng. Ngoài ra thơ Tố Hữu còn là “bó hoa lửa” lộng lẫy, nồng
nàn, kết tinh trên cơ sở của một hiện thực vĩ đại: cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ trong mười năm dưới ánh sáng của Đảng, của tư tương Mác-Lê
Nin. Trên lập trường tư tưởng đó, nhà thơ chiến sĩ đã gạt bỏ mọi ý nghĩ,
tình cảm các nhân chủ nghĩa về vui, buồn,sướng, khổ, sống, thác ra ngoài
tầm tính toán của hàng ngày để đem tất cả mà hiến cho Đảng. Tố Hữu là
một nhà thơ có tài, một nhà thơ của tương lai. Trong thời kì đó ta thấy tác
giả với một tình cảm sôi nổi-thứ tình cảm của một thanh niên tiểu tư sản
mới giác ngộ, say mê một lí tưởng cao quý, ở Tố Hữu có sự giác ngộ lí
tưởng khác với mọi người vì lúc đó ông đang học ở trường Quốc học Huế.
Khi ông được tiếp xúc với phong trào cách mạng và hơn thế nữa được sống
chung với một số đồng chí thì ở ông về tư tưởng và tinh thần được tiến tới
rất mạnh mẽ, rất ào ạt, rất gấp gáp, không từ từ im lặng như dòng nước
sông Hương mà sôi nổi vọt lên thét gầm như ngọn sóng cửa Thuận(Trần
Huy Liệu- Lời giới thiệu- Tố Hữu- Thơ và cách mạng- NXB Hội nhà văn
Hà Nội 1996-T95)
Tóm lại ngay trong “Từ ấy” Tố Hữu không những thấy được 3 giai đoạn:
Máu lửa (Sự đau đớn của quần chúng lao khổ), Xiềng xích (Chế độ nhà tù
dã man, nhà tù mọc lên nhiều hơn tất cả), Giải phóng (Sự giác ngộ của
quần chúng đứng lên đáu tranh giành quyền tự do cho đất nước và cho
chính bản thân mình) mà ông đã nhận thấy được sự giác ngộ cách mạng
được phổ biến và hưởng ứng rộng rãi và lí tưởng cách mạng đó đã được
phát triển mạnh mẽ. Qua đây ta thấy, “Từ ấy” sẽ là câu trả lời trực tiếp cho
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
11
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
tất cả những ai khao khát con đường chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp,
không có áp bức bóc lột và một cuộc sống xứng đáng cho độc lập tự do.
2. Lí tưởng cách mạng trong tập thơ ‘Việt Bắc”
Đất nước vừa trải qua một bước ngoặt lịch sử vĩ đại, cách mạng tháng
8 vừa thành công, thì thù trong giặc ngoài lại gây bao khó khăn cho chính
quyền non trẻ. Phải nói rằng dư âm của lệnh tổng khởi nghĩa chưa dứt thì
lời hịch toàn quốc kháng chiến lại truyền vọng khắp nơi. Nhứng ngày đầu
kháng chiến chống Pháp đối với nhân dân ta thật gian khổ và lí tưởng
ccáh mạng trong thời kì này đẫ được thực hiện bước đầu vì cuộc cách
mạng tháng 8 thành công và kết quả 15 năm cách mạng dân chủ đã hình
thành ở cuộc cách mạng này. Sang đến thời kì này nước ta được thành lập
là nước dân chủ cộng hoà, cùng với nhân dân ta bước vào cuộc kháng
chiến để giữ nước và nhân dân ta quyết không chịu làm nô lệ, không chịu
mọi sự đàn áp của kẻ thù.
Với ý tưởng cộng sản chúng ta như được tiếp nhận một bài học là phải
biết hy sinh cho cái mình yêu và cái mình yêu ở đây chính là lí tưởng
cộng sản. Tố Hữu đã từng ca ngợi lí tưởng và lí tưởng ấy đã đứng lên
chiến đấu, cuối cùng với một kết quả, một thành công rực rỡ đó là sự
chiến thắng của cách mạng tháng 8. Với lí tưởng trong ‘Từ ấy” là như
vậy, còn đến “Việt Bắc” lí tưởng ấy đã được nâng lên một cách rõ rệt,
một lí tưởng cách mạng đã thể hiện rộng rãi không còn là sự bó hẹp nữa.
Có thể nói, lí tưởng thời kì này là sự hình thành những nhân vật, những
cảm hứng. “Từ ấy” là vấn đề sinh quan, thế giới quan phải giải quyết để
giải phóng đất nước thì “Việt Bắc” lại là quyết tâm bảo vệ đất nước đã
được giải phóng. Và nếu trong “Từ ấy” con người chính trị chủ yếu được
miêu tả quan hệ với lí tưởng trên “trường giao chiến”, vì lí tưởng đó con
người sẵn sàng hi sinh tất cả, sẵn sàng gạt phăng mọi tình riêng nhỏ nhặt
để “lòng không vướng nợ bén duyên gì” thì nay con người được miêu tả
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
12
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
trong tình quê hương bền bỉ, đậm đà, bao gồm tình gia đình, mẹ con, đất
nước. Những sáng tác sau cách mạng trong thời kì này nổi bật lên một số
bài thơ độc đáo và sâu sắc đánh dấu một giai đoạn trưởng thành. Đó là
những bài thơ “Cá nước”(1947), “Phá đường”(1948), “Bà mẹ Việt
Bắc”(1948), “Lên Việt Bắc”(1948), “Bà Bủ”, “Bầm ơi”(1948),
“Lượm”(1949), “Sáng tháng năm”(1951), “Hoan hô chiến sĩ Điện
Biên”(1954), “Việt Bắc”(1954). Qua đây ta thấy những bài thơ, những
áng thơ bất hủ đã thể hiện khí phách của con người Việt Nam thật mãnh
liệt, từ cuộc sống nô lệ đã anh dũng đứng lên quyết chiến đấu bảo vệ đất
nước, bảo vệ tổ quốc giành chủ quyền cho dân tộc.
“Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà”
(Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Đến đây lí tưởng cũng như cách mạng đã có một bước ngoặt lớn mang
tính thời đại. Có ý kiến cho rằng”Từ ấy” thiên về biểu hiện tự ca hát bởi
chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng của thơ cac cách mạng thời bấy giờ. Còn
đối với “ Việt Bắc” vì nhà thơ đã bắt sâu được mạch sống vào nhứng vất
vả, lo lắng, vui buồn của quần chúng, cho nên từ cái tôi nhiệt huyết cảm
tính đã thành cái tôi tình nghĩa. ở đây, cái tôi nhà thơ đã thu mình lại, tự
biến thành một cái khung để nhân vật trung tâm trong cuộc kháng chiến
được nổi bật lên, đó là hình ảnh anh bộ đội, nhân dân, lãnh tụ với chiến
thắng “Việt Bắc” của bộ đội và nhân dân ta đã làm cho thơ Tố Hữu tạo
nên được một chiến thắng Việt Bắc trong thơ.
Phải nói rằng thơ Tố Hữu trước cách mạng là ngọn lửa cháy trong tâm
hồn một người trẻ tuổi yêu nước yêu đời, yêu những người cực khổ, được
Đảng chỉ cho thấy con đường cách mạng. Còn bây giờ lí tưởng cách mạng
đã được chuyển nhập vào lòng yêu nước sâu xa. Nhận thức của con người
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
13
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
đã được tiến lên một bước, họ đã anh dũng kiên cường rũ bỏ mọi hủ tục,
lạc hậu, quyết đứng lên theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ, của tổ quốc.
Và với tính chất riêng của những chiến sĩ, những con người ngoài mặt
trận nhắn gửi về quê hương và đặc biệt là về những người mẹ của mình.
Có thể nói, đây cũng chính là thông cảm sâu xa của nhà thơ đối với quần
chúng, khi mà cuộc đời cơ cực của họ đã từng bị kéo dài trước cách
mạng. Nhưng ở đây con người đã đứng trước một cuộc sống mới đang
dần nảy sinh trong tâm hồn và trong cuộc sống. Thời kì này đã có niềm
vui, không phải là niềm vui bình thường mà là “vui bất tuyệt”. Ở “Từ ấy”
những câu thơ mang đầy chất hô khẩu hiệu, kêu gọi toàn dân đồng lòng
đứng lên tạo thành một khối, một vạn, một bầy Tuy nhiên còn có những
câu thơ mang đầy tính chất đồng tình của tác giả, mở cho họ một ngày
mai, những ngày mai ấy sẽ là gì? họ không nhận thấy được. Còn bây giờ,
họ không chỉ thấy một ngày mai mà lí tưởng cách mạng đã cho họ thấy cả
một tương lai tươi sáng rạng ngời. Cuộc sống con người gắn liền với niềm
vui của cuộc kháng chiến.
“ Vui qua đêm nay
Ta nhảy ta bay
Trong lòng Hà Nội”
(Vui bất tuyệt-1946)
Và một niềm vui sướng nữa là sự hoà nhập với lòng tự hào của dân tộc
đối với đất nước:
“Ta đi đây là trăm vạn thiên thần
Chiều chiến thắng xoá tan quân quỷ dữ
Ta đi dưới bốn ngàn năm lịch sử”
(Vui bất tuyệt)
Phải chăng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã được bộc bạch một
cách rõ ràng đến như vậy là vì cho đến lúc bấy giờ lí tưởng cách mạng
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
14
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
mới được chuyển, được nhập vào những tấm lòng yêu nước sâu xa. Lý
tưởng đã hoà nhập vào cuộc kháng chiến chống Pháp:
“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi bùn lầy
Đã bước dưới mặt trời cách mạng”
(Ta đi tới-1954)
Lí tưởng ấy đã không chỉ hoà nhập vào cuộc kháng chiến mà nó còn
hoà nhập vào toàn bộ những hoạt động của cuộc kháng chiến và những
con người trong cuộc kháng chiến. Những con người trong cuộc kháng
chiến này họ không còn là số đông, không còn là một khối, “một khối
người”, “một khối đời”, “một khối đồng tâm” mà họ đã là những quần
chúng cách mạng. Cuộc kháng chiến này của đất nước ta là một cuộc đấu
tranh nhân dân. Trong thời kì cách mạng chưa thành công chế độ thực dân
còn chà đạp lên đời sống của nhân dân ta, bóp ngẹt tâm hồn chúng ta thì
nhà thơ Tố Hữu đã có tác dụng làm ấm lòng người đọc, bồi dưỡng lòng
yêu tổ quốc của quần chúng, khuyến khích những cán bộ nằm trong
những nhà tù giữ vững khí tiết cách mạng, giữ vững lòng tin đối với tiền
đồ vẻ vang của dân tộc. Có thể nói những con người ấy trong thời kì này
đã mang trong mình một lí tưởng cộng sản có sự thay đổi và tiến bộ vượt
bậc. Họ là những con người chính trị, những con người của thời đại đã
được ngọn đuốc cách mạng soi sáng, những con người có phẩm chất tốt
đẹp và đức hi sinh cao cả.
Con người trước cách mạng bao giờ cũng có một mong muốn, một mơ
ước được đổi đời, một sự sôi sục uất hận, một sự say mê lí tưởng và khát
khao đấu tranh, thương nhớ bạn đời, đồng chí Đó là những con nguời
của hành động. Nhưng đến con người sau cách mạng, đặc biệt là trong
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
15
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
giai đoạn kháng chiến chống Pháp thì vẫn là con người “dâng tất cả tôn
thờ chủ nghĩa” nhưng trong một hoàn cách khác rộng và lớn đó là tất cả
để kháng chiến. Mọi người trong thời kì này đã được lí tưởng hoà nhập
vào cuộc sống của họ hay nói đúng hơn là cuộc sống chung của cuộc
kháng chiến: chị con mọn Bắc Giang, em Lượm, bà Bủ, bà Bầm, anh bộ
đội, anh cán bộ, vị lãnh tụ họ sẵn sàng gác lại mọi chuyện, moi việc bếp
núc, nhà cửa, ruộng đồng để tham gia công tác kháng chiến:
“Nhà em phơi lúa chưa khô
Ngô chưa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quang”
(Phá đường-1948)
Nhưng không chỉ có phá đường, mà người dân đã hi sinh cả ruồng
vườn, nhà cửa với kế “vườn không nhà trống” để quyết tâm chiến thắng,
không bị quay lại cuộc sống, cuộc đời nô lệ. Trong tiếng cuốc phá đường,
tiếng gạch ngói như vang lên tinh thần quyết chiến đấu, ý chí của những
con người quyết chôn vùi quá khứ đau thương nhục nhã để sửa soạn cho
ngày mai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
“Bàn tay đã nắm lời thề
Ra đi quyết phá ngày về sẽ xây”
(Giữa thành phố bụi)
Người dân Việt Nam trước Cách mạng quen sống bó hẹp trong phạm vi
gia đình, thôn xóm, tình cảm và tầm nhìn của họ ít khi vượt qua những
khu vườn, mảnh ruộng của mình. Và chính cái lí tưởng, cái ý thức về sự
nghiệp chung ấy đã đưa họ đến đoàn kết thành một khối. Họ đẫ đảm
đương mọi công việc của cuộc kháng chiến và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
Chính bản thân họ đã tự nâng được mình lên bằng cách đẩy lùi những
thành kiến, nhứng tập tục cổ hủ, hẹp hòi từ bao đời nay. Tố Hữu đã rất tin
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
16
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
vào quần chúng, quần chúng sống hàng ngày có vui, có buồn, đôi khi còn
những lo lắng quanh quẩn nữa. Những ngày đấy, chống giặc Pháp với
nhân dân, quần chúng ta thật gian khổ. Lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ
quốc được xây dựng một cách khẩn trương với một tinh thần, một phương
thức rất cách mạng. Họ là những người “tứ xứ” gặp và quen biết nhau qua
cuộc đấu tranh mà thôi.
“Tôi từ Vĩnh Yên lên
Anh trên Sơn Cốt xuống
Gặp nhau mới lần đầu
Họ tên nào có biết
Anh người đâu, tôi đâu
Gặp nhau là thân thiết”
(Cá nước -1947)
Họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, suốt ngày cặm cụi
với việc đồng áng, nay lên đường theo tiếng gọi của Đảng, của Tổ quốc.
Và ý chí, tình cảm của anh vệ quốc quân, người cán bộ đã gặp nhau ở
lưng đèo nhỏ.Tố Hữu đã thấu hiểu tình cảm của người chiến sĩ trên đèo
Nhe là nhớ nhà lắm vì gia đình anh chiến sĩ ấy còn nghèo đói, thiếu thốn
nhưng anh chiến sĩ ấy vẫn rất vui vẻ, anh dũng hiên ngang biết chừng
nào. Với một cuộc sống vất vả như vậy nhưng vì biết yêu gia đình, biết
yêu quê hương mà người chiến sĩ đã có những chiến công oanh liệt, đã
đánh cho giặc “chạy re”. Có thể nói, những người mang lí tưởng cộng sản
chủ nghỉatong tầm hồn nếu có cầm súng thì chính là bảo vệ quyền sống
chứ không huỷ diệt cuộc sống của những con người lương thiện. Đó là sự
khác nhau rõ rệt nhất của chúng ta và đế quốc hiếu chiến.
Chúng ta ai cũng biết cuộc kháng chiến trường kì này là cuộc đấu tranh
của nhân dân. Những anh cán bộ đều là từ nhân dân mà ra cho nên họ vẫn
giữ vững phẩm chất của người lao động. ở chiến trường, trong quân ngũ,
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
17
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
anh là người lính nhưng khi trở về nhà, về quê hương, chòm xóm thì anh
lại là một người nông dân thực thụ.
“Anh về cối lại vang rừng
Chim kêu quanh mái, gà rừng dưới sân”
(Lên Tây Bắc)
Nhà thơ đã tìm ra cái mới, cái mớ này do quần chúng sáng tạo để dẫn
dắt cho quần chúng tiến lên. Ta thấy, những cuộc chiến tranh thần thánh,
những thắng lợi vẻ vang đều từ quần chúng mà ra và cuối cùng lại trở về
với quần chúng. Những người yêu nước nhất phải chăng là những người
cộng sản.
Với cuộc kháng chiến thành công, ta không thể không nói đến chiến
công oanh liệt của chú bé liên lạc. Và hình ảnh Bác trong thơ Tố Hữu như
kết tinh những gì cao đẹp nhất của dân tộc, của hồn thiêng sông núi.
“ Bác ngồi đó lớn mêng mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”
Có thể nói, lí tưởng cách mạng từ “Từ ấy” đến “Việt Bắc” đã được
nâng lên một bước. Cuộc kháng chiến càng lớn bao nhiêu thì lí tưởng
càng đẹp đẽ, rạng rỡ bấy nhiêu. Cho đến thời kì này, hầu như tất cả mọi
người không chỉ được giác ngộ cách mạng mà đã biết đi theo con đường
cách mạng. Từ em bé Lượm đến các anh vệ quốc, anh cán bộ đều chung
một lí tưởng và gặp nhau trên đường ra mặt trận. Hình ảnh chú bé liên lạc
Lượm ở đây không những mang trong mình một lí tưởng cách mạng mà
hình ảnh em cũng là lí tưởng, cái lí tưởng ấy là tiêu biểu cho những em bé
liên lạc của Việt Nam hồi kháng chiến chống Pháp, tiêu biểu của cái vui
tươi, hồn nhiên và dũng cảm.
Qua đây ta thấy, lúc đầu lí tưởng cộng sản đến với Tố Hữu giống như
một luồng ánh sáng mãnh liệt và mới lạ. Trong tâm hồn sôi nổi của nhà
thơ trẻ, nó trở thành một năng lượng thẩm mỹ tự phát sóng, tự toả hương
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
18
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
ra thế giới bên ngoài. Và đặc sắc chủ yếu trong thời kì “Từ ấy” không
phải là những khám phá phong phú về đời sống hiện thực mà là sự biểu
hiện một cách chân thực cái “tôi” hết sức trong sáng, hồn nhiên của một
thanh niên khao khát lí tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp
lí tưởng cộng sản và chiến đấu hy sinh cho lí tưởng ấy. Nhưng cho đến
“Việt Bắc” thì “lí tưởng không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp”. Nó
được vận dụng như là một quan điểm tiếp cận, đánh giá và khái quát hiện
thực(Nguyễn Đăng Mạnh).
Có thể nói, lí tưởng thời kì này đã biến thành đời sống hàng ngày mà
quần chúng đã thực hiện, đã sống với lí tưởng đó một cách bình dị: “Cái
đẹp của lí tưởng, của ước mơ đã biến thành cái đẹp của quần chúng kháng
chiến, cái đẹp của con người và quần chúng thực”(Trần Đình Sử).
II. Sự phát triển của người chiến sĩ cộng sản:
1. Hình ảnh người chiến sĩ trong “Từ ấy”
“Từ ấy” là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu, hay nói cách khác đây là một tập
thơ lịch sử. Những bài thơ của ông được làm vào thời kì không còn là của
một học sinh tiểu tư sản mà là của người được giác ngộ cách mạng vô sản.
Phải chăng với hoàn cảnh như vậy cho nên những hình ảnh, những
nhân vật trong thơ ông thời kì này cũng như chính tâm trạng của ông vậy.
Cũng bỡ ngỡ, rụt rè khi được giác ngộ cách mạng, nhưng không hoàn
toàn tất cả đều như vậy Những người chiến sĩ thời kì này về ưu thế họ đã
dành tất cả cho lí tưởng. Và họ đã kết thành một khối đông, một khối
người với ý chí sôi sục, giác ngộ cách mạng, biết đi theo con đường mà
Đảng đã chọn, biết được sự sống còn của đất nước. Đất nước ta bị lâm
nguy nhưng đã tồn tại và đứng vững.
“Bởi khối người kia đã ngẩng đầu”
(Hầm người-1938)
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
19
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
“Khối người” này phải chăng là những chiến sĩ được Đảng dẫn đường mà
bản thân họ là những người nông dân chân lấm tay bùn hay còn là những kẻ
đầy tớ ở đợ nghèo khổ rách rưới. Khi lí tưởng cách mạng được truyền bá rộng
rãi trong quần chúng thì những người nông dân ấy lại là những người chiến sĩ
tiếp thu và tham gia đông đảo vào cuộc kháng chiến. Khi các khối người ấy
đã “say mùi hương chân lí” thì bản thân họ đã nhận thấy:
“Đời đắng cay không một chút ngọt bùi
Đời đau buồn không một tiếng cười vui
Đời đen tối phải di tìm ánh sáng”
(Như những con tàu-1938)
Lí tưởng cách mạng cao rộng đã có sự đối lập với cái hiện thực áp bức
bóc lột của thực dân phong kiến. Các chiến sĩ cộng sản kiên cường bất
khuất với cái thấp lè tè của những kẻ buông trôi, thây kể tất cả, cam chịu
sống cầu an. Có thể nói, quần chúng lao khổ trước kia bị đè bẹp dưới ách
sưu thuế của bọn xâm lược thì nay đã sẵn sàng đứng lên đánh đuổi Tây
Nhật trong thời kì mặt trận Việt Minh, hay nói đúng hơn là thời kì tiền
khởi nghĩa đã được thơ cac trả lại lời ăn tiếng nói và những cảm nghĩ của
mình. Lời thơ Tố Hữu rất nhuần nhuyễn và cũng rất tự nhiên của quần
chúng như vốn tự có vậy.
“Chém cha ba đứa đánh phu
Choa đói, choa rét bay thù thì choa
Bay coi Tây Nhật là cha
Sướng chi bay hại nước nhà bà con
Liệu hồn bỏ thói du côn
Bằng không đòn lại trả đòn cho coi”
(Tiếng hát trên đê-1944)
Trong thời kì đó, cùng với một số chiến sĩ cách mạng, Tố Hữu đã góp
phần rất lớn khi cất lên tiếng nói của Đảng trong lĩnh vực thơ ca. Khi nói
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
20
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
tới hình ảnh người chiến sĩ thời kì này ở đây vẫn mang tính chất kêu gọi.
Cùng với việc giác ngộ ấy là tiếng gọi lên đường tha thiết thúc giục các
chiến sĩ cộng sản hãy vì đất nước và vận mệnh của Tổ quốc, tự do cho
dân tộc mà dứt bỏ việc riêng lên đường cứu nước:
“Hỡi người con khôn của giống nòi
Những chàng trai quý gái yêu ơi
Bâng khuâng đứng trước đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi”
(Dậy lên thanh niên)
Khi đã ra đi, người dân hay các chiến sĩ ấy đã hết lòng hết sức trung
thành với Đảng và quyết tâm đấu tranh bảo vệ đất nước. Với khí thế sôi
sục, Với cái tuổi say mê lí tưởng, luôn luôn tìm đường, họ thích một cuộc
sống mới: một cuộc sống rộng rãi và để rồi vứt bỏ hết mọi tính toán ràng
buộc tầm thường. Và khi cảm nhận cái chất đã gần kề bên, họ vẫn có sự
“ung dung”, họ rất bình tĩnh và sáng suốt:
“Nếu mai đây có chết một thân tôi
Hai mươi tuổi tim đang dạt dào máu
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão”
(Trăng trôi)
Có thể nói, ngay lúc này tác giả đã có một nghị lực khác thường. Khi
mà giữa hơi tàn sức kiệt, ông lại làm nên những câu thơ tươi tắn, thật thà
và đầy vẻ hồng tươi. Các chiến sĩ của ta khi bị bắt vẫn còn chất lãng mạn
và nó bộc lộ như hồi mới giác ngộ, hồi đó họ còn cả sự lãng mạn trong
ước mơ hành động:
“ Có một tiếng còi xa trong gió rét”
(Tâm tư trong tù-1939)
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
21
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
Tuy bị bắt, bị đoạ đầy trong tù ngục nhưng các chiến sĩ của ta lạ có sự
thanh thản trong xiềng xích hay trên những bước phát vãng hết nhà lao
này đến nhà lao khác:
“ Tôi của năm nay lại chốn này
Thân đày,xích sắt nặng còng tay
Trên đường theo dấu chân muôn lạc
Gót cố bằng quen giẫm bước gai”
(Năm xưa)
Ngoài ra họ còn có sự hưng phấn khi vượt ngục, được trả về với tự do,
với cuộc đời:
“Đêm nay pháo nổ giao thừa
Mà người chiến sĩ không nhà còn đi”
(Đêm giao thừa)
Có thể nói, tinh thần lãng mạn không những bám chặt mà nó đã lấy
hiện thực làm điểm tựa. Với những người “tham sống sợ chết”Tố Hữu đã
dẹp yên được cơn nổi loạn của bản năng, họ đã khuất phục và ngoài sự
khuất phục ấy họ còn rất đằm thắm:
“ Từ khi chân dấn nước
Trên con đường đấu tranh
Tôi sẵn có trong mình
Đôi mắt thần chủ nghĩa
Không thể gì quyến rũ
Mua bán được lương tâm
Danh dự của riêng thân
Là của riêng đồng chí”
(1940)
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
22
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
Nói chung, người chiến sĩ trong thời kì này đều là những con người
mới được giác ngộ lí tưởng cách mạng, với khí thế hăng say, dốc hết bầu
nhiệt huyết của tuổi trẻ giành tự do cho đất nước. Họ đã nhanh chóng tạo
được một khối, một số đông cùng tâm đồng ý hợp. Không những họ là
những khối người mà họ còn có cả những “khối căm thù”. Họ còn là “con
của vạn nhà” và luôn mang trong mình một ý chí quyết tâm, một tinh thần
vững mạnh:
‘Lòng vô sản phải mang tính nhân loại
Chí đã quyết ra đi là tiến mãi”
(Đời thơ-1941)
Ở đây, những con người đã giữ vững lòng tin vào Đảng và họ như thấy
một tương lai rạng ngời:
“Mây ửng đỏ ven trời xa rộng ”
(Đời thợ -1941)
Phải chăng đó là sự lãng mạn của họ. Nhưng nếu ta xoay ngược tình thế
lại sẽ thấy sự lãng mạn của họ là có cơ sở. Bởi lẽ chính họ-người chiến sĩ-sẽ
thay đổi được hoàn cảnh bằng sự quyết tâm và tình đoàn kết của dân tộc.
Tóm lại, “Từ ấy” là câu trả lời trực tiếp cho những ai khao khát chiến
đấu cho một xã hội tốt đẹp, không có áp bức bóc lột, một cuộc sống xứng
đáng cho độc lập tự do. Nó giữ mãi hương vị khó phai của những hương
trái đầu mùa của thời điểm ấy của cách mạng và của tuổi đời. “Từ ấy” có
cái lòng muốn chọc thủng đêm dày còn bao quanh mọi người, muốn kêu
to lên cái lẽ sống đang tràn ngập tinh thần mình:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Từ ấy-1938)
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
23
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
2. Hình ảnh người chiến sĩ trong “Việt Bắc”
“Việt Bắc” ra đời sau khi cách mạng đã thành công và đang trải qua
một thử thách quyết định nữa đó là cuộc kháng chiến trường kì chống
Pháp. Nếu như trước kia các nhà thơ thường muốn kêu to lên và muốn
chia sẻ với tất cả mọi người cái mới lạ mà mình khám phá được và cái
đẹp lí tưởng hay sự hiến dâng tất cả đời mình cho chủ nghĩa thì giờ đây lí
tưởng ấy đã biến thành cuộc sống hàng ngày, đã sống với lí tưởng đó một
cách bình dị. Đến đây ta thấy những sáng tác của Tố Hữu có sự chuyển
hướng rõ rệt. Những bài thơ, câu thơ không còn theo lối bộc bạch, phát
biểu và tuyên bố mà đã được thể hiện một cách tự nhiên. Những nhân vật
trong thơ cũng vậy, họ không còn là những con người rụt rè luôn lo lắng
trước 2 con đường nữa mà họ là những con người của hành động với cảm
nghĩ giản dị như ta hằng gặp gỡ và tiếp xúc vậy. Ở đây, nhà thơ đã không
nói về mình như trước kia nữa mà đã có sự thể hiện trực tiếp tới quần
chúng cách mạng. Cho nên người chiến sĩ cộng sản bây giờ là nhân dân,
là một biển người, họ là những anh vệ quốc quân, những bà mẹ hay em bé
liên lạc Tất cả đều từ cuộc chiến tranh nhân dân đi vào trong thơ ca một
cách hồn nhiên chân thực và có chiều sâu của đời sống hiện thực.
Những cuộc quen biết, gặp gỡ trong chiến đấu thật ngẫu nhiên, ngay như
cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa cán bộ và anh vệ quốc quân:
“Tôi ở Vĩnh Yên lên
Anh trên Sơn Cốt xuống
Gặp nhau lưng đèo Nhe
Bóng tre trùm mát rượi”
(Cá nước-1947)
Trước kia sự thể hiện của nhà thơ thiên về lãng mạn và đó cúng là sự
đối lập với cuộc sống tầm thường và xã hội cũ. Cho nên cuộc gặp gỡ ở
đây được ghi lại chỉ là một cái đèo như trăm nghìn cái đèo khác. Đó là
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
24
SKKN: Tìm hiểu các bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
một cuộc gặp gỡ rất bình dị, nó không xảy ra ở quán trọ bên đường hay
bên bờ suối và hơn thế nữa nơi dừng chân không phải là một ngôi miếu
cổ. Một cái đèo bình thường và chúng ta phải chú ý tới lùm tre bên cạnh
đó, lùm tre này có cái gì đặc biệt? Một cái đèo như bao đèo khác thì cái
lùm tre cũng như trăm nghìn cái lùm tre khác mà thôi. Có thể nói tất cả
đều bình thường. Nhưng cái “Bóng tre trùm mát rượi” ở đây đã trở thành
cái “phi thường”, cái đột xuất trong thơ ca cách mạng nói chung và thơ ca
Tố Hữu nói riêng. Thời kì này đã làm nên cuộc kháng chiến, người chiến
sĩ đứng lên cầm vũ khí giết giặc đều là những người dân thường, nhưng
tâm hồn họ đã được ánh sáng cách mạng chiếu rọi váo sâu sắc và rộng rãi
hơn. Cuộc kháng chiến đã đi vào quần chúng thật sâu rộng, và đã trở
thành nếp sống hàng ngày của mỗi người. Người chiến sĩ ở đây đã được
thể hiện một cách rõ nét từ những con người bình thường đã làm nên kì
tích phi thường. Những người lính ở rừng núi phải sống trong một hoàn
cảnh thiếu thốn và luôn bị bệnh sốt rét rày vò:
“Giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”
(Cá nước)
Và rất bình thường nhưng chân thực ở tư thế chiến đấu, không có gì là
hiên ngang:
“Anh chiến sĩ hiền lành
Tì tay trên mũi súng”
(Cá nước)
Trong cuộc chiến tranh cam go khốc liệt như vậy, nhưng khi kể chuyện
cho nhau nghe những trận thắng thì cùng nhau “cười ha hả”. Một tiếng
cười sảng khoái nhưng không phải huyênh hoang, tự mãn. Phải chăng đó
là tiếng cười của những con người cùng chung sự nghiệp, cùng chung một
khối căm thù. Và cái niềm vui thắng trận ấy thật là nổ vỡ hả hê. Tình cảm
Nguyễn Thị Hoa - Trường THPT Trần Phú - Móng Cái
25