Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 89 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––



CÙ XUÂN ĐỨC



ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ
Ở HAI HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN,
THỬ NGHIỆM THẢO DƢỢC TRONG
TRỊ VE CHO CHÓ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––



CÙ XUÂN ĐỨC



ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ
Ở HAI HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN,
THỬ NGHIỆM THẢO DƢỢC TRONG
TRỊ VE CHO CHÓ

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 62 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN DŨNG




THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Cù Xuân Đức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và để hoàn thành luận văn này tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và CBCNV
khoa Sau đại học, khoa Chăn nuôi thú y; bộ môn Dược, Nội chẩn, Độc chất -
khoa Chăn nuôi thú y; Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học
TS. Hoàng Văn Dũng - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được cảm ơn cán bộ và nhân dân tại các địa điểm tiến hành thí
nghiệm cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ,
khuyến khích tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi dành tình cảm thân yêu nhất cho những người thân
trong gia đình đã chăm sóc, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011.
Tác giả


Cù Xuân Đức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DÙNG THUỐC THẢO DƢỢC PHÕNG
TRỪ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG 4
1.1.1. Yêu cầu đối với thuốc trị ngoại ký sinh trùng 5
1.1.2. Một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thảo dƣợc trong
phòng và trị bệnh 6
1.1.3. Thu hái, bảo quản, chế biến dƣợc liệu 9
1.2. NHỮNG CÂY THUỐC ĐƢỢC NGHIÊN CỨU 11
1.2.1. Cây Na 11
1.2.2. Cây Củ đậu 14

1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VE KÝ SINH Ở CHÓ 18
1.3.1. Vị trí của ve ký sinh ở chó trong hệ thống phân loại động vật học 18
1.3.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ve R. sanguineus 18
1.3.3 Vòng đời phát triển của ve R. sanguineus 21
1.3.4. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ve ở chó 23
1.3.5. Biện pháp phòng trị ve R. sanguineus 23
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại tỉnh Thái Nguyên 27
2.1.2. Theo dõi biểu hiện lâm sàng bệnh ve ở chó 27
2.1.3. Thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
2.2. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Dƣợc liệu nghiên cứu 28
2.2.2. Động vật thí nghiệm 28
2.2.3. Dụng cụ, hóa chất 28
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu 28
2.3.2. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve 29
2.3.3. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu
dịch tễ bệnh ve ở chó 29
2.3.4. Phƣơng pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó
bị ve ký sinh 29
2.3.5. Xét nghiệm máu (để xác định sự thay đổi một số chỉ số máu
của chó bị ve ký sinh) 29
2.3.6. Phƣơng pháp thử nghiệm chiết xuất hoạt chất từ hạt Na và hạt
cây Củ đậu để trị ve cho chó 30
2.3.7. Chuẩn bị dƣợc liệu 32

2.3.8. Chuẩn bị động vật thí nghiệm 33
2.3.9. Bố trí và tiến hành thí nghiệm 33
2.3.10. Phƣơng pháp xử lý số liệu 41
2.4. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 43
2.4.1. Địa điểm 43
2.4.2. Thời gian nghiên cứu 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE Ở CHÓ TẠI HAI HUYỆN,
THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 44
3.1.1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phƣờng của
huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
3.1.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo tuổi chó 45
3.1.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo tính biệt chó 46
3.1.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo giống chó 47
3.1.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm 48
3.2. NGHIÊN CỨU VỀ LÂM SÀNG BỆNH VE Ở CHÓ 49
3.2.1. Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh 49
3.2.2. Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh 51
3.2.3. Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh 51
3.3. NGHIÊN CỨU DÙNG THUỐC TRỊ VE CHO CHÓ 52
3.3.1. Chế và thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu trong
phòng thí nghiệm 52
3.3.2. Sử dụng chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho
chó tại hai huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
1. KẾT LUẬN 72

2. ĐỀ NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
R. sanguineus
>
<
-
%
Cs
TB
Chữ viết đầy đủ
Rhipicephalus sanguineus
Lớn hơn
Nhỏ hơn
Đến
Phần trăm
Cộng sự
Trung bình








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phƣờng của
huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công 44
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo tuổi chó 46
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo tính biệt chó 47
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve theo giống chó 47
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm 48
Bảng 3.6. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh . 50
Bảng 3.7. So sánh số lƣợng hồng cầu, bạch cầu, hàm lƣợng huyết sắc tố
giữa chó khỏe và chó bị ve ký sinh 51
Bảng 3.8. Công thƣ́ c bạ ch cầ u củ a chó khỏ e và chó bị ve ký sinh 52
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau 24
giờ trong các môi trƣờng 53
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau 24 giờ trong
các môi trƣờng 56
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% trong
môi trƣờng NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 58
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% trong môi
trƣờng NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 60
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na với các nồng độ khác
nhau đƣợc làm ẩm bằng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 36 giờ 62
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu với các nồng độ khác
nhau đƣợc làm ẩm bằng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 24 giờ 64
Bảng 3.15. Xác định LD
50

và LD
100
của dịch chiết phôi hạt Na ngâm 36
giờ trong môi trƣờng NaOH 5% với ve ký sinh trên chó. 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
Bảng 3.16. Xác định LD
50
và LD
100
của dịch chiết hạt Củ đậu ngâm 24 giờ
trong môi trƣờng NaOH 5% với ve ký sinh trên chó 66
Bảng 3.17. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết phôi
hạt Na trong môi trƣờng NaOH 5% 67
Bảng 3.18. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết hạt
Củ đậu trong môi trƣờng NaOH 5%. 69
Bảng 3.19. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng các dƣợc liệu 69
Bảng 3.20. Kết quả sử dụng dịch chiết phôi hạt Na để trị bệnh ve cho chó
tại một số địa phƣơng 70
Bảng 3.21. Kết quả sử dụng dịch chiết hạt Củ đậu để trị bệnh ve cho chó
tại một số địa phƣơng 71


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Cây Na (Annona squamosa L.) 12
Hình 1.2. Cây Củ đậu (Pachyrhizus erosus L.) 15
Hình 1.3. Ve ký sinh trên chó (Rhipicephalus sanguineus) 21
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau
24 giờ trong các môi trƣờng 55
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau
24 giờ trong các môi trƣờng 57
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10%
trong môi trƣờng NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 59
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5%
trong môi trƣờng NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 61
Hình 3.5. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết phôi
hạt Na trong môi trƣờng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 36 giờ . 63
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết hạt Củ đậu
trong môi trƣờng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 24 giờ 65








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngày nay, đời sống con ngƣời càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về tinh

thần càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Ngƣời ta nuôi chó nhằm phục vụ nhiều
mục đích khác nhau. Chó không chỉ để làm cảnh, trông nhà, mà đối với nhiều
ngƣời chó còn là ngƣời bạn rất trung thành. Chính vì vậy số lƣợng chó đã
tăng lên đáng kể và ngày càng nhiều giống chó ngoại đƣợc nhập vào Việt
Nam nhƣ: Berger, Boxer, Rottweiler, Doberman
Chó đƣợc nuôi ngày một nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó ngày
càng phát triển, khó kiểm soát, không những gây ảnh hƣởng trực tiếp tới chó
nuôi mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Vì vậy, các bệnh thƣờng gặp
ở chó đang là vấn đề đƣợc ngƣời nuôi và những ngƣời làm khoa học qua tâm
nghiên cứu. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp nhƣ bệnh dại, bệnh
viêm dạ dày và ruột truyền nhiễm, bệnh Carê, bệnh do Parvovirus… thì phải
kể đến bệnh do ký sinh trùng gây ra. Bệnh ký sinh trùng nói chung, bệnh do
ngoại ký sinh trùng nói riêng (còn gọi là động vật tiết túc kí sinh, thuộc ngành
Arthropoda) tuy ít gây chết cho động vật nuôi nhƣng lại gây tổn thất nhiều về
kinh tế và khó kiểm soát vì ngƣời chăn nuôi ít quan tâm đến. Bệnh ve ở chó là
một trong những bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất, không những gây
tổn thƣơng thực thể làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh trƣởng và
phát triển của chó… mà còn là kho lƣu trữ mầm bệnh sống (vi khuẩn, virus,
ký sinh trùng đƣờng máu…), đây chính là yếu tố trung gian nguy hiểm truyền
bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi và từ đó truyền bệnh sang ngƣời. Thực tế
hết sức cấp thiết đó đặt ra câu hỏi cho ngành thú y phải tăng cƣờng các hoạt
động nghiên cứu khoa học để tìm ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất.
Trƣớc kia để phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng ngƣời ta sử dụng một
số hóa dƣợc nhƣ: Dipterex, DDT, 666… cũng nhƣ các hóa dƣợc trị liệu hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
đang lƣu hành trên thị trƣờng hiện nay nhƣ: Bivermectin, Kill-Lice,
Ivermectin, Fronline, Lindane, Coumaphos, Amitraz, SG.Sivermectin 0,25%,

Pimetylpyrolan, Demetyl, Sevin… Tuy chúng có hiệu quả điều trị cao nhƣng
lại gây độc hại cho vật chủ, tồn dƣ trong sản phẩm động vật làm ảnh hƣởng tới
sức khỏe ngƣời tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. Ngoài ra, chúng
còn gây hiện tƣợng kháng thuốc, nhờn thuốc làm giảm hiệu quả điều trị.
Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu tìm ra những giải pháp thích
hợp trong công nghệ dƣợc chất để tìm ra thuốc điều trị hiệu quả nhƣng không
gây độc cho vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo sức khỏe con
ngƣời. Những nghiên cứu về dƣợc lý phân tử đã chứng minh rằng một hợp
chất thiên nhiên tồn tại nhiều năm trong tế bào sống khi tinh chế để sử dụng
điều trị bệnh (tức là lại chuyển vào tế bào sống) thì nó đƣợc dung nạp tốt, ít
có tác dụng phụ hơn là cũng chất đó nhƣng đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp
hóa học. Điều này đã góp phần mở ra hƣớng nghiên cứu bào chế và sử dụng
dƣợc liệu tự nhiên để làm thuốc.
Từ xa xƣa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn thảo dƣợc nhiên nhiên sẵn
có xung quanh để chữa bệnh và truyền lại cho các thế hệ sau. Đất nƣớc ta lại
có ƣu thế là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có thảm thực
vật hết sức phong phú, tiềm năng về các loại cây thuốc là rất lớn. Theo điều
tra về nguồn cây thuốc Việt Nam, Viện Dƣợc liệu (2011) [38] đã xác định
đƣợc 3948 loài thực vật có giá trị làm thuốc. Đây chính là nền tảng thuận lợi
để ngành thú y nghiên cứu tìm ra các chế phẩm thuốc lý tƣởng có nguồn gốc
từ thảo mộc trị ngoại ký sinh trùng vừa có tác dụng trị bệnh tốt, giá thành rẻ,
dễ làm, dễ kiếm, an toàn, dễ sử dụng … mà lại khắc phục đƣợc nhƣợc điểm
của các loại hóa dƣợc.
Những năm gần đây, phong trào nuôi chó ở tỉnh Thái Nguyên khá phát
triển. Tuy nhiên, việc phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
ve ký sinh ở chó còn ít đƣợc chú ý; cùng với mong muốn góp phần vào việc

nghiên cứu tác dụng dƣợc lý của các cây thuốc, tìm hiểu cơ sở khoa học của
những bài thuốc dân gian trị ngoại ký sinh trùng, làm cơ sở cho việc ứng dụng
điều trị rộng rãi chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ bệnh
ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên, thử nghiệm thảo dược trong
trị ve cho chó”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở huyện Phổ Yên và thị xã
Sông Công của tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu tác dụng dƣợc lý của hai loại dƣợc liệu Việt Nam: hạt Na
và hạt Củ đậu, từ đó xác định nồng độ thích hợp để diệt ve cho chó.
- Điều trị thử nghiệm diệt ve ký sinh trên chó tại huyện Phổ Yên, thị xã
Sông Công của tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh ve ở chó và đƣa ra biện pháp
điều trị hiệu quả bệnh do ve ký sinh ở chó trong điều kiện chăn nuôi hiện nay
ở nƣớc ta.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo những hộ gia đình
nuôi chó tại Thái Nguyên và các địa phƣơng khác trong việc phòng trị bệnh
do ve gây ra ở chó, góp phần hạn chế tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm, hạn chế thiệt
hại do ve chó gây ra, giúp bảo vệ sức khỏe con ngƣời và vật nuôi.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DÙNG THUỐC THẢO DƢỢC PHÕNG

TRỪ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG
Với hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú, chúng ta đã tận dụng
đƣợc món quà vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, đó chính là nguồn
thảo dƣợc dùng làm thuốc. Cùng với bề dày lịch sử tồn tại và phát triển của
dân tộc, nền y học cổ truyền cũng phát triển không ngừng với kho tàng kinh
nghiệm sử dụng thảo dƣợc làm thuốc rất to lớn. Trên cơ sở những kinh
nghiệm cổ truyền, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đông dƣợc nhằm tìm
hiểu cơ sở khoa học của các bài thuốc để áp dụng vào việc phòng trị bệnh một
cách có hiệu quả.
Đối với ngành thú y, có thể nói lịch sử của quá trình sử dụng thuốc thảo
dƣợc trong thú y trƣớc đây còn do kinh nghiệm mang tính truyền miệng hoặc
đƣợc áp dụng tƣơng tự nhƣ ngƣời (Lê Thị Ngọc Diệp,1999) [6].
Việc dùng các loại thuốc hóa dƣợc trị ngoại ký sinh trùng tuy mang lại
hiệu quả cao nhƣng lại gây nhiều tác dụng phụ nhƣ gây hiện tƣợng nhờn
thuốc, gây đột biến gen, tăng nguy cơ ung thƣ, ảnh hƣởng tới sức khỏe vật
nuôi, gây ô nhiễm môi trƣờng… Trong khi đó dùng thuốc thảo dƣợc sẽ khắc
phục đƣợc những nhƣợc điểm của thuốc hóa dƣợc. Nguồn thảo dƣợc lại rất
phong phú, dễ kiếm, dễ sử dụng, ít hoặc không gây độc, hiệu quả sử dụng cao,
giá thành rẻ và đặc biệt không gây tồn dƣ trong sản phẩm động vật, không
gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy, việc đi sâu khai thác thế mạnh của thảo dƣợc
là hƣớng nghiên cứu cần thiết không những trong giai đoạn hiện nay mà cả
trong tƣơng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
1.1.1. Yêu cầu đối với thuốc trị ngoại ký sinh trùng
Mỗi loại ký sinh trùng đều có đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và đặc
điểm ký sinh riêng, vì vậy thuốc dùng để phòng trị ngoại ký sinh trùng ngoài
những yêu cầu chung nhƣ những loại thuốc khác còn có những yêu cầu riêng.

Theo Bùi Thị Tho (2003) [34], thuốc trị ngoại ký sinh trùng lý tƣởng cần đạt
các yêu cầu sau:
- Thuốc có khả năng tiêu diệt ngoại ký sinh trùng trong tất cả các chu kỳ
phát triển, cả vòng đời biến thái của chúng (từ trƣởng thành - trứng - ấu trùng
- các biến thái của ấu trùng - dạng trƣởng thành).
- Thuốc có tác dụng nhanh, không hoặc ít độc với vật chủ và ngƣời khi
sử dụng.
- Thuốc có tác dụng hiệp đồng hay đƣợc phân bố đồng đều trong dung
dịch lỏng phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Thuốc dễ dử dụng, tùy theo loại ký sinh có thể sử dụng dƣới các dạng
nhƣ trộn vào thức ăn, pha nƣớc tắm, bơm xịt, bôi trên da hoặc tiêm dƣới da…
- Không hoặc ít để lại tồn dƣ trong tế bào, tổ chức vật chủ.
- Không gây ô nhiễm môi trƣờng.
Để có đƣợc một loại thuốc đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên là hết sức khó
khăn. Những nghiên cứu về các loại thuốc trƣớc đây và hiện nay vẫn đang sử
dụng (phần lớn là các loại hóa dƣợc) cho thấy chúng chỉ đáp ứng đƣợc mặt
nào đó trong điều trị. Các thuốc này độc với ký sinh trùng song chúng cũng
độc với ký chủ và ngƣời, gây ô nhiễm môi trƣờng vì khó phân hủy trong tự
nhiên, đồng thời tồn dƣ trong sản phẩm chăn nuôi. Do đó nhiều các thuốc
trƣớc kia sử dụng phổ biến nhƣ: Dipterex, DDT, 666… đã bị Nhà nƣớc cấm
sử dụng. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt
là các nhà khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng các loại dƣợc liệu (cây
thuốc Cá, Cúc trừ trùng, cây Bách bộ…) có các hoạt chất: Rotenon,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
pyrethroids, Stemonin… để diệt ngoại ký sinh trùng. Những loại dƣợc liệu đó
gần nhƣ đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của thuốc diệt ngoại ký sinh trùng lý tƣởng.
1.1.2. Một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thảo dƣợc trong phòng

và trị bệnh
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, gần các trung tâm lớn về y dƣợc
truyền thống nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ… Việt Nam cũng có nền y học cổ
truyền xuất hiện từ rất sớm, có nhiều bài thuốc hay chữa bệnh cho ngƣời và
vật nuôi. Riêng để trị ngoại ký sinh trùng, từ xa xƣa nhân dân ta đã biết sử
dụng một số thảo dƣợc có hiệu quả nhƣ: Thuốc lá, thuốc lào chữa ghẻ, hạt
Thàn mát trị ve, ghẻ… Ngày nay, bằng việc ứng dụng thành tựu của khoa học
ngƣời ta đã chứng minh đƣợc thuốc có nguồn gốc thiên nhiên dễ đƣợc cơ thể
chấp nhận, ít có tác dụng phụ. Trong khi đó các thuốc tổng hợp hóa học hay
gây tác dụng phụ, đôi khi gây đột biến gen, quái thai hay các tổn thất nặng
nhƣ điếc, tăng nguy cơ ung thƣ… Các kết quả nghiên cứu đã thu đƣợc càng
khẳng định rõ mối quan hệ giữa dƣợc liệu và sức khỏe cộng đồng. Nhiều bệnh
nan y đƣợc chữa trị nhờ sự đóng góp của dƣợc liệu (Viện Dƣợc liệu, 2001)
[37]. Đã có nhiều công trình khoa học phát hiện đƣợc những đặc tính quý
mới của các thảo dƣợc truyền thống và những cây thuốc mới.
- Nhiều tác giả đã nghiên cứu đƣợc tác dụng kháng khuẩn của Bách bộ.
Theo Vũ Ngọc Kim và cộng sự (1996) [16], nƣớc sắc Bách bộ có tính kháng
khuẩn nhƣ vi khuẩn tả, phó thƣơng hàn, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, vi
khuẩn lao. Hoàng Minh và cộng sự (1974) [21] cũng đã thí nghiệm cho thỏ
uống Bách bộ (có so sánh nhiều đối chứng) thấy số lƣợng đại thực bào ở phế
nang tăng lên sau 15 - 20 ngày dùng thuốc. Khả năng loại trừ tụ cầu vàng gây
bệnh phổi qua đƣờng phế quản cũng đƣợc tăng lên. Điều này giải thích Bách
bộ trị đƣợc một số bệnh nhiễm khuẩn đƣờng phổi là có cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
- Trong lá cây Chè (Thea cinensis) có hoạt chất nhƣ cafein, glucozid,
men oxy hóa theaza, ngoài những tác dụng thông thƣờng nhƣ giải cảm, giải
độc, lợi tiểu ngƣời ta còn mới phát hiện ra một giá trị đặc biệt đó là khả năng

làm tăng sức đề kháng của trẻ em đối với virus gây bệnh Viêm não B Nhật
Bản (Bùi Ngân Tâm, 2003) [26].
- Edne Cave (1997) [40] đã công bố về tác dụng ức chế khối u, ức chế
miễn dịch của hạt và lá Na.
- Cây Actiso (Cynara Scolymus. L) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng
chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan… (Lê Thị Ngọc Diệp,1999) [6].
- Theo Vũ Xuân Quang (1993) [25], từ cây Đại (Phumeria rubra linn var
acutifolia baill) chiết đƣợc chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn
lao ở nồng độ 1 -5 µg/ml.
- Vừa qua, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính
quý của nấm Linh chi (Ganoderrma lucidum) trong việc chữa các chứng bệnh
gan, mật, ung thƣ… Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế
kỷ AIDS (Viện Dƣợc liệu,2001) [36], [37].
Đối với ngành thú y, Đông dƣợc thú y đã có những nghiên cứu và thu
đƣợc một số kết quả rất khả quan.
- Trần Minh Hùng và cộng sự (1978) [11], [12] đã nghiên cứu sử dụng
kháng sinh thực vật trong nuôi dƣỡng và phòng bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh
lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao.
- Theo tác giả Bùi Thị Tho (1996) [32], qua theo dõi tính kháng thuốc
của hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella đã cho biết:
+ Các vi khuẩn này kháng lại thuốc hóa học trị liệu (Streptomycin,
Neomycin, Tetracylin…) rất nhanh, đồng thời giữa chúng lại có hiện tƣợng
kháng chéo. Trong khi đó hiện nay chƣa thấy E.coli và Salmonella kháng lại
phytoncyd của tỏi, hẹ mặc dù ông cha ta đã sử dụng hai loại dƣợc liệu này từ
xa xƣa và rất thƣờng xuyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
+ Trong phòng thí nghiệm, thời gian để tạo đƣợc các chủng vi khuẩn

kháng lại phytoncid của tỏi, hẹ phải lâu hơn 3-5 lần so với thuốc hóa học trị
liệu. Khi tăng nồng độ phytoncid lên 5 lần so với nồng độ tạo kháng vi khuẩn
đã bị tiêu diệt. Nhƣng đối với thuốc hóa học trị liệu, mặc dù đã tăng nồng độ
lên 120 lần (thậm chí cao hơn) so với nồng độ tạo kháng vi khuẩn mà vi
khuẩn vẫn sống.
Riêng đối với ngoại ký sinh trùng thú y, Đông dƣợc đã đạt đƣợc một số
thành tựu nhất định.
- Theo Trần Quang Hùng (1995) [13] trong thuốc lá và thuốc lào có chứa
kiềm thực vật Nicotin và Nornicotin, chế phẩm Nicotin trừ đƣợc ngoại ký
sinh trùng và côn trùng hại rau màu và cây công nghiệp. Nicotin nhanh chóng
phân giải trong môi trƣờng.
- Theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1994) [9], dùng cao hạt mát:
hạt mát giã nhỏ (3 phần), hạt dầu trẩu giã nhỏ (1 phần), lƣu huỳnh phi (1
phần), nƣớc (8 phần). Trộn đều tất cả 4 thứ trên, cô cách thủy trong vòng 30
phút thành cao đặc sền sệt, để nguội 37 - 40
0
C dùng bôi lên chỗ ghẻ cho gia
súc. Hoặc dùng hạt mát ngâm vào nƣớc nóng, giã nát rồi ngâm vào nƣớc ấm
37
0
C tắm cho gia súc có thể diệt đƣợc cả ve cứng lẫn ve mềm.
- Theo Bùi Thị Tho (2003) [33], dùng củ bách bộ nồng độ 5% ngâm
trong môi trƣờng HCl 5%, thời gian ngâm 12 - 24 giờ diệt 91,04% ve chó.
- Kết quả nghiên cứu về chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc cá của
Nguyễn Thanh Hải (2007) [8] cho thấy:
Thuốc mỡ 10% sau 2 lần bôi thuốc, sau 48 giờ điều trị chó, bò sạch ve.
Thuốc mỡ 20% sau 2 lần bôi thuốc, sau 36 giờ điều trị chó, bò sạch ve.
Thuốc mỡ 30% chỉ cần 1 lần bôi thuốc, sau 24 giờ chó, bò sạch ve.
Khi sử dụng các chế phẩm thuốc mỡ trên bôi cho chó và bò không thấy
động vật thí nghiệm nào có biểu hiện trúng độc, không dị ứng hay nổi mẩn

trên da.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
- Trần Quang Hùng (1995) [13] cho biết, từ hai thập niên của cuối thế kỷ
20 các nhà khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng hoạt chất của hoa Cúc trừ
trùng để chế những chế phẩm có hiệu lực cao đối với ngoại ký sinh trùng và
côn trùng hại rau màu (chế phẩm Dilatian chứa khoảng 1% Pyrethrin). Ngƣời
ta phát hiện trong hoa Cúc trừ trùng có 6 este của axit xiclopropan cacboxylic,
độc đối với sâu đó là Pyrethrin I và II, Cinerin I và II, Jasmolin I và II. Trong
bột hoa Cúc trừ trùng các este Pyrethrin chiếm 75%. Cũng theo tác giả này
các Pyrethrin có hiệu lực trừ sâu, ngoại ký sinh trùng cao hơn và có nhiều ƣu
điểm hơn các este tổng hợp. Đồng thời kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy
Pyrethroit dƣới tác động của men và ánh sáng mặt trời thì quá trình chuyển
hóa và phân giải xảy ra nhanh, các hợp chất chuyển hóa trung gian ít độc hơn
dạng hợp chất ban đầu hoặc không độc. Mặt khác sau khi sử dụng trên cơ thể,
thuốc chỉ có tác dụng diệt ngoại ký sinh trùng trên bề mặt da mà không gây
tồn lƣu ít có nguy cơ tích lũy trong sản phẩm động vật.
- Theo Brander và cộng sự (1991) [39] các hoạt chất trong hoa Cúc trừ
trùng có hiệu quả tốt trên ngoại ký sinh trùng và côn trùng, ít độc đối với
động vật có vú.
- Theo Kate A.W. Roby và Lenny Southam (1998) [44] cho biết
Pyrethrin tự nhiên và tổng hợp có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh
làm cho ký sinh trùng bị tê liệt rồi chết.
1.1.3. Thu hái, bảo quản, chế biến dƣợc liệu
1.1.3.1. Thu hái dược liệu
Thu hái dƣợc liệu đúng quy trình, kỹ thuật có vai trò lớn, ảnh hƣởng
không ít đến hiệu quả điều trị. Theo các tác giả Lê Trần Đức (1977) [7],
Đỗ Tất Lợi (1991) [19], Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1994) [9], thu hái

dƣợc liệu phải tuân theo hai quy tắc: đúng thời vụ và đúng bộ phận dùng làm
thuốc. Phải xác định đúng thời điểm, đúng bộ phận thu hái để có lƣợng hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
chất cao nhất. Tỷ lệ hoạt chất trong dƣợc liệu liên quan mật thiết với thời kỳ
phát triển của cây thuốc. Hàm lƣợng hoạt chất còn khác nhau qua từng năm
với cây lƣu niên, có khi qua từng giờ trong ngày. Vì vậy lịch thu hái dƣợc liệu
chỉ có tính chất hƣớng dẫn chung, tùy thời tiết, tùy từng cây thuốc mà thu hái
cho thích hợp.
1.1.3.2. Bảo quản dược liệu
Là khâu quan trọng sau thu hái, bảo quản không tốt sẽ làm thuốc bị giảm
hoạt chất, hƣ hỏng làm ảnh hƣởng tới hiệu quả điều trị. Kho bảo quản dƣợc
liệu phải khô ráo, thoáng mát để đảm bảo hình thức và chất lƣợng thuốc. Khi
bảo quản dƣợc liệu trong kho phải chú ý: chống ẩm; chống mốc; chống sâu
mọt, kiến, chuột, mối, gián.
1.1.3.3. Chế biến dược liệu
Chế biến dƣợc liệu nhằm mục đích:
- Giúp cho việc bảo quản, sử dụng thuận tiện hơn: qua chế biến thuốc
gọn nhẹ hơn; vi khuẩn, nấm mốc, men bị tiêu diệt để ổn định dƣợc liệu. Mặt
khác thuốc đƣợc chế thành những dạng phù hợp cho từng đối tƣợng sử dụng
mà tác dụng dƣợc lý vẫn đƣợc đảm bảo.
- Làm cho tác dụng dƣợc lý của vị thuốc tốt hơn bằng cách loại bỏ tạp
chất và những bộ phận không có tác dụng, khai thác triệt để hoạt chất, điều
khiển tác dụng của vị thuốc dẫn vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ
thể. Thí dụ tẩm dấm sao có tác dụng dẫn thuốc vào gan, tẩm muối sao tăng
khả năng dẫn thuốc vào thận.
- Thông qua chế biến có thể thêm hoặc thay đổi hoàn toàn tác dụng dƣợc
lý của vị thuốc. Thí dụ sao thâm làm cho vị thuốc có thêm tác dụng kích thích

tiêu hóa, sao cháy làm cho dƣợc liệu chỉ còn tác dụng cầm máu.
- Làm giảm bớt độc tính của thuốc hay những chất không cần thiết với
một loại bệnh nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Có một số phƣơng pháp chế biến thƣờng đƣợc áp dụng trong Đông dƣợc
thú y:
a) Dạng khô
* Cắt nhỏ làm khô:
+ Phơi:
- Phơi ngoài nắng.
- Phơi trong bóng râm và có mái che (phơi âm can).
+ Sấy bằng không khí nóng và khô.
+ Làm khô bằng tia hồng ngoại.
+ Làm khô ở tủ sấy nóng và tủ sấy chân không
* Sao (hỏa chế): Là phƣơng pháp dùng sức lửa trực tiếp hay gián tiếp để
xử lý dƣợc liệu. Đây là phƣơng pháp hay gặp nhất trong bào chế dƣợc liệu.
+ Sao trực tiếp: sao qua, sao vàng, sao thâm, sao tồn tính, sao cháy.
+ Sao gián tiếp.
+ Tẩm sao: tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà tẩm sao với: rƣợu, dấm,
muối…
* Làm bột
* Làm viên
* Làm thuốc mềm
b) Dạng lỏng: thuốc sắc, ngâm rƣợu, phƣơng pháp phối hợp.
c) Các dạng khác: nhũ dịch, cao thuốc, thuốc chế phẩm mới, dầu thuốc.
1.2. NHỮNG CÂY THUỐC ĐƢỢC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Cây Na

Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [20] Na hay còn gọi là Sa lê, mãng cầu, mãng
cầu gai, mãng cầu ta, phan lệ chi.
Tên khoa học: Annona Squamosa L.
Thuộc họ: Na (Annonaceae).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
1.2.1.1. Mô tả cây và phân bố, thu hái
Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [20], Na là cây gỗ nhỏ, cao 2 - 6m. Thân gỗ
tròn, vỏ nháp, mang nhiều cành. Lá mọc so le hình bầu dục dài 7 - 10cm, rộng
3 - 4cm. Hoa đơn độc nở vào tháng 3 - 4, cánh màu mỡ gà, thƣờng mọc đối
diện với lá. Nhị nhiều, chỉ nhị rộng, chỉ hơi hẹp hơn bao phấn một chút.
Nhiều lá noãn mang một noãn. Quả kép dạng quả mọng màu xanh lục nhạt,
gồm nhiều múi, mỗi múi là một phân quả. Thịt quả trắng mềm, ngọt và thơm.
Mùa quả từ tháng 8 - 11.

Hình 1.1. Cây Na (Annona squamosa L.)
Na đƣợc trồng ở khắp nơi trong nƣớc ta, nhiều và ngon nhất là giống Na dai.
Trồng Na cần chọn nơi đất cao, nhiều phân, mát, thấm nƣớc. Cần chọn
những quả to nhất, thật chín, bóc vỏ, để nguyên cả múi và hột đem ƣơm, nhƣ
vậy cây giống sẽ lâu cỗi và cho quả cũng ngon nhƣ cây đã cho giống. Khi
ƣơm cây đã cao 40 - 50cm thì đem trồng. Đầu mùa mƣa, đất dọn sẵn, đào lỗ
sâu 30cm, mỗi lỗ cách nhau 2m x 2m, cho chừng 2kg phân chuồng. Cây trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
xong ít phải trông nom, chỉ cần làm cỏ xung quanh và tỉa bớt cành khô. Từ
năm thứ 4 trở đi mới có nhiều quả, khi ấy hàng năm chỉ cần bón 5 - 10kg

phân. Nếu thấy cây cho nhiều quả nhỏ thì đầu mùa mƣa nên cắt bớt những
cành cách mặt đất chừng 1m, cây sẽ cho nhiều cành non và nhiều quả hơn.
Cây Na mau cỗi, sau 7 - 8 năm nên đẵn đi và trồng lại.
1.2.1.2. Thành phần hóa học
Trong lá Na có một ancaloit vô định hình, không có glucozit.
Trong quả Na có chứa 72% glucoza; 14,52% sacaroza; 1,73% tinh bột;
2,7% protit.
Trong hạt có chứa chừng 39,5 - 42% dầu, trong đó các axit béo là những
axit myristic, panmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic. Trong hạt
Na có một Ancaloit vô định hình gọi là anonain C
17
H
15
O
2
N là chất độc trong
hạt Na. Nhiệt độ nóng chảy là 122 - 123
0
C.

Công thức cấu tạo của Anonain
1.2.1.3. Công dụng
Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [20], Ngoài công dụng cho quả để ăn, các bộ
phận khác của cây Na chỉ mới đƣợc dùng trong phạm vi nhân dân, vì chƣa có
một nghiên cứu về tác dụng dƣợc lý.
Lá Na đƣợc nhân dân dùng để chữa sốt rét: Chọn các lá không bị sâu,
rửa sạch vò lấy nƣớc uống tƣơi hoặc sắc lấy nƣớc mà uống. Liều dùng: ngƣời
lớn 20 lá, trẻ con 10 lá, giã nhỏ, thêm ít nƣớc lọc vào vắt lấy nƣớc uống 2 giờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


14
trƣớc khi lên cơn sốt. Ngày chỉ dùng một liều, thƣờng chỉ cần uống 3 - 4 ngày
là hết.
Hạt Na tán nhỏ dùng trừ chấy rận: Giã nhỏ, nấu nƣớc gội đầu hay giặt
quần áo. Chú ý khi gội đầu cần tránh đừng để hạt Na hay nƣớc hạt Na bắn vào
mắt. Nhân hạt Na rất độc, chỉ cần nhấm một ít đã thấy khó chịu nhƣng khi ăn
hạt Na vô ý nuốt vào không làm sao là do lớp vỏ cứng che chở không cho
nhân tác dụng. Có thể ngâm hạt vào rƣợu, rồi dùng rƣợu mà vò đầu hoặc nhỏ
vào tóc. Vẫn cần tránh dây thuốc vào mắt.
Quả Na điếc (quả Na bị một giống nấm làm hỏng, tự nhiên có màu đỏ
tím rồi rụng) nhân dân hay dùng quả Na này để giã nhỏ đắp lên vú bị sƣng.
1.2.2. Cây Củ đậu
Còn gọi là Củ sắng, Măn phăo (Lào - Viêntian), Krâsang (Campuchia),
Sắn nƣớc (Miền Nam), Đậu thự, Mằn cát (Tày).
Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L.) Urb.
Thuộc họ cánh bƣớm: Fabaceae (Papilionaceae).
1.2.2.1. Mô tả cây và phân bố, thu hái
Cây Củ đậu là một loại cây leo, có rễ củ phình to giống hình con quay
lớn. Lá kép gồm 3 lá chét, mỏng, hình hơi quả trám dài 4 - 8 cm, rộng 4 - 12
cm, những lá phía dƣới không đối xứng. Hoa màu tím nhạt, khá lớn mọc
thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống, dài 12 cm, rộng 12
mm, ở khe các hạt hơi lõm xuống. Trong quả có tới 9 hạt, đƣờng kính chừng
7 mm hình thấu kính. Hạt cứng khó giã nhỏ (Trần Công Khánh, Phạm Quang
Hải, 1992) [14]. Mùa hoa: tháng 4 - 6; mùa quả: tháng 11 - 12. Ở Việt Nam cây
Củ đậu đƣợc trồng ở nơi đồng bằng cũng nhƣ miền núi để lấy rễ củ ăn, hạt dùng
làm thuốc. Cây còn đƣợc trồng ở các nƣớc: Lào, Campuchia, Trung Quốc,
Philippin (Nguyễn Duy Cƣơng, Nguyễn Hữu Quỳnh, 1999) [5].

×