Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh Trichocephalus suis ở lợn tại huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.87 KB, 73 trang )

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn là nghề đã có từ lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong
ngành chăn nuôi, cung cấp lượng thực phẩm lớn, có giá trị kinh tế cao. Ngoài
ra còn cung cấp phân bón cho trồng trọt và nhiều phụ phẩm khác. Hoà nhập
với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nước ta đã và đang có từng bước
thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang từng bước áp dụng theo
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như con giống, thức ăn và công
tác thú y, từ đó đã làm cho đàn lợn của nước ta tăng lên về cả quy mô đàn và
chất lượng thịt.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi hiện nay vẫn phải đối mặt với tình hình
dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp trong đó có bệnh ký sinh trùng.
Các bệnh này trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nước ta diễn ra hết sức phức
tạp. Đàn lợn thường nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao, đặc
biệt là giun tròn đường tiêu hoá. Bệnh không xảy ra mạnh mẽ nhưng làm cho
lợn còi cọc, sinh trưởng phát triển kém và làm giảm sức đề kháng của lợn từ
đó làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Giun tóc Trichocephalus suis là loài giun tròn ký sinh phổ biến ở
đường tiêu hoá lợn. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19], giun tròn
Trichocephalus spp. ký sinh đã gây ra các tổn thương và viêm nhiễm kế phát
do vi khuẩn xâm nhập vào các nội quan của lợn, ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng, đặc biệt là tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng từ 15 – 20% so với lợn
không bị bệnh. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [15] đã nghiên cứu và cho biết:
giun Trichocephalus spp. có vai trò trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Tỷ lệ
nhiễm giun Trichocephalus spp. ở lợn con tiêu chảy là 27,01%; lợn mắc bệnh
giun Trichocephalus spp. ở cường độ nặng biểu hiện còi cọc, chậm lớn, tiêu
chảy, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Khi nhiễm giun Trichocephalus


spp. nặng có thể chết.


2

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, mặc dù phần lớn dân số làm
nông nghiệp. Nhưng phương thức chăn nuôi vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu
là chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ theo các hộ gia đình. Do vậy khả năng lợn bị
nhiễm ký sinh trùng rất cao. Thực tế cho đến nay chưa có công trình nghiên
cứu đầy đủ và có hệ thống về bệnh Trichocephalus suis do giun tóc gây ra ở
lợn trên địa bàn, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, nâng cao
năng suất chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh Trichocephalus suis ở lợn tại
huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tóc Trichocephalus suis ở lợn tại
một số xã trên địa bàn huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun T. suis ở ngoại cảnh.
- Xác định một số loại thuốc điều trị bệnh Trichocephalus suis ở lợn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập
- Áp dụng được lý thuyết đã học vào thực tiễn và học hỏi được thêm
nhiều kiến thức bổ ích từ bên ngoài trường học.
- Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có
điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành chăn nuôi nước nhà.
1.3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học.
- Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu về đặc điểm dịch tễ của bệnh

Trichocephalus suis ở lợn.
- Là cơ sở khoa học để lựa chọn các biện pháp phòng và trị bệnh
Trichocephalus suis có hiệu quả nhất.
1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở xác định tình hình nhiễm, đặc điểm dịch tễ bệnh
Trichocephalus suis đưa ra lời khuyến cáo thiết thực đối với các hộ chăn nuôi
lợn để người dân có biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả. Từ đó, góp phần
đảm bảo sức khỏe đàn lợn góp phần tăng năng suất chăn nuôi.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Những hiểu biết về giun Trichocephalus suis
2.1.1.1. Vị trí của giun Trichocephalus suis trong hệ thống phân loại động vật
học
Theo Skrjabin K.I. (1979) [45], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [23], vị trí của
Trichocephalus suis (T. suis) trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Enoplia Chitwood, 1933
Bộ Trichocephalida Skrjabin et Schulz. 1928
Phân bộ Trichocephalata Skrjabin et Schulz. 1928
Họ Trichocephalidae Baird, 1953
Phân họ Trichocephaliae Ranson, 1911
Giống Trichocephalus Schrank, 1788
Loài Trichocephalus suis Schrank, 1788
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Theo Skrjabin K.I. (1979) [45] giun tròn T. suis có hình thái cấu

tạo như sau:
- Con đực: Có chiều dài thân trung bình là 40,35 mm; tối thiểu 33,0
mm; tối đa là 48,0 mm. Chiều dài của phần trước trung bình là 25,3 mm (20 30 mm); phần sau 15,1 mm (12 - 19 mm). Tỷ lệ chiều dài của phần trước với
phần sau là 1,68: 1. Thân con đực phủ lớp cutin được vạch bởi nhiều rãnh
ngang, làm cho lớp cutin có nhiều mấp mô, hình răng nhỏ. Thực quản kéo dài
dọc theo phần mỏng trước thân và chuyển vào ruột ở chỗ ranh giới giữa phần
mỏng và dày của thân. Chiều rộng của phần trước thực quản 0,035 - 0,44 mm;
của chỗ chuyển vào ruột 0,074 - 0,092 mm. Thực quản được bao quanh bởi
một hàng tế bào đơn nhân theo dạng móc xích. Ruột kết thúc bởi huyệt trên
phần đuôi. Hệ thống sinh dục của con đực gồm những ống dẫn tinh uốn khúc
chiếm hầu hết phần sau thân. Đuôi con đực vòng xoắn ốc. Gai giao hợp kết
thúc bằng một đỉnh nhọn. Chiều dài gai xê dịch từ 1,74 - 2,48 mm. Chỗ rộng


4

nhất của gai là gốc gai dài 0,084 - 0,110 mm. Có bao gai bọc chung quanh và
cùng với gai lồi ra khỏi lỗ huyệt. Bao gai được phủ bởi rất nhiều gai nhỏ,
những gai này xếp theo thứ tự quân cờ. Số lượng hàng gai nhỏ gần nơi
chuyển của bao vào thân là 24 - 42; ở đầu đối diện với nó số lượng hàng tăng
tới 44 - 56. Hình dạng bao gai tròn, căng, dài 0,044 mm. Chiều rộng của bao
gai ở chỗ lồi ra khỏi huyệt tăng lên về kích thước: Chiều rộng chỗ gần huyệt
là 0,057 - 0,092 mm; trong khi đó ở chỗ cuối gai là 0,079 - 0,159 mm. Tất cả
con đực có một đầu bao gai gập hình cổ tay áo hay là hình bao tay, bao này
một phần hay toàn bộ bao phủ phần bao gai lồi ra khỏi thân. Chiều dài của
chỗ gập là 0,242 - 0,330 mm; rộng là 0,290 - 0,352 mm.
- Con cái: Chiều dài thân trung bình 45,55 mm; tối thiểu 38 mm và tối đa
53 mm. Chiều dài phần trước mỏng của thân trung bình là 30,55 mm (25 - 35
mm); chiều dài phần sau dày là 15 mm (13 - 18 mm). Như vậy tỷ lệ giữa phần
trước và phần sau là 2,04:1. Trên ranh giới chỗ chuyển tiếp của phần thân trước và

phần thân sau, hơi dịch về phía sau cách đầu cuối của thực quản có âm hộ. Âm hộ
này nhô ra ngoài, dạng hình trụ hơi cong về phía sau (0,037 - 0,061 mm) và hơi
rộng ở chỗ cạnh tự do (0,050 - 0,075 mm). Chỗ này được phủ rất nhiều gai nhỏ
hình lưới (3 - 4 μm). Ngay trước âm hộ, tử cung có hình ống thẳng hay hơi cong,
dài 0,92 - 1,28 mm; trong tử cung có trứng xếp thành một hàng. Đuôi con cái tù.
Trứng dài 0,056 - 0,066 mm và rộng 0,025 - 0,030 mm.
Màu sắc trứng giun tóc là một màu ổn định thay đổi ít từ màu vàng nhạt
đến màu vàng sẫm. Hình dạng trứng giun tóc không có hình dạng bất thường
đáng kể nhưng chiều ngang của trứng có thể thay đổi chút ít có những chiều
ngang rộng hẹp khác nhau. Trứng giun tóc có chu kỳ phát triển chậm, vì vậy
hình dạng nhân bên trong ít có những thay đổi. Nhân bên trong thường thành
một khối chưa phân chia (Đỗ Dương Thái và cs 1975 [31]).
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [23], đã mô tả giun T. suis như sau:
Con đực: Dài 37.52 - 40,63 mm; rộng nhất 0,634 - 0,713 mm. Phần
trước cơ thể dài 23,48 - 25,75 mm; phần sau dài 14,00 - 15,00 mm; có dạng
xoắn lò xo. Gai sinh dục dài 1,70 - 2,55 mm; rộng 0,07 - 0,10 mm; mút cuối
gai nhọn. Bao gai phủ đầy gai nhỏ. Lỗ huyệt nằm ở mút cuối đuôi. Con cái:
Cơ thể dài 37,89 - 50,60 mm; rộng 0.734 - 1,012 mm; phần trước cơ thể dài


5

23 - 33 mm. Ống sinh dục đơn. Âm đạo có thành cơ dày, chứa đầy trứng.
Kích thước trứng 0,024 - 0.027 x 0,056 - 0,061mm.
Hình thể giun T. suis giống roi ngựa hoặc sợi tóc màu trắng, cơ thể chia
thành hai phần rõ rệt, thực quản có các tế bào xếp thành chuỗi hạt dài 2/3 cơ
thể. Phần sau ngắn và to, bên trong là ruột và cơ quan sinh sản. Giun đực dài
20 - 52 mm đuôi hơi tù, phần đuôi cuộn tròn lại chỉ có một gai giao hợp rất
dài 5 -7 mm, gai giao hợp được bọc trong một cái màng có nhiều gai nhỏ bao
phủ. Lỗ sinh tiết thông với ngoài ở phần cuối của giun. Giun cái dài 39 - 53

mm, đuôi thẳng, hậu môn ở vào đoạn cùng, âm hộ ở vào đoạn cuối cùng của
thực quản. Trứng giun hình giống hạt chanh, màu vàng nhạt, kích thước 0,052
- 0,061 x 0,027 - 0,03 mm. Hai cực có hai nút trong, vỏ dày có 2 lớp Phan
Địch Lân và cs 2005 [21]).
Theo Trịnh Văn Thịnh (1966) [36], trứng màu vàng thẫm, vỏ dày, có nút ở
mỗi cực, kích thước 50 - 56 x 21 - 25 μm. Tuy nhiên, những trứng tác giả đo được
thấy tương đối to hơn (66 x 30 - 37 μm). Trứng không phân chia khi đẻ.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19], mô tả: Giun có màu trắng đục; thân
chia ra làm hai phần rõ rệt: phần đầu nhỏ, trông giống như sợi tóc; phần sau
ngắn và to, bên trong là ruột và cơ quan sinh sản.
Giun đực đuôi hơi tù, cuộn tròn lại, có một gai giao hợp dài 1,70 - 2
mm, lỗ huyệt thông ra ngoài ở phần cuối của giun.
Giun cái đuôi thẳng, hậu môn ở vào đoạn cuối thân, âm hộ ở đoạn cuối
cùng của thực quản.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [13], T.suis có hình thái giống roi
ngựa hoặc sợi tóc, màu trắng, cơ thể chia thành 2 phần rõ rệt, thực quản có
các tế bào xếp thành chuỗi hạt, dài tới 2/3 cơ thể. Phần sau ngắn và to, bên
trong là ruột và cơ quan sinh sản.


6

2.1.1.3. Vòng đời của giun T. suis
Vòng đời phát triển của giun T. suis diễn ra theo sơ đồ sau:
Trichocephalus suis Phân
t0, A0, pH
Ấu trùng
Trứng
(manh tràng)
(có sức gây nhiễm)

nhggggagggggggâygggn
hnhinhinhiễm)
Lợn
nuốt

Thọc sâu đầu vào niêm mạc ruột
Ấu trùng

Hình 1: Sơ đồ vòng đời của giun T. suis
Thời gian hoàn thành vòng đời là 30 - 52 ngày
Giun cái đẻ trứng trong ruột già của ký chủ. Trứng theo phân ra ngoài,
gặp điều kiện thuận lợi qua 15 - 28 ngày trứng phát triển thành trứng có sức
gây bệnh. Trứng này theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá của ký chủ,
ấu trùng được nở ra, chui sâu vào niêm mạc ruột già, tiếp tục phát triển thành
giun trưởng thành.Thời gian hoàn thành vòng đời trong cơ thể tuỳ loài giun
tóc nhưng đối với Trichocephalus suis cần 30 ngày (Nguyễn Thị Kim Lan và
cs 1999 [14]).
Skrjabin K.I. (1979) [45] cho rằng: Giun T.suis phát triển vòng đời
không cần vật chủ trung gian. Trứng được bài tiết cùng với phân lợn ra môi
trường ngoại cảnh. Ở môi trường thuận lợi, thời gian để trứng phát triển thành
dạng cảm nhiễm từ 3 - 4 tuần. Trong thời gian này, có thể thấy ấu trùng đã
hình thành hoàn toàn và chuyển động bên trong trứng.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1976) [11], Phan Địch Lân và cs (2005)
[21], thời gian hoàn thành vòng đời cuả giun T. suis là 30 ngày.
Bonner Stewart. T, và cs (2000) [44] cho biết: Những ấu trùng của giun
nằm sâu trong niêm mạc 2 tuần, nhô ra khỏi niêm mạc ở tuần thứ 3 và phát
triển thành giun trưởng thành trong khi bám vào niêm mạc ruột già.


7


Trịnh Văn Thịnh và cs (1985) [40], Đào Trọng Đạt và cs (1996) [5] cho
rằng , tuổi thọ của giun T. suis ở lợn từ 4 - 5 tháng. Chu kỳ sinh học của giun
T. suis gồm 2 giai đoạn: Một giai đoạn ở ngoài ngoại cảnh, phát triển từ trứng
đến ấu trùng cảm nhiễm; giai đoạn thứ hai ở ký chủ, ấu trùng cảm nhiễm phát
triển thành giun trưởng thành. Không có thời kỳ di hành trong cơ thể ký chủ.
Theo Lương Văn Huấn và cs (1990) [7], giun T. suis sống được trong
cơ thể lợn 114 ngày.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19] cho rằng điều kiện thuận lợi nhất cho
sự phát triển của trứng giun T. suis thành trứng có sức cảm nhiễm ở ngoài môi
trường là nhiệt độ từ 18 - 30 0C, ẩm độ 80 - 85% sẽ phát triển thành trứng cảm
nhiễm sau 15 - 28 ngày.
Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [21], giun cái đẻ trứng trong ruột già
ký chủ, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi qua 15 - 28 ngày
trứng phát triển thành trứng có sức gây nhiễm.
Lợn nhiễm bệnh T. suis là do nuốt phải trứng cảm nhiễm. Trứng này
theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa của ký chủ, ấu trùng được nở ra,
chui sâu vào niêm mạc ruột già (Nguyễn Thị Kim Lan và cs 1999 [14]).
2.1.1.4. Sức đề kháng của trứng giun T. suis
Sức đề kháng là khả năng chống lại những tác nhân ngoại cảnh tác
động đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trứng giun T. suis.
Việc nghiên cứu về sức đề kháng của trứng T. suis ở môi trừng ngoại cảnh có
ý nghĩa quan trọng trong dịch tễ học bệnh giun T. suis, đồng thời là cơ sở
khoa học để đề ra những biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis có hiệu quả. Ở
môi trường ngoại cảnh, trứng giun T. suis phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ
từ 18 - 30oC, ẩm độ 80 - 85%.
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [23], trứng giun T. suis bị diệt dưới
tác dụng của ủ phân nhiệt sinh học. Sau 3 - 4 tuần, nhiệt độ hố ủ tăng lên tới
450C sẽ làm hủy trứng giun T. suis. Tuy nhiên, trứng non có khả năng chịu
đựng các điều kiện nhiệt độ cao hơn trứng ở giai đoạn ấu trùng.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19], các chất sát trùng như dung dịch
NaOH - 2%, Cresyl 3%, nước vôi 10% diệt được trứng T. suis.


8

Đặng Văn Ngữ và cs (1965) [29], cho biết: Nhiệt độ phát triển thuận lợi
nhất của trứng giun Trichuris trichiura (giun tóc người) ở ngoại cảnh là 25 350C. Thời gian 17 - 30 ngày tỷ lệ trứng có ấu trùng gần 90%. Nhiệt độ lên
quá 500C làm hỏng phần lớn trứng trước khi tới giai đoạn ấu trùng. Như vậy,
trứng giun T. suis và trứng giun Trichuris trichiura có giới hạn nhiệt độ phát
triển thuận lợi ở ngoại cảnh tương tự nhau.
Trứng giun T.suis bị hủy hoại nếu ẩm độ dưới 30% kéo dài. Mặt khác,
trứng giun T. suis có thể bị diệt bởi những tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời
(Chicobanlova và Garo - dilova, 1950). Ở Việt Nam, số giờ nắng rất nhiều
nên trong mùa hè trứng giun T. suis dễ bị hủy hoại ở ngoại cảnh. Trong cùng
một thời gian dưới tác dụng của tia tử ngoại thì trứng đã phát triển thành ấu
trùng bị diệt nhanh hơn trứng non (Đỗ Dương Thái và cs 1975 [31]).
2.1.2. Bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn
2.1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do bệnh giun Trichocephalus suis gây ra
Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đang được chú trọng phát triển rất mạnh
mẽ. Tuy vậy, số lợn, đặc biệt là lợn ở giai đoạn còn nhỏ tỷ lệ chết cao, chủ
yếu là do bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng. Trong đó bệnh ký sinh
trùng ở gia súc gia cầm nói chung và bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hóa lợn
nói riêng không tạo thành các ổ dịch lớn như những bệnh truyền nhiễm do vi
rút, vi khuẩn gây ra, nhưng bệnh thường kéo dài âm ỉ, ảnh hưởng đến thể
trạng và sức khỏe vật chủ, làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của lợn,
tăng tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác như thuốc điều trị, thuốc sát trùng,
công chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc biệt là yếu tố mở đường cho các mầm
bệnh khác xâm nhập.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [39], bệnh ký sinh trùng thường là

những bệnh mãn tính, làm giảm mức sinh trưởng và sinh sản của gia súc, ảnh
hưởng đến sản phẩm chăn nuôi. Mực độ sinh trưởng của lợn con bị nhiễm
Ascaris suum, Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi có thể giảm 30%
so với bình thường. Lợn nuôi lấy thịt chậm lớn, sụt cân, phẩm chất thịt giảm.
Trichocephalus suis ký sinh là một trong những nguyên nhân làm giảm
năng suất chăn nuôi và tạo điều kiện cho các bệnh khác xâm nhập. Lợn bị


9

nhiễm giun T. suis giảm tăng trọng từ 15 - 20 % so với lợn khỏe (Phạm Sỹ
Lăng và cs 2006 [19]).
Bonner Stewart. T và cs (2000) [44] cho biết: Tại Mỹ, nội ký sinh trùng
ở lợn hàng năm gây thiệt hại ước tính khoảng 538 triệu đô la. Ước tính gồm
thiệt hại do lợn chết, tiêu hủy, giảm thu và chi phí để tẩy giun sán. Ngoài ra,
những ký sinh trùng ở dạ dày, ruột và các cơ quan khác còn tranh giành trực
tiếp thức ăn với ký chủ, vì thế làm giảm tăng trọng và tăng tiêu tốn thức ăn.
Các tổ chức tế bào bị thương do di chuyển của giun cũng giúp các mầm bệnh
khác như Serpulina hyodysenteriae, Mycoplasma hyopneumoniae xâm nhập
và gây bệnh.
2.1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun Trichocephalus suis ở lợn
* Động vật mắc bệnh
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [35] Tỷ lệ nhiễm giun tóc lợn theo tuổi ở
Hà Nội như sau: Lợn từ 2 - 6 tháng tuổi nhiễm 4,3 - 30%, lợn trên 6 tháng
tuổi nhiễm 0,56 - 7,8%, không thấy giun tóc ở lợn dưới 2 tháng tuổi. Điều
kiện chăn nuôi tốt, vệ sinh và dinh dưỡng đầy đủ tỷ lệ nhiễm thấp 2,5%.
Ngược lại điều kiện chăn nuôi kém thì tỷ lệ tăng 23%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc
qua mổ khám ở 1 số vùng như sau: Nghĩa Lộ 40,3%, Quảng Ninh 33,7%, Hà
Bắc 27,3%, Thanh Hóa 12,5%, Hải Hưng 15.1%, Nam Hà 33,3%.
Bùi Quý Huy (2006) [8] cho biết, giun T.suis ở lợn và giun Trichuris

trichiura ở người có nhiều điểm giống nhau về hình thái, hóa học và kháng
nguyên, do đó bệnh giun T.suis ở lợn dễ lây sang người.
Theo Nguyễn Phước Tương (2002) [42], người nhiễm bệnh khi nuốt
phải trứng giun T. suis lẫn trong nước hay thức ăn thực vật chưa được nấu
chín. Sau khi vào ruột người, ấu trùng phát triển thành giun T.suis trưởng
thành, khu trú ở ruột thừa và gây bệnh cho người. Giun đẻ trứng, trứng này
được bài xuất ra ngoài qua phân người, sau khi phát triển và chứa ấu trùng thì
có khả năng gây nhiễm lại lợn (tuy nhiên tỷ lệ trứng phát triển chỉ có 11%,
trong khi trứng giun T.suis ở lợn có tỷ lệ phát triển là 86%).
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19] cho biết, bệnh thường xảy ra đối với
lợn dưới 6 tháng tuổi. Lợn nái và lợn trưởng thành nhiễm giun nhẹ hơn, ít thể
hiện các triệu chứng lâm sàng.


10

Phan Địch Lân và cs (2005) [21], đã điều tra trên các giống lợn
Yorkshire, Berkshire, Landrace nhập nội, lợn lai F 1 (ngoại x nội) và giống lợn
nội ở vùng đồng bằng (Hà Nội, Hà Tây) cho biết thành phần các loại giun sán
chính ở lợn ngoại, lợn lai và lợn nội không khác nhau nhiều; các loài giun sán
phổ biến ở lợn ngoại và lợn lai cũng là: T.suis, A.suum, O. ransomi.....
* Đường lây nhiễm
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005 ) [18], bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa
do lợn nuốt phải trứng có sức cảm nhiễm lẫn trong thức ăn nước uống.
* Tuổi mắc bệnh
Lương Văn Huấn và cs (1990) [7], đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun T.
suis theo tuổi lợn như sau:
Dưới 3 tháng tuổi nhiễm 20,4%
Từ 3 - 4 tháng tuổi nhiễm 21,2%
Từ 5 - 6 tháng tuổi nhiễm 8,5%

Trên 6 tháng tuổi nhiễm 6,4%
Nguyễn Thị Lê (1966) [22] điều tra giun sán ký sinh ở lợn tại nông
trường Cửu Long vào tháng 2 - 1962 thấy lợn con 1,5 - 2 tháng tuổi nhiễm rất
nặng các loài giun Physocephalus (75%). Ngoài ra, nhiều lợn nhiễm giun
Trichocephalus suis và Oesophagostomum dentatum.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) [37] cho biết kết quả điều tra ở 37 nông
trường quốc doanh (1965 - 1968) trên 372 lợn mổ khám thấy tỷ lệ nhiễm một số
loài giun sán là: Ascaris suis 55 - 100% (22 - 88 giun/ lợn); Trichocephalus suis
cao nhất 100% (từ 155 đến vô số giun trên một con lợn).
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19], bệnh giun T.suis ở lợn phân bố trên
toàn thế giới. Tại Việt Nam, bệnh cũng đã được phát hiện ở tất cả các tỉnh miền
Bắc, miền Trung và miền Nam. Ở Hà Nội, lợn bị nhiễm giun T. suis từ 4,3 - 30%
(ở lứa tuổi từ 2 - 6 tháng tuổi) và 0,56 - 7,8 % (ở lứa tuổi trên 6 tháng tuổi).
Theo Nguyễn Đăng Khải (1996) [9], tỷ lệ nhiễm Trichocephalus suis ở
7 vùng kinh tế như sau:
1. Trung du và miền núi bắc Bộ
+ Trung du
: 29,8%
+ Miền núi
: 27,8%


11

2. Đồng Bằng sông Hồng: 24,8%
3. Bắc Trung Bộ
: 13,9%
4. Nam Trung Bộ:
+ Đồng bằng
: 17,5%

+ Miền núi
: 34,7%
5. Tây Nguyên
: 20,8%
6. Tây Nam Bộ
: 9,4%
7. Đông Nam Bộ
: 13,1%
Trichopcephalus suis phân bố đều khắp các vùng, tỷ lệ nhiễm cao nhất
ở giai đoạn 2 - 6 tháng tuổi, sau đó giảm, ít gây tác hại đối với lợn lớn.
Khi nghiên cứu biến động nhiễm giun sán theo tuổi lợn tại khu vực
đồng bằng sông Cửu Long Phạm Văn Khuê (1975) [10] cho rằng điều này rất
quan trọng vì qua đó có thể nắm được lứa tuổi nào nhiễm giun sán cao, lứa
tuổi nào nhiễm thấp để có cơ sở khoa học xây dựng các biện pháp phòng trừ.
Qua kiểm tra 289 lợn ở 4 lứa tuổi (dưới 2 tháng, 3 - 4 tháng, 5 - 7 tháng và
trên 8 tháng), kết quả cho thấy: Lợn con dưới 2 tháng tuổi đã nhiễm tới 12
loài trong số 13 loài giun sán, có một số loài có sức gây bệnh mạnh, tỷ lệ
nhiễm cao như A. suum (48,7%); A. dentata (12,8%) và T. suis (30,7%).
Trong 13 loài giun sán có một số loài có chiều hướng tăng dần theo tuổi của
vật chủ như: T. hydatigena, M. elongatus, M. salmi, O. dentatum. Ngược lại
A. suum và T. suis có tỷ lệ cao giới hạn ở lúa tuổi từ 2 - 5 tháng tuổi, sau đó
giảm dần.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [5], lợn ở giai đoạn 2 - 6 tháng tuổi
nhạy cảm nhất với giun T. suis. Kết quả tại hợp tác xã Tiền Phong (Hà Nội)
nuôi lợn Ỉ lai Yorkshire, Berkshire tỷ lệ nhiễm giun T. suis ở lợn dưới 2 tháng
tuổi là 16%, trong khi lợn 5 tháng tuổi nhiễm 13,5% và lợn 7 tháng tuổi
nhiễm 6,2 %. Tại hợp tác xã Đông Mỹ (Hà Nội ) tỷ lệ lợn dưới 2 tháng tuổi
nhiễm giun T. suis là 20,8 %. Ngày tuổi bình quân phát hiện trứng giun T.
suis trong phân lợn nội là 74 ngày (từ 58 - 89 ngày), lợn lai Landrace 56 ngày
(43 - 64 ngày), lợn lai Berkshire 61 ngày (56 - 75 ngày) và lợn ngoại 62 ngày

(38 - 81 ngày).


12

Bộ môn ký sinh trùng thuộc Viện Khoa học nông nghiệp (1966) mổ khám
48 lợn ở Hà Nội và vùng phụ cận, thấy tỷ lệ Trichocephalus suis là 31,2%
Tại Hải Phòng, Ngô Quang Tuyến, Trần Lâm Quang (1972) mổ khám
40 lợn và xét nghiệm phân của 2000 con lợn, thấy tỷ lệ nhiễm Trichocephalus
suis là 27,5% (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) [37], Bùi Lập, Nguyễn
Đăng Khải (1978 - 1980) mổ khám 782 lợn ở vùng Trung trung Bộ thấy tỷ lệ
nhiễm Trichocephalus suis ở vùng đồng bằng Trung Trung Bộ là 17,58%;
vùng núi Trung Trung Bộ là 34,78% và Tây Nguyên là 48,9%. Trong đó, tỷ lệ
nhiễm Trichocephalus suis cao nhất ở lứa tuổi 2 - 4 tháng, sau đó có xu
hướng giảm dần.
* Phương thức nuôi
Phương thức chăn nuôi là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh
hưởng tới khả năng nhiễm giun T. suis của lợn:
Andrzej Polozowski và cs (2005) [50], đã nghiên cứu ảnh hưởng của
phương thức chăn nuôi đến tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng lợn. Kiểm
tra 100 lợn từ 11 trang trại nhỏ ở vùng Wielkopolskie, tùy điều kiện chăn nuôi
số trang trại trên được chia thành 2 nhóm: Nhóm A (4), nhóm B (7). Ở nhóm
A: Phân và chất thải được xử lý hằng ngày, máng ăn được cọ rửa sạch sẽ,
lượng ánh sáng và chế độ thông gió được đảm bảo. Ngoài ra, chuồng trại
được vệ sinh, khử trùng tiêu độc thường xuyên. Nhóm B: Phân lợn và các
chất thải được xử lý sau 3 ngày hoặc lâu hơn. Máng ăn ít được cọ rửa, chuồng
trại ẩm thấp và tối, vấn đề khử trùng chuồng nuôi không được chú ý.
Kết quả cho thấy, lợn nhóm A chỉ nhiễm Oesophagostomum spp và
Ascaris suum, trong khi đó lợn nhóm B ngoài 2 loài trên còn xuất hiện
Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi và coccidia. Tỷ lệ nhiễm lợn nhóm A

là 21,4 % (Oesophagostomum spp 21,4 % và A. suum 7,1%). Lợn ở nhóm B
nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao hơn (91,4%) trong đó: Oesophagostomum spp
67,2%; Coccidia 50,00%; A. suum 39,7%; Strong yloides ransomi 1,7% và
Trichocephalus suis 5,2%. Tác giả nhận xét: Phương thức chăn nuôi ảnh hưởng
đến sự xuất hiện loài cũng như tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng lợn.
Phan Văn Lan (1970) mổ khám 57 lợn và xét nghiệm 1000 mẫu phân tại
xã Yên Nguyên (Tuyên Quang) cho thấy tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn ở lợn


13

nuôi thả rông là 96,5%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun T. suis ở lợn nuôi nhốt là
30%; lợn nuôi thả rông là 47% (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh và cs 1977) [37]).
Phạm Văn Khuê (1967) đã mổ khám 141 lợn và xét nghiệm 619 mẫu
phân ở tỉnh Hà Bắc, thấy 13 loài giun sán. Trong đó, những loài phổ biến là:
Fasciolopsis buski, Ascaris suum, Trichocephalus suis, Taenia hydatigena.
Những loài giun tròn phát triển như Trichocephalus suis thì tỷ lệ nhiễm đến
100%. Những loài giun sán phải qua ký chủ trung gian như sán lá ruột, giun
đầu gai thì tỷ lệ nhiễm khác nhau tùy theo điều kiện đất đai, thức ăn (trồng ở
nước hay ở cạn), sự tồn tại hay không của các ký chủ trung gian và điều kiện
vệ sinh chăn nuôi.
* Mùa vụ
Nguyễn Đăng Khải, Nguyễn Đăng Nhượng (1975) mổ khám 89 con lợn ở
vùng đồng bằng và miền núi thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình Định
cho biết: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis có sự khác nhau giữa các vùng,
trong đó sự khác nhau này có liên quan đến khí hậu giữa các vùng. Vùng đồng
bằng, do mùa khô hạn kéo dài, nhiều ánh sáng (tổng số giờ nắng 2000 - 2300 giờ/
năm) nhiệt độ những tháng nóng có thể lên tới 38 - 400C nên tỷ lệ nhiễm các loài
giun sán nói chung đều thấp, đặc biệt là các loài giun sán nhiễm trực tiếp như T.
suis (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh và cs 1977 [37]).

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19], bệnh giun T. suis lây nhiễm
quanh năm nhưng tập trung từ mùa xuân tới mùa thu. Mùa đông, thời tiết
lạnh, ẩm độ thấp, không thích hợp cho trứng phát triển thành dạng trứng cảm
nhiễm nên tỷ lệ nghiễm giun trong đàn lợn giảm đi.
* Yếu tố Stress
Các yếu tố stress (chuồng trại chật chội, thức ăn kém dinh dưỡng, nhiệt
độ và ẩm độ môi trường thay đổi...) đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ
lây lan bệnh giun T. suis ở lợn.
2.1.2.3. Cơ chế sinh bệnh
* Vị trí gây bệnh
Giun T. suis ký sinh và gây bệnh ở ruột già lợn, đặc biệt ở manh tràng
và kết tràng.


14

* Đường xâm nhập vào cơ thể
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14] cho biết: Bệnh lây nhiễm trực tiếp
không qua vật chủ trung gian. Trứng có sức gây bệnh xâm nhập vào cơ thể vật
chủ qua đường tiêu hóa do lợn ăn phải thức ăn nước uống có chứa trứng giun.
* Đường bài xuất mầm bệnh
Lợn mắc bệnh sau một thời gian thì bài xuất trứng theo phân ra ngoại
cảnh. Vì vậy, trứng được phát tán rộng rãi ở ngoài tự nhiên và quá trình phát
triển bắt đầu để tạo thành các trứng có sức gây bệnh (trứng có chứa ấu trùng
bên trong).
* Tác động truyền bệnh
Giun tóc có phần đầu nhỏ, dài, phần này cắm sâu vào niêm mạc ruột
gây tổn thương, mở đường cho vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể ký chủ. Trong
quá trình sống, giun tóc tiết độc tố và thải cặn bã làm con vật trúng độc.
Giun tóc lấy dịch tổ chức niêm mạc ruột để sống gây ra hiện tượng xuất

huyết, viêm ruột và dẫn đến ỉa chảy (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [14].
Ngoài tác động chiếm đoạt dinh dưỡng của lợn, giun T. suis còn gây tác
hại nặng nề cho lợn.
- Tác hại cơ giới: Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14],
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19], phần đầu của giun cắm sâu vào thành
ruột gây tổn thương, làm niêm mạc ruột già bị viêm và xuất huyết, gây rối
loạn tiêu hóa, làm cho lợn có hội chứng hồng lỵ.
- Tác hại mang trùng: Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [5], giun
T. suis ký sinh gây tổn thương, tạo điều kiện cho các nhân tố khác xâm
nhập. Nhân tố gây bệnh kế phát là xoắn khuẩn và phẩy khuẩn.
- Tác hại tiết độc tố: Độc tố là những sản phẩm mà giun bài tiết ra làm
cho ký chủ trúng độc, gầy còm, thiếu máu, gây rối loạn tiêu hóa.
2.1.2.4. Triệu chứng và bệnh tích của lợn bị bệnh Trichocephalus suis
* Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thay đổi tùy thuộc vào tuổi con vật, số
lượng giun ký sinh trong từng cơ thể lợn. Ở những lợn trưởng thành không
thấy biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng khi kiểm tra phân mới thấy lợn
nhiễm giun T.suis


15

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14]: Khi nhiễm nhẹ thì triệu
chứng không rõ, khi nặng thì con vật gầy yếu, thiếu máu, trong phân có lẫn máu
và niêm mạc ruột, con vật có khi bị kiết lị. Bệnh thường thấy ở lợn con, lợn mẹ
còn lợn vỗ béo rất ít bị bệnh.
Lợn trưởng thành nhiễm giun thường không thể hiện rõ các triệu chứng
lâm sàng. Lợn con ở 2 - 4 tháng tuổi bị nhiễm xuất hiện các triệu chứng như
ỉa chảy lúc đầu phân lỏng sau phân sệt có nhiều dịch nhầy như mũi, lẫn máu.
Mỗi lần thải phân lợn bệnh phải cong lưng để rặn nhưng phân ra rất ít. Các

triệu chứng trên giống như lợn bị bệnh lị. Nếu lợn không được điều trị, lợn
con sẽ kiệt sức và chết sau 6 - 10 ngày. Lợn bị bệnh mãn tính thì còi cọc,
thiếu máu, tăng trọng giảm (Theo Phạm Sỹ Lăng và cs 2006 [19]).
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [18], Phan Địch Lân và cs (2005)
[21], khi lợn nhiễm nhẹ thì triệu chứng không rõ. Khi nặng thì con vật gầy
yếu, thiếu máu, trong phân có lẫn máu và niêm mạc ruột, có khi con vật bị
kiệt lỵ. Nếu nhiễm bệnh nhân tạo với lượng trứng lớn (20.000 - 200.000
trứng), thì triệu chứng biểu hiện rất nặng: Ỉa chảy, hô hấp khó, lợn có thể chết.
Lợn bị mãn tĩnh còi cọc, thiếu máu, tăng trọng giảm.
Theo Trần Thị Dân (2008) [3], ruột già khác ruột non ở chỗ: Không có
nhung mao nhưng có vi nhung mao. Về tổng quát, ruột non là nơi tiết nước còn
ruột già là nơi hấp thu nước. Ruột già nguyên vẹn có thể hấp thu bù trừ nước khi
ruột non tiết nhiều. Tuy nhiên, những tổn thương ở ruột già do tác động của giun
T. suis ký sinh sẽ làm giảm khả năng tái hấp thu nước, dẫn đến tiêu chảy.
Lợn bị bệnh giun T. suis có những biểu hiện lâm sàng giống hội chứng
hồng lỵ. Vì vậy nhiều trường hợp nghi bệnh lỵ điều trị bằng kháng sinh không
khỏi. Khi xét nghiệm phân mới phát hiện giun T. suis ký sinh (Đào Trọng Đạt
và cs 1996 [5]).
Theo Skrjabini K.I. (1979) [45], triệu chứng bệnh giun T. suis phụ
thuộc vào cường độ cảm nhiễm. Khi nhiễm nặng, lợn có biểu hiện da khô, xù
lông, ỉa chảy rồi bị táo bón... Độc tố do T. suis tiết ra có tác động gây bệnh
mạnh, làm cho vi nhung mao và các tế bào biểu mô mất đi tính chất cấu tạo
và bị phân hủy.


16

* Bệnh tích:
Xác lợn chết gầy, có nhiều giun ở ruột già (nhất là manh tràng). Một số
giun vẫn cắm sâu đầu vào niêm mạc ruột. Trên niêm mạc ruột có nốt loét to

bằng hạt đậu xanh (Phan Địch Lân và cs 2005 [21]).
Theo Rutter. J. M và cs (1974) [49], khi mổ khám những con con bị
bệnh giun T. suis thấy: Viêm ruột tăng lên trong hầu hết các trường hợp,
thành ruột già dày lên và phù thũng, trong ruột chứa chất nhày, máu và các tế
bào hoại tử bong ra từ lớp niêm mạc.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [39], Khi bị nhiễm nặng, toàn bộ manh
tràng xuất huyết màu hồng sẫm. Niêm mạc ruột bị bong ra.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [5] cho biết: Về mặt tổ chức học, giun T. suis
ký sinh gây viêm niêm mạc, thâm nhiễm tế bào, hình thành nhiều vết loét và
tạo ra nhiều niêm dịch.
2.1.2.5. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh giun T. suis ở lợn có thể dựa vào đặc điểm dịch
tễ, triệu chứng lâm sàng của bệnh, xét nghiệm phân lợn và kiểm tra bệnh tích.
Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun. Có thể mổ
khám tìm giun và kiểm tra bệnh tích ở ruột già (manh tràng).
* Với lợn còn sống:
Để chẩn đoán bệnh có thể áp dụng hai phương pháp là chẩn đoán lâm
sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Chẩn
đoán trong phòng thí nghiệm lại gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định có hoặc không có giun T.
suis ký sinh. Đây là phương pháp thông dụng để nghiên cứu tình hình nhiễm
giun T. suis ở lợn. Nghiên cứu định lượng nhằm xác định số lượng trứng
trong phân để đánh giá mức độ nhiễm và hiệu quả của một số thuốc tẩy giun.
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ: Những
biểu hiện lâm sàng cần chú ý là lợn ăn kém, gầy yếu, da khô lông xù, ỉa chảy....
Về đặc điểm dịch tễ học, cần căn cứ vào lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, tình
trạng vệ sinh thú y.... Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các đặc điểm nói trên để chẩn
đoán thì sẽ không chính xác. Bởi vì các bệnh ký sinh trùng thường có những triệu
chứng lâm sàng tương tự nhau (rối loạn tiêu hóa, thể trạng gầy, da khô, lông xù...).



17

Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh phải tiến hành xét nghiệm phân tìm trứng
giun T. suis (Nguyễn Thị Kim Lan và cs 1999 [14]).
Theo Phan Lục (2006) [26], có 4 phương pháp xét nghiệm phân:
- Phương Pháp Fullerborn
Nguyên lý của phương pháp này dựa trên sự chênh lệch về tỷ trọng của
dung dịch muối NaCl bão hòa (D = 1,18 - 1,20) lớn hơn tỷ trọng của trứng
giun T. suis, do trứng sẽ nổi lên trên, ta có thể tìm thấy trứng giun T. suis dưới
kính hiển vi (độ phóng đại x 100 hoặc x 400).
Dung dịch muối bão hòa được pha bằng cách: Lấy 1 lít nước sôi, cho
380g muối NaCl vào (hoặc đun sôi nước, cho từ từ muối vào), khuấy đều đến
khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh là
được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.
Cách xét nghiệm như sau: Dùng đũa thủy tinh lấy một mẫu phân
khoảng 5 - 10 gam của con vật cần xét nghiệm, chẩn đoán. Để phân vào cốc
thủy tinh, cho tiếp nước muối bão hào vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần
khối lượng phân. Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân và lọc qua lưới lọc.
Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được đổ vào ống penicillin sao cho đầy đến
miệng, đậy phiến kính sạch lên cho tiếp xúc với mặt nước, để khoảng 15 phút
rồi lấy phiến kính ra soi trên kính hiển vi tìm trứng giun T. suis.
- Phương pháp Cherbovich:
Phương pháp này hoàn toàn giống phương pháp Darling, chỉ khác dung
dịch bão hòa sử dụng ở đây là MgSO4.
Để xác định cường độ nhiễm, có thể dùng phương pháp đếm số trứng
giun T. suis trong buồng đếm Mc. Master nhằm xác định số trứng giun T.
suis/ g phân.
Phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master gồm các bước sau:
- Bước 1: Cân 4 g phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (khoảng

100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2
giờ, gạt bỏ nước, giữ lại cặn.
- Bước 2: Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa vào, khuấy đều cho
tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút 1 ml dung dịch phân nhỏ đầy


18

hai buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ
phóng đại 10 x 10).
Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo
công thức sau:
Số trứng/1 gam phân
Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60
=
4
- Phương pháp Darling
Nguyên lý chung của phương pháp này là dựa trên sự chênh lệch về tỷ
trọng giữa dung dịch NaCl bão hòa và trứng giun T. suis nhẹ hơn ra khỏi phân.
Khi đó dùng vòng sắt vớt lớp váng phía trên, ta sẽ tìm được trứng giun T. suis.
Cách xét nghiệm: Lấy mẫu phân khoảng 5 - 10 gam của con vật cần
chẩn đoán, cho vào cốc thủy tinh. Cho vào cốc đó lượng nước sạch bằng 10
lần thể tích khối lượng phân, dùng đũa thủy tinh khuấy tan phân và lọc qua
lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được cho vào các ống ly tâm và ly
tâm với tốc độ 3000 vòng/ phút trong thời gian 3 - 5 phút. Sau đó, đổ bỏ lớp
nước phía trên và giữ lại cặn trong các ống ly tâm. Tiếp theo cho nước muối
bão hòa vào các ống ly tâm, đậy nắp miệng ống và lắc đều cho cặn hòa đều
trong dung dịch, tiến hành ly tâm lần 2 với tốc độ và thời gian như trên. Dùng
vòng sắt vớt lớp váng nổi trên bề mặt, đặt lên phiến kính sạch và soi dưới
kính hiển vi tìm trứng giun T. suis.

- Phương pháp trực tiếp
Dùng đũa thủy tinh lấy 1 mẫu phân của con vật định xét nghiệm, để
mẫu phân lên phiến kính sạch: Nhỏ 1 - 2 giọt glycerin, gạt cặn bã ra 2 đầu
phiến kính. Dung dịch phân được giàn mỏng trên phiến kính và kiểm tra dưới
kính hiển vi tìm trứng giun T. suis.
* Với lợn chết:
Chu Thị Thơm và cs, (2006) [41], cho biết: Đối với nhiều bệnh giun
sán, phương pháp chẩn đoán khi con vật chết là chính xác nhất. Việc chẩn
đoán bệnh giun T. suis được tiến hành qua phương pháp mổ khám, kiểm tra
bệnh tích ở ruột già và tìm giun T. suis. Khi phát hiện nhẹ nhàng lấy giun ra
và để chết tự nhiên trong nước sạch, sau đó bảo quản trong dung dịch


19

Barbagallo (dung dịch barbagallo gồm 30 ml Formol; 7,5 g NaCl; nước cất
100ml) và có ghi nhãn đầy đủ.
2.1.2.6. Biện pháp phòng và trị bệnh giun Trichocephalus suis cho lợn
* Điều trị
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14], việc dùng thuốc tẩy giun
phải đạt được những yêu cầu sau:
Trước hết phải tiêu diệt ký sinh trùng, dùng thuốc tẩy trùng cho vật
nuôi. Chữa cho con vật ốm khỏi bệnh và đảm bảo cho ngoại cảnh không bị
nhiễm bệnh giun sán. Tránh mầm bệnh nhiễm vào những con vật khác. Phải
dùng thuốc tẩy giun sán từ lúc nó chưa trưởng thành, chưa đẻ trứng và phải
tiêu độc thật tốt phân có trứng giun.
Dùng thuốc tẩy giun sán thì phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, tức
là độc với giun sán mà không độc với ký chủ, nên chọn thuốc có hiệu lực nhất
đối với ký sinh trùng, đồng thời ít nguy hiểm nhất đối với ký chủ, rẻ tiền và
dễ dùng nhất.

Ngăn chặn không cho con vật ốm tái nhiễm, chăm sóc nuôi dưỡng tốt,
bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đưa con vật ra khỏi nơi có bệnh, tiêu độc chỗ đó
trước khi cho vật nuôi vào lại.
Hướng mới trong việc chữa bệnh ký sinh trùng là tìm những thuốc có
hiệu lực chống được nhiều loài ký sinh trùng như: Mebendazole có tác dụng
tẩy nhiều loài giun tròn.
Theo Phạm Khắc Hiếu (2009) [6], hiện nay trên thị trường có nhiều
thuốc điều trị bệnh giun T.suis và được chia thành các nhóm:
a. Các Benzymidazol
- Đặc điểm chung:
Đây là nhóm thuốc quan trọng vì phổ chống ký sinh trùng rộng, không
chỉ tác dụng lên giun trưởng thành mà cả lên trứng và ấu trùng của giun.
Cơ chế tác dụng:
Các Benzymidazol ức chế quá trình trao đổi chất sán sinh năng lượng
của giun, thông qua cơ chế: Ức chế enzyme Fumaratreductase, nhằm cản sự
hấp thu glucose, đồng thời ức chế sự trùng hợp (polymerization) tại các vi
mao quản trong hệ thống trao đổi chất của giun.


20

Quá trình tác động của thuốc xảy ra chậm, do đó điều kiện cơ bản để đạt
hiệu lực cao là thuốc phải duy trì sự gắn kết trong thời gian dài với giun T. suis.
- Dược động học:
Rất ít hấp thu ở ruột. Chủ yếu phân hủy ở gan (phần thuốc hấp thu). Từ
các dẫn xuất 5 - ceto (ví dụ Mebendazol) qua phản ứng khử, hình thành nên
rượu tương ứng và mất tác dụng chống giun. Với các Benzymidazol có chứa
nhóm Sunfit (ví dụ Albendazol, Fenbendazol) sẽ được chuyển thành Sunlfocid
và chính dạng Sulfocid này làm tăng tác dụng chống giun. Các Sulfocid sẽ tiếp
tục oxy hóa chuyển thành Sulfonderivatum, tuy vẫn có hoạt tính chống giun

nhưng yếu hơn. Sản phẩm sau phân hủy, một phần thải qua đường mật, một
phần thải qua nước tiểu và sữa.
Các dạng Pro - Benzymidazol (Febantel, Netobimin, Tiofanat) khi ở
trong cơ thể (invivo) sẽ chuyển thành các Benzymidazol. Do đó Fenbendazol,
Netobimin và Tiofanat.
- Tác dụng phụ:
Nói chung thuốc ít độc, tích lũy tốt. Tuy nhiên, một số thuốc như
Albendazol, Cambendazol, Oxfendazol… đều có thể là nguyên nhân sinh ra
quái thai.
* Mebendazol (chế phẩm là Telmin, Mebenvet): Trong phân tử có
nhóm Ceto. Ít phân hủy trong cơ thể, sản phẩm phân hủy không còn hoạt tính
sinh học.
+ Tác dụng tốt với giun tròn và sán dây. Thuốc không gây quái thai cho
súc vật.
+ Ứng dụng: Dùng để tẩy giun T. suis ở lợn với liều lượng: 20 mg/ kg
TT hoặc 30 mg/ kg thức ăn x 5 - 10 ngày.
* Oxfendazol (chế phẩm là Synanthic): Là sản phẩm chuyển hóa
Sulfocid của Fenbendazol.
+ Phổ tác dụng: Hoạt lực chống giun T. suis cơ bản giống Fenbendazol
nhưng có tác dụng phụ gây quái thai ở liều cao.
+ Liều lượng: Lợn và loài nhai lại 5mg/ kg TT.
* Pro - Benzymidazol: Đây là các chất không có tác dụng chống ký sinh
trùng nói chung và giun T. suis nói riêng ở các thí nghiệm invitro. Nhưng khi


21

ở trong cơ thể (invivo) các Benzymidazol tương ứng sẽ được hình thành và có
hoạt tính. Do đó về cơ chế tác dụng, phổ tác dụng, tác dụng phụ giống như
những Benzymidazol đã đề cập ở trên.

b. Các Macrolid
Là những thuốc có vòng Lacton lớn. Đáng chú ý là các Avermectin và
các Milbemycin. Thuốc có tác dụng tẩy giun T. suis và các giun tròn đường
tiêu hóa khác ở lợn.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [20], có thể dùng một trong các hóa
dược sau để tẩy giun T. suis cho lợn:
Mebenvet: Dùng liều 50 mg/kg TT, trộn thức ăn cho lợn ăn một lần.
Fenbendazol: Liều 30 mg/kg TT, trộn thức ăn cho lợn ăn từ 6 - 15 ngày.
Levamisol: Liều 7,5 mg/kg TT, trộn thức ăn hoặc tiêm cho lợn.
Febentel: Liều 20 mg/kg TT thuốc dùng dạng uống.
Ivermectin: Liều 0,2 - 0,3 mg/kg TT, thuốc dùng tiêm cho lợn 2 lần,
cách nhau 1 - 2 ngày.
Phạm Khắc Hiếu (2009) [6] cho biết: Trong thú y sử dụng các dẫn xuất
bán tổng hợp của Avermectin B1, đó là Ivermectin (hỗn hợp của 22,23 Dihydro - Avermectin B1a và B1b).
Trong nhóm Milbemycin có Moxydectin được dùng nhiều trong thú y.
Các thuốc của 2 nhóm trên đều tan tốt trong Lipoid.
Cơ chế tác dụng, phổ tác dụng: Cả Avermectin và Milbemycin đều là
thuốc đối kháng cạnh tranh với GABA (γ - Aminobutiric acid); tức là làm
tăng liên kết với receptor ở các synap thần kinh, gây ưu cực hóa ở cơ
(Hyperpolarisation), gây liệt cơ. Ta biết rằng khi GABA giảm gây co giật, khi
GABA tăng gây tê liệt.
Dược động học: Cả 2 nhóm Avermectin và Milbemycin đều tan tốt
trong Lipoid nên có thể cho lợn uống thuốc hoặc tiêm dưới da. Thuốc phân bố
nhanh đến các khí quan trong cơ thể và tích lũy lâu trong các tổ chức, nhất là
gan, mỡ. Trong gan và tổ chức mỡ, thuốc được phân hủy dần và được thải trừ
qua mật, qua nước tiểu. Trong sữa cũng có mặt thuốc ở mức độ vừa phải. Do
thải trừ qua sữa kéo dài nên không sử dụng nhóm thuốc này cho những lợn
đang trong giai đoạn nuôi con.



22

Dùng Ivermectin để tẩy giun T. suis cho lợn đạt hiệu quả cao và an toàn.
Thuốc không chỉ có tác dụng với nội ký sinh trùng mà còn tác dụng với
nhiều ngoại ký sinh trùng.
Các Avermectin có 8 chất chính là những kháng sinh do Streptomyces
avermitilis sản sinh ra.
Các Milbemycin có hơn 30 chất, cũng là sản phẩm của Streptomyces
spp. Những thành viên của 2 nhóm này có những đặc điểm chung về cấu tạo
hóa học, cơ chế tác dụng, độc lực, phương pháp sử dụng…
Phan Lục và Nguyễn Đức Tâm (2000) [25], cho biết: Levamisol tên thương
phẩm là Tramisol hay Ripercol, thuốc có thể trộn vào thức ăn hay pha nước uống
có phổ tác dụng rộng với giun T. suis. Ngoài ra, Fenbendazol tên thương phẩm là
Safe Guard, thuốc có thể trộn vào thức ăn dùng liên tục trong 3 ngày, không tồn
dư trong cơ thể, có hiệu quả mạnh đối với giun T. suis.
Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (1996) [1], hiện nay trên thị trường có
nhiều thuốc điều trị bệnh giun T. suis. Tuy nhiên, tác giả khuyên nên dùng
một trong các hóa dược sau để tẩy giun T. suis cho lợn:
- Levamisol: Liều 7,5 mg/kg TT
- Mebendazol: Liều 5 mg/kg TT
- Ivermectin: Liều 0,3 mg/kg TT
Trong thời gian điều trị cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
Nguyễn Văn Thanh và cs (2004) [33] cho biết: Có thể dùng Tayzu để
tẩy giun T. suis cho lợn với liều 4g/30 - 40 kg TT, trộn vào thức ăn hoặc dùng
Levasol 7,5% tiêm dưới da với liều 1 ml/10 kg TT.
Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (1996) [1], hiện nay trên thị trường có
nhiều thuốc điều trị bệnh giun T. suis. Tuy nhiên, tác giả khuyên nên dùng
một trong các hóa dược sau để tẩy giun T. suis cho lợn:
- Levamisol: Liều 7,5 mg/kg TT
- Mebendazol: Liều 5 mg/kg TT

- Ivermectin: Liều 0,3 mg/kg TT
Trong thời gian điều trị cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.


23

Nguyễn Văn Thanh và cs (2004) [33] cho biết: Có thể dùng Tayzu để
tẩy giun T. suis cho lợn với liều 4g/30 - 40 kg TT, trộn vào thức ăn hoặc dùng
Levasol 7,5% tiêm dưới da với liều 1 ml/10 kg TT.
Thuốc Ivocip - sản phẩm của công ty CIPLA LTD sử dụng tẩy giun T. suis
cho lợn đạt hiệu quả cao chỉ với một liều duy nhất. Ivocip có thành phần chính là
Ivermectin base (trong 1 ml Ivocip có chứa 10 mg Ivermectin base và tá dược vừa
đủ), sử dụng Ivocip tẩy giun T. suis ở lợn với liều 1 ml/33 kg TT.
Để tẩy giun T. suis có hiệu quả cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
+ Trước tiên phải chẩn đoán bệnh chính xác. Sau đó tẩy cho những lợn bị
nhiễm nặng và có biểu hiện lâm sàng. Với mục đích phòng bệnh thì nên tẩy cho
cả đàn vì có những con đang mang mầm bệnh nhưng chưa phát hiện được.
+ Xác định thời điểm tẩy thích hợp. Tốt nhất là tẩy vào mùa xuân
(tháng 3 - 4) và mùa thu (tháng 8 - 9). Lượng phân lợn thải ra phải đem ủ
nhiệt sinh học để diệt mầm bệnh, sau 15 - 20 ngày kiểm tra để đánh giá hiệu
quả của thuốc (Nguyễn Thị Lê và cs 1996 [23]).
C. Các Imidazothiazol
Các thuốc nhóm này tan trong nước, phổ chống giun tròn rộng .
Tác dụng chống ký sinh trùng nhanh hơn so với các Benzymidazol.
Cơ chế tác dụng giống như Nicotin, nghĩa là thuốc có tác dụng đối
kháng với hệ Cholinergic.
* Tetramisol, Levamisol (Chế phẩm là Biverm, Ripercol)
Tetramisol có hai đồng phân:
S (-) tetramisol (tức là L - tetramisol = Levamisol)
S (+) tetramisol (tức là D - tetramisol = Dexamisol).

Chế phẩm chống ký sinh trùng có thể là hỗn hợp hai đồng phân trên.
Tuy nhiên hoạt tính chống ký sinh trùng chỉ ở dạng quay trái S (-) tức là
Levamisol (Theo Phạm Khắc Hiếu 2009 [6]).
- Cơ chế tác dụng: Thuốc có tác dụng kích thích hạch, gây co cơ nhanh và
kéo dài. Ở liều cao gây ức chế hệ enzym Fumaratreductase của giun T. suis.
Trong ruột, Levamisol tác dụng với cả giun trưởng thành và dạng ấu trùng của
giun. Ngoài ra, thuốc còn kích thích hệ thống miễn dịch của lợn.


24

- Dược động học: Hấp thu nhanh và nhiều ở đường dạ dày - ruột, thuốc
cũng hấp thu qua da. Tiêm dưới da lợn trong vòng 30 phút đạt nồng độ đỉnh
trong huyết tương. Thuốc thải trừ qua nước tiểu ở dạng chưa phân hủy không
biển đổi.
- Liều lượng: Tetramisol 12 mg/ kg TT
Levamisol 5 mg/ kg TT
d. Các Piperazin
Piperazin base tan tốt trong nước nhưng tác dụng chống giun T. suis
kém ổn định.
Thuốc gây cực hóa (Hyperpolarisation), xóa điện thế tự động của thần
kinh - cơ, nên làm mềm toàn bộ cơ thể giun T. suis. Những giun T. suis bị liệt
sẽ bị nhu động của ruột đẩy ra ngoài theo phân. Do tác dụng của Piperazin, sự
thấm ion qua màng tế bào bị giảm, đáp ứng với Acetylcholin của hệ thần kinh
giun T. suis cũng giảm, cơ giun giảm tạo Succinat (do cơ giun liệt, không cần
nhiều năng lượng nên cũng không cần nhiều Succinat).
Bản thân sự thiếu năng lượng này càng làm cho giun tê liệt nặng hơn.
Tuy nhiên, quá trình liệt này có hồi phục.
Liều lượng Piperazin Adipat: 200 - 400 mg/kg TT lợn.
Các muối của Piperazin ổn định hơn. Do đó sử dụng các muối Citrat,

Phosphat và Adipat. Trong 3 muối này, muối Citrat tan tốt trong nước nhưng
vị đắng. Muối Phosphat và Adipat tan ít hơn và ít vị đắng hơn (Phạm Khắc
Hiếu 2009 [6]).
* Phòng bệnh:
Hagsten Dr. (2000) [48] cho rằng, thực chất của bất kỳ chương trình
khống chế giun sán nào thì việc phá vỡ vòng đời của chúng là cần thiết. Và
điều này phụ thuộc trước hết vào sự ô nhiễm nơi đó. Mức độ ô nhiễm cao là
những nơi lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém, ít sử dụng các thuốc
phòng và trị bệnh cho lợn.
Việc phòng bệnh giun T. suis nói riêng và các bệnh ký sinh trùng
đường tiêu hóa ở lợn nói chung có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy để nâng cao
hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh giun T. suis, cần thực hiện tốt các giải
pháp sau:


25

- Vệ sinh chuồng trại, thiết bị sạch sẽ. Không sử dụng chung các dụng
cụ chăn nuôi khi chưa qua khử trùng. Cơ sở chăn nuôi phải được xây ở nơi
cao ráo, có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Chuồng trại khi xây dựng
phải đảm bảo đông ấm, hè mát.
- Không nuôi chung lợn ở nhiều lứa tuổi khác nhau trong cùng một
khu vực.
- Thức ăn phải đảm bảo, nước uống sạch sẽ.
- Có kế hoạch tẩy giun T. suis định kỳ cho lợn.
- Chất thải từ đàn gia súc phải được thu gom hàng ngày và ủ kỹ đúng
nơi quy định. Thường xuyên có biện pháp tiêu diệt côn trùng, chuột và động
vật hoang dã vì chúng là những động vật môi giới mang mầm bệnh phát tán
trong tự nhiên.
Tất cả các nghiên cứu trước đây cho thấy việc phòng ngừa các bệnh

giun tròn cho lợn gồm: Diệt giun trong cơ thể lợn, mục đích làm cho con vật
khỏe mạnh và ngăn ngừa ngoại cảnh không bị ô nhiễm; diệt trứng giun ở
ngoại cảnh mục đích đề phòng cho lợn không bị nhiễm bệnh.
Vũ Tứ Mỹ (1999) [28] cho rằng, các biện pháp trên trong những năm
trước đây đã mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, nhưng đến nay đã bộc
lộ một số nhược điểm cần phải khắc phục đó là:
- Các thuốc đã sử dụng phòng và trị bệnh giun sán là những thuốc hóa
học, sử dụng lâu ngày một loại thuốc gây hiện tượng nhờn thuốc, ký sinh
trùng đã sinh ra các gen kháng thuốc giảm độ mẫn cảm với thuốc. Vì vậy,
muốn phòng trị có hiệu quả phải luôn thay đổi thuốc hoặc tăng liều điều trị.
Hiện nay còn thấy hiện tượng chống chéo (Cross resistance) khi ký sinh trùng
đã chống với một loại thuốc nào đó thì nhanh chóng trở nên chống với tất cả
các thuốc trong cùng nhóm.
- Thuốc sẽ tồn đọng trong cơ thể vật chủ làm giảm chất lượng thịt, ảnh
hưởng tới sức khỏe con người.
- Đã là thuốc hóa học, sử dụng nhiều nhất là trong điều trị dự phòng
định kỳ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng sinh sản của vật chủ,
làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.


×