Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo thực tập CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.09 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Trần Minh Đức
Lớp: Kế toán 52B
MSSV: CQ520846
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Công
Tháng 5/2014
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
CCDC Công cụ dụng cụ
DT Doanh thu
CP Chi phí
SXKD Sản xuất kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
TK Tài khoản
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
trong giai đoạn 2011 – 2013
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất thép tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt
Nam
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hình thức kế toán của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán Doanh thu
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán Chi phí
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam
1.1.1. Từ khi thành lập tới năm 2010
Ngày 02 tháng 05 năm 1998, Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
được thành lập theo quyết định số 3506/QĐ/KHĐT với tên đăng ký ban đầu là Công ty
TNHH Thanh Bình H.T.C. Mô hình hoạt động là Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều
thành viên do 03 thành viên góp vốn. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 045320
do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 09/05/1998. Các giao dịch qua
ngân hàng của Công ty được thực hiện qua tài khoản 108 101 183 100 12 mở tại chi
nhánh Ngân hàng Techcombank, Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại liên hệ
là (+84) 0438.771.887 – Fax: (+84) 0436.558.116. Trụ sở giao dịch khi thành lập là
một văn phòng ở Số 621 – Ngô Gia Tự và một xưởng sản xuất nhỏ bé với tổng số
lượng công nhân viên là 20 người.
Khi mới thành lập, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là thương mại,
nhập khẩu các sản phẩm thép công nghiệp từ Trung Quốc, Nhật Bản, và một số Công
ty của Nga, Đài Loan, Canada, Hàn Quốc về phân phối cho các Công ty trong nước.

Mặt hàng kinh doanh của Công ty là các loại thép công nghiệp: thép tấm, thép lá/cuộn
cán nóng, cán nguội các loại: thép hợp kim, thép mạ kẽm, mạ điện, thép hình các
loại…
Tuy nhiên, Công ty nhận thấy nếu chỉ nhập khẩu sản phẩm thép thì không đáp
được nhu cầu của thị trường trong nước rất đa dạng và không ngừng phát triển. Nên tới
1
năm 2000, Công ty đã đầu tư và đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất thép và đã sản xuất
thép theo yêu cầu của khách hàng. Nhờ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà
Công ty đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo được uy tín với
thị trường nội địa.
Đến tháng 4 năm 2006, một thành viên trong ban giám đốc tách ra để thành lập
Công ty mới. Vì thế, bộ máy quản lý và tình hình hoạt động của Công ty có một số
thay đổi. Với 2 thành viên còn lại, Công ty vẫn quyết định giữ nguyên hình ảnh ban
đầu với bạn hàng, đồng thời muốn mở rộng ngành nghề sản xuất – kinh doanh nên đã
chính thức đăng ký lại tên Công ty là Công ty TNHH Thép Thanh Bình H.T.C Từ ngày
19/04/2006. Công ty TNHH Thép Thanh Bình H.T.C hoạt động sản xuất kinh doanh
với đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, thực hiện chế độ
hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng.
Trong giai đoạn từ năm 1998 – 2010, Công ty đã không ngừng mở rộng và phát
triển, tạo dừng được uy tín và hình ảnh vững chắc trên thị trường thép công nghiệp
Việt Nam. Quy mô nguồn vốn hoạt động của Công ty ngày càng tăng (vốn điều lệ năm
1998 là 10 tỉ đồng, năm 2010 tăng lên 20 tỉ đồng). Số lượng công nhân viên tăng từ 20
người lên tới gần 50 người. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận trước
thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế TNDN của Công ty không ngừng tăng qua các năm.
1.1.2. Từ năm 2010 tới nay
Ngày 27 tháng 09 năm 2010, Công ty đăng ký chuyển đổi từ Công ty TNHH
Thép Thanh Bình H.T.C thành Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam, tên
Tiếng Anh là Thanh Binh H.T.C Viet Nam Joint Stock Company. Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh mới số 0103049678 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp ngày 27 tháng 09 năm 2010. Trụ sở chính hiện nay của Công ty là: Số 109, ngõ 53

Đức Giang, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. Mã số thuế của
Công ty là 0100595569.
2
Tuy có sự thay đổi loại hình doanh nghiệp, nhưng Công ty Cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam vẫn giữ nguyên lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh và sản xuất
các mặt hàng thép công nghiệp. Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng thép công
nghiệp: thép tấm thép lá cán nóng, cán nguội dạng cuộn và kiện, thép các bon, thép
hợp kim dạng tấm và thanh tròn, thép hình các loại: U, V,L… Cùng với kinh doanh
Công ty còn có một bộ phận sản xuất, chuyển phục vụ theo yêu cầu của khách hàng về
loại sản phẩm sau thép đó là: thép hình U-C-Z , , thép tấm, lá theo yêu cầu về kích
thước, kiểu dáng, chất lượng của khách hàng. Với phương châm hoạt động “Lấy khách
hàng làm tâm điểm”, Thanh Bình luôn nỗ lực hết mình trong việc phục vụ khách hàng
nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để làm được điều đó,
Công ty luôn coi trọng việc gia tăng giá trị sản phẩm bằng việc đa dạng hóa các loại
sản phẩm, hàng hóa, tư vấn, cung cấp và hoàn thiện một số khâu dịch vụ như: vận
chuyển đến nơi, thanh toán linh hoạt, hỗ trợ nhu cầu phụ cho khách hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường thép đang tương đối trì trệ là do thị trường
bất động sản vẫn đóng băng, khiến cho sức mua thị trường giảm. Trong khi đó, lượng
cung vượt cầu quá xa, cạnh tranh giữa các đơn vị trong ngành thép hết sức quyết liệt.
Do đó, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn. Mặt khác,
những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng khiến cho các doanh
nghiệp nói chung và Công ty nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Bên cạnh những khó khăn mà Công ty phải đối mặt cũng có những điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính sách hội nhập kinh tế
quốc tế của Nhà nước ta (tham gia WTO, AFTA, TPP) đã thúc đẩy hợp tác quốc tế,
thúc đẩy xuất khẩu, thu hút các dự án đầu tư, tạo ra cơ hội mở rộng thị trường cho
Công ty, cộng với các chính sách kích cầu, gần đây ngành thép cũng bắt đầu có những
tín hiệu khởi sắc. Mặt khác, vì Công ty nhập hàng từ các nhà cung cấp hàng đầu nên
3

chất lượng thép luôn được đảm bảo, trong khi giá thành lại hết sức cạnh tranh, do đó,
Công ty đã tạo được một mạng lưới khách hàng ổn định, lâu dài.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực của mình, Công ty đã đạt
được những thành tựu đáng kể.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty Cổ phần
Thanh Bình H.T.C Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh thu thuần 18.868.325.467 20.346.123.463 23.923.156.873
Lợi nhuận trước thuế 3.369.499.691 3.798.542.954 3.921.554.211
Lợi nhuận sau thuế 2.527.124.768 2.848.907.215
Tổng tài sản 20.808.442.968 33.735.794.012 42.033.123.633
Vốn chủ sở hữu 15.527.124.768 29.168.475.486 36.045.225.512
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Có thể nhận thấy trong 3 năm gần đây 2011 – 2013, tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam là khá khả quan. Doanh thu
thuần của Công ty tăng liên tục trong 3 năm: từ 18.868.325.467 VNĐ năm 2011 lên
20.346.123.463 VNĐ năm 2012 và đạt 23.923.156.873 VNĐ năm 2013. Như vậy, hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty đang ngày càng mở rộng và trở nên hiệu quả.
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng tăng dần qua 3 năm. Tổng tài sản của
Công ty tăng liên tục qua các năm, từ 20.808.442.968 VNĐ năm 2011 đến 33.735.794
VNĐ năm 2013. Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh của Công ty đã được mở rộng
hơn, Công ty đầu tư thêm nhà xưởng, kho bãi, ô tô vận tải, và các trang thiết bị khác.
Tổng vốn chủ sở hữu cũng tăng liên tục qua các năm, từ 15.527.124.768 VNĐ năm
4
2011 đến 36.045.225.512VNĐ năm 2013. Nguyên nhân là do sự gia tăng của Vốn đầu
tư của chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối được giữ lại.
Trải qua hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, không ngừng mở rộng và phát
triển, tạo dựng được uy tín và hình ảnh vững chắc, đưa “tên tuổi” của mình vào hàng

thương hiệu mạnh trên thị trường thép công nghiệp tại Việt Nam. Công ty Cổ phần
Thanh Bình H.T.C Việt Nam liên tục được xếp váo danh sách 500 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam và đứng thứ 32 trong số các Công ty kinh doanh thép lớn nhất Việt
Nam. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng quan tâm đến đời sống của người lao động
nên thu nhập của cán bộ công nhân viên được ổn định và ngày càng nâng cao.
Cùng với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế, Công
ty đã và đang tiếp tục đầu tư máy móc - trang thiết bị ngày càng hiện đại để giảm bớt
lao động chân tay và hướng tới phát triển Công ty theo tiêu chuẩn chất lượng ISO. Với
tiềm lực của mình, mục tiêu của Công ty trong những năm tới là tạo sự phát triển mạnh
mẽ, sẽ phấn đấu năm 2014 đạt doanh thu gần 30 tỉ đồng, từ nay đến năm 2020 không
ngừng cải tiến máy móc, thiết bị hiện có, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng
hóa, mở rộng phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh để Công ty ngày càng thích nghi
với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước.
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh và bộ máy tổ chức
quản lý của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
1.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ
phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam là đơn vị chuyên sản xuất và
kinh doanh thép công nghiệp. Trong đó, hoạt động kinh doanh giữ vai trò chủ đạo,
5
doanh thu từ kinh doanh chiếm tỉ lệ 2/3 tổng doanh thu toàn Công ty. Hoạt động sản
xuất tuy không đem lại doanh thu lớn nhưng rất quan trọng vì nó đảm bảo cho các hợp
đồng của phòng kinh doanh với khách hàng được hoàn thiện tới khâu cuối cùng không
phải thuê gia công sản xuất ở bên ngoài. Khoảng 80% các mặt hàng nhập khẩu được sử
dụng cho mục đích thương mại, còn 20% được sử dụng cho quá trình sản xuất các sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, hoạt động sản xuất và kinh doanh ở Công ty Cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, phòng kế hoạch thực hiện
các hợp đồng mua bán với khách hàng, nếu khách hàng có nhu cầu mua thép cuộn hoặc

thép tấm (nhập theo kiện) thì phòng kế hoạch bán trực tiếp ngay, nếu thép phải qua cắt,
định hình trên cơ sở đó phòng kế hoạch lập các đơn đặt hàng chuyển xuống phòng sản
xuất. Phòng sản xuất được giao nhiệm vụ sản xuất theo đúng quy cách yêu cầu trên
đơn hàng, theo dõi, hạch toán giá thành các loại sản phẩm trong tháng để xác định kết
quả sản xuất và giúp cho phòng kinh doanh đưa ra chiến lược giá bán phù hợp cho kỳ
sau.
Để đưa được hàng hóa, sản phẩm tới tay ngươi tiêu dùng, được người tiêu dùng
chấp nhận và thu được lợi nhuận nhiều nhất, Công ty đã áp dụng linh hoạt các phương
thức tiêu thụ bán buôn, bán lẻ, gửi bán, ký gửi hàng hóa. Công ty mua hàng cảu các
nhà phân phối và tự khai thác nguồn hàng nhập khẩu vừa bán buôn trực tiếp cho các
đại lý các tinh thành, các đại lý bán buôn cho các cửa hàng nhỏ và lẻ và thông qua các
cửa hàng này hàng hóa sẽ tới tay người tiêu dùng.
Sơ đồ 1.1 : Mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
6
Mua hàng của
các nhà phân
phôi cung cấp,
NK trực tiếp
Hệ thống các
đại lý
Hệ thống các
cửa hàng bán
lẻ
Người tiêu
dùng
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được bố trí theo mô hình Công ty Cổ phần
kiểu trực tuyến chức năng. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của
Công ty. Tiếp đến là hội đồng quản trị, cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có toàn

quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Giám đốc (kiêm chủ tịch Hội đồng
quản trị) là người đứng đầu trong Công ty có toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong Công ty, chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, bố trí cơ cấu tổ chức
bộ máy trong Công ty và là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt
động sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm pháp lý với các tổ chức kinh tế và với
Nhà nước. Giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý phòng tài chính – kế toán và phòng
xuất nhập khẩu.
Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về
các mặt do mình phụ trách trước giám đốc và hội đồng quản trị. Các phó giám đốc tổ
chức và triển khai các quyết định của giám đốc tới các phòng ban trực thuộc do mình
quản lý theo sự phân công của giám đốc.
Ngoài ra, Công ty còn có các bộ phận chức năng như:
- Phòng tài chính – kế toán có nhiệm vụ tổ chức quản lý thực hiện công tác tài
chính kế toán theo chính sách của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh
doanh và yêu cầu phát triển của Công ty, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá
kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của Công ty
có hiệu quả.
- Phòng tổ chức có chức năng tham mưu giúp giám đốc và phó giám đốc phụ
trách của Công ty tổ chức thực hiện công tác, xây dựng và lựa chọn mô hình tổ
7
chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ
máy quản lý đơn vị , cơ cấu bộ máy phải gọn nhẹ, hiệu quả và khoa học, chủ động
lập kế hoạch chi tiết và phân công lao động hợp lý.
- Phòng xuất nhập khẩu có chức năng tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ
kinh doanh quốc tế, thu thập thông tin về các mặt hàng mà Công ty đang kinh
doanh trên thị trường quốc tế, để tìm ra các khách hàng tiềm năng cho Công ty và
chuẩn bị các công tác cho việc ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế.
- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu cho phó
giám đốc tham khảo trình lên giám đốc và báo cáo kết quả kinh doanh của các cửa

hàng kinh doanh lên phó giám đốc phụ trách. Đồng thời phòng kế hoạch còn chịu
trách nhiệm thiết lập mối quan hệ khách hàng, khảo sát thị trường, tập hợp quản lý
danh sách khách hàng và thực hiện công tác tiếp thị của Công ty.
- Phòng sản xuất có chức năng giám sát các xưởng sản xuất, tổ kho vận, tổ nghiệp
vụ kỹ thuật để báo cáo lên phó giám đốc phụ trách, tổ chức cho các xưởng sản xuất
của Công ty sản xuất ra các sản phẩm theo chỉ thị ở trên và tổ chức kho vận để
nhập hàng hóa về bảo quản hoặc sản xuất, giao nhiệm vụ cho tổ nghiệp vụ kĩ thuật
kiểm tra các sản phẩm trước khi xuất xưởng cũng như kiểm tra chất lượng hàng
hóa mua về nhập kho.
- Phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật,
công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm đồng thời kết hợp với phòng kinh
doanh theo dõi, kiểm tra chất lường, số lượng hàng hóa, vật tư khi mua vào hoặc
khi xuất ra.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty như vậy là rất hợp lý trong tình hình hiện nay,
các phòng ban được bố trí tương đối gọn nhẹ, không chồng chéo và có quan hệ mật
thiết với nhau về mặt nghiệp vụ. Điều này giúp Công ty có thể dễ dàng kiểm tra việc
8
thực hiện mệnh lệnh của Giám đốc và giúp cho giám đốc có những chỉ đạo nhanh
chóng kịp thời trong hoạt động của Công ty.
9
TỔ
KHO
VẬN
CÁC
XƯỞN
G SX
CÁC
CỬA
HÀNG
KD

TỔ KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
TỔ
KINH
DOANH
TỔNG
HỢP
LAO
ĐỘNG
TIỀN
LƯƠNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
XNK
PHÒNG TÀI
CHÍNH –
KẾ TOÁN
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
TỔ CHỨC
PHÒNG
KỀ
HOẠCH

PHÒNG
SẢN
XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
TỔ
NGHIỆP
VỤ KỸ
THUẬT
Chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ ngang nhau
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C
1.2.3 Quy trình sản xuất
Sản phẩm thép của Công ty qua sản xuất có rất nhiều loại. Tất cả các loại thép
qua sản xuất có điểm chung là phải qua công đoạn cắt. Sau đó, tùy từng loại có các
công đoạn sản xuất riêng. Tuy nhiên, toàn bộ các công đoạn để làm ra sản phẩm được
thực hiện theo quy trình sản xuất sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất thép tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt
Nam
10
Thép cuộn Công đoạn
cắt
Công đoạn
pha dải
Công đoạn

sấn
Công đoạn
lốc
Đóng gói
SP thép
U,C,Z,V
SP thép
U, C
SP thép cắt
bản
Công đoạn 1 – Cắt: Nguyên liệu trực tiếp đưa vào sản xuất là thép cuộn (được
nhập khẩu từ nước ngoài). Từ thép cuộn, qua hệ thống cẩu dàn được công nhân vận
chuyển váo máy cắt. Mỗi máy cắt sử dụng từ 2-3 công nhân để làm nhiệm vụ cắt và
đóng gói sản phẩm. Qua hệ thống máy cắt gồm 3 phần: máy vào lô – máy nắn tôn
(thép) – máy cắt, sản phẩm tạo ra là thép cắt bản (thép tấm) với chiều dài tấm thép là
tùy theo yêu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm là thép hình (U,C,Z,V) thì công đoạn
này chỉ tạo ra bán thành phẩm.
Công đoạn 2 – Pha dải: từ bán thành phẩm là thép cắt bản (thép tấm) được
công nhân tiếp tục cẩu chuyển sang máy cắt dải. Máy này cần 2 công nhân vận hành và
có nhiệm vụ pha nhỏ kích thước bản rộng tấm thép thành nhiều dải nhỏ hơn, đều nhau
nhưng chiều dài các dải thép vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu.
Công đoạn 3 – Lốc U, C: công đoạn này chỉ tạo ra sản phẩm là thép U,C. Nếu
dải thép được đưa qua máy lốc U sẽ thu được sản phẩm là thép hình chữ U các loại,
còn nếu dải thép được đưa qua máy lốc C sẽ thu được sản phẩm là thép hình chữ C các
loại. Ở công đoạn này, mỗi máy cũng cần ít nhất 2 công nhân vận hành để chuyển dải
thép vào máy và đỡ sản phẩm.
Công đoạn 4 – Sấn: dải thép thu được từ công đoạn 2 nếu không qua máy lốc
U, C thì sẽ chuyển sang các máy sấn. Máy sấn sử dụng ít nhất 2 công nhân vận hành để
chỉnh dải phôi đặt đúng vị trí và sấn. Sản phẩm của máy sấn là các loại thép định hình
như: thép U,C với chất lượng đạt tiêu chuẩn như qua máy lốc. Ngoài ra, máy sấn còn

tạo ra các loại thép định hình khác như thép Z, thép V… hoặc các chi tiết khó hơn.
Công đoạn 5- Đóng gói –nhập kho: sản phẩm hoàn thành ở công đoạn 1,3 và 4
được đai cẩn thận và dùng cẩu chuyển đến bàn cân và nhập kho thành phẩm
11
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ
phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm lao động Kế toán tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C
Việt Nam
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam gồm các
thành viên như sau:
- Trưởng phòng tài chính – kế toán (kiêm kế toán trưởng): anh Phạm Văn Tuấn,
40 tuổi, tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính Kế toán, hệ chính quy, năm tốt
nghiệp 1996, công tác tại Công ty từ năm 1998 – khi Công ty mới thành lập.
- Phó phòng Tài chính – Kế toán (kiêm kế toán tổng hợp): chị Bùi Thị Yến, 34
tuổi, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, hệ chính quy, chuyên ngành kế toán,
năm tốt nghiệp 2002, công tác tại Công ty từ năm 2002.
Cùng các nhân viên kế toán sau:
- Chị Nguyễn Thị Thêu,32 tuổi, tốt nghiệp Đại học Thương mại, hệ chính quy,
chuyên ngành kế toán, tốt nghiệp năm 2004, làm việc tại Công ty từ năm 2005
phụ trách kế toán chi phí, giá thành, kiêm kế toán tiền lương.
- Chị Nguyễn Minh Tâm, 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Lao động Xã hội, hệ chính
quy, chuyên ngành kế toán, tốt nghiệp năm 2007, làm việc tại Công ty từ năm
2007 phụ trách kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán TSCĐ.
- Chị Dương Minh Thư, 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Thương mại, hệ chính quy,
chuyên ngành kế toán, tốt nghiệp năm 2006, làm việc tại Công ty từ năm 2007
phụ trách kế toán bán hàng kiêm kế toán phải thu.
12
- Chị Đào Lan Hương, 29 tuổi, tốt nghiệp Đại học Công đoàn, hệ chính quy,

chuyên ngành kế toán, tốt nghiệp năm 2007, làm việc tại Công ty từ năm 2007
với vai kế toán công nợ phải trả kiêm thủ quỹ.
- Anh Phan Tuấn Nam,27 tuổi, tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, hệ chính quy,
chuyên ngành kế toán, tốt nghiệp năm 2009, làm việc tại Công ty từ năm 2010
phụ trách kế toán kho.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán tại Công ty Cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam được tổ
chức trực tuyến chức năng, theo mô hình tập trung. Đứng đầu phòng tài chính – kế
toán là trưởng phòng kiêm kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra công tác
kế toán của Công ty, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính
cho Giám đốc điều hành đồng thời xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm
thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh
doanh, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về
nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị. Giúp việc cho trưởng phòng tài
chính – kế toán là phó phòng kiêm kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tình hình
phát sinh các phần hành kế toán, xác định kết quả kinh doanh , lập và nộp báo cáo kế
toán định kỳ theo quy định .
Ngoài ra, phòng tài chính – kế toán còn có các nhân viên kế toán sau:
- Kế toán chi phí, giá thành, kiêm kế toán tiền lương chịu trách nhiệm tập hợp chi
phí phát sinh, tính giá thành sản phẩm đồng thời có nhiệm vụ tổ chức theo dõi
lao động, tính toán tiền lương phải trả, theo dõi tiền lương, phân bổ lương hàng
tháng cho cán bộ nhân viên trong Công ty, trích lập các quỹ: BHYT, BHXH,
KPCĐ, quản lý chi các quỹ trên.
13
- Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán TSCĐ chịu trách nhiệm ghi chép phản ảnh
chính xác, đầy đủ kịp thời số hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền, quản
lý chế độ thu, chi, đối chiếu với ngân hàng về các khoản vay, gửi, lãi, tư vấn cho
lãnh đạo Công ty về thực trạng vốn để có kế hoạch thu, chi, vay. Đồng thời có
nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ, kể cả về số lượng,

chất lượng và giá trị của TSCĐ, từ đó hạch toán vào sổ chi tiết quản lý chặt chẽ
việc sử dụng, mua sắm, sửa chữa, tính khấu hao, thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
tính toán và phân bổ kế hoạch sử dụng TSCĐ một cách chính xác phù hợp với
giá trị của TSCĐ, phù hợp với điều kiện sử dụng của Công ty, tham gia kiểm kê,
đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết.
- Kế toán kho có nhiệm vụ tiếp nhận hóa đơn, chứng từ, cập nhật toàn bộ dữ liệu,
đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác và theo dõi tình hình biến động liên quan
đến nhập – xuất – tồn kho hàng hóa, CCDC của Công ty cả về mặt số lượng,
chất lượng và giá trị, tính toán và phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ sử dụng
vào chi phí kinh doanh, phối hợp với bộ phận kho mở thẻ kho và đối chiếu hàng
kỳ, kiểm kê định kỳ về số lượng và giá trị
- Kế toán bán hàng kiêm kế toán phải thu: có nhiệm vụ ghi chép phản ánh doanh
thu bán hàng, thuế ở khâu tiêu thụ, theo dõi công nợ phải thu chi tiết cho từng
khách hàng, đồng thời đôn đốc các khoản nợ phải thu của khách hàng khi đến
hạn.
- Kế toán công nợ phải trả kiêm thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý các khoản công
nợ phải trả đồng thời có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, hàng ngày
căn cứ vào các phiếu thu, chi tiền mặt để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt, ghi sổ
quỹ thu, chi, tổng hợp, đối chiếu tình hình thu, chi với kế toán có liên quan, theo
dõi sổ ngân hàng, sổ lưu chuyển tiền tệ.
14
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt
Nam
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt
Nam
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
• Chế độ kế toán áp dụng: Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán Công ty theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, áp dụng các chuẩn mực kế toán
Việt Nam và các thông tư ban hành kèm theo hướng dẫn việc thực hiện các
chuẩn mực, quyết định đó.

15
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán công
nợ phải trả
kiêm thủ quỹ
Kế toán chi
phí,giá thành,
tiền lương
Kế toán
kho
Kế toán bán
hàng, phải thu
Kế toán vốn
bằng tiền kiêm
kế toán TSCĐ
• Kỳ kế toán: Niên độ kế toán theo năm trùng với năm dương lịch bắt đầu từ ngày
01/01 tới ngày 31/12 hàng năm.
• Đơn vị kế toán sử dụng để lập báo cáo và ghi sổ là Đồng Việt Nam. Đơn vị tiền
tệ được sử dụng trong hạch toán là Đồng Việt Nam.
• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường
hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần
có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và
các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại.
o Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia
quyền tháng.
o Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
• Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:

o Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc,
trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn
luỹ kế và giá trị còn lại.
o Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình: Công ty tính khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng, được thực hiện theo TT45/2013/BTC
ngày 25 tháng 04 năm 2013 về chế độ kế quản lý, sử dụng và trích khấu
hao tài sản cố định của Bộ tài chính.
• Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính, áp dụng theo quy định của
chuẩn mực số 14. Nguyên tắc ghi nhận: các khoản thu thương mại được ghi
16
nhận khi xác định doanh thu theo chuẩn mực số 14, đối với các khoản thu khác
được ghi nhận tại thời điểm phát sinh.
• Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
• Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung - kế toán
excel, đây là hình thức tương đối đơn giản, dễ đối chiếu kiểm tra.
Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng
loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn
trên excel.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Các chứng từ được sử dụng để ghi các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh phải có đầy đủ các yếu tố bắt buộc của một chứng từ cùng các yếu tố
bổ sung của đơn vị, các chứng từ sử dụng phải thể hiện được thông tin cần thiết cho
quản lý và ghi sổ kế toán, phải lập theo đúng quy định của chế độ và ghi chép đầy đủ,
kịp thời đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty Cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam hiện nay đang áp dụng chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính
đồng thời cũng cập nhật những thay đổi của chế độ mới ban hành gần đây vào những

phần hành cụ thể, các kế toán viên vẫn sử dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc dành cho
phần hành đó.
Hệ thống chứng từ của Công ty tuân thủ theo mẫu chứng từ do nhà nước ban
hành, ngoài ra còn dựa trên các chứng từ gốc tùy theo từng nghiệp vụ phát sinh do đặc
thù của hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty bao gồm các bước sau:
17
• Lập chứng từ kế toán theo các yếu tố của chứng từ (hoặc tiếp nhận chứng từ từ
bên ngoài);
• Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ (kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp và hợp lý của chứng từ) hoặc trình Giám đốc ký duyệt;
• Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
• Lưu trữ, bảo quản
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay, Công ty đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 và các khoản sửa đổi, bổ sung theo các thông tư
hướng dẫn.
Để vận dụng có hiệu quả và linh động Công ty đã xây dựng cho mình một hệ
thống tài khoản riêng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể phù hợp với
yêu cầu sản xuất và quản lý của đơn vị. Công ty đã chi tiết thêm một số tiểu khoản cho
phù hợp với loại hình kinh doanh của mình
Ví dụ: Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng: Công ty Cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam mở 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1121: Tiền Việt Nam gửi ngân hàng
Tài khoản 1122: Ngoại tệ gửi ngân hàng
Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam gửi ngân hàng: Công ty giao dịch với một số
Ngân hàng nên tài khoản này được chi tiết như sau:
TK 1121M: Tiền Việt Nam gửi Ngân hàng Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd
TK1121T: Tiền Việt Nam gửi Ngân hàng Techcombank
TK1121E: Tiền Việt Nam gửi Ngân hàng Eximbank

18
Tài khoản 1122: Ngoại tệ gửi ngân hàng: Công ty có các hoạt động liên quan tới
xuất – nhập khẩu nên thường xuyên phát sinh các giao dịch về ngoại tệ nên tài khoản
này được chi tiết như sau:
TK 1121USD: Tiền ngoại tệ USD gửi ngân hàng
TK 1121EUR: Tiền ngoại tệ EUR gửi ngân hàng
TK 1121AUD: Tiền ngoại tệ AUD gửi ngân hàng
TK 1121JPY: Tiền ngoại tệ JPY gửi ngân hàng
Ngoài ra, Công ty là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép
công nghiệp nên có rất nhiều chủng loại hàng hóa sản phẩm. Trong điều kiện đó, đòi
hỏi Công ty phải chi tiết Tài khoản hàng hóa (TK 156) theo từng loại hàng hóa có
trong kho của Công ty thì mới tổ chức việc quản lý và hạch toán có hiệu quả.
Hiện nay, số lượng khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa của Công ty rất nhiều,
nên để quản lý có hiệu quả Công ty đã chi tiết tài khoản công nợ cho từng khách hàng.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam áp dụng hình thức kế toán Nhật
ký chung.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
• Sổ Nhật ký chung;
• Sổ Cái tài khoản;
• Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Kế toán Công ty không mở sổ nhật ký đặc biệt, nếu nghiệp vụ nào phát sinh
với khối lượng lớn liên tục, kế toán phần hành sẽ mở sổ chi tiết để theo dõi.
19
- Trình tự tổ chức công tác kế toán theo hình thức Nhật ký chung áp dụng phần
mềm kế toán trên máy tính được mô phỏng theo thứ tự như sau:.
° Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán ghi
nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung.
° Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái tài khoản

theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi
tiết liên quan
° Cuối tháng, cuối quý, cuối năm (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế
toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính.
° Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động
và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
° Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo
tài chính sau khi đã in ra giấy. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và
Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
° Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
° Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
ghi bằng tay.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hình thức kế toán của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
20
Ghi chú: Ghi cuối ngày:
Ghi cuối tháng :
Đối chiếu, Kiểm tra:
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,
nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác báo cáo kế toán là phương diện trình bày
khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm.
Căn cứ vào luật kế toán, chuẩn mực kế toán số 21-“ Trình bày báo cáo tài
chính” và theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC hệ thống báo cáo tài chính của Công ty
gồm 4 báo cáo cơ bản sau :
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
21

Chứng từ kế
toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Phần mềm
kế toán của
Công ty CP
Thanh Bình
H.T.C Việt
Nam
Sổ kế toán:
+ Sổ tổng hợp
+ Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán quản
trị
MÁY VI TÍNH

×