Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Khảo sát viện Hải Dương học Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.47 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I. Giới thiệu
1. Vị trí địa lý
2. Lịch sử hình thành
II. Chức năng, nhiệm vụ
III. Cơ cấu tổ chức
IV. Lực lượng cán bộ
V. Bảo tàng hải dương học
1. Sa bàn, hình ảnh và các mô hình sinh thái biển
2. Bể nuôi sinh vật biển
3. Sinh vật trong bể nuôi ngoài trời
4. Sinh vật trong các bể kính
a. Cá mặt quỷ (Synanceia)
b. Cá mao tiên (Sterois antennata)
c. Cá khoang cổ & hải quỳ
d. Hải quì ống
e. Bộ cá nóc (Tetraodontiformes)
5. Bảo tàng đa dạng sinh học
a. Các mẫu vật lớn
a.1 Bộ xương cá voi lưng gù
a.2 Bò biển Dugong Dugon
b. Các mẫu vật nhỏ
VI. Kết luận












Điểm khảo sát:
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
Thời gian khảo sát : 2011
Điều kiện thời tiết : thời tiết nắng, nóng.

I. Giới thiệu:
1. Vị trí địa lý :
Viện hải dương học nằm trên đường Trần Phú, trên một khu đất cao, rộng
rãi ngay cạnh cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố Nha Trang 6 km về
hướng Đông Nam.
2. Lịch sử hình thành:
Năm 1922 : Toàn quyền Đông Dương ký quyết định thành lập một cơ
quan nghiên cứu về biển ở khu vực Đông Nam Á. Và Nha Trang là nơi thích
hợp nhất cho việc nghiên cứu biển Đông Nam Á . Điều này nhằm mục đích
để nghiên cứu hệ sinh thái biển ở khu vực nhiệt đới cận xích đạo để bổ xung
vào nền khoa học của nước Pháp thời bấy giờ . Mặt khác là để tìm nguồn tài
nguyên giàu có về biển của khu vực này .
Năm 1929 Tổng thống nước Cộng hòa Pháp ký quyết định đổi thành
Viện Hải Dương Học Đông Dương tập trung điều tra về các yếu tố sau : môi
trường , chế độ nước, độ mặn nước biển , các yếu tố hóa học của nước biển ,
lấy mẫu địa chất đáy về phân tích , đem mẫu sinh vật về đây để nghiên cứu .
Năm 1952, đổi tên là Viện Hải Dương Học Nha Trang (L'Institut
Océanographique de Nha Trang)
Sau năm 1954 , đổi thành Hải học Viện Nha Trang sau khi người Pháp
giao lại cho Chính phủ Miền Nam quản lý. Lúc này đã có một phòng vật
mẫu sinh vật chứa 50.000 mẫu ở biển Việt Nam và Đông Nam Á. Giám đốc
người Việt Nam đầu tiên là bác sĩ Ngô Bá Thành ( 1954-1975).

Sau 1975, Viện Hải Dương Học Nha Trang, Viện Nghiên Cứu Biển
Hải Phòng được sát nhập thành một Viện thống nhất lấy tên là Viện Nghiên
Cứu Biển Nha Trang. Tiếp tục điều tra nghiên cứu vùng biển ở phía Nam từ
Ninh Thuận đến Cà Mau. Sau đó được chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu
điều kiện tự nhiên sinh học của tòan bộ biển miền Nam và Việt Nam nói
chung ( từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan ).
Đến năm 1993, trở lại thành Viện Hải Dương Học (L'Institut
Océanographique) bao gồm tất cả các cơ quan nghiên cứu biển trên toàn quốc,
Viện được tổ chức thành một Viện chính ở Nha Trang và hai phân viện ở Hải
Phòng và Hà Nội.
Trải qua hơn 80 năm hoạt động và phát triển, Viện hải dương học đã đóng
góp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục
khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1100 ấn phẩm đã được công bố, trong
đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm 62.6%, về vật lý hải dương chiếm
11.6%, về sinh thái môi trườngchieesm 7.6%, về địa chất địa mạo biển chiếm
5.4%,về hóa học biển và hóa sinh chiếm 4.4%.Qua đó có thể thấy Viện hải
dương học đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu khoa học của đất nước.
II. Chức năng, nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu những vấn đề khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
- Điều tra, nghiên cứu cơ bản các điều kiện tự nhiên, nguồn lợi sinh vật và
không sinh vật( khoáng sản, dầu khí, giao thông, hàng hải ), nghiên
cứu các quá trình xảy ra trong thủy quyển, khí quyển, thạch quyển trong
toàn vùng biển Việt Nam và Biển Đông, bao gồm các thủy vực ven biển
( cửa sông, đầm phá, vũng vịnh ) và các đảo.
- Điều tra, nghiên cứu hiện trạng và diễn biến nhiễm bẩn môi trường biển,
nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý nhiễm bẩn nhằm đảm bảo cân
bằng sinh thái và phát triển nguồn lợi một cách ổn định.
- Nghiên cứu các hiện tượng đặc biệt trên biển phục vụ công tác phòng
chống thiên tai như hiện tượng nước dâng trong bão, sóng thần, xói lở,
bồi tụ

- Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ biển nhằm phục vụ thiết kế và xây
dựng các công trình biển, phát triển nuôi trồng hải sản, chiết xuất các
chất hoạt tính từ sinh vật biển và các sản phẩm từ nước biển, thiết kế và
chế tạo các dụng cụ và máy móc hải dương học chuyên dùng.
2. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan sản xuất trong nước tổ
chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống,
thực hiện chuyên giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói trên từ
nước ngoài vào Việt Nam.
3. Tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ và hải dương
học.
4. Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hải dương học.
5. Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển
khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên
cứu của Viện.
6. Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của viện

III. Cơ cấu tổ chức:
Các phòng chuyên môn:
- Phòng Vật lý biển
- Phòng Thực vật
- Phòng Thủy - địa hóa
- Phòng Thiết bị - phân tích
- Phòng Địa chất biển
- Phòng Nguồn Lợi Thuỷ sinh
- Phòng Công nghệ nuôi trồng
- Phòng Sinh vật Phù du
- Phòng Sinh thái và Môi trường biển
- Phòng Hóa sinh
- Phòng Động vật có Xương sống
- Phòng Thông tin - Thư viện

- Bảo tàng Hải dương học:
+ Phòng Quản Lý Chuyên môn Bảo tàng
+ Phòng Kỹ thuật và Truyền thông
- Trung tâm Dữ liệu biển
- Tổ GIS – Viễn thám biển
- Monitoring và Đài trạm
+ Trạm Cần Giờ
+ Trạm Nha Trang
+ Trạm Thực nghiệm
- Tổ Tàu thuyền
IV. Lực lượng cán bộ:
Tổng số CBVC: 139 người
- Số biên chế: 103 (hiện có 88)
- Số hợp đồng: 51
- Giáo sư:
- Phó Giáo sư: 02
- Tiến sỹ khoa học:01
- Tiến sỹ: 15
- Thạc sỹ: 31
- Cử nhân: 62
- NCVCC: 03
- NCVC: 09
- Khác: 30

V. Bảo tàng hải dương học:
Phòng trưng bày mẫu vật được xây dựng cùng thời với Viện Hải Dương Học
vào năm 1923. Các mẫu vật này được các nhà khoa học sắp xếp theo hệ thống
phân lọai từ thấp đến cao gồm trên 20000 mẫu vật của hơn 4000 loài sinh vật
biển và nước ngọt đã được sưu tầm và giữ gìn nhiều năm bên cạnh những mẫu
vật sống nuôi thả trong bể kính.


1. Sa bàn, hình ảnh và các mô hình sinh thái biển:
Sa bàn “địa hình thềm lục địa Việt Nam” biểu diễn độ sâu đáy biển. Mô
hình “sinh cảnh một rạn san hô”. Các bản đồ, hình ảnh giới thiệu nguồn lợi
và tuyên truyền bảo vệ môi trường biển
2. Bể nuôi sinh vật biển:
Với các sinh vật biển màu sắc rực rỡ, đa dạng về hình thù, sống trong các
rạn: San hô sừng dạng quạt, Hải quỳ, Cá khoang cổ, Sao biển màu xanh đỏ,
Huệ biển, Cầu gai, Hải sâm, Tôm hùm, Cá bò Picasso, Cá mao tiên, Cá mặt
quỷ, Cá thiên thần, Cá thia xanh biếc, Tôm bác sĩ …
3. Sinh vật trong bể nuôi ngoài trời:
Những con Sam sống thành đôi, Sam được xem là hóa thạch sống trên hành
tinh chúng ta, loài này xuất hiện khoảng 400 triệu năm trước đây.
Những loài cá lớn như Cá Mập Vây Đen, Cá Nhám Beo, Cá Đuối .
Các loài rùa biển ở Việt Nam như Đồi Mồi, Vích, Tráng Bông.
4. Sinh vật trong các bể kính:
Các loài cá màu sắc sặc sỡ thuộc họ cá Bướm (Chaetodontidae), cá Kẽm
Bông (Plectorhynchus chaetodonoides) Cá Kẽm Sọc (P. gaterinoides), Cá
Chim Cờ (Heniochus acuminatus), Cá Bàn Chài (Labridae), Cá Bò Picasso
(Rhinecanthus aculeatus), Cá Bò Đuôi Gai (Acanthurus spp., Naso spp)
Các loài cá quý hiếm thuộc họ Cá Chim Xanh như Cá Hoàng Đế
(Pomacanthus imperator), Cá Hoàng Hậu (P. annularis), Cá Bò Bông Bi
(Balistoide conspicillum), Cá Chình Thiên Long (Rhinomuraena quaesita).
Ngoài ra, còn có : Hải Quỳ Ống, Sao biển, Cầu gai, Hải sâm, Rắn biển, Huệ
biển, Rùa



a. Cá mặt quỷ: Cá mặt quỷ thuộc họ cá mao mặt quỷ với tên khoa học là
Synanceia.

Phân bố : Úc, Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hiện tại, người ta ghi nhận có
khoảng 8 loài cá mặt quỷ có độc tố, trong đó loài cá mặt quỷ Synanceia
verrucosa và loài Synanceia horrida phổ biến ở Việt Nam.
Kích thước tối đa: 35cm loài Synanceia verrucosa Bloch & Schneider,
1801










Đặc điểm: Chúng có thân hình lớn, xù xì, với nhiều vây ở sống lưng.
Cá mặt quỷ có thể thay đổi màu sắc cơ thể để nguỵ trang. Chúng thường
sống trong các hang đá, hốc đá hoặc khe đá.Nên còn được gọi là cá đá.
Những chiếc gai trên lưng và hậu môn có độc tố cực mạnh tác động trực
tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người gây
hôn mê thậm chí tử vong. Một số nước trên thế giới đã ghi nhận trường
hợp tử vong do dính độc tố của cá mặt quỷ. Cá mặt quỷ có thể sống
được vài ngày trong điều kiện không khí ẩm mặc dù không phải trong
môi trường nước biển. Ngay cả khi cá mặt quỷ chết được vài ngày thì
độc tính vẫn còn. Tuy nhiên thịt cá không có độc, rất ngon, vị ngọt
thanh, bùi béo. Món ăn này giàu canxi, rất tốt cho sự phát triển và tái
tạo hệ xương nên được xem là đặc sản.
b. Cá mao tiên (Sterois antennata) : Được chọn làm biểu tượng của Viện
Hải Dương Học.
Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương

Kích thước tối đa: 38cm loài Pterois volitans ( Lunnaeus, 1758)
Đặc điểm:
Cá Mao Tiên là loài cá đặc trưng vùng nhiệt đới, chúng sống ở những
nơi có nhiều san hô, màu sắc nâu đỏ, vàng, hai vây trước xèo rộng như
hai cánh chim, vây lưng tua tủa 13 chiếc gai độc, vây đuôi mỏng trong
suốt có chấm như chiếc quạt Nhật Bản. Đầu sù sì như đầu rồng, thân
hình mềm mại như nàng tiên múa vũ khúc. Và được mệnh danh là
“công chúa biển ”. Nhưng cá mao tiên có những vũ khí tự vệ rất lợi hại
là những chiếc vây lưng. Trong những tia vây này có chứa chất độc, khi
chích sẽ làm cho vết thương bị sưng tấy, đau nhức, thậm chí có thể gây
sốt cao, bất tỉnh, sau 7- 15 ngày thì chết. Đáng lưu ý là màu sắc của
chúng càng sặc sỡ thì càng độc.











c. Cá khoang cổ & hải quỳ:

Cá khoang cổ hay còn gọi là cá hề. Tùy thuộc mỗi loài, cá hề có màu
vàng, cam, đỏ nhạt, đen nhạt xen bởi các sọc trắng: công tử hề
Cá mao tiên lửa
Cá mao tiên
Amphiprion ocellaris, hề đỏ Amphiprion frenatus, hề đen hai sọc

Amphiprion sebae, hề đỏ chói Premnas biaculeatus hề đỏ hai sọc
Amphiprion clarkii,

Phân bố: hầu hết ở các dải đá ngầm và rạn san hô.

Kích thước tối đa: 14cm (loài Amphiprion sebae Bleeker, 1853)

Đặc điểm: Thân dài từ 10-15 cm, hình elip. Thường ở nước ấm có nhiệt
độ khoảng 26 - 27 độ C. Cá khoang cổ là động vật ăn tạp, chúng ăn các
các động vật không xương sống: những sinh vật phù du, rong biển, thịt
tôm cá vụn hoặc là thức ăn dạng hạt, còn phân của chúng cung cấp chất
dinh dưỡng cho hải quỳ.

Chúng sống chung với hải quì như đôi bạn thân thiết. Cá khoang cổ tìm
được thức ăn thường mang về tổ chia cho hải quì. Khi gặp nguy hiểm hải
quì sẵn sàng bảo vệ cá khoang cổ bằng cách ôm lấy cá hoặc giết chết kẻ
thù của cá. Cá khoang cổ là loài cá duy nhất không bị nhiễm độc bởi hải
quỳ.

Cá khoang cổ thuộc nhóm cá lưỡng tính với giới tính đực có trước. Điều
này có nghĩa là tất cả các cá khoang cổ khi nhỏ đều là con đực, đến một
kích thước nào đó và gặp điều kiện thích hợp thì chúng sẽ chuyển giới
tính thành cá cái. Ví như khi con cái bị chết hoặc biến mất vì một lý do
nào đó, con đực thành thục sinh dục lớn nhất trong đàn sẽ chuyển đổi
giới tính để trở thành con cái. Con đực lớn thứ hai sẽ nhanh chóng phát
triển thành con đực thành thục sinh dục và kết cặp với con cái đó.

Hiện nay, cá khoang cổ đã được sinh sản nhân tạo thành công tại Viện
hải dương.











d. Hải quì ống :
Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương
Kích thước tối đa: khoảng 40cm
Đặc điểm: còn được gọi là “ cây dừa biển”, chúng kiếm mồi bằng cách
dùng các tua râu mảnh mai có chất nhầy bắt những sinh vật nhỏ lơ lửng
làm thức ăn. Khi gặp nguy hiểm hải quì co vào trong ống hoặc trầm
mình dưới lớp trầm tích để lẩn tránh.









e. Bộ cá nóc: Tetraodontiformes
Thuộc lớp Cá vây tia (Actinopterygii). Về tổng thể, bộ Tetraodontiformes
chứa 10 họ còn sinh tồn với khoảng 360 loài và khoảng 9 họ đã tuyệt
chủng. Phần lớn các loài là cá nước mặn và sinh sống trong hay xung
quanh các bãi đá san hô ngầm vùng nhiệt đới, nhưng có vài loài là các

nước ngọt, sinh sống trong sông suối hay cửa sông.

- Đặc trưng tự nhiên: Có nhiều hình dạng kỳ dị : hình vuông hay tam giác
(các loài cá nóc hòm), hình cầu (các loài cá nóc) tới dẹp bên (các loài cá
Amphiprion melanopus
Amphiprion ocellais
đầu). Chúng phòng thủ bằng cách: củng cố bằng lớp vảy đã biến đổi thành
các tấm hay các gai cứng - các gai này đôi khi có thể thụt vào và có thể khóa
tại chỗ (như ở các loài cá nóc gai) - hay với lớp da dai như da thú (các loài cá
đầu và cá bò giấy). Một đặc điểm phòng ngự đáng chú ý khác tìm thấy ở các
loài cá nóc và cá nóc nhím là khả năng phình to cơ thể để tăng các kích
thước cơ thể so với hình dáng thông thường: điều này đi đôi với hút nước
vào túi thừa của dạ dày. Nhiều loài của các họ Tetraodontidae (cá nóc),
Triodontidae (cá nóc ba răng) và Diodontidae (cá nóc nhím) còn được bảo vệ
nhiều thêm nữa từ các kẻ ăn thịt nhờ tetraodotoxin, một chất độc thần kinh
mạnh, tập trung trong các cơ quan nội tạng.
- Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra sơ bộ của Viện Nghiên cứu Hải sản thì
trong các vùng biển của Việt Nam có khoảng 46 loài trong 18 chi và 4 họ
(Diodontidae, Ostraciidae, Tetraodontidae, Triodontidae), trong đó họ Cá
nóc (Tetraodontidae) là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng trữ lượng cá nóc ở
biển Việt Nam


- Độc tính:
Các bộ phận khác nhau của cá nóc có độc tính với mức độ rất khác nhau.
Mức độ độc của đa số các loài có thể được sắp xếp theo trật từ giảm dần của
độ mạnh như sau: trứng, tinh hoàn, gan, ruột, da, thịt.
Theo giai đoạn trưởng thành và thuần thục sinh dục, cá nóc có độc tính cao ở
giai đoạn 5 đối với cá đực và giai đoạn 6 đối với cá cái. Độc tính của cá nóc
thường tăng cao vào các tháng 2-3 và 7-9 trong năm, đây cũng là mùa sinh

sản của cá nóc.
Việt Nam chưa có thuốc điều trị ngộ độc do cá nóc. Vì vậy việc nghiên cứu
cơ chế gây độc, thuốc điều trị ngộ độc và các bộ thử nhanh khi nhiễm độc tố
là rất cần thiết đối với ngành y tế.









Phân bố: Biển Đỏ, Ấn Độ, Thái Bình Dương
Cá nóc: Tetraodontidae
Kích thước tối đa: 90cm (loài Aronthron stellatus, (Schneider,1801)).
Đặc điểm: Đây là nguyên liệu chính làm món “sushi fugu” rất được ưa
thích ở Nhật. Tuy nhiên, một số loài cá nóc mang độc tố tetrodotoxin cực
mạnh chỉ cần ăn phải một lượng nhỏ cũng có thể tử vong. Khi gặp nguy
hiểm cá tự vệ bằng cách phình to lên.
5. Bảo tàng đa dạng sinh học:
Nơi đây lưu trữ, trưng bày 20.000 mẫu vật từ các chuyến khảo sát trong
vùng Biển Đông và một số vùng biển lân cận với mục đích bảo vệ sự đa
dạng sinh học của các sinh vật biển. Các mẫu vật được xếp theo phát triển,
tiến hóa về sinh học.
a. Các mẫu vật lớn:
a.1 Bộ xương cá voi lưng gù:











Bộ xương của cá voi lưng gù được nhân dân xã Hải Cường, huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định khai quật ngày 18 tháng 12 năm 1994 trong khi đào
mương làm thủy lợi. Bộ xương đã bị vùi sâu dưới ruộng khoảng 1,2m và
cách biển 4km( theo đường chim bay). Bộ xương dài 18m, cao 3m, nặng
tới 10 tấn với đầy đủ 48 đốt cột sống được phục chế. Việc di chuyển bộ
xương cá voi và khôi phục toàn vẹn mẫu vật để trưng bày như hiện nay là
quá trình công phu của các cán bộ Viện Hải dương học Nha Trang.
a.2. Bò biển Dugong Dugon: hay còn gọi là “mỹ nhân ngư”
Bò biển là loài thú biển, ăn cỏ, đẻ con và nuôi con bằng sữa, tuổi thọ của
bò biển có thể trên 70 tuổi, thành thục sinh dục ở khoảng 9-10 tuổi. Bò biển
sinh sản quanh năm, đỉnh cao là mùa cỏ biển phong phú. Bò biển mang thai
đến 13 tháng và chỉ sinh 1con, vú nằm ở nách, con con bú sữa mẹ và bắt
đầu gặm cỏ sau vài tuần.

Bò biển không thể lặn lâu trong nước, nó cần lấy không khí để thở, thời
gian có thể nín thở lâu nhất là 8 phút 26 giây. Chúng bơi chậm chạp, tốc độ
trung bình khoảng 5km/h, nhanh nhất có thể đạt đến 20km/h.
Bò biển có thể sống đơn độc, từng đôi mẹ - con, thành những nhóm nhỏ
hoặc thành đàn đến hàng trăm con, Bò biển là động vật sống có tổ chức
cao.

Bò biển thường sống ở những vùng nước ấm quanh năm với nhiệt độ 18 –
32ºC. Chúng sống ở vùng nước cạn ven bờ và các hải đảo, độ sâu từ 2 – 10

m. Ngoài ra chúng còn có thể sống trong các lạch hay cửa sông.

Bò biển phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiết đới thuộc 42 nước trong
vùng nước ấm Tây Thái Bình Dương.

Ở Viêt Nam, bò biển được phát hiện ở vùng biển Côn Đảo ( khoảng 8- 12
con), Phú Quốc, Khánh Hòa

Nhiều nơi bò biển đưuọc khai thác để
lấy thịt, lấy dầu và những sản phẩm
khác. Hiện nay, trên thế giới ước tính
có khoảng 100.000 con. Sự suy giảm
số lượng bò biển do nhiều nguyên
nhân khác nhau : do săn bắn, ô nhiễm
môi trường, các thảm cỏ biển bị phá
hoại Nhiều nhà khoa học cho rằng
chúng có thể bị tuyệt chủng trog
tương lia gần. Vì vậy, cần có những biện pháp tích cực và hữu ích để bảo
vệ bò biển.

Bò biển Dugong Dugon, bị mắc lưới ngư dân xã Gành Dầu (huyện Phú
Quốc, Kiên Giang) vào 23/12/2003. Dài 2,75m, trọng lượng khoảng 400kg.

b. Các mẫu vật nhỏ:
- Những con Chim Yến trong chiếc tổ làm từ nước dãi của nó trên các
vách đá treo leo giữa biển.
- Bạch tuộc đốm xanh lần đầu tiên thu mẫu được ở Việt Nam năm 1999,
loài này có độc tố rất độc có thể gây chết người nếu bị cắn.
- Các mẫu vật Hải cẩu, Cá tầm Trung Hoa, Cua vua ở các vùng biển lân
cận Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự phong phú cho Bảo tàng Hải

Dương Học Việt Nam.
- Ngoài ra, còn có những bộ mẫu San hô, Thực vật biển, Thân mềm.
VI. Kết luận:
Viện hải dương học với một lịch sử phát triển lâu đời cùng một cơ cấu tổ
chức hợp lý và một phòng trưng bày mẫu vật rất khoa học đã đóng góp được
một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực chinh phục, khai
thác và bảo vệ đa dạng sinh học biển nói riêng và tài nguyên biển nói chung
Đây thực sự là một trung tâm di sản văn hóa biển quan trọng, cần phải được
duy trì và phát triển.

×