Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu Luận đánh giá Thành phần , tính chất và chỉ tiêu nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.42 KB, 14 trang )

Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 1 -
MỤC LỤC

Phần 1: Mở đầu 2
Phần 2: Thành phần, tính chất và các chỉ tiêu của nước thải 3
1. Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải 3
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải 3
Thành phần nước thải 3
Tính chất nước thải 4
Chỉ tiêu nước thải 5
Tóm tắt thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải 5
So sánh nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp 6
2. Định nghĩa và ý nghĩa của các chỉ tiêu 7
3. Ý nghĩa của thành phần, tính chất và các chỉ tiêu 9
Phần 3: Kết luận và kiến nghị 13
Tài liệu tham khảo 14
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 2 -
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Nước ta đang trong quá trình hội nhập và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Trong bối cảnh đó, các đô thị và khu công nghiệp là những nơi có lượng
nước thải tập trung cao nhất - đây là nguồn ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như
sự phát triển bền vững của đô thị. Giải quyết tốt vấn đề thoát nước và xử lý nước thải
(XLNT) là một yêu cầu cấp bách nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người
dân cũng như mỹ quan cho đô thị.
Nước thải hay chất thải lỏng là nước đã được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, sản
xuất và các mục tiêu khác. Sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn đồng thời có nhiều vi
trùng và các chất độc hại khác. Chúng bị thay đổi so với ban đầu về thành phần, tính chất
lý – hóa – sinh và sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh.


Vì thế nước thải trước khi xả vào sông, hồ, biển (nguồn tiếp nhận) cần phải được
xử lý để đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. Mức độ xử lý phụ thuộc vào
nồng độ bẩn của nước thải, khả năng pha loãng giữa nước thải với nước nguồn, khả năng
tự làm sạch của nguồn nước và các yêu cầu về mặt vệ sinh.
Vì vậy cần phải biết đặc điểm và thành phần, tính chất và các chỉ tiêu của nước
thải và được đánh giá theo trạng thái: vật lý, hóa học và sinh học.
Nước thải thường được phân loại thành nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp. Chúng đều là nước thải và có các tác nhân ô nhiễm cần xử lý. Tuy nhiên, vẫn có
sự khác nhau về thành phần, tính chất, chỉ tiêu giữa nước thải công nghiệp và nước thải
sinh hoạt.
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 3 -
PHẦN 2: THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT VÀ CHỈ TIÊU NƯỚC THẢI

1. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT VÀ CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC THẢI
1.1. Thành phần, tính chất và các chỉ tiêu của nước thải
1.1.1.Thành phần:





Hình 1: Phân loại thành phần nước thải
1.1.1.1. Thành phần lý học
+ Nước thải chứa các chất rắn có kích thước khác nhau với xuất xứ khác nhau.
Khoảng 1/3 – 1/2 khối lượng chất rắn ở dạng lơ lửng không tan, còn lại phần lớn ở dạng
tan và một ít ở dạng keo.
+ Ngoài các hạt nhỏ, nước thải còn chứa các hạt sỏi cát lớn, các mẫu rau, hoa quả,
vải – giẻ, giấy vụn…Nước thải từ mạng lưới thoát nước chung, có lẫn cả nước mưa, cuốn
theo cát sỏi.

1.1.1.2. Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học của các chất rắn dạng tan và lơ lửng trong nước thải biến động
đáng kể.
Theo bản chất hóa học, các chất bẩn trong nước thải bao gồm: các chất bẩn hữu cơ,
vô cơ, VSV và sinh vật. Tuy nhiên, trung bình có thể đánh giá rằng khoảng 2/3 lượng chất
rắn là các dạng hợp chất hữu cơ phân tử lượng lớn, trong đó 40 -60 % là protein, 25 – 50
% là hydrat cacbon. Các chất hữu cơ phân tử lượng lớn lại bao gồm các phân tử đơn giản
và gồm các nguyên tố C, H, O, N, S…Ngoài ra, trong nước thải còn chứa các chất hữu cơ
khác như chất béo, dầu, mỡ, các chất hoạt động bề mặt…
Các hợp chất vô cơ bao gồm N, P… là những hợp chất luôn có mặt trong NTSH và
nước thải một số ngành công nghiệp.





Hình 2: Thành phần hoá học nước thải
Thành phần
nước thải
Thành phần lý học

Thành phần hoá học
Thành phần sinh học
Thành phần hoá học
nước thải
Hợp chất hữu cơ
Chất vô cơ
Vi sinh vật
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 4 -

1.1.1.3. Thành phần sinh học:
Nước thải có chứa một lượng lớn các loại vi khuẩn, trong đó có cả vi khuẩn gây
bệnh (lỵ, gây bệnh đường ruột, gian sán…) và có lợi (là những vi khuẩn đi theo phân
người, chúng phân hủy thức ăn trong ruột già).
Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nước thải do các vi khuẩn gây bệnh, người ta
đánh giá qua một loại trực khuẩn đường ruột điển hình là vi khuẩn E. Coli trong một đơn
vị thể tích nước.
1.1.2. Tính chất:





Hình 3: Phân loại tính chất nước thải
1.1.2.1. Tính chất vật lý:
Tính chất vật lý nước thải thể hiện qua các khả năng sau:
- Khả năng lắng hoặc nổi các chất trong nước thải.
- Khả năng tạo mùi của nước thải.
- Khả năng tạo màu của nước thải






Hình 4: Tính chất vật lý nước thải
1.1.2.2. Tính chất hóa học:
Tính chất hóa học nước thải thể hiện qua các khả năng sau:
- Khả năng phản ứng lẫn nhau giữa các chất có sẵn trong nước thải.
- Khả năng phản ứng giữa các chất trong nước thải và hóa chất thêm vào.

- Khả năng phân hủy hóa học.


Tính chất nước thải
Tính chất vật lý
Tính chất hoá học
Tính chất sinh học
Tính chất vật lý
Khả năng lắng/ nổi
Khả năng tạo mùi
Khả năng tạo màu
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 5 -








Hình 5: Tính chất hoá học nước thải
1.1.2.3. Tính chất sinh học:
Tính chất sinh học nước thải thể hiện qua các khả năng sau:
- Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ.
- Quá trình sinh hóa hiếu khí
- Quá trình sinh học kị khí
- Quá trình nitrat hóa
- Quá trình khử nitrat.
1.1.3. Chỉ tiêu

1.1.3.1. Chỉ tiêu lý học
Các chỉ tiêu lý học: SS, TDS, độ màu, độ đục, nhiệt độ…
1.1.3.2. Chỉ tiêu hóa học
Các chỉ tiêu hóa học: pH, độ mặn, DO, BOD, COD, nito, phopho…
1.1.3.3. Chỉ tiêu sinh học
Các chỉ tiêu sinh học: vi khuẩn, tảo, VSV…
1.1.4. Tóm tắt thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải:
Thành phần
Tính chất
Chỉ tiêu
A. Vật lý
Dựa vào kích thước hạt mà các
chất ở các dạng khác nhau:
- Các chất có kích thước lớn như
rác…có kích thước > 1.10
-1
mm.
- Các chất lơ lững, có kích thước:
1.10
-1
- 1.10
-4
mm.
- Lắng: kích thước hạt > kích thước
nước.
- Nổi: kích thước hạt < kích thước
nước.
- Lơ lửng: kích thước hạt tương
đương kích thước nước.
Độ đục, độ

màu, pH,
hàm lượng
chất lơ
lửng…

Tính chất hoá học
Khả năng phản ứng lẫn
nhau giữa các chất có
sẵn trong nước thải
Khả năng phản ứng
giửa các chất trong
nước thải và hoá chất
thêm vào
Khả năng phân huỷ
hoá học
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 6 -
- Các chất ở dạng keo, có kích
thước: 1.10
-4
- 1.10
-6
mm.
- Các chất ở dạn hòa tan, có kích
thước < 1.10
-6
mm.
- Gây màu, gây mùi.

B. Hóa học

- Chất hữu cơ:
+ Dễ bị phân hủy
+ Khó bị phân hủy
Các chất thường gặp:
Hidrocacbon, protein, chất béo.
- Chất vô cơ: cát, sỏi…
-Kim loại nặng
- Có khả năng phản ứng lẫn nhau
giữa các chất có trong nước thải.
- Khả năng phản ứng các chất có
trong nước thải và các hóa chất khác
thêm vào.
BOD
5
, COD,
nitrat, tổng
nito, tổng
photpho…
C. Sinh học
Có thể tồn tại trong tảo,
nấm,phiêu sinh, VSV nhỏ bé
khác…
Có khả năng phân hủy các thành
phần hữu cơ trong điều kiện hiếu khí,
kị khí, thiếu khí và tùy nghi.
Coliform,
E.Coli…
1.2. So sánh nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp:
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải công nghiệp có một số đặc điểm giống
nước thải sinh hoạt, tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác nhau.

1.2. 1. Giống nhau:
NTSH và NTCN đều là nước thải và có các tác nhân ô nhiễm cần xử lý.
1.2.2. Khác nhau:
Nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp
Sử dụng trong mục đích sinh hoạt, sinh ra
từ hoạt động của con người
Thải ra từ nhà máy, hoạt động sản xuất.
Thành phần, chỉ tiêu tương đối ổn định
Thành phần, chỉ tiêu thay đổi
pH = 6.5 – 8
pH thay đổi tùy thuộc vào loại hình công
nghiệp (ví dụ: pH của CN cao su thấp, CN
chế biến giấy: pH cao)
BOD = 150 - 250 mg/l
BOD dao động, có thể từ vài trăm, vài
ngàn
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 7 -
NTSH chứa VSV, vi trùng
NTCN không chứa nhiều vi trùng.
Không có kim loại nặng
Có kim loại nặng (ví dụ: ngành xi mạ)
Có nhiều cát, chất thải vô cơ, công suất Q
> 100 m
3
/ngày phải XD bể lắng cát
Một số ngành CN không có cát  không
cần bể lắng cát
Công suất, nồng độ ổn định hơn

Công suất lớn nhưng nồng độ thấp hơn
Công suất, nồng độ thay đổi.
Công suất tuy nhỏ nhưng nồng độ cao (chất
dinh dưỡng, BOD, COD cao: ngành chế
biến thủy sản, dệt nhuộm )
Chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh
học
Chất hữu cơ dễ phản ứng và khó phân hủy
sinh học
Tỉ lệ BOD/COD ổn định
Tỉ lệ BOD/COD không ổn định, chênh lệch
cao

2. ĐỊNH NGHĨA VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỈ TIÊU
Chỉ tiêu
Định nghĩa
Ý nghĩa
Độ màu
Màu sắc gây nên bởi các tạp
chất trong nước (thường là
do chất hữu cơ (chất mùn
hữu cơ – acid humic), một
số ion vô cơ (sắt…), một số
loài thủy sinh vật…
Màu sắc mang tính chất cảm quan và gây nên
ấn tượng tâm lý cho người sử dụng.
Nước có thể có độ màu, đặc biệt là nước thải
thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu.
Mùi
Mùi là do các loại khí tạo ra

khi phân hủy chất hữu cơ
hoặc các chất lẫn trong nước
thải.
Là vấn đề lưu tâm của mọi người trong việc
XLNT. Mùi khó chịu sẽ làm ảnh hưởng sức
khỏe, cảnh quan từ đó giảm giá trị kinh tế,
xã hội
Độ đục
Độ đục được tạo ra từ những
chất bị cuốn theo nguồn
nước: cặn mùn không tan,
phiêu sinh vật…
Độ đục cao làm giảm khả năng truyền ánh
sáng trong nước. Độ đục càng cao độ nhiễm
bẩn càng lớn.
pH
Là đại lượng đặc trưng cho
tính axit hay bazơ của nước.
Nồng độ pH nước dao động
từ 1 – 14.
+ pH = 7: nước trung tính.
+ pH < 7: nước có tính axit.
- pH nhằm xác định mức độ cần thiết phải
trung hòa hay không và tính lượng hóa chất
cần thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ,
khử khuẩn
- pH ảnh hưởng tới điều kiện sống bình
thường của các sinh vật nước, sức khỏe của
người sử dụng (làm hỏng men răng…), tính
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải

- 8 -
+ pH > 7: nước có tính bazơ.
ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng
cụ chứa nước.
- Trong môi trường pH thấp, khả năng khử
trùng của Clo sẽ mạnh hơn.
- Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có
hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo
dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung
thư.
- Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho
sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước uống là 6,5
– 8,5.
BOD
5

(Biochemical oxygen
Demand- nhu cầu oxy sinh
hoá): là lượng oxy cần thiết
để oxy hoá một phần các
hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ
bởi vi sinh vật

- BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải
hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng
các vi sinh vật.
- BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật
môi trường. Nó là chỉ tiêu xác định mức độ ô
nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp
qua chỉ số oxy dùng để khoáng hóa các chất

hữu cơ…Ngoài ra BOD còn là một trong
những chỉ tiêu quan trọng nhất để kiểm soát ô
nhiễm dòng chảy.
COD
COD (Chemical Oxygen
Demand - nhu cầu oxy hóa
học): là lượng oxy cần thiết
để oxy hoá các hợp chất hoá
học trong nước bao gồm cả
vô cơ và hữu cơ.
COD phần nào đánh giá được lượng chất hữu
cơ trong nước có thể bị oxi hóa bằng các chất
hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của
nước).
DO
(DO – Dissolved oxygen): là
tổng lượng oxy hoà tan cần
thiết cho quá trình phân huỷ
sinh học, lượng oxi hòa tan
khoảng 7 – 9 mg/l.

- Oxi hòa tan: trong quá trình xử lý, các VSV
tiêu thụ trong DO để oxi hóa, là chất cần thiết
cho sự sống, sinh sản và tăng trưởng.
- Trong môi trường nước, khi quá trình oxy
hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng
oxy hoà tan, là phép đo quan trọng đánh giá
ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn
nước.
SS

SS (Suspended Solids): Các
chất rắn lơ lửng (các chất
huyền phù) là những chất
rắn không tan trong nước.
SS sẽ tạo bùn lắng, khi nước thải chưa được
xử lý xả ra môi trường nước, bùn lắng hữu cơ
sẽ thối rửa, phân hủy kị khí.
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 9 -
E. Coli
E. Coli( Escherichia Coli).
Trong chất thải của người và
động vật luôn có loại vi
khuẩn E.Coli sinh sống và
phát triển.
- Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ
chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân
rác, chất thải của người và động vật và như
vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng
gây bệnh khác
- E.Coli thường được chọn làm vi khuẩn đặc
trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn
do vi trùng gây bệnh trong nước.
Coliform
Coliforms là những trực
khuẩn Gram âm không sinh
bào tử, hiếu khí hoặc kỵ khí
tùy nghi.

Coliforms được xem như một chỉ điểm vi

sinh vật thích hợp về chất lượng nước uống,
chúng được sử dụng rộng rãi vì dễ phát hiện
và định lượng.
Nước sau khi xử lý không được có coliforms,
nếu có thì có thể nghĩ đến quá trình xử lý
không đảm bảo, sự tái ô nhiễm sau xử lý hoặc
nước có nhiều chất dinh dưỡng cho vi sinh
vật. Vì vậy có thể dùng xét nghiệm coliforms
để đánh giá hiệu quả xử lý lẫn tính chất toàn
vẹn của hệ thống phân phối.
Tổng
nitơ
Tổng hợp chất nitơ: là thành
phần cơ bản trong quá trình
phát triển của vi sinh trong
các công trình XLNT. Nếu
nồng độ nitơ vượt quá mức
cho phép sẽ gây hiện tượng
phú dưỡng hoá.
Nitơ là chất dinh dưỡng quan trọng trong quá
trình phát triển của vi sinh trong các công
trình xử lý sinh học.

Tổng
photpho
Là chất dinh dưỡng cho vi
khuẩn sống và phát triển
trong các công trình xử lý
nước thải
Photpho là nhân tố cần thiết cho hoạt động

sinh hóa. P thường trong khoảng 6 – 20 mg/l.
Photpho là chất dinh dưỡng đầu tiên cần thiết
cho sự phát triển của thảo mộc sống dưới
nước, nếu nồng độ photpho trong nước thải
xả ra sông, suối, hồ quá mức cho phép sẽ gây
ra hiện tượng phú dưỡng.

3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HIỂU RÕ THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT VÀ CHỈ TIÊU
CỦA NƯỚC THẢI TRONG XLNT ĐÔ THỊ.
Việc lựa chọn công nghệ và xây dựng công trình XLNT cho các đô thị là bài toán
kinh tế - kỹ thuật phức tạp, cần được tính toán kỹ thưỡng dựa trên các cơ sở: Quy mô
(công suất) và đặc điểm đối tượng thoát nước (lưu vực phân tán của đô thị, khu dân cư,
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 10 -
bệnh viện); mức độ và các giai đoạn XLNT cần thiết; điều kiện tự nhiên khu vực (đặc
điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất thuỷ văn); điều kiện cung cấp nguyên, vật liệu
để XLNT tại địa phương; khả năng sử dụng nước thải cho các mục đích kinh tế tại địa
phương (nuôi cá, tưới ruộng…); điều kiện đất đai có thể sử dụng để xây dựng trạm
XLNT; nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác; đảm bảo chất lượng nước sau xử lý
đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn tiếp nhận.
Thành phần và tính chất nước thải là yếu tố cơ bản để tính toán và thiết lập công
nghệ XLNT hợp lý cho các khu dân cư và đô thị. Vì vậy, để thiết kế các công trình
XLNT, trước tiên cần phải biết đặc điểm về thành phần và tính chất của chúng.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tuỳ thuộc vào mức sống
và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước cấp. Đặc trưng của
nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là các
chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật
trong nước thải là vi rút và vi khuẩn gây các bệnh như tả, lỵ, thương hàn Đồng thời
trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn không có hại, có tác dụng phân huỷ các chất thải.
Việc phân tích các chỉ tiêu môi trường là công cụ để kiểm tra, thanh tra việc xả

nước thải vào nguồn nước mặt, đối chiếu với quy chuẩn cho phép. Ngoài ra, chỉ tiêu là
yếu tố để đánh giá diễn biến chất lượng nước qua mỗi đơn nguyên xử lý, và trước khi thải
vào môi trường. Ví dụ, nước thải trước khi qua giai đoạn xử lý sinh học thì hàm lượng
chất lơ lửng SS ≤ 150 mg/l.






Hình 1: Nước thải công ty Vedan, Đồng Nai Hình 2: Nước thải ra kênh Tham Lương, TPHCM






Hình 3: Nước thải trên kênh Ba Bò, TPHCM



Hình 4: Nước thải trên sông Ngũ Huyện Khê,
Bắc Ninh

Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 11 -
Sau đây, là ý nghĩa và sự cần thiết khi phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trong công
trình XLNT đô thị:
Chỉ tiêu
Ý nghĩa và sự cần thiết

DO
DO (oxy hòa tan) là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kị khí
hay hay hiếu khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc kiểm
soát ô nhiễm dòng chảy. Ngoài ra DO còn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm
đánh giá mức ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệm.
Tất cả các quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào sự hiện diện của DO trong
nước thải, việc xác định DO không thể thiếu vì đó là phương tiện kiểm soát
tốc độ sục khí để bảo đảm đủ lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí
phát triển.
DO cũng là yếu tố quan trọng trong sự ăn mòn sắt thép, đặc biệt là trong hệ
thống cấp nước lò hơi.
Chất rắn
lơ lửng
SS sẽ tạo bùn lắng, khi nước thải chưa được xử lý xả ra môi trường nước,
bùn lắng hữu cơ sẽ thối rữa, phân hủy kị khí.
Chất dinh
dưỡng nito
và phopho
Cả 2 chất nito và photpho cùng với cacbon là những chất dinh dưỡng cần
thiết cho sự sinh trưởng cỉa sinh vật. Khi xả chất này vào môi trường nước,
chúng có thể tạo điều kiện phát triển cho các loài sinh vật nước, không
mong nuốn.
pH
Về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh
học trong nước liên quan đến một số đặc tính ăn mòn, hòa tan… chi phối
các quá trình xử lý nước như lắng phèn, làm mềm, khử sắt, diệt khuẩn… Vì
thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu
cầu kỹ thuật trong từng khâu quản lý rất quan trọng và quan trọng hơn nữa
là đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
Chất rắn

Chất rắn trong nước bao gồm các chất tồn tại ở dạng lơ lửng (ss) và dạng
hòa tan. Chất rắn ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước hoặc nước thải, các
nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể tạo nên các
phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Nước cấp có hàm
lượng cặn lơ lửng cao gây nên cảm quan không tốt. Ngoài ra cặn lơ lửng
còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học.
BOD
BOD liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do vi sinh vật khi phân hủy
chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó BOD còn được ứng dụng để ước
lượng công suất các công trình xử lý sinh học cũng như đánh giá hiệu quả
của các công trình đó.
COD
Chỉ tiêu nhu cầu sinh hóa BOD5 không đủ để phản ánh khả năng oxy hóa
các chất hữu cơ khó bị oxy hóa và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa có trong
Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 12 -
nước thải, nhất là nước thải công nghiệp. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu
oxy hóa học để oxy hóa hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải.
Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng, bởi vì phần
lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quy trình xử lý
sinh học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt
độ của nước thải ảnh hưởng tới đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan
của oxy trong nước. Nhiệt độ còn là một trong những thông số công nghệ
quan trọng liên quan đến quá trình lắng các hạt cặn. Nhiệt độ còn có ảnh
hưởng đến độ nhớt của chất lỏng và do đó có liên quan đến lực cản của quá
trình lắng các hạt cặn trong nước thải.





Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 13 -
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Nền kinh tế ngày càng phát triển đã kéo chất lượng môi trường ngày càng giảm sút.
Hiện tại, ô nhiễm nước mặt đang là một trong mười vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp ngày càng
tăng về chất lượng và số lượng. Mặt khác, các doanh nghiệp ngày càng tinh vi trong cách
lẫn tránh pháp luật, xả nước thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận, mà không qua xử lý.
Vì vậy, việc xác định chính xác thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải đóng vai trò
quan trọng trong việc xử lý đạt quy chuẩn nguồn nước thải, đáp ứng các yêu cầu về mặt
môi trường. Nó là công cụ để quản lý, để thiết kế, xây dựng các công trình xử lý nước
thải, đồng thời cũng là công cụ để kiểm tra, thanh tra và xử phạt các đơn vị vi phạm.
2. Kiến nghị
Nhằm xác định tính chính xác thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải, đòi hỏi nhà
quản lý, các nhà tư vấn, thiết kế môi trường cần phải:
- Các đơn vị quản lý môi trường cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật như quan trắc môi
trường hiện đại, xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các ban ngành, địa phương cần phối hợp hiệu quả.
- Các đơn vị quản lý, chuyên môn trong lĩnh vực xử lý và quản lý nước thải cần phải
trang bị thiết bị hiện đại nhằm phục vục công tác đo đạc.

Thành phần, tính chất và chỉ tiêu nước thải
- 14 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lâm Minh Triết, Tính toán, thiết kế các công trình xử lý nước thải sinh hoạt và
công nghiệp, NXB Đại học quốc gia TPHCM, 2006.
2. Lâm Minh Triết, Giáo trình xử lý nước thải đô thị và khu dân cư, Lưu hành nội bộ,
2007.
3. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình xử lý nước thải, NXB Đại học Bách
khoa Hà Nội, 2002.
4. />0dien%20tu/xlnt/wasterwaterorganism.htm



×