Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tổ chức kế toán tiền lương tại Cục Địa chất và Khoáng Sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.1 KB, 40 trang )

Lời mở đầu
Trong bất cứ một xã hội nào, nếu muốn sản xuất ra vật liệu của cải trong quá
trình kinh doanh thì vấn đề lao động của con người là vấn đề không thể thiếuđược,
lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố quan trọng trong việc sản xuất cũng
như trong việc kinh doanh. Những người lao động làm việc cho người sử dụng lao
động họ đều được trả công, hay nói cách khác đó chính là thù lao động mà người
lao động được hưởng khi mà họ bỏ ra sức lao động của mình. Đối với người lao
động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ
yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình.
Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất
lao động nếuhọ được trả đúng theo sức lao động họ đóng góp, nhưng cũng có thể
làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu
quả nếu tiền lương được trả thấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra. ở
phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phânphối của
cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy việc xây dựng thang lương,
bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là
khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần, đồng
thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt
hơn,có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc thực sự là việc làm cần thiết. Trong
thời gian thực tập tại Cục Địa chất và Khoáng Sản em đã có cơ hội và điều kiện
được tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại cơ quan. Nó đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố và mở mang
hơn cho em, những kiến thức em đã được học tại trường mà em chưa có điềukiện
để được áp dụng thực hành.
Em xin chân thành cám ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn của Thạc sĩ:
Quách thị Hà, cũng như sự nhiệt tình của Ban Giám đốc và các Anh, Chị trong
Công ty, đặc biệt là Phòng Kế toán, cô Nguyễn Thị Thanh Hà trong vừa qua, đã
giúp em hoàn thành được chuyên đề thực tập này.
1
Phần 1; Tổng quan về tình hình cục Địa Chất và Khoáng Sản
Khái quát chung về đơn vị:


1.1.Tên Cơ quan: Cục Khoáng Sản và Địa chất
Tên tiếng anh : general department Of Geology and Mineral
Địa chỉ: 5 Phạm Ngũ Lão- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Mã số thuế:0100774462
Số điện thoại: 0438341226
Số Tài Khoản USD: 0011373064315 tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam
Số Tài Khoản VNĐ:12010000008390 tạ Ngân Hàng Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam- chi nhánh 1
1.2.lịch sử hình thành và phát triền:
Trải qua hơn 60 năm, cho đến nay, Ngành Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam đã trưởng thành và phát triển với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau với cơ
cấu tổ chức, tên gọi khác nhau. Có thể tóm tắt quá trình lịch sử của Ngành như
sau:
Năm 1946: Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ thuộc Bộ quốc dân Kinh tế (sau
ngày 26/11/1946 Bộ Quốc dân Kinh tế đổi tên thành Bộ Kinh tế).
Năm 1955: Sở Địa chất và Cục Khai khoáng thuộc Bộ Công thương.
Năm 1957: Cục Địa chất thuộc Bộ công nghiệp.
Năm 1960: Thành lập Tổng cục Địa chất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ).
Năm 1987: Tổng Cục Mỏ và Địa chất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng
(này là Chính phủ) được thành lập trên cở sở Tổng cục Địa chất.
Năm 1990: Tổng Cục Mỏ và Địa chất giải thể, thành lập Cục Địa chất
Việt Nam, chuyển Cục Quản lý Tài nguyên khoáng sản Nhà nước trực thuộc Bộ
Công nghiệp nặng.
2
Năm 1996: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Công
nghiệp được thành lập trên cở sở hợp nhất Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản
lý Tài nguyên Khoáng sản Nhà nước.
Năm 2002: Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập bởi

Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, chức năng quản
lý nhà nước về Địa chất, Khoáng sản chuyển từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Theo đó ngày 27/12/2002 Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam chính thức được chuyển từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Tháng 7, Năm 2011: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam được nâng
cấp thành Tổng cục Địa chất và Khoáng sản bởi Quyết định số 26/2011/QĐ-TTg
ngày 4 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản có 14 đơn vị trực thuộc trong
phạm vi cả nước với khoảng 2.300 cán bộ công nhân viên, trong đó có gần
1.000 người có trình độ đại học và trên đại học.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Cơ quan:
2.1. tổ chức bộ máy hoạt động của Cơ quan
2.2.Tổ chức công tác kế toán của Cơ quan;
* Sơ đồ bộ máy kế toán:
- Sơ đồ tổ chức

3
Kế toán trưởng
Kế toán viên Thủ quỹ
• Chức năng của kế toán viên:
Kế toán trưởng( Cô Nguyễn Thị Thanh Hà):
Là người đại diện cho phòng kế toán trong quan hệ với giám đốc và các
phòng ban khác trong đơn vị. Kế toán trưởng là người có trình độ, có thâm niên
công tác, có kinh nghiệm và đặc biệt là được đào tạo chuyên ngành tài chính kế
toán và chương trình kế toán trưởng. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và
tổ chức các hoạt động trong phòng kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên
kế toán trong công ty,làm tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh doanh,
chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn
các báo cáo tài chính theo qui định.

- Kế toán viên – Cô Nguyễn Thị Thanh Bình
Thực hiện kế toán vốn bằng tiền, kế toán chi phí sản xuất giá thành,
kế toán lương và các khoản trích theo lương, kế toán mua và bán,…cuối cùng
tổng hợp lại báo cáo lên kế toán trưởng để kế toán trưởng kiểm tra và báo cáo
lên cấp trên.
- Thủ quỹ - Cô Lê Thị Kiều Vân:
Quản lý khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có, tình hình tăng
giảm quỹ tiền mặt của công ty để tiến hành phát lương cho cán bộ công nhâ viên
của công ty.
3.Hệ thống chứng từ kế toán đang sử dụng tại Cơ quan
Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản phụ cấp phải trả cho
người lao động được thực hiện tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp của
công ty. Để tiến hành hoạch toán công ty sử dụng đầy đủ các chứng từ Kế toán
theo quyết định19/2006 QĐ-BTC, các chứng từ kế toán gồm có:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
• Bảng thanh toán BHXH
• Bảng thanh toán tiền thưởng
4
• Các phiếu chi, chứng từ các tài liệu khác về các khoản khấu trừ,
trích nộp liên quan. Các chứng từ trên có thể làm căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc
làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi sổ kế toán
Kỳ kế toán : 12 tháng
4. Hình thức ghi sổ kế toán:
Để phù hợp và thuận tiện cho việc hạch toán của công ty
được tốt nhất công ty đã áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ và được thể hiện
theo sơ đồ
+ Đặc điểm: Đây là hình thức kết hợp ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dung kinh tế trên Sổ cái.
+ Sổ sách: Chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ sau:

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế
toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi
làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát
sinh Nợ, Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng
cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết,
lập các báo cáo tài chính.
5.Hình thức trả lương:
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động, lương cấp bậc
để tính cho công nhân. Hình thức này áp dụng chủ yếu cho cán bộ công nhân
5
viên chức quản lý, y tế, giáo dục, công nhân sản xuất trên dây truyền tự động
trong đó có hai loại:
+ Trả lương theo thời gian đơn giản: Đây là số tiền trả cho người lao động
căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến kết quả lao
động. Chế độ trả lương này chỉ áp dụng cho người lao động không thể định mức
và tính toán chặt chẽ, hoặc công việc của người lao động chỉ đòi hỏi đảm bảo
chất lượng sản phẩm mà không đòi hỏi năng suất lao động
+ Trả lương theo thời gian có thưởng: Thực chất của chế độ này là kết
hợp giữa việc trả lương theolương khi người lao động làm vượt mức chỉ tiêu số
lượng và chất lượng quy định.
6
Phần 2; Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương của cục Địa chất và Khoáng Sản Việt Nam:
1.Đặc điểm chung của phần hành kế toán lương và các khoản trích theo
lương tại Cục Địa Chất và Khoáng Sản:
1.1.Cách chấm công:
Hàng ngày các phòng ban căn cứ vào tình hình đi làm của các bộ phận để
tính công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng theo quy định.
Cuối tháng người chấm công ký vào bảng chấm công, sau đó chuyển bảng
chấm công và các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH… về bộ
phận kế toán kiểm tra đối chiếu, quy ra công để tính lương và BHXH. Kế toán
thanh toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày
công theo từng loại tương ứng. Ngày công được quy định 8 giờ, khi tổng hợp
ghi thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh
dấu phẩy ở giữa. Bảng chấm công được lưu lại phòng kế toán.
Bảng chấm công:
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm
công là bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc,
ngừng việc, nghỉ BHXH của từng người cụ thể và từ đó có thể căn cứ tính trả
lương, BHXH…
Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, nhóm…) hoặc người ủy quyền căn cứ
vào tình hình thực tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người
trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các kí
hiệu qui định. Ngày công quy định là 8h nếu giờ lễ thì đánh thêm dấu phẩy.
Tùy thuộc vào điều kiện đặc điểm sản xuất, công tác và trình độ hạch
toán đơn vị có thể sử dụng một trong các phương pháp chấm công sau:
Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm
việc khác như họp, thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
7
Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công
việc thì chấm công theo các ký hiệu đã qui định và ghi số giờ công việc thực
hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

Chấm công nghỉ bù: Chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ lương
thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm.
1.2. Hạch toán kết quả lao động
Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Do
phiếu là chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của
đơn vị hoặc cá nhân người lao động nên nó làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh
toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động. Phiếu này được lập thành 2
liên: 1 liên lưu tại quyển 1 và 1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ
tục thanh toán cho người lao động và phiếu phải có đầy đủ chữ ký của người
giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành được dùng trong trường hợp doanh
nghiệp áp dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương
khoán theo khối lượng công việc.
Bảng thanh toán tiền lương: Là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương
phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao
động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời làm căn cứ để
thống kê về lao động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng
tháng theo từng bộ phận (phòng, ban, tổ chức, nhóm…) tương ứng với bảng
chấm công.
Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như:
Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động
hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán
tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để
làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này lưu tại phòng kế toán. Mỗi lần
lĩnh lương người lao động phải trực tiếp ký vào cột "ký nhận" hoặc người nhận
hộ phải ký thay.
8
Từ bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế toán
tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.3. Khái niệm tiền lương:

a. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền sản phầm xã hội mà người chủ lao
động xã hội phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, kết
quả lao động, chất lượng lao động.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động
được sử dụng để bù đắp chi phí lao động của mình trong quá trình sản xuất sức
lao động .Tiền lương là thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức , ngoài ra họ
còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội trong thời gian nghỉ việc vì đau ốm , thai
sản, tai nạn lao động ,…và các khoản tiền lương thi đua , thưởng năng suất lao
động.
-Khái niệm các khoản trích theo lương:
+Bảo hiểm xã hội(BHXH)
BHXH được dùng cho người tham gia đóng BHXH trong trường hợp
họ bị mất khả năng lao dộng .
+Quĩ BHXH: được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ qui
định trên tổng số tiền lương(gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp
khác…của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng).
Nội dung chi quĩ BHXH:
+ trợ cấp công nhân viên nghỉ ốm , mất sức, nghỉ đẻ.
+Trợ cấp công nhân vien tai nạn nghề nghiệp.
+ chi công tác quĩ BHXH.
- Bảo hiểm y tế:
Quĩ BHYT được trích lập đẻ tài trợ cho người lao động có đóng góp
quĩ BHYT trong hoạt động khám chữa bệnh.
Quĩ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỉ lệ qui dịnh tổng số
tiền lương phái trả cho công nhân viên.
+Kinh phí công đoàn(KPCĐ):
9
KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn
nhằm chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao dộng.
KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỉ lệ qui định trên tiền lương

phải trả cho công nhân viên trong kì.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng cơ quan trích 2% tổng số tiền lương
thực tế trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh. Trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại
chi tại công đoàn cơ sở.
Tính lương và trích các khoản theo lương
Tiền lương được tính theo tháng với:
• Ngày công chế độ là 26 ngày
• Mức lương cơ bản hiện hành là 1.050.000đ
• Thời gian làm việc 8h/ngày
• Thời gian làm thêm giờ được tính bằng 150% ngày lương được
hưởng, 200% vào ngày nghỉ và 300% vào ngày lễ được nghỉ có hưởng lương
theo đơn giá tiền lương.
• Cán bộ công nhân viên hưởng lương vào ngày 31 cuối hàng tháng.
Tiền thưởng được tính theo mức sau: ( theo quy định của công ty):
+ Số ngày công làm việc trong tháng là 23 ngày, thưởng mức 8% lương tháng.
+ Số ngày công làm việc trong tháng là 24 ngày, thưởng mức 10% lương tháng.
+ Số ngày công làm việc trong tháng là 25 ngày, thưởng mức 12% lương tháng.
+ Số ngày công làm việc trong tháng là 26 ngày, thưởng mức 15% lương tháng.
Cánh tính lương thời gian có thưởng tại công ty:
b. ý nghĩa của tiền lương
Chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch
vụ do cơ quan sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao
động, trên cơ sở đó tính đúng, chính xác thù lao cho người lao động, thanh toán
kịp thời tiền lương và các khoản liên quan. Từ đó kích thích người lao động
quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ
10
luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí lao động
sống, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận tạo điều kiện nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho người lao động.

c. Quỹ tiền lương
* Khái niệm quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của cơ quan là toàn bộ số tiền lương mà donah nghiệp trả
cho tất cả lao động thuộc cơ quan quản lý.
* Nội dung quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của Cơ Quan gồm:
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền
lương thời gian và tiền lương sản phẩm).
- Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất
lương) như phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm
giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực
- Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất vì các
nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép
- Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế
độ quy định.
* Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán: chia làm 2 loại:
- Tiền lương chính: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời
gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, gồm tiền lương cấp bậc và khoản phụ cấp
(phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ ).
- Tiền lương phụ: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong
thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ, như thời
gian lao động, nghỉ phép, nghỉ tết, hội họp được hưởng lương theo chế độ quy
định.
d. Chế độ Nhà nước quy định về tiền lương.
Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ
hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp
11
đồng lao động, còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao
động trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng.
Theo Điều 56 trong chương VI về “Tiền lương của bộ luật lao động Việt

Nam nhà nước quy định như sau:
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho mọi
người lao động làm việc theo đơn giá làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao
động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản
xuất sức lao động mở rộng và được làm căn cứ tính các mức lương cho lao động
khác Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là 290.000đ/tháng.
Chế độ của Nhà nước quy định về tiền lương: Trong chế độ XHCN thì
“phân phối theo lao động” là nguyên tắc cơ bản nhất. Tiền lương về thực chất là
tiền thuê lao động, là một trong các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Tiền lương phải đảm bảo ba yêu cầu sau:
• Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Làm cho năng suất lao động không
ngừng nâng cao.
• Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Lương phép = Lương cơ bản x Số công làm việc thực tế
+ Lương lễ = Lương cơ bản x Số công lễ
e. Chế độ Nhà nước quy định về các khoản tính trích theo tiền lương.
- Căn cứ để tính trích : KPCĐ , BHXH , BHYT
+ Kinh phí công đoàn : Trích lập để phục vụ hoạt động của tổ chức
công đoàn nhằm chăm lo bảo vệ quyền lơi người lao động
+ Bảo hiểm xã hội : Được sử dụng để trợ cấp cho người lao động
có tham gia đóng BHXH trong trường hợp mất khả năng lao động.
+ Bảo hiểm y tế : Được trích lập để tài trợ người lao động có tham gia
đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh.
- Tỷ lệ trích BHXH, BHYT và KPCĐ
12
+ BHXH: Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Doanh nghiệp phải trích lập
quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân
viên trong tháng, 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập người lao

động.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan BHXH
quản lý.
+ BHYT: Theo chế độ hiện hành, DN trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên
tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh, người lao động đóng góp 1% thu nhập, DN tính trừ vào
lương của người lao động.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan quản lý
chuyên trách để mua thẻ BHYT.
+ KPCĐ: Theo chế độ hiện hành, hàng tháng DN trích 2% tổng số tiền
lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh. Trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần
còn lại chi tại công đoàn cơ sở.
* Chế độ tiền thưởng quy định :
Ngoài tiền lương, công nhân có thành tích tốt trong công tác còn được
hưởng khoản tiền thưởng. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào sự đóng góp
của người lao động và chế độ khen thưởng của Doanh nghiệp.
- Tiền thưởng thi đua chi bằng quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình
xét thành tích lao động.
- Tiền thưởng sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm phải căn cứ
vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định, được tính vào chi phí SXKD.
* Các hình thức tiền lương
- Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động
Khái niệm hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động
Tiền lương thời gian: là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm
việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định.
13
Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương
♥ Hình thức tiền lương giản đơn: Là tiền lương được tính theo thời gian
làm việc và đơn giá lương thời gian.

Tiền lương giản đơn gồm:
Tiền
lương thời
gian
=
Thời gian
làm việc thực tế
x
Đơn giá tiền
lương (hay mức lương
thời gian
• Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở
hợp đồng lao động hoặc trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định
gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực
(nếu có).
Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên làm công tác
quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc ngành hoạt động
không có tính chất sản xuất. Tiền lương tháng gồm tiền lương chính và các
khoản phụ có có tính chất tiền lương.
Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngạch bậc tức là căn cứ theo trình
độ người lao động, nội dung công việc và thời gian công tác. Được tính theo
công thức (M
i
x H
j
)
Tiền lương phụ cấp gồm 2 loại:
Loại 1: Tiền lương phụ cấp = M
n
x hệ số phụ cấp

Loại 2: Tiền lương phụ cấp = M
n
x H
i
x hệ số phụ cấp
* Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc
Tiền lương tuần phải trả =
Tiền lương tháng x 12 tháng
52 tuần
* Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ
để tính trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho cán bộ
công nhân viên những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng.
Tiền lương ngày =
Tiền lương tháng
Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng
14
* Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, làm căn cứ để phụ
cấp làm thêm giờ.
Tiền lương giờ =
Tiền lương ngày
Số ngày làm việc theo chế độ (8h)
Lương công nhật: Là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền
lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương.
♥ Hình thức tiền lương có thưởng: Là kết hợp giữa hình thức tiền lương
giản đơn và chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
Tiền lương thời
gian có thưởng
=
Tiền lương thời gian
giản đơn

+
Tiền thưởng có
tính chất lương
⇒ Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian:
+ Ưu điểm: Đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản, có
thể lập bảng tính sẵn.
+ Nhược điểm: Hình thức tiền lương thời gian chưa đảm bảo nguyên tắc
phân phối theo lao động.
. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất
lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền
lương và các khoản khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong
doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng tiền lương trong doanh
nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử
dụng quỹ tiền lương.
- Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong cơ quan thực hiện đầy đủ,
đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương.
Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính
hiện hành.
15
- Tính toán và phân bổ chính sách, đúng đối tượng sử dụng lao động về
chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh
của các bộ phận của các đơn vị sử dụng lao động.
- Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương,
đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong cơ quan ngăn
chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động, tiền lương.
*Kế toán chi tiết tiền lương và khoản trích theo lương
Tính lương và trợ cấp BHXH
Nguyên tắc tính lương: Phải tính lương cho từng người lao động. Việc
tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động được

thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các chứng từ như “Bảng chấm công”, “Bảng thanh toán tiền
lương”, “Bảng trợ cấp bảo hiểm xã hội”.Trong các trường hợp cán bộ công nhân
viên ốm đau,thai sản, tai nạn lao động đã tham gia đóng BHXH thì được
hưởng trợ cấp BHXH.
Số BHXH
phải trả
=
Số ngày nghỉ
tính BHXH
x
Lương cấp bậc
bình quân / ngày
x
Tỷ lệ % tính
BHXH
Trường hợp ốm đau, tỷ lệ trích là : 75% tiền lương tham gia đóng
BHXH.
Trường hợp thai sản, tai nạn lao động tỷ lệ trích là: 100% tiền lương tham
gia đóng BHXH
+ Căn cứ vào các chứng từ “ Phiếu nghỉ hưởng BHXH , Biên
bản điều tra tai nạn lao động ”, kế toán tính ra trợ cấp BHXH phải trả công nhân
viên và phản ánh vào “ Bảng thanh toán BHXH ”
+ Đối với các khoản tiền thưởng của công nhân viên, kế toán cần
tính toán và lập bảng “ thanh toán tiền thưởng ” để theo dõi và chi trả theo chế
độ quy định. Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương ” của từng bộ phận để chi
trả thanh toán lương cho công nhân viên đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả
trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo
16
chế độ tài chính quy định. Kết quả tổng hợp, tính toán được phản ánh trong “

Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ”.
Nếu DN trả lương cho CNV thành 2 kỳ thì số tiền lương trả kỳ I
(thường khoảng giữa tháng) gọi là số tiền lương tạm ứng. Số tiền cần thiết để trả
lương kỳ II được tính theo công thức sau:
Số tiền
phải trả
cho CNV
=
Tổng số thu
nhập của
CNV
-
Số tiền tạm ứng
lương kỳ I
-
Các khoản khấu
trừ vào thu nhập
của CNV
1.3.1.Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT
2.Thực trạng công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương:
2.1.chứng từ kế toán sử dụng:
-bảng chấm công
-bảng thanh toán lương
-bảng thanh toán tiền thưởng
-phiếu chi
Đơn vị: Văn phòng Tổng cục Địa Chất và Khoáng Sản Mẫu
số:CO2a-HD
Bộ Phận: Hành Chính
Mã Đơn vị:SDNS:1054002
Bảng Chấm Công

Tháng 12 năm 2012
17
Ghi chú: Lương thời gian: + Nghỉ phép: P Thai sản: TS Tai nạn: T Ốm: Ô
STT Họ và tên
cấp bậc
chức vụ
Ngày
trong
tháng
Quy ra
công
1
2
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Số công hưởng
lương sản
phẩm
1 Nguyễn Tiến
Hồng
NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
2 Đỗ Thị Hải NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
3 Nguyễn
THừa Quang
NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
4 Lê Hồng
Thái
PVT + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
5 Nguyễn Thị
Hứa
NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

6 Nguyễn Thị
Trang
NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
7 Lê Thanh Hà NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
8 Trần Văn
Minh
NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
18
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Người chấm công Người duyệt phụ trách bộ phận
Ng.Văn Lê Ng.T.Thanh Hà Ng.Hồng Nhung
Mẫu số:CO2a-HD
(Ban hành theo QĐ19-2006QĐ-BTC)
Phiếu Chi
Ngày 30 tháng 12 năm 2012
nợ334
có 141
Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thanh Bình
Địa chỉ: phòng Hành Chính
Lý do chi : tạm ứng lương tháng 12 cho CBCNV
Số tiền: 1.800.000đ
Viết bằng chữ: Một triệu tám trăm nghìn đồng chẵn./
Kèm theo: 01 chứng từ gốc
Đã nhận đủ số tiền: ( viết bằng chữ):Một triệu tám trăm nghìn đồng chẵn /
Ngày 30 tháng 12 năm 2012
Thủ trưởng Kế toán Người lập Thủ quỹ Người nhận
Đơn vị trưởng phiếu tiền

19
2.2. các tài khoản chủ yếu sử dụng

TK 332- các khoản phải nộp theo lương
Bổ sung thêm Tài khoản 332 “Các khoản phải nộp theo lương”: Tài khoản
này dùng để phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn với cơ quan Bảo hiểm xã
hội và cơ quan Công đoàn.
Việc trích, nộp và thanh toán các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của xã phải tuân theo quy định của
Nhà nước.
. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 332- Các khoản phải nộp theo
lương
Bên Nợ:
- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công
đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý (Bao gồm cả phần đơn vị sử dụng lao động và
người lao động phải nộp);
- Số BHXH phải trả cho cán bộ, công chức.
Bên Có:
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí
công đoàn tính vào chi ngân sách xã;
- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà công chức cấp xã phải nộp được
trừ vào lương hàng tháng (Theo tỷ lệ % người lao động phải đóng góp);
- Số tiền BHXH được cơ quan BHXH thanh toán về số BHXH xã đã chi
trả cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm của xã;
- Số lãi phải nộp về phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội.
Số dư bên Có:
- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công
đoàn còn phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan công đoàn.
20
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số tiền
BHXH xã đã chi trả cho cán bộ, công chức nhưng chưa được cơ quan BHXH
thanh toán.

Tài khoản 332- Các khoản phải nộp theo lương, có 4 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 3321- Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh
toán bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Tài khoản 3322- Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh
toán bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Tài khoản 3323- Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và
thanh toán kinh phí công đoàn theo quy định.
- Tài khoản 3324- Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và
thanh toán bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
TK 334 – Phải trả công nhân viên (PTCNV); TK 335 Chi phí phải trả; TK
338- phải trả phải nộp khác
TK 334 – Phải trả công nhân viên : Dùng để phản ánh các khoản thanh
toán cho CNV của cơ quan về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các
khoản phải trả khác về thu nhập của CNV.
Bên nợ:
+ Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản
khác đã trả, chi, đã ứng trước cho CNV.
+ Các khoản khấu trừ lương (tiền công) CNV
Bên có:Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các
khoản khác phải trả, phải chi cho CNV.
Số dư bên có: Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng và các khoản
khác phải chi cho CNV.
Trường hợp TK 334- Phải trả CNV có số dư bên nợ, phản ánh số tiền đã
trả thừa cho CNV.
• Tài khoản này được mở chi tiết theo 2 Tài khoản cấp 2:
• TK 3341 – Phải trả công nhân viên
21
• TK 3348 – Phải trả người lao động khác
• TK 141,138,338,333 TK 334
TK622,627,641,642

• Các khoản khấu trừ vào Lương và các khoản mang tính
• lương CNV chất phải trả người lao động
• TK 111, 112 TK 335
• Thanh toán tiền lương và các Tiền lương nghỉ phép phải trả
Khoản khác cho CNV
TK 512 TK 353
Thanh toán lương bằng Tiền thưởng phải trả
Hiện vật, sản phẩm, HH
TK3331 TK3383
Thuế GTGT đầu ra(nếu có) BHXH phải trả CNV
Tài khoản 338- Phải trả phải nộp khác: được dùng để phản ánh tình
hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung, đã được phản
ánh ở các tài khoản khác (từ TK 331 đến TK 336).
Nội dung phản ánh trên các TK này: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính
vào chi phí SXKD và BHYT trừ vào thu nhập của CNV được phản ánh vào bên
có. Tình hình chỉ tiêu sử dụng KPCĐ, tính trả trợ cấp BHXH cho CNV và nộp
BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý cấp trên được phản ánh vào bên có.
TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” có các tài khoản cấp 2 sau:
TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết
TK 3382 – Kinh phí công đoàn
TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
22
TK 3384 – Bảo hiểm y tế
TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
TK 3386 – Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác
TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp
TK 334 TK 338 TK622,627,641,642
BHXH trả thay Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Lương CNV tính vào chi phí SXKD
TK 111,112
TK334
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT trừ vào
hoặc chi BHXH, KPCĐ tại DN lương công nhân viên
2.4.Các Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh: (Đvt:Nghìn Đồng)
1. Ngày 4/2 PT 0034 Rút DTKP hoạt động thường xuyên về nhập quỹ tiền mặt:
100.000
2. Ngày 6/2 PC 0023 Chi tiền mặt trả tiền điện nước dùng cho hoạt động thường
xuyên: 60.000
3. Ngày 7/2 GBN 0012 Rút tiền gửi mua nguyên vật liệu đưa vào sử dụng cho
dự án A: 27.000
4. Ngày 9/2 PT 0035 Rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi lương:120.000
5. Ngày 10/2 PC 0024 Chi lương đợt 1 cho cán bộ viên chức trong ĐV: 120.000
23
6. Ngày 15/2 GBC 0042 Thu sự nghiệp bằng TGKB:75.500
7. Ngày 16/2 PT 0036 Thu hộ cấp dưới bằng tiền mặt 53.000.
8. Ngày 18/2 PT 0037 Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt :25.360.
9. Ngày 19/2 PT 0038Tạm ứng kinh phí bằng tiền mặt số tiền 50.000
10. Ngày 20/2 Số thu phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước là 40.000.
Định Khoản:
-4/2:NợTK111/CóTK46121(nguồnKPthườngxuyên) 100.000
- 6/2:NợTK66121(chi TX năm nay)/CóTK111 60.000
- 7/2:Nợ TK6622/CóTK112 27.000
- 9/2: NợTK111/Có TK112 120.000
- 10/2: Nợ TK334/Có TK111 120.000
- 15/2: NợTK112/CóTK5118 75.500.000
- 16/2: NợTK111/CóTK342(thanh toán nội bộ) 53.000
- 18/2: NợTK111/CóTK5111 25.360.000
- 19/2: NợTK336(tạm ứng KP)/CóTK111 50.000

- 20/2: NợTK5111/CóTK3332 40.000
24
2.5.Công tác ghi sổ kế toán:
Đơn Vị: Cục Địa Chất và Khoáng Sản
Việt Nam
Mẫu số: CO2a-HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-
BTC)
SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN MẶT
Năm: 2012
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng
từ
Diễn
giải
Ghi Nợ
TK 111
Ghi Có các tài
khoản
Số hiệu Ngày
tháng
112 Tài
khoản
khác
Số tiền Số
hiệu
30/12 PT02 30/12 Rút
TGNH

nhập quỹ
345.389.000 345.389.000
Cộng
cuối
tháng
345.389.000 345.389.000
- Sổ này có 01 trang
- Ngày mở sổ:30/12/2012
25

×