Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tâm lý học lao động Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.44 KB, 33 trang )

ĐỀ TÀI:
Phân tích những nhuyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn lao
động.Các doanh nghiệp hiện nay (liên hệ ở một doanh nghiệp
cụ thể) đã làm gì để hạn chế tai nạn lao động? những kiến nghị
của bạn của vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
MỤC LỤC
A .LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam tiếp tục
diễn biến phức tạp, đang ở trong tình trạng “Báo động đỏ”. Tai nạn lao động gây
ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Tai nạn lao động không chỉ
cướp đi sức khỏe, tính mạng của người lao động mà còn gây ra hậu quả khôn
lường đối với chủ sử dụng lao động. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện
nay việc tiết kiệm, sử dụng nguồn lực hiệu quả là vấn đề mang tính chiến lược
trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy, giảm thiểu tai nạn lao động đang là vấn
đề cấp bách cần phải giải quyết. Để đưa ra biện pháp chúng ta phải biết được
nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai
nạn lao động nhưng trong bài thảo luận này, chúng em chỉ đề cập tới những
nguyên nhân cơ bản dẫn tới tai nạn lao động. Bên cạnh đó, bài thảo luận còn đề
cập đến thực trạng sử dụng các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã hiệu quả hay chưa? Cần bổ sung những biện
pháp nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
B. NỘI DUNG
I. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động.
1. Khái niệm tai nạn lao động.
Tai nạn lao động là một đầu re không mong muốn của hệ thống, là một chỉ số
hoặc một dấu hiệu của sự trục trặc lớn trong hệ thống, được biểu hiện bằng sự
tổn thất về người, máy hoặc đối tượng lao động một cách nặng nề và nghiêm
trọng . Sự tổn thất về người thể hiện thấp nhất là các thương tật xảy ra và cao
nhất là chết người. Sự tổn thất về máy móc thể hiện là sự hỏng hóc máy móc
nặng nề đòi hỏi phải ngừng để sửa chữa . Sự tổn thất về đối tượng lao động thể
hiện ở sự loại bỏ toàn bộ đối tượng lao động đã bị hỏng . Khi tai nạn lao động


xảy ra thì sản xuất phải ngừng trệ và doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí lớn để
khắc phục hậu quả.
2. Sáu nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động.
2.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân .
Con người sinh ra vốn khác nhau và kết hợp với điều kiện sống và phát triển
khác nhau, nên họ có nhiều sự khác nhau lớn . Trong lao động người lao động
trong nhóm và thực hiện những dạng lao động tương đối giống nhau. Do vậy sự
khác nhau giữa các cá nhân là một yếu tố lớn dẫn đến tai nạn lao động. Sự khác
nhau đó thể hiện ở các yếu tố sau:
Thứ nhất sự khác nhau về tâm lý giới tính : nhà nghiên cứu Deborah
Sheppard đã đưa ra lý thuyết khác biệt về bản sắc Nam-Nữ như sau:

Bản sắc nam Bản sắc nữ
Lô gic Trực giác
Hợp lý Tình cảm
Năng động Phục tùng
Bạo gan Khả năng nhận xét người khác
Sử dụng chiến lược Tự phát
Độc lập Tình mẫu tử
Thích cạnh tranh Hợp tác
Nường người dẫn đường và Người ủng hộ và đệ tử trung
quyết định thành
Với sự khác biệt về bản sắc trên đã dẫn đến tâm lý hành động khác nhau giữa
hai giới và biểu hiện tâm lý đó trong hoạt động khác nhau như :
Đối với Nam thường bộc lộ tính ganh đua mạnh, tính năng động lớn,tính tìm tòi
sáng tạo, tính mạnh bạo về thể lực trong lao động . Song nam cũng bộc lộ những
nhược điểm lớn như: cẩu thả trong lao động , luộm thuộm trong hoạt động, nóng
vội và thiếu tự tin, tính kiên trì thấp.
Đối với nữ có tính cách tốt như:cẩn thận , tỉ mỉ, cần cù trong lao động, ngăn nắp
gọn gàng trong hoạt động, có sức chịu đựng tâm lý cao. Nhưng nữ cũg bộc lộ

những nhược điểm là:an phận trong lao động, không có tính ganh đua, thương
yêu đùm bọc nhau và dễ dãi với nhau.
Với sự khác biệt đó dẫn đến sự cố và tai nạn lao động ở nữ thấp hơn nhiều so
với nam. Theo thống kê của Đức, Ba Lan, Hunggari cho thấy rằng :cứ 1000
công nhân nam thì có 71,9 trương hợp sự cố và tai nạn lao động, đối với 1000
công nhân nữ chỉ có 41,5 trường hợp. Vói sự khác biệt trên, công tác tổ chức lao
động kĩ thuật cần phải bố trí công việc phù hợp với đặc diểm giới tính để có thể
giúp giảm bớt sự cố và tai nạn lao động.
Thứ hai sự khác biệt về kinh nghiệm lao động :kinh nghiệm lao động được
biểu hiện là số lần lao động lặp lại ở những công việc được giao theo thời gian.
Người lao động có mức độ lặp lại các hoạt động đối với công việc làmlớn bao
nhiêu thì kinh nghiệm lao động càng nhiều bấy nhiêu. Kinh nghiẹm lao động
phụ thuộc vào hai yếu tố sau:tần suất lặp lại của các hoạt động đối với công
việc, thời gian công tác (tính bằng năm) . Các nhà nghiên cứu tâm lý học lao
động cho rằng sự thuần thục trong lao động càng cao thì tai nạn và sự cố lao
động càng ít và ngược lại độ thuần thục trong lao động càng thấp thì tai nạn và
sự cố lao động càng cao. Nhà tâm lý học Hunggari I.Balintơ và M.Murani đã
thống kê 1960 đối với công nhân có tay nghề dưới một năm chiém 41,5%các
trường hợp tai nạn và sự cố lao động, còn năm 1961 tức một năm sau thì tỉ lệ
này còn 37,7%.
Thứ ba sự khác biệt về tuổi tác: các nhà tâm lý học đã nghiên cứu tâm lý
lứa tuổi lao động và đi đến kết luận sau:
Độ tuổi lao động càng cao, thì nhân cách càng hoàn thiện và họ có xu hứong suy
nghĩ chín chắn và có trách nhiệm với đời sống cao hơn.
Độ tuổi lao động càng cao, con người càng cẩn thận và chắc chắn hơn trong hoạt
động lao động.
Độ tuổi lao động càng cao, thì các cá nhân có nghĩa vụ gánh vác với đời sống
càng cao, do vậy, họ có ý thức giữ gìnbản thân mình nhiều hơn .
Trong những trường hợp đối mặt với những nguy hiểm, người có độ tuổi lao
động càng cao thường có kinh nghiệm cao và bình tĩnh hơn ,tự tin hơn trong xử

lí.
Từ kết luận trên, các nhà tâm lý học lao động đã chỉ ra rằng ở lứa tuổi thanh
niên đôi khi người lao động ỷ vào sức mạnh và coi khinh nguy hiểm, chủ quan
trong hành động, do vậy khả năng xảy ra tai nạn và sự cố lao động nhiều hơn.
Còn khi tuổi đã cao họ thực hiện công việc một cách cẩn thận hơn, chín chắn
hơn, có suy nghĩ cân nhắc trước sau và thực hiện bảo hộ lao động thường xuyên
hơn , do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động ít hơn. Theo hội đồng
quốc gia Mỹ, những người lái xe ôtô ở tuổi dưới 25có khả năng gặp bất hạnh
gấp hai lần những người lái xe ôtô trên 25 tuổi .
Thứ bốn xu hướng nghề nghiệp khác nhau: xu hướng nghề nghiệp được
thể hiện thông qua chỉ số về hứng thú đối với nghề nghiệp và công việc. Trong
thực tế người lao động làm việc trong điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chịu
sự chi phối các yếu tố môi trường khác nhau, do vậy mức độ hứng thú đối với
nghề nghiệp và công việc cũg khác nhau. Các nhà nghiên cứu tam lý học lao
động đã thống kê và phân loại mức độ hứng thú với lao động và nghề nghiệp,
gắn với trường hợp bất hạnh trong lao động đã đi đến kết luận sau:
Những người lao động có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề nghiệp
sẽ ít gặp sự cố và tai nạn lao động hơn so với những người không thích nghề của
mình hoặc không hứng thú với công việc .
Những người yêu nghề, thích công việc thường có tinh thần trách nhiệm cao,
có ý thức tổ chức kỉ luật tốt và có chuyên tâm đến bbồi dưỡng đào tạo trình độ
tay nghề của mình do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động thấp hơn
những người khác.
Thứ năm năng lực chuyên môn: năng lục chuyên môn trong thực tế thường
thể hiện ở trình độ lành nghề trong lao động và kinh nghiệm lao động. Các nhà
nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự khác biệt năng lực chuyên môn liên quan đến
sự cố và tai nạ lao động. Họ cho rằng: người lao động khi có sự am hiểu sâu và
rộng về chế tạo công nghệ máy móc, kết cấu máy móc thiết bị, đặc tính về
nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ, dối tượng lao động thì họ có khả năng cao trong
công việc ngăn ngừa các sự cố và tai nạn lao động xảy ra; mạt khác kinh nghiệm

lao động càng cao thì độ thuần thục trong việc thực hiện các thao tác lao động
càng chính xác cao, càng làm giảm nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động.
Thứ sáu sự khác biệt tính khí: tính khí thể hiện ở mức độ, cường độ, sự cân
bằng trong các phản xạ của con người đối với môi trường bên ngoài. Tính khí
thường có bốn loại là :tính khí nóng, tính khí hoạt, tính khí trầm, tính khí ưu tư.
Các nà nghiên cưứ tâm lý học lao động đặc biiệt quan tâm đến hai dạng tính khí
là tính khí nóng và tính khí ưu tư. Những người có tính khí nóng thường có sự
phản ứng mạnh, nhanh nhưng không cân bằng, do đó dễ xảy ra hiện tượng nóng
vội, chủ quan, thiếu thận trọng trong lao động và do vậy khả năng xảy ra sụ cố
và tai nạn lao đọnh cao hơn. Những người có tính khí ưu tư ngược lại có sự phản
ứng chậm chạp, thiếu tính năng động, tháo vát trong xử lí các tnhf huống lao
động cụ thể, do vậy thường khả năng xảy ra tai nạn lao động cao hơn.
Thứ bảy sự khác biệt về vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức: vai
trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức thường gắn với tinh thần trách nhiệm
cao hay thấp. Trong thực tế hoạt động, hệ thống được tổ chức teo kiểu ràng buộc
với nhau và chi phối lẫn nhau. Các vị trí khác nhau tạo nên hệ thống đồng bộ
của hoạt động. Các nhà nghiên cứu cho rẳng : người có vị rí caỏtong tổ chức
thường có ý thức trách nhiệm cao hơn trong hoạt động lao động và do vậy khả
năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động thấp hơn; những người có vị trí và vai trò
thấp thường có tính ỷ lại và đặc biệt có sự phản ứng đối với giám sát ,do vậy ý
thức trách nhiệm thường không ổn định và khả năng xỷ ra sự cố tai nạn lao động
cao hơn.
2.2 Sự mất chú ý trong lao động

Chú ý trong lao động được thể hiện ở xu hứong và mức độ tập trung ý thức
của con người vào đối tương lao động để thực hiện các hoạt động lao động . Khi
nghiên cứu các sự cố và tai nạn lao động, các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã
phát hiện ra rằng rất nhiều các trường hợp và sự cố lao động là do mất chú ý tạm
thời trong lao động. Sự mất chú ý tạm thời này thể hiện sự chú ý vào đối tượng
lao động mất đi do sự chú ý vào đối tượng khác chiếm mất . Sự mất chú ý tạm

thời trong lao động thường xảy ra trong những khoảnh khắc ngắn ngủi và do các
nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất là do tiếng động đột xuất lớn bbất thường xảy ra làm người lao
động hướng chú ý của họ vào đó như là : tiếng đổ vỡ, tiếng nổ, tiếng động khác
thường khi lao động.
Thứ hai là các vật thể di động đến gần người lao động làm cho họ cảm giác
mất an toàn hoặc nguy hiểm với họ như: vật di chuyển trên đầu do cần cẩu dàn
thực hiện, xe vận chuyển sản phẩm xếp quá cao và không chắc chắn…
Thứ ba là do sự di chuyển có bóng của các vật thể in vào khu vực sản xuất
tạo nên những phản ứng đột ngột của người lao động làm mất chú ý tạm thời
như bóng của ôtô di chuyển ngoài phân xưởng in qua cửa kính vào nơi làm việc
của công nhân.
Thứ tư là do tiếng loa phóng thanh nổi lên bất ngờ hoặc có tác động ào sự
chú ý của người lao động như: tiếng loa gọi “anh chị em công nhân chú ý”, tiếng
bài hát, bản nhạc đang được ưa thích …
Thứ năm là do hình ảnh lạ mắt hoặc quá đẹp, tiếng nói kì lạ lôi cuốn sự chú
ý của các cá nhân.
2.3 Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động
Mệt mỏi thể hiện sự suy giảm các chức năng sinh trong quá trình lao động.
Nó được thể hiện ở sự suy giảm khả năng làm việc và sự cố, tai nạn lao động có
khả năng ra tăng. Hiện nay chúng ta cần phân biệt hai dạng mệt mỏi cơ bản là
mệt mỏi toàn bộ và mệt mỏi bộ phận. Mệt mỏi toàn bộ là sự suy giảm các chức
năng sinh lý toàn bộ sau một thời gian lao động nhất định. Mệt mỏi loại này dẫn
đến khả năng làm việc giảm và nếu quá mệt mỏi sẽ dẫn đến khả năng sự cố và
tai nạn lao động. Mệt mỏi bộ phận là sự suy giảm chức năng sinh lý ở một bộ
phận cơ thể nào đó ví dụ: thị lực sử dụng quá nhiều dẫn đến mỏi mắt, chỉ có tay
làm việc với tần suất quá lớn dẫn đến mỏi tay. Mệt mỏi loại này dễ dàng dẫn đến
sai sót lao động, khả năng sự cố và tai nạn lao động tăng.Trong thực tế lao động,
các nhà nghiên cứu tam lý học lao động quan tâm nhiều đến sự mệt mỏi bộ
phận. Đây là loại hay gây nên sự cố và tai nạn lao động nhiều nhất .Mệt mỏi này

do một số nguyên nhân cơ bản sau gây ra:
Do độ chính xác quá cao và tốc độ làm việc quá nhanh đồi hỏi sự căng
thẳng thị giác lớn, do vậy, dẫn đến mỏi mắt,suy giảm thị lực.
Do điều kiện lao động quá kém, đặc biệt sự chiếu sángkém dẫn đến căng
thẳng thị giác.
Do chuyên môn hóa quá hẹp người lao động dẫn đến họ chỉ sử dụng ít bộ
phận cơ thể tham gia lao động, làm cho các bộ phận khác bị đìng trệ, dẫn đến
các xung đột sinh lý làm dối loạn hoạt động.
Do chuyên môn hóa quá hẹp dẫn đến tính đơn điệu cao trong lao động, làm
ức chế hưng phấn thần kinh, làm gia tăng sự cố và tai nạn lao động.
Do sự căng thẳng thần kinh quá lớn trong lao động dẫn đến mệt mỏi thần
kinhvà gây ra nhiều sự nhầm lẫn trong lao động.
Do căng thẳng thần kinh cảm giác lớn(vì xung đột và va chạm ở gia đình
và cơ quan) dẫn đến người lao động chán trường mệt mỏi.

2.4 Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường
Trong thực tế lao động, điều kiện lao động khắc nghiệt có thể dẫn đến hàng
loạt các phản ứng sinh lý của con người, làm cho sai lệch các hoạt động lao
động và dẫn đến sự cố và tai nạn lao động. Các phản ứng sinh lý với môi trường
thường xảy ra theo các nguyên nhân sau:
Các hạt bụi bay vào mắt làm cho người lao động nhắm mắt lại đột ngột.
Các luồng khí độc hoặc mùi khó chịu khiến phản ứng cơ thể làm cho người
lao động quay mặt hoặc nhười đột ngột.
Người lao động tiếp xú với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh khiến họ
gây nên hành vi co giật tay chân mạnh và đột ngột dẫn đến sự cố và tai nạn lao
động.
2.5 Kích thích tâm lý thái quá .
Kích thích tâm lý quá thái thường được biểu hiện ở trạng thái tâm lý hưng
phấn quá mạnh hoặc tức giận quá lớn. Thông thường, các nhà tâm lý thường
quan tâm tới trạng thái tâm lý tiêu cực quá thái như: căng thẳng thần kinh do yếu

tố gia đình hoặc tập thể gây nên; trạng thái tức giận quá thái; trạng thái nổi
khùng. Trạng thái thần kinh căng thẳng thường biểu hiện ở xung năng tâm lý bị
dồn nén quá mức có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi có sự tác động làm bùng
phát. Trạng thái này thường do xung đột gia đình hay tập thể, điều kiện sống quá
khó khăn, sự bất công quá lớn…Trạng thái tức giận quá thái là hiện tượng cảm
xúc bị kích thích đến tọt cùng dẫn đến bùng phát các hành vi vô thức. Ở trong
trạng thái này, người lao động không tự kìm chế được mình và bị hoàn cảnh môi
trường tác động đến hành vi tiêu cực. Trạng thái nổi khùng là sự kìm nén xung
năng thần kinh mất hiệu lực dẫn đến trạng thái hành vi bị điều khiển bởi sự bùng
phát cá xung năng thần kinh. Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động cho rằng nếu
sử dụngnhững ngừoi lao động ở các trạng thái trên sẽ dẫn đến khả năng sự cố và
tai nạn lao độnh rất lớn.
2.6 Các nguyên nhân thuộc về kĩ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, dụng
cụ lao động và đối tượng lao độg.
Đây là các yếu tố khách quan không phụ thuộc vò yếu tố tâm lý của con
người. Những hiện tượng trên thường xảy ra do: hỏng máy, sự cố máy, sự cố
dụng cụ lao động, sự cố đối tượng lao động hoặc công nghệ không chính xác.
Những hiện tượng trên được khắc phục trên cơ sở các biện pháp tổ chức sản
xuất, sửa chữa máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng dụng cụ và đối tượng lao
động trước khi dùng vào sản xuất.
3. Thời điểm xảy ra tai nạn lao động.
Trước hết không ai ngạc nhiên khi thấy rằng một người đi làm việc trong trạng
thái bệng tật sẽ bị nguy hiểm lớn hơn nhiều so với người khỏe mạnh. Cũng
chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe nói về hậu quả nguy hại của rượu đối với
các trường hợp bất hạnh. Những người nghiên cứu tâm lý lao động ở Pháp cho
rằng những nhười công nhân uống rượu thường xuyên có khả năng xảy ra sự cố
và tai nạn lao đọng nhiều hơn 35% so với người không uống rượu, đặc biệt mức
độ trầm trọng của sự cố và tai nạn lao động lớn hơn rất nhiều. Khả năng xảy ra
sự cố và tai nạn lao động tăng lên theo sự tăng lên của mệt mỏi. Thời gian xảy ra
tai nạn lao động thường ở các thời điểm sau:

Thời điểm công nhân uống rượu say.
Thời điểm bị ốm đau nặng nhất.
Cuối các buổi làm việc khi mệt mỏi tăng cao nhất.
II. Biện pháp hạn chế tai nạn lao động ở công ty cơ khí Hà Nội.
1. Công ty cơ khí Hà Nội.
Tên công ty: Cơ khí Hà Nội (HAMECO) (26/11/2007)
Địa chỉ: 74 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-8584416/8584354
Fax: 84-4-8583268
Email:
Chủ tịch HĐQT: Tổng giám đốc: Lê Sỹ Trung
Công ty được thành lập ngày 12/4/1958 với tên gọi ban đầu là nhà máy cơ
khí Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ về trang thiết bị kỹ thuật .
Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
- Công nghiệp sản xuất máy công cụ
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghiệp
+ Dịch vụ, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị .
- Thực hiện các chức năng đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu của xã hội
- Kinh doanh bất động sản và các ngành nghề khác theo quy định của
pháp luật.
Năm 1988 công ty được nhà nước tặng thưởng huân chương độc lập hạng 2.
Năm 2008 nhà nước tặng thưởng huân chương Độc lập hạng nhất.

2. Thực trạng vấn đề tai nạn lao động ở công ty cơ khí Hà Nội.
2.1. Điều kiện lao động, cở vật chất,nhà xưởng của công ty.
Cũng như các ngành cơ khí khác, điều kiện lao động tại công ty cơ khí Hà
Nội nặng nhọc từ khâu tạo phôi ban đầu đến quá trình gia công và ra thành
phẩm đều đòi hỏi phải có sự tham gia thao tác của công nhân.Mặt khác, các thiết
bị máy móc của công ty do Liên Xô trang bị từ năm 1958 đều đã qua sửa chữa

nhiều, thiếu cơ cấu an toàn, nhà xưởng bị xuống cấp nhiều như mặt bằng nhà
xưởng, các hệ thống thông gió Môi trường lao động tạo công ty có nhiề tiếng
ồn, đặc biệt là ở phân xưởng rèn, dập.Các bức xạ nhiệt ở các phân xưởng nấu
gang, nhiệt luyện, lò hồ quang
Nhưng bên cạnh đó không gian làm việc tại các xưởng làm việc khá rộng
và trong quá trình thiết kế, xây dựng công ty đã chú trọng đến lấy ánh sáng và
thông gió tự nhiên.Hơn nũa tại mỗi vị trí làm việc của công nhân, công ty đều bố
trí một máy quạt.
2.2. Tình hình tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
Trong quá trình sản xuất do những nguyên nhân chủ quan và khách quan
của người lao động và người sử dụng lao động nên tai nạn lao động vẫn xảy ra,
gây tổn thương không nhỏ về người và tái sản cho công ty.
Trong các lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm,công ty tổ chức khám và
đã phát hiện một số bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi silic những người mắc
bệnh này chủ yếu là người lao động làm tại các phân xưởng đúc nơi có hàm
lượng bụi silic cao, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần; bệnh điếc nghề
nghiệp Với những công nhân mắc bệnh nghề nghiệp ở mức độ nhẹ công ty đã
bố trí, sắp xếp hoặc chuyển sang công tác khác để tránh cho người bệnh tiếp
xúc với yếu tố gây bệnh và hạn chế sự phát triển của bệnh.
Bảng các chỉ tiêu về AT- VSLĐ
TT Các chỉ tiêu về đảm bảo ATVS_LĐ Số liệu
1
Lao động
Tổng số lao động
+ Số lao động nữ
+ số lao động làm việc nặng nhọc,độc hại,
nguy hiểm
- Số lao động nữ
976
243

302
43
2 Tai nạn lao động
- Tổng số tai nạn lao động
- Số vụ có người chết
- Tổng số người bị tai nạn lao động
- Số người chết vì tai nạn lao động
Trong đó :
- Lao động nữ
- Số người bị suy giảm 31% sức lao động
trở lên
- Chi phí bình quân trên 1 vụ TNLĐ chết
7
0
7
0
0
0
0
0
người
- Thiệt hại do TNLĐ
- Số ngày công nhân nghỉ vì TNLLĐ
- Số người phải nghỉ mất sức,về hưu trước
tuổi vì TNLĐ
334
0
3 Bệnh nghề nghiệp
- Tổng số người bị mắc bệnh nghề nghiệp
Trong đó nữ :

- Số ngày công nghỉ vì BNN
- Số người phải nghỉ mất sức,về hưu trước
tuổi vì BNN
58
12
1204
0
4 Huấn luyện
- Số NLĐ được huấn luyện về bảo hộ lao
động
Trong đó : số được huấn luyện lại
1072
871
5 Các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về AT- VSLĐ
- Tổng số thiết bị
Trong đó:
- Số thiết bị được đăng ký
- Số thiết bị được kiểm nghiệm và cấp phép
87
87
87
6 Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi
- Số giờ làm thêm bình quân / ngày
- Số giờ làm thêm bình quân / tuần
- Số giờ làm thêm bình quân / năm
0,044
0,23
12,63
7 Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật:

- Tổng số lượt người
- Tỷ lệ % không thể tổ chức cho ăn uống tại
chỗ phải phát hiện vật cho NLĐ
62916
0%
8 Tổng chi phí cho công tác ATLĐ – VSLĐ
- Thiết bị AT – VSLĐ
- Quy trình, bIện pháp cải thiện điều kiện
lao động
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
- Bồi dưỡng băng hiện vật
- Tuyên truyền, huấn luyện
- Phòng cháy, chữa cháy
- Chi phí cấp cứu, điiều trị TNLĐ,BNN
- Chi phí bồi thường cho người bị
TNLĐ.BNN
62.770.000
304.383.905
220.000.000
134.868.000
6.347.000
4.015.000
54.437.799
6.700.000
9 Tình hình môi trường lao động nặng nhọc,
độc hại( tính theo % số người bị tiếp xúc / tổng số
lao động)
- Nóng quá
- Ồn
- Điện từ trường

- Bụi
14,9
12,4
0,8
1
0
Kết quả phân loại sức khỏe của NLĐ:
- Loại 1
- Loại 2
- Loại 3
- Loại 4
- Loại 5
161
301
284
70
1
Các sự cố về thiết bị nâng cũng ít xảy ra trong công ty, tuy nhiên cũng
phải nhắc đến 1 số tồn tại như : xưởng gia công áp lực có chế tạo một số móc
cẩu và xích nhưng qua kiểm tra chất lượng chưa được tốt. nhiều thiết bị nâng đã
quá nhiều năm sử dụng .
Hầu hết các nhà xưởng đều có diện tích lớn, đường giao thông rộng rãi,
các kho chứa và bãi để nguyên vật liệu rộng thuận tiện cho việc bốc xếp hàng
hóa. Các máy móc thiết bị bố trí cách nối đi không nhỏ hơ 2.5 m và cách nhau
không nhỏ hơn 1 m. Tuy nhiên có một số khu vực vẫn chưa đảm bảo an toàn
như : đường đi phải dưới đường đi của cầu trục, bởi mỗi khi cầu trục vận hành,
do tầm nhìn của người điều khiển bị hạn chế nên rấ dễ đến đến va chạm với các
thiết bị máy móc ở bên dưới do đó mà dễ gây tai nạn lao động.
Công tác thực hiện chế độ chính sách đảm bảo AT -VSLĐ :Với đặc điểm
công nghệ và dây truyền sản xuất nên công ty có nhiều khâu sản xuất có yếu tố

nguy hiểm độc hại như bụi,ồn rung ở phân xưởng xưởng đúc,bức xạ nhiệt gây
ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Trong công ty có số người lao động làm việc trong môi trường độc hại:
Số người lao động làm việc trong môi trường nóng chiếm 14,9% trong
tổng số lao động.
Số lao động trong điều kiện có tiếng ồn chiếm 12,4%
Số lao động làm việc trong điều kiện có nồng độ bụi chiếm 4,625%
Số người lao động làm việc trong điều kiện ảnh hưởng của điện trường là
0,8%.
3. Những biện pháp hạn chế tối đa tai nạn lao động của công ty cơ khí Hà
Nội.
3.1.Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ.
3.1.1. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng
Với đặc điểm các nguyên liệu trong quá trình sản xuất của công ty chủ
yếu là kim loại có khối lượng lớn nên thiết bị nâng được sử dụng rộng rãi và
phát huy hiệu quả rất lớn trong việc thay thế sức lực người lao động. thiết bị
nâng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, thiết bị nâng được xếp vào loại đặc
chủng trong công ty. Các loại máy nâng có trọng tải trên một tấn trước khi đưa
vào sử dụng công ty đều thực hiên đăng kiểm với bộ công nghiệp, được Thanh
tra Nhà nước về AT-VSLĐ cấp giấy phép sử dụng. đến mỗi kỳ ra hạn sử dụng
công ty đều làm thủ tục xin Thanh tra Nhà nước về ATLĐ kiểm tra về tình trạng
an toàn của thiết bị để tiếp tục sử dụng. Công ty đã thực hiện một số biện
pháp an toàn khi vận hành thiết bị nâng:
- thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc, các bộ phận cơ cấu
- Thường xuyên kiểm tra độ ổn định của thiết bị
- Các thiết bị đều được nối không phòng ngừa sự cố.
- Khi sử dụng phải có đầy đủ các thiết bị, cơ cấu an toàn cần thiết
- Thường xuyên kiểm tra độ mòn của móc treo tải, cáp
- Người lái cầu trục có tải trọng lớn hơn 1 tấn đều phải có bằng qua đào
tạo đúng nghề

- Khi vận hành phải có hoa tiêu hướng
3.1.3 Kỹ thuật an toàn điện
Với số lượng máy móc và thiết bị sử dụng năng lượng điện lớn như
hiện nay theo ước tính bình quân mỗi tháng công ty sử dụng khoảng trên
400.000KWh, từ đường điện cao thế 6kv. Công ty sử dụng hai trạm hạ áp phân
phối trung tâm và 7 trạm phân phối khu vực cung cấp cho các phân xưởng,
phòng ban công ty theo các cấp điện áp 380v, 220v. Điện áp sử dụng cho các
đèn chiếu sang cục bộ trên các máy là điện áp an toàn
(40v,36v,26v…) do nhận thức được vấn đề do tai nạn điện gây ra là rất nguy
hiểm nên công ty rất chú trọng làm tốt công tác an toàn điện. Mọi thiết bị mang
điện trong toàn công ty đều được kiểm tra định kỳ (3-6-12 tháng) về độ tin cậy
của các phần mang điện như cách điện,cơ cấu an toàn điện, đặc biệt là các khâu
nối đất cho máy. Việc kiểm tra an toàn điện đều do phòng cơ điện tổ chức theo
đúng quy trình kiểm tra, ngoài ra thợ điện thường trực tại các phân xưởng,
xưởng sản xuất đều được trang bị các thiết bị bảo hộ.
Hệ thống chống sét cho nhà xưởng được thiết kế lắp đặt ngay từ
khi xây dựng nhà máy, trên cơ sở lợi dụng các kết cấu kim loại của mái, vỉ kèo,
cột nhà xưởng làm cột thu dẫn sét. Hệ thống nối đất chống sét được dung chung
cho nối đất bảo vệ an toàn điện cho máy, thiết bị điện theo tiêu chuẩn quy định
3.1.4 An toàn chống ngã cao:
Chủ yếu là việc sửa chữa xây lắp nhà xưởng, đường dây điện (điện
cao thế, hạ thế) của cán bộ công nhân ban xây dựng cơ bản và phong cơ điện.
Công nhân khi làm việc đều được trang bị dây an toàn, mũ bảo hiểm, tất cả được
giám sát kiểm tra của cán bộ an toàn công ty.
3.2. Tạo môi trường làm việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
3.2.1 Yếu tố khí hậu
Đo nhiệt độ, độ ẩm bằng máy: HI8564 -hãng HANA- ý
Đo tốc độ bằng máy đo tốc độ gió hiện số Testo-Đức
Đo ánh sang bằng máy: HIOKI 3421-Nhật, Lutron- Đức
Nhận xét tại thời điểm đo thấy:

Nhiệt độ: tất cả các mẫu đo đều có nhiệt độ nằm trong giới hạn tiêu chuẩn
cho phép.
Tốc độ: tất cả các vị trí sản xuất đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh về thông gió
công nghiệp.
Độ ẩm: tất cả các mẫu đo đều có độ ẩm nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho
phép.
Ánh sáng: có 3/20 điểm đo chưa đạt tiêu chuẩn cho phép về chiếu sáng
công nghiệp.
3.2.2 Hạn chế tiếng ồn trong sản xuất
Đo tiếng ồn bằng máy:NL-01A, NL-04, RION- Nhật Bản.
Nhận xét: tại thời điểm đo đạc có 11/20 mẫu đo có cường độ
tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 16dBA ở mức áp âm chung và
vượt từ 1-19dBA ở dải tần số 400Hz
3.2.3 Bụi trong môi trường lao động
Lấy mẫu bụi toàn phần bằng giấy lọc PVC đường kính 37mm theo
phương pháp 0500 của viện NIOSH- Mỹ. cân maauc bụi bằng cân điện tử kem-
Đức, độ chính xác 0,01mg.
Đo bụi hô hấp bằng máy personal/dataram- Mỹ
Nhận xét: tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi trọng lượng và bụi hô hấp
tại các vị trí làm khuôn, phun bi ( phân xưởng đúc gang) vượt quá tiêu chuẩn
3733/2002/QĐ-BYT cho phép.
. Đo hơi khí độc3.2.4
Đo bằng máy GX 86 – Nhật Bản
Bảng giá trị đo hơi khí độc
T Điểm lấy mẫu Hơi khí độc mg/m3 Khoa kỹ thuật
I
I
I
I
II

Xưởng gia
công áp lực
Cửa lò nung
phôi
Xưởng đúc
gang
Cửa lò nấu
gang
Giữa xưởng
Xưởng lắp ráp
Bộ phận sơn
900
883
883
5,0
KP

8
0
TCVS cho phép
3733/2002/QĐ-BYT
900 5 20 300
Ghi chú: KPHĐ : không phát hiện được
Nhận xét: tại thời điểm lấy mẫu nồng độ các hơi khí độc đều nằm trong
tiêu chuẩn vệ sinh 3733/2002/QĐ-BYT
3.2.5: Bức xạ nhiệt
Bảng thông số giá trị đo
TT Vị trí đo Bức xạ nhiệt
1 Xưởng cán thép
Lò nung phôi 1,47

2 Xưởng đúc
Lò sấy khuôn
Lò nấu gang
Cửa lò cho nguyên liệu
1,00
2,2
3 Xưởng gia công áp lực,
nhiệt luyện
Lò nung phôi xưởng rèn
Lò cao tần
1,87
0,8
TCVN 5508-1991 1,0
Nhận xét: Trừ lò sấy khuôn( xưởng đúc ) do quá trình để nguội khuôn và
lò cao tần được che kín nên có bức xạ nhiệt nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Còn
ở các vị trí khác bức xạ nhiệt đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, nhất là tại lò nấu
gang, lò nung phôi. Tuy nhiên thời gian tiếp xúc bức xạ nhiệt ngắn ( khi cho
than, chọc lò, rót gang, cho nguyên liệu, lấy nguyên liệu) .
Để hạn chế tác động của bức xạ nhiệt công ty đã có nhiều biên pháp cải
thiện điều kiện làm việc như : đặt quạt thông gió, cung cấp nước uống, che chắn
nguồn bức xạ nhiệt và cũng cần giảm thời gian tiếp xúc bức xạ nhiệt cho người
lao động.
3.2.6. Nước sinh hoạt, nước thải
Phân tích nước bằng máy: photonmeter 7000- hang palaintest
+ Nước sinh hoạt: mẫu tại phòng y tế công ty
Stt Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị
đo
TCVN

505-1992, đối
với đô thị
Mẫ
u
1 CN Mg/l 0,1 0,1
2 Độ cứng Mg/l 500 85
3 Mn Mg/l 0,1 KP

4 NO Mg/l 0 0,0
5
5 E.Coly Mg/l 0 0
6 Colyfro
m
Mg/l 3 3
Ghi chú: KPHĐ : Không phát hiện được
Nhận xét : tại thời điểm lấy mẫu hầu hết các chỉ tiêu phân tích trong mẫu
nước sinh hoạt nằm trong tiêu chuẩn Việt Nam cho phép. Riêng chỉ tiêu NO
không đạt tiêu chuẩn cho phép.
+ Nước thải: Mẫu tại cống thải chung
T
T
Chỉ tiêu phân
tích
Đơn vị
tính
TCVN
5945- 1995
Mẫu
1 COD Mg/l 100 26,8
2 CN Mg/l 0,1 0,1

3 Phenol Mg/l 0,05 0,05
4 Nitơ tổng Mg/l 60 7,5
5 Cặn lơ lửng Mg/l 100 85
6 Dầu mỡ
khoáng
Mg/l 1,0 0,35
Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn
cho phép
3.3.Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được thực hiện theo hướng dẫn
của Thông tư 20/Bộ LĐTBXH, 28/5/1998. Thông tư quy định việc trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân chỉ được thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp
về kỹ thuật AT-VSLĐ nhưng vẫn chưa loại trừ được hết các yếu tố nguy hiểm có
hại. Thực hiện quán triệt nội dung trên, công ty đã trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân cho người lao động theo danh mục do Bộ LĐTBXH ban hành và theo
nội dung bản kế hoạch Bảo hộ lao động do Hội đồng bảo hộ lao động công ty
xây dựng cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong năm 2003 công ty đã
trích một phần kinh phí với số tiền là 220 triệu VNĐ để mua các phương tiện
bảo vệ cá nhân cấp phát cho người lao động, sau khi đã tham khảo ý kiến của
Công đoàn, Hội đồng đảm bảo ATVS_LĐ công ty đã quyết định thời hạn sử
dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ
cá nhân.
3.4.Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp
Theo định kỳ hằng năm phòng y tế của công ty tổ chức khám sức khỏe
cho người lao động theo tiêu chuẩn sức khỏe và chế độ quy định, với mục đích
là đánh giá đúng thực trạng sức khỏe của người lao động, trên cơ sở để phân loại
đúng, chính xác sức khỏe người lao động (theo quy định được chia thành 5 loại).
Đồng thời để phát hiện bệnh thông thường và bệnh nghề nghiệp để điều trị kịp
thời. Từ đó có cơ sở để bố trí công việc hợp lý cho người lao động và là cơ sở để
người lao động được hưởng các chế độ, chính sách với người mắc bệnh nghề

nghiệp.
Ngoài ra công ty còn có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân
lao động ngay tại chỗ làm việc hoặc trong giờ nghỉ giải lao.
3.5.Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về công tác BHLĐ:
Công tác tuyên truyền, huấn luyện được chia làm 2 loại:
Với công nhân mới công tác huấn luyện được thực hiện một cách toàn
diện, kỹ hơn và được huấn luyện theo 3 bước.
1. Huấn luyện chung tại doanh nghiệp: chung về đối tượng, nội dung, các phương
pháp cấp cứu người bị tai nạn điện, công tác phòng chống cháy nổ…Sau thời
gian từ 1 đến 2 ngày có kiểm tra sát hạch, nếu đạt yêu cầu thì sang bước khác.
2. Huấn luyện tại phân xưởng: chịu trách nhiệm là quản đốc phân xưởng và kỹ
thuật phân xưởng. Nội dung huấn luyện theo nghề, thời gian huấn luyện tử 1 đến
2 ngày, sau khi huấn luyện cũng phải kiểm tra sát hách, nếu đạt yêu cầu thì sang
bước sau.
3. Huấn luyện tại nơi làm việc: vừa làm vừa trực tiếp áp dụng các kiến thức, vừa
huấn luyện vừa sản xuất. Người huấn luyện là công nhân bậc cao. Thời gian
theo dõi tử 3 đến 4 tuần xem người công nhân có thực hiện đúng theo nội dung
đã huấn luyện không.
Với công nhân cũ được huấn luyện theo định kỳ, nội dung huấn luyện chủ
yếu là nhắc lại kiến thức đã được huấn luyện và bổ sung những vấn đề AT-
VSLĐ mới, chế độ chính sách mới.
III. Những kiến nghị về vấn đề tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay.
1. Tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, vấn đề tai nạn lao động tại các Doanh Nghiệp
Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối. Rất nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng
xảy ra, gậy thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Theo thống kê mới nhất, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo
tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2012 trên toàn quốc như sau:
Trên 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 6 tháng đầu năm 2012
trên toàn quốc đã xảy ra 3060 vụ TNLĐ làm 3160 người bị nạn trong đó:

- Số vụ TNLĐ chết người: 256 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 54 vụ
- Số người chết: 279 người
- Số người bị thương nặng: 671 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 839 người
Nhìn vào những số liệu trên, có thể thấy vấn đề tai nạn lao động tại Việt
Nam hiện nay đang rất trầm trọng, số người chết, bị thương rất nhiều, 256 vụ tai
nạn mà có đến 279 người chết và 671 người bị thương. Điều này chứng tỏ công
tác an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam vẫn chưa được Doanh Nghiệp và Nhà
nước chú trọng.
Những năm gần đây các vụ tai nạn lao động càng có xu hướng tăng tại
các Doanh Nghiệp Việt Nam. Có thể kể đến một số vụ tai nạn lao động nghiêm
trọng gần đây như:
 9/2007, vụ sập cầu Cần Thơ khiến cho 37 công nhân bị tử nạn, 87
người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương rất nặng
 7/2011, Cháy xưởng may ở Huyện An Lão, Hải phòng làm 13 công
nhân nữ thiệt mạng, và 25 người khác bị bỏng nặng.
 8/ 2012, sập hầm thủy điện tại công trình thủy điện Nậm Pống
khiến cho 7 người chết và bị thương.
 4/ 2012, sập mỏ đá Lèn Cờ, Nghệ An khiến cho 18 người thiệt
mạng.
 … Và còn rất nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khác gây
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Theo số liệu thống kê được thì nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động như sau:
• Về phía người sử dụng lao động
Stt Nguyên nhân Số vụ
1 Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động 153
2 Thiết bị không đảm bảo an toàn 107
3 Không có thiết bị an toàn 72
4 Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động 190

5 Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động
65
7 Những nguyên nhân khác 246
Bảng 6: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người sử dụng lao động
• Về phía người lao động:
Stt Nguyên nhân Số vụ
1 Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an
toàn lao động
1106
2 Không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 121
3 Do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động 67
Bảng 7: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người lao động
• Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp ở địa phương chưa đáp ứng được việc phát hiện và
phòng ngừa TNLĐ nghiêm trọng.
- Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để các doanh nghiệp, người sử dụng lao động,
người lao động chấp hành những quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ
sinh lao động.
2. Những kiến nghị về vấn đề tai nạn lao động tại Việt Nam.
Để hạn chế được tai nạn lao động tại Doanh Nghiệp thì cần có sự hợp tác
và tham gia từ cả 3 phía: Người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan nhà
nước.
2.1 Từ phía nhà nước
Nhà nước cần có chính sách nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo hộ
lao động. Cụ thể như sau:
 Nâng cao năng lực về hế thống thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn lao
động, xây dựng quỹ bồi thường TNLĐ, bệnh nghề nghiệp… Tăng cường
thanh tra giám sát tại các Doanh Nghiệp nhằm phát hiện và phòng ngừa

những nguy cơ tiềm tàng gây tai nạn lao động.
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về An Toàn – Vệ sinh lao động, đảm bảo
quy định cần rõ ràng, dễ dàng phổ biến rộng rãi đến các Doanh Nghiệp
cũng như người lao động để họ hiểu rõ và chấp hành.
 Cần có chế tài xử phạt mạnh để các doanh nghiệp, người sử dụng lao
động, người lao động chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp
luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
 Xây dựng và hoàn thiện chính sách về bảo hộ lao động như chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động, phát triển
các dịch vụ tư vấn, kiểm định, đào tạo. huấn luyện về ATVSLĐ.
 Khen thưởng, xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về AT-VSLĐ. Điều tra
tổng thể về TNLĐ, về các vụ tai nạn lao động cũng cần phải được điều tra
kỹ càng. Truy cứu trách nhiệm của chủ sử dụng lao động cũng như tác
nhân gây tai nạn, từ đó có biện pháp xử lý thích đáng.
 Nhà nước có thể kết hợp với Doanh Nghiệp tổ chức những chương trình
huấn luyện về An Toàn - Vệ sinh lao động, trang bị cho người lao động
những kiến thức về kỹ thuật An Toàn – Vệ Sinh lao động đồng thời nâng
cao ý thức của họ.
2.2. Về phía Doanh Nghiệp
Các Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo An
Toàn – Vệ sinh lao động tại Doanh Nghiệp. Từ đó có những biện pháp phù hợp
để phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại Doanh
nghiệp
 Biện pháp kỹ thuật:
 Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật,
phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động.
 Thiết kế quy trình làm việc đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh
lao động. Áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật an toàn vệ sinh lao
động như: che chắn an toàn, sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa,
sử dụng báo hiệu và tín hiệu an toàn, thực hiện cơ khí hóa, tự động

hóa và điều khiển từ xa… Tùy theo đặc thù công việc, mức độ nguy
hiểm mà doanh nghiệp có biện pháp phù hợp.
 Nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ kỹ thuật hiện đại vào
công tác ATVSLĐ.
 Biện pháp tổ chức:
 Bố trí ca kíp phù hợp, đảm bảo cho người lao động có thời gian
nghỉ ngơi, hồi phục sức lao động, có tinh thần minh mẫn để làm
việc những ca tiếp theo. Đặc biệt là với những công việc chứa
nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm.

×