Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

chính sách quản lý lao động nước ngoài của singapore và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.03 KB, 129 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ “Chính sách quản lý lao động nước ngoài của
Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” chuyên ngành kinh tế chính
trị là công trình của riêng tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn
dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn


M ỤC L ỤC
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt i
Danh mục các bảng số liệu ii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Nội dung Nguyên nghĩa
1 CW Công uớc
2 FDI Đầu tư trực tiếp nứơc ngoài
3 DN Doanh nghiệp
4 EWTA Bộ luật lao động nguời nước ngoài singapore
5 FMND Cục quản lý lao động nuớc ngoài
6 GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
7 ILO Tổ chức lao dộng quốc tế
8 IMD Cục nhân lực quốc tế
9 KT Kỹ thuật
10 LĐ Lao động
11 LĐ-TB&XH Bé Lao động- Thương binh và xã hội
12 MOM Bé Lao động Singapore
13 TDB Cục xúc tiến thương mại Singapore


14 TNCs Công ty xuyên quốc gia
15 WPD Cục cấp phép lao động
16 WTO Tổ chức thương mại thế giới
i
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
ST
T
Số
hiệu
Nội dung
1 1.1 Tỷ lệ nhập cư so với tổng dân số và lực luợng lao động trên
thế giới
2 2.1 Hệ thống giấy phép lao động tại Singapore
3 2.2 Thẻ S dành cho lao động nước ngoài tại Singapore
4 2.3 Tiêu chuẩn, hạn chế và quyền hạn đuợc cấp cho những lao
động nuớc ngoài có chuyên môn
5 2.4 Qui định giới hạn ngành nghề đối với lao động nuớc ngoài
6 2.5 Tổng thương mại xuất khẩu của Singapore qua vài năm
7 3.1 Số luợng lao động nuớc ngoài ở Việt Nam qua các năm
(1996-2009)
8 3.2 Lao động nuớc ngoài ở Việt Nam phân theo nguồn gốc quốc
tịch châu lục
9 3.3 Lao động nước ngoài ở Việt Nam phân theo trình độ chuyên
môn và ngành nghề
10 3.4 Số luợng và tỷ lệ cấp phép của lao động nuớc ngoài tại các
tỉnh, thành phố năm 2009
11 3.5 Lao động nuớc ngoài có trình độ kỹ thuật ở thành phố Hồ
Chính Minh
12 3.6 Lao động quốc tịch châu Phi tại thành phố Hồ Chính Minh
13 3.7 Dự báo chỉ tiêu về phát triển nhân lực đến năm 2020


ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
STT Số hiệu Nội dung
12.12 2.1 Vị trí địa lý của singapore
2 2.2 Bộ máy quản lý lao động nuớc ngoài tại Singapore
iii
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc mở cửa các loại thị trường,
trong đó có thị trường dịch vụ, thị trường lao động theo các cam kết gia nhập
các tổ chức quốc tế là một tất yếu. Đi cùng với hàng hoá, dịch vụ, vốn, công
nghệ là lao động người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Đặc biệt, dòng lao
động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao vào Việt Nam làm việc sẽ tác
động tích cực đến tăng trưởng của nền kinh tế, ứng dụng các tiến bộ công
nghệ, kinh nghiệm quản lý, gia tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và
các nước,v.v…; đồng thời cũng mang lại những hiệu ứng ngoài mong muốn
như: gia tăng áp lực việc làm trong nước, xung đột giữa lao động Việt Nam với
lao động nhập cư, trật tự xã hội khó quản lý, an ninh quốc phòng có thể bị xâm
phạm, bí mật quốc gia có thể bị lộ, v.v… Trước thực trạng trên, điều đang gây
bức xúc trong dư luận là các cơ quan quản lý nhà nước đang tỏ ra lúng túng, bị
động trong việc quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo tác giả luận văn, nguyên nhân cơ bản của những bất cập trong quản lý,
sử dụng lao động người nước ngoài ở Việt nam trong thời gian qua là do
chúng ta chưa đầu tư nghiên cứu lý luận về vấn đề lao động người nước ngoài
nhập cư trong thời kỳ hội nhập, chưa tìm hiểu kỹ kinh nghiệm quản lý lao
động nước ngoài của các nước khác, do đó thiếu những đánh giá về vai trò,
cũng như tác động hai chiều của lao động người nước ngoài đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, thiếu các dự báo về cung cầu lao động người

nước ngoài .
Tôi nhận thức rằng, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tích
cực, chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, lao động người
nước ngoài đến Việt Nam là một tất yếu khách quan đem lại tác động nhiều
chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách trong việc quản lý, sử dụng
1
lao động người nước ngoài, nhưng việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức
thực hiện các chủ trương chính sách đú cũn bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém.
Các cơ quan nhà nước có liên quan chưa phát huy được đầy đủ vai trò của
mình trong việc quản lý lao động người nước ngoài theo quan điểm hiệu quả,
đem lại lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để kịp
thời nắm bắt cơ hội, chủ động đối phó với thách thức như đã đề cập, vấn đề
cấp bách hiện nay là Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách về
quản lý lao động nước ngoài nhằm tạo đà tăng trưởng kinh tế bền vững. Con
đường ngắn nhất không gì khỏc đú chớnh là nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm
từ các quốc gia đi trước trong lĩnh vực quản lý lao động ngoại nhập, cụ thể là
Singapore để từ đó khái quát, rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng linh
hoạt vào thị trường lao động Việt Nam.
Từ những đòi hỏi thực tiễn đó tác giả lựa chọn vấn đề “Chính sách
quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Singapore” làm luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
1. Phan Huy Đường:
- Kinh tế đối ngoại Việt Nam(2007), (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học
Quốc gia Hà nội
- “Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển bền vững và độc lập tự chủ”.
Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần 3, Hà Nội ( 2008)
- Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Chủ nhiệm),
(Đề tài NCKH cấp ĐHQG Hà Nội, 2009).

2. Lê Hồng Huyên (2011), Quản lý nhà nước về di chuyển lao động
Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài, Luận án Tiến sỹ kinh tế, bảo vệ ngày
4/3/2011 tại Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Lê Hồng Huyên (2008), Tác động của di chuyển lao động quốc tế
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế,
Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần 3, Hà Nội
2
4. Phạm Thị Thanh Bình (2009): 1/ Xu hướng di chuyển lao động từ
các nước đang phát triển và 2/ Di chuyển lao động chuyên môn cao quốc tế:
Nguyên nhân và thực trạng, Báo điện tử ĐCS VN
5. Phan Huy Đường (2010), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
lao động nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Lao động-Xó hội số 407 tháng
5/2011.
6. Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà (2011), Lao động nước ngoài ở Việt
Nam, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Lao động - Xã hội số 402 tháng
3/2011.
7. Tô Hiến Thà, Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
Tạp chí lao động và xã hội, 340/2008
8. Báo Người lao động (23-04-2009) Quản lý lao động người nước
ngoài tại Việt Nam: Chưa sát thực tế!
Bài báo nêu lên thực trạng lao động người nước ngoài đang ồ ạt vào
Việt Nam, đáng lo ngại hơn đó lại là lao động phổ thông. Theo bài báo, những
bất cập của cơ chế, cũng như quản lý lỏng lẻo chính là nguyên nhân của tình
trạng lao động phổ thông người nước ngoài ào ạt vào Việt Nam không kiểm
soát được.
9. The Economy (8/3/2010), Lao động phổ thông nước ngoài đang vào
Việt Nam
10. Ngọc Tước (Giadinh.net), Quản lý lao động người nước ngoài tại
Việt Nam: Sự hời hợt mất tiền tỷ.
11. Hội nghị giao ban các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất

(KCX) vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lần thứ 9, Đồng Nai, 5/2010, Nhiều
bất cập trong quản lý lao động người nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất.
12. Nguyễn Sỹ Phương (CH LB ĐỨC) (Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
14/8/2009), Lao động nhập cư.
3
14. Thái Bình, Giải bài toán lao động người nước ngoài nhập cư ( Thời
báo Kinh tế Sài gòn, 7/2009, Theo Economist).
15. Phan Huy Đường, Đỗ Thị Dung (2011), Một số vấn đề đặt ra trong
thực hiện quy định pháp luật về lao động nước ngoài ở Việt Nam và hướng
hoàn thiện, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 403 tháng 3 năm 2011.
16. Bùi Quảng Bạ (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
1996), “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với
người nước ngoài ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ luật học.
17. Ngụ Phúc Thịnh (Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội, 2002),
“Quản lý nhà nước về an ninh đối với người nước ngoài tại Việt Nam” Luận
án Tiến sĩ Luật học.
18. Nguyễn Phùng Hồng (chủ nhiệm) (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2002), “Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý người nước ngoài nhằm
bảo đảm an ninh trật tự của lực lượng công an nhân dân trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
19. Nguyễn Hữu Tráng (chủ nhiệm) (Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 2002),
“Trách nhiệm quốc gia đối với việc nhận trở lại công dân không được nước
ngoài cho cư trỳ”.
20. Đại tá Triệu Văn Thế - Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh làm
chủ nhiệm (Bộ Công an, Hà Nội, 2005), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài gúp
phần đảm bảo an ninh quốc gia”. Các công trình nghiên cứu khoa học này, ở
những khía cạnh và cấp độ khác nhau, đều đề cập một số vấn đề chung về
quản lý nhà nước, mối quan hệ nhà nước - công dân trong lĩnh vực xuất nhập

cảnh, những điều kiện pháp lý bảo đảm quyền của người nước ngoài làm việc
ở Việt Nam
Ngoài ra, cũng cần kể đến một số luận văn thạc sĩ luật học như:
21. Nguyễn Xuân Toản - Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 1996),
“Quản lý nhà nước đối với người nước ngoài tại Việt Nam” (luận văn thạc sĩ
4
luật học). Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận, nội dung pháp lý của quản
lý nhà nước đối với người nước ngoài tại Việt Nam, đề xuất những giải pháp
tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với người nước ngoài
ở Việt Nam hiện nay”.
22. Nguyễn Văn Minh (Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội, 1999),
“Quản lý nhà nước về an ninh đối với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
theo danh nghĩa du lịch” (Luận văn thạc sĩ luật học).
Các công trình khoa học nêu trên cho thấy: từ những cấp độ hoạt động
quản lý nhà nước khác nhau về chức năng nhiệm vụ, vấn đề quản lý nhà nước
về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam đã
được đề cập từ nhiều khía cạnh khác nhau trong công cuộc đổi mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; đề cập các vấn đề về lịch sử, khái
niệm, phạm trù, nội dung của pháp luật; xác lập quan điểm, nguyên tắc và giải
pháp thực hiện cơ chế quản lý nhà nước về an ninh trong lĩnh vực xuất nhập
cảnh ở nước ta. Pháp luật nói chung và pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh nói
riêng được các tác giả khẳng định là phương tiện pháp lý để Nhà nước thực
hiện vai trò quản lý đối với người nước ngoài tại Việt Nam.
Những đóng góp của các công trình nêu trên là những tìm tòi sáng tạo -
những bước tiến quan trọng nhằm giải quyết các vướng mắc về mặt lý luận và
thực tiễn của phạm vi lĩnh vực mà các đề tài nghiên cứu, tập trung chủ yếu là:
Quản lý nhà nước đối với người nước ngoài ở Việt Nam; quản lý nhà nước về
an ninh đối với người nước ngoài; quản lý nhà nước về an ninh đối với công
dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh hoặc là đột phá một số điểm, một số khía
cạnh trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập

cảnh và cư trú đối với công dân là người nước ngoài. Tuy nhiên, các công
trình nói trên còn để lại nhiều khoảng trống và chưa đề cập một cách toàn
diện, có hệ thống về chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng lao động
người nước ngoài. Đặc biệt, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu
5
về chính sách Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài của Singapore và rút
ra các bài học kinh nghiệm quản lý lao động nước ngoài cho Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước về
lao động người nước ngoài ở Singapore
* Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước về lao động
nước ngoài ở Singapore giai đoạn 2005-2011 trên ba nội dung chính: Chính
sách xuất nhập cảnh và cư trú; Chính sách thị trường lao động; Chính sách
thương mại và đầu tư.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa
học đã công bố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học
kinh tế chính trị, đặc biệt coi trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học,
phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp…
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và
thực tiễn về chính sách quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, Luận
văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với
lao động nước ngoài ở Singapore. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
chính sách quản lý Nhà nước đối với lao động ngoại nhập ở Việt Nam hiện

nay.
* Nhiệm vụ của Luận văn :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách quản lý đối với lao động nước
ngoài
6
- Nghiên cứu thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với lao động
nước ngoài ở Singapore đồng thời phân tích thực trạng quản lý nhà nước về
lao động nước ngoài ở Việt Nam, Từ đó, vận dụng bài học kinh ngiệm của
Singapore vào lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính
sách quản quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện
nay.
6. Những đúng góp mới của luận văn
* Đóng góp về lý luận:
- Phân tích thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với lao động
nước ngoài ở Singapore để từ đó tổng hợp, rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
- Khái quát về tình hình quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam.
* Đóng góp về thực tiễn:
- Làm căn cứ để Nhà nước hoàn thiện chính sách quản lý lao động
nước ngoài ở Việt Nam,.
- Làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu về chính sách quản lý
đối với lao động nước ngoài.
7. Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chính sách quản lý nhà nước về lao
động nước ngoài.
Chương 2: Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm chính sách quản lý lao động nước

ngoài của Singapore đối với Việt nam.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
1.1. DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Nguyên nhân, đặc điểm và phân loại di chuyển lao động quốc tế
* Nguyên nhân của di chuyển lao động quốc tế
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, chúng ta đang đối
mặt với những vấn đề cần phải giải quyết về người lao động nước ngoài và
những vấn đề nẩy sinh trong quá trình sử dụng và quản lý lực lượng lao động
này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào tiếp cận
vấn đề lao động nước ngoài ở Việt Nam một cách hệ thống và toàn diện. Do
vậy, có thể nói việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam đang là một
trong những vấn đề xã hội bức xúc cần phải được xem xét nghiên cứu một
cách nghiêm túc và khoa học.
Hiện nay chúng ta thấy rằng có nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề
di chuyển lao động, đặc biệt tập trung nhiều ở khu vực Châu Á. Di chuyển lao
động là vấn đề tất yếu mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu về xu thế và yếu tố tác động tới
việc di cư lao động là một trong những mảng nghiên cứu được nhiều tổ chức
quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là tổ chức Lao động quốc tế (ILO). ILO tiến
hành nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề di cư lao động
Di chuyển lao động quốc tế là một hiện tượng bình thường, và ngày
càng xảy ra thường xuyên hơn của thị trường lao động. Nền kinh tế càng phát
triển, hiện tượng này càng phổ biến, và là điều kiện không thể thiếu của sự
phát triển lành mạnh. Muốn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội thỡ cỏc
8

quốc gia phải khôn ngoan đối mặt với hiện tượng di chuyển của những người
lao động nói chung và người lao động tri thức nói riêng, có chính sách "trọng
dụng" họ, tạo mọi điều kiện (về vật chất và tinh thần) để họ làm việc có hiệu
quả. Theo các chuyên gia kinh tế, có 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau dẫn đến
sự di chuyển lao động quốc tế
Di chuyển lao động quốc tế là do kết quả của quá trình toàn cầu hóa.
Quá trình toàn cầu hoá làm tăng chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia. Mức
chênh lệch ngày càng tăng về trình độ phát triển giữa các quốc gia, dẫn tới sự
phát triển không đồng đều về kinh tế xã hội. Quá trình toàn cầu hóa và những
chính sách di cư chọn lựa ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc di
chuyển lao động quốc tế. Lao động càng có trình độ chuyên môn cao càng có
xu hướng di cư nhiều. Và trình độ giáo dục chính là nhân tố thúc đẩy tốc độ di
chuyển lao động. Giáo dục cũng làm tăng khả năng di chuyển lao động ra
nước ngoài. Toàn cầu hóa được thể hiện mạnh trong những năm 1990 đó là
cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự liên kết kinh tế của thị trường sản
phẩm
Di chuyển lao động quốc tế là hậu quả của sự khan hiếm lao động của
nước nhận lao động. Sự khan hiếm lao động được phản ánh thông qua việc trả
lương cho lao động cao hơn mức thu nhập của lao động trong nước.
Di chuyển lao động quốc tế được đặc trưng bởi “cầu kộo” từ phớa cỏc
nước nhận lao động. Các chính sách di chuyển lao động của nước nhận lao
động phản ánh sự thiếu hụt của thị trường lao động trong nước. Kết hợp cùng
với những tác động của sự chọn lựa từ phía nước gửi lao động, điều này sẽ
dẫn đến tỉ lệ di chuyển vốn nhân lực có chuyên môn cao từ các nước đang
phát triển tới các nước phát triển.
Do chính sách "thu hút nguồn nhân lực" của các nước phát triển. Sự “di
chuyển” ngày càng tăng của “nguồn nhân lực” là do nước nhận lao động đã
dành cho họ những điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, môi trường
phát huy trí tuệ tốt hơn,… Trong số 150 triệu người tham gia các hoạt động
9

khoa học và công nghệ trên thế giới, thì 90% số họ sinh sống và làm việc ở 7
nước công nghiệp phát triển nhất; riêng Mỹ và Canada chiếm khoảng 25%.
Do các nước đang phát triển không có đủ phương tiện và điều kiện để đối phó
với sự mất mát nguồn nhân lực khoa học, không phát huy và khai thác hết
được tiềm năng của đội ngũ các nhà khoa học. Trong khi đó, điều kiện làm
việc của các nhà khoa học ở các nước phát triển thuận lợi hơn nhiều. Sự
chênh lệch về mức thu nhập trong cùng một chức danh khoa học giữa hai
nhóm nước lên đến 12 lần. Ở các nước đang phát triển, các ngành công
nghiệp, công nghệ và các trường đại học không có khả năng kết hợp với nhau
để làm việc, từ đó gây ra cảm giác thất vọng thúc đẩy “lao động cú chuyờn
mụn” di chuyển.
Do thiếu dịch vụ bảo hiểm và cơ chế quản lý rủi ro. Ở các nước phát
triển rủi ro trong thu nhập được tối thiểu hóa thông qua thị trường bảo hiểm
của tư nhân và chính phủ. Song ở các nước đang phát triển do cơ chế quản lý
rủi ro không hoàn hảo, người lao động khó có khả năng tiếp cận được thị
trường bảo hiểm. Do vậy, người lao động có xu hướng di chuyển về thị
trường lao động có bảo hiểm để tối đa hóa nguồn thu nhập và tối thiểu hóa
những mất mát, rủi ro. Những lao động tri thức, có chuyên môn cao hơn ai hết
lại là những người nhận thức rõ điều này. Và do những hạn chế, yếu kém
trong cơ chế, chính sách ở các nước đang phát triển đã tạo ra dòng di chuyển
lao động quốc tế mạnh.
* Đặc điểm của di chuyển lao động quốc tế
Tình trạng bất bình đẳng là nguyên nhân chính thúc đẩy con người di
chuyển nơi làm việc. Khủng hoảng tài chính toàn cầu thúc đẩy lao động di
chuyển trong khu vực các nước đang phát triển ngày càng tăng nhanh và
mang những đặc trưng nổi bật.
Thứ nhất, đa số lao động di chuyển từ các nước đang phát triển không
có nghề nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp
10
Lao động di chuyển từ các nước đang phát triển chủ yếu là lao động

phổ thông. Do không có chuyên môn nghề nghiệp nên lao động thường tập
trung vào những lĩnh vực như xây dựng, khai mỏ, nông nghiệp và giỳp vịờc
gia đình
Lao động Trung Quốc di cư sang châu Phi trong thập kỷ đầu thể kỷ
XXI tăng rất nhanh, chủ yếu là nông dân, công nhân xây dựng, công nhân
hầm mỏ, lao động tiểu thương
Tuy nhiên, những nước tiếp nhận nguồn lao động này từ các nước đang
phát triển có thời hạn không dài (thường chỉ trong khoảng thời gian từ 3-5
năm) nhằm mục đích tránh những hậu quả xã hội của nhóm lao động di cư
không nghề hoặc bán chuyên nghiệp để lại.
Thứ hai, lao động di chuyển tăng nhanh thể hiện ở mức tăng liên kết thị
trường lao động
Singapore phát triển kinh tế dựa vào chiến lược sử dụng lao động di cư
thông qua cơ chế quota và thu thuế. Từ những năm 1980 sự bùng nổ kinh tế
của Malaysia và Thái Lan dẫn tới việc thiếu hụt lao động ở các nước này. Do
đó, Malaysia và Thái Lan đã thực hiện chiến lược mở cửa đối với lao động di
cư từ các nước khác trong khu vực. ASEAN đang tập trung phát triển một thị
trường chung đối với việc di chuyển tự do người lao động và xóa bỏ yêu cầu
visa từ lao động trong khu vực. Philippin là nước có số lao động di cư ra nước
ngoài nhiều nhất - đó là những chuyên gia và lao động có kỹ năng, chuyên
môn - di cư tới các nước khác nhau trên toàn thế giới.
Một số nhúm cú chuyên môn, kỹ năng nhất định thì chỉ di cư tới một số
nước. Ví dụ, lao động giúp việc gia đình chủ yếu tập trung ở Hồng Công và
Saudi Arabia; lao động trong lĩnh vực nghệ thuật di cư tới Nhật Bản, Hàn
Quốc và các nước Đông Nam Á khỏc. Cỏc chuyên gia công nghệ thông tin và
y tá di cư tới Mỹ và Anh. Rõ ràng, sự chuyên môn hóa thị trường lao động
làm tăng mối liên kết thị trường giữa các quốc gia trong khu vực.
11
Thứ ba, di cư lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ diễn ra mạnh ở những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh

Làn sóng di cư lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ diễn ra mạnh nhất ở Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam – những
nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh kể từ năm 1995. Khi Trung Quốc
thực hiện chính sách cải cách và mở cửa kinh tế từ năm 1978, đó cú khoảng
130 triệu người Trung Quốc di chuyển từ nông thôn lên thành phố để tìm
kiếm việc làm (chưa tính đến số di chuyển ra nước ngoài làm việc). Dòng di
cư này, theo Liên hợp quốc, là lớn nhất trên thế giới, đã tiếp sức cho mức độ
tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc, cải thiện điều kiện sống cho những
người lao động nghèo đói.
Năm 1978, Trung Quốc có 283 triệu lực lượng lao động nông nghiệp,
chiếm 93% tổng lực lượng lao động xã hội. Cùng với sự phát triển và cải cách
kinh tế, qui mô di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố ngày càng tăng.
Khác với các nước đang phát triển khác, di chuyển lao động Trung Quốc đặc
trưng bởi những xu hướng lan truyển nhanh do sự phân chia lịch sử tồn tại
giữa nông thôn và thành thị của hệ thống hukou. Thời kỳ đầu cải cách chỉ có
một số lượng nhỏ lao động di cư, chủ yếu tập trung ở những lao động thủ
công. Cùng với mức tăng của năng suất lao động nông nghiệp, lực lượng lao
động nông nghiệp bắt đầu chuyển ra ngoài khu vực với qui mô ngày càng lớn.
Đặc biệt sự bùng nổ kinh tế sau năm 1992 dẫn tới qui mô di chuyển lao động
tăng rất nhanh. Tăng trưởng kinh tế ở các khu vực ven biển - nơi chủ yếu tập
trung lao động công nghiệp và lao động có xu hướng xuất khẩu - thu hút ngày
càng nhiều lao động nông thôn của Trung Quốc đến tìm kiếm việc làm ngoài
nông nghiệp. Số lượng lao động di chuyển tăng lên từ 2 triệu lao động năm
1983 lên 30 triệu lao động năm 1990 tới 63 triệu người năm 1993 và 75,5
triệu người năm 2000. Năm 2007, lao động di chuyển lên thành phố đã chiếm
tới 136 triệu người chiếm khoảng 46,5% tổng số việc làm ở thành phố.
Thứ tư, đa số lực lượng lao động di cư là nữ
12
Hai thập kỷ gần đây di cư lao động nữ chiếm tỉ lệ ngày càng tăng. Theo
báo cáo của Action Aid, lực lượng di cư đang có xu hướng nữ hoá, 81% lao

động di cư từ Indonesia, 72% lao động di cư từ Philippines và 60% lao động
di cư từ Việt Nam là lao động nữ. Do sự phát triển của ngành chế tạo và dịch
vụ cũng như nhu cầu giúp việc gia đình tăng đã dẫn tới nữ húa dũng lao động
di cư của các nước đang phát triển
Từ năm 1992 đến nay, di cư lao động nữ ở Philippin chiếm tới 60-80%
tổng số lao động di cư ra nước ngoài tìm việc làm. Phần lớn trong số họ làm
các công việc như dịch vụ chăm sóc sức khỏe và quét dọn trong gia đình với
mức lương thấp. Trong khi phụ nữ Philippin có xu hướng di cư tới khắp các
nước trên thế giới, thì phụ nữ Inđụnờsia chủ yếu tới các nước vùng Vịnh và
Trung Đông để tìm việc làm. Đặc biệt di cư tới Tây Á chiếm hơn 93% lao
động di cư nữ của Inđụnờsia. Sở dĩ nữ chiếm phần lớn trong dòng di cư lao
động là do thị trường nhập khẩu ngày càng được mở rộng cho lao động nữ.
Thị trường tiếp nhận lao động nữ nhiều nhất là Trung Đông, đặc biệt là Ả rập
Saudi và Kuwait.
Thứ năm, di cư lao động bất hợp pháp gia tăng
Mạng lưới di cư bất hợp pháp ngày càng được lựa chọn do những kênh
nhập cư hợp pháp đang ngày càng bị thu hẹp. Các nước đang phát triển châu
Á đều có số lượng lao động di cư bất hợp pháp cao hơn người lao động di cư
hợp pháp.
Sở dĩ di cư bất hợp pháp tăng là do chính sách quản lý di cư thiếu chặt
chẽ và mong muốn của các chủ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và bóc lột
lao động dễ dàng. Di cư bất hợp pháp có thể thỏa mãn nhu cầu sử dụng lao
động hiệu quả, song không đảm bảo quyền lợi và điều kiện an toàn cho người
lao động. Di cư bất hợp pháp từ các nước đang phát triển thường tập trung tới
các quốc gia có mức thu nhập cao hơn, môi trường sống ưa thích hơn như Bắc
Mỹ, Tây Âu, Pháp, Italia
13
Lao động bất hợp pháp tới Thái Lan chủ yếu đến từ Myanmar làm việc
trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và trong ngành chế xuất. Lao
động bất hợp pháp tới Malaysia đến từ Indonesia, Philippin, Trung Quốc và

Ấn Độ. Malaysia được xem là quốc gia có số lượng lao động bất hợp pháp
cao lên tới 30% so với các nước phát triển OECD (5,0% - 20,0%). Để hạn chế
số lượng lao động bất hợp pháp, chính phủ Thái Lan cho phép lao động bất
hợp pháp đến từ Campuchia, Lào và Myanmar được đăng ký cấp phép. Hơn
700 nghìn lao động bất hợp pháp đã được cấp phép mới. Lao động bất hợp
pháp của Việt Nam tới Campuchia thường kiếm được nguồn thu nhập cao
hơn người bản xứ do họ làm các công việc có kỹ năng chuyên môn cao.
Bảng 1.1: Tỷ lệ nhập cư so với tổng dân số và lực lượng lao động
của một số nước trên thế giới
TT Quốc gia
Tỷ lệ nhập cư trong dân số (%)
Dân số
Lực lượng lao
động
1 Úc 22,7 24,8
2 Canada 15,6 18,5
3 Pháp 6,3 6,2
4 Đức 8,5 8,8
5 Anh 3,5 3,6
6 Mỹ 7,9 9,3
Nguồn: Giáo trình Thị trường lao động, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2008,
* Phân loại di chuyển lao động quốc tế
- Xu hướng di chuyển lao động từ các nước đang phát triển là di
chuyển lao động trong nội bộ các nước đang phát triển và di chuyển lao động
ra ngoài khu vực tới các nước phát triển.
Xu hướng di chuyển lao động trong nội bộ các nước đang phát triển thu
hút lực lượng lao động di cư lớn trong khu vực do mức chênh lệch thu nhập,
xu hướng dân số và sự gần gũi về mặt địa lý. Di cư lao động từ nước có mức
tiền lương thấp tới nước có mức tiền lương cao hơn thể hiện sự phân bổ
nguồn lực trong khu vực từ nơi có việc làm năng suất thấp hơn tới nơi việc

14
làm đạt năng suất cao hơn, đóng góp vào nâng cao mức thu nhập, năng suất
lao động và tạo thêm việc làm cho người lao động.
- Xu hướng thứ hai là di chuyển lao động từ các nước đang phát triển
sang các nước phát triển giàu có ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Trong quá trình
phát triển, nhiều quốc gia phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao
động.
Xu hướng này do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm đã làm cho nguồn
nhân lực ở một số nước giảm, buộc chính phủ các nước này phải mở cửa thị
trường lao động cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998, các nền kinh tế đang
phát triển châu Á hồi phục mạnh mẽ dẫn đến sự tăng nhanh nhu cầu lao động.
Bên cạnh đó, do sự khác biệt về mức thu nhập giữa các nền kinh tế cộng với
điều kiện giao thông, thông tin liên lạc được cải thiện khiến việc di chuyển
lao động trong nội bộ khu vực các nước đang phát triển Đông Nam Á càng
tăng chiếm gần 40% so với hơn 13% di cư sang các nước phát triển. Theo
đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), di cư lao động ở các nước đang phát
triển tăng 10% sẽ cải thiện được mức sống của 2% số người lao động có mức
thu nhập thấp.
- Xu hướng di chuyển lao động chuyên môn cao quốc tế
+ Đó là sự di chuyển lao động chuyên môn cao từ các nước đang phát
triển tới các nước phát triển.
Thập kỷ 1990, di chuyển lao động chuyển môn cao quốc tế từ các nước
đang phát triển châu Á đến các nước phát triển (OECD) tăng rất nhanh. Phần
lớn di chuyển lao động chuyên môn cao tới các nước phát triển đều đến từ các
nước có mức thu nhập trung bình như Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc. Mỹ,
Canada là những nước nhận nhiều lao động di chuyển có chuyên môn cao
nhiều nhất, bởi các lý do: trong các ngành nghề liên quan đến dịch vụ như
kiến trúc, kỹ sư, các hoạt động liên quan đến máy tinh, giám sát, tổng quan,
kiểm soỏt ở cỏc nước này đều cần đến trình độ công nghệ cao; các trường

15
đại học, các viện nghiên cứu khoa học cũng đều có nhu cầu cao về nhân lực
tri thức.
+ Là sự di chuyển lao động có chuyên môn cao từ các nước phát triển
sang các nước phát triển khác.
Do thị trường lao động quốc tế ngày càng được mở rộng cả theo chiều
ngang lẫn chiều dọc, nên theo qui luật cung cầu lao động, lao động sẽ chuyển
dịch đến những nơi có nhu cầu, hoặc những nơi giá trị của sức lao động được
trả cao hơn. Những năm gần đây, nhiều nước phát triển cũng đang phải đối
mặt với hiện tượng chảy máu chất xám.
+ Là xu hướng di chuyển lao động chuyên môn cao từ các nước phát
triển (OECD) tới các nước đang phát triển châu Á.
1.1.2. Tác động của lao động người nước ngoài đối với các quốc gia
tiếp nhận
Lao động nhập cư từ nước ngoài có tác động hai chiều đến sự phát triển
của các quốc gia.
Thứ nhất là chiều tác động tích cực
Lao động nước ngoài trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học công nghệ và thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế.
- Lao động nước ngoài, nhất là lao động có trình độ chuyên môn và kỹ
thuật cao làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành nghề đặc
thự…cú ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, điều hành hoạt động
của doanh nghiệp, trong việc áp dụng và chuyển giao những quy trình công
nghệ mới cho nước sở tại. Trong khi nguồn lao động trong nước chưa đáp
ứng đủ yêu cầu về chuyên môn, quản lý kinh tế, điều hành doanh nghiệp
trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt, thì vai trò của lao động nước ngoài càng có
ý nghĩa: hình thành và phát triển các ngành nghề mới, đặc thù mà trong nước
chưa có; tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chung; đẩy nhanh thời
gian triển khai và đưa vào sử dụng các công trình, dự án; rút ngắn thời gian

16
đào tạo và áp dụng công nghệ mới; tiết kiệm chi phí trong việc nắm bắt nhiều
tinh hoa khoa học kỹ thuật của các nước đi trước (đi tắt, đón đầu)…Như vậy,
lao động nước ngoài đã tác động tích cực, trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
- Lao động nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong dài hạn.
Các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia và lao động nước ngoài có
trình độ, kỹ thuật cao hầu hết đều tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng và thương mại, dịch vụ (ngân hàng, tài chính, đào tạo, y tế…), riêng số
lượng lao động nước ngoài trong các ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản không
đáng kể. Đối với các nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hoá dẫn đến
thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây
dựng nhà máy và tất nhiên đất nông nghiệp sẽ bị giảm dần, lao động nông
nghiệp có dư thừa, nhưng cơ hội và điều kiện tuyển dụng lao động cho các
nhà máy, các dự án tăng lên.
Dưới tác động của cạnh tranh, các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn
phương án đầu tư sử dụng nhiều vốn, mở rộng quy mô sản xuất, muốn vậy
các nhà đầu tư sẽ phải sử dụng thêm nhiều lao động giá rẻ (lao động nước
ngoài và lao động bản địa). Quy mô kinh tế của các ngành công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ ngày càng phát triển. Như vậy, lực lượng lao động nước
ngoài đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Lao động nước ngoài góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến vào sản xuất, chuyển giao có hiệu quả các
công nghệ mới đó cho người lao động bản địa, đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo nguyên lý “3 I” – (Imitation - Bắt
chước, Initiative - Cải tiến, Innovation – Sáng tạo).
Trong quá trình làm việc, người lao động trực tiếp sử dụng kỹ thuật và
công nghệ hiện đại để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Theo quy luật nhận

17
thức, người lao động bản xứ sẽ bắt chước để làm theo, sau đó là cải tiến cách
làm và sáng tạo ra cái mới hiệu quả hơn. Thực tế đã cho thấy, lao động trong
nước sau một thời gian làm việc với các chuyên gia, với người lao động có
trình độ và kỹ thuật cao họ đó tớch luỹ được những tri thức về kỹ thuật, công
nghệ được chuyển giao và áp dụng thành công vào sản xuất kinh doanh của
họ. Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng sử dụng khoa
học và công nghệ tiên tiến.
- Lao động nước ngoài góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đối với lao động bản địa.
Đặc điểm của lao động là sáng tạo. Người lao động với vốn kiến thức,
học vấn và chuyên môn nghiệp vụ cơ bản, nếu được làm việc trong môi
trường công nghiệp hiện đại, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, thì trình độ tay
nghề và kỹ năng nghề nghiệp càng được nâng cao. Dưới tác động của khoa
học kỹ thuật trong quá trình lao động, đồng thời cũng chính là quá trình người
lao động tự học hỏi, tự đào tạo. Sau một thời gian làm việc với các chuyên gia
nước ngoài, với đội ngũ người lao động nước ngoài, trình độ tay nghề và ý
thức kỷ luật, phong cách làm việc hiện đại của lực lượng lao động trong nước
được nâng lên vượt bậc. Chính họ là những người sẽ thay thế đội ngũ chuyên
gia, thay thế người lao động nước ngoài trong các nhà máy, công trường, xí
nghiệp.
- Lao động nước ngoài góp phần tăng cường mối quan hệ quốc tế giữa
các quốc gia, góp phần đẩy mạnh đầu tư và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch
vụ giữa các nước.
- Lao động nước ngoài giảm bớt được sự sai sót trong sử dụng công
nghệ mới ( nếu sử dụng lao động trong nước) do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa,
Và ở một khía cạnh nào đó, làm gia tăng tính thẩm thấu văn hóa, làm tăng
nâng suất lao động.
Khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh
nghiệp, người lao động của các nước thành viên có nhiều cơ hội trong việc

18
mở rộng thị trường đầu tư, xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, đi lại và làm việc tại
các nước thành viên. Theo đó, việc di chuyển lao động theo các quy định của
WTO được thực hiện dễ dàng.
Tự do di chuyển lao động giữa các thành viên là điều kiện quan trọng
giỳp cỏc nhà đầu tư lựa chọn phương án sử dụng lao động tối ưu cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, từ đó tăng cương mối liên kết, mối quan hệ quốc tế
giữa các thành viên. Mặt khác, di chuyển lao động cũng góp phần quảng bá
hàng hoá và dịch vụ của nước đó với người tiêu dùng nước sở tại, góp phần
trao đổi văn hoá xã hội giữa các nền văn hoá.
Thứ hai là chiều tác động tiêu cực
- Đối với nhiều nước đang phát triển, trong điều kiện lực lượng lao
động trong nước dư thừa bởi quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tỷ lệ
lao động thất nghiệp còn cao thì lao động nước ngoài nhập cư với số lượng
lớn, nhất là lao động phổ thông nước ngoài sẽ gây khó khăn cho việc tìm
kiếm và bố trí việc làm cho lực lượng lao động người bản địa.
- Lao động người nước ngoài khó hoà nhập với đời sống xã hội nước sở
tại do khác biệt về văn hoá, đạo đức, lối sống và tôn giáo. Đời sống tinh thần của
mỗi người gắn chặt với truyền thống văn hoá, đạo đức và tín ngưỡng của mỗi
quốc gia, dân tộc. Trong thời đại ngày nay, sự khác biệt về văn hoá, đạo đức, lối
sống và tôn giáo có thể tạo nên các xung đột của từng cá nhân người lao động
với đời sống tinh thần của xã hội nước sở tại.
Chính những tác động tích cực và tiêu cực nêu trên của lao động nước
ngoài tại các nước tiếp nhận lao động, nên việc quản lý nhà nước đối với lực
lượng lao động này là rất cần thiết nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả, phát
huy tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực lực lượng lao động này.
19
1.1.3. Các nhân tố tác động đến chính sách quản lý nhà nước về lao
động nước ngoài
* Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến chính sách quản lý nhà

nước về lao động nước ngoài
Chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài được thể hiện qua
các văn bản pháp luật về lao động. Pháp luật lao động là hệ thống các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao
động. Trước những tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với lao động,
pháp luật lao động phải chịu những ảnh hưởng như sau trong quá trình toàn
cầu hóa:
- Thứ nhất, chủ thể của quan hệ pháp luật lao động được mở rộng. Bên
cạnh việc điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao
động trong nước, nay luật lao động còn điều chỉnh: (i) mối quan hệ giữa
người sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài với người lao động trong nước;
(ii) mối quan hệ giữa người sử dụng lao động trong nước với người lao động
là người nước ngoài và (iii) mối quan hệ giữa người sử dụng lao động có yếu
tố nước ngoài và người lao động là người nước ngoài.
- Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của luật lao động (quan hệ lao động) trở
nên khó xác định rõ. Nếu như trước đây, người lao động làm việc cho một
chủ sử dụng lao động có thể xác định được, thì ngày nay, người lao động
nhiều khi không biết mình đang ở vị trí nào trong chuỗi dây chuyền sản xuất,
phân phối của các tập đoàn đa quốc gia, với mạng lưới các chi nhánh, công ty
con, văn phòng đại diện, đối tác dày đặc; và ai là người sử dụng lao động thực
sự. Trong quá trình toàn cầu hóa, mối liên hệ giữa người lao động và người
chủ sử dụng lao động có nguy cơ bị mờ nhạt và lợi ích chung của những
người lao động bị xóa nhòa. Nếu như trước đây, chủ sử dụng lao động và
người lao động cựng đúng trờn địa bàn của một quốc gia, thì ngày nay, càng
có nhiều chủ sử dụng lao động có người lao động ở trên nhiều quốc gia khác
nhau. Quan hệ lao động tập thể, quyền thương lượng tập thể của những người
20

×