Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN VĂN THANH
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ, XÃ HỘI,
MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
Ở TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN VĂN THANH
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ, XÃ HỘI,
MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
Ở TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60.31. 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ SƠN
THÁI NGUYÊN – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trần Văn Thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Thị Sơn, đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn!
Xin chân thành cảm ơn các phòng, Ban thuộc cơ sở đào tạo - Trƣờng
Đại học sƣ phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban chủ nhiệm và tập thể cán bộ, giảng viên khoa
Địa lý, trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu đó.
Xin cảm ơn Sở Công Thƣơng, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, Cục Thống kê,
Cục Thuế, Thƣ viện tỉnh Bắc Ninh, Uỷ ban nhân dân thị xã Từ Sơn cùng các
Phòng, Ban, Uỷ ban nhân dân và các hộ sản xuất kinh doanh tại các xã, phƣờng
Châu Khê, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hƣơng Mạc, Tƣơng Giang, Đình Bảng đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra khảo sát, thu thập
tài liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp trƣờng Trung học phổ
thông Lý Thƣờng Kiệt thành phố Bắc Ninh, gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện động viên, chia sẻ với tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện
luận văn.
Ngày tháng năm 2010
Tác giả
Trần Văn Thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 12
1. Lý do chọn đề tài 12
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13
2.1. Mục đích 13
2.2. Nhiệm vụ 13
3. Giới hạn nghiên cứu 14
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 14
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 17
5.1. Quan điểm nghiên cứu 17
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 18
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn 21
7. Cấu trúc luận văn 21
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG
NGHỀ 22
1.1. Cơ sở lý luận 22
1.1.1. Một số vấn đề về làng nghề 22
1.1.2. Một số hình thức tổ chức sản xuất làng nghề 34
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển làng nghề 36
1.1.4. Những tác động của các làng nghề 47
1.2. Cơ sở thực tiễn 52
1.2.1. Khái quát về làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng 52
1.2.2. Khái quát thực trạng phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh 54
Tiểu kết chương 1 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ, CỤM CÔNG NGHIỆP
LÀNG NGHỀ Ở TỪ SƠN 62
2.1. Tiềm năng phát triển các làng nghề ở Từ Sơn 62
2.1.1. Vị trí địa lý 62
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 62
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 65
2.2. Thực trạng phát triển và phân bố các làng nghề ở Từ Sơn 71
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các làng nghề ở Từ Sơn 71
2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề 72
2.2.3. Một số làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề, khu công
nghiệp làng nghề điển hình trên địa bàn thị xã Từ Sơn 84
2.3. Những tác động của làng nghề 92
2.3.1. Những hiệu quả 92
2.3.2. Những vấn đề nảy sinh 98
Tiểu kết chương 2 103
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỪ SƠN ĐẾN 2015 TẦM
NHÌN 2020 104
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội Từ Sơn đến năm
2015 104
3.1.1. Phƣơng hƣớng chung 104
3.1.2. Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 104
3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển các làng nghề thị xã Từ Sơn 105
3.2.1. Quan điểm phát triển 105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
3.2.2. Mục tiêu phát triển 106
3.3. Định hƣớng phát triển các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ
Sơn 108
3.3.1. Định hƣớng phát triển các làng nghề đã có 108
3.3.2. Định hƣớng phát triển các làng nghề mới 108
3.3.3. Định hƣớng hình thành các tiểu vùng chủ yếu 110
3.4. Các giải pháp chủ yếu 111
3.4.1. Giải pháp về quy hoạch 111
3.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ 112
3.4.3. Giải pháp về vốn 113
3.4.4. Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực 114
3.4.5. Giải pháp về thị trƣờng 115
3.4.6. Giải pháp về quản lí và bảo vệ môi trƣờng 116
Tiểu kết chương 3 118
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 119
1. Kết luận 119
2. Khuyến nghị 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. CCN : Cụm công nghiệp
2. GTSX : Giá trị sản xuất
3. KCN : Khu công nghiệp
4. LĐ : Lao động
5. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
6. UBND : Ủy ban nhân dân
7. USD : Đô la Mỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 19
Bảng 1.2: Giá trị C của một số các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải 38
Bảng 1.3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 39
Bảng 1.4: Làng nghề hiện có tỉnh Bắc Ninh năm 2008. 45
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất ở Từ Sơn 53
Bảng 2.2: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao nhất 55
Bảng 2.3: Các làng nghề ở Từ Sơn năm 2008 62
Bảng 2.4: Tỷ trọng GTSX làng nghề so với GTSX công nghiệp 64
Bảng 2.5: Một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề Từ Sơn giai đoạn 2001 - 2008 65
Bảng 2.6: Tổng số lao động, lao động công nghiệp, lao động làng nghề …69
Bảng 2.7: Tổng số hộ, số hộ sản xuất nghề và số hộ phi nông nghiệp …. 70
Bảng 2.8: Trình độ học vấn của chủ hộ tại làng nghề Đồng Kỵ, Đa Hội,
Hƣơng Mạc, Tƣơng Giang 72
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất kinh doanh và tổng số lao động của CCN làng
nghề sản xuất Thép Châu Khê 79
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất kinh doanh và tổng số lao động của CCN làng
nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ 80
Bảng 2.11: Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời và tỷ lệ hộ đói nghèo 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên Từ Sơn 2002 - 2008 54
Hình 2.2: GTSX toàn huyện và GTSX làng nghề ở Từ Sơn giai đoạn
2001 - 2008 64
Hình 2.3: GTSX công nghiệp, GTSX làng nghề và CCN làng nghề ở Từ Sơn
2004 - 2008 83
Hình 2.4: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội Từ Sơn giai đoan 2000 - 2008 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 52
Bản đồ 2: Bản đồ các nguồn lực chính phát triển làng nghề Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh 59
Bản đồ 3: Bản đồ hiện trạng làng nghề Từ Sơn 71
Bản đồ 4: Bản đồ hiện trạng cụm công nghiệp làng nghề Từ Sơn 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc thì một trong
những vấn đề nóng bỏng cần đƣợc quan tâm lớn của Việt Nam cũng nhƣ các
nƣớc đang phát triển khác trên thế giới là công nghiệp hoá kinh tế nông thôn.
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên đòi hỏi phải thu hút đƣợc nguồn vốn
đầu tƣ, tiếp cận đƣợc những tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm.
Do ở nƣớc ta hiện nay hơn 70% dân số sống ở nông thôn, trong quá trình ƣu
tiên phát triển công nghiệp thì cần phải chú trọng khôi phục và phát triển công
nghiệp làng nghề. Qua một thời gian dài, thực tế cho thấy rằng các làng nghề
đã hoạt động khá hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự
phát triển của sản xuất trong nƣớc. Đồng thời góp phần to lớn nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trƣờng quốc tế.
Sự hình thành các làng nghề luôn gắn liền với lịch sử phát triển nền văn
hoá cũng nhƣ lịch sử phát triển nền kinh tế, với những lợi thế về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Mỗi nơi có những đặc điểm riêng,
có thế mạnh và hạn chế khác nhau nên mỗi nơi sẽ có các làng nghề với quy
mô và mức độ hoạt động khác nhau.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ
sông Hồng, giáp thủ đô Hà Nội, là tỉnh có diện tích nhỏ, nhƣng lại có tiềm
năng lớn để phát triển kinh tế nhất là phát triển công nghiệp. Từ năm 2004
Bắc Ninh chính thức trở thành một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc. Trong những năm gần đây Bắc Ninh có vị thế mới trong nền
kinh tế đất nƣớc nhất là điểm sáng về phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang
chuyển mình mạnh mẽ với những bƣớc đi dài về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp. Cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
với sự phát triển của ngành công nghiệp là sự khôi phục và phát triển các làng
nghề (bao gồm làng nghề truyền thống và làng nghề mới) trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, thực hiện Quyết định
132 năm 2000 và Nghị định 134 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích
phát triển công nghiệp nông thôn. công tác quản lí nhà nƣớc đối với các khu
công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề cũng đƣợc quan tâm đẩy
mạnh. Từ Sơn (huyện Từ Sơn đƣợc thành lập năm 1999 trên cơ sở tách huyện
Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du và Từ Sơn. Ngày 24 tháng 9 năm 2008,
Chính phủ ban hành nghị định thành lập thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh
trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn. Thị xã Từ Sơn
gồm 7 phƣờng và 5 xã) là một thị xã có nhiều làng nghề truyền thống nổi
tiếng từ lâu đời. Sự phát triển của các làng nghề trong những năm qua đã
góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thị xã, của tỉnh
Bắc Ninh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các làng nghề, Thị xã cũng
phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh hết sức phức tạp đòi hỏi cần phải có
các giải pháp phù hợp và cấp bách.
Với lý do trên đề tài: “Thực trạng phát triển và những tác động kinh
tế, xã hội, môi trƣờng của các làng nghề ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, đƣợc
lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề, đề tài tìm hiểu tiềm
năng, thực trạng phát triển và những tác động về kinh tế, xã hội và môi trƣờng
của các làng nghề trên địa bàn Từ Sơn. Từ đó, đề xuất định hƣớng và các giải
pháp phát triển các làng nghề một cách hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh địa
phƣơng theo hƣớng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về các làng nghề, áp dụng vào địa
bàn nghiên cứu.
- Đánh giá các nguồn lực ảnh hƣởng đến sự phát triển các làng nghề ở Từ Sơn.
- Phân tích thực trạng phát triển và phân bố các làng nghề ở Từ Sơn và
những tác động của các làng nghề (cả tích cực và những vấn đề nảy sinh, bất
cập) về kinh tế, xã hội, môi trƣờng tại địa bàn.
- Đề xuất định hƣớng và các giải pháp phát triển các làng nghề theo
hƣớng bền vững tại địa bàn Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu sự phát
triển các làng nghề ở Từ Sơn về số lƣợng, cơ cấu ngành nghề, các kết quả chủ
yếu sự phân bố trong địa bàn. Đánh giá các kết quả và những vấn đề nảy sinh
(bất cập) về kinh tế, xã hội và môi trƣờng lên địa bàn.
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: toàn bộ lãnh thổ huyện từ Sơn gồm
1 thị trấn và 10 xã.
- Giới hạn về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ 2001 - 2008.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề làng nghề nói riêng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực
hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói chung đã
đƣợc nhiều tác giả nhiều nhà khoa học nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau. Có thể chia các công trình nghiên cứu này thành hai mảng lớn:
4.1. Về tình hình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam và đồng bằng sông Hồng đã có nhiều công trình nghiên
cứu khoả sát đề cập nhƣ: “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp
hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”,
Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc, nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, 2002; “Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang,
nhà xuất bản Nông nghiệp, 1999; “Con đƣờng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn”, Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, 2001.
4.2. Về tình hình phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn cũng đã
có một số công trình đề cập tới: “Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam hiện
nay”, Tô Duy Hợp, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2000; “Ngành nghề nông
thôn Việt Nam”, Dƣơng Bá Phƣợng, nhà xuất bản Nông nghiệp, 1998 [18];
“Phát triển làng nghề ở nông thôn”, Nguyễn Sinh Cúc, tạp chí Cộng sản số 12
(6/2001)… Các công trình nêu trên chủ yếu làm rõ thực trạng quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và một số chính sách giải
pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
đồng bằng sông Hồng. Một số công trình tập trung làm rõ sự biến đổi làng xã
Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong đó đề cập đến
một số khía cạnh của làng nghề nhƣ: lao động, việc làm, thị trƣờng…
Ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004 -2005,
PGS.TS Trần Văn Chử và tập thể tác giả viện Kinh tế phát triển đã thực hiện
đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Phát triển thị trƣờng cho làng nghề tiểu thủ công
nghiệp trong giai đoạn hiện nay”, đã tập trung làm rõ thực trạng thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm của làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay và các
giải pháp khắc phục.
“Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá”, của Phạm Quốc Sử, tạp chí Lí luận chính trị, số 2/2002; “Phát triển làng
nghề thủ công truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá”,
Mai Thế Hiển, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003; “Làng nghề truyền
thống Việt Nam ”, Phạm Côn Sơn, nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, 2004;
“Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá”,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Dƣơng Bá Phƣợng, nhà xuất bản Khoa học xã hội và nhân văn. Viện kinh tế
học, 2004 [18].
Trên phạm vi cấp tỉnh, thành phố nghiên cứu về làng nghề qua đề tài
luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp, “Phát triển làng nghề Bắc Ninh
trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá”, Lê Văn Hƣơng, luận án tiến
sĩ, Đại học sƣ phạm Hà Nội, 2010 [14]; “Nghiên cứu chất lƣợng môi trƣờng
không khí và nƣớc tại một số làng nghề huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”,
Nguyễn Thị Thu Hiền, 2003; vấn đề phát triển các làng nghề ở Từ Sơn đã có
công trình: “Nghề gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ trong thời kỳ hội nhập”, Nguyễn Thu Hà,
khoá luận tốt nghiệp, khoa Địa lí, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, 2008 [12].
“Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ nghệ ở huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh”, Vũ Thị Tuyết Nhung, luận văn thạc sĩ kinh tế, trƣờng Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội, 2007 [16].
Các công trình cũng đã tập trung làm rõ vai trò của làng nghề đối với quá
trình phát triển đất nƣớc, vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Bắc Ninh và các
huyện, thị thuộc tỉnh Bắc Ninh. Các tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng làng
nghề về lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, kĩ thuật
công nghệ, môi trƣờng và đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp để thúc đẩy
làng nghề phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Sự phát triển của các làng nghề, các cụm công nghiệp và khu công
nghiệp làng nghề của Từ Sơn nằm trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp
của cả nƣớc. Việc phát triển làng nghề của Từ Sơn cũng đƣợc đề cập tới trong
các báo cáo, các bản quy hoạch phát triển kinh tế chung và quy hoạch phát
triển công nghiệp của Từ Sơn, của tỉnh Bắc Ninh, các bài báo, tạp chí… Tuy
nhiên các công trình nêu trên chƣa đề cập thực trạng phát triển các làng nghề
và những tác động về kinh tế, xã hội và môi trƣờng của nó trên địa bàn thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Trên đây là những nguồn tài liệu quý báu, làm cơ sở cho đề tài đƣợc tiếp
cận, kế thừa và sử dụng cho việc nghiên cứu. Từ đó, tác giả đề tài có thể đúc
kết cả những vấn đề lí luận, thực tiễn về làng nghề, vận dụng vào địa bàn Từ
Sơn một cách có cơ sở khoa học.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm lịch sử: Mọi sự việc, hiện tƣợng đều có nguồn gốc phát sinh,
phát triển riêng của nó. Hiện tại là kết quả của quá khứ, là sự kế thừa và phát
huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu. Đó là quy luật chung ở mỗi
giai đoạn lịch sử.
Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu để thấy đƣợc sự hình thành và
phát triển của các làng nghề trong suốt quá trình phát triển kinh tế của Từ Sơn.
Quan điểm tổng hợp: Trong một lãnh thổ, mọi yếu tố đều tồn tại, vận
động và phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau, tạo nên một
thể thống nhất. Sự thay đổi của yếu tố này sẽ kéo theo sự thay đổi của một
loạt các yếu tố khác và làm cho lãnh thổ luôn ở thế cân bằng động.
Vận dụng quan điểm này đòi hỏi phải xem xét các yếu tố tự nhiên, kinh
tế xã hội và con ngƣời ảnh hƣởng tới sự hình thành, phát triển các làng nghề
trong mối quan hệ chung với ngành công nghiệp, toàn bộ nền kinh tế và cả
những biến động trên thị trƣờng thế giới.
Quan điểm kinh tế: Thông qua một số chỉ tiêu cụ thể: tốc độ tăng trƣởng,
hiệu quả kinh tế phải đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế các làng nghề trên địa
bàn Từ Sơn.
Quan điểm lãnh thổ: Mọi sự vật, hiện tƣợng địa lí đều tồn tại và phát
triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Trong nghiên cứu địa lí kinh tế
xã hội vấn đề quan trọng là phải tìm đƣợc những đặc trƣng riêng của lãnh thổ,
đó là cái để phân biệt nó với lãnh thổ khác. Sự khác biệt này đƣợc tạo bởi rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
nhiều yếu tố (cơ sở tài nguyên, dân cƣ, lịch sử khai thác lãnh thổ, cơ cấu kinh
tế, trình độ phát triển kinh tế xã hội…). Do đó, trong nghiên cứu, đánh giá các
đối tƣợng địa lí bao giờ cũng phải gắn với một địa phƣơng cụ thể, đề tài này
cũng không nằm ngoài quan điểm đó.
Quan điểm phát triển bền vững: là quan điểm bao trùm trong phát triển
kinh tế hiện nay. Vận dụng quan điểm vào luận văn thì việc phát triển làng
nghề nhằm mang lại hiệu quả cao, bền vững cả về kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trƣờng. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, chúng ta cần phải giải quyết
hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Quá trình sản xuất của làng
nghề phải bảo đảm tạo ra những sản phẩm vừa có yếu tố văn hoá truyền
thống, vừa có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội
phát sinh nhƣng không gây tác động xấu đến môi trƣờng, vì vậy phát triển bền
vững vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu của việc phát triển ngành công nghiệp
làng nghề.
Quan điểm viễn cảnh: căn cứ vào thực trạng phát triển và xu hƣớng vận
động của ngành công nghiệp nói chung, của các làng nghề nói riêng để lập ra
các đề án, kế hoạch hợp lý.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, xử lý số liệu:
Từ trƣớc đến nay nghề và làng nghề là đối tƣợng nghiên cứu của đông
đảo các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tài liệu, số liệu về
làng nghề đƣợc lƣu trữ và cập nhật ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Việc
tổng quan tài liệu thu thập đƣợc cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên
cứu đã có, cập nhật những vấn đề mới ở trong và ngoài nƣớc
Tài liệu thống kê thứ cấp, thu thập đƣợc từ Cục Thống kê Bắc Ninh,
Sở Công Thƣơng Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh, Uỷ ban nhân
dân thị xã Từ Sơn Giúp tác giả có cái nhìn tổng quát theo các tiêu chí cơ
bản về quá trình phát triển của làng nghề Từ Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi thu thập các tƣ
liệu liên quan đến các làng nghề tại Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh,
phòng thống kê thị xã Từ Sơn, UBND và phòng kinh tế thị xã Từ Sơn… Cụ
thể là các số liệu về tình hình phát triển các làng nghề, sau đó tiến hành phân
loại, xử lý, tổng hợp theo các tiêu chí trong phần nội dung đề cƣơng đã xây
dựng và kết luận.
Phương pháp bản đồ biểu đồ:
Là phƣơng pháp đặc trƣng khi nghiên cứu địa lý, vì bản đồ là mở đầu và
cũng là kết thúc của công tác nghiên cứu địa lí. Khi nghiên cứu đề tài tác giả
phải dựa vào bản đồ để tìm hiểu vị trí địa lí, nguồn tài nguyên, cơ cấu kinh tế,
hoạt động thƣơng mại… Tác giả sử dụng phần mềm Mapinfo và các tài liệu
số liệu đã xử lý để xây dựng các bản đồ chuyên đề nhằm thể hiện trực quan
các kết quả nghiên cứu của đề tài: Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn; Bản đồ
một số nguồn lực chính phát triển làng nghề thị xã Từ Sơn, Bản đồ hiện trạng
phát triển làng nghề Từ Sơn, Bản đồ hiện trạng các cụm công nghiệp làng
nghề Từ Sơn.
Phương pháp thực địa
Đây là một phƣơng pháp nghiên cứu đặc trƣng của khoa học Địa lý.
Phƣơng pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, đánh
giá một cách xác thực để có một cái nhìn toàn diện về các đối tƣợng nghiên
cứu. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài từ năm 2009 đến nay tác giả đã
nhiều lần triển khai các chuyến thực địa khác nhau tại địa bàn nghiên cứu.
Các hoạt động chính trong phƣơng pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều
tra, ghi chép, chụp ảnh các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề;
gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phƣơng, các cơ quan quản lý và cộng
đồng sở tại về các vấn đề liên quan đến nghề và các hoạt động của các làng
nghề. Trên cơ sở tiếp xúc với các Sở, Ban, ngành, chính quyền địa phƣơng tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
giả đã thu thập đƣợc những tài liệu, thông tin về quan điểm, chủ trƣơng chính
sách liên quan đến việc đầu tƣ phát triển làng nghề ở thị xã Từ Sơn nói riêng
và tỉnh Bắc Ninh nói chung. Triển khai công việc khảo sát thực địa giúp tác
giả có những nhìn nhận ban đầu đối với quá trình tổ chức sản xuất ở các làng
nghề, cụm công nghiệp, khu công nghiệp làng nghề thị xã Từ Sơn hiện nay.
Phương pháp khả o sá t xã hội học:
Đây là phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng trong quá trình triển khai
nghiên cứu luận văn nhằm bổ sung cho bức tranh hiện trạng làng nghề thị xã
Từ Sơn. Các cuộc phỏng vấn nhanh, điều tra theo mẫu đƣợc tiến hành trên cơ
sở các chủ đề về công nghệ, vốn, lao động, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm,
môi trƣờng, thu nhập
Các điểm nghiên cứu đƣợc chọn trên nguyên tắc là đại diện tƣơng đối
cho khu vực nghiên cứu . Đối tƣợng khả o sá t là các hộ làm nghề đƣợc chọn
theo phƣơng pháp kết hợp giữa chọn ngẫu nhiên và chọn có chủ định trên cơ
sở các mẫu điều tra đã chuẩn bị sẵn. Ngƣời đƣợc phỏng vấn là các chủ hộ gia
đình (vợ hoặc chồng), là những ngƣời có vai trò quyết định trong sự phát triển
kinh tế hộ.
Tác giả đã khả o sá t ở 36 hộ gia đình theo phiếu đã đƣợc chuẩn bị sẵn tại
các làng nghề tiêu biểu là sắt Đa Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, mộc mỹ nghệ
Phù Khê, mộc mỹ nghệ Hƣơng Mạc và dệt Tƣơng Giang. Đây là những làng
nghề phát triển có tác động lớn đến kinh tế xã hội và môi trƣờng tại địa
phƣơng; có nghề truyền thống, sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc,
có khả năng hiện đại hoá công nghệ sản xuất.
Trong quá trình thực địa, tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn nhanh các
đối tƣợng khác nhƣ lao động làm nghề, cán bộ địa phƣơng (thôn, làng, xã,
phƣờng) tại các làng nghề khác nhƣ Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tam Sơn. Các
kết quả điều tra đƣợc phân nhóm và tổng hợp theo các chỉ tiêu. Từ đó tác giả
sử dụng các chỉ tiêu này để tham khảo, minh họa, phân tích làm rõ các nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
dung trong luận văn nhƣ đánh giá chất lƣợng đội ngũ chủ các cơ sở, chất
lƣợng cuộc sống, những khó khăn thuận lợi của các làng nghề
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
1. Đúc kết những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến
sự phát triển và những tác động của làng nghề.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, thực trạng phát triển làng nghề,
đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và những vấn đề kinh tế xã hội và môi trƣờng
đối với sự phát triển làng nghề của Từ Sơn trong giai đoạn hiện nay.
3. Định hƣớng và đề xuất các giải pháp chủ yếu cho việc phát triển phù
hợp hơn làng nghề ở Từ Sơn theo hƣớng bền vững trong những năm tới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn đƣợc trình bày
trong 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về làng nghề.
Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển và những tác động của các
làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề ở Từ Sơn.
Chương 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn
Từ Sơn đến năm 2015 tầm nhìn 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề về làng nghề
1.1.1.1. Khái niệm làng nghề
a. Làng: Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Làng là một
khối dân cƣ nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt
cùng tiến hành một nghề. Theo cách hiểu phổ biến nhất, làng là vùng đất
chung của cƣ dân nông nghiệp sống quây quần theo tinh thần cộng đồng và có
cùng phƣơng kế sinh nhai [6, tr.10]. Xã hội nông thôn Việt Nam từ xƣa tới
nay, làng là một tế bào xã hội ngƣời Việt. Nó là một tập hợp dân cƣ chủ yếu
theo quan hệ láng giềng. Đó là một địa vực, một không gian lãnh thổ nhất
định, ở đó tập hợp những ngƣời dân cƣ quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất.
Làng đƣợc hình thành trên cơ sở những công xã nông thôn. Nó là một tập hợp
những gia đình nhỏ trong một không gian nhất định để sản xuất và sinh hoạt
độc lập. Sự khai phá chung vê ruộng đất, việc xây dựng nhng công trình trị
thuỷ và thuỷ lợi nhỏ ở thời kỳ đầu đã gắn bó những ngƣời không cùng huyết
thống hợp lại với nhau đề thành lập làng. Làng Việt truyền thống là một
không gian xã hội ổn định. Trong làng chồng xếp nhiều mối quan hệ kinh tế
xã hội - nhân văn phong phú, phức tạp nhƣ huyết thống, láng giềng, nghề
nghiệp, hôn nhân, tín ngƣỡng và hợp tác Các làng thôn ở nƣớc ta có thể chia
thành 4 loại:
Làng nông nghiệp: là làng thuần nông ở miền Bắc và làng miệt vƣờn ở
Nam Bộ.
Làng nghề: là làng làm nghề nông có thêm một hoặc một số nghề thủ
công nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Làng bôn bán: là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của một
số thƣơng nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
Làng chài (hoặc các vạn chài): là làng của các cƣ dân làm nghề chài
lƣới đánh cá sống ở ven sông, ven biển [18, tr.10-11].
Theo Phan Đại Doãn (2001) làng là đơn vị quần cƣ cơ sở ở nông thôn,
quy mô của làng thƣờng có từ vài chục đến vài trăm nóc nhà. Làng gắn liền
với nông nghiệp, nông thôn, là cộng đồng dân cƣ tự nhiên đƣợc tập hợp theo
quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, quan hệ nghề nghiệp [14].
Làng có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài gắn liền với lịch sử
hình thành và phát triển dân tộc. vƣợt qua những thử thách, biến động thăng
trầm trong lịch sử những nét thuần phong mỹ tục cổ truyền ở nông thôn vẫn
đƣợc duy trì phát triển qua văn hoá làng, ngày nay trong xu thế hội nhập giao
lƣu quốc tế làng và văn hoá làng đang có những biến đổi mạnh mẽ nhƣng văn
hoá làng vẫn đƣợc bảo tồn và phát triển phù hợp với tình hình mới.
Từ xa xƣa các làng sống chủ yếu bằng nông nghiệp và chăn nuôi có
quy mô nhỏ, do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, vào thời gian nông nhàn, ở các
làng xã nông thôn đã xuất hiện các nghề phụ trong các gia đình. Ban đầu, các
nghề phụ chủ yếu là các nghề thủ công, làm các đồ thiết yếu cho gia đình.
Tuy nhiên, do nhu cầu về những sản phẩm đó tăng lên cả về số lƣợng và chất
lƣợng nên một bộ phận dân cƣ đã tách khỏi nông nghiệp nhƣng vẫn sống
trong làng để chuyên môn hoá vào sản xuất các sản phẩm đó. Họ liên kết với
nhau chặt chẽ, nông thôn Việt Nam xuất hiện một số tổ chức theo nghề
nghiệp tạo thành các phƣờng hội: Phƣờng dệt, Phƣờng gốm, Phƣờng đúc
đồng, phƣờng rèn… Từ đó các nghề đƣợc lan truyền, đến một giai đoạn nhất
định, khi nghề thủ công chiếm một tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
mỗi làng, khi đó làng nghề xuất hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
b. Làng nghề:
Đã có những công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề của các nhà
kinh tế, văn hoá, sử học với những quan niệm khác nhau về làng nghề.
Ở làng nghề, mặc dù vẫn có các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi ) nhƣng đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng
lớp thợ thủ công có cơ cấu tổ chức, có quy trình công nghệ nhất định, chuyên
tâm làm nghề, sống chủ yếu đƣợc bằng nghề đó với những sản phẩm thủ công
mỹ nghệ mang tính hàng hoá. “Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng
thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề
mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản
phẩm theo kiểu phƣờng hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng
Tổ nghề, và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ƣớc chế xã hội và gia
tộc. sự liên kết hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các
gia đình cùng dòng tộc, cùng phƣờng nghề trong quá trình lịch sử hình thành,
phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trên đơn vị cƣ trú, làng
xóm truyền thống của họ”[23, tr.13].
Theo giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng: Làng nghề là làng tuy vẫn có trồng
trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền,
tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp có
phƣờng, có ông trùm, ông phó cả… Cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên
tâm, với quy trình công nghệ nhất định sinh ƣ nghệ, tử ƣ nghệ (nhất nghệ tinh,
nhất thân vinh) sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ
công, những mặt hàng có tính mỹ nghệ, đã trở thành hang hoá và có quan hệ
tiếp thị với một thị trƣờng là vùng xung quanh. Những làng ấy ít nhiều đã nổi
danh từ lâu, trở thành di sản văn hoá dân gian [6].
Quan niệm nêu trên là nói về những làng nghề thủ công truyền thống có
từ lâu đời, tồn tại hàng trăm năm nay nhƣ nghề chạm bạc ở làng Đồng Xâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
(Thái Bình), nghề gốm làng Bát Tràng, nghề rèn làng Đa Sỹ quận Hà Đông
thành phố Hà Nội, nghề chạm sừng Thuỵ Ứng xã Hoà Bình, huyện Thƣờng Tín
Hà Nội Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng đã xuất hiện các
làng nghề mới có tính hiện đại, trong đó đặc trƣng bởi sự phát triển kinh
doanh dịch vụ và xây dựng, kinh doanh đa ngành nghề; đồng thời, do quá
trình công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ ở các làng nghề, trong các làng nghề
kỹ thuật và công nghệ sản xuất không đơn thuần chỉ là kỹ thuật thủ công, mà
có nhiều nghề nhiều công đoạn sản xuất áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện
đại nhƣ mộc, gỗ mỹ nghệ Liên Hà, Vân Hà, Đông anh, Hà Nội; thép Trịnh Xá,
Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh; mộc mỹ nghệ Dƣơng Sơn, Tam Sơn, Từ Sơn,
Bắc Ninh các làng nghề mới đã xuất hiện, đƣợc hình thành trên cơ sở ƣơm
tạo nghề mới hoặc sự lan toả của các làng nghề ra các khu vực xung quanh.
Theo Dƣơng Bá Phƣợng, làng nghề là làng ở nông thôn có một (hoặc
một số) nghề thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh
độc lập [18]. Bách khoa toàn thƣ Việt Nam thì khái quát: làng nghề là những
làng sống bằng hoặc chủ yếu nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam [14].
Nhƣ vậy, làng nghề là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là làng và
nghề. Trong đó nghề trong làng đã tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp thành
ngành kinh doanh độc lập nên đã phù hợp với điều kiện mới. Đồng thời trong
cơ cấu kinh tế cấu làng còn có các hoạt động phi nông nghiệp khác. Quá trình
chuyên môn hoá trong sản xuất của làng nghề cũng nhƣ sự phân công lao
động trong các làng nghề đã làm xuất hiện các ngành nghề dịch vụ đi kèm, từ
đó đã xuất hiện các làng nghề buôn bán dịch vụ. Tuy nhiên, không phải bất cứ
quy mô nào của nghề cũng đƣợc gọi là làng nghề. Làng đƣợc gọi là làng nghề
khi các hoạt động của ngành nghề phi nông nghiệp đạt đến một quy mô nào
đó và mang tính ổn định. Vì vậy, khái niệm làng nghề phải thể hiện đƣợc cả
định tính và định lƣợng.