Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ô nhiễm không khí tại hà nội và thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.05 KB, 16 trang )

II. Ô nhiễm không khí:
Cùng với Hà Nội, TP.HCM đang nằm trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm không khí
của khu vực châu Á và thế giới, theo xếp hạng trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế
giới.
Vấn đề bụi bẩn, ô nhiễm không khí đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhưng mức độ
quan tâm của công luận, như theo nhiều chuyên gia về môi trường thì vẫn còn ở mức
“dưới trung bình”.
1.Định nghĩa:
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất
hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây
biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
2. Tác nhân gây ô nhiễm:
-Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx
-Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr…
-Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn…
-Các khí quang hóa: PAN, O3…
-Các chất lơ lửng: sương mù, bụi…
-Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ…
3.Các hoạt động gây ô nhiễm
a.Tự nhiên
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm
có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới,
không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với
các nguồn này.
b.Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình
đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu
cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các
quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một
không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử


dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Cụ thể như trong số 170 trường hợp nhà máy, cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải ra môi
trường thì hiện cũng còn tới 81 doanh nghiệp chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải đang
ngày đêm thải ra luợng khói bụi rất lớn mang nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường
vào không khí
c.Giao thông vận tải:
Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng mô tô xe may ở tphcm,hà nội tuwf1993-2007
-Hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM có trên dưới 5 triệu xe cơ giới lưu thông chủ
yếu theo các trục đường chính của khu vực 500km² nội thành, đó là chưa kể hàng ngày có
thêm vài chục ngàn xe ô tô mang biển số các tỉnh khác lưu thông đã làm cho nồng độ ô
nhiễm không khí càng nghiêm trọng hơn.
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân
cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO,
CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét
trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông
lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên
đường.
Năm 2005 trung tâm đã phát hiện hơn 300 mẫu bụi và 58 mẫu hóa chất vượt tiêu chuẩn
cho phép, có thể gây bệnh nghề nghiệp tại các xí nghiệp ngành da giày, hóa chất cao su,
mỹ phẩm…
d.Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên
liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh.
Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ,
4. các thông số của ô nhiễm không khí:
-90% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao
cho sức khỏe
-Nồng độ các chất bụi, ozôn, nitơ, lưu huỳnh… đều tăng từ 1 đến gần 3 lần so với cùng kì
năm 2010
-100% xe máy chưa được kiểm soát, chỉ có khoảng 15% các cơ sở sản xuất công nghiệp

có phát thải chất gây ô nhiễm không khí có lắp đặt hệ thống xử lý khí thải.
-nồng độ bụi lơ lửng trung bình dao động 0,38 – 0,76 mg/m3 vượt quy chuẩn quốc gia
(QCVN) từ 1,26 - 2,55 lần, có những tháng mùa khô nồng độ bụi trung bình lên tới 1,47
mg/m3 vượt quy chuẩn Việt Nam. Cùng với bụi có 45% giá trị quan trắc nồng độ NO2 và
67% giá trị quan trắc nồng độ Benzene…cũng vượt quy chuẩn Việt Nam. Trong đó ô
nhiễm nhiệt độ chiếm tỷ lệ cao nhất (32%), sau đó đến tiếng ồn (29%), ánh sáng (24%),
nguyên nhân chủ quan: bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường còn nặng tính
hình thức. Hoạt động bắt buộc này đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chỉ
hoạt động tốt đến giai đoạn thẩm định, còn khâu hậu kiểm hầu như bị thả nổi.
5.Hậu quả:
*Ô nhiễm không khí đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe con
người, đời sống sinh vật và thiệt hại không nhỏ về kinh tế.
*Khi môi trường không khí bị ô nhiễm sức khỏe của con người bị suy giảm, gây nhiều
bệnh như: Viêm phổi, hen suyễn, ung thư, viêm phế quản, tim mạch, suy nhược thần
kinh…, làm giảm tuổi thọ của con người. Trong đó, các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất
với sự ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người
đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng đối
với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian
tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
*Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
*Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá
trình quang hợp.
*Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại
cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
*Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà
kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.
Cụ thể:
-Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận tại Việt Nam trung bình mỗi năm có 16.000 người
chết do ô nhiễm không khí gây nên.
-số người bị các bệnh đường hô hấp (thường do ô nhiễm không khí gây ra) chiếm từ

3% - 4% tổng dân số. quận 8, 11, Tân Bình, huyện Bình Chánh, chiếm tỷ lệ bệnh cao
(trên 6% trong tổng số bệnh đường hô hấp đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng
1), nhưng trong đó cao nhất là quận Tân Bình - chiếm tỷ lệ trên 16% trong tổng số ca
bệnh.
- 74,5% số người bị bệnh bụi phổi trên toàn quốc là công nhân của các ngành mỏ, xây
dựng, cơ khí và luyện kim do thường xuyên tiếp xúc với bụi.
-Năm 2012, số người mắc các bệnh: Viêm phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm phế
quản và tiểu phế quản là trên 100.000 người.
-Đặc biệt, số ca mắc bệnh về bụi phổi – silic chiếm 74,5% trong tổng số ca bệnh nghề
nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
-Tỷ lệ số người bị các bệnh hô hấp ở các địa phương có trình độ phát triển nhưng ô
nhiễm không khí hơn, như: TPHCM, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng…, cao hơn từ 4 - 5
lần so với các địa phương kém phát triển như: Bắc Kạn, Điện Biên
- Thiệt hại kinh tế do ốm đau các bệnh đường hô hấp (chi phí khám chữa bệnh, giảm
thu nhập do nghỉ ốm, chi phí người chăm sóc) tính trung bình trên đầu người dân nội
thành Hà Nội là 1.538 đồng/ngày, còn dân nội thành TPHCM là 729 đồng/ngày.
6.Biện pháp:
các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường cần đánh giá hiện
trạng, kết luận sơ bộ về môi trường tại mọi thời điểm, vì đây là điều cộng đồng đặc biệt
quan tâm.
-Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát và hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không
khí.
-Cần tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng và giao thông vận tải.
-Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường.
-Cần có thêm những nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe để có
những thông tin thuyết phục, đề xuất chính quyền có những biện pháp can thiệp mạnh
hơn cho vấn đề môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.
- Chi Cục bảo vệ môi trường thành phố tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng
kịp thời phát hiện các vi phạm bảo vệ môi trường về khí thải của các nhà máy, cơ sở
sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

-Chi cục còn phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và ngành giao thông tổ chức
đăng kiểm xe, kiểm tra lượ„ng xả thải của các loại xe tải lưu thông vào các khu vực nội
thành.
-Xử phạt nghiêm những cơ sở cố tình kéo dài, không trang bị hệ thống xử lý khí thải
trong quá trình sản xuất, kiên quyết đình chỉ hoạt động sản xuất của những cơ sở vi
phạm, gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí.
-Chi cục cũng phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tìm các biện pháp hữu hiệu để
phát hiện, ngăn chặn tình trạng xăng pha chì vẫn đang lén lút tiêu thụ trên thị trường bất
chấp quy định của Nhà nước cấm sử dụng xăng pha chì.
-Phối hợp với lực luợng cảnh sát giao thông, ngành giao thông vận tải tổ chức đăng
kiểm xe, kiểm tra tình trạng, luợng xả thải khi của các loại xe tải lưu thông vào các khu
vực nội thành , ở các giao lộ, các tuyến đường chính của thành phố
7.Một số hình ảnh:
8.Tài liệu tham khảo:
/>hcm.html
/>trong/82/9757814.epi
/>9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=4049
/>catid=252&subcatid=0&newsid=235&langid=0
/>trong/82/9757814.epi
III. Ô nhiễm nước:
1.Định nghĩa:
Ô nhiễm nước là à sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại, là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã,làm giảm độ đa dạng của
sv dưới nước
*Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất
2. Tác nhân gây ô nhiễm:

-các chất hữu cơ không bền:cacbonhydrat,các chất béo,protein
-các hợp chất hữ cơ bền vững:các hợp chat phenol,hóa chất bv thực vật hữu cơ,các
hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ….
-các kim loại nặng:Pb,Hg,As,Cr,Ni…
-các chất rắn có trong nước tự nhiên
-Màu:từ cá chất hữu cơ dễ phan hủy bởi các vsv,sự phát triển của tảo,rong rêu…
-Mùi:từ cống rãnh khu dân cư,khu công nghiệp,các sản phẩm từ sự phân hủy của xác
chết động,thực vật,nước thải hóa chất dầu mỡ thừ KCN…
-các chất dinh dưỡng:từ việc sử dụng dư thừa các chất dd vô co(photphat,kali…)trong
quá trình sử dụng phân bón cho cây trồng sẽ gây nên hiện tượng phì dưỡng trong nước
bề mặt…
-các vi sinh vật gây bênh
3.các hoat động gây ô nhiễm:
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các
vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu
cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết
quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ
đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
a. Ô nhiễm tự nhiên
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh
vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy
thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây
ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự
trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất
thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các
tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ
nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự
nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường
xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

b. Ô nhiễm nhân tạo
* Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình,
bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị
phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất
rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng
các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức
sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Vd điển hình: nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất, chiếm đến 62,2%
tổng lưu lượng thải ra sông Sài Gòn.
* Từ các hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước
thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc
vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực
phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài
các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua, Người ta thường sử dụng đại lượng
PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước
thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải
trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các
tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa
học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ngoài các nguồn gây ô nhiễm
chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người….Các hoạt động gây ô nhiễm:
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
+ô nhiễm vô cơ, hữu cơ
+ô nhiễm hoá chất
+ô nhiễm sinh học
+ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý

Các thông số lien quan đến tác nhân gây ô nhiễm:
-Hiện nay, trong số 139 cơ sở y tế đang hoạt động có 48 bệnh viện có hệ thống xử
lý nước thải đạt tiêu chuẩn, còn lại 91 bệnh viện, cơ sở y tế chưa có hoặc có nhưng
không đạt yêu cầu. Nước thải từ các bệnh viện thường được đấu nối vào hệ thống
thoát nước chung của thành phố và sau đó thải ra sông rạch.
-Uớc tính tổng lượng nước thải chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố khoảng
950.059 m3/năm, tương ứng với khoảng 2.604 m3/ngày đêm.
-Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010, kết quả quan trắc các đoạn sông
chính trong cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá QCVN
từ 1,5 – 3 lần. Còn tại các khu vực hồ, ao, kênh rạch và các sông trong khu vực nội
thành các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt quá mức QCVN 08:2008,
vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và Coliforms.
-Tại TP.HCM, kết quả quan trắc cuối năm 2012 của Tổng cục Môi trường ở khu
vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Nhà Bè và hệ thống các kênh rạch
nội, ngoại thành cho thấy:
+Hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại tất cả các điểm quan trắc đều xấp xỉ hoặc thấp
hơn so với QCVN 08:2008, cột B1. Đặc biệt, tại các điểm quan trắc ở kênh rạch
nội và ngoại ô đều khá thấp, nhất là ở khu vực cầu Xáng (0,19 mg/l – nước lớn)
+Hàm lượng SS tại các điểm quan trắc thay đổi nhiều, chỉ có khoảng 50% các
điểm quan trắc đạt QCVN 08:2008, cột A1. Các điểm còn lại đều có hàm lượng
SS vượt QCVN 08:2008, cột B1 từ 1,2 – 7,0 lần. Nguyên nhân có thể tại các vị trí
này, do lượng tàu thuyền vận tải trên sông qua lại nhiều làm khuấy động nước
mạnh.
+Hàm lượng N-NH3 tại một số điểm quan trắc thuộc kênh rạch nội và ngoại ô
thành phố vượt QCVN 08:2008, cột B1, cao gấp 3,5 – 4,5 lần. Hầu hết các điểm
còn lại đều đạt QCVN 08:2008, cột A1. Hàm lượng N-NH3 cao nhất tại giao rạch
Cây Khô – rạch Tắc Bến Rô (2,92 mg/l), cao gấp 5,8 lần so với QCVN 08:2008,
cột B1.
+Hàm lượng BOD5 tại hầu hết các điểm quan trắc đều đạt QCVN 08:2008, cột
A1, 25% còn lại có giá trị BOD5 vượt TCCP từ 1,3 – 1,8 lần. Hầu hết hàm lượng

COD cũng đều đạt QCVN 08:2008, cột B1, một số nơi đạt quy chuẩn cột A1 như:
Cầu Tan Thuận, Sông Đồng Nai (phà Cát Lái và bến đò Hãng Da). Riêng đối với
Trạm bơm Hóa An, trạm bơm Hòa Phú đều có giá trị BOD5 và COD ở mức thấp,
đạt và xấp xỉ giá trị cột A1 của QCVN 08:2008.
+Ô nhiễm vi sinh (Coliforms) khá cao tại các điểm quan trắc ở TP.HCM và ngay
cả ở các điểm quan trắc trên các sông lớn (Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè) thể hiện rõ
ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đô thị. Hàm lượng Coliforms hầu hết đều vượt
QCVN 08: 2008, cột B1 từ 1,3 – 24,9 lần, cao nhất là ở khu vực Cầu Phú Mỹ.
+Theo kết quả thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TP.HCM từ năm
2010 đến 2012 được thực hiện trên địa bàn 24 Quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ
có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ
qua xử lý sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường. Điều đáng lưu ý là
trong số các nguồn thải được khảo sát thì có đến 44% các nguồn thải có lưu lượng
nước thải từ 50m3/ngày.đêm, đây là nguồn thải đóng góp đến 90% cả về lưu
lượng và tải lượng ô nhiễm.
+Thống kê nguồn thải theo ngành nghề cũng cho thấy, các ngành chiếm số lượng
nhà máy lớn gồm: dệt nhuộm, may mặc (21%), sản xuất sản phẩm từ kim loại
(11%), hoá chất (9%), thực phẩm (8%). Trong đó, các ngành nghề có hệ số phát
thải cao như: dệt nhuộm, giấy, thực phẩm đóng góp đến 56% tổng tải lượng COD.
Cũng theo báo cáo, tải lượng ô nhiễm COD cao nhất tập trung ở Quận Tân Bình
(chiếm 25% tổng tải lượng COD) do các nguồn thải có quy mô lớn và nằm trong
nhóm ngành nghề có hệ số phát thải cao, tiếp theo là Quận 12 (15%) và Thủ Đức
(11%).
4.Hậu quả:
-tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm
màng kết, tiêu chảy, ung thư
-khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư
trong đó thường gặp là ung thư da.Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần
hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l.
-Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat,

Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.
-Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có
khả năng gây ung thư rất cao.
-Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về
đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng.
-Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích
tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho gây ngộ độc, viêm gan, nôn
mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
-Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp,
oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật.
-Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa,
nhiễm giun, sán.
-Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần
kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
CỤ THỂ:
+80% bệnh tật ở nước ta có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường bị nhiễm
bẩn. Tổ chức Y tế thế giới cũng khẳng định, mỗi năm có hơn 20.000 người Việt
Nam chết do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm và mất vệ sinh.
+Theo tổ chức y tế thế giới ghi nhận tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có trên 9
ngàn ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Theo Ngân hàng Thế
giới thì ở Việt Nam có đến 80% những ca bệnh lỵ và tiêu chảy đều do nguồn nước
ô nhiễm.
5.Biện pháp:
Biểu đồ thể hiện sự gia tang số lượng nhà máy và công suất nước thải 2000-
2009

-Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua
xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh.
-Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ
gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng.

-chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn
nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn
đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn -
phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất
kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường.
6.Hình ảnh:
8.tài liệu tham khảo
/> />tp-hcm-va-viet-nam_52_24196_1.html
/>%C6%B0%E1%BB%9Dng
/>%C6%B0%E1%BB%9Bcl%C3%A0g%C3%AC.aspx
/>

×