Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

HỌC THUYẾT THẦN KINH NỘI TIÊT CỦA QUÁ TRÌNH LÃO HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.8 KB, 36 trang )

HỌCTHUYẾT THẦN KINH NỘI
TIÊT CỦA QUÁ TRÌNH LÃO
HOÁ
Lich sử

Thuyết thần kinh nội tiết của quá trình lão
hoá được mô tả lần đầu tiên trong luận văn
thạc sĩ của nhà lão khoa suất sắc người Nga
và Vladimir Dilman.

Mặc dù Dilman là một nhà khoa học và soạn
giả nổi tiếng ở nước Nga nhưng ông lại
không được biết đến ở bên ngoài các nước
Đông Âu vì hầu hết các sách và bài báo của
ông đều được biên soạn bằng tiếng Nga.
Năm 1981. hai năm trước khi công bố một
quả bom tấn , “kéo dài sự sống” (Life
Extension, 2,5 triệu bản), một trong những
cuốc sách của Dilman được dịch sang tiếng
Anh.

Ward Dean, M.D một nhà lão
khoa nổi tiếng của nước Mỹ đã
tình cờ đọc được một trong số
bản coppy này và sau đó ông
đã cùng Vladimir Dilman phát
triển học thuyết này và cho ra
đời của cuốn “Học thuyết thần
kinh nội tiết của quá trình lão
hoá và các bệnh thoái hoá”
xuất bản năm 1992.


Luận điểm trung tâm trong học
thuyết

Luận điểm trung tâm trong học thuyểt của Dilman là sự
nhạy cảm vùng dưới đồi đối với sự phản hồi âm tính, chủ
yếu từ các hormone tuyến yên và các tuyến đích, giảm
theo độ tuổi, kết quả là hoạt động của vùng dưới đồi
tăng lên làm phá vỡ trạng thái cân bằng nội môi và phát
sinh bệnh tật.

Khi chúng nhiều tuổi hơn, vùng dưới đồi mất khả năng
điều hoà hoạt động của toàn bộ cac hormone trong cơ
thể một cách chính xác và các thụ thể tiếp nhận
hormone này trong vùng dưới đồi cũng thiếu nhạy cảm
với chúng. Theo dó, khi chúng ta già quá trình tiết của
rất nhiều hormone bị suy sụp và tác động của nó cũng bị
suy giảm do sự suy giảm của thụ thể.

Học thuyết thần kinh nội tiết giải thích
nguyên nhân của các bệnh chủ yếu của
qúa trình lão hoá, gây ra trên 85% ca tử
vong và ốm yếu tàn tật ở những người ở
tuổi trung mien và người già. Các bệnh
này bao gồm béo phì, xơ vữa động mạch,
cao huyết áp, tiểu đường, ung thư, rối
loạn tự miễn, suy giảm miễn dịch và
hyperadaptosis.
Hệ thống nội tiết

Mặc dù tuyến yên trong não

trực tiếp điều khiển hệ thống
nội tiết, tuyến yên này bản
thân nó cũng được điều khiển
bằng tuyến một cấu trúc khác
gọi là vùng đươi đồi. Các chất
được biết là “yếu tố giải
phóng” được tiết ra từ vùng
dưới đồi cạnh tuyến yên và
hoạt hoá giải phóng một hoặc
nhiều hormone của nó. Các
hormone này kích thích sự tạo
thành hormone của các tuyến
đích ví dụ như tuyến giáp,
tuyến thượng thận, tinh hoàn,
buồng trứng và tuyến ức.
Cân bằng nội môi

Nguồn gốc cơ bản của sinh lý học là khái niệm
của cân bằng nội môi.

Cân bằng nội môi là trạng thái duy trì các thông
số về sinh lý, nội tiết, sinh hoá của cơ thể trong
một khoảng khá hẹp giúp cho cơ thể khoẻ mạnh
và sinh tồn.

Khoảng cân bằng nội môi mà cơ thể đòi hỏi là
tương đối hẹp, và nếu bấy kỳ một thông số then
chốt nào ở trên dưới mức “bình thường” (ví dụ
như huyết áp, đường máu, than nhiệt), thì được

xem như là mắc bệnh
Vùng dưới đồi và cân bằng nội
môi

Vùng dưới đồi là cơ quan cơ bản của sự cân
bằng nội môi của cơ thể, chịu trách nhiệm duy trì
trạng thái cân bằng của hầu hết các quá trình
sinh học trong một khoảng khá hẹp.

Yếu tố giải phóng được tiết từ vùng dưới đồi để
khởi đầu những thay đổi trong quá trình tiết
hormone của tuyến yên. Quá trình tiết này duy
trì than nhiệt, huyểt áp, trạng thái no, đói, tập
tính giới tính, cân bằng các chất hoá học, nuớc,
chu kỳ kinh nguyệt và hang loạt hoạt động chức
năng thông thường.
Tuyến tùng

Vùng dưới đồi bị tác
động bởi một cấu trúc
khác trong não bộ gọi
là tuyến tùng (pineal
gland).

Tuyến tùng có vai trò
điều hoà thực hiện
chức năng theo chu kỳ
của toàn bộ hệ thống
thần kinh nội tiết,


Chu kỳ ngủ-thức trong
24h và hoạt động của
các đồng hồ sinh học
khác.
Cân bằng nội môi và lão hoá

Sự thay đổi tính nhạy cảm của vùng dưới đồi đổi với sự
phản hồi âm tính là cơ chế làm cho quá trình sinh
trưởng và phát triển có thể xảy ra.

Theo đó trong suốt thời ký thơ ấu và tuổi dậy thì, có sự
thay đổi không ngừng của trạng thái cân bằng nội môi,
tạo ra sự sinh trưởng và phát triển. Vần đề đó là một khi
chúng ta đã trưởng thành, không có cơ chế nào để làm
ngừng sự mất dần tính nhạy cảm của vùng dưới đồi với
cơ chế ức chế phản hồi.

Cân bằng nội môi-cân bằng nội môi đạt đến điều kiện tốt
nhất ở tuổi 20-25-tiếp tục thay đổi, tạo ra cao hơn (ví dụ
cortisol, insulin) hay thấp hơn (ví dụ estrogen,
testosterone) so với lượng tối ưu của rất nhiều
hormone, và cuối cùng, trạng thái kiệt sức của các tuyến
nội tiết ngoại vi do những nỗ lực kéo dài thắng sự đánh
mất tính nhạy cảm của vùng dưới đồi.
Sự nhạy cảm của vùng dưới đồi

Cái gì gây làm mất tính nhạy cảm của thụ thể theo độ
tuổi. Điều này chưa được biết cụ thể, song Dilman đã

xác đinh một số yếu tố dưới đây:

Lượng các chất dẫn truyền thần kinh bị suy giảm
(catecholamine và serotonin)

Giảm số lượng thụ thể hormone của vùng dưới đồi (gây
ra một phần bởi giảm nồng đọ amine biogenic).

Suy giảm quá trình tiết các hormone tuyến tùng
(melatonin và các hormone polypeptide)

Tích tụ chất béo

Giảm sử dụng glucose

Tích tụ các tổn thương thần kinh tạo bởi lượng cortisol
tăng dần theo thời gian do stress kéo dài.

Tích tụ cholesterol trong màng sinh chất của các tế bào
thần kinh.
Hệ thống cân bằng nội môi
homeostats
1. Khả năng thích ứng (trục vùng dưới đồi-tuyến yên-
tuyến thượng thận)
2. Sinh sản (trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục)
3. Năng lượng (trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp)
4. Miễn dịch (tuyến tùng-vùng dưới đồi- tuyến yên-tuyến
ức)
Sự phá hỏng hay làm biến đổi chức năng của các
homeostat này gây ra những thay đổi trong trao đổi

chất đặc trưng của quá trình lão hoá và các bệnh
của lão hoá.
Ưu điểm của học thuyết
Cái hay của thuyết này là không phủ
nhận các thuyết khác, các thuyết về quá
trình lão hoá có uy tín hơn, mà nó đứng
độc lập. Hơn nữa, nó lại kết hợp hay bổ
xung cho các học thuyết khác.
Nhược điểm

Không giải thích được cái gì chịu trách nhiệm cho sự mất chức năng
của vùng dưới đồi và không có sự tăng tiết của vùng dưới đồi, tuyến
yên, và các hormone tuyến đích.

Sự mất chức năng của vùng dưới đồi tiến triển một phần bởi sự suy
giảm catecholamine (CAs) cần thiểt cho sự giải phóng các hormone
vùng dưới đồi. Điều này có thể là kết quả của sự suy giảm tyrosine
hydroxylase, một enzyme giới hạn tốc độ tổng hợp CAs, cũng như
là những tổn thương của các neuron tiết CA trực tiếp gây ra bởi các
gốc tự do, các chất độc, và estrogen.

Sự đánh mất các tế bào thần kinh trong các nhân đặc thù của vùng
dưới đồi và sự suy sụt của các thụ thể hormone cũng đã được báo
cáo. Kết quả của chúng phần lớn là làm giảm phần lờn đúng hơn là
làm làm tăng tiết hormone tuyến đích trên chuột
Sinh lý học của da người
. Sự thay đổi cấu trúc da theo
tuổi tác

lớp biểu bì

Không có mối tương quan giữa độ dày
của lớp biểu bì và tuổi.

Không có sự khác biệt nào về độ dày
được nghi nhận do sự khác biệt về giới
tính.

Tính đàn hồi của da bị suy giảm theo
tuổi, tuy nhiên khởi động sự xuất hiện
của lớp da mỏng hơn do khả năng co
của biểu bì giảm và theo đó các tế bào
biểu bì ít tập trung hơn.

Tính toàn vẹn bị thay đổi cũng làm chậm
lại quá trình phục hồi da ở người già. Mô
hình da mịn, đều đặn đã trở nen thô
hơn, các gợn ít đều đặn hơn cùng với
quá trình lão hoá làm cho bề mặt da
không đều

Sự khác biệt mấu chốt giữa da
người già và da người trẻ bắt
nguồn từ chỗ nối liền giữa tầng
bì-biểu bì

Các các chỗ lồi này bị dẹt dần
dẫn đến làm giảm bề mặt thích
hợp của biểu bì và làm độ dốc

của nó dễ dàng bị mất đi. Theo
đó, diện tích biểu bì bị thu nhỏ
một cách đáng kể cùng với các
tế bào mầm và tế bào sinh
keratin ít hơn trên một đơn vị
diện tích. Tác động rõ ràng của
chính nó là đặc điểm khô da ở
tuổi già.

Ở mức độ tế bào, lão hóa da bên trong cũng cho thấy
sự bất thường đặc trưng trong sự biệt hoá và hình thái
của lớp tế bào mầm

Sự phát triển của các tế bào mầm hình khối thành các tế
bào Malphigian hình cầu và cuối c ùng là các tế bào
hình hạt dẹt bị phá vỡ và tính phân cực bị mất.

Nghiên cứu đã cho thấy sự giảm mật độ tế bào
Langerhan ở người già

Giảm mật độ melanocyte đi cùng với sự tăng nói chung
quá trình tạo tạo sắc tố theo sự tăng dần của độ tuổi.
Tuy vậy, quá trình tạo sắc tố này là không đều

Chiều dài telomere bị giảm dần theo độ
tuổi ở cả tầng biểu bì và tầng bì và tỷ lệ
ngắn đi trung bình trong lớp biểu bì và lớp
bì lần lượt là 9-10bp/năm

Một nhân tố khác đóng vai trò quan trọng

trong tỷ lệ chữa lành vết thương đó là tốc
độ thay thế tế bào biểu bì đã bị giảm đi
cùng với tuổi già

×