Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giải pháp đối với doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.79 KB, 4 trang )

giải pháp đối với doanh nghiệp
1. tìm kiếm thị trường xuất khẩu
Việc mở rộng và xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường mới là việc làm cần thiết
của dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may cần đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến nghiên cứu thị trường ngoài nước, phân tích đến dự báo để có biện pháp kịp
thời ứng phó và đặc biệt quan tâm tổ chức mời khách hàng tiềm năng vào thương
lượng tại Việt Nam. Ngoài ra doanh nghiệp dệt may cần có những sản phẩm mang
tính khác biệt hóa, ít cạnh tranh. Bên cạnh đó,doanh nghiệp dệt may VIệt Nam cần
có chiến lược tiếp cận với thị trường Nhật Bản để khai thác tốt Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời khai thác thị trường mới đầy tiềm năng tại
Trung Ðông, Nam Phi, Nga…Những thị này này là vô cùng mới mẻ đối với ngành
dệt may nhưng chắc chắn sẽ không phải là những thị trường quá khó tính và nhiều
hạn ngạch như thị trường Mỹ hay EU. Khi lập được mối làm ăn với thị trường mới,
ngành dệt may sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào các thị trường xuất khẩu truyền thống. 2
2.Giải pháp về thiết kế: “Thực hiện chiến lược thời trang hoá ngành dệt may"
_ Do sản phẩm công nghiệp thời trang Việt Nam trong các đơn hàng xuất khẩu chỉ
chứa 30% hàm lượng sáng tạo nội địa; trong khi 70% còn lại là sao chép từ nước
ngoài.Vậy nên ngành dệt may chỉ đóng vai trò ở khâu cung cấp sản phẩm . Đây là
khâu ít lợi nhuận nhất. Vì thế dệt may Việt Nam cần chuyển hướng phát triển sang
các vị trí khác và phát triển theo chủ trương “thời trang hoá” ngành dệt may là một
trong những hướng phát triển quan trọng. Vì nó tạo ra thương hiệu và mang lại
nhiều lợi ích các doanh nghiệp.
_ Các doanh nghiệp Việt Nam cần dùng thiết kế để tạo cho sản phẩm có sự khác
biệt, nhiều ưu điểm hơn sản phẩm thông dụng để tìm đến các thị trường tiêu thụ
mới .
_ Thành lập trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm đào tạo các chuyên
viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trưởng -
chuyền trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu.
_ Các công ty tìm hiểu thị trường, đưa các thiết kế mới thăm dò nhu cầu khách
hàng; từ đó tổ chức đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp hơn. Để làm được
điều này, các công ty phải đầu tư nguồn vốn khá lớn.


3. Giải pháp cho mạng lưới phân phối và Marketing: “Thúc đẩy phát triển thị
trường xuất khẩu”.
Hàng dệt may Việt Nam đang phải đối đầu với những nước có khả năng
cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị
trường về các mặt như: vật tư, thiết bị, quản lý, tài chính, tiếp thị, nghiên cứu và
phát triển. Vì vậy, để các doanh nghiêp đạt được mục tiêu xuất khẩu năm
2020 cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược sau đây:
_ đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi
dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ phát triển công nghệ, dây chuyền và
cùng thực hiện các đơn hàng lớn; đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có tiềm
năng khác.
_ phát triển theo mô hình công ty mẹ và công ty con để mở rộng mạng lưới
_ Cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng
suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện
trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong
khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị
trường. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp,
coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với
hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp dệt may mới tạo
được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu
dùng chấp nhận.
_ Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may
Việt Nam thông qua việc: áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000,
SA 8000; tham gia các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế; xác định cấp tiêu chuẩn sản
phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn của các thị trường chính. Qua đó, xác định cơ cấu mặt
hàng và định hướng cho các doanh nghiệp.
_ Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trường, về đầu tư, về sản xuất, về
nhập khẩu của ngành dệt may trên các trang website và các bản tin hàng tháng.
Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch
nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với

người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường.
4. giải pháp phát triển và tăng cường nguồn nhân lực
_ Với cán bộ quản lý: cần đào tạo cho họ một hệ thống kiến thức đầy đủ, bài bản
về nền kinh tế thị trường, kiến thức về quản lý và các kỹ năng quản lý, kinh doanh.
Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về quan điểm tư tưởng kinh doanh trong
giai đoạn mới. Nhà quản lý biết cách tiếp cận và sử lý thông tin, để kinh doanh có
hiệu quả, biết cách đánh giá thị trường và lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh,
có kiến thức toàn diện về tâm lý-xã hội để làm việc tốt với con người.
_ Đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn cần có đội ngũ thiết kế mẫu và thời trang
chuyên nghiệp, có khả năng gắn kết thời trang với sản xuất, đạt trình độ quốc tế.
_ Đối với công nhân lao động cần đào tạo cho người công nhân có tay nghề vững
vàng, nắm vững khoa học- công nghệ tiên tiến.
_ Từng doanh nghiệp Dệt may chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các
bước: (1) Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp; (2) Xác định
kế hoạch đào tạo; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo;
(5) Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt
việc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh
nghiệp dệt may cần xEM xét như đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, để giúp
doanh nghiệp có thể mạnh dạn bỏ những khoản tiền lớn cho hoạt động đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra doanh nghiệp cũng xây dựng các chính sách hỗ
trợ để kích thích công nhân tự nâng cao tay nghề như chế độ tiền lương, tiền
thưởng vượt định mức, chính sách thưởng, phạt trong doanh nghiệp, nâng cao chất
lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào: Các chương trình đào tạo xây dựng phải
phù hợp với nguồn nhân lực của ngành Dệt May:
_ Đào tạo cán bộ quản lý sẽ kết hợp ngắn hạn với dài hạn, kết hợp đào tạo trong
nước với đào tạo ở nước ngoài, kết hợp đào tạo chính qui, tại chức, bằng 2...với
các lớp không chính qui như các lớp cập nhật lại, đào tạo lại, chuyên đề. Liên tục
mở các lớp đào tạo cán bộ công nghệ trình độ Đại học và cao đẳng. Thường xuyên
mở các lớp cập nhật kiến thức.
_ Đối với công nhân trong doanh nghiệp ưu tiên cho phương pháp đào tạo tại nơi

làm việc, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để đào tạo trong thời gian nghỉ của
công nhân và thời gian rỗi việc.
_ Đối với nguồn công nhân đào tạo mới để cung cấp cho doanh nghiệp cần xây
dựng hệ thống đào tạo nghề có sự liên kết bền vững với doanh nghiệp.
5. nâng cao trình độ công nghệ
_ Thực tế, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam
hiện nay còn ở mức thấp, năng lực quản lý không cao, vì thế chưa có khả năng sản
xuất dược những sản phẩm chất lượng cao, như các loại thuốc nhuộm, các loại xơ
sợi tổng hợp, các máy móc thiết bị phức tạp … Do đó, muốn đẩy nhanh sự phát
triển của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, phải quan tâm rất lớn đến việc đổi
mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới chất
lượng cao, giá cả cạnh tranh
_ Trước hết, có thể tiếp tục sử dụng các máy móc thiết bị vẫn còn khả năng sản
xuất. Bởi trong những năm tới, chúng ta vẫn chưa có đủ nguồn vốn để có thể đầu
tư mới đồng loạt các thiết bị công nghệ tiên tiến. Mặt khác, việc đào tạo cán bộ,
công nhân để tiếp thu công nghệ.mới và sử dụng có hiệu quả các thiết bị cũng cần
có thời gian. Tất nhiên, việc đầu tư thiết bị công nghệ mới là tất yếu, nhưng nó sẽ
được thực hiện từng bước, đồng thời với việc thanh lý các thiết bị công nghệ cũ.
_ Bên cạnh đó, đẩy nhanh đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhằm
đáp ứng những đòi hỏi của thịt rường. Để làm được điều này, cần thực hiện đồng
bộ một số giải pháp:
Cần xây dựng cơ chế tài chính hợp lý hơn và đãi ngộ thỏa đáng đối với
những người có năng lực công nghệ hoạt động công nghệ thực sự. Có cơ chế xây
dựng, xét duyệt và đánh giá khách quan giá trị của các đề tài nghiên cứu khoa học,
các công nghệ được chuyển giao.
Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Có những ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao
công nghệ và có cam kết phát triển một số doanh nghiệp nội địa phát triển công
nghiệp phụ trợ. Khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại việt
nam.

5. một số giải pháp khác
_Một là, tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống thông tin chiến lược toàn ngành để
cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
_ Hai là, tiếp tục vận động hành lang và đấu tranh chống lại cơ chế giám sát hàng
dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và tự khởi động điều tra chống bán phá giá của
chính phủ Hoa Kỳ.
_ Ba là, tiếp tục đổi mới cơ cấu sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có hàm
lượng giá trị gia tăng cao, mở rộng thị trường xuất khẩu tránh tập trung quá lớn
vào một vài thị trường chính.
_ Hơn nữa các doanh nghiệp dệt may cần đẩy nhanh quá trình xây dựng tiêu
chuẩn SA8000 để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với thị
MỸ.

×