Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh tế đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn môi trường
kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.
1.
-
Khái niệm:
Mơi trường: Là tồn bộ những lực lượng và thể chế tác động, ảnh hưởng đến
hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Lực lượng: là sức mạnh mang tính quy luật ( kinh tế/ xã hội/ tự nhiên)
- Thể chế: tác động chủ quan của con người ( luật lệ/ quy định/… )
2. Các yếu tố môi trường kinh tế và ảnh hưởng của nó tới doanh nghiệp
2.1. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP )
∗ Khái niệm:
- Là toàn bộ giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia trong thời gian nhất định
-
thường là một năm.
GDP là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia, và để so
-
sánh sản lượng giữa các quốc gia với nhau.
GDP là chỉ tiêu các nhà hoạch định chính sách dùng hoạch định kinh tế nhằm
∗
-
đưa ra khuyến nghị chính sách cho chính phủ và cho doanh nghiệp.
Ảnh hưởng:
Khi nền kinh tế tăng trưởng , GDP cao, thu nhập người dân tăng lên, mức
sống được nâng cao thì nhu cầu người tiêu dùng cũng đòi hỏi cao hơn. Họ
muốn tiêu dùng hàng chất lượng tốt hơn đồng thời chấp nhận thanh toán với
giá cao hơn. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu này để
điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý và nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình. Tuy nhiên khi GDP tăng lên cũng có nghĩa là chi phí về tiền lương của
các doanh nghiệp cũng tăng lên. Đây cũng chính là nhân tố làm giảm khả
-
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
GDP tăng lên sẽ sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, vè số lượng sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu … dẫn đến tăng
lên quy mô thị trường.Điều này đến lượt nó địi hỏi doanh nghiệp phải đáp
ứng từng thời kỳ, nghĩa là nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị
như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định khơng chỉ về
chiến lược và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể như cần
-
phải sản xuất hàng hóa dịch vụ gì, cho ai , và vào lúc nào.
Ở nước ta từ năm 1990 đến nay do sự tăng trưởng lên của GDP đã tác động
mạnh mẽ đến cơ cấu tiêu dùng và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà quản
trị.Nhiều doanh nghiệp đã thành cơng nhờ đưa ra các hàng hóa, dịch vụ phù
hợp nhu cầu, thẩm mỹ, thị hiếu đang gia tăng của người tiêu dùng.Tuy nhiên
một số doanh nghiệp không nhanh nhạy thích ưng với sự thay đổi này đã dẫn
tới thua lỗ, phá sản. Nguy cơ và rủi roc ho một số doanh nghiệp không chỉ bắt
nguồn từ sự thay đổi quá nhanh và mạnh mẽ mà còn cả từ sự không năng
động và linh hoạt của các nhà quản trị trong việc không biết cách đáp ứng
nhu cầu đã tăng lên và thay đổi nhanh chóng về các loại sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ trong thời kỳ này.
2.2. Yếu tố lạm phát:
∗ Khái niệm:
- Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị
∗
trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu
Nền kinh tế lạm phát cao giá hầu hết các loại hàng hóa đều tăng,
nhưng cùng với đó sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cũng tăng giá. Nếu
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng có mức giá tăng nhanh, sản
lượng bán ra ít bị ảnh hưởng của lạm phát có thể làm cho doanh thu của
doanh nghiệp tăng.
Tuy nhiên, nếu mặt hàng kinh doanh có mức giá tăng chậm,sản lượng
bán ra chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát thì doanh thu có xu hướng giảm.
Như vậy, để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lạm phát ta cần phải xét
đến mức tăng giá sản phẩm và mức tăng hay giảm sản lượng bán ra.
Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí
Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp,
lạm phát tăng cao làm tăng hầu hết các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu
đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, bán hàng, th
kho bãi,...điều đó làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng
đến các hướng đầu tư của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có
những điều chỉnh nhằm tối đa hóa chi phí để có thể tồn tại và cạnh tranh trên
thị trường.
Tuy nhiên, lạm phát dẫn đến tình trạng tăng giá chung của tịan nền
kinh tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều
chịu ảnh hưởng của sự tăng giá chung.Vì vậy, nếu doanh nghiệp có các biện
pháp tốt để tối thiểu hóa chi phí như tìm được những nhà cung ứng với giá
thấp hơn, phân phối tốt chi phí nhân cơng,... thì việc tăng chi phí chung trong
nền kinh tế lại có thể trở thành một lợi thế của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận
Lạm phát khiến cho các yếu tố đầu vào tăng cao, chi phí tăng cao ảnh
hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Lạm phát làm cho giá trị thực của các tài sản khấu
hao nhiều hơn, phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn khiến lợi nhuận
giản sút.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong thời kỳ lạm phát lợi nhuận
của doanh nghiệp vẫn có thể tăng do mức tăng giá bình quân của các yếu tố
đầu vào thấp hơn mức tăng giá của sản phẩm đầu ra trong khi sản lượng sản
phẩm của doanh nghiệp bán ra không giảm sút nhiều.
Ảnh hưởng của lạm phát đến năng suất lao động
Lạm phát xảy ra làm tiền lương thực tế của người lao động giảm
xuống. Người lao động sẽ mất động lực làm việc nếu doanh nghiệp khơng có
chế độ đãi ngộ tốt đối với nhân viên của mình. Điều đó ảnh hưởng lớn đến
năng suất lao động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát thì tất cả các doanh nghiệp đều
chịu ảnh hưởng.Vì vậy, doanh nghiệp đề ra cách ứng phó với lạm phát sẽ hạn
chế được rủi ro, nắm bắt tốt những cơ hội kinh doanh và duy trì ổn định việc
làm cho người lao động, sẽ giữ được người lao động ở lại với doanh nghiệp,
người lao động sẽ ổn định được tâm lý và phục vụ tốt cho cơng ty, qua đó
năng suất lao động sẽ cao hơn.
Ảnh hưởng của lạm phát đến thị phần
Khi lạm phat cao, doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong khâu huy
động vốn để mở rộng quy mơ sản xuất. Cùng với đó, khi xảy ra lạm phát nhu
cầu tiêu dùng của người tiêu dùng cũng có xu hướng giảm làm sản lượng tiêu
thụ của doanh nghiệp giảm kéo theo doanh thu cả doanh nghiệp cũng giảm.
Nhiều doanh nghiệp khơng có sức cạnh tranh trên thị trường, uy tín và thị
phần suy giảm thậm chí có những doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động
kinh doanh hoặc bị các doanh nghiệp lớn thâu tóm.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, thực
hiện tốt công tác dự báo sẽ hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của lạm
phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm thị phần và uy
∗
tín của doanh nghiệp được nâng cao.
Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam:
∗
Giá hàng hóa leo thang, chỉ số CPI cả năm dự báo đạt con số 20%, khiến
các hãng viễn thông cũng lo ngại, việc cắt giảm chi tiêu của người dân có
thể ảnh hưởng tới nhu cầu xài di động.
∗
Mấy tháng gần đây, chương trình khuyến mãi, giảm giá của các hãng di động
Việt Nam khơng cịn rầm rộ như trước, mức tiền mà doanh nghiệp tặng vào
tài khoản cho mỗi th bao cũng khơng cịn "xơm" như hồi năm ngoái. Chi
phí đầu vào tăng, cùng với tốc độ trượt giá chung của nhiều nhóm hàng dịch
vụ, các nhà khai thác viễn thông bắt đầu cảm nhận lạm phát đã lan đến cửa
nhà mình.
∗
Ơng Lê Ngọc Minh, Giám đốc Cơng ty Dịch vụ Viễn thông VMS - MobiFone
- cho hay, công ty đang thực hiện chính sách "kìm" giá cước và không chạy
đua giảm giá theo các nhà cung cấp khác. Các chương trình khuyến mãi,
quảng cáo cũng sẽ được tính toán lại một cách hợp lý để giảm thiểu những tác
động do yếu tố đầu vào tăng cao.
∗
Thậm chí chương trình khuyến mãi cho các thuê bao trả trước của MobiFone
áp dụng từ ngày 1/6 tới, đối với thẻ sim trị giá 75.000 đồng khi kích hoạt sẽ
có 120.000 đồng vào tài khoản, giảm 50.000 đồng so với các chương trình
trước đó.
∗
Theo ơng Minh, so với cùng thời điểm năm ngối, chi phí đầu vào đã tăng tới
30%, khiến cho lợi nhuận của công ty cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Vật liệu
xây dựng tăng cao khiến cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở thêm các điểm
bán hàng, đại lý... bị ảnh hưởng. Chưa kể cùng với đà tăng giá của nhiều mặt
hàng, đời sống cán bộ công nhân bị ảnh hưởng, công ty đang cân nhắc đến
việc điều chỉnh lại bảng lương...
∗
Tuy nhiên, điều khiến các hãng viễn thơng lo lắng nhất hiện nay đó là nhu cầu
xài di động của khách hàng có thể thay đổi do họ phải cắt giảm chi tiêu, hạn
chế những cuộc gọi khơng cần thiết. Theo đó, lưu lượng cuộc gọi và tốc độ
phát triển thuê bao cũng có khả năng giảm theo.
2.3. Tỉ giá hối đoái
∗ Khái niệm:
và lãi suất
-
Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác.
Tỷ giá hối đối cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc
gia khác nhau. Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát
triển của thương mại quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản,
hàng hố khơng có biên giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên
lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó.
-
Lãi suất là tỉ lệ của tổng giá tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một
khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử
dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được tư
∗
-
việc cho vay.
Ảnh hưởng:
Ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu.
Lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và việc tiêu
∗
•
-
dùng của người dân.
Liên hệ thực tiễn:
Tỉ giá hối đối ảnh hưởng tới cơng ty cổ phần hồng gia
Cơng ty CP ơ tơ Hồng Gia là một trong những công ty chuyên nhập khẩu ô
tô ngun chiếc từ thị trường nước ngồi nên khơng tránh khỏi sự ảnh hưởng
của biến động tỷ giá hối đoái. Sự biến động của tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng
rất lớn tới tình hình nhập khẩu của cơng ty. Mặc dù trong q trình hoạt động
kinh doanh, cơng ty đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của sự
-
biến động tỷ giá hối đoái nhưng vẫn khơng có hiệu quả.
Đây là một cơng ty chun nhập khẩu ơ tơ từ thị trường nước ngồi, bên cạnh
đó cơng ty chủ yếu dùng USD để thanh tốn và vấn đề tỷ giá VND/USD hiện
nay luôn làm cho các nhà quản trị của công ty phải giải quyết những vấn đề
•
-
khó khăn khi tỷ giá thay đổi.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới giá và lượng hàng nhập khẩu.
Giá và lượng hàng nhập khẩu là những chỉ tiêu để cơng ty CP ơ tơ Hồng Gia
thực hiện hoạt động kinh doanh. Vì thế, tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn tới giá và
lượng hàng nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng lên, đồng nghĩa với giá hàng nhập
khẩu tăng, để hoàn thành kế hoạch kinh doanh thì số tiền mà cơng ty phải bỏ
ra để nhập hàng sẽ lớn hơn số tiền dự kiến. Bên cạnh đó, cơng ty sẽ phải bán
hàng với giá cao hơn ở trong nước, vì ơ tơ là hàng có giá trị cao nên người
tiêu dùng sẽ hạn chế mua hàng. Do đó, cơng ty sẽ nhập hàng ít hơn, làm ảnh
hưởng tới kế hoạch kinh doanh của cơng ty. Vậy khi tỷ giá hối đối tăng có
tác động tiêu cực tới giá và lượng hàng nhập khẩu của cơng ty CP ơ tơ Hồng
-
Gia.
Mặt khác, khi tỷ giá hối đối giảm có nghĩa là giá hàng nhập khẩu giảm, do
đó cầu của mặt hàng đó ở trong nước sẽ tăng, lượng hàng nhập về sẽ tăng lên.
Vậy khi tỷ giá hối đối giảm sẽ có tác động tích cực tới giá và lượng hàng
nhập khẩu.
2.4. Tiền lương và thu nhập
∗ Khái niệm:
- Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác,
tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao
động, kích thích và tao mối quan tâm của người lao động đến kết quả cơng
việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng
∗
-
suất lao động.
Ảnh hưởng:
Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất
định tuỳ theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể. Chi phí về tiền lương là một
trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh
nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm
chi phí về lao động sống (lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm,
tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh
nghiệp.
2.5. Thuế
∗
Khái niệm:
-
Thuế hay thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình
để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà
nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước.
-
Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài
sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập,
hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.
∗
-
Ảnh hưởng:
Thuế là công cụ phân bổ trực tiếp, gián tiếp các nguồn tài chính trong xã hội
để định hướng sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
+ thông qua thuế, nhà nước sẽ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đầu tư,
các hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành những vùng mà nhà nước
khuyên khích đầu tư bằng việc áp dụng các chế độ ưu đãi về thuế đối với các
doanh nghiệp và các nvàcác dự án ở những ngành, những vùng những sản
phẩm đó.
ví dụ: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn được áp dụng mức thuế suất 20% trong thời gian 10
năm, được miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% tối đa 4 năm tiếp theo phần
lợi nhuận còn lại của cơ sở sản xuất.
-
Hoặc việc áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm, miễn giảm tối đa 4 năm,
giảm thuế 50% tối đa 9 năm đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án
đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản
xuất phần mềm=> như vậy việc áp dụng mức thuế suất 10% chỉ còn tối đa
trong 2 năm=> khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào sản xuất phần mềm=> tạo ra
nguồn tài chính, điều chỉnh cơ cấu ngành.
Đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp , giảm 30% số thuế thu
nhập DN phải nộp năm 2011 đối với DN nhỏ và vừa, DN sử dụng nhiều lao
động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản lâm sản thủy sản
dệt may, da giày.
-
Nhờ sự ưu đãi này mà nhà nước đã tránh được tình trạng giải thể các DN
trong tình trạng cịn khó khăn, đồng thời phát triển thế mạnh của ngành cịn
non yếu đang trên đà phát triển=> góp phần điểu chỉnh cơ cấu ngành, thúc
-
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt thuế VAT cũng góp phần điều chỉnh
tiêu dùng trong nước từ đó điều chỉnh lĩnh vực sản xuất chung trong nước.
Trên phương diện thị trường thuế là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn
giá cả và kiềm chế lạm phát.
3.
Một số giải pháp chính sách kinh tế được ban hành và thực hiện thời
gian qua
3.1. Chính sách miễn giảm thuế:
Từ năm 2009, khi đối mặt với nhiều khó khăn từ khủng hoảng kinh tế
thế giới và lạm phát trong nước, Việt Nam cũng đã đưa ra mơt gói hỗ trợ kinh
tế trong đó có việc miễn giảm thuế cho các DN.Tiếp tục chính sách trên, ngày
12/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg về
việc gia hạn nộp thuế TNDN nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010.Đánh giá về việc miễn
giảm thuế trên cho thấy đã có hàng chục ngàn tỷ đồng DN được thụ hưởng do
miễn giảm. Hàng ngàn tỷ chậm nộp thuế được DN luân chuyển và sử dụng
một cách hiệu quả... Chính sách này, cộng với các biện pháp hỗ trợ khác như
giảm lãi suất đã tác động mạnh mẽ đến DN không chỉ về ý nghĩa kinh tế mà
có tác động khích lệ tinh thần kinh doanh, tạo niềm tin cho DN. Đầu tháng 4
năm 2011, Chính phủ ban hành Quyết định 21 cho phép giãn thời hạn nộp
thuế TNDN trong thời gian một năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lần
này, thời gian gia hạn nộp thuế TNDN năm là 1 năm, chứ không phải là 3
tháng như năm 2010 và đối tượng được gia hạn có thu hẹp hơn. Năm nay,
diện được gia hạn nộp thuế bị thu hẹp, ví như doanh nghiệp xếp loại 1 theo
quy định của Thông tư liên tịch số 23 (thường là các DNNN), DN nhỏ và vừa
có tên trong danh sách hạng đặc biệt, các DN tổ chức theo mơ hình cơng ty
mẹ - cơng ty con... Như vây, việc hỗ trợ DN bằng chính sách giãn, giảm thuế
là giải pháp tồn diện, nhưng khi thực hiện đã có trọng tâm, tập trung ưu tiên
cho những DN khó khăn nhất và cần được tiếp sức sớm nhất.Ngoài ra, để hỗ
trợ DN và khuyến khích đầu tư, Chính phủ có Nghị quyết giao Bộ Tài chính
nghiên cứu đề xuất trình Quốc hội cho giảm một phần thuế TNDN phải nộp
năm 2011 đối với DN nhỏ và vừa đang thuộc diện được giãn), như DN sử
dụng nhiều lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến
nông, lâm, thủy hải sản, dệt may, da giày...
Chính sách tài khóa:
Trong điều kiện áp lực lạm phát cịn lớn và đã bộc lộ thành những bất ổn
kinh tế vĩ mô trong những tháng đầu năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết 11/NQ-CP vào ngày 24/2/2011, trong đó nhấn mạnh những giải pháp
chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh
xã hội. Cụ thể, các nhóm giải pháp được thực hiện đồng bộ bao gồm:
(i)
Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.
(ii)
Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công,
giảm bội chi ngân sách nhà nước.
(iii)
Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế
nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
(iv)
Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (v) Tăng
cường bảo đảm an sinh xã hội.
(v)
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tăng cường nhận
thức, đồng thuận trong doanh nghiệp và nhân dân.
Theo tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP, các bộ, ngành đã ban hành
các chương trình hành động, theo đó, nhiều giải pháp và chính sách cụ thể đã
được ban hành và thực hiện, cụ thể:
- Chính sách tiền tệ đã được thực hiện theo hướng thắt chặt, thể hiện ở
việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%, áp dụng với tất cả các
ngân hàng (so với mức 23% của kế hoạch đầu năm) và tổng phương tiện
thanh toán dưới 16%.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các Ngân hàng thương mại điều chỉnh
lại kế hoạch kinh doanh về tăng trưởng tín dụng và tài sản có để đảm bảo
đúng các quy định về tỷ lệ an tồn và tăng trưởng tín dụng dưới 20%; yêu cầu
sử dụng và điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ mà tập trung ở 4
cơng cụ chính là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt
buộc để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản để đảm bảo tốc độ tăng
tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%; kiểm soát lãi suất ở mức hợp
lý.
Để thực hiện được giải pháp chính sách này, ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà
nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ấn định lãi suất huy động
vốn bằng tiền đồng Việt Nam là 14% và ngày 29/4/2011, Ngân hàng Nhà
nước đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn
giữ nguyên mức 14,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu 13,0%/năm; lãi suất cho
vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu
hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng 14,0%/năm.
Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, ngày 17/5/2011, Ngân hàng Nhà nước
nâng lãi suất trên thị trường mở thêm 100 điểm cơ bản (1%) lên 15%/ năm từ
mức 14%.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối
linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường; tăng cường quản lý ngoại hối,
thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân, trước hết là các tập
đồn kinh tế, tổng cơng ty bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và
được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn giá,
đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh.
Trước đó, để thu hẹp sự chênh lệch với tỷ giá trên thị trường tự do, ngày
11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đồng đô
la Mỹ (USD) tăng 9,3%, mức cao nhất kể từ năm 1993 đến nay. Song song
với đó, NHNN đã tích cực thanh tra, kiểm tra, xử lý các giao dịch không hợp
pháp trên thị trường tự do, qua đó ra tín hiệu về việc kiên quyết xử lý các giao
dịch này. Cơ bản hơn, NHNN đã ban hành một số chính sách về đối tượng
vay ngoại tệ3, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định trần lãi suất huy động đối
với USD đối với cá nhân là 3%4,… qua đó khơi thơng dịng vốn USD vào
ngân hàng và khả năng thanh khoản ngoại tế.
- Nỗ lực thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công,
giảm bội chi NSNN: Với mục tiêu giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011
xuống dưới 5% GDP, thực hiện cắt giảm đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng cơng ty nhà
nước tiến hành rà sốt kế hoạch đầu tư phát triển năm 2011 nguồn vốn
NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn nhà nước khác. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã tổ chức 8 đoàn kiểm tra các địa phương, 2 đoàn kiểm tra
các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước và các đoàn kiểm tra tại các bộ,
ngành, cơ quan ở Trung ương. Kết quả cho thấy, hầu hết các bộ ngành, địa
phương đã tiến hành rà soát, cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư phát triển
bằng nguồn NSNN. Theo đó, các Bộ, ngành Trung ương đã cắt giảm 172 dự
án khởi công mới, 53 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn cắt giảm là 899,4 tỷ
đồng. Đồng thời các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc trung ương đã tiến hành
điều chuyển vốn cho 280 dự án. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
cũng cắt giảm 880 dự án khởi công mới và 604 dự án chuyển tiếp với tổng số
vốn hơn 4.229 tỷ đồng. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng đã
tiến hành rà sốt, đình hỗn, giãn tiến độ 907 dự án với tổng số vốn trên
39.212 tỷ đồng.
- Việc thực hiện lộ trình điều hành giá điện, giá xăng theo cơ chế thị
trường:
Theo lộ trình điều chỉnh giá điện và giá xăng theo cơ chế thị trường. Từ đầu
năm đến nay, giá xăng đã có hai lần điều chỉnh tăng (vào ngày 24/2/2011 và
ngày 29/3/2011) và giá điện có 1 lần điều chỉnh tăng vào ngày 1/3/2011.
Ngày 15/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
24/2011/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường và
quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/06/2011.
- Bên cạnh những giải pháp trên, một số biện pháp nhằm thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh, qua đó bảo đảm an sinh xã hội cũng được thực hiện. Vào
đầu tháng 4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách cho phép
giãn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 trong thời hạn 1 năm đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quyết định số 21/QĐ-TTg). Thực hiện Quyết định
này, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 52/2011/TT-BTC về việc gia hạn
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể duy trì các hoạt động sản
xuất – kinh doanh, và tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, Chính phủ
cũng đã quyết định tăng lương tối thiểu. Từ 1/1/2011, mức lương tối thiểu của
doanh nghiệp là 830.000 đồng/tháng, trong khi mức lương cơ bản áp dụng tại
khu vực nhà nước, lực lượng vũ trang cũng được tăng lên 830.000 đồng/tháng
từ 1/5/2011. Tính riêng khoản tăng lương ở khu vực nhà nước đã có tổng giá
trị lên tới 27.000 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng chi ngân sách năm 2011.