Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

thực trạng Cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt ở Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.9 KB, 9 trang )

Nhóm 6: Vũ Văn Trình
Lê Công Vượng
Phạm Thế Tiến
Nguyễn Xuân Việt
Đàm Thị Tới
Lê Thanh Tú
Cao Việt Trường
Phạm Quang Trường
CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN
ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Ở TP HÀ NỘI.
I.Khái quát chung
-Cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt bao gồm: các công trình đường sắt, Cầu , hầm,
nhà ga, hệ thống thông tin,biển báo đèn tín hiệu, hành lang an toàn , đường
ngang,đường dân sinh và các dự án đô thị đang tiến hành nhằm phục vụ nhu cầu của
toàn xã hội.
-Vai trò:
+ Hệ thống đường sắt đô thị sẽ là một trong những giải pháp làm giảm thiểu các tác
động xấu đến sự phát triển KTXH tại Hà Nội.
+ Hệ thống đường sắt đô thị của HN sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống giao thông
vận tải cộng đồng, tốc độ cao, khối lượng lớn, có chức năng gắn kết với các khu đô thị,
khu CN, các trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch, trường học.
+ Đường sắt HN là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa
và hành khách được nối liền với mọi miền ở VN
+ Hà Nội là đầu mút của ĐS thống nhất B-N dài 1726Km, nằm trong tổng chiều dài
2600Km của hệ thống đường sắt VN, chủ yếu do Pháp xây dựng
+ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối các tỉnh phía bắc và đi ra cảng Hải Phòng
+ Hà Nội được biết như một đô thị có bề dày phát triển. Hệ thống đường sắt đô thị Hà
Nội được coi là 1 đặc điểm riêng với bản sắc riêng cần được phát huy và kế thừa.
II. Đánh giá cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt ở TP Hà Nội hiện nay
1.Các tuyến đường sắt
-Các tuyến liên tỉnh: Hà Nội –TP. Hồ Chí Minh: khổ 1000mm


Hà Nội- Hải Phòng: khổ 1000mm
Hà Nội- Lào Cai: khổ 1000mm
Hà Nôi- Đồng Đăng:đường lồng khổ 1435 & 1000
Hà Nội –Quán Triều:đường lồng khổ 1435 & 1000
-Các tuyến đường sắt nội đô: Cát Linh-Hà Đông(đang xây dựng) : chiều dài tuyến
là 13,05km, toàn bộ trên cao,khổ 1435mm
Nhổn- Ga Hà Nội(đang xây dựng): chiều dài tuyến
là 12,5km, từ Nhổn đến CV Thủ Lệ tuyến trên
cao,còn lại là tuyến ngầm,khổ 1435mm
Tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên
Tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo
Thượng Đình
Tuyến số 5 Nam Hồ Tây - Láng - Hòa Lạc
Tuyến số 6 Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông
Ngọc Hồi
2.Các Cầu đường sắt
- Các công trình Cầu đường sắt trong Hà Nội chủ yếu được xây dựng từ thời kỳ chống
Pháp, lên nhiều công trình cũng xuống cấp nặng,dầm rỉ, mặt cầu yếu, các tiếp điểm
đọng nước rỉ, liên kết lỏng, tà vẹt lỏng ray treo. mất rất nhiều tiền bạc để duy tu bảo
dưỡng. đặc biệt là Cầu Long Biên.
- Cầu Long Biên: Là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối 2 quận Hoàn Kiếm
với quận Long Biên của Hà Nội do Pháp xây dựng( 1898- 1902). Cầu có 1 làn đường
sắt ở giữa và 2 làn xe cơ giới,xe thô sơ
Cầu Long Biên
-Cầu Thăng Long (1974-1985): là công trình Cầu giàn thép thế kỉ của tình hữu nghị
Việt-Xô. Tầng 1: 2làn dành cho phương tiện thô sơ, 1 làn cho xe hỏa chạy tuyến Văn
Điển - Bắc Hồng.Tầng 2: dành cho các loại xe cơ
-Cầu Đuống: Khánh thành 1902 và xây lại càu 1981
3.Nhà Ga
- Các công trình nhà Ga tại Hà Nội được xây dựng từ thời kỳ chống Pháp, đa số

là do Pháp xây dựng mang kiến trúc Pháp. Những ga mới xây dựng cải tạo, nâng cấp đã
đáp ứng phục vụ vận tải hành khách vì bố trí đủ diện tích, đảm bảo đủ phòng chức năng
(có bố trí vệ sinh cho hành khách và nhân viên) và diện tích các phòng chức năng hài hoà
phù hợp sử dụng. Thiết bị điện nước đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên
do kinh phí hạn hẹp nên chỉ bố trí kinh phí đầu tư cải tạo sửa chữa nhà ga còn các công
trình thiết bị kiến trúc như sân ke ga chưa được xây dựng hay sửa chữa cải tạo cùng một
lúc với nhà ga dẫn đến nhà ga chưa đồng bộ, bị chắp vá.
Ga Hà Nội
Những ga mới xây dựng cải tạo, nâng cấp đã đáp ứng phục vụ vận tải hành khách
vì có đủ các phòng chức năng, thiết bị điện nước. Như Ga Hà Nội, Ga Long Biên, Ga Gia
Lâm, Ga Giáp Bát vv
Một số nhà ga cũ được xây dựng từ thập niên 70 - 80, qua thời gian sử dụng đã bị
xuống cấp, nhiều ga mái bị thấm dột, tường bị lún nứt như Ga Long Biên
- Thiết bị kiến trúc:
Sân ke ga, nhiều Ga chưa có bãi hàng, hàng rào ga thiếu nhiều dẫn đến đất ĐS bị lấn
chiếm, gây khó khăn cho công tác quản lý.
4.Đường ngang
Đường ngang không có rào chắn gây nguy hiểm
-Trật tự an toàn giao thông tại các vị trí đường ngang có chiều hướng tăng gây thiệt
hại nhiều về người và tài sản Các Cty quản lí đường sắt tiến hành sửa chữa nâng cấp
toàn bộ hệ thống mặt lát đường ngang bổ sung các thiêt bị đảm bảo an toàn. Tuy
nhiên trong nội đô Hà Nội quá nhiều đường ngang, đường giao cắt nguy hiểm gây mất
an toàn cho hệ thống đường sắt . có khá nhiều đường ngang, đường dân sinh mọc ra
theo cách tự phát không có rào chắn. Tầm nhìn cả Đường sắt và Đường bộ đều bị vi
phạm do việc xây dựng công trình tràn lan hoặc trồng cây dọc hai bên đường.
+ Kết cấu mặt đường ngang xuống cấp, hư hỏng nhưng chưa được đại tu toàn diện.
+ Nhiều đường ngang được lắp thiết bị cảnh báo tự động hiện tại tín hiệu không sử
dụng được, đang gắn biển " Thiết bị báo hiệu hỏng chờ được sửa chữa".
+ Nhiều đoạn đường bộ chạy song song liền kề với đường sắt chưa có hàng rào ngăn
cách, tình trạng ô tô đổ vào ĐS đe dọa nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu.

Đường ngang tự phát trên tuyến đường 5
5.Rào chắn,hành lang an toàn
Hành lang an toàn giao thông đường sắt
+Chiều cao giới hạn trên không tính từ mặt đất đối với khổ đường sắt 1000m là 5,30m
đối với khổ 1435m là 6,55m
+Chiều rộng giới hạn 2 bên đường sắt mỗi bên 15m đối với các đoạn đường ngoài ga.
Trong pham vi nhà ga tối thiểu 2m.
Nhiều người dân Hà Nội phá hàng rào chắn làm đương dân sinh
Hành lang đường sắt bị chiếm làm chỗ để vặt tư
- Tại các nhà Ga nhiều chỗ còn chưa có rào chắn bảo vệ gây mất an toàn.
-Các khu đất làm hành lang an toàn bị chiếm dụng làm vỉ hè, chỗ sinh hoạt ăn uống
của người dân
-các rào chắn làm bằng thép bị han rỉ
-Hành lang an toàn trên không cũng bị chiếm dung. Nhà cửa xây dựng sát đường sắt,
dây điện , dây cáp viễn thông vắt từ bên này đường sang bên kia đường…vv
Hành lang đường sắt bị chiếm dụng lầm chỗ bán hàng đỗ xe
6. Biển báo đèn tín hiệu
- Biển báo đèn tín hiệu đường sắt tại Hà Nội là khá tốt. cũng có một số biển báo đặt
chưa hợp lý, biển báo bị mờ , hỏng do sử dụng lâu dài xuống cấp. nhiều đèn tín hiệu bị
cháy nhưng cũng được sửa chữa kịp thời. nhiều khu vực giao cắt chưa có biển báo
Khu vực giao cắt không có biển báo
7. Thông tin liên lạc
- Hệ thống thông tin phục vụ hành khách:
+ hệ thống loa phóng thanh trong ga: được trang bị ở hầu hết các ga trên các
tuyến ĐS, phục vụ thông báo các thông tin cần thiết cho hành khách và một số tác
nghiệp trong ga
+ hệ thống thông báo tự động qua điện thoại: đây là loại hình mới được triển
khai lắp đặt thử nghiệm ở một số ga lớn Hà nội Hệ thống cho phép hành khách qua
mạng điện thoại nội hạt ĐS hoặc điện thoại bưu điện khu vực quay số đến trung tâm
dữ liệu để lấy các thông tin về giờ tầu, giá vé

- Mạng máy tính đặt chỗ bán vé: được triển khai xây dựng năm 2001 tại điểm:
Hà nội, Toàn bộ thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm do Trung quốc cung
cấp, sử dụng các đường 64 Kbps thuê của Bưu chính viễn thông quốc gia.
- Một số loại hình truyền dẫn thông tin công nghệ mới
- Hệ thống vi ba.
=> Hà nội - Kép:
Sử dụng vi ba 34 Mbps của SIS - NORTEL.
Địa điểm: Hà nội - Yên viên - Bắc giang - Kép.
Kép - Đồng mỏ bằng thiết bị 2Mbit /s AWA - 2504 -Uc.

=> Hà nội - Hải dương - Hải phòng:
Sử dụng vi ba GCOM-TVH8 của Nhật.
Là thiết bị vi ba số áp dụng kỹ thuật ghép kênh số TDM (Time Division
Multiplex) cho phép truyền 8 kênh 64 kbps.
- Hệ thống nhân kênh
TCT ĐS Việt Nam đã triển khai nghiên cứu và ứng dụng thành công dự án nhân
ghép nhiều kênh thoại trên một kênh 64 Kbps của Bưu điện để tổ chức thông tin thoại
giữa 3 điểm Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn.
Hiện nay hệ thống này đang sử dụng kênh cáp quang của ĐS -QĐ hợp tác để
nhân kênh phục vụ thông tin trong ngành.

×