Mục lục
Phần 1 .Giới thiệu khái quát về công ty Trang 3 – 8
Phần 2 .Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp Trang 9 - 12
Phần 3 .Phát triển mối quan hệ với nhân viên Trang 13 - 14
Phần 4 .
Đánh giá và
đề xuất các giải pháp cải thiện vấn đề cho doanh nghiêp Trang 15 - 23
1
I.
Giới thiệu khái quát về công ty
A .Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Thông tin chung về doanh nghiệp
1.1.Tên doanh nghiệp : Công ty CP XNK Việt Nam 1 Generalexim
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Hoàng Tuấn Khả
1.2. Địa chỉ liên hệ :
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giấy CNĐKKD: Số 0103011968 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu
ngày 05/05/2006, đăng ký
www.generalexim thay đổi lần 5 ngày 20/01/2009
Điện thoại: (84-4) 3.8264009 / 3.8265190 - Fax: (84-4) 3.8259894
Email: - Website: .com.vn
1.3. Lĩnh vực hoạt động : xuất khẩu , nhập khẩu , dịch vụ , sản xuất nông sản
1.4. Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
1.5.Quá trình hình thành và phát triển :
Được thành lập năm 1981 và đuợc cổ phần vào năm 2006. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng
hợp I Việt Nam đặt trụ sở chính tại 46 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam
Công ty đã trải qua 3 giai đoạn phát triển
Giai đoạn I (11 năm), Công ty mới được thành lập, nền kinh tế bắt đầu đi theo định hướng cơ
chế thị trường, cơ chế quản lý kinh tế và XNK mới cũ đan xen, chưa hình thành rõ nét. Có thể
nói, cả nền kinh tế và Công ty đều vừa làm, vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm. Đây là thời kỳ Công
ty xây dựng định hướng và đặt nền móng cho hoạt động của mình.
Giai đoạn II (từ 1993-2004) thì ghi dấu quá trình xây dựng, phát triển Công ty gắn với cơ chế
quản lý kinh tế theo kiểu thị trường đã hình thành rõ nét và phát triển theo tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của cả nước
Giai đoạn 3 (từ 1/1/2005 tới nay) là thời kỳ Công ty phát triển kinh doanh ổn định dưới mô hình
mới với tên gọi Công ty cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam.
2
1.6. Quy mô doanh nghiệp (vốn, số lượng nhân viên…) :
Vốn : 88.927.330.000 VND (Tám mươi tám tỷ chín trăm hai muơi bảy triệu ba trăm ba mươi
nghìn đồng)
Cơ cấu sở hữu và số lượng cổ đông của Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam
Cổ đông Giá trị sở hữu Số lượng cổ
phần
Tỷ lệ sở
hữu
1. Cổ đông Nhà nước 33.299.640.000 3.329.964
37,45%
2. Cổ đông trong Công ty 20.253.020.000
2.025.302 22,77%
- Thành viên chủ chốt 3.404.590.000
340459 3,83%
3
3. Cổ đông ngoài công ty 35.373.260.000
3.537.326 39,78%
3.1. Cổ đông trong nước 27.856.600.000
2.785.660 31,33%
- Cá nhân 21.249.110.000
2.124.911 23,89%
- Tổ chức 6.607.490.000 660.749
7,43%
3.2. Cổ đông nước ngoài 7.516.660.000
751.666 8,45%
- Cá nhân 0 0 0
- Tổ chức 7.516.660.000
751.666 8,45%
4. Cổ phiếu Quỹ 1.410.000 141 0,002%
Tổng cộng 88.927.330.000
8.892.733
100%
1.7. Sơ đồ tổ chức của công ty
4
5
ĐẠI HĐ CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM
ĐỐC
Các đơn vị Liên
doanh
Các CN & XN trực
thuộc
Các phòng Kinh
doanh
Các phòng Quản lý
Công ty Phát triển
Đệ Nhất
Tại Tp. HCMPhòng XNK 1Phòng Tổ chức
Hành chính
Ngân hàng TMCP
EXIMBANK
Phòng XNK 2
Phòng Kế toán Tài
chính
Tại Tp. Đà Nẵng
Phòng XNK 3
Công ty Giải pháp
Phân phối
BEEGEN
Tại Tp. Hải PhòngPhòng Tổng hợp
Hình 1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
Hành chính – Nhân sự
-Chức năng giúp việc điều hành.
-Chức năng tham mưu tổng hợp.
-Chức năng hậu cần, quản trị.
Tài chính – kế toán
- Công tác tài chính;
- Công tác kế toán tài vụ;
- Công tác kiểm toán nội bộ;
- Công tác quản lý tài sản;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
6
Phòng XNK 4
XN May XK Hải
Phòng
Ban Xây dựng Cơ
bản
Công ty Khoáng
sản ML Quảng
Ngãi
Phòng XNK 5
Phòng Đầu tư
Tài chính
Công ty CP Bất
động sản tổng hợp
I – Gland
Phòng XNK 6
Phòng XNK 8
Phòng XNK 7
Công ty CP quản
lý quỹ hợp lực Việt
Nam
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;
- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng kỹ thuật – Kế hoạch đầu tư
- Tổ chức quản lý và điều hành hệ thống điện, nước sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
- Nghiên cứu xây dựng đề án đầu tư các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Đề
xuất những giải pháp kỹ thuật cải tiến trang thiết bị hiện có nhằm phục vụ hữu ích công tác kinh doanh
của Công ty
- Thực hiện các hạng mục sửa chữa, cải tạo xây dựng mới
- Vận hành bảo trì, sửa chữa. Phân tích đánh giá tình hình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc của
Công ty
- Theo dõi và thực hiện các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực kỹ thuật - đầu tư
Phòng kinh doanh – tiếp thị
-
Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong
và ngoài nước. Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và
xuất nhập khẩu.
-
Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến
lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác;
thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh
doanh xuất, nhập khẩu.
-
Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty; Tổ
chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký kết;
-
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của Công ty như:
chuẩn bị nguồn cung ứng xuất khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩu, các khâu giám định, kiểm dịch, hải quan,
giao nhận, bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường, và đối ngoại
-
Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh
-
Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kinh doanh của Công ty theo đúng
quy định của pháp luật hiện hành.
1.8 . Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
7
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động
STT Phòng ban SL Trình độ Độ tuổi Giới tính Kinh nghiệm
Đại
học
Cao
đẳng
Trun
g
cấp
Phổ
thôn
g
18-
30
>30 Na
m
Nữ < 5
năm
5-10
năm
>10
năm
1 Đại hội đồng
cổ đông
15 12 3 0 0 5 10 14 1 1 5 9
2 Hội đồng
quản trị
10 10 0 0 0 3 7 9 1 1 3 6
3 Ban tổng
giám đốc
2 2 0 0 0 0 2 2 0 0 0 2
4 Ban kiểm soát 4 3 1 0 0 2 2 4 0 1 2 1
5 Phòng Tổ
chức hành
chính
35 23 5 2 5 25 10 23 12 20 7 8
6 Phòng Tài
chính – Kế
toán
30 25 5 0 0 22 8 23 7 3 17 10
7 Phòng Tổng
hợp
20 18 2 0 0 10 10 8 12 12 5 3
8 Ban xây dựng
cơ bản
34 24 6 1 3 26 8 16 18 15 6 13
9 Phòng đầu tư
và phát triển
28 18 8 2 0 20 8 18 10 10 8 10
10 Phòng Kinh
doanh
40 35 2 3 0 28 12 25 15 17 19 4
11 Các CN , XN 608 28 16 142 422 458 150 356 252 475 85 48
12 Tổng 826
8
Qua bảng cơ cấu lao động cho thấy số lượng lao động có trình độ cao và thâm niên kinh nghiệp lâu
năm trong doanh nghiệp có khá nhiều đảm bảo được yêu cầu công việc. Lượng lao động trẻ cũng
khá nhiều đảm bảo sức khỏe cho công việc
Công ty chủ yếu là lao động nam phù hợp với những công việc nặng của công ty.
1.9.Bảng kết quả HĐKD 3 năm gần nhất
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm2013
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.886.892.021.879 2.081.574.647.860 1.787.293.488.970
2 Các khoản giảm trừ - -
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
1.886.892.021.879 2.081.574.647.860 1.787.293.488.970
4 Giá vốn hàng bán 1.790.737.684.836 2.013.430.082.627 1.719.605.429.301
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
96.154.337.043 68.144.565.233 67.688.059.669
6 Doanh thu hoạt động tài chính 62.267.493.537 53.463.091.602 45.428.267.720
7 Chi phí tài chính 96.279.152.189 56.783.957.605 60.877.284.839
- Trong đó: Chi phí lãi vay 51.448.223.079 44.540.716.367 43.655.960.895
8 Chi phí bán hàng 17.378.383.241 30.733.439.316 31.211.379.019
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.202.940.710 22.983.257.472 16.892.351.077
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
29.561.354.440 11.107.002.442 4.135.312.454
11 Thu nhập khác 345.437.679 296.832.521 5.149.102.721
12 Chi phí khác 218.282.441 325.502.265 1.406.266.640
13 Lợi nhuận khác 127.155.238 (28.669.744) 3.742.836.081
14 Lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết - - -
9
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 29.688.509.678 11.078.332.698 7.878.148.535
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 8.225.890.788 511.752.570 498.273.531
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - (511.752.570) -
18 Lợi nhuận sau thuế TNDN 21.462.618.890 11.078.332.698 7.379.875.004
18.1 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số -
18.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty
mẹ
-
19 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 1.752 834 586
Nhìn vào KQ hoạt động kinh doanh cho thấy 2 năm 2011 và 2012 công ty có những mức tăng
trưởng khá cao do sức hút của thị trường lớn , nhu cầu người tiêu dùng tăng cao , doanh nghiệp
bán được hàng với chi phí sản xuất thấp
Vào năm 2012 , 2013 do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu và một số vấn đề như chi phí nguyên
liệu , năng lượng tăng cao trong khi sức mua của người tiêu dùng bị hạn chế nên DN đạt lợi nhuận
thấp hơn hai năm trước nhưng vẫn đạt chỉ số dương đảm bảo cho công ty vẫn có thể hoạt động tốt
trong thời gian tới .
II. Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp
2.1.Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
- Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện
thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế
thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải
quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao
động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về
pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.
- Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực
hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.
- Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện
người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.
10
2.2.Tác dụng của công đoàn trong xây dựng mối quan hệ trong tổ chức
- Công đoàn cơ sở, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ góp phần nâng cao vị thế,
uy tín của tổ chức Công đoàn thông qua việc hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký kết hợp đồng
lao động với người sử dụng lao động, đại diện cho tập thể lao động xây dựng, thương lượng và ký
thỏa ước lao động tập thể; tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của
Nhà nước liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; kiểm tra, giám sát việc chấp hành
pháp luật liên quan đến người lao động, đồng thời, đại diện tập thể lao động thương lượng với
người sử dụng lao động giải quyết những yêu cầu, kiến nghị chính đáng của người lao động, nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, chống lại hành vi vi phạm pháp luật, ngăn
ngừa các tranh chấp lao động đáng tiếc xảy ra.
- Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ người lao động và công đoàn.
- Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động, cung cấp thông tin và
tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động.
2.3.Cách thức vận hành và điều phối của công đoàn
11
Ban chấp hành công
đoàn
Ủy ban kiểm tra
công đoàn
Ban tổ
chức
Ban
chính
sách
pháp
luật
Ban
tuyên
giáo
Ban nữ
công
Ban tài
chính
Văn
phòng
Tổ chức công đoàn trong công ty gồm 812 người trong đó :
A. Ban chấp hành :
1. Mã Thị Khánh Tú ( Chủ tịch )
2. Trần Ngọc Cẩn ( Phó Chủ tịch )
3. Huỳnh Hữu Đức ( Phó Chủ tịch )
4. Phạm Văn Phúc ( Ủy viên )
5. Nguyễn Đức Phong ( Ủy viên )
6. Trần Văn Thái ( Ủy viên )
B. Ủy ban kiểm tra công đoàn
1. Phạm Văn Phúc Chủ nhiệm
2. Phan Thị Khánh An Ủy viên
3. Nguyễn Thị Anh Đào Ủy viên
C. Các ban công đoàn
B. Ban Tổ chức
1. Mã Thị Khánh Tú Trưởng Ban
2. Dư Lý Thùy Hương
3. Trần Thanh Hằng
C. Ban Tài chính, Chính sách – Pháp luật
1. Mã Thị Khánh Tú Trưởng Ban
2. Trần Ngọc Cẩn
3. Nguyễn Hoàng Chương
D. Ban Tuyên giáo
1. Trần Ngọc Cẩn Trưởng Ban
F. Ban Nữ công
1. Nguyễn Thị Xuân Trinh Trưởng Ban
12
XNK3 XNK4 XNK8 XNK7 XNK6 XNK5 XNK2 XNK1
2. Cổ Tồn Minh Đăng
3. Giang Quốc Tuấn
2. Lê Xinh Tươm Phó Trưởng Ban
3. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
4. Dương Thị Giáng Hương
E. Ban Thi đua – Tuyên truyền
1. Huỳnh Hữu Đức Trưởng Ban
2. Nguyễn Hữu Phúc
3. Trần Thanh Hằng
4. Giang Quốc Tuấn
G. Văn phòng công đoàn
1. Nguyễn Thị Túy Lan Trưởng Ban
2. Dương Thị Giáng Hương
3. Phạm Văn Phúc
Bảng 2.3.Sự điều phối cán bộ công đoàn
STT Đơn vị Cán bộ công đoàn
Cán bộ
chuyên trách
Cán bộ không
chuyên trách
1 Ban chấp hành 1 2
2 Ủy ban kiểm tra 1 1
3 Ban tổ chức 1 1
4 Ban tuyên giáo 0 1
5 Ban thi đua – tuyên truyền 2 2
6 Văn phòng công đoàn 1 1
7 Ban nữ công 0 2
8 Ban tài chính - PL 1 1
9 XNK 1 0 1
13
10 XNK 2 0 1
11 XNK 3 0 2
12 XNK 4 0 1
13 XNK 5 0 1
14 XNK 6 0 1
15 XNK 7 0 1
16 XNK 8 0 1
Tổng cộng 7 20
2.4.Những hoạt động mà công đoàn đã đạt được trong các năm vừa qua
Phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị
Tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ CBCNV
Chăm lo đời sống & thực hiện các CSXH
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động CĐ năm 2013
Tổ chức Đại hội đồng công đoàn năm 2013
Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập của công ty
Đến thăm hỏi gia đình chị Nguyễn Thị Lan bị tai nạn lao động
Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 cho chị em phụ nữ trong công ty năm 2014
2.5.Vị trí của công đoàn trong các mối quan hệ trong tổ chức
- Với Doanh nghiệp , Công đoàn là người thay mặt chủ sở hữu đứng lên giải quyết các vấn đề về
lương , thưởng , chế độ bảo hiểm , kí kết hợp đồng lao động ….
- Với người lao động , Công đoàn là người đại diện cho người lao động đứng lên thỏa hiệp với
người sử dụng vể các vấn đề trong công việc.
2.6.Tác dụng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ nhân sự trong tổ chức của công
đoàn
14
Vai trò của Công đoàn trong việc ngăn ngừa, hạn chế các tranh chấp lao động
* Tham gia xây dựng nội quy, quy chế lao động ở doanh nghiệp:
* Ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động:
* Tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật liên quan tới
* Tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động
Ví dụ :
Trong hai ngày 5/3/2011 , 300 công nhân Công ty - đã đồng loạt ngừng việc đòi chủ doanh
nghiệp (DN) thực hiện các quyền chính đáng của người lao động (NLĐ).
Sau hơn 2 tháng sản xuất, NLĐ được lĩnh lương tháng đầu tiên nhưng các khoản không rõ ràng,
cộng thêm nhiều khúc mắc trong quan hệ LĐ dẫn tới sự bức xúc của CN. Cụ thể, thời gian làm
việc theo HĐLĐ đã ký kết thì buổi sáng CN làm việc từ 7h30 đến 12h, buổi chiều làm từ 13h đến
16h30, thế nhưng giờ buổi sáng, Công ty yêu cầu CN phải làm việc từ 7h20; vào ca chiều, Công ty
này buộc NLĐ vào sản xuất từ 12h50 là trái với thỏa thuận.
Sau khi NLĐ ngừng việc, đại diện Công Đoàn công ty đã có cuộc làm việc với lãnh đạo điều hành
của Công ty tiến hành giải quyết vụ việc nhưng vẫn chưa làm thỏa mãn được người lao động
III. Phát triển mối quan hệ với nhân viên trong doanh nghiệp
3.1. Nhóm làm việc trong doanh nghiệp và cách thức tổ chức nhóm
- Trong năm 2013 , công ty chính thức khởi động “ Dự án tòa nhà Generalexim 135 ”
Dự án nằm trong định hướng phát triển của công ty với mục tiêu vào lĩnh vực đầu tư bất động sản.
Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 tỷ đồng.
15
Công trình tọa lạc trên diện tích mặt bằng 4.704 m2, Tòa nhà 17 tầng với tổng diện tích sàn là
22.728 m2, trong đó 6 tầng dành cho kinh doanh dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê là
11.560 m2,
Dự án đã được chia ra làm 6 nhóm làm việc chính thức :
- Nhóm 1 ( Phòng Kỹ thuật )
- Nhóm 2 ( Phòng đầu tư và phát triển )
- Nhóm 3 ( Phòng Tổ chức hành chính )
- Nhóm 4 ( Phòng Kế toán – tài chính )
- Nhóm 5 ( Phòng Kinh doanh )
- Nhóm 6 ( Phòng Tổng hợp )
3.2. Mối quan hệ giữa các nhân viên
Mối quan hệ giữa các nhân viên trong nhóm
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong một nhóm làm việc là mối quan hệ ngang hàng.
Để nâng cao hiệu quả làm việc, cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó, mỗi nhân
viên trong nhóm làm việc đều đã tự nhận thức và cùng nhau làm việc trên tinh thần làm việc
hợp tác, gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau.Đặc biệt, tại các phòng ban mà những công việc trong
phòng là một chu trình cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên (như phòng Kế toán tài
chính, phòng Tổ chức lao động Hành chính, ), sự phối hợp tác giữa các nhân viên lại càng
được nêu cao.
Mối quan hệ giữa các nhân viên các nhóm
- Quan hệ giữa các phòng trong Công ty là mối quan hệ đồng cấp, trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ
giữa các phòng để thực hiện có hiệu quả những công việc chung của toàn Công ty.
- Các đơn vị chịu trách nhiệm xử lý công việc và tự chủ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Công ty để hoàn thành tốt công việc được
giao; tạo điều kiện, giúp đỡ các đơn vị khác trong khả năng cho phép; tuyệt đối không được đùn
đẩy trách nhiệm, gây khó khan, cản trở các đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ.
- Các đơn vị trong Công ty khi nhận được yêu cầu phối hợp giải quyết công việc của đơn vị khác
phải nhanh chóng thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ công
việc được yêu cầu.
- Trong quá trình giải quyết công việc, các đơn vị phải chủ động cùng nhau bàn bạc giải quyết.
Trường hợp có sự không thống nhất ý kiến phải báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách
để xin ý kiến chỉ đạo.
16
3.3. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới
- Tôn trọng , công bằng , hợp tác với cấp dưới : luôn làm gương về sự Liêm chính, Công bằng,
và Chính trực, lắng nghe ý kiến phản hồi, nhiệt tình trợ giúp khi có yêu cầu. Hơn nữa, là một người
quản lý, bản thân chúng ta phải có trách nhiệm xác định ra các tiêu chuẩn về hiệu quả cũng như
một môi trường làm việc luôn thúc đẩy tinh thần đồng đội, kích thích tư duy sáng tạo.
- Tôn trọng , hợp tác , chủ động xây dựng ý kiến với cấp trên : luôn giữ niềm tin với cấp trên,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phản hồi về công việc với những ý kiến đề xuất sáng tạo của
bản thân lẫn góp ý những mặt tiêu cực hoặc hạn chế còn tồn tại.
3.4. Tác dụng của các mối quan hệ nhân sự trong tổ chức
- Trao đổi thông tin với người sử dụng lao động về các chính sách về quy trình làm việc …
- Tiến hành các biện pháp kỷ luật và giải quyết khiếu nại
- Tuyển dụng , kí kết hợp đồng lao động
- Thực thi các thỏa thuận tập thể về thủ tục và điều kiện làm việc
- Quản lý các mối quan hệ giữa các nhân và tập thể . giảm thiểu tranh chấp lao động , mâu thuẫn
và duy trì quyền lực của công ty khi đối mặt với sức mạnh lao động tập thể
-Giám sát luật lệ quan hệ lao động, xử lý các tranh chấp lao động, giới chủ sử dụng lao động và
giới lao động có đại diện tham gia xây dựng, chấp hành, giám sát luật lệ lao động, tham gia
xử lý tranh chấp lao động.
3.5. Truyền thông trong doanh nghiệp
Một số hình thức truyền thông mà doanh nghiệp đã sử dụng :
- Truyền thông trực tiếp : các nhà quản lý của công ty thường xuyên giám sát và trực tiếp chỉ đạo
cho nhân viên mới thực hiện công việc .
- Tạp chí nội bộ: Tạp chí nội bộ giúp nhân viên hiểu biết hơn về hoạt động của tổ chức, xây dựng
văn hóa doanh nghiệp tốt trong công ty.
Tạp chí Hotnews:
Được phát hành đều đặn hàng tháng, tổng hợp các tin tức hoạt động chung của Generalexim
trong tháng và là nơi chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư cũng như các thông tin mới của con
người Generalexim trong công việc và cuộc sống.
17
- Bảng thông báo: Những bảng thông báo phù hợp với tiêu chuẩn có thể được đặt tại các nơi
thuận tiện để tất cả nhân viên có thể nhận được cùng một thông tin trong cùng một khoảng thời
gian. Như ở công ty lịch họp và các chính sách của doanh nghiệp luôn được cập nhật một cách đầy
đủ ở bảng thông báo này .
- Hội nghị : công ty Generalexim luôn chú trọng tới việc đẩy mạnh các hội nghị để truyền tải một
cách chính xác nhất về mục tiêu , cách thức , tiêu chuẩn công việc … đối với những nhân viên cấp
dưới của mình để giúp họ đi đúng hướng mà công ty đã đề ra
- Email: công ty thường sử dụng email để gửi tới nhân viên khi nhà quản lý có ít thời gian tiếp
xúc.
IV. Đề xuất các giải pháp cải thiện các vấn đề cho doanh nghiệp
4.1.Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
4.1.1. Công tác công đoàn trong công ty
Kết quả đạt được của công đoàn
Hoạt động , phong trào trong Công ty trong năm 2013 vừa qua .
Công đoàn cơ quan Công ty đã nỗ lực phấn đấu, phối hợp tốt với chuyên môn để tổ chức nhiều
hoạt động nhằm ổn định đời sống vật chất cũng như tinh thần cho CBCNV Công ty, góp phần
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch năm 2013 của công ty
Công đoàn cơ quan Tổng Công ty luôn chú trọng, quan tâm tổ chức các hoạt động để chăm
lo đời sống tinh thần cho CBCNV, lập kế hoạch tổ chức duy trì sinh hoạt hàng tuần các Câu
lạc bộ văn nghệ, thể thao của cơ quan Công ty tạo sân chơi giải trí cho đoàn viên sau những
giờ làm việc căng thẳng.
Công đoàn phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức Hội thao chào mừng Ngày giải phóng
miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 01/5; Hội diễn văn nghệ quần chúng, Hội thảo chào
mừng Ngày thành lập công ty thu hút đông đảo CBCNV tham gia, tạo được không khí thi
đua sôi nổi giữa các cá nhân và Công đoàn bộ phận. Những trận thi đấu bóng đá giữa Công
đoàn các bộ phận luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của đoàn viên từ dự đoán kết quả
trước trận đấu, bình luận sau trận đấu, những pha bóng đẹp, những màn cỗ vũ độc đáo đến
tinh thần thi đua căng thẳng trên sân đấu của các cầu thủ đã làm cho không khí làm việc tại
cơ quan Tổng Công ty sôi động hơn.
Ngoài những phong trào tự tổ chức, cơ quan Tổng Công ty còn tích cực tham gia các Hội
thao của địa phương, Công đoàn khu Công nghiệp và Đoàn Thanh niên Khối DNCN TW tại
Thành phố Hà nội ,
Các tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận làm tốt công tác thăm hỏi, trợ cấp khó khăn đột xuất
kịp thời cho các đoàn viên Công đoàn gặp khó khăn, đã có 133 lượt CBCNV được trợ cấp,
18
thăm hỏi bằng Quỹ Công đoàn và Quỹ Tương trợ xã hội với số tiền là 132,9 triệu đồng;
thăm hỏi, chúc tết cho CBCNV tham gia trực tết và tổ chức lễ hội đón giao thừa, họp mặt
đầu năm tại các khu Quản lý Vận hành - Sửa chữa góp phần động viên tinh thần làm việc,
tăng thêm sự gắn bó của CBCNV đối với Tổng Công ty. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động xã
hội cũng được triển khai, Công đoàn cơ quan Tổng Công ty vận động toàn thể đoàn viên
tích cực tham gia, tổ chức quyên góp, ủng hộ công tác xã hội. Kết quả, Công ty đã đóng góp
được cho các tổ chức: Quỹ tương trợ xã hội 38,3 triệu; Quỹ vì tương lai con em chúng ta
137,6 triệu; Quỹ phòng, chống lụt bão 7,4 triệu.
Trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh của Công ty
Tháng 21/2/2013 . 124 công nhân khu XNK 1 của Công ty đã đình công đòi điều chỉnh
lương. 7h30 sáng nay, đại diện công đoàn , lãnh đạo công ty và đại diện các ngành chức
năng của tỉnh đã có mặt tại những doanh nghiệp này, tiếp tục hỗ trợ giải quyết khúc mắc.
Đến sáng ngày hôm sau mọi vấn đề đã được giải quyết
Ngày 25/4/2013, gần 200 công nhân Công ty tiến hành đình công để đòi được trả lương
đúng hạn.Để giải quyết vấn đề này công đoàn đã đề xuất lên ban lãnh đạo xin ý kiến chỉ đạo
. Vào 15h cùng ngày toàn bộ lương của cán bộ công nhân lao động đã hoàn toàn được chi
trả hết . Công ty cũng cam kết sẽ cố gắng trả lương đúng thời gian cho cán bộ người lao
động trong các lần tiếp theo.
Giải quyết thành công vấn đề ô nhiễm môi trường trong công ty : Vào tháng 5/2013 tại khu
XNK1 đã xuất hiện một số mùi khó chịu . Để giải quyết vấn đề này cán bộ công đoàn của
công ty đã kịp thời đưa 2 xe tải đến để chở và dọn dẹp khu ô nhiễm cho cán bộ công nhân
lao động tại đây . Sau 3 tiếng tìm kiếm và thu gom chất thải mọi việc đã trở lại bình thường
Nhận xét
Những hoạt động của công đoàn dành cho tập thể cán bộ công nhân viên công ty May 10
đã đem lại nhiều hiệu quả, lợi ích cho cả doanh nghiệp, người lao động.
Đối với doanh nghiệp : xây dựng hình ảnh công ty ngày càng tốt đẹp trong mắt người lao
động . Từ đó người lao động có động lực làm việc , tận tâm với công việc để tăng năng suất
lao động cho doanh nghiệp.
Đối với người lao động : xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp với doanh nghiệp , các
hoạt động đã khiến khoảng cách giữa người lao động và nhà quản lý ngày càng xích lại gần
nhau hơn .
Hạn chế của công đoàn :
Hạn chế về chất lượng cán bộ công đoàn :
19
Nhiều cán bộ công đoàn trong công ty còn chưa được đào tạo về các kĩ năng cơ bản của hoạt động
công đoàn . Việc xử lý các vấn đề còn dựa trên cảm tính là chính . Vì vậy chưa hài hòa được mục
tiêu của người lao động và của doanh nghiệp
Hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo dục:
- Tổ chức tuyên truyền cho CNLĐ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và chế độ chính sách mới của Nhà nước liên quan trực tiếp tới CNLĐ Ban chấp hành công
đoàn CĐCS chưa được coi trọng, tổ chức còn thiếu sáng tạo nên kết quả chưa cao.
- Phần lớn Ban chấp hành CĐCS chưa chủ động đề xuất, phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp tổ
chức các lớp tập huấn cho CNLĐ về Luật Lao động, Luật Công đoàn…, các chuyên đề về vệ
sinh an toàn lao động, an toàn giao thông đường bộ, phòng chống TNXH, HIV/AIDS, công tác
KHHGĐ
Hạn chế trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNLĐ.
- Nhiều Ban chấp hành CĐCS chưa phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động
văn hoá, văn nghệ, TDTT, tham quan du lịch cho tập thể CNLĐ do vậy CNLĐ chưa thưc sự gắn
bó với doanh nghiệp.
- Một số CĐCS Ban chấp hành chưa phối với lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao
động, xây dựng, thương lượng, ký kết TƯLĐTT để CNLĐ được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, băn
khoăn, thắc mắc, kiến nghị, đề xuất trên cơ sở đó Công đoàn cùng với chủ doanh nghiệp tìm biện
pháp tháo gỡ, giải quyết để hạn chế các cuộc đình công, tranh chấp lao động tập thể xảy ra.
- Việc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNLĐ còn rất hạn chế
- Ban chấp hành chưa tạo được niềm tin cho CNLĐ chưa là nơi để CNLĐ gửi gắm tâm tư, nguyện
vọng, trình bày những khó khăn vướng mắc, chưa là cầu nối giữa chủ sử dụng lao động và người
lao động.
Hạn chế trong việc xây dựng CĐCS vững mạnh;
- Đại đa số CĐCS chưa tổ chức cho đoàn viên tham gia các buổi họp tập thể công đoàn, hoặc tổ
công đoàn, thậm chí tổ chức Đại hội chậm so với quy định của Đièu lệ, hoặc tổ chức Đại hội chưa
đạt yêu cầu Công đoàn cấp trên đề ra.
- Chưa tổ chức kết nạp đoàn viên mới theo đúng hướng dẫn của Công đoàn cấp trên.
- Chưa tổ chức sơ kết, tổng kết công đoàn, bình xét thi đua hàng năm một cách nghiêm túc theo chỉ
đạo của Công đoàn cấp trên. Cá biệt có cán bộ CĐCS chưa nắm được các tiêu chí đánh giá xếp
loại đoàn viên tích cực, tổ công đoàn và CĐCS vững mạnh.
- Thu đoàn phí công đoàn chưa đúng với quy đinh của Điều lệ, cá biệt có đơn vị không thực hiện
thu đoàn phí công đoàn theo quy định và hướng dẫn của công đoàn cấp trên.
4.1.2.Mối quan hệ trong doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên
Kết quả đạt được
Trong tháng 11/2013 , Lãnh đạo công ty đã trực tiếp khen thưởng 32 cá nhân của công ty về
thành tích làm việc vượt 20 % năng suất đề ra. Điều này đã làm tăng sự hài lòng của công
nhân viên và xây dựng một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp .
Ngày 18/8/2013 Công ty đã thực hiện chương trình khảo sát mức độ hài lòng của công nhân
viên . Qua khảo sát công ty đã đạt được một kết quả khá tốt khi có tới 77% công nhân hài
20
lòng với điều kiện làm việc, còn 23 % công nhân viên chưa hài lòng với công việc . Điều
này cho thấy nhà quản lý trong doanh nghiệp cũng đã làm khá tốt công tác xây dựng mối
quan hệ với nhân viên.
Hạn chế
Phạm vi kiểm soát không được rộng rãi tới toàn thể nhân viên
Là một công ty có gần 1000 người lao động thì việc kiểm soát là không thể tối ưu được , nhiều
nhân viên còn chưa được sự quan tâm của nhà quản lý trong quá trình làm việc dẫn tới giảm năng
suất lao động . Như trong công ty trưởng phòng tổ chức hành chính phải kiểm soát tới 35 nhân
viên dưới quyền vì vậy nhà quản lý khó lòng lắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng cá nhân
đó .
Nhân viên không phục sếp
Một trong những điều quan trọng đối với một nhà quản lý là được nhân viên nể trọng. Nhà quản lý
giống như một vị tướng, tướng giỏi thì mới điều động binh lính thành công. Tuy nhiên, không nhất
thiết người sếp phải rất giỏi mới được nhân viên nể phục, mà họ phục vì trăm ngàn lý do khác
nhau. Nhân viên thường kính trọng những vị sếp làm nhiều hơn nói, đưa ra được những ý kiến,
giải pháp có giá trị cho một vấn đề khó khăn nào đó Đặc biệt cách cư xử, lời ăn tiếng nói của
sếp cũng khiến nhân viên phục sát đất.
Khi Thanh vừa được tuyển vào vị trí quản lý cho một bộ phận trong công ty, nhân viên
những tưởng sẽ có một người sếp mới tài năng có thể lãnh đạo họ và khiến họ nể phục.
Nhưng đã 4 tháng trôi qua, những gì Loan đạt được là sự cô lập hoàn toàn với đồng nghiệp
trong chính đội nhóm của mình. Lý do cũng vì nói nhiều hơn làm, huênh hoang, tự mãn, tỏ
vẻ là sếp nhưng như thế cũng chưa là gì so với việc Loan vẫn chưa làm được gì chứng tỏ
được năng lực của mình ngoài những hành động ngớ ngẩn của mình.
Khen thưởng không công minh
Khen thưởng nhân viên khi họ đạt được thành tích tốt là điều đúng đắn. Nhưng khen như thế nào
để nhân viên khác không cảm thấy mình kém cỏi cũng là việc quan trọng. Nếu nhân viên nào đó
đạt thành tích thật sự xuất sắc, thì việc tuyên dương trước đội nhóm không có gì phải bàn cãi.
Nhưng nếu chỉ là những thành tích nho nhỏ thì không nên. Có chăng chỉ là sự động viên, khích lệ
giữa sếp và nhân viên đó.
Việc Thanh thường xuyên khen ngợi một nhân viên với một nhân viên cùng cấp khác khiến
cho cả hai đều không vui. Nhân viên được khen thì cảm thấy ngượng với chính mình và các
đồng nghiệp khác
Mối quan hệ giữa nhân viên và nhân viên
Kết quả đạt được :
Trong năm 2013 công ty đã hoàn thành dự án tòa nhà văn phòng generalexim trước tiến độ
3 tháng . Để có được thành quả đó là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các nhóm dự án
để hoàn thành công trình một cách sớm nhất có thể .
Ngoài các giờ hành chính các công nhân viên thường tổ chức các buổi tiệc hay ăn trưa cùng
nhau . Cùng với đó là các hoạt động tập thể như bóng chuyền , cầu long … nhằm giảm bớt
căng thẳng hàng ngày . Từ đó giúp các nhân viên ngày càng gắn bó với nhau hơn để xây
dựng hình ảnh công ty ngày một tốt đẹp
21
Hạn chế :
Song song với thành quả đạt được cũng có một số hạn chế trong việc tổ chức nhân viên
Trong công tác tổ chức dự án có một vài mâu thuẫn đã xảy ra trong việc xung đột quyền
lợi , trách nhiệm của các thành viên trong dự án . Như việc một số thành viên lảng tránh
công việc được giao hay bất đồng quan điểm làm mất khá nhiều thời gian tổ chức lại .
Mâu thuẫn trong việc lương thưởng : một số nhân viên còn hay ganh tị về lương thưởng của
đồng nghiệp cao hơn họ trong khi họ cùng làm việc cùng hoàn thành công việc như nhau.
4.1.3.Truyền thông trong doanh nghiệp
Kết quả đạt được
Truyền thông nội bộ trong chiến lược của doanh nghiệp
Truyền thông nội bộ được hiểu là việc sử dụng có kế hoạch các hành động ảnh hưởng đến hiểu
biết, thái độ và hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp.
Vai trò :
- Công ty đã xác định được vai trò của truyền thông : “Mục tiêu của truyền thông nội bộ là để xây
dựng, thiết lập và duy trì mối quan hệ có lợi giữa tổ chức và nhân viên – người quyết định sự thành
công hoặc thất bại của doanh nghiệp”
- Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, truyền thông hai chiều với nhóm công chúng bên trong
tăng cường tính ảnh hưởng của doanh nghiệp đối phó lại với các vấn đề và khủng hoảng.
- Truyền thông nội bộ tốt tạo ra thiện chí, có lợi cho công việc chung
Truyền thông đa chiều giữa các cấp độ nhân viên cao cấp, nhân viên tầm trung và cấp dưới giúp họ
hiểu biết việc gì đang diễn ra trong nội bộ, làm họ tin tưởng vào lãnh đạo và tự tin khi làm việc.
Khi một nhà tuyển dụng làm nhân viên mình vui thích, trung thành và có cảm giác an toàn, đồng
thời giúp nhân viên hiểu được vị trí, vai trò của họ trong tiến trình công việc chung, họ sẽ thoải
mái chia sẻ ý tưởng với đồng nghiệp để thực hiện công việc tốt hơn nữa và trở thành “đại sứ thiện
chí của tổ chức” đối với những nhóm công chúng ngoài tổ chức.
- Là một phần trong chức năng truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp
Có thể kể đến một vài thành tựu đạt được của công ty nhờ truyền thông hiệu quả :
Ông Phạm Văn Bình , Giám đốc Marketing Công ty, kể: cách đây chưa lâu, khi tiếp nhận
10 sinh viên vào thực tập, một câu hỏi nảy ra trong giới lãnh đạo Công ty là nếu tổ chức đào
tạo và làm công tác truyền thông nội bộ tốt trong nhóm sinh viên này, thì kết quả mang lại
sẽ như thế nào? Một kế hoạch chi tiết được vạch ra, với sự hỗ trợ của 25 nhân viên phòng
kinh doanh, trong vòng ba tháng, nhóm sinh viên thực tập đã mang về cho ngân hàng khoản
tiền gửi tiết kiệm 227 triệu từ những ý tưởng của các sinh viên này .
Để làm cho văn hóa doanh nghiệp ngày càng vững mạnh , Ngày 14 /4/2013 công ty đã thực
hiện chương trình “Giao lưu văn nghệ chia sẻ niềm tin ” . Công ty đã dùng bảng tin và điều
một số cán bộ xuống từng khu XNK thông báo về chương trình văn nghệ này. Nhờ đó tất cả
các cán bộ công nhân viên trong công ty đã có mặt đầy đủ . Chương trình diễn ra vô cùng
22
thuận lợi và đã làm cho người lao động của công ty ngày càng bền chặt hơn . Qua đó cho
thấy truyền thông thực sự vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Ngày 25/6/2013 . Nhận thấy sự thiếu hụt về nhân sự của công ty , Ban lãnh đạo đã ra quyết
định tuyển dụng thêm 10 nhân viên nhân sự cho công ty . Quyết định này đã được gửi tới
email của trưởng bộ phận nhân sự và ban tuyển dụng và cũng được dán vào bảng tin về
thông tin tuyển dụng mới để mọi người cùng nắm bắt . Sau 9 ngày công ty đã tuyển dụng
được một cách nhanh chóng 10 nhân viên với yêu cầu của mình . Từ đó phục vụ tốt hơn vào
công tác nhân sự của công ty.
Hạn chế
Tuy việc truyền thông của công thực sự đã có nhiều thành quả đáng khích lệ nhưng đó vẫn chỉ là
một chiều từ phía lãnh đạo xuống nhân viên mà không có sự tương tác giữa hai bên .Và công tác
bảo mật thông tin nội bộ cũng chưa được chuyên nghiệp. Điều này khiến cho giảm đi sự hài lòng
của nhân viên về công việc .Vì vậy trong năm vừa qua cũng công ty đã gặp phải một số vấn đề :
Tháng 8/2013, trong công ty đã rộ lên tin đồn công ty đang ở trong tình trạng phá sản ,
trong 2 tháng tới sẽ chính thức giải thể . Điều này khiến cho toàn bộ công nhân viên ở trong
công ty trở nên hoang mang dẫn tới tình trạng trì chệ trong công việc . Phải mất gần 2 ngày
công ty mới có thể bình ổn được toàn bộ công nhân viên trong công ty và đưa mọi thứ trở
về quỹ đạo của nó .
Tháng 4/2013. Công ty đã tốn kém thêm 50 triệu khi truyền tải thông tin một cách sai lệch
về việc mua trang thiết bị văn phòng trong công ty , khi đó trong thông báo chỉ ghi dùng 50
triệu đi mua vật dụng văn phòng mà không ghi chính xác những thứ cần mua vì vậy nhân
viên đã mua không đúng những gì mà nhà quản lý yêu cầu . Vì vậy công ty đã phải tốn
thông báo lại chi tiết những vật dụng cần mua cho nhân viên.
4.2.Giải pháp
4.2.1.Giải pháp tăng cường hoạt động công đoàn
Thường xuyên xuống các phân xương khảo sát tình hình làm việc cũng như thu thập ý
kiến của cán bộ công nhiên viên về chế độ lao động … để đề xuất lên cấp trên.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền người lao động
Công đoàn giáo dục các cấp tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền với nhiều hình
thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn
vị và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đội ngũ cán bộ và người lao động.
Tăng phí công đoàn nếu có thể
Vì Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ lợi ích của người lao động nên việc thu phí công đoàn của
người lao động là việc cần thiết để tăng cường sự tận tâm của các cán bộ công nhân viên công
đoàn .
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn
Doanh nghiệp cần tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn về các kĩ năng xử lý tình huống , kĩ năng
cơ bản của hoạt động công đoàn cho cán bộ CNV để giải quyết các vấn đề vừa hợp lý lẫn hợp tình
cho cả DN lẫn người lao động .
23
Đưa ra các Chương trình hành động cho toàn bộ cán bộ . đoàn viên
- Chương trình “Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn giáo dục các cấp”.
- Chương trình “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn ngành”.
- Chương trình “Nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp - người lao động đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”.
- Chương trình “Nâng cao đời sống văn hóa của nhà giáo và người lao động”.
- Chương trình “Giáo dục, phổ biến pháp luật trong cơ quan, đơn vị”.
- Chương trình “Quyên góp xây dựng nhà công vụ , người lao động ở vùng có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn”.
4.2.2.Giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ trong tổ chức
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh , tốt đẹp .
Văn hóa giao tiếp nội bộ : dựa trên sự tự giác và chuyên nghiệp trong cách làm việc. Các thành
viên được phép sử dụng các công cụ cần thiết để kết nối với nhau và kết nối với bên ngoài, bao
gồm người thân và bạn bè. Điều đó tạo nên sự thoải mái, sáng tạo, sự cân bằng giữa công việc và
giao lưu. Tất cả mọi người trong công ty đều thực sự hài lòng và đánh giá cao điều này
Không gian văn phòng : Việc bố trí và sắp xếp chỗ ngồi và làm việc ở văn phòng một cách khoa
học đảm bảo nhân viên có khoảng không gian riêng đủ rộng, dễ dàng giao tiếp với nhau theo từng
nhóm nghiệp vụ.
Các khoảng không gian nhỏ như pantry, phòng họp hay các góc nhỏ là nơi hoàn hảo cho các cuộc
thảo luận không chính thức giữa các thành viên tập thể.
Thể thao văn nghệ : cần tạo và duy trì các câu lạc bộ thể thao cũng như văn nghệ. Với một đội
bóng đá, bóng bàn thường xuyên luyện tập. Ngoài rèn luyện sức khỏe đó cũng là nơi thể hiện tinh
thần đoàn kết, xả hơi, hay chí ít cũng là rời xa công việc để có thể hồi phục trạng thái cân bằng.
Chế độ phúc lợi :
Công ty cần chăm lo đến đời sống của mọi thành viên chẳng hạn như tổ chức
sinh nhật, các công việc hiếu hỷ cho thành viên trong công ty. Công ty cần cố gắng để có thể tài trợ
cho nhân viên những gói bảo hiểm y tế tốt nhất
.
Công tác tình nguyện : Để mài sắc lòng trắc ẩn và gắn bó hơn nữa với cộng đồng. Công ty cần
tạo điều kiện và tài trợ cho các hoạt động thiện nguyện như giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,
24
người già neo đơn và người khuyết tật, cũng như tích cực tham gia các phong trào bảo vệ môi
trường.
Xây dựng văn hóa giữa nhà quản lý và nhân viên
Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên là sự tôn trọng lẫn nhau
Khi các nhân viên cảm thấy được tôn trọng và hài lòng về bản thân về công việc họ sẽ có động lực
làm việc. Các nhân viên cũng nên có thái độ tôn trọng các lãnh đạo cấp trên của mình.
Nhà quản lý nên xây dựng các quy tắc nhất định và cho nhân viên hiểu thành công của họ phụ
thuộc vào thái độ tôn trọng các quy tắc đó. Nếu một ai phá vỡ quy tắc đó, sẽ làm ảnh hưởng đến
công ty, do vậy nên tôn trọng.
Thể hiện thái độ lắng nghe nhà quản lý, hoàn thành công việc nhà quản lý giao cho một cách tốt
nhất. Những gì chưa rõ có thể hỏi lại, nhà quản lý cũng có trách nhiệm hướng dẫn chỉ bảo cho
nhân viên cẩn thận. Nhà quản lý là những người có kiến thức chắc chắn sẽ hơn hẳn các nhân viên,
những gì họ nói sẽ rất có ích, là nhân viên cấp dưới, phải biết tiếp thu và lắng nghe.
Luôn tỏ thái độ vui vẻ và hăng say làm việc nơi công sở, nhân viên không thể đến nơi làm việc với
bộ mặt lúc nào cũng buồn bã, khi tiếp khách hàng cũng vậy luôn có thái độ nhiệt tình vui vẻ. Tóm
laị, cả hai bên nên có sự tôn trọng lẫn nhau.
Nhà quản lý nên khuyến khích nhân viên
Quan tâm giúp đỡ và khuyến khích nhân viên khi họ gặp khó khăn là điều nhà quản lý nên làm.
Một nhà quản lý tốt phải là người có thái độ đúng mực, động viên cấp dưới bằng lời khen ngợi,
nhưng khi phê bình họ cũng phải tìm cách chê cho khéo.
Bày tỏ sự quan tâm tới nhân viên
Lãnh đạo quan tâm đến đời sống nhân viên sẽ tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên. Nhà quản
lý phải biết cách làm sao để điều tiết mối quan hệ với nhân viên.
4.2.3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong Doanh nghiệp
Tăng cường trang bị truyền thông và nêu cao vai trò bảo mật thông tin của doanh nghiệp
Máy tính
Điện thoại
Máy chiếu …
Đào tạo kỹ năng truyền thông bằng công nghệ thông tin cho nhân viên bộ phận có liên
quan về truyền thông
Kỹ năng đăng tải thông tin lên website của công ty
Kỹ năng về word , excel , …
Kỹ năng đánh máy bằng mười ngón tay…
Bổ sung thêm các hình thức truyền thông từ dưới lên trong doanh nghiệp
25