Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh gia quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 65 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1: Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất.
I) Tổng quan chung:
1) Khái niệm và đặc điểm, tính chất của quy hoạch sử dụng đất:
1.1)Khái niệm.
1.2)Tính chất.
2) Các loại hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.
3) Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất:
4) Nhận thức về đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp xã:
II) Đánh giá những căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã:
1) Căn cứ pháp lý.
2) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
3) Yêu cầu bảo vệ môi trường, yêu cầu bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh.
4) Hiện trạng quỹ đất đai và nhu cầu sử dụng đất.
5) Phát triển dân số.
6) Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạh sử dụng đất kỳ trước.
III)Đánh giá quy hoạch sử dụng dất đai cấp xã theo các bước thực hiện
quy hoạch:
7) Đánh giá công tác chuản bị và điều tra cơ bản.
1.1)Đánh giá yêu cầu, mục đích và phê duyệt dự án.
1.2)Đánh giá về công tác tổ chức và chuẩn bị triển khai.
1.3)Đánh giá công tác điều tra cơ bản.
8) Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và môi
trường tác động đến việc sử dụng đất đai.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
9) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng
đất đai của xã.
10) Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất
đai 5 – 10 năm.


11) Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và giải
pháp thực hiện.
12) Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử
dụng đất đai và trình duyệt.
IV) Các phương pháp đánh giá quy hoạch:
13) Phương pháp kết hợp đinh tính và định lượng.
14) Phương pháp kết hơp vĩ mô và vi mô.
15) Phương pháp cân bằng tương đối.
16) Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học
trong quy hoạch sử dụng đất.
Chương II: Đánh gia quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện
Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương:
I) Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội:
1) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1.1)Điều kiện tự nhiên
1.2)Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và môi trường.
2) Thực trạng phát triển kinh tế xã hội:
2.1) Tăng trưởng kinh tế, chuyển dich cơ cấu kinh tế.
2.2) Thực trạng của các ngành nông lam ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp.
2.3) Dân số và nguồn lao động.
2.4) Cơ sở hạ tầng.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3) Tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất.
3.1) Tình hình quản lý đất đai.
3.2) Qũy đất và cơ cấu quỹ đất thời kỳ 2000 – 2005.
3.3) Hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai thời kỳ 2000 – 2005.
4) Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất.
II) Dự án quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2005 – 2010.

1) Phương án chung sử dụng đất đai toàn xã Cao Thắng giai đoạn 2005 –
2010.
2) Biến động đất đai trong giai đoạn 2005 – 2010.
3) Bố trí sử dụng đất đai trong giai đoạn 2005 – 2010.
3.1) Đất nông nghiệp.
3.2) Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.
3.3) Đát lâm nghiệp.
3.4) Đất chuyên dùng.
3.5) Đất khu dân cư nông thôn.
3.6) Đất chưa sử dụng.
III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng:
1) Căn cứ xây dựng quy hoạch của xã.
2) Đánh gía nội dung, phương án quy hoạch.
2.1) Đất nông nghiệp.
2.2) Đất lâm nghiệp.
2.3) Đất chuyên dùng.
2.4) Đất đô thị.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.5) Đất khu dân cư nông thôn.
2.6) Đất chưa sử dụng.
III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh
Miện - Tỉnh Hải Dương:
1) Đánh giá cănh cứ xây dụng quy hoạch xã
2) Đánh giá nội dung quy hoạch sử dụng đất của xã.
2.1) Đất nông nghiệp.
2.2) Đất lâm ghiệp.
2.3) Đất chuyên dùng.
2.4) Đất đo thị.
2.5) Đất khu dân cư nông thôn.

2.6) Đất chưa sử dụng.
3) Xét duyệt thông qua phương án.
4) Tổ chức thực hiện quy hoạch.
Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính khả thi của quy
hoạch cấp xã.
I) Cơ sở pháp lý và thực tiễn đòi hỏi nâng cao tính khả thi quy hoạch
sử dụng đất cấp xã.
1) Quan điểm, chủ trương, chÝnh sách của Đảng và Nhà nước có liên quan
đén đổi mới và nâng cao tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
2) Chính sách đất dai và những quy định về quy hoạch sử dụng đất cấp xã
trong thời kỳ mới.
II) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và tính khả
thi của quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Đât đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là t liệu sản xuất, là nguồn
nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nớc, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân c, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hóa, xã hội quốc phòng và an ninh. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai có
hệ thống và khoa học là cần thiết, ảnh hởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nớc.
Quy hoạch đất đai mang tính chất dự báo và thể hiện mục tiêu chiến lợc
phát triển kinh tế - xã hội của cả nớc, của các ngành và các vùng lãnh thổ trên
từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả.
Một thực tế đang tồn tại ở các địa phơng, đặc biệt là ở cấp xã việc quy hoạch
đất đai thờng làm không đúng theo quy trình làm cho chất lợng quy hoạch sử
dụng đất đai không đật hiệu quả cao, quy hoạch phải làm đi làm lại nhiều lần
gây tốn kếm cả về công sức, thời gian và tiền bạc.
Xã Cao Thắng có 1 vị trí khá quan trọng trong chiến lợc phát triển kinh tế

- xã hội của Huyện Thanh Miện nói riêng và cả tỉnh Hải Dơng nói chung.
Trong tơng lai gần nhu cầu sử dụng đất đai là rất lớn và có nhiều biến động
theo xu thế phát triển của xã hội do đó quy hoạch xã Cao Thắng là 1 việc tất
yếu phải làm. Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng giúp cho bản
quy hoạch gần hơn với thực tiễn, để có thể kịp thời điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đát đai trong quá trình thực hiện ngoài thực tế, đóng góp một phần nào
giúp quy hoạch sử dụng đất đai của xã Cao Thắng có hiệu quả cao nhất. Do
đó, em đã lựa chọn đề tài: Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao
Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dơng từ năm 2005 - 2010 làm đề
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tài nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai của xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện
- Tỉnh Hải Dơng từ năm 2005 - 2010.
- Đề xuất những giải pháp nhằn nâng cao quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Phơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đợc mục tiêu đề tài đã đặt ra, đề tài sử dụng cac phơng pháp
chính nh:
- Phơng pháp tiếp cận hệ thống.
- Phơng pháp điều tra.
- Phơng pháp phân tích tổng hợp.
Nội dung của bài viết gồm:
- Lời mở đầu.
- Nội dung: Chia làm 3 chơng:
+ Chơng I: Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Chơng II: Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện
Thanh Miện - Tỉnh Hải Dơng nam 2005 - 2010.
+ Chơng III: Phơng án hoàn thiện và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
tính khả thi của quy hoạch đất đai cấp xã.

- Kết luận.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I: Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất ®ai:
I) Tổng quan chung:
1) Khái niệm và đặc điểm, tính chất của quy hoạch sử dụng đất:
1.1) Khái niệm:
Đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử
dụng đất và việc tổ chức sử dụng đất như ”tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt
với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, quan hệ sử dụng đất là 1 hiện tượng
kinh tế - xã hội biểu hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử
dụng đất), kỹ thuật (các công tác nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật như điều
tra khảo sát, khoanh đinh, xây dựng bản đồ, xứ lý số liệu…) và pháp
chế( xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo
sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ
chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả
nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường), thông qua
việc phân bố quỹ đất và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội,
bảo vệ đất đai và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất là 1 phạm trù lịch sử, nó gắn liền với sự phát
triển, nhận biết của con người, sự phát triển của xã hội, trình độ phát triển
của quản lý nhà nước và của khoa học ky thụât - đây là những yếu tố tác
động vào quy hoạch. Nhưng xét về mặt khoa học làm nền cho quản lý thì
quy hoạch sử dụng đất cũng chứa đựng những yếu tố tĩnh, ổn định, bền vững
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vì nó luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của nhà nước đương thời, không có nó
thì nhà nước đó sẽ mất phương hướng trong quản lý đất đai.
Như vậy, về thực chất ”quy hoạch sử dung đất là hệ thống các biện

pháp của nhà nước nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử
dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường”.
1.2) Tính chất của quy hoach sử dụng đất:
1.2.1) Tính lịch sử - xã hội:
Từ khi xuất hiện xã hội loài người thì con người và đất đai luôn có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để tồn tại và phát triển con người luôn tìm
mọi biên pháp khai thác và tổ chức sư dụng đất đai 1 cách có hiệu quả nhất,
đáp ứng được nhu cầu của mình. Và trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn
nảy sinh nhiều mối quan hệ giữa người với đất đai, cũng như quan hệ giữa
người với người, đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất,
vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ trong quá trình lao động và sản xuất
của con người. Vì vậy, nó luôn là 1 bộ phận của phương thức sản xuất của
xã hội.
1.2.2) Tính tổng hợp:
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở
quan hệ sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã
hội như: khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp môi truờng, môi trường sinh thái, …
Đặc tính này thể hiện ở quy hoạch là tổng hơp toàn bộ nhu cầu sử
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dụng đất; điều hoà mâu thuẫn về đất đai của các nghành, lĩnh vực, xác định
và điều phối phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế
- xã hội, làm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc dộ
cao và ôn định.
1.2.3) Tính định lượng:
Dự báo xu thế biến động đài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội
quan trọng dể xác định nhu cầu và bố trí quy hoạch trung và dài hạn về sử
dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến

lược, làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng
năm và ngắn hạn.
Quy hoạch dài hạn nhằm đap ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài
kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng
bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.
1.2.4) Tính chiến lược:
Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ
tiêu của quy hoạch mang tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất
của các ngành. Do khoảng thời gian dự báo tương dối dài, chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng
khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định.
1.2.5) Tính chính sách:
Khi lập quy hoạch, xây dựng phương án phải phù hợp với các chính
sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo
thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển nền kinh tế
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quốc dân, phát triển ổn định nền kế hoạch kinh tế - xã hội, tuân thủ các quy
định, các chỉ tiêu về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
1.2.6) Tính khoa học và hiệu quả:
Trong quá trình xây dựng phương án, lập quy hoạch sử dụng đất phải
nghiên cứu kỹ các yếu tố về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình,
khí hậu, thuỷ văn,…, các yếu tố về kinh tế - xã hội như: tốc độ tăng trưởng,
cơ cấu kinh tế, dân số, mức sống…, các yếu tố về hiện trạng sử dụng đất
như: loại hình sử dụng, cơ cấu… và nhiều yếu tố có liên quan khác. Từ đó,
bố trí sắp sếp lại việc sử dụng đất cho hợp lý, hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế -
xã hội - môi trường.
2)Các loại hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam:
Có nhiều quan diểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng
đất. Mọi quan điểm đều dựa trên nhưng căn cứ hoặc cơ sở chung là quy

hoạch sử dụng đất đai.
- Quy hoạch sử dụng đất theo ngành như các dạng sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất đai nông nghiệp.
+ Quy hoạch sử dung đất đai lâm nghiệp.
+ Quy hoạch sử dung đất đai công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai giao thông, thủy lợi.
……..
Quy hoạch sử dụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quan hệ sử dụng đất của các vùng và cả nước.
- Quy hoạch sử dụng theo lãnh thổ có các dạng sau:
+ Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nước.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là tổng thể diện
tích tự nhiên của lãnh thổ.
Tùy thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính quy hoạch sử dụng đất theo
lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể chi tiết khác nhau và thực hiên theo nguyên
tắc: từ trên xuống, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ
mô đến vi mô và bước sau hoàn chinh hơn bước trước.
Mục đích chung của quy hoạch sử dung đất theo các cấp lãnh thổ
hành chính là: đáp ứng được nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và
hiệu quả) cho tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hóa
một bước quy hoach của sử dụng đất đai của các ngành và đơn vị hành chính
cấp cao hơn.
+ Làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các đơn vị hành
chính cấp dưới triển khai quy hoach sử dụng đất của ngành và địa phương
mình.

+ Làm cơ sở để lập kê hoạch sử dung đất 5 - 10 năm.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Phục vụ cho công tác thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
- Quy hoach sử dụng đất đai cấp huyện.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã: xã là dơn vị hành chính cấp cuối cùng.
Vì vậy trong qua trình quy hoạch cấp xã vấn đề sử dụng đất dược giải quyết
rất cụ thể, gắn chặt với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là quy hoạch vi mô, nó được xây
dựng dựa trên khung chung các chỉ tiêu định hưóng sử dụng đất đai của
huyện.
Kết quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là cơ sở để bổ sung quy
hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, và là căn cứ để giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến hành dồn
điền, đổi thửa nhằm thực hện các phương ná sản xuất kinh doanh cũng như
các dự án cụ thể.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp xã là:
+ Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng
đất dâi cho từng mục đích trên địa bàn xã.
+ Xác định nhu cầu và cân đối quy đất đai cho từng mục đích sử dụng,
từng phương án.
+ Xác định cụ thể vị trí, phân bổ, ranh giới, quy mô diện tích và cơ
cấu sử dụng từng khoanh đất cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp,
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngư nghiệp và các khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao
thông, kênh mương, thủy lợi, lưới điện bưu chính, viễn thông, y tế, văn hóa,
giáo dục, thể thao… các dự án các công trình chuyên dụng khác.

3) Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đai:
Quy hoạch sử dụng đất đai là các quyết đinh của con người nhằm tạo
điều kiện đưa đất đai vào sử dụng 1 cách có hiệu quả nhằm mang lai lợi ích
cao nhất, nó thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: Điều chỉnh mối quan hệ giữa
người và đất đai; là tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội kết hợp với bao vệ môi trường.
Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghia
cực kỳ to lớn và quan trong cho tương lai. Căn cứ vào các điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội,… của mỗi vùng, quy hoạch sử dụng đất được tiến
hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn đó lập quy
hoach, kế hoạch sử dung đất đai chi tiêt của mình sao cho có hiệu quả nhất.
Quy hoạch đất đai chính là 1 công cụ quản lý của nhà nước, giúp ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh lấn, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ cân
bằng sinh thái gây ô nhiễm môi trường. Từ đó sẽ làm kìm hãm sản xuất, đời
sống người dân bị ảnh hưởng.
Nền kinh tế phát triển làm cho đát đai bi phá hủy nghiêm trọng, khiến
mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thảng. Vấn đề được đt ra là
phải sử dụng đất đai như thế nào? Đang là vấn đề cấp bách và cần thiết
không chỉ ở Việt Nam mà còn là nhiệm vụ của toàn thế giới.
4) Nhận thực về đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp xã:
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai là 1 quá trình xuyên suốt và liên tục
tù công tác chuẩn bị, công tác điều tra thu thập, xem xét số liệu,... đến quá
trình thực hiện quy hoạch cho đén khi dự án hoàn thành.
Nội dung trọng tâm của đánh giá quy hoạch chính lầ các số liêu, kết quả
đưa ra có phù hợp hay không? Và điều đó được dựa trên yêu cầu, mục tiêu,
nhiệm vụ của quy hoạch, sẽ so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra
đó.
Mặt khác, đánh giá quy hoạch còn phải đưa ra được những mặt mạnh,

mặt yếu của quy hoạch, phải chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm của nó.
Phải chỉ rõ những han chế là ở điểm nào? Đưa ra nhưng lập luận chính xác,
nguyên nhân của hạn chế? giải pháp khắc phục là như thế nào? Sau cùng là
kết luận chung của người đánh giá quy hoạch.
II) Đánh giá những căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã:
1) Cơ sở pháp lý:
1.1) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước:
Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta về đất đai đó là: Đất đai là
lãnh thổ quốc gia, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn lực và là
thành quả tạo lập, bảo vệ với bao xương máu của nhiều thế hệ người Việt
Nam.
Trong quá trình phát triển của đất nước, đất đai đóng vai trò rất quan
trọng và hết sức to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, Đảng và
Nhà nước luôn quan tâm đẩy mạnh lập quy hoạch sử dụng đất các cấp gắn
kiền với quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm sử dụng hiệu
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quả, phát huy tối đa tiềm năng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống, giữ vững ôn định chính trị, kinh tế - xã hội.
1.2) Chính sách đất đai và những quy định về quy hoạch sử dụng đất đai
cấp xã trong thời kỳ mới:
1.2.1) Luật đất đai năm 2003:
Để cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng IX về ”Tiếp tục đổi mới chính
sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
ngày 26/11/2003 Quốc hội thông qua luật đất đai năm 2003 tại kỳ hop thứ 4
khóa IX trên cơ sở kế thừa luật đất đai năm 2003 và luật sửa đổi, bổ sung 1
số điều luật đất đai năm 1998 và sửa đổi 1 số điều luật đất đai năm 2001.
1.2.2) Các văn bản dưới luật:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP: Nhằm thực hiện tốt luật đất đai năm 2003,
ngày 29/10/2004 chính phủ đã ban hành nghi định số 181/2004/NĐ-CP về

hướng dẫn thi hành luật, trong đó đã cụ thể hóa 1 số điều về quy hoạch sử
dụng đất.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT: Nhằm thực hiện tốt quy hoạch sử dụng
đất đâi đã dược quy định Bộ tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư
số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về hướng dẫn lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh:
Trước những thay đổi thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng như
những đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của thực tiễn đối với quy hoạch sử
dụng đất đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện các quy định đối với quy hoạch sử
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nói riêng.
Ngày 01/10/2001 chính phủ đã ban hành nghị định số 68/2001/NĐ-CP
về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Phải xác định mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của xã trong thời kỳ
quy hoạch và sau quy hoạch. Tính toán nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và cân đối quỹ đất.
3) Yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa,
danh lam thắng cảnh:
Môi trưong là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Do
đó 1 quy hoạch được coi là hoàn thiện, đạt hiệu quả cao không chỉ tác động
đến kinh tế - xã hội mà nó còn đạt hiệu quả về cảnh quan thẩm mỹ, bảo vệ
môi trường.
Bên cạnh đó các di tích lịch sử - văn hóa là đời sống tinh thần, tâm
linh của người dân vì vậy quy hoạch cũng phải chú trọng đến việc bảo vệ và
tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa của xã.
4) Hiện trạng quỹ đất đai và nhu cầu sử dụng đất:
Đất đai là đối tượng chính để tham gia quy hoạch sử dụng đất đai,
tiềm năng đất đai địa phương là căn cứ quan trọng đẻ thực hiện quy hoạch sử

dụng đất đai. Chất lượng quy hoạch phải phù hợp với thực tế, hiện trạng quỹ
đất đai luôn được nghiên cứu kỹ để xây dựng nội dung quy hoạch, nó được
sử dụng như 1 tiền đề quan trọng. Từ những thông tin đã có về tiềm năng,
hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất, về nguồn gốc phát sinh, hình thành, mức
đọ tập trung, các tính chất lý hóa mà xây dựng quy hoạch cho phù hợp.
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quy hoạch sử dụng đất cũng giúp cho các địa phương chủ động
chuyển dịch cơ cấu lao động và dân cư, giải phóng việc làm, hình thành các
vùng sản xuất chuyên canh, góp phần làm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội.
5) Dự báo phát triển dân số:
Với tốc độ xã hội hóa ngày càng cao và tốc độ tăng dân số ở nước ta
như hiện nay thì việc dự báo phát triển dân số ở địa phương quy hoạch cũng
không phải là 1 vấn đề cơ bản. Bởi ngoài sự tăng dân số thí sự thay đổi cơ
học ở địa phương mới là vấn đè cần phải chú ý.
Bởi 1 trong những mục tiêu quan trọng của quy hạch sử dụng đất đai
là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giả quyết tốt nhất
mâu thuẫn giữa người và đất đai.
Cùng với sự gia tăng về đân số là sự gia tăng về nhu cầu sử dụng đất
đai làm nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ con người…
Những phương pháp dự báo tốc độ tăng đân số chỉ mang tính tương
đối do trong quá trình phát triển có nhiều tác động mang tính khách quan
không lường hết được. Vì vậy cần áp dụng nhiều phương pháp để tính toán,
kết hợp với phân tích thực tế để đưa ra những dự báo 1 cách chính xác và
hợp lý nhất.
6) Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước:
Bất kỳ 1 quy hoạch sử dụng đất nào cũng nhằm phát triển kinh tế - xã
hội 1 cách hài hòa và bền vững, cùng chung 1 mục đích là là giúp xã hội
phát triển, tất yếu chúng sẽ có sự liên hệ mật thiết với nhau và có sự phụ

17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thuộc vào nhau.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước và yêu cầu
của kế hoạch, quy hoạch kỳ này để xây dựng nên 1 bản quy hoạch hợp lý,
toàn diện, bao đảm sự phát triển cân đối cho xã.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn còn phải căn cứ vào quy hoạch của
các ngành. được thựchiện trên cơ sở định hướng quy hoạch sử dụng đất câp
huyện, thành phố. Quy hoạch sử dụng đất đai tiến hành với mục tiêu xác
định chiến lược dài han về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng đất đai cũng như
tổng thể không gian chung.
Quy hoạch sử dụng đất đai là ngắn hạn hay dài hạn thì nó đều có 1
mức thời gian nhất đinh, quy hoạch có thể phù hợp với tình hình phát triển
hiện nay nhưng tương lai thì sẽ bị lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển kinh
tế - xã hội nói chung. Đòi hỏi phải xây dựng 1 bản quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai kỳ trước. Đây chính là tính khả biến của quy hoạch sử dụng đất
đai.
III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã theo các bước thực hiện
quy hoạch:
1) Đánh giá công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản:
1.1) Đánh giá yêu cầu, mục đích và phê duyệt dự án:
Đánh giá lại yêu cầu cầu mục đích của việc đề xuất lập quy hoạch sử
dụng đất đai ở địa phương. Điều tra sơ bộ và xin ý kiến chỉ đạo của UBND
và cơ quan địa chính cấp huyện.
1.2) Đánh giá về công tác tổ chức và chuẩn bị triển khai:
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngay khi dự án được phê duyệt, UBND các cấp phải ra quy định
thành lập ban chỉ đạo quy hoạch.
- Thành phần ban chỉ đạo quy hoạch gồm:

+ Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban.
+ Phó ban thường trực: Cán bộ thuộc cơ quan địa chính.
+ Các ủy viên: Là các cán bộ các lĩnh vực, ban ngành có liên quan
nhiều đến việc sử dụng đất.
- Nhiệm vụ của ban chỉ đạo quy hoạch:
+ Giúp UBND các cấp chỉ đạo, theo dõi tiến độ quy hoạch, đề xuất
các biện pháp xử lý và giải quyết những vấn đè náy sinh trong qua trình quy
hoạch.
+ Chọn đơn vị làm quy hoạch và THỂ thức phối hợp các lực lượng
làm quy hoạch.
1.3. Đánh giá công tác điều tra cơ bản:
Để thuận tiện cho việc xử lý các thông tin, nhập các số liệu phục vụ
quy hoạch, sử dụng đất trong quá trình điều tra phải chuẩn bị đầy đủ các
biểu mẫu.
Phải điều tra thu nhập đầy đủ các tài liệu, số liệu liên quan đến điều
kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên , tình hình kinh tế xã hội, hiện trạng sử
dung đất đai… tại vùng quy hoạch. Bên cạnh đó, cần phải đi thực tế tại địa
phương đó để đo đạc, khảo sát, chỉnh lý bổ sung tài liệu cho phù hợp và sát
thực.
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nội dung đánh giá ở bước này:
- Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật:
Xem xét tính chính xác, độ tin cậy của các thông tin, số liệu và tài liệu cơ
bản.
- Đánh giá tính khả thi về tổ chức:
2) Đánh giá điều kiện tự nhiên ,tài nguyên thiên nhiên,cảnh quan về
môi trường tác động đến việc sử dung đất.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên: địa hình, địa mạo,khí hậu, thủy văn, nguồn
nước.

- Đánh giá các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất (thổ nhưỡng), tài nguyên
rừng, tài nguyên khoáng sản…
- Đánh giá về cảnh quan và thực trang môi trường sẽ có nhiều nét khác nhau
về điều kiện tự nhiên, những điều kiện này ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc sử
dụng đất đai tại địa bàn. Vì vậy đánh giá là một tất yếu khách quan để có
được những thông tin số liêu chính xác mang tính khoa học để tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của địa phương.
Đánh giá điều kiện tự nhiên ở đây là vị trí địa lý của địa phương so
với các trục đường giao thông, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa quan
trọng để từ đó thấy được những lợi thế và han chế trong việc phát triển kinh
tế - xã hội do vị trí đị lý mang lại. Và còn xem xét, đánh giá đăc điểm khí
hậu, chế độ thủy văn và các tài nguyên như đất, nước, khoáng sản…để thấy
được các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến vấn đề phát triển sản xuất và
sử dụng đất.
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế- xã hôi tác động đén việc sử
dụng đất của xã:
- Đánh giá về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến
việc sử dụng đất.
- Đánh giá thực trạng của các ngành nông lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp.
- Đánh giá về tình hình dân số, lao động, việc làm, mức sống dân cư.
- Đánh giá thực trạng về cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện nước, y
tế, giáo dục, văn hóa, thể thao…
Đánh giá các điều kiện kinh té - xã hội đó là thực trạng phát triển của
các ngành và lĩnh vực. Các điều kiện về kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn
tới việc sử dụng đất đai. Dựa vào sự phát triển, đánh giá thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội để xây dựng các phương án về phân bố và sử dụng đất chỉ
tiết cho các ngành, các lĩnh vực.

4) Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất và biến động đất
đai 5 - 10 năm:
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng của tất cả các loại
đất.
- Đánh giá xu hướng biến động các loại đất trong 5-10 năm.
Đất đai có nhiều công dụng khác nhau nên khi sử dụng đất đai phải
căn cứ vào các tính chất của đất đai để lựa chọn, mục đích sử dụng tốt nhất
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và có hiệu quả nhất.
Qua đánh giá, phân tích loại hình sử dụng đất đai, hiệu quả sử dụng
đât đai trong sản xuất và sinh hoạt, hiện trạng và biến động của đất đai ta có
cái nhìn tổng quát để quy hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp, phát hiện
những tồn tại, đề xuất những giải pháp khắc phục làm cơ sở cho quy hoạch
sử dụng đất đai.
5) Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và giải
pháp thực hiện:
Quy hoạch sử dụng đất đai phải tạo ra cơ sở không gian, điều kiện lãnh
thổ ban đầu nhằm sử dụng đất đai đúng mục đích được cấp.
Trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, nhu cầu sử dụng
đất đai của các ngành đã được tổng hợp xác định căn cứ vào mục tiêu, yêu
cầu phát triển của từng ngành, khả năng đầu tư trong từng giai đoạn và quỹ
đất hiện có của địa phương. Ở đây nhằm nhấn mạnh quy hoạch sử dụng đất
đai có nhiệm vụ là căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành
và tổng hợp chỉnh lý, điều hóa, cân đối quỹ đất sao cho phù hợp từng ngành
khác nhau tùy theo đặc điểm quỹ đất hiện có của địa phương.
Xây dựng kế hoạch sử dụng từng loại đất đai cho từng giai đoạn nhằm
đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của
từng ngành trên địa bàn xã, đồng thời đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải

pháp thực hiện quy hoạch. Thông tư số 106/QHKH-RĐ ngày 15/04/1991 về
hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai: “ Phạm vi của quy hoạch là phân
bổ đất đai cho các ngành, xác định được rõ vị trí, số lượng, mục đích sử
dụng; còn việc sử dụng, áp dụng biện pháp kỹ thuật đầu tư và hiệu quả đầu
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tư do quy hoạch chuyên ngành đảm nhiệm. Đối tượng mà quy hoạch phân
bổ đất đai tác động tới là lãnh thổ cá đơn vị hành chính: xã (phường, thị
trấn…), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh chứ không phải là
các xí nghiêp sản xuất nông lâm nghiệp, hợp tác xã hay các vùng kinh tế”.
6) Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy
hoạch,sử dụng đất và trình duyệt:
Thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của đơn vị cấp xã như
sau:
Bước 1: quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã khi xây dựng xong trình UBND
cấp xã nghiệm thu chỉnh sửa.
Bước 2: UBND xã gửi báo cáo tổng hợp quy hoạch sử đất đai cho HĐND
huyện thông qua.
Bước 3: UBND xã trình UBND cấp huyện phê duyệt. UBND huyện có trách
nhiệm phê duyệt sẽ lập hội đồng thẩm định và tổ chức hội nghị thẩm định
(thành phần gồm: chủ tịch là trưởng phòng địa chính huyện và đ¹i diện các
cơ sở, ban ngành của cấp huyện)
Hồ sơ thẩm định gồm có:
* Tờ trình của UBND cấp xã kèm theo nghị quyết của HĐND cùng cấp
thông qua quy hoạch sử dụng đất đai.
* Các sản phẩm của dự án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã:
+ Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai – kèm theo các phụ biểu, số liệu, các
bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch và bản đồ chuyên đề (ghi trong dự án)
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368

thu nhỏ.
+ Bản đồ hiện trạng sử đất đai.
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Bản đồ chuyên đề ghi trong dự án.
Quy định về giao nộp sản phẩm:
* Sau khi có quyết định phê duyệt của UBND huyện, các sản phẩm của dự
án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được nhân sao thành 04 bộ.
Thực hiện việc sử dụng đất đai theo quy hoạch, các ngành, các lĩnh vực
cần triển khai xây dựng quy hoạch, thiết kế cụ thể trên nền bản đồ thích hợp
cho từng khu vực thống nhất với kết quả được hoạch định cho các mục đích
trong quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính như: Các công trình
giao thông, thủy lợi; các trung tâm phúc lợi công cộng; khu vực công
nghiệp; khu du lịch, dịch vụ; khu câp đất ở và giãn dân thuộc đô thị và nông
thôn; khu vục kinh tế - kỹ thuật; các vùng chuyên canh, thâm canh; vùng
trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; khu vực vườn đồi, giao đất trồng rừng…
IV) Các phương pháp đánh giá quy hoạch:
Để thực hiện trình tự và các nội dung công việc như trên của quy hoạch
sử dụng đất cấp xã, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
có những phương pháp cơ bản như sau:
1) Phương pháp kết hợp phân tich định tính và định lượng
Phân tích định tính là việc dự đoán mối quan hệ giữa nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội với sử dựng đất trên cơ sở các tư liệu được điều tra và xử lý.
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lượng hóa mối quan
hệ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, khi lập quy hoạch
sử dụng đất cấp xã cần kết hợp chặt chẽ giữa phân tích định tính với phân
tích định lượng.
2) Phương pháp kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô
Phân tích vĩ mô là nghiên cứu sử dụng đất trên cơ sở tổng thể toàn bộ

nền kinh tế quốc dân và xã hội ở phạm vi tương đối rộng mối quan hệ giưũa
sử dụng đất và với các yếu tố hạn chế. Phân tích vi mô được thực hiện với
đối tượng nghên cứu là sử đất mang tính cục bộ của từng khu vực hoặc từng
nghành nhằm xác định mối quan hệ giữa thay đổi động thái sử dụng đất với
các nhân tố hạn chế.
3) Phương pháp cân bằng tương đối
Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch sử dụng đất là quá trình
điều chỉnh sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới.
Thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về
tình trạng sử dụng đất ở một thời điểm nào đó. Quá trình phát triển của kinh
tế - xã hội, sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng đất.
Do đó, quy hoạch sử dụng đất là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong
sử dụng đất luôn được điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ phương
pháp phân tích động.
4) Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin
học trong quy hoạch sử dụng đất
Các phương pháp toán kinh tế và dự báo áp dụng trong quy hoạch sử
dụng đất là quá trình linh hoạt và sáng tạo nhưng rất phức tạp. Dự báo sử
25

×