Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cảm nghĩ về nhà thơ trào phúng tú xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.83 KB, 4 trang )

Sau khi Nguyễn Huệ mất, Nguyễn Ánh cướp ngôi rồi đăng cơ, trị vì đất nước.
Ngay từ thời khắc lịch sử ấy, sự biến chuyển từ một đất nước phồn thịnh, no đủ
sang một đất nước lầm than, loạn lạc mà đứng đầu là bộ máy phong kiến nhà
Nguyễn ngày càng thối nát, mục ruỗng diễn ra. Đạt đến hệ quả cao nhất chính là
mất hoàn toàn chủ quyền dân tộc dưới tay thực dân Pháp – kẻ được lịch sử khiếp
sợ nhắc đến: “Khi Thực Dân Pháp đi qua nơi đâu, nơi đó sẽ không còn gì hết”. Sự
khôn ngoan của chúng làm mờ mắt dư luận thế giới, nhưng không thể cản được
sức mạnh của một số ít những Cựu học tâm huyết, dám nói và bảo vệ quan điểm
yêu nước của mình. Nhờ đó mà chúng ta có thể hiểu rõ được tính bi kịch của đất
nước và xã hội đương thời; sự ảnh hưởng sâu sắc từ chế độ Thực dân nửa Phong
kiến tới toàn thể người An Nam, dẫn đến đỉnh điểm của sự tha hóa, hoặc bế tắc,
tuyệt vọng. Kẻ sĩ được sùng bái nhất thời bấy giờ chính là Tú Xương – một ánh
sao vụt sáng trên bầu trời văn chương nước Việt. Dù ông đã khuất núi hơn một
trăm năm nay, xương cốt đã hóa cát bụi từ thuở nào, nhưng những làn sóng thơ của
ông vẫn mãi vọng trong nền văn học nước nhà, chính như lời Xuân Diệu nói:
“Ông nghè, ông thám vô mây khói,
Đứng lại văn chương một tú tài.”
Đương thời, Tú Xương thường làm thơ ứng tác đọc cho bạn bè nghe, chính
bản thân ông cũng không ghi chép lại. Nhờ có những người hâm mộ ông dùng trí
nhớ viết lại mà đến nay có khoảng trên 100 bài tin là thơ Tú Xương.
Ngày hôm nay, chúng tôi được đến thăm Vị Xuyên thuộc Mỹ Lộc, Thành
Nam( Nam Định) – nơi gia đình Tú Xương sinh sống và cũng chính là nơi ông từ
biệt cõi đời sau 37 năm hưởng dương. Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, hồi
nhỏ được cha mẹ gọi là Trần Duy Uyên. Do có có trí thông minh hơn người, năm
15 tuổi đã lều chõng đi thi hương, lấy tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích. Vì thi trượt
nhiều lần, ông từng được gọi là Cao Xương.
Người xưa có câu: “đọc thơ Xương, ăn chuối ngự”. Thơ Tú Xương đa dạng về
cảm xúc “khi cười, khi khóc, khi than thở” chính là từ tấm lòng của ông với cuộc
đời, nỗi căm ghét, khinh bỉ những thứ xấu xa, nhơ bẩn; là sự đơn độc của một tâm
hồn cô đơn, bất lực chưa tìm được lối thoát; là những xót xa, cay đắng trước những
mất mát không thể cứu vãn nổi. Cho đến khi, không nén nổi trong lòng, ông chỉ


biết nhắc nhở chính mình và nhân thế hãy nên: “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước
nhà”. Thơ ông ra đời giữa lúc Nho học suy tàn, tự khẳng định trước nhân thế bằng
sự bứt phá mạnh mẽ về cả hình thức lẫn nội dung, đóng góp một phần không nhỏ
cho nền văn học nước nhà.
Thơ ông không còn “chở đạo”, “nói chí” như một lẽ tự nhiên, “cần phải có”
của văn học đương thời. Mà mang toàn bộ cái nét trần trụi, xù xì của hiện thực vào.
Thậm chí, ngay bản thân nhà thơ cũng được đưa vào thơ của chính mình như một
nhân vật khách thể, để miêu tả, để giãi bày. Thơ ông dẫn dắt mọi bình phẩm khen –
chê. Theo cách nhìn của cá nhân tôi, nếu nói thơ và xã hội Trung đại là một quả
bóng căng tròn bóng bẩy, thì Tú Xương chính là người “tiện tay” phá vỡ quả bóng
đó. Thơ Tú Xương không cầu kỳ, hoa mỹ; những sự việc trong thơ ông, tất thảy
đều là sự kiện ông chứng kiến bằng con mắt giản dị, chân thật của một “con đỏ”,
không hề dùng điển tích, điển cố; đứng trước sự khinh thường lẽ đời cay độc, Tú
Xương dùng mọi uất ức, căm phẫn dồn nén vào thơ, đập tan những định kiến đã
không còn phù hợp với thời cuộc, chửi rủa không thương tiếc bọn bán nước, cướp
nước bằng chính kiến của mình; đề cao, tôn thờ những con người ông hết mực yêu
thương – đại diện chính là người vợ tần tảo sớm hôm mà chúng tôi được học trong
tác phẩm “Thương vợ”. Tuy Tú Xương không đem lại cái nhìn về một thời “khổ
nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc, nhưng ông đã để lại một bức tranh về chặng đường
tàn tạ cuối cùng của Phong kiến Việt Nam trước những bước đi đầu tiên của một
thời đại mới được nắm giữ trong tay kẻ thù tàn ác của dân tộc mà Thành Nam quê
ông chính là hình ảnh thu nhỏ.
Tú Xương chân thật là thế, giản dị là thế, nhưng thơ ông thường lách sâu được
vào bản chất của sự việc. Một khoa thi trong “Vịnh khoa thi hương”, một gia đình
trong “Đất Vị Hoàng”, hay một con người trong “Kim tiền” đều mang đậm dấu ấn
của cả một xu thế thời đại đang đổi thay, là sự tan rã của những kỷ cương, trật tự
dưới tác động ghê gớm của đồng tiền - tiêu chuẩn cao nhất cho trí tuệ, lương tâm.
Khởi nguồn cho sự đổi thay đáng đau lòng này, phải kể đến đầu tiên là lúc nhúc
đám quan to quan nhỏ ở cái đất nhiều quan - “nơi văn vật” ấy. Quen nhiều biết
rộng, lại sống lâu năm ở đây, nên Tú Xương gần như nắm được từng cử chỉ nhúc

nhích của đám quan này. Cái nước da “đen kịt” của ông Phòng thành, cái cổ “lang
ben” của viên Đốc học, thói lang chạ của vợ quan Bố Chánh, con đường làm quan
của chú Hàn Lâm, đã trở thành biếm họa chân dung đặc sắc. Tiếp đó, không thể
không nhắc tới “công lao” của Thực dân Pháp ngày đêm dùng đủ hình thức tra tấn
thể xác lẫn tinh thần của nhân dân ta, bức dân ta thay đổi phong tục tập quán, dấu
dư luận, xóa bỏ văn hóa của ta.
Đứng trước thời sự hỗn tạp, Tú Xương cũng như những Cựu học khác, khó tìm
ra lối đi cho mình. Cũng như khi chúng ta chọn nghề cho tương lai vậy, thứ mình
giỏi chưa chắc phù hợp với mình, thứ phù hợp với mình thì chưa chắc mình giỏi,
và rồi may mắn chúng ta được xã hội giúp chỉ ra những con đường. Tú Xương
cũng vậy, vốn kiến thức Nho học của ông mấy ai sánh bằng, nhưng tư tưởng của
ông quá cách tân, quá mới mẻ so với sự bảo thủ của chế độ phong kiến, bên cạnh
đó ông cũng vẫn rất ngập ngừng không biết nên làm quan cho triều đình để có
được tiếng thơm muôn đời, thỏa chí làm trai nhưng lại phải phục vụ cho bộ máy
nhà nước thối nát, nhu nhược kia? Hơn nữa, đây là xã hội với chế độ Thực dân –
nửa Phong kiến cho nên Tú Xương mặc nhiên trở thành một người thừa, chẳng ăn
nhập vào đâu. Giả như chế độ phong kiến vẫn tồn tại, nhất định Trần Tế Xương rất
dễ trở thành một nhân vật nổi loạn như Cao Bá Quát. Xã hội không tiếp nhận ông,
ông lại càng không cần hòa nhập với xã hội! Đó là lý do dẫn đến khuynh hướng ăn
chơi trong thơ ông. Thực ra cái gọi là hành lạc mà ông nói ra cũng không hẳn tất cả
là sự thật. Những thứ ấy chỉ thể hiện ông rất có ý thức về hành vi của mình, ông
muốn dùng ngay những điều đó để giễu đời, giễu thiên hạ, không muốn che đậy
thói xấu của mình như những nhà thơ khác. Và rồi, không như chúng ta, cả xã hội
đều loạn lạc và ông cũng bị cuốn theo, hoàn toàn không có lối thoát, cả cuộc đời đi
vào ngõ cụt, bế tắc. Có một lần, ông đã sinh hờn dỗi: “ngủ quách sự đời thây kẻ
thức”. Nhưng ông nào làm được như thế! Vẫn thường trực ngóng chờ một âm
thanh thức tỉnh.
Nơi chúng tôi đang đứng, là nơi xưa kia nhà thơ từng dạt dào cảm xúc về nỗi
niềm yêu thương đối với tổ quốc rộng lớn phảng phất qua những câu thơ về phong
vị quê cảnh Nam Định: những phố Hàng Song, sông Vị Hoàng, núi Gôi Thơ

Trần Tế Xương gắn rất chặt với cảnh trí và con người nơi đây.
Tú Xương được xem là một bậc “thần thơ, thánh chữ” đã cùng người đồng
hương Nguyễn Khuyến khép lại thời kỳ văn học Trung đại chói lọi và dựng lên
chiếc cầu nối tới một nền nghệ thuật văn học của thời đại mới. Khi dân dã, gần gũi,
khi lại cá thể hóa bằng những lời ăn tiếng nói đặc trưng của thời buổi Tây Tàu hỗn
tạp, không đâu khác chính là thơ Tú Xương.
Trần Tế Xương sử dụng các biện pháp gây cười rất tài tình. Phổ biến nhất là tạo
thế hụt hẫng ở cuối bài thơ hoặc tạo nên những sự đối chọi hình thức. Chẳng hạn
ông thường cho câu kết bẻ quặt khỏi hướng phát triển thông thường, nhấn mạnh
tính trái ngược giữa cái nghiêm trang và đùa tếu, giữa cái đê hạ và cao thượng
Tiếng cười của TX là tiếng cười đa thanh, giàu âm sắc, mang đậm nét cá tính sáng
tạo.
Thơ Tú Xương đơn giản mà không đơn điệu, lại không hướng tới những chuyện
bé mọn riêng tư, luôn mang đến cho người đọc dư vị cần phải suy ngẫm. Chính
điều đó đã mang lại giá trị và khiến thơ ông trường sinh. Bất kể khi tiếp xúc với sự
việc gì, ông đều tức khắc nhận ra cái gì đó cần phải lên tiếng. Thể hiện sự nhạy bén
trong cảm nhận và sự sắc sảo trong trí tuệ của nhà thơ.
Cuộc đời ông là những thăng trầm bất hạnh, nhưng ông đã để lại cho non nước
này một di sản văn học lớn, một giai thoại lịch sử đã được cô đúc tỉ mỉ về xã hội
đương thời. Quả đúng là: “Văn chương vô mệnh đốt còn vương”. Năm tháng cứ
trôi, thơ văn của ông ngày càng được thời gian mài sáng hơn. Những nỗi niềm ưu
ái, khắc khoải dưới lớp vỏ cay độc, dữ dằn ngày càng được nhân dân cảm thông,
thấu hiểu cặn kẽ hơn, và vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc ngày càng
được khẳng định.

×