1
Contents
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
2
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất vẫn là
trong lĩnh vực xây dựng công trình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phương
thức đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có vai trò to lớn đối với chủ đầu tư, nhà
thầu và nhà nước.
Đối với doanh nghiệp, vì mục tiêu khi tham gia đấu thầu là phải giành được chiến
thắng nên việc xây dựng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu có ý nghĩa rất quan trọng.
Chính mục tiêu này sẽ là động lực để doanh nghiệp phát huy được tính năng động,
sáng tạo trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thông tin, xây dựng các mối quan hệ, tìm
mọi cách nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường. Và trong quá trình thực hiện dự
án, với yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ, đúng kế hoạch và hoàn thành càng sớm
càng tốt đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách nâng cao năng lực về kỹ thuật công
nghệ tiên tiến để rút ngắn thời hạn thi công. Mặt khác, việc thắng thầu sẽ giúp doanh
nghiệp tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại nếu doanh nghiệp trượt thầu thì sẽ
không có việc làm, không tạo được thu nhập cho người lao động, hiệu quả kinh doanh
giảm sút, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
3
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước khẳng định ưu thế
của mình, môi trường cạnh tranh ngày càng hoàn chỉnh hơn. Doanh nghiệp xây dựng
muốn trúng thầu cần có những năng lực, kinh nghiệm đáp ứng đủ yêu cầu chủ đầu tư
đặc biệt là vấn đề giá cả.
Vì vậy, em xin trình bày đề tài tốt nghiệp: “ Lập giá dự thầu gói thầu: Cải tạo,
nâng cấp tuyến đường Sơn Đồng- Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
Ngoài mở đầu và kết luận, đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đấu thầu trong doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2: Phương pháp lập giá dự thầu.
Chương 3: Lập giá dự thầu cho gói thầu cụ thể.
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG
1.1.Những vấn đề chung về đấu thầu
1.1.1. Khái niệm
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để
thực hiện thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế.
1.1.2. Tác dụng của đấu thầu
Đấu thầu có tác dụng đến các chủ thể sau:
- Đối với chủ đầu tư: Thông qua đấu thầu có thể lựa chọn được nhà thầu có
năng lực đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính, tiến độ thi công…đảm
bảo chất lượng công trình, đảm bảo thời gian xây dựng, tiết kiệm thời gian
và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, chống lại tình trạng độc quyền về giá.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
4
- Đối với nhà thầu: Đấu thầu cũng mang lại lợi ích quan trọng đó là đảm bảo
tính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa
các nhà thầu. Do phải cạnh tranh nên mỗi nhà thầu đều phải cố gắng tìm tòi
kỹ thuật, công nghệ, biện pháp và giải pháp tốt nhất để thắng thầu, phải có
trách nhiệm cao đối với công việc, chất lượng sản phẩm, thời gian thi công…
nhằm giữ uy tín đối với khách hàng, do vậy chất lượng công trình được nâng
cao, giá thành sản phẩm được trú trọng.
- Đối với nhà nước: Đấu thầu tạo cơ sở để đánh giá tiềm năng của các đơn vị
kinh tế từ đó có các chính sách xã hội thích hợp. Ngăn chặn biểu hiện tiêu
cực diễn ra, tránh được sự thiên vị đặc quyền đặc lợi. Thông qua đấu thầu tạo
tiền đề quản lý tài chính của các dự án cũng như các doanh nghiệp xây dựng
một cách có hiệu quả.
1.1.3. Vai trò của đấu thầu
Đầu thầu có vai trò to lớn trong quá trình tồn tại và phát triển của ngành xây dựng
nói riêng và toàn bộ các ngành kinh tế nói chung.
Mang lại hiệu quả cao trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản.
Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng, tạo điều kiện
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ xây dựng.
Thông qua đấu thầu, các doanh nghiệp xây dựng tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất kinh doanh nhanh chóng trưởng thành lớn mạnh…
Mặt khác, đấu thầu giúp chúng ta hòa nhập vào các khu vực thế giới tạo tiền đề
cho quá trình phát triển với nước ta.
Như vậy chúng ta cần đẩy mạnh việc tự hoàn thiện mình để thực hiện các yêu cầu
cũng như thông lệ của đấu thầu quốc tế. Đó chính là điểm quan trọng cho ngành xây
dựng để có thể cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.
Tóm lại, đấu thầu trong xây dựng là một phương tiện quản lý tiên tiến đem lại
hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của ngành xây dựng, đem lại hiệu quả cao
cho nền kinh tế đất nước.
1.1.4. Hình thức lựa chọn nhà thầu trong xây dựng
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
5
1.1.4.1. Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham
dự. Bên nhà thầu thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ
các điều kiện, thời gian dự thầu. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các
nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ
điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc
một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
1.1.4.2. Đấu thầu hạn chế
a. Đấu thầu hạn chế áp dụng trong các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói
thầu.
- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu
có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng
đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
b. Điều kiện áp dụng đấu thầu hạn chế:
Khi thực hiện đấu thầu hạn chế phải mới tối thiểu năm nhà thầu được xác định là
có đủ khả năng và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm
nhà nhà thầu, chủ đầu tư phải là người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép
tiếp tục đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn hình thức khác.
1.1.4.3. Chỉ định thầu
a. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia cần chỉ định thầu để đảm bảo yêu
cầu về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo mật;
- Gói thầu cần kiểm tra ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, tài
sản và tính mạng của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh
hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề, bao gồm:
+ Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác
phòng chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
+ Gói thầu xử lý sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải làm ngay;
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
6
+ Gói thầu phục vụ việc di dân vùng sạt lở hoặc phòng, chống bão, lụt trong
trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản;
+ Gói thầu xử lý sự cố công trình trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an
toàn tính mạng con người và tài sản.
+ Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch, gói
thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu
khả thi trong trường hợp chỉ có một nhà thầu có đủ năng lực và kinh
nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
+ Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn
được bảo hộ quyền tác giả, được chỉ định để thực hiện gói thầu dịch vụ tư
vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện
năng lực theo quy định;
+ Gói thầu dịch vụ tư vấn về công nghệ thông tin để nâng cấp, mở rộng phần
mềm mà trước đó đã được cung cấp từ một nhà thầu và nhà thầu khác
không thể cung cấp do cần đảm bảo tính tương thích về mặt công nghệ với
phần mềm trước;
+ Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác
phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công
trình;
+ Gói thầu di dời các công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng mặt
bằng mà chỉ có một đơn vị được thực hiện do yêu cầu đặc biệt chuyên
ngành;
+ Gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng
công trình;
Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ
giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn:
trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở
địa phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu
cầu tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn thể đề xuất phương án thực hiện hiệu quả nhất;
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
7
Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định như
sau:
+ Gói thầu cấp bách để thực hiện sự kiện quan trọng quốc gia mà sự kiện đó
được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Gói thầu cấp bách triển khai công việc nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền
quốc gia, biên giới lãnh thổ, hải đảo.
+ Gói thầu chuẩn bị dự án thuộc trường hợp cấp bách cần triển khai thực hiện
ngay để đảm bảo thu hút, huy động được vốn của nhà tài trợ nước ngoài.
+ Gói thầu cấp bách trực tiếp phục vụ công tác chuẩn bị dự án, xây dựng cơ
sở hạ tầng ban đầu để đảm bảo yêu cầu về tiến độ đã xác định đối với các
dự án phát triển năng lượng quốc gia.
+ Gói thầu cấp bách cung cấp sản phẩm cơ khí do doanh nghiệp trong nước
sản xuất, chế tạo phục vụ trực tiếp cho các dự án phát triển năng lượng
quốc gia.
+ Gói thầu cấp bách chống ùn tắc giao thông để đảm bảo an toàn giao thông
ở các thành phố trực thuộc trung ương.
+ Gói thầu mà người có thẩm quyền xét thấy cấp bách không thể tổ chức đấu
thầu, cần phải chỉ định thầu để mang hiệu quả cao hơn so với việc tổ chức
đấu thầu.
b. Điều kiện áp dụng chỉ định thầu:
Trừ sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì khi
thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
• Có quyết định đầu tư.
• Có kế hoạch đấu thầu được duyệt.
• Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định
nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu.
• Có dự toán được duyệt theo quy định.
• Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến
ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày, trường hợp gói thầu có
quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
• Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
8
• Đối với gói thầu di dời công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng
mặt bằng để góp phần đẩy nhanh tiến độ cho một số dự án đặc biệt quan
trọng và cấp bách, chủ đầu tư có thể xem xét phát hành hồ sơ yêu cầu trên cơ
sở phương án, biện pháp thi công và dự toán được duyệt.
1.1.4.4. Tự thực hiện
a. Tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp sau:
Chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ công
việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư mang lại hiệu quả
cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói thầu cũng như phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:
• Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp
với yêu cầu của gói thầu;
• Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu
thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thông); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi
công gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải
chứng minh được khả năng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói
thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
b. Điều kiện áp dụng tự thực hiện:
Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt
theo quy định.
• Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ
chức và tài chính.
• Trong quá trình thực hiện, nếu chủ đầu tư bị phát hiện chuyển nhượng khối
lượng công việc với tổng số tiền cao hơn 10% giá trị tự thực hiện thì chủ đầu
tư bị đánh giá không đủ năng lực tự thực hiện gói thầu và vi phạm luật đấu
thầu.
1.1.4.5. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
9
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức
lựa chọn nhà thầu như trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu đảm
bảo mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết
định.
Ngoài ra, theo Luật đấu thầu của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 61/205/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 còn quy định thêm hai hình thức :
Mua sắm trực tiếp và chào hàng cạnh tranh.
1.1.5. Phương thức đấu thầu
1.1.5.1. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ
Áp dụng đối với gói thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp, gói thầu EPC.
Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
Việc mở thầu được tiến hành một lần.
1.1.5.2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ:
Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung
cấp dịch vụ tư vấn.
Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu
của hồ sơ mời thầu.
Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở
trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được
đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu
có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao
nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.
1.1.5.3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn
Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa
dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
10
Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất
về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với
từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;
Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia
giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật;
đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.
1.1.6. Trình tự thực hiện đấu thầu
1.1.6.1. Chuẩn bị đấu thầu
1.1.6.1.1. Sơ tuyển nhà thầu
Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo các quy định sau:
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
Trình tự
đấu thầu
Chuẩn
bị đấu
thầu
Tổ
chức
đấu
thầu
Làm
rõ hồ
sơ
mời
thầu
Đánh
giá hồ
sơ
mời
thầu
Làm
rõ hồ
sơ dự
thầu
Xét
duyệt
trúng
thầu
Thương
thảo
hoàn
thiện ký
kết hợp
đồng
Trình duyệt
thẩm định,
phê duyệt
kết quả đấu
thầu
11
a. Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm
chọn được nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói
thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa,
gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp
có giá gói thầu từ hai trăm tỷ trở lên phải được tiến hành sơ tuyển.
b. Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm: Lập hồ sơ sơ tuyển; thông báo mời
sơ tuyển; Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu sơ tuyển; đán giá hồ sơ dự
sơ tuyển, trình duyệt và phê duyệt kết quả sơ tuyển.
c. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được thực nêu trong hồ sơ
mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao
gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và
tiêu chuẩn kinh nghiệm.
1.1.6.1.2. Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội
dung sau đây:
a. Yêu cầu về mặt kỹ thuật
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh
nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia(điều khoản tham chiếu)
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm
theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác.
b. Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại bao gồm:
Chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao
hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính và điều khoản nêu
trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
c. Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo
hiểm và các yêu cầu khác.
1.1.6.1.3. Mời thầu
Việc mời thầu được thực hiện như sau:
a. Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi
b. Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có
sơ tuyển.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
12
1.1.6.2. Tổ chức đấu thầu
1.1.6.2.1. Phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho
các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà
thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.
Trường hợp hồ sơ thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các
nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu 10 ngày trước thời điểm đóng thầu.
1.1.6.2.2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu
tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.
1.1.6.2.3. Mở thầu
Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối
với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố
trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại
diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quant ham dự.
1.1.6.3. Làm rõ hồ sơ mời thầu
- Trường hợp nhà thầu làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản đề nghị đến
bên mời thầu để xem xét và xử lý.
- Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình
thức sau đây:
+ Gửi văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu đã nhận được hồ sơ mời
thầu.
+ Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những
nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được
bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho
các nhà thầu.
1.1.6.4. Đánh giá hồ sơ dự thầu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
13
- Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không
đảm bảo yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.
- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của
hồ sơ mời thầu.
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí
trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hàng các hồ
sơ dự thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để sơ sánh xếp hạng
các hồ sơ dự thầu, riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề
xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật.
1.1.6.5. Làm rõ hồ sơ dự thầu
- Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu.
- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu
của bên mời thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới mọi hình thức trao
đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản
của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu
phải được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
- Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiên giữa bên mời thầu và nhà thầu có
hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.
1.1.6.6. Xét duyệt trúng thầu
Nhà thầu xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu
khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
- Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
- Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống
điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;
- Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
14
1.1.6.7. Trình duyệt, thẩm định phê duyệt kết quả đấu thầu
1.1.6.7.1. Trình duyệt, thẩm định kết quả đấu thầu
- Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có
thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.
- Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo
thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm
quyền xem xét, quyết định.
1.1.6.7.2. Phê duyệt kết quả đấu thầu
- Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên
cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.
- Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải
có các nội dung sau đây:
+ Tên nhà thầu trúng thầu;
+ Giá trúng thầu;
+ Hình thức hợp đồng;
+ Thời gian thực hiện hợp đồng;
+ Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
- Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu
thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa
chọn nhà thầu.
1.1.6.7.3. Thông báo kết quả đấu thầu
- Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê
duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.
- Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu
không trúng thầu.
1.1.6.8. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng
- Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng
thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
15
+ Kết quả đấu thầu được duyệt;
+ Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
+ Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của
nhà thầu trúng thầu (nếu có).
+ Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và
nhà thầu trúng thầu.
- Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu
tiến hành ký kết hợp đồng.
1.2. Hợp đồng xây dựng
1.2.1. Khái niệm
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên
giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt
động xây dựng.
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
• Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật đấu thầu và các quy định
của pháp luật có liên quan.
• Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải
có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.
• Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu.
• Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hóa nằm
ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu
thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1.2.3. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
16
Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung,
khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu và phải được các bên
thoả thuận rõ trong hợp đồng. Nội dung và khối lượng công việc được xác định căn cứ
vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản
đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan. Tùy từng loại hợp đồng xây dựng cụ
thể, nội dung công việc thực hiện được xác định như sau:
- Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây
dựng công trình; thiết kế; khảo sát; giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự
toán và các công việc tư vấn khác;
- Đối với hợp đồng thi công xây dựng: là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân
lực, máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình;
- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: là việc cung cấp thiết bị; hướng
dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu
có);
- Đối với hợp đồng EPC: là việc thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây
dựng công trình;
- Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay: nội dung chủ yếu là việc lập dự án đầu tư;
thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo, hướng dẫn vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử.
1.2.4. Phân loại hợp đồng xây dựng
1.2.4.1. Theo tính chất công việc:
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực
hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng.
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây
dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình
hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi
công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công
trình của một dự án đầu tư.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
17
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là
hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết
kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng cung cấp
thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư.
d) Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC) là hợp đồng
để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp
đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi
công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư.
đ) Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là EP) là hợp đồng
để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo
thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp
đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án
đầu tư.
e) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt
là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư.
g) Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công
trình (viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết
bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng
thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả
các công trình của một dự án đầu tư.
h) Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn
bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình của một dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.2.4.2. Theo giá hợp đồng:
a) Hợp đồng trọn gói;
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
18
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
đ) Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%).
1.2.5. Ký kết hợp đồng
1. Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:
a) Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
b) Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được
lựa chọn;
d) Hồ sơ mời thầu.
2. Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực;
b) Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời
điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
1.2.6. Giá hợp đồng
1.2.6.1. Khái niệm
Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận
thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện
thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Giá hợp đồng phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế, phí (nếu có);
giá hợp đồng xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng
và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
1.2.6.2. Phân loại
a) Giá hợp đồng trọn gói
Là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với
khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết;
b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
19
Được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng
công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian
thực hiện hợp đồng.
c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
Được xác định trên cơ sở đơn giá cho các công việc đã điều chỉnh do trượt giá
theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng.
d) Giá hợp đồng theo thời gian
Được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài
mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần,
ngày, giờ.
- Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được xác định trên cơ sở
mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp
đồng nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
- Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia bao gồm: chi phí đi lại,
khảo sát, thuê văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác.
đ) Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%)
Được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công trình hoặc giá trị khối lượng công việc.
Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh
toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) được xác định trong hợp đồng nhân với
giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc.
1.2.7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các
biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của
mình trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm
hợp đồng có hiệu lực, được bên giao thầu chấp nhận và phải kéo dài cho đến khi
chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành; trừ hợp đồng tư vấn xây dựng và những hợp
đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
20
3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp
bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với tỷ lệ giá
trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng
đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp
bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà
thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc
hồ sơ yêu cầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao
thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp
đồng và phải được Người quyết định đầu tư chấp thuận.
5. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường
hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi
phạm được quy định trong hợp đồng.
6. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng khi
bên nhận thầu đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo
đảm bảo hành.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ DỰ THẦU
2.1. Khái niệm về giá dự thầu
Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường
hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
Thư giảm giá là do nhà thầu tự đưa ra mức giảm giá (hoặc giá trị giảm giá) so với
giá dự thầu đã tính toán theo những “mức chuẩn” (chuẩn của nhà thầu, của nhà nước
hay của Hồ sơ mời thầu quy định ). Trong thư giảm giá phải nêu và phân tích những lý
do giảm giá. Thư giảm giá hợp lệ trước hết phải do người đứng đầu tổ chức doanh
nghiệp được pháp luật thừa nhận ký tên và đóng dấu tất nhiên trước ngày nộp thầu.
Thứ hai phải đáp ứng tất cả các quy định nếu có trong Hồ sơ mời thầu về nội dung thư
giảm giá (Nếu uỷ quyền phải là uỷ quyền hợp pháp theo quy định pháp luật). Thư giảm
giá không có quy định nào hướng dẫn mà do “thực tế cuộc sống” sinh ra. Nó thuận tiện
bởi vì:
- Đảm bảo bí mật về giá bỏ thầu của nhà thầu: giá trị dự thầu bằng thư giảm
giá chỉ có người ký mới biết (giám đốc). Người lập giá dự thầu không thể
biết.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
22
- Giảm chi phí cho từng loại công việc là rất khó giải thích được thấu đáo hợp
lý, đặc biệt là trên thực tế thời gian chuẩn bị HSDT ngắn và thực sự đấu
thầu là một cuộc cạnh tranh khốc liệt.
- Thư giảm giá là công cụ hữu ích, là “bí kíp” rất linh hoạt mà không thể bị
phát hiện để giá dự thầu là thấp nhất và sát giá đối thủ cận kề.
- Thư giảm giá là một vấn đề tế nhị.
- Khi đánh giá xếp hạng nhà thầu trong trường hợp đấu thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp và EPC nhà thầu sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp
ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; được đánh giá là đáp
ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh
giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc tiêu chí “đạt”, “không đạt”;
có chi phí hợp lý nhất trên cùng một mặt bằng; có giá đề nghị trúng thầu
không vượt quá gói thầu được duyệt.
Từ đó, ta thấy giá dự thầu là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn nhà
thầu trong các cuộc đấu thầu. Do đó, các nhà thầu phải chuẩn bị giá dự thầu riêng của
mình.
2.2.Phương pháp lập giá dự thầu
Giá dự thầu được xác định theo công thức:
G
dth
=
∑
=
n
i 1
Q
i
×Đ
i
Trong đó:
Q
i
: Là khối lượng công tác thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng
được bóc ra từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
Đ
i
: Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ I do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn
chung về lập giá xây dựng trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và cả giá thị trường
hoặc theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu.
2.2.1. Phương pháp lập giá dự thầu trong nước
2.2.1.1. Các thành phần chi phí tạo thành đơn giá dự thầu
Đơn giá dự thầu công tác xây lắp (Đ) bao gồm:
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
23
Đ=VL+NC+M+TT+C+TL+GTGT+G
XDNT
Trong đó:
Chi phí vật liệu : VL
Chi phí nhân công : NC
Chi phí máy thi công : M
Chi phí trực tiếp khác : TT
Cộng chi phí trực tiếp : T= VL+NC+M+TT
Chi phí chung : C
Thu nhập chịu thuế tính trước : TL
Đơn giá dự thầu trước thuế: G
dthtt
= T+C+TL
Thuế giá trị gia tăng : GTGT
Đơn giá dự thầu sau thuế: G
dthst
= G
dthtt
+ GTGT
2.2.1.2. Phương pháp xác định các khoản mục chi phí
a. Chi phí vật liệu (VL)
Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu bao gồm: Chi phí vật liệu chính(cát, đá, xi
măng, gạch,…); chi phí vật liệu phụ (xà phòng,dầu nhờn…), vật liệu luân chuyển…
Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được xác đinh theo công thức:
VL
i
=
∑
=
n
i 1
(D
i
×G
i
vl
)(1+ K
vl
)
Trong đó:
D
i
: Lượng vật liệu thứ i (i=1 tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng
trong định mức dự toán xây dựng công trình.
G
i
vl
: Giá của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1 được xác định phù hợp với tiêu chuẩn,
chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng trên thị trường do tổ
chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp,
báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá của vật liệu có tiêu
chuẩn, chất lượng tượng tự và đang được sử dụng ở công trình khác và được tính đến
hiện trường xây dựng.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
24
K
vl
: Hệ số tính đến chi phí vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chủ yếu.
Đối với công trình sử dụng vốn ODA cần sử dụng những loại vật liệu mà thị
trường trong nước không có thì giá các loại vật liệu, sản phẩm xây dựng nhập khẩu xác
định theo giá thị trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và xuất xứ hàng hóa.
• Giá vật liệu đến hiện trường công trình
G
vl
=G
cct
+ C
ht
G
cct
: Giá vật liệu đến chân công trình.
C
ht
: Chi phí tại hiện trường bao gồm: bốc xếp, vận chuyể trong nội bộ công trình
hao hụt bảo quản tại kho, bãi.
o Giá vật liệu đến chân công trình được xác định theo công thức:
G
cct
=G
g
+ C
vc
G
g
: Giá vật liệu gốc.
C
vc
: chi phí vận chuyển đến công trình(bao gồm cả chi phí trung chuyển, nếu có)
o Chi phí vận chuyển đến công trình:
Chi phí vận chuyển đến công trình có thể xác định theo phương án, cự ly, loại
phương tiện và giá thuê phương tiện vận chuyển hoặc tính trên cơ sở các định mức vận
chuyển và các phương pháp khác phù hợp với điều kiện thực tế.
- Chi phí vận chuyển tính theo cước vận chuyển:
Chi phí vận chuyển đến công trình theo cước vận chuyển được tính theo
công thức:
C
vc
=
∑
=
n
i 1
( L
i
×f
i
)+C
ctc
+C
ltk
Trong đó:
L
i
: cự ly của cung đường thứ i.
f
i
: giá cước vận chuyển trên cung đường thứ i
C
ctc
: Chi phí trung chuyển (nếu có)
C
ltk
: Chi phí lưu thông khác.
+ Giá cước vận chuyển có thể dựa vào công bố của các địa phương, giá thị
trường, báo giá của đơn vị vận tải đảm bảo được khối lượng, tiến độ của
công trình.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51
25
+ Chi phí trung chuyển vật liệu được tính khi có thay đổi phương thức vận
chuyển bao gồm chi phí bốc xếp và hao hụt trung chuyển. Chi phí hao hụt
trung chuyển được theo định mức tỷ lệ trên giá vật liệu gốc trên cơ sở định
mức vật tư do Bộ xây dựng công bố.
+ Chi phí lưu thông khác: Là chi phí cho việc kê, buộc, che chắn, lệ phí cầu
đường.
Chi phí vận chuyển đến công trình tính theo cước vận chuyển sử dụng bảng sau:
Bảng 1: TÍNH CHI PHÍ VẬN CHUYỂN
STT Loại
vật
liệu
Đơn
vị
tính
Nguồn
mua
Phương
tiện vận
chuyển
Cự ly của cung đường
với cấp đường tương
ứng
Giá
cước
theo cấp
đường
Chi phí
vận
chuyển
Cự ly(km) Cấp
đường
[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9]=[6]×
[8]
1
2
3
.
.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Đồ án tốt nghiệp
Lớp : KTXDCTGT-A-K51