Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 66 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Giới hạn nghiên cứu 2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
6. Những đóng góp của đề tài 6
7. Bố cục đề tài 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Các khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 7
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp 7
1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp 7
1.2. Vai trò và đặc điểm 8
1.2.1. Vai trò 8
1.2.2. Đặc điểm 9
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI 11
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên
Bái 11
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 11
2.1.2. Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 12
2.1.2.1. Địa hình và đất đai 12
2.1.2.2. Khí hậu 13
2.1.2.3. Nước 14
2.1.2.4. Sinh vật 15
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội 16
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động 16
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật 17
2.1.3.3. Đường lối chính sách 19


2.1.3.4. Các nhân tố kinh tế xã hội khác 20
2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái 20
2.2.1. Khái quát hiện trạng sử dụng đất tỉnh Yên Bái 20
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái 22
2.2.2.1. Khái quát chung 22
2.2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 25
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH YÊN BÁI 49
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển 49
3.1.1.Quan điểm đề xuất 49
3.1.2. Định hướng phát triển 50
3.2. Các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất nông
nghiệp tỉnh Yên Bái 50
3.2.1. Giải pháp về việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất 50
3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách xã hội và tổ chức quản lý 51
3.2.3. Giải pháp về vốn 51
3.2.4. Giải pháp về công nghệ 52
3.2.5. Giải pháp về thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. 52
3.2.6. Giải pháp về nâng cao trình độ hiểu biết của người lao động 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
1. Kết luận 54
2. Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56



DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang

2.1
Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2012
24
2.2
Diện tích đất trồng cây lương thực có hạt phân bố theo huyện,
thị, thành phố 2005 - 2012
27
2.3
Diện tích đất trồng cây lúa phân bố theo huyện, thị, thành phố
2005 - 2012
29
2.4
Diện tích đât trồng cây ngô phân bố theo huyện, thị, thành phố
31
2.5
Diện tích đât trồng cây sắn phân bố theo huyện, thị, thành phố
giai đoạn 2005 - 2012
33
2.6
Diện tích đât trồng các loại cây rau đậu 2005 - 2012
34
2.7
Diện tích đất trồng cây công nghiệp 2005 - 2012
35
2.8
Diễn biến diện tích đất trồng mía của tỉnh Yên Bái của tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2005 - 2012
36
2.9
Diện tích đất trồng lạc, vừng, đậu tương của tỉnh Yên Bái

2005 - 2012
37
2.10
Diện tích đât trồng các loại cây công nghiệp lâu năm phân bố
theo huyện, thị, thành phố 2005 - 2012
38
2.11
Diện tích đât trồng chè của tỉnh Yên Bái 2005 - 2012
39
2.12
Diện tích đât trồng quế của tỉnh Yên Bái 2005 - 2012
40
2.13
Diễn biến diện tích đất trồng cam, quýt, bưởi của tỉnh Yên Bái
của tỉnh Yên Bái 2005 - 2012
42
2.14
Diễn biến diện tích đất trồng rừng sản xuất 2005 - 2012
44
2.15
Diễn biến diện tích đất trồng rừng phòng hộ 2005 - 2012
45
2.16
Diễn biến diện tích đất trồng rừng đặc dụng 2005 - 2012
45
2.17
Diện tích đất trồng cỏ vào chăn nuôi 2005 - 2012
46





DANH MỤC HÌNH

STT
Tên hình
trang
2.1
Cơ cấu lao động của tỉnh Yên Bái năm 2012
16
2.2
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Yên Bái năm 2012
22
2.3
Diện tích đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái 2000 - 2012
23
2.4
Biến động diện tích đất sản xuất lương thực giai đoạn 2005 - 2012
26
2.5
Biến động diện tích đất trồng ngô giai đoạn 2005 - 2012
30
2.6
Diễn biến diện tích đất trồng khoai lang giai đoạn 2005 - 2012
32
2.7
Diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm 2005 - 2012
35
2.8
Diễn biến diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm 2005 - 2012

38
2.9
Diện tích đất trồng cây ăn quả giai đoạn 2005 - 2012
41
2.10
Diễn biến diện tích đất sản xuất lâm nghiệp năm 2005 - 2012
43
2.11
Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái năm 2012
44
2.12
Diễn biến diện tích đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005 - 2012
47















DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
FAO
Tổ chức nông lương của Liên Hợp Quốc
2
KT - XH
Kinh tế - xã hội
3
CSHT - VCKT
Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật
4
KH - KT
Khoa học - kỹ thuật
5
GTVT
Giao thông vận tải


DANH MỤC BẢN ĐỒ

STT
Bản đồ
Tên bản đồ
1
Bản đồ 1
Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái năm 2013
2
Bản đồ 2

Bản đồ đất tỉnh Yên Bái năm 2012








1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất là là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và
không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Đất còn là thành phần quan trọng
của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư xã hội an ninh quốc phòng.
Chính vì vậy sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược của
phát triển nông thôn bền vững và cân bằng sinh thái.
Do sức ép của đô thị hóa và gia tăng dân số đất nông nghiệp đang đứng
trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người khai thác quá
mức chưa có biện pháp để bảo vệ đất. Hiện nay, việc sử dụng hợp lý và xây
dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng đảm
bảo môi trường sinh thái hướng tới phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính
toàn cầu. Đứng trước thực trạng trên việc nghiên cứu sử dụng có hiệu quả nguồn
tài nguyên đất nông nghiệp là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết mỗi của
quốc gia và từng địa phương.
Yên Bái là 1 tỉnh vùng núi Đông Bắc với tổng diện tích đất tự nhiên là
688.627.64 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 582.906,87 ha (chiếm
84,65 %), có vùng sinh thái đặc thù đó là vùng đất phù sa ven sông Hồng, sông
Chảy đây là điều kiện cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Trong những năm qua nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã được chú
trọng đầu tư phát triển theo hướng xuất khẩu hàng hóa. Năng suất và sản lượng
các sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện. Song nền nông nghiệp vẫn còn tồn tại những hạn chế khai thác
và sử dụng chưa hợp lý. Trình độ KH - KT, chính sách quản lí tổ chức sản xuất,
tư liệu sản xuất đơn giản, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu,…đặc biệt là việc sử
dụng nguồn tài nguyên đất làm cho đất bị thoái hóa bạc màu.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của Ths. Bùi Thị Hoa Mận
tôi đã lựa chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình “Thực trạng sử dụng
đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái”.


2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về đất nông nghiệp khóa luận tập trung
nghiên cứu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất nông
nghiệp đồng thời phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Yên
Bái. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm sử dụng đất nông nghiệp hợp lí, thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của người dân tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng quan cơ sở lí luận về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố đất nông
nghiệp tỉnh Yên Bái.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo cơ cấu ngành và sự
phân hóa theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó làm rõ bức tranh hiện trạng sử dụng đất
nông nghiệp của tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hợp lý có hiệu quả

nguồn tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo nghĩa
rộng bao gồm hiện trạng sử dụng đất ở cả 3 nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp
+ Phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái
+ Đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí
nguồn tài nguyên đất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.
- Về phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi
toàn bộ tỉnh Yên Bái, có sự phân hóa tới cấp huyện. Bao gồm 9 huyện thị: TP.
Yên Bái và TX. Nghĩa Lộ, các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn
Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, Yên Bình.

3
- Về thời gian: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài khoảng thời
gian từ năm 2000 cho đến 2012.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất trong nông nghiệp và các vấn đề về
tài nguyên đất đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập tới, có thể kể một số
công trình như:
- Địa Lí kinh tế - xã hội đại cương – Nguyễn Minh Tuệ chủ biên. Ở đây
tác giả có đề cập tới vai trò và đặc điểm của đất trong nông nghiệp trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Địa lí KT - XH Việt Nam của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ
Minh Đức và Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam của Nguyễn Minh Tuệ và Lê
Thông chủ Biên. Trong các công trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu ra các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp và cụ thể hơn đó là
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.
- Địa lý địa phương tỉnh Yên Bái - Lê Thị Thanh Bình chủ biên. Ở đây tác
giả đã đưa ra các đặc điểm tự nhiên, KT - XH của tỉnh Yên Bái và sự phát triển

của ngành nông nghiệp. Trong đó có đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố của tài nguyên đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái.
- Trong quá trình đào tạo sau đại học của khoa Địa Lí – Trường Đại học
sư phạm Hà Nội, có nhiều công trình nghiên cứu sâu về địa lí nông nghiệp trong
đó có đất nông nghiệp nói riêng luận văn “Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa" của tác giả: Đào Ngọc Đức. Tác giả đã đưa
ra những vấn đề lí luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp đánh giá hiện
trạng sử dụng đất. Bên cạnh đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp và định hướng
cho phát triển nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Ngay trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng có một số luận án, bài báo, chuyên
đề có nghiên cứu tới hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái”, của tác giả: Bùi
Nữ Hoàng Anh; “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp tại huyện
Văn Chấn tỉnh Yên Bái” của Ths Nguyễn Kiên Định,… Các tác phẩm này chỉ đề

4
cập tới một khía cạnh của đất nông nghiệp, chưa tập trung đi sâu tìm hiểu thực
trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh một cách cụ thể.
Tuy vậy các nghiên cứa trên vẫn có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển
KT - XH của tỉnh cũng như là nguồn tư liệu quý giá trong công tác nghiên cứu
địa lí tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm
5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của khoa học Địa lý. Nội
dung của quan điểm này được xem xét dưới 2 góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên nhân văn, các yếu tố KT – XH, sự phân bố, quy luật phân bố
và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn nhau giữa
các hợp phần của thể tổng hợp Địa lý.

- Nghiên cứu sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở
phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của thể tổng hợp lãnh thổ
kinh tế, phát hiện và xác định các đặc điểm đặc thù của chúng.
Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài phân bố trên phạm vi không gian lãnh
thổ nhất định và có đặc trưng riêng nên việc áp dụng quan điểm tổng hợp cho
phép xem xét các yếu tố tác động đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên
một phạm vi lãnh thổ đề tài nghiên cứu cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các
bộ phận khác.
5.1.2. Quan điểm hệ thống và lãnh thổ
Đây là quan điểm được thể hiện rộng rãi trong nghiên cứu địa lý, theo
quan điểm này, khi nghiên cứu một lãnh thổ nào đó phải đặt nó trong hệ thống
các thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp KT – XH. Khi nghiên cứu một vấn đề
cụ thể nào đó phải đặt nó trong mối tương quan với những vấn đề xung quanh.
Đồng thời, cũng phải xem Yên Bái như 1 hệ thống lãnh thổ kinh tế với
nhiều thành phần, không những là sự phát triển kinh tế trên các phương diện

5
ngành, thành phần nông nghiệp mà còn là sự phát triển toàn diện của cả nền kinh
tế theo một hệ thống.
5.1.3. Quan điểm lịch sử
Yên Bái là vùng đất có bề dày lịch sử, là nơi cư trú của nhiều đồng bào
dân tộc ít người với bản sắc văn hoá lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với
những bước phát triển thăng trầm, đến nay vùng đất này vẫn giữ được những đặc
điểm riêng biệt về tự nhiên, văn hoá và con người. Sử dụng quan điểm lịch sử để
nghiên cứu truyền thống sản xuất, đặc trưng văn hóa của các dân tộc để từ đó có
thể hoạch định những chiến lược phát triển KT – XH hợp lý trên địa bàn, giúp cho
việc sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững vừa tận
dụng được những ưu thế trong kinh nghiệm canh tác và sử dụng đất đai của các
đồng bào dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc xóa đói giảm nghèo.
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số quan điểm khác

như quan điểm bền vững, quan điểm kinh tế, quan điểm dự báo…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, phân tích, thống kê
Phương pháp này được sử dụng phổ biến hầu như trong tất cả các nghiên
cứu địa lý. Việc vận dụng phương pháp này đảm bảo tính kế thừa, sử dụng các
thông tin đã được kiểm nghiệm, tiết kiệm được thời gian và công sức. Để đánh
giá chính xác các sự vật hiện tượng, phải thu thập, thống kê các số liệu, phân
tích đánh giá nó trên quan điểm tổng hợp. Trên cơ sở những tài liệu thu thập
được, việc tổng hợp sẽ giúp hệ thống hoá 1 cách toàn diện và khái quát về vấn
đề nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp thực địa địa phương
Thực địa là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu đối tượng địa lý. Việc
tiếp cận trực tiếp các đối tượng nghiên cứu cho phép thu thập các thông tin cập
nhật, cụ thể, chính xác là các tài liệu thành văn và các bản đồ không có ưu thế bằng.
Với phương pháp này, chúng ta có thể chủ động quan sát, điều tra, thu
thập, phỏng vấn về những vấn đề mình quan tâm và nghiên cứu. Các kết quả

6
kiểm tra thực địa là cơ sở quan trọng để thẩm định lại tài liệu trong quá trình
nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin, bản đồ, biểu đồ và số
liệu thống kê: Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận, đề tài còn sử
dụng một số công cụ hỗ trợ như các phần mềm Microsoft (Word, Excel,…) các
công cụ này hỗ trợ đắc lực trong việc xử lý các số liệu để làm cơ sở cho việc đánh
giá hiện tượng và xu hướng phát triển, đồng thời là cơ sở dữ liệu để thành lập hệ
thống bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu nhằm góp phần xác định các đặc điểm phân
bố, mức độ tập trung của đối tượng nghiên cứu theo không gian và thời gian.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp dự
báo, phương pháp thông kê, phương pháp so sánh,…
6. Những đóng góp của đề tài

- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái xác
định những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp.
- Đề tài đưa ra phương hướng, đề xuất giải pháp nhằm sử dụng đất nông
nghiệp hợp lý, bền vững.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về đất nông nghiệp.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
nông nghiệp tỉnh Yên Bái
Chương 3. Phương hướng phát triển và các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí
đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái.







7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Các khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo tổng cục thống kê: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách phân loại đất khác nhau, trong đó
có một số cách phân loại như sau:

* Phân loại tiêu chuẩn theo FAO (Tổ chức nông lương của Liên Hợp Quốc).
Đất canh tác: Các loại đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ cốc,
bông, khoai tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng được
trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa).
Đất trồng cây lâu năm: đây là loại đất chủ yếu được dùng để trồng các
loại cây ăn quả và một số cây công nghiệp lâu năm. Ví dụ: các vườn cây ăn trái
và những vườn nho hay cánh đồng nho (ở châu Âu).
Đất đồng cỏ, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc.
Đất dành cho việc nuôi trồng thủy hải sản.
Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp
được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở các nước
đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp được giới hạn trong phạm vi đất
tưới tiêu.
Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc
gia, trong đó ngoài ra cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông
nghiệp, chẳng hạn như rừng, núi và các vùng nước nội địa. Đất nông nghiệp bao
gồm 38% diện tích của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một
phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích của thế giới).



8
* Tại Việt Nam phân loại theo tổng cục thống kê.
Đất sản xuất nông nghiệp: là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, đất khoanh nuôi
phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng
bàng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê
để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo
phân loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất

rừng đặc dụng.
Đất nuôi trồng thủy sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi
trồng thủy sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, nước mặn và đất chuyên nuôi
trồng nước ngọt.
Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính
(vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình
thức trồng trọt không thực hiện trên đất, xây dựng trồng trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dụng
trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng
cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá
nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản
xuất nông nghiệp.
Đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi ở tất cả các tỉnh trong cả
nước của Việt Nam.
1.2. Vai trò và đặc điểm
1.2.1. Vai trò
* Đối với tự nhiên
Đất được xem là một “vật thể sống” vì nó chứa nhiều sinh vật, nấm, tảo,
côn trùng đến các động thực vật bậc cao. Chính vì bản tính sống của đất, mà đất
được xem như nguồn tài nguyên tái tạo và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.
Một trong những tính đất độc đáo của đất là độ phì nhiêu, sự phát triển, độ
phì nhiêu và sự phát sinh của đất có liên quan chặt chẽ với nhau, vòng tiểu tuần

9
hoàn sinh vật là bản chất của quá trình hình thành đất, đồng thời là nguyên nhân
phát sinh và phát triển độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất cung cấp cho cây về
nước, thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây sing trưởng và phát
triển bình thường. Ngoài ra đất còn là nơi cư cú của động thực vật.
* Đối với con người
Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng lao động độc đáo của ngành

nông nghiệp. Đất là môi trường để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và
phát triển… đất là nơi lọc nước và cung cấp cho sự sống.
Đất luôn mang trong mình các hệ sinh thái, muốn cho các hệ sinh thái bền
vững với mức sản xuất cao thì con người đã tác động vào đất cũng như tác động
vào tất cả các hệ sinh thái đó.
* Đối với ngành nông nghiệp
Đối với ngành nông nghiệp đất đai có vai trò là cơ sở đầu tiên quan trọng
nhất để tiến hành sản xuất “không có đất, không có ngành nông nghiệp”. Đất đai
vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế đươc.
Với mỗi một loại đất có thể cho năng suất và chất lượng sản phẩm khác
nhau. Ví dụ: Khi trồng cam ở huyện Lục Yên cho năng suất cao, cam thường
mọng mước vỏ mỏng và ngọt hơn cam được trồng ở Sơn La.
* Đối với ngành công nghiệp và dịch vụ
Đối với với ngành công nghiệp và dịch vụ đất đai là nền tảng để xây dựng
các công trình, các nhà máy công nghiệp. Ngoài ra đất đai là yếu tố cần thiết để
phát triển ngành nông nghiệp đây là ngành cung cấp nguyên liệu cho một số
ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Trong thời đại mở cửa nền kinh tế, tài nguyên đất đai còn là lợi thế để
chúng ta có thể cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê, mượn, đấu thầu để phát
triển kinh tế, nâng cao giá trị của tài nguyên đất.
1.2.2. Đặc điểm
Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc
biệt không thể thay thế với những đặc điểm.

10
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được:
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, bởi vì nó
vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Trong quá trình sản xuất, đất
đai là đối tượng sản xuất bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của
mình tác động vào cây trồng và vật nuôi để tạo ra sản phẩm.

- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng đất không giống nhau giữa các
vùng, các miền: Đất gắn chặt với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết,
khí hậu, nước…), điều kiện KT - XH (dân cư, lao động, giao thông, thị
trường…). Vậy nên ta có các loại đất khác nhau với chất lượng khác nhau.
- Diện tích đất có hạn: Đất đai bị hạn chế bởi diện tích đất liền và lục địa.
Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm
nghiệp và sức ép về lao động việc làm. Nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi
đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Do đất nông nghiệp được chuyển
sang sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và chất lượng đất ngày càng giảm.
- Đất xuất hiện tồn tại ngoài ý muốn của con người: Đất là một trong
những yếu tố tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. Khi con người xuất hiện thì đất đã
có rồi. Đất đai thực chất là của cải tự nhiên không do lao động sáng tạo ra.
- Đất thuộc sở hữu chung của toàn xã hội không của riêng một ai: Theo
luật đất đai, thì đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà
nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng lâu dài dưới hình thức giao đất, cho thuê đất.
- Đất là hàng hóa đặc biệt: Đất đai là hàng hóa khác với các mặt hàng hóa
thông thường khác. Các loại mặt hàng khác thì thống nhất giữa quyền sử dụng
và quyền sở hữu. Còn đất đai thì không thống nhất giữa hai quyền trên. Đối với
đất đai, quyền sở hữu là toàn dân mà nhà nước là người đại diện.
Từ các đặc điểm trên ta có thể khẳng định lại một lần nữa vai trò của đất
nông nghiệp và tầm quan trọng của vấn đề sử dụng tài nguyên đất đối với nền
kinh tế của quốc gia nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng.

11
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
tỉnh Yên Bái

2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa thuộc vùng Đông
Bắc. Cực Bắc: 21
0
18’46”B thuộc xã Tân Phượng, huyện Lục Yên; Cực Nam:
22
0
7’22”B thuôc xã Minh An, huyện Văn Chấn; cực Tây: 103
0
53’00”Đ thuộc
Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải; cực Đông 105
0
06’17” thuộc xã Đại Minh, huyện
Yên Bình.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp Hà Giang, Tuyên Quang; phía Nam và Đông
Nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai; phía Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Lai Châu, Sơn La.
Năm 2012 diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6899,49km
2
với số dân
765.688 người, Yên Bái đứng hàng thứ 5 về diện tích (2,08%) và đứng thứ 50 về
số dân (1,15%) trong tổng 63 tỉnh thành của cả nước.
Về mặt hành chính, tỉnh Yên Bái có TP. Yên Bái, TX. Nghĩa Lộ, 7 huyện
(Lục Yên, Mù Cang Trải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình) với 159 xã
11 phường và 10 thị trấn.
Tuy nằm sâu trong nội địa, nhưng Yên Bái lại là đầu mối và trung tâm của
một số tuyến giao thông quan trọng. Là một trong những cửa ngõ đi vào Tây
Bắc và nằm trên trục giao thông giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Quốc lộ 2 nối
các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng với cửa khẩu Lào Cai tạo điều kiện cho việc
giao lưu giữa các vùng trong nước và với Trung Quốc. Giúp cho nền kinh tế

của tỉnh phát triển khá nhanh và đặc biệt vị trí địa lý tạo điều kiện cho người
dân các dân tộc của tỉnh có điều kiện giao lưu học hỏi các kinh nghiệp sử
dụng đất đạt hiểu quả.



12
2.1.2. Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Địa hình và đất đai
Địa hình: Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có địa hình cao dần từ Đông
Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi ba dãy núi lớn đều có hướng Tây Bắc -
Đông Nam, phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Phú Luông, nằm giữa sông Hồng
và sông Đà, dãy núi Con Voi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình
phức tạp tạo nên 2 vùng lớn:
Vùng núi cao có độ cao trung bình từ 600 m trở lên chiếm 67,6% diện tích
tòan tỉnh, dân cư thưa thớt đất đai ở đây chủ yếu là các loại đất xám mùn trên
núi và đất mùn alít trên núi. Do có địa hình cao dộ dốc lớn làm cho đất bị xói
mòn rửa trôi gây ảnh hưởng đến độ phì của đất và giảm khả năng canh tác trên
vùng đất đốc cũng gặp nhiều khó khăn.
Vùng thấp có địa hình dưới 600 m, chủ yếu là các đồi, núi thấp, thung
lũng và bồn địa chiếm 32,4% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Ở đây dân cư tập
trung khá đông đúc, có nhiều các điều kiện thuận lợi, đất đai chủ yếu là đất xám
feralit, đất phù sa ở dọc các con sông có độ phì khá cao, thuận lợi cho cây trồng
và vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
Đất đai:
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám feralit, feralit đỏ vàng là 571.560 ha
(chiếm 83%), đất có tầng phong hóa dày 1,5 - 2,0 m, hàm lượng chất dinh
dưỡng khá cao và có khả năng thoát nước tốt, đất mùn alít trên núi là 48.425 ha
(chiếm 7% diện tích đất tự nhiên), còn lại là các loại đất như: đất xám mùn alit
trên núi, đất mùn trên núi với thành phần cơ giới nặng, kém tơi xốp chiếm diện

tích nhỏ. Tính chất và chất lượng của mỗi loại đất có ảnh hưởng sinh trưởng của
cây trồng vật nuôi.
Các đặc điểm lý, hóa của đất: Trong sản xuất nông lâm nghiệp, thành
phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất,… quyết
định đến chất lượng và hiệu quả sử dụng đất. Các vật liệu khoáng chất hữu cơ,
không khí và nước là 4 thành phần chính của đất. Vật liệu khoáng, vật chất hữu

13
cơ, không khí và nước, phức keo, 4 nhân tố này ở mỗi loại đất sẽ có những tỉ lệ
khác nhau.
Tỉnh Yên Bái chủ yếu là đất xám feralit và đất feralit đỏ - vàng. Tập trung
nhiều ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Chấn Yên. Đất có
tầng phong hóa dày 1,5 - 2,0 m, khá tơi xốp nhưng do địa hình dốc nên đất dễ bị
xói mòn, rửa trôi, nên chủ yếu dành cho lâm nghiệp và nông - lâm kết hợp.
2.1.2.2. Khí hậu
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ
22-23
0
C với lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.200 mm/năm, độ ẩm trung bình
83 - 87% có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Có thể chia
thành 5 tiểu vùng khí hậu dựa trên yếu tố địa hình.
Tiểu vùng Mù Cang Chải: Có độ cao trung bình 900m, nhiệt độ trung bình
18 - 20
0
C, có khi xuống dưới 0
0
C về mùa đông với địa hình cao, độ dốc lớn
cùng với đó là điều kiện khí hậu ôn đới nên ở đây chủ yếu là đất mùn alit trên
núi và đất mùn trên núi, thích hợp cho sự phát triển của các loại động thực vật
vùng ôn đới. Đất chủ yếu là đất lâm nghiệp và phần lớn đất chưa được sử dụng.

Tiểu vùng Văn Chấn - Nam Chấn: Có độ cao trung bình 800m, nhiệt độ
18 - 20
0
C, phía Bắc tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh,
thích hợp phát triển các loại động thực vật ôn đới. Đất đai ở đây chủ yếu là đất
xám feralit và đất mùng trên núi, đất phù sa chua (TX. Nghĩa Lộ) cũng được sử
dụng vào mục đích nuôi trồng các sản phẩm vùng ôn đới.
Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ: Độ cao trung bình 200 - 400m, nhiệt độ từ
21 - 32
0
C, đất đai ở đây chủ yếu là đất xám feralit thuận lợi cho việc trồng các
loại cây lương thực và cây ăn quả.
Tiểu vùng Nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe: Độ cao
trung bình 70m, nhiệt độ trung bình 23 - 24
0
C, lượng mưa lớn, nhiệt dộ, độ ẩm
của đất khá thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi.
Đất chủ yếu là đất phù sa sông, đất xám feralit và đất feralit đỏ vàng đất có tầng
phong hóa dày, dễ thoát hơi nước và có độ phì khá cao. Đây chính là vùng cung
cấp các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh.

14
Tiểu vùng Lục Yên, Yên Bình: Độ cao trung bình dưới 300m, nhiệt độ 20 -
23
0
C, là vùng có nhiều diện tích nước mặt nhất tỉnh với hồ Thác bà rộng
19.050ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và đặc
biệt là nuôi trồng thủy sản.
2.1.2.3. Nước
Cùng với đất thì nguồn nước ở Yên Bái vô cùng phong phú và đa dạng,

với diện tích nguồn nước nổi trên trên địa bàn tỉnh là 2.484 ha tương đương với
0,36% tổng diện tích đất tự nhiên.
* Nguồn nước mặt
- Tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái khá phong phú, dồi dào, được cung
cấp bởi hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng, sông Chảy và hàng trăm
ngòi, suối lớn nhỏ khác nhau. Mật độ trung bình 1,15km/km
2.
. Nhìn chung sông,
suối ở Yên Bái đều bắt nguồn từ núi cao, dòng chảy siết, lưu lượng thay đổi thất
thường, hay gây ra lũ thất thường, nhưng lại chứa dựng nguồn thủy năng khá lớn.
Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc) cao 1.766m, chảy
vào Việt Nam qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Đoạn chảy trong địa phận tỉnh
Yên Bái dài khoảng 100km với độ dốc 0,23m/1km. Đây chính là cơ sở quan
trọng cho việc bồi đắp nên các cánh đồng phù sa màu mỡ dọc 2 bên bờ sông
Hồng của các huyện Văn Yên, Trấn Yên và TP. Yên Bái tạo nên những vùng
trồng lúa, ngô và hoa màu.
Sông Chảy được bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh (Trung Quốc) cao
2.149m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dòng sông nhỏ, sâu và chảy
xiết. Mô đun dòng chảy bình quân là 30,51/s//km
2
. Vùng hạ lưu chảy có hồ và
nhà máy thủy diện Thác Bà với công suất 108 MW.
- Bên cạnh hệ thống sông, suối ở Yên Bái có 20.913ha mặt nước hồ ao có
ý nghĩa quan trọng đối với thủy lợi, đặc biệt là mở rộng diện tích đất nông
nghiệp - lâm - ngư nghiệp và GTVT. Đáng kể nhất là hồ Thác Bà nằm trong lưu
vực sông Chảy, thuộc huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên, với dung
tích 2,9 tỉ m
3
.



15
* Nguồn nước ngầm
Yên Bái còn được thiên nhiên ưu đãi, với nguồn nước ngầm tương đối
phong phú, phân bố đều, ở độ sâu 20 - 200m trong các nham trầm tích bở của hệ
Đệ Tứ.
Nguồn tài nguyên nước phong phú góp phần mở rộng diện tích đất nông
nghiệp, tăng điện tích đất có tưới, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm
nông nghiệp.
2.1.2.4. Sinh vật
Năm 2012, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái là
414.565,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 236.837,5 ha; rừng trồng là 177.727 ha,
diện tích đất trồng (quy hoạch cho lâm nghiệp) là 95.148,4 ha, độ che phủ là 58%.
Có nhiều loại rừng khác nhau như: Rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và núi cao.
Trong khu vực rừng á nhiệt đới có nhiều loại có nhiều loại cây là kim (pơ mu,
thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, xem lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ đỗ
quyên. Bên cạnh các loài ngỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, pơmu, đẳng sâm, sơn
tra, hò thủ ô, sa nhân,…), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, gấu, lợn rừng, chó
sói, sơn dương, hươu, vượn, khỉ, phượng hoàng đất,…) cùng nhiều khu rừng cho
lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè,…). Với
nguồn tài nguyên sinh vật phong phú góp phần nâng cao giá hiệu, hiệu quả kinh
tế đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Yên Bái cũng có nhiều hạn chế: diễn
biến thời tiết phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan, một mùa đông lạnh giá
cùng với đó là hiện tượng xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị trơ sỏi đá ở những
vùng đất dốc gây khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong những
năm gần đây tỉnh Yên Bái đã đưa ra được một số các chính sách nhằm hạn chế
những ảnh hưởng của tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhờ đó mà năng
suất các sản phẩm nông sản tăng lên vào năm 2012 đạt 414.565,2 ha diện tích
rừng và đất lâm nghiệp, tỉ lệ tre phủ rừng đạt 58% .




16
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Yên Bái là một tỉnh có dân số đông, với 756.688 người (năm 2012),
mật độ trung bình 111 người/km
2
, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp và có xu
hướng giảm đến năm 2012 là 0,12%. So với năm 2005 dân số Yên Bái năm
2012 tăng gấp 1,064 lần. Bình quân giai đoạn 2005 - 2012 tỉ lệ gia tăng dân
số trung bình là 1,28%/năm đây là kết quả của việc các chính sách dân số kế
hoạch hóa gia đình.
Dân số Yên Bái có sự phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các
đô thị, các thung lũng giữa núi, các trục đường giao thông. Các vùng dân cư tập
trung đông như: TP. Yên Bái (96,3 nghìn người với mật độ là 903 người/km
2
),
Văn Chấn (148,6 nghìn người), Văn Yên (118,9 nghìn người), Yên Bình (106,6
nghìn người). Ngược lại các khu vực núi cao hiểm trở, điều kiện sinh hoạt, giao
lưu kinh tế văn hóa gặp nhiều khó khăn dân cư rất thưa thớt như: Trạm Tấu
(28,5 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 38 người/km
2
), Mù Cang Trải
(52 nghìn người, mật độ trung bình là 43 người/km
2
) theo niên giám thống kê
năm 2012. Sự phân bố dân cư không đều đến vấn đề thiếu đất canh tác nông
nghiệp sử dụng đất ở những vùng đông dân cư.

Năm 2012 dân số trong độ tuổi lao động lao động của tỉnh là 418.672
người, chiếm 55% dân số, trong đó lao động trong nông nghiệp là 302.505
người chiếm 72,3% lực lượng lao động.

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái]
Hình 2.1: Cơ cấu lao động của tỉnh Yên Bái năm 2012

17
Trong cơ cấu lao động của tỉnh Yên Bái, lao động trong nông nghiệp
chiếm một tỉ lệ khá lớn. Lao động chất lượng thấp, nhất là lao động vùng cao,
vùng sâu vùng xa. Với trên 30 dân tộc cùng sinh sống, trong quá trình phát triển
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí nhìn
chung còn thấp.
Về trình độ người lao động, năm 2012 số đã qua đào tạo chiếm 29,8%. So
với tổng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, số người có trình độ cao
đẳng đại học và trên đại học chiếm 18%; số người có trình độ trung cấp 34,8%;
số người có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 70,5% . Trong những năm
gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những ứng dụng KH - KT nền
kinh tế đã có những bước phát triển mới, đội ngũ lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật ngày càng đông.
Các dân tộc thiểu số có phong tục, du canh, du cư, đốt nương làm dẫy đã
gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sử dụng đất, làm tăng diện tích đất trống
đồi trọc, đất hoang hóa. Vì vậy, việc tiếp cận cơ chế mới còn nhiều hạn chế, có
những nơi còn bảo thủ, trì chệ, lạc hậu chưa mạnh dạn tiếp thu quy mô kinh tế
lớn. Hiện nay cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh nông nghiệp - nông
thôn nền nông nghiệp đã có những thành tựu mới.
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật
* Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống đường giao thông
GTVT đường bộ với tổng chiều dài các loại đường có trên địa bàn của

tỉnh là 3.981,46km, mật độ trung bình đạt 0,57km/km
2
. Yên Bái có hệ thống
đường quốc lộ chạy qua trên phạm vi 46 xã thuộc 4 huyện với tổng chiều dài
369,5km.
Yên Bái nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đoạn đường sắt
chạy qua tỉnh gồm 10 ga nằm trên địa bàn 20 xã, phường, thị trấn thuộc TP.Yên
Bái và các huyện Trấn Yên, Văn Yên dài 84km.

18
Về đường thủy có hai tuyến chính. Tuyến sông Hồng dài 115km. Tuyến
hồ Thác Bà qua 25 xã ven hồ hai huyện Yên Bình và Lục Yên, nối liền các xã
phía đông của hồ với quốc lộ 70, dài 80km.
Với hệ thống đường giao thông ngày càng hiện đại, góp phần vận chuyển
các sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa, vật tư, phân bón thuốc trừ sâu,… phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống GTVT nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu
đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, cần quan tâm xây dựng hệ thống giao thông
nông thôn để tạo ra sự phát triển đồng bộ giữa các vùng và khai thác có hiệu quả
hơn nguồn tài nguyên đất của các vùng đặc biệt là vùng sâu vùng xa.
- Hệ thống điện
Hệ thống điện được xây dựng khá tốt, phục vụ cho sinh hoạt, đời sống và
ứng dụng có hiệu quả trong nông nghiêp. Toàn tỉnh có 1.012 trạm biến áp trong
đó có 2 trạm biến áp 110/35KV - công suất 60.000KVA, 11 trạm biến áp 35/10
KV - công suất 15.000 KV, 2 trạm biến áp 22/6KV - công suất 20.000 KVA,
726 trạm biến áp 35/0,4 KV tổng công suất hơn 137.000 KVA; 2 trạm biến áp
22/0,4 với tổng công suất hơn 12.000 KVA,… Với mạng lới điện như hiện nay,
90% dân số được dùng diện lưới quốc gia, riêng khu vực nông thôn có hơn 111
nghìn hộ được dùng điện. Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
ngành nông nghiệp và việc sử dụng đất hợp lí trong nông nghiệp.
* Các chính sách dịch vụ nông nghiệp

- Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi tương đối phát triển, đóng vai trò điều tiết nước và cung
cấp nước cho ruộng đồng, cây cối và phát triển nuôi trồng thủy sản. Theo kết
quả điều tra đối với các công trình có diện tích tưới trên 1 ha. Toàn tỉnh có 2.626
công trình tưới bao gồm 2.450 đập dâng, 160 hồ chứa, 16 trạm bơm. Trong đó
có 807 công trình kiên cố, 1819 công trình tạm.
Về các công trình đầu mối và các công trình trên kênh
+ Công trình đầu mối: 2.607 công, 138 tràn xả lũ, 834 công lấy nước.
+ Kênh dẫn: 1.367km kênh dẫn, 2.206km kênh đất

19
+ Công trình trên kênh; 1.210 cống qua đường, 418 cổng tràn nước thừa,
289 cầu máng, 79 xi phông. Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình nhỏ, kênh
ống dẫn nước phục vụ tưới. Theo thiết kế các công trình tưới trên địa bàn tỉnh
tưới được cho 28.422 ha, tuy nhiên thực tế chỉ tưới được 19.977 ha đạt 70%.
Hệ thống thủy lợi của tỉnh được quan tâm chú trọng đầu tư góp phần mở
rộng diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất có tưới và giảm diện tích đất
hoang hóa, nâng cao độ phì của đất.
- Hệ thống cơ sở chế biến - dịch vụ
Hệ thống cơ sở chế biến - dịch vụ của tỉnh Yên Bái ngày càng được mở
rộng, với các nhà máy chế biến nông sản, nhà máy chế biến chè, (công ty chế
biến chè Nghĩa Lộ) và các cơ sở chế biến chè thành phẩm thuộc các công ty chè
Trấn Yên, Bảo Ái, Yên Ninh,… Ngoài ra còn rất nhiều các nhà xưởng chế biến
ngỗ (ở các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên) và chưng cất tinh cất dầu quế
ở huyện Văn Yên. Việc xây dựng các nhà máy, nhà xưởng chế biến các sản
phẩm nông nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu đã nâng cao được hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
Ngành dịch vụ nông nghiệp của tỉnh cũng khá phát triển với hệ thống các
của hàng bán buôn, bán lẻ, dịch vụ chuyển trở các sản phẩm nông nghiệp cũng
như dịch vụ cung cấp chuyên trở vật tư, phân bón thuốc trừ sâu có mặt ở các

vùng trong tỉnh.
2.1.3.3. Đường lối chính sách
Đường lối chính sách là kim chỉ nam cho sự phát triển KT - XH. Đối với
hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng với những đường lối chung của đảng và
chính phủ (chính sách khoán 10, chính sách giao đất giao rừng,…), tỉnh Yên Bái
còn đưa ra được những chính sách riêng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh
như: tăng cường cho nông dân vay vốn lãi suất thấp với thời hạn 5 năm, 10 năm,
cung cấp giống cây trồng vật nuôi cho một số địa phương khó khăn, trang bị những
kiến thức cho người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường ứng
dụng các thành tựu KH - KT, cải tạo đất,… các chính sách này đã có tác động rất
lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại đất mới.

20
2.1.3.4. Các nhân tố kinh tế xã hội khác
Ngoài các nhân tố như trên thì các nhân tố như thị trường tiêu thụ, và nguồn
vốn đầu tư cũng có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Là cầu lối giữa sản xuất và tiêu dùng. Ở đó
người sản xuất thực hiên việc trao đổi hàng hóa điều này giúp họ tiếp tục thực
hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo, làm cho diện tích đất nông nghiệp thường
xuyên được luân canh, thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất.
Vốn đầu tư: Là cơ sở quan trọng để có thể thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển, mở rộng diện tích đất, cải tạo đất và ứng dụng KH - KT
trong nông nghiệp.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn: Chất lượng nguồn lao động
chưa cao, đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong nông nghiệp còn ít và
trình độ thấp. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, chưa đồng bộ, các
chính sách tiến bộ của đảng và nhà nước vẫn còn chưa được ứng dụng rộng rãi ở
những khu vực vùng sâu, vùng xa. Vì vậy cần tăng cường chất lượng người lao
động, cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là giải pháp tối ưu
thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh Yên Bái phát triển.

2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái
2.2.1. Khái quát hiện trạng sử dụng đất tỉnh Yên Bái
Yên Bái có diện tích đất tự nhiên là 688.627,64 ha, (năm 2012) được sử
dụng vào nhiều mục địch khác nhau. (Hiện trạng sử dụng đất năm 2012), phần
phụ lục.
Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp có diện tích khá lớn đạt 109.248,97 ha
(chiếm 15,8% diện tích đất nông nghiệp). Trong nhóm đất nông nghiệp thì bao
gồm đất trồng cây hàng năm 64.331,49 ha, đất trồng cây lâu năm 43.226,59 ha;
đất nuôi trồng thủy sản 1.588,34 ha và các loại đất nông nghiệp khác 62.55 ha.
Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng
lên từ 80.727,98 ha năm 2005 lên đến 109.248, 56 ha năm 2012 tăng gấp 1,4
lần. Nguyên nhân do diện tích đất được mở rộng nhờ ứng dụng các thành tựu

×