Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

ĐTM Công ty cổ phần đầu tư đèo cả, đại diện cho liên doanh tổng công ty xây dựng hà nội tập đoàn hải thạch tập đoàn mai linh và công ty TNHH á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.79 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 5
1.1. TÊN DỰ ÁN 5
1.2. CHỦ DỰ ÁN 5
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 5
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 6
1.1.1. Mục tiêu của dự án 6
1.1.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án 6
1.1.3. Các công trình phụ trợ 7
1.1.4. Biện pháp thi công 7
1.1.5. Đền bù chiếm dụng đất và giải phóng mặt bằng 8
1.1.6. Tiến độ thực hiện dự án 8
1.1.7. Vốn đầu tư 8
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 9
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 9
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất 9
2.1.2. Điều kiện khí tượng 9
2.1.3. Điều kiện thủy văn 10
2.1.4. Hiện trạng môi trường không khí 10
BẢNG II.1. VỊ TRÍ ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ MỨC ỒN, RUNG10
2.1.5. Hiện trạng tiếng ồn – rung 11
BẢNG II.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐO ĐỘ ỒN 11
BẢNG II.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐO MỨC RUNG 12
2.1.6. Hiện trạng môi trường nước 12
BẢNG II.4. VỊ TRÍ MẪU NƯỚC MẶT 13
BẢNG II.5. VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC NGẦM 14
2.1.7. Hiện trạng môi trường đất 14
BẢNG II.6. VỊ TRÍ LẤY MẪU ĐẤT 14
2.1.8. Hiện trạng tài nguyên sinh học 15
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 17


2.2.1. Điều kiện kinh tế 17
2.2.2. Văn hóa- xã hội 18
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 19
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN 19
3.1.1. Nguồn tác động và đối tượng bị tác động 19
3.1.2.Đánh giá tác động 21
Bảng II.7. Bảng tóm tắt nguồn, các tác động, quy mô, mức độ tác động đến tài
nguyên đất gây ra bởi các hoạt động của Dự án công trình thủy điện
Đập Hàn 21
3.2.TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 23
3.2.1. Nguồn tác động và đối tượng bị tác động 23
3.2.2. Đánh giá tác động 24
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 26
3.3.1.Nguồn gây tác động và đối tượng bị tác động 26
3.3.2.Đánh giá tác động 27
BẢNG II.8. TỔNG LƯỢNG PHÙ SA TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TẠI TUYẾN
ĐẬP ĐẬP HÀN 28
BẢNG II.9. QUAN HỆ HỒ CHỨA TUYẾN ĐẬP 28
3.4. TÁC ĐỘNG DO CÁC RỦI RO, SỰ CỐ 29
3.5. ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 30
3.5.1. Độ tin cậy của các đánh giá 30
ii
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 32
4.1.Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thi công dự án
32
4.2. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tích nước và vận hành công trình 33
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 35
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG: 35
5.1.1.Chương trình quản lý môi trường: 35

5.2 .CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG: 36
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 39
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 40
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Bộ NN và PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
BXD : Bộ xây dựng
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận Tổ quốc
BQL : Ban quản lý
MNDBT : Mực nước dâng bình thường
GTCP : Giá trị cho phép
BVTV : Bảo vệ thực vật
TVN : Thực vật nổi
ĐVN : Động vật nổi
ĐVĐ : Động vật đáy
BQLDA : Ban quản lý dự án
WHO : Tổ chức y tế Thế giới
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 5
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 9
BẢNG II.1. VỊ TRÍ ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ MỨC ỒN, RUNG10
BẢNG II.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐO ĐỘ ỒN 11

BẢNG II.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐO MỨC RUNG 12
BẢNG II.4. VỊ TRÍ MẪU NƯỚC MẶT 13
BẢNG II.5. VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC NGẦM 14
BẢNG II.6. VỊ TRÍ LẤY MẪU ĐẤT 14
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 19
BẢNG II.8. TỔNG LƯỢNG PHÙ SA TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TẠI TUYẾN
ĐẬP ĐẬP HÀN 28
BẢNG II.9. QUAN HỆ HỒ CHỨA TUYẾN ĐẬP 28
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 32
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 35
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 39
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 40
v
vi
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Nước sạch đã và đang là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển bền vững sản
xuất, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam ta nói riêng.
Các tỉnh miền Trung nói chung và Phú Yên, Khánh Hòa nói riêng nằm dọc ven
biển theo chân của sườn phía Tây dãy núi Trường Sơn, địa hình có độ dốc lớn, sông suối
ngắn, lượng mưa phân bố rất không đều, mùa mưa lũ lớn, mùa khô sông suối cạn, nguồn
cung cấp nước ngầm rất kém, còn nguồn cung cấp nước mặt cũng gặp rất khó khăn do ít
có điều kiện làm hồ chứa và vùng đất thấp ven biển bị xâm nhập mặn.
Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả cần phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối về
cung cấp nước và điện để phòng cháy chữa cháy.
Trong điều kiện nêu trên thì việc xây dựng hồ chứa nước Đập Hàn để khai thác
nguồn nước trên sông Mới nhằm cung cấp nước phòng cháy chữa cháy cho hầm đường
bộ Đèo Cả, lợi dụng thủy năng phát điện cho Hầm đường bộ qua Đèo Cả, đồng thời cung
cấp nguồn nước sạch thô cho nhu cầu nước sinh hoạt của khu chuyên gia và quản lý hầm

Đèo Cả, cho công nghiệp, nông nghiệp và nước sinh hoạt khác thuộc khu vực phía Bắc
Hầm Đèo Cả (Phú Yên) và phía Nam hầm Đèo Cả (Khánh Hòa) là rất cần thiết và cấp
bách.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án Thủy điện Đập Hàn và Hồ chứa
nước thô” dựa trên những quy định của pháp luật và căn cứ kỹ thuật sau:
2.1. Văn bản pháp luật:
- Luật Bảo vệ Môi trường 2005 ngày 19/11/2005 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006);
- Luật Tài tài nguyên nước năm 1998;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2009);
- Luật xây dựng số 16/2003- QH11 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, khóa
XI từ ngày 21/10/2003 đến ngày 26/11/2003;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2011 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 và Nghị định 21/2008/NĐ-CP
1
của Chính phủ ngày 28/02/2008 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Thông tư 26/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định
chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2011 về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày11/82009 của BộCông thương hướng dẫn quản lý,
sản xuất, kinh doanh, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn
Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
- TCVN 7373:2004. Tiêu chuẩn Việt Nam. Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng
nitơ tổng số trong đất Việt Nam;
- TCVN 7374:2004. Tiêu chuẩn Việt Nam. Chất lượng đất. Giá trị chỉ thị về hàm lượng
photpho tổng số trong đất Việt Nam;
- TCVN 7377:2004. Tiêu chuẩn Việt Nam. Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị pH trong đất
Việt Nam;
- QCVN 03:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất;
- QCVN 04:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ
thực vật trong đất;
- QCVN 05:2009/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh;
- QCVN 08:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN14:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 26:2010/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
2
- QCVN 02:2008/BCT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản,
vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
2.3. Các văn bản liên quan đến dự án
- Căn cứ theo Quyết định số: 628/QĐ- UBND ngày 13/4/2011 của UBND tỉnh
Phú Yên về việc điều chỉnh Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các dự án thủy điện nhỏ nằm trong
quy hoạch tại Quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch
UBND tỉnh Phú Yên;
- Công văn số 2787/UBND-ĐTXD ngày 7/12/2010 của UBND tỉnh Phú Yên về
một số vấn đề liên qua đến công tác triển khai dự án Hầm đường bộ Đèo Cả.
- Thông báo số 316/UBND-ĐTXD, ngày 14/5/2012 của UBND tỉnh Phú Yên về

việc chấp thuận đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính về miễn nộp tiền ký quỹ đầu tư thực
hiện dự án Nhà máy thủy điện Đập Hà và hồ chứa nước thô.
- Công văn số 2423/UBND-KT ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh Phú Yên về việc
ý kiến kiến về Báo cáo ĐTM dự án Thủy điện Đập Hàn và Hồ chứa nước thô.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM:
3.1. Phương pháp luận
Việc lập báo cáo ĐTM của một dự án là nghiên cứu, phân tích một cách có cơ sở
khoa học những tác động lợi hoặc hại do hoạt động phát triển có thể mang lại cho môi
trường kinh tế - xã hội nhân văn, tài nguyên sinh vật nơi thực hiện các hoạt động phát
triển. Qua đó phân tích các nhân tố chịu tác động, tính chất, quy mô, cường độ các tác
động, sự diễn biến theo thời gian và không gian, mối liên hệ giữa các nhân tố nhằm đề
xuất các phương án xử lý giảm thiểu tác động có hại tới môi trường nói chung và đa dạng
sinh học nói riêng.
3.2. Phương pháp đánh giá
- Phương pháp thống kê:
- Phương pháp đánh giá nhanh:
- Phương pháp ma trận:
- Phương pháp mô hình toán:
- Phương pháp chuyên gia:
3
- Phương pháp nghiên cứu và khảo sát hiện trường;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
 Đánh giá chung về các phương pháp:
Những phương pháp kể trên được áp dụng rất rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường nêu trên cho những kết quả đáng tin
cậy, thuận tiện cho các nhà quản lý ở trung ương cũng như địa phương.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM:
Cơ quan lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Công ty Cổ phần Đầu tư
Đèo Cả cùng với đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là: Viện Địa
chất – Viện KH&CN Việt Nam.

Ngoài ra còn có sự với sự tham gia của các chuyên gia môi trường thuộc các Viện
nghiên cứu khác như: Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khí
tượng Thủy văn – Bộ Tài nguyên Môi trường.
4
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐẬP HÀN VÀ HỒ CHỨA NƯỚC THÔ
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, Đại diện cho Liên doanh Tổng Công ty Xây
dựng Hà Nội, Tập đoàn Hải Thạch, Tập đoàn Mai Linh và Công ty TNHH Á
Châu.
− Địa chỉ: 75 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
− Điện thoại: (84-4) 39449111 Fax: (84-4) 39449113
− Đại diện: Ông Hồ Minh Hoàng Chức vụ: Tổng giám đốc
Cơ quan tư vấn thiết kế
Văn phòng Tư vấn Thẩm định và Giám định chất lượng công trình – Đại học Thủy lợi
HN.
Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM
Viện Địa chất - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
− Địa chỉ: Ngõ 84, phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
− Điện thoại: 04 37754798 Fax: 04 37754797
− Đại diện: Ông Trần Tuấn Anh Chức vụ: Viện trưởng
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
+ Vị trí hồ thủy điện:
Lòng hồ thủy điện Đập Hàn xây dựng trên sông Mới thuộc xã Hòa Xuân Nam,
huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên, được giới hạn bởi các kinh độ, vĩ độ sau:
Kinh độ (X ) từ 109° 19' 11,5" đến 109° 21' 23,9"
Vĩ độ (Y) từ 12° 52' 52,9" đến 12° 51' 58,9"
Vị trí các tuyến công trình đập có tọa độ như sau:
- Vị trí đập dâng số 1; X: 109° 20' 4,9" Y: 12° 52' 50,6"

- Vị trí đập dâng số 2; X: 109° 21' 22,2" Y: 12° 52' 32.4"
+ Vị trí nhà máy thủy điện:
- Nhà máy thủy điện có vị trí nằm ở chân núi phía đầu biển hồ, có tọa độ như sau:
X: 109° 22' 25.0" Y: 12° 53' 23.2". Khu vực xây dựng nhà máy thủy điện là khu đất
trống (không sử dụng),
5
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.1.1. Mục tiêu của dự án
- Cấp nước phòng cháy chữa cháy cho hầm đường bộ Đèo Cả;
- Tận dụng thế năng từ hồ chứa nước Đập Hàn để làm nhà máy thủy điện 4,8 MW
cung cấp điện cho Hầm đường bộ Đèo Cả.
- Cấp nước sạch thô 30.000, m3/ngày đêm nhằm phục vụ cho khu vực Nam Phú
Yên và kinh tế Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa.
1.1.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án
• Các hạng mục công trình chính
a, Cụm đầu mối
+ Hồ chứa: Hồ chứa được thiết kế với diện tích mặt hồ F= 111,75 ha, dung tích toàn bộ
hồ chứa V
t
= 15,190 m
3
+ Đập dâng: Để xây dựng hồ thủy điện Đập Hàn cần phải xây dựng hai đập dâng và một
đập phụ: đập dâng số 1 và đập dâng số 2.
+ Đập phụ: Khi làm hồ chứa theo phương án MNDBT = 262 m còn cần một đập phụ
nhỏ nằm ở bên phải gần đập dâng số 1 để khép kín bờ hồ chứa.
Đập phụ được xây dựng bằng đá xây, chiều dài đỉnh đập 19m; chiều cao đập
8,1m; cao trình đỉnh đập không tràn 266,2m.
b, Cụm năng lượng
+ Cửa nhận nước
- Vị trí: Cửa nhận nước được bố trí bên góc bờ trái của Đập dâng số 2.

- Kết cấu cửa lấy nước kiểu tháp bằng bê tông cốt thép.
- Kích thước thông thủy của cửa nhận nước BxH = 1,80x1,80 m.
+ Ống hộp áp lực
- Qua tính toán chọn phương án ống có kích thước ống BxH = 1,5 m x 1,5 m.
- Chiều dày bọc bê tông cốt thép M250 dày 34 cm.
- Mỗi đoạn ống hộp bê tông cốt thép dài trung bình 20m.
+ Tháp điều áp: Tháp điều áp để bảo vệ an toàn ống thép áp lực và ống hộp bê tông cốt
thép áp lực khi chịu áp lực nước va.
+ Ống thép áp lực: Đường kính ống thép 1100 mm, chiều dài ống 1400 m, chiều dày 8
mm, 10 mm, 12 mm, 14 mm, 18 mm.
c, Đặc trưng của nhà máy
6
+ Nhà máy thủy điện: Nhà máy có 2 tổ máy, cao trình sàn lắp máy 5,50 m, cao trình sàn
máy phát 5,50m.
Nhà máy có 4 gian, mỗi gian rộng 5,0 m: Gian sửa chữa bố trí ở đầu hồi phải, tổng
chiều dài nhà máy 37,0 m; chiều rộng 19,50 m. Phòng điều khiển trung tâm bố trí ở đầu
hồi trái, ngoài ra còn có các gian công nghệ và các phòng chức năng phục vụ vận hành
nhà máy.
Các tổ máy trục ngang được bố trí song song cách nhau 10,0 m, loại tua bin
Pelton. Nhà máy có kết cấu như sau: Hệ thống cột, dầm cầu trục liên kết dạng khung
BTCT, móng bè. Phần bao che xây gạch, mái lợp tôn chống nóng, vì kèo thép khẩu độ
13,50 m.
+ Kênh xả: Nước xả đổ vào bể xả và dẫn ra kênh xả.
Kênh xả: Mặt cắt chữ nhật, kích thước mặt cắt BxH = 3,0 x 1,5 m.
1.1.3. Các công trình phụ trợ
1.1.3.1. Đường ống cấp nước PCCC cho hầm đường bộ Đèo Cả
Do hồ chứa nước Đập Hàn nằm trên cao MNDBT = 262,000; MNC = 246,50,
trong khi cao độ đặt của hầm đường bộ Đèo Cả cao nhất là 92,23. Vì thế lấy nước trực
tiếp từ hồ chứa nước Đập Hàn để cung cấp nước phòng cháy chữa cháy cho hầm đường
bộ Đèo Cả.

1.1.3.2. Đường ống chính phi 500 mm cấp nước sạch thô cho
khu kinh tế Vân Phong
• Đường ống có đường kính d = 500 mm, cấp lưu lượng Q = 30.000 l/ngđ.
• Chiều dài tuyến ống từ Tháp điều áp đến nhà máy nước L = 9660 m.
• Tổng chiều dài tuyến ống cấp nước từ hồ chứa nước Đập Hàn đến điểm cấp nước vào
nhà máy nước sạch là 11.549 m.
1.1.3.3. Đường thi công
Đường quản lý và đường thi công hồ chứa nước Đập Hàn bắt đầu rẽ từ đường
công vụ để thi công hầm đường bộ Đèo Cả và nối vào đường lâm nghiệp hiện có.
Chiều dài đường thi công và quản lý kể từ đường công vụ thi công hầm đường bộ
Đèo Cả đến đập dâng số 1 dài 7000 m.
1.1.4. Biện pháp thi công
a. Thi công đào đất
Tại các hố móng đập dâng, cửa lấy nước mặt bằng đào không lớn thì biện pháp thi
công chủ yếu là dùng máy ủi từ trên cao xuống các đường công vụ ở phía dưới, dùng
7
máy xúc 1,25 m
3
xúc lên ô tô 10 tấn chuyển ra các bãi thải cự ly trung bình 500 m.
Tại các khu cực có mặt bằng và tầng đào lớn sử dụng máy đào 1,25 m
3
xúc trực
tiếp lên ô tô 10 tấn. Công tác bạt sửa mái đào được thực hiện bằng máy đào gầu sấp loại
nhỏ. Công tác đào đất ở các đường phục vụ thi công chủ yếu dùng máy ủi.
b. Thi công đào đá
Công tác đào đá được thực hiện bằng biện pháp khoan nổ, bốc xúc vận chuyển ra
bãi trữ hoặc bãi thải.
Công tác đào đá được tiến hành theo các phương pháp sau:
- Khoan nổ lớn, đường kính lỗ khoan 76 mm đến 105 mm.
- Khoan nổ nhỏ, đường kính lỗ khoan đến 42 mm.

- Khoan nổ đường viền, đường kính lỗ khoan đến 105 mm.
1.1.5. Đền bù chiếm dụng đất và giải phóng mặt bằng
Dự án chỉ chiếm dụng đất rừng đặc dụng, không chiếm dụng nhà ở, đất thổ cư,
không chiếm dụng đất nông nghiệp của dân và các công trình công cộng nào, do vậy
không có công tác tái định cư.
Kinh phí đền bù đất được tính theo quyết định Số: 2297/2011/QĐ-UBND về việc
ban hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2012.
Tổng số kinh phí đền bù chiếm dụng đất và giải phóng mặt bằng là: 11.000.000.000
(mười một tỷ đồng).
1.1.6. Tiến độ thực hiện dự án
Thời gian thi công là 2 năm.
- Triển khai công tác chuẩn bị phục vụ thi công: Quý I năm thứ nhất.
- Khởi công : Quý II – năm thứ nhất
- Hoàn thành cơ bản về xây lắp: Quý I - năm hai.
- Hoàn thiện và chạy thử máy: Quý III- năm thứ hai.
- Phát điện: Quý IV- năm thứ hai.
1.1.7. Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án là: 448.134.000.000 đ (bốn trăm bốn tám tỷ, một trăm ba
tư triệu đồng chẵn)
Nguồn vốn của chủ đầu tư được góp từ các cổ đông
8
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất
2.1.1.1. Đặc điểm địa hình khu vực Dự án
a) Địa hình khu vực núi cao – xung quanh khu vực Dự án
Khu vực núi tương đối cao, sườn núi dốc đứng, dải núi chạy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam, bao gồm các đỉnh đặc trưng (núi Xa, núi Hòn Đen, mũi Đá Đen) thuộc
địa phận xã Vạn Thọ, xã Đại Lãnh, địa bàn tỉnh Khánh Hoà, kéo dài sang các đỉnh núi
đặc trưng (núi Đá Bia, núi Hòn Bà) thuộc địa phận xã Hoà Nam, xã Hoà Tâm, địa bàn

tỉnh Phú Yên.
b) Địa hình lòng hồ
Nguồn cung cấp cho sông Đập Hàn là nước mưa và các nguồn lộ tự nhiên. Trong
phạm vi lòng hồ, không có công trình văn hóa, di tích lịch sử, dân cư sinh sống. Thuộc
phạm vi lòng hồ không có khoáng sản quý, không có khoáng sản độc hại có nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường nước.
c) Địa hình đồng bằng - khu vực xây dựng nhà máy
Khu vực đồng bằng, vùng trũng bao gồm Biển Hồ và khu vực đồng nuôi tôm cá
nối từ ven biển thuộc địa phận xã Hoà Tâm, xã Hoà Xuân Nam, địa bản tỉnh Phú Yên.
2.1.1.2. Đặc điểm địa chất
b, Đặc điểm địa chất lòng hồ Đập Hàn
Cấu trúc nền khu vực lòng hồ gồm các lớp: Trên cùng là lớp sét pha, sét tiếp đến
là đá góc phong hoá dở dang và cuối cùng là đá gốc nguyên khối cách nước.
Điều kiện địa chất của lòng hồ thuận lợi để làm hồ chứa nước Đập Hàn.
c, Đặc điểm địa chất Khu vực đồng bằng - khu vực xây dựng nhà máy:
Khu vực đồng bằng, có địa hình trũng chạy theo hướng Bắc - Nam và sát đến chân
Đèo Cả, kết thúc tại vụng Biển Hồ. Đây là khu vực đồng trũng, nuôi tôm, hồ tự nhiên xen
lẫn khu ruộng lúa và các kênh rạch.
d, Điều kiện động đất vùng dự án
Theo Tiêu chuẩn TCXDVN 375-2006 về thiết kế công trình chịu động đất, gia tốc
động đất dưới nền vùng dự án hồ Đập Hàn = 0,08. Theo bảng tính chuyển đổi từ gia tốc
động đất dưới nền sang cấp động đất, thì các công trình của dự án thuộc vùng động đất
cấp 7 theo thang MKS-64 và động đất cấp 6 theo thang MM.
2.1.2. Điều kiện khí tượng
Phú Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
đại dương, nhiệt độ trung bình 26,50C. Lượng mưa trung bình năm đạt 1450 mm, số giờ
9
nắng bình quân năm 2400 giờ, độ ẩm trung bình 81%.
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9
đến tháng 12 tập trung từ 70-80% lượng mưa cả năm.

2.1.3. Điều kiện thủy văn
a, Dòng chảy lũ lưu vực
Dòng chảy của lưu vực được hình thành rất nhanh khi có mưa. Địa hình lòng sông,
suối, sườn núi có độ dốc lớn nên khi có mưa trên lưu vực thì chỉ trong thời gian ngắn sẽ
hình thành dòng chảy trên sông suối. Khi có lũ lớn một số vị trí có thể bị sạt lở gây nên
dòng chảy có bùn cát, đá.
b. Cơ chế lũ của sông
Mùa lũ trùng với mùa mưa, bắt đầu và kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12; mùa cạn
bắt đầu và kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Khi có mưa hầu như ngay tức thì xuất hiện
dòng chảy trên sông suối, khi mưa to sẽ hình thành lũ lớn trên sông suối gây úng ngập
cục bộ một số vị trí tại hạ lưu. Khi mưa tạnh thì dòng chảy cũng giảm đi nhanh chóng.
2.1.4. Hiện trạng môi trường không khí
Trong quá trình khảo sát, tiến hành đo đạc môi trường không khí tại 8 vị trí các chỉ tiêu
đo đạc gồm CO, NO
2
, SO
2
và bụi tổng số (TSP), đo liên tục 24 giờ, tuần suất 2 giờ đo
một ốp, tổng số 12 ốp tại mỗi điểm đo.
a. Vị trí các điểm đo
Bảng II.1. Vị trí đo đạc môi trường không khí và mức ồn, rung
STT KHM Vị trí đo Tọa độ
1 KK01 Nút giao đường QL1A và đường
thi công.
12° 54' 33.60"N 109° 22' 11.47"E
2 KK02 Biển hồ tiếp giáp với chân núi 12° 53' 50.92"N 109° 22' 37.02"E
3 KK03 Khu vực xây dựng nhà máy thủy
điện.
12° 53' 22.53"N 109° 22' 40.15"E
4 KK04 Trên tuyến thi công bắt đầu

nhập vào đường nông lâm.
12° 53' 55.88"N 109° 21' 57.98"E
5 KK05 Điểm giao giữa tuyến thi công
với đường thủy lực.
12° 53' 9.81"N 109° 22' 14.61"E
6 KK06 Cửa đập số 2. 12° 52' 32.7"N 109° 21' 23.10"E
7 KK07 Trên tuyến thi công từ cửa đập
số 2 đến cửa đập số 1.
12° 52' 37.71"N 109° 20' 44.40"E
8 KK08 Cửa đập số 1. 12° 52' 32.92"N 109° 21' 22,7"E
b. Đánh giá kết quả đo hiện trạng môi trường không khí
Môi trường không khí tại khu vực dự án có thể phân chia thành hai vùng khá rõ
rệt.
- Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại 4 điểm (KK01, KK02, KK03, KK04) tại
10
khu vực này cho thấy sự ô nhiễm bụi vẫn xuất hiện ở điểm đo sát đường quốc lộ 1A
(KK01) ở những thời gian cao điểm. Tuy nhiên, tính trung bình cho 24 giờ mức ô nhiễm
bụi vẫn nằm trong giới hạn cho phép, mức ô nhiễm bụi tại các điểm KK02, KK03, KK04
đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN05:2009/BTNMT. Kết quả đo đạc nồng độ
các khí CO, NO
2
, SO
2
đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN05:2009/BTNMT.
- Khu vực lòng hồ nằm trên vùng núi cao do vậy môi trường không khí không chịu
tác động trực tiếp bởi các hoạt động của con người. Kết quả đo đạc tại 4 vị trí (KK05,
KK06, KK07, KK08) ở khu vực lòng hồ cho thấy các chỉ tiêu môi trường không khí có
giá trị rất nhỏ so với giá trị cho phép của QCVN05:2009/BTNMT. Môi trường không khí
tại khu vực này chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
2.1.5. Hiện trạng tiếng ồn – rung

Khảo sát đo đạc tiếng ồn và mức rung cũng được tiến hành đo tại 8 vị trí trùng với các
điểm đo môi trường không khí (bảng II.2), đo liên tục 24 giờ, tần suất 2 giờ đo 1 ốp, tổng
số 12 ốp.
a. Kết quả đo và hiện trạng độ ồn
Bảng II.2. Tổng hợp kết quả đo độ ồn

hiệu
Vị trí Leq trung bình (dBA)
6h-21h 21h-6h
O1 Nút giao đường QL1A và đường thi công. 71.2 55.1
O2 Biển hồ tiếp giáp với chân núi 68.0 52.3
O3 Khu vực xây dựng nhà máy thủy điện 65.2 51.6
O4
Điểm giao tuyến đường công vụ với đường lâm
nghiệp
65.9 50.1
O5
Giao cắt giữa đường công vụ với tuyến đường ống
thủy lực
55.7 41.9
O6 Cửa đập số 2 50.2 40.6
O7 Trên đường công vụ từ đập số 2 đến đập số 1 47.6 40.1
O8 Cửa đập số 1 49.4 41.6
QCVN 26:2010/BTNMT (Khu vực thông thường) 70 55
Dự án không thuộc những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà
trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác do vậy giới
hạn cho phép về mức ồn trong QCVN 26:2010/BTNMT áp dụng đối với khu vực dự án
thuộc khu vực thông thường , có mức ồn giới hạn như sau:
11
- Mức ồn trung bình từ 6 giờ đến 21giờ là 70 dBA

- Mức ồn trung bình từ 21 giờ đến 6 giờ là 55 dBA
So sánh kết quả đo đạc mức ồn tại 8 vị trí ở khu vực Dự án với QCVN
26:2010/BTNMT cho thấy mức ồn tại vị trí gần đường quốc lộ 1A (điểm KK01) có giá
trị trung bình cao hơn giá trị cho phép của QCVN 26:2010/BTN ở cả hai khoảng thời
gian (từ 6 giờ đến 21giờ và từ 21 giờ đến 6 giờ). Tuy nhiên mức ồn vượt ngưỡng không
lớn.
Các điểm đo còn lại (7 điểm) đềm nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
26:2010/BTNMT, thậm chí mức ồn đo ở các điểm thuộc khu vực lòng hồ nằm ở vùng núi
cao có giá trị rất nhỏ.
b. Kết quả đo và hiện trạng mức rung
Bảng II.3. Tổng hợp kết quả đo mức rung

hiệu
Vị trí Mức Rung gia tốc Lva (dB)
Trung bình 6h-21h Trung bình 21h-6h
Trục
X
Trục
Y
Trục
Z
Trục
X
Trục
Y
Trục
Z
R1
Điểm giao của đường công vụ với
quốc lộ 1A. 50.7 43.8 50.9 38.1 37.0 38.1

R2
Biển hồ tiếp giáp với chân núi 46.3 43.4 46.9 35.1 34.4 34.8
R3
Khu vực xây dựng nhà máy thủy
điện. 40.3 39.2 40.8 33.0 30.8 32.4
R4
Điểm giao tuyến đường công vụ với
đường lâm nghiệp. 36.3 34.9 36.3 31.8 30.4 31.5
R5
Giao cắt giữa đường công vụ với
tuyến đường ống thủy lực. 38.4 36.4 38.7 28.8 27.7 28.7
R6
Cửa đập số 2. 35.5 34.4 36.0 29.0 27.9 28.9
R7
Trên đường công vụ từ đập số 2 đến
đập số 1. 36.3 34.9 36.5 28.3 27.7 28.2
R8
Cửa đập số 1. 37.1 36.2 37.6 27.3 26.9 27.5
QCVN 27:2010/BTNMT
70 60
So sánh kết quả đo đạc mức rung với QCVN 27:2010/BTNMT cho thấy, các vị trí
đo đạc đều có giá trị thấp hơn so với GTCP của QCVN 27:2010/BTNMT.
2.1.6. Hiện trạng môi trường nước
2.1.6.1. Môi trường nước mặt
- Chỉ tiêu phân tích 16 chỉ tiêu hóa học gồm: pH, DO, COD, BOD5, Độ đục, Độ
mặn, Tổng rắn lơ lửng (TSS), Tổng phốt pho, Dầu mỡ, Tổng ni tơ, Hg, As, Cd, Pb, Dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, Tổng Coliform.
a. vị trí điểm đo mẫu nước mặt
12
Bảng II.4. Vị trí mẫu nước mặt

STT KHM Vị trí lấy mẫu Tọa độ
1 NM01 Ven bờ Biển hồ 12°53'50.78"N 109°23'1.43"E
2 NM02 Biển hồ, cách bờ 100m 12°53'48.60"N 109°22'58.97"E
3 NM03 Biển hồ, cách bờ 200m 12°53'45.92"N 109°22'56.03"E
4 NM04 Giữa Biển Hồ, cách bờ 300m 12°53'42.22"N 109°22'52.93"E
5 NM05 Suối chính trong lòng hồ 12°52'28.66"N 109°21'17.67"E
6 NM06 Suối chính trong lòng hồ 12°52'27.68"N 109°21'7.60"E
7 NM07 Suối chính trong lòng hồ 12°52'29.06"N 109°21'0.06"E
8 NM08 Suối chính trong lòng hồ 12°52'32.88"N 109°20'52.29"E
9 NM09 Suối chính trong lòng hồ 12°52'36.79"N 109°20'41.52"E
10 NM10 Suối chính trong lòng hồ 12°52'37.95"N 109°20'33.17"E
11 NM11 Suối chính trong lòng hồ 12°52'35.56"N 109°20'23.46"E
12 NM12 Suối chính trong lòng hồ 12°52'36.16"N 109°20'12.60"E
13 NM13 Sông mới, vị trí xây đập số 1 12°52'43.49"N 109°20'9.27"E
14 NM14
Sông mới, cách đập số 1 về
thượng lưu 300m
12°52'37.45"N 109°20'8.02"E
15 NM15
Sông mới, cách đập số 1 về hạ
lưu 200m
12°52'37.55"N 109°19'56.99"E
16 NM16 Suối nhánh trong lòng hồ 12°52'28.99"N 109°20'6.74"E
c. Kết quả hiện trạng môi trường nước mặt
Kết quả phân tích được so sánh với Quy chuẩn Việt Nam
QCVN08:2008/BTNMT.
Nhìn chung với các mẫu nước lấy tại Biển Hồ có chất lượng như sau: các chỉ tiêu
như tổng chất rắn lơ lửng (TSS), DO và tổng Coliform chỉ đạt tiêu chuẩn nước hạng A2,
các chỉ tiêu khác như các kim loại nặng, dầu mỡ, dư lượng thuốc BVTV, pH, COD,
BOD

5
đều đạt tiêu chuẩn hạng A1. Tuy nhiên mẫu lấy ở giữa Biển Hồ, tất cả các chỉ tiêu
phân tích đạt tiêu chuẩn nước A1.
Đối với các mẫu nước lấy tại sông, suối ở khu vực lòng hồ đều đạt tiêu chuẩn
nước hạng A1, ngoại trừ có 1 mẫu lấy tại suối chính trong lòng hồ (mẫu NM08) có tổng
chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn nước hạng A1 khoảng 0,5%, tuy nhiên vẫn đạt tiêu
chuẩn hạng A2.
Nói chung, nước mặt tại khu vực dự án có chất lượng rất tốt, đặc biệt là nước
sông, suối trong khu vực lòng hồ. Do vậy, nước trong lòng hồ thuộc dự án có thể sử dụng
vào nhiều mục đích như cấp nước sinh hoạt, nước phòng cháy chữa cháy, nước cho thủy
lợi vẫn có thể đạt yêu cầu.
2.1.6.2. Môi trường nước ngầm
Mẫu nước ngầm ở khu vực đồng bằng nơi xây dựng nhà máy, được lấy tại các
giếng nước của những hộ dân thôn Hảo Sơn gần khu vực Dự án với số lượng 3 mẫu. Tại
13
khu vực lòng hồ lấy 7 mẫu nước từ các mạch xuất lộ nước trong núi đá chảy ra
a. Vị trí lấy mẫu nước ngầm
Bảng II.5. Vị trí lấy mẫu nước ngầm
STT KHM Vị trí lấy mẫu Tọa độ
1 NN01
Nước giếng tại UBND xã Hòa Xuân
Nam
12°54'3.55"N 109°23'2.07"E
2 NN02
Nước giếng khoan nhà ông Thuận,
thôn Hảo Sơn.
12°54'34.52"N 109°22'4.97"E
3 NN03
Nước giếng đào nhà ông Thái, thôn
Hảo Sơn

12°53'54.45"N 109°22'1.75"E
4 NN04 Nước mạch trong núi đá, vùng lòng hồ 12°52'25.82"N 109°21'18.54"E
5 NN05 Nước mạch trong núi đá, vùng lòng hồ 12°52'24.42"N 109°21'8.43"E
6 NN06 Nước mạch trong núi đá, vùng lòng hồ 12°52'34.76"N 109°20'43.38"E
7 NN07 Nước mạch trong núi đá, vùng lòng hồ 12°52'35.53"N 109°20'32.63"E
8 NN08 Nước mạch trong núi đá, vùng lòng hồ 12°52'34.73"N 109°20'24.28"E
9 NN09 Nước mạch trong núi đá, vùng lòng hồ 12°52'33.19"N 109°20'4.86"E
10 NN10 Nước mạch trong núi đá, vùng lòng hồ 12°52'27.31"N 109°20'5.48"E
b. Kết quả hiện trạng môi trường nước ngầm
Mẫu nước ngầm được phân tích 15 chỉ tiêu, gồm: pH, Độ cứng, NO3
-
,
NH
4
+
,
SO
4
2
,
Mn, Fe, Hg, Cd, Pb, As, CN
-
, E. Coliform, DO, TDS.
Kết quả phân tích 10 mẫu nước ngầm cho thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực
dự án khá tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong GTCP của QCVN09:2008/BTNMT.
Các chỉ tiêu kim loại nặng có giá trị rất nhỏ, nhiều chỉ tiêu nhỏ hơn GTCP vài chục hay
hàng trăm lần. Nước không bị nhiễm khuẩn E.Coli. Kết quả phân tích độ cứng cho thấy
nước thuộc loại hơi cứng nhưng vẫn nằm trong GTCP của QCVN09:2008/BTNMT. Nhìn
chung, nước ngầm tại khu vực dự án chưa bị ô nhiễm.
2.1.7. Hiện trạng môi trường đất

a. Vị trí lấy mẫu đất
Mẫu đất được lấy với số lượng 10 mẫu và phân tích 12 chỉ tiêu gồm: pH, tổng chất
hữu cơ, độ chua, Tổng Phốtpho, Tổng Nitơ, Cu, Zn, Cd, Pb, Hg, As, dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật.
Bảng II.6. Vị trí lấy mẫu đất
14
STT KHM Vị trí lấy mẫu Tọa độ
1 Đ01 Đất trống, thôn Hảo Sơn, gần
QL 1A
12°53'59.35"N 109°22'57.60"E
2 Đ02 Chân núi, khu vực xây dựng nhà
máy.
12°53'21.12"N 109°22'31.00"E
3 Đ03 Đất trống dưới chân núi, thôn
Hảo Sơn.
12°53'57.25"N 109°22'27.23"E
4 Đ04 Đất trống dưới chân núi, thôn
Hảo Sơn.
12°53'55.95"N 109°21'55.34"E
5 Đ05 Gần vị trí giao cắt đường thi
công với đường ống thủy lực.
12°53'7.40"N 109°22'15.38"E
6 Đ06 Khu vực lòng hồ 12°52'30.18"N 109°21'8.84"E
7 Đ07 Khu vực lòng hồ 12°52'28.84"N 109°20'51.24"E
8 Đ08 Khu vực lòng hồ 12°52'34.45"N 109°20'30.67"E
9 Đ09 Khu vực lòng hồ 109°20'18.10"E 12°52'34.35"N
10 Đ10 Khu vực lòng hồ 12°52'31.16"N 109°20'4.72"E
b. Đánh giá kết quả hiện trạng môi trường đất
Các chỉ tiêu phân tích pH(KCl), Hàm lượng chất hữu cơ, Tổng phốt pho, Tổng
Nitơ so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7377-2004; TCVN 7376-2004; TCVN

7374-2004; TCVN 7373-2004; các chỉ tiêu phân tích kim loại nặng được so sánh với
QCVN 03: 2008/BTNMT; chỉ tiêu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật so sánh với
QCVN 15: 2008/BTNMT.
Kết quả phân tích các mẫu đất cho thấy, các chỉ tiêu pH(KCl), hàm lượng chất hữu
cơ, tổng phốt pho, tổng Nitơ đều nằm trong giá trị cho phép của các TCVN. Hàm lượng
các kim loại nặng trong đất đều thấp hơn giá trị cho phép của QCVN 03: 2008/BTNMT.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không phát hiện thấy trong các mẫu đất.
Nhìn chung chất lượng môi trường đất khu vực dự án còn khá tốt, chưa có dấu
hiệu bị ô nhiễm.
2.1.8. Hiện trạng tài nguyên sinh học
Dự án nằm trong khu rừng đặc dụng đèo cả rất đa dạng về động thực vật. Tổng
hợp các số liệu khu vực rừng đèo cả, tài nguyên sinh học trong khu vực có những nét
chính sau.
2.1.8.1. Hệ động vật và các quần cư động vật
a. Đặc điểm lớp Thú
Thống kê các tài liệu đã có tại khu vực rừng đặc dụng Đèo Cả, ghi nhận được 18
loài thuộc 11 họ, trong 4 bộ bao gồm các bộ: Bộ ăn sâu bọ (Insectivora), Bộ Dơi
(Chinoptera), Bộ ăn thịt (Carnivora) và Bộ Gậm nhấm (Rodentia)
Các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn:
Chỉ có 1 loài thú quý hiếm có giá trị bảo tồn bao gồm: Dơi chó tai ngắn
15
(Cynopterus brachyotis) bậc VU (sẽ nguy cấp).
b. Đặc điểm lớp Chim
Tham khảo, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu chim ở khu vực, thống kê được 64
loài chim thuộc 36 họ nằm trong 13 bộ có mặt tại khu vực. Trong thành phần chim, bộ Sẻ
(Passeriformes) có nhiều họ và loài nhất: 20 họ, 36 loài; bộ Sả (Coraciiformes) đứng thứ
hai với 3 họ, 7 loài;các bộ còn laị có số loài thấp (từ 1 đến 3 loài).
Chưa phát hiện thấy có loài nào quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm
2007.
2.1.8.2. Thủy sinh vật

a. Thực vật nổi (TVN)
Thành phần loài TVN: Xác định được 24 loài trong 14 họ của 8 bộ thuộc 4 ngành
là Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo Lục (Chlorophyta), Tảo lam (Cyanophyta), Tảo Mắt
(Euglenophyta). Nhóm Tảo Si lic có số loài nhiều nhất. Tảo Mắt có ít loài nhất chỉ có 2
loài.
Mật độ TVN dao động từ 2891-3628 Tb/l. Mật độ TVN cao nhất thuộc nhóm tảo
Silic sau đến tảo Lam và tảo Lục, cuối cùng là tảo Mắt.
b. Động vật nổi (ĐVN)
Thành phần ĐVN: đã xác định được 22 loài của 14 họ, 3 nhóm Chân Mái chèo
(Copepoda), Trùng bánh xe (Rotatoria), Ấu trùng giáp xác (Crustacea). Trong thành
phần ĐVN, thì nhóm giáp xác Chân Chèo có số lượng loài nhiều hơn cả (16 loài), Trùng
bánh xe (4 loài) (bảng II.20, phụ lục e).
c. Động vật đáy (ĐVĐ)
ĐVĐ nước ngọt tại sông Mới và các suối trong khu vực rừng đặc dụng Đèo Cả
xác định được 22 loài thuộc các nhóm Giun ít tơ (Oligochaeta), nhóm Thân mềm Ốc,
Trai hến (Mollusca), nhóm Tôm, Cua (Crustacea). Trong thành phần ĐVĐ, nhóm thân
mềm Trai, Hến có số loài cao hơn cả với 14 loài, sau là nhóm Tôm, Cua (có 7 loài) , cuối
cùng là nhóm Giun ít tơ có 1 loài (bảng II.21, phụ f).
d. Cá
Trên cơ sở tài liệu, xác định được 48 loài cá tự nhiên và cá nuôi nước ngọt phát tán
vào tự nhiên trong 17 họ, 8 bộ. Đa phần là các loài là cá bản địa. (bảng II.22, phụ lục g).
Họ có số loài lớn nhất là họ cá Chép. Không có loài cá nào quý hiếm được ghi trong sách
đỏ Viêt Nam.
2.1.8.3. Đặc điểm hệ thực vật và thảm thực vật
a. Hệ thực vật
Dựa trên tài liệu công bố, thống kê các loài có ở khu vực rừng đặc dụng Đèo Cả,
cho thấy, có 847 loài thực vật bậc cao trong 443 chi, của 119 họ thuộc 5 ngành.
16
Trong hệ thực vật không có loài thuộc Sách đỏ Việt Nam.
b. Thảm thực vật

Thảm thực vật trong khu vực lòng hồ khá đơn giản về kiểu loại. Do chỉ phân bố
trong khu vực nhỏ, độ cao thấp với khi hậu nhiệt đới ẩm, thảm thực vật chỉ có kiểu
nguyên sinh là rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Tình hình kinh tế tại xã Hòa Xuân Nam, nơi tiến hành xây dựng khu tái định cư
cho Dự án hầm đường bộ Đèo Cả nhìn chung còn kém phát triển. Nền kinh tế chủ yếu là
nông lâm ngiệp và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Thương mại dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp có quy mô nhỏ và chậm phát triển.
2.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp
Năm 2011 diện tích gieo sạ 162,5 ha, giản 0,5 ha so với cùng kỳ và giảm 3,5 ha kế
hoạch năm. Năng suất bình quân cả năm đạt 4,95 tạ/ha giảm 1,55 ha so với cùng kỳ, giảm
2,55 tạ/ha so với kế hoạch năm. Đạt tổng sản lượng 730,4 tấn, giảm 27,55 tấn thóc so với
cùng kỳ và giảm 58,1 tấn so với kế hoạch năm.
2.2.1.2. Chăn nuôi
Tổng đàn trâu, bò, dê 560/550 con đạt 101,8% kế hoạch năm; đàn heo 600 con,
đàn gia cầm 15.000 con đạt 115,,38% kế hoạch năm. Tiêm phòng 2011 cho đàn trâu, bò
560/550 con đạt 89,29% tổng đàn, giảm 0,71% so với cùng kỳ và tăng 4,29% so với kế
hoạch năm.
2.2.1.3. Ngư nghiệp
Đánh bắt hải sản các loại được 470 tấn, tăng 40 tấn so với cùng kỳ và đạt 104,4%
kế hoạch năm. Đã thả nuôi 350 nghìn con tôm hùn giống tăng 10 nghìn con so với cùng
kỳ đạt 140% kế hoạch năm. Giá tôm hùm con khoảng 90.555 - 280.000đ/con, giá tôm
hùm thịt 2,1-2,6 triệu đồng/kg. tổng số ghe thuyền có 114 chiếc với tổng công suất 1.620
CV, giảm 24 chiếc so với cùng kỳ.
2.2.1.4. Lâm nghiệp
Phối hợp cùng BQL Rừng Đặc dụng Đèo Cả thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng và
ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm lâm luật. Trong năm 2011 đã tuần tra 104 lượt, phát
hiện và lập biên bản tiêu hủy 384 lò than hầm; xử phạt hành chính 38 vụ; tịch thu tang
vật, phương tiện: 1.572 kg than hầm; 1,688 m

3
gỗ đẽo hộp; 0,152 m3 gỗ tròn; 15 máy
cưa xăng; 04 xe honda; 03 xe đạp. Trồng mới 65 ha rừng đạt 32,5% so với KH năm.
2.2.1.5. Công tác quản lý đất đai và môi trường
Kiểm tra thực trạng cơ sở giống thủy sản 3 theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh;
hoàn chỉnh công tác thống kê đất đai năm 2011. Tham gia cùng UBND huyện giải tỏa
17
tuyến hành lang Quốc lộ 1A. Lập biên bản xử lý 11 trường hợp chiếm đất cất nhà trái
phép, đã ra Quyết định xử phạt hành chính 05 trường hợp với số tiền phạt 2.500.000đ và
cưỡng chế tháo gỡ 06 trường hợp.
2.2.1.6. Thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã chậm phát
triển. Có 39 hộ kinh doanh tăng 01 hộ so với cùng kỳ, trong 03 hộ kinh doanh xăng dầu;
25 hộ buôn bán nhỏ và 11 quán phục vụ ăn uống. Có 04 công ty kinh doanh vật liệu xây
dựng, buôn bán đại gia súc và ngành du lịch. Sản xuất đá lạnh có 02 cơ sở, sản xuất được
400 tấn đá lạnh, tăng 30 tấn so với cùng kỳ và đạt 100% KH năm.
2.2.2. Văn hóa- xã hội
2.2.2.1.Văn hóa
Đã cắt dán 90 câu khẩu hiệu tuyên truyền trong các ngày lễ, têt. Tiếp tục chỉ đạo
đài truyền thanh của xã tăng thời gian phát thanh và tiếp âm đài truyền thanh huyện, tỉnh.
Tham gia thi đấu cờ tướng do huyện tổ chức đạt giải Ba. Tham gia hội thi Sông nước Đà
nông do huyện tổ chức đạt giải nhì toàn đoàn. Công nhận 842 hộ gia đình văn hóa đạt
88,72%. Đề nghị UBND huyện công nhận thôn văn hóa Hảo Sơn năm 2011.
2.2.2.Y tế
Thực hiện tốt công tác khám và chữa bênh ban đầu cho nhân dân. Đã khám, điều
trị 2174 lượt người; khám cấp thuốc cho người nghèo thẻ BHYT 613 lượt người; khám
cấp thuốc cho trẻ em 276 cháu; cấp cứu 14 ca; chuyển lên tuyến trên 48 ca; thực hiện tốt
công tác tiêm chủng hàng tháng cho trẻ em, số trẻ em được tiêm chủng đủ liều là 94
cháu, uống vitamin A vòng 1 và vòng 2/2011 cho 240 cháu đạt 100%.
2.2.2.3. Giáo dục

Đẩy mạnh và phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chỉ đạo các nhà trường thực
hiện tốt công tác giảng dạy năm học 2010-2011 theo đúng chương trình giáo dục. Tiếp
tục giữ vững xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS.
Thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tổ chức tốt các kỳ thi học kỳ I và học kỳ II cho học sinh. Tham gia hộ khỏe Phù Đổng
cấp huyện đạt chất lượng.
18
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN
Các hoạt động chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án là công tác thu hồi đất,
đền bù giải phóng mặt bằng và chuẩn bị công trường (phát quang, san ủi mặt bằng, lắp
đặt thiết bị, làm lán trại ).
3.1.1. Nguồn tác động và đối tượng bị tác động
a, Nguồn tác động
+ Nguồn tác động liên quan đến chất thải
- Khí thải từ các phương tiện thi công giải phóng mặt bằng
- Bụi phát sinh do san ủi mặt bằng và làm đường công vụ
- Phát quang giải phóng mặt bằng
+ Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Dự án chiếm dụng diện tích các loại đất như sau:
- Diện tích xây dựng khu nhà máy: 1 ha đất trống, không sử dụng, hiện trạng là
vùng đất cỏ, sậy.
- Diện tích đất rừng đặc dụng Đèo Cả: 116,7 ha, tương ứng với diện tích mặt nước
hồ 111,75 ha.
- Diện tích xây dựng đập dâng số 1: 0,92 ha
- Diện tích xây dựng đập dâng số 2: 2,51 ha
- Đường ven hồ nối đập dâng 1 và đập dâng 2 (B = 4 m): 2,64 (ha).
- Đường từ bên ngoài vào đến đập dâng số 2 (B = 5,5 m): 3,59 (ha).
Như vậy Dự án sẽ chiếm dụng 126,36 ha đất rừng đặc dụng và 1ha đất trống, không sử
dụng.

b, Đối tượng bị tác động
Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng gồm:
- Địa hình, địa mạo và cảnh quan và môi trường sinh thái
- Môi trường nước, môi trường đất
- Môi trường không khí và tiếng ồn
19

×