Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

ĐTM dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp điện dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.1 KB, 116 trang )

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NAM
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BẮC HỘI AN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN
XÂY DỰNG KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
CAO CẤP ĐIỆN DƯƠNG
Quảng Nam, tháng 11 năm 2011

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NAM
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BẮC HỘI AN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN
XÂY DỰNG KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
CAO CẤP ĐIỆN DƯƠNG

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ BẮC HỘI AN
Giám đốc
CƠ QUAN TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA CHẤT
VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM
Giám đốc
Nguyễn Thành Vinh
Quảng Nam, tháng 11 năm 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3


DANH MỤC CÁC BẢNG 4
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 17
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 18
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 20
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 21
CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 23
1.1. TÊN DỰ ÁN 23
1.2. CHỦ DỰ ÁN 23
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 23
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 24
CHƯƠNG II 34
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN 34
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 34
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 45
CHƯƠNG III 47
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 47
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 47
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
73
CHƯƠNG IV 74
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG
NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 74
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ
ÁN GÂY RA 74
4.1.1. Khống chế và giảm thiểu tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi
công xây dựng 74
4.1.1.1. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 74
4.1.1.2. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 76

4.1.1.3. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất 77
4.1.1.4. Khống chế và giảm thiểu chất thải rắn 77
4.1.1.5. Khống chế và giảm thiểu các tác động tới hệ sinh thái, tài nguyên sinh học
78
4.1.1.6. Khống chế và giảm thiểu các tác động tới kinh tế, xã hội 78
1
4.1.1.7. Khống chế và giảm thiểu các tác động khác 78
4.1.2. Khống chế và giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoạt động 80
4.1.2.1. Các biện pháp quản lý môi trường 80
4.1.2.2 Các biện pháp về kỹ thuật 80
4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ.86
4.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố tai nạn giao thông 86
4.2.2. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 86
4.2.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố tai nạn lao động 87
4.2.4. Biện pháp phòng chống thiên tai, sét đánh 88
4.3. 5. Biện pháp phòng chống các rủi ro tại bãi tắm 88
CHƯƠNG 5 90
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 90
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 90
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 100
CHƯƠNG 6 103
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 103
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN DƯƠNG 103
6.2. Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC CHỊU TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP BỞI DỰ ÁN 103
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ
XUẤT, KIẾN NGHỊ, YÊU CẦU CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐƯỢC THAM
VẤN 104
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 105
1. KẾT LUẬN 105
2. KIẾN NGHỊ 105

3. CAM KẾT 106
2
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BKHCN Bộ Khoa học và Công nghệ
BKHCN&MT Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD Nhu cầu oxy hoá học
CTNH Chất thải nguy hại
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐCTV Địa chất Thuỷ văn
ĐCCT Địa chất Công trình
GPMB Giải phóng mặt bằng
KTXH Kinh tế - Xã hội
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SS Chất rắn lơ lửng
TĐC Tái định cư
TP Thành phố
TSS Tổng lượng chất rắn lơ lửng
UBND Uỷ ban nhân dân
UBMTTQ Uỷ ban mặt trận Tổ quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu thống kế dự kiến sử dụng đất quy hoạch tại khu vực dự án 26
Bảng 1.2. Các loại phương tiện, thiết bị dự kiến sử dụng trong giai đoạn thi công xây
dựng 32
Bảng 1.3. Khối lượng nguyên vật liệu dự kiến sử dụng trong quá trình xây dựng 32
Bảng 1.4. Chi phí đầu tư 33

Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng nước mặt 38
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 39
Bảng 2.3. Vị trí các điểm lấy mẫu không khí 40
Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 40
Bảng 2.5. Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm 40
Bảng 2.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm 41
Bảng 2.7. Vị trí các điểm lấy mẫu nước biển ven bờ 42
Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước biển ven bờ 42
Bảng 2.9. Vị trí các điểm lấy mẫu đất 43
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 43
Bảng 3.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn giải
phóng mặt bằng và xây dựng 47
Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng 48
Bảng 3.3. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt
động 48
Bảng 3.4. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
giai đoạn hoạt động 49
Bảng 3.5. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây
dựng 49
Bảng 3.6. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 50
Bảng 3.7. Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình đào
đắp 52
Bảng 3.8. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận
chuyển đất cát san lắp 53
Bảng 3.9. Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải sinh ra từ hoạt động vận chuyển
nguyên vật liệu 53
Bảng 3.10. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường.
54
Bảng 3.11. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 55

Bảng 3.12. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường
(nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 56
4
Bảng 3.13. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)
trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 57
Bảng 3.14. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 57
Bảng 3.15. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng Dự
án 60
Bảng 3.16. Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện 1.000KVA 61
Bảng 3.17. Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện 2.000KVA 61
Bảng 3.18. Nồng độ của khí thải của máy phát điện 1.000KVA và 2.000KVA 62
Bảng 3.19. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải xe gắn máy 62
Bảng 3.20. Ước tính nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm trong khí thải xe gắn
máy 63
Bảng 3.21. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải xe khách 25 chỗ
ngồi 63
Bảng 3.22. Ước tính nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm trong khí thải xe
khách 64
Bảng 3.23. Mức ồn các loại xe cơ giới 64
Bảng 3.24. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 66
Bảng 3.25. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 67
Bảng 3.26. Quy định của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO về độc tính của thuốc BVTV.
69
Bảng 3.27. Phân chia nhóm độc theo Farm chemicals Handbook (Mỹ), 1992 69
Bảng 3.28. Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động của
dự án 70
Bảng 3.29. Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 73
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường tại Dự án 91
Bảng 5.2. Vị trí lấy mẫu giám sát chất lượng không khí trong giai đoạn xây dựng dự
án 100

Bảng 5.3. Vị trí lấy mẫu giám sát chất lượng nước mặt trong giai đoạn xây dựng dự
án 100
Bảng 5.6. Kinh phí giám sát môi trường 102
5
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung chính của dự án:
Tên dự án: Dự án Xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Điện Dương
Địa điểm thực hiện: thôn Hà My Đông A, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam
Tên chủ dự án: Công ty TNHH Phát triển Đô thị Bắc Hội An
a) Vị trí địa lý của dự án:
Khu vực dự án nằm dọc trục đường Thanh Niên 27m, thuộc thôn Hà My Đông A,
xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm phố cổ Hội An chừng
4km và cách thành phố Đà Nẵng tầm 25km với diện tích là 1.582.303 m
2
.
b) Các hạng mục chủ yếu của dự án
- Khu đô thị, tái định cư tại chỗ
- Khu villa sau đồi cát hướng tầm nhìn ra sông và đồng lúa.
- Cụm khu biệt thư cao cấp trên cồn cát
- Khu quảng trường, trung tâm giải trí, triển lãm sinh thái trên đồi
- Làng du lịch Home-stay sau đồi cát
- Cổng làng - chợ quê
- Cồn cát Điện Dương
- Cụm nhà, khách sạn đơn lẻ trong đồi cát
- Ruộng lúa Điện Dương
c) Giải pháp về kỹ thuật và kết cấu hạ tầng
- Yêu cầu thiết kế kiến trúc phù hợp với cảnh quan và kiến trúc của các công trình
xung quanh và đáp ứng được quy hoạch lâu dài của Tỉnh; đảm bảo các yếu tố khống chế
chung về tầng cao, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt san nền, cấp điện, cấp –

thoát nước…đã được xác định chung cho cả khu quy hoạch.
- Bố cục mặt bằng công trình đảm bảo chức năng sử dụng thuận tiện hợp lý về các
yếu tố: thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên cũng như đảm bảo tiêu chuẩn về phòng cháy,
chữa cháy, liên hệ giữa bên trong và bên ngoài thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc bố trí các hệ thống kỹ thuật hạ tầng như cấp điện, cấp thoát nước…
d) Khối lượng nguyên vật liệu và các phương tiện, thiết bị sử dụng
Khối lượng nguyên vật liệu dự kiến sử dụng trong quá trình xây dựng được thể hiện
trong bảng sau:
6
STT Loại nguyên vật liệu Đơn vị tính Khối lượng
1 Cát xây dựng m
3
65.000
2 Xi măng tấn 10.000
3 Sắt thép tấn 35.000
4 Sỏi, đá m
3
60.000
5
Khối lượng đất cát
đào đắp san lấp
m
3
152.460
Trong quá trình thi công xây dựng, chủ dự án dự kiến sử dụng các loại phương tiện,
thiết bị sau:
STT
Loại phương tiện,
thiết bị
Đơn vị tính Khối lượng

1 Xe tải vận chuyển Xe 100
2 Xe ủi Xe 12
3 Xe trộn bê tông Xe 50
4 Máy xúc Máy 20
5 Máy nén Máy 10
6 Máy đào Máy 12
7 Máy đầm bê tông Máy 40
e) Bố trí lao động và thời gian thực hiện
- Bố trí lao động: Tổng số cán bộ, công nhân tham gia thi công công trình khoảng
500 người, chủ yếu là lấy từ nguồn lao động của địa phương.
- Thời gian thực hiện dự án: Dự kiến thời gian xây dựng của dự án kéo dài trong 10
năm, từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2021.
f) Chi phí đầu tư: 102,2 triệu USD hay 2.146, 7 tỷ đồng.
2. Trong quá trình triển khai dự án sẽ không tránh khỏi những tác động của
dự án đến môi trường xung quanh. Các tác động chính của dự án:
2.1. Các tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng
a) Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
- Ô nhiễm do bụi và các chất ô nhiễm phát sinh từ đào đắp, vận chuyển cát đất san
lấp mặt bằng: Trong san lấp mặt bằng dự án, thì các hoạt động đào, đắp và vận chuyển
đất, cát san lấp sẽ phát sinh ra bụi (bụi lơ lửng và bụi lắng). Nồng độ bụi trung bình phát
sinh từ hoạt động san lấp mặt bằng khu vực dự án là 22,47 mg/m
3
vượt

vượt mức cho
phép của QCVN 05:2009. Tuy nhiên, nồng độ bụi sẽ nhanh chóng lắng tụ trên bề mặt
diện tích dự án, ảnh hưởng ô nhiễm do bụi sẽ giảm mạnh theo bán kính phát tán.
- Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận chuyển: Quá trình vận chuyển đất, cát,
nguyên nhiên vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng, phục vụ xây dựng sẽ phát sinh các chất
gây ô nhiễm không khí như: Bụi, SO

2
, NO
x
, CO, THC Các khí này gây tác động trực
7
tiếp đến công nhân thi công và môi trường không khí xung quanh.
- Ô nhiễm do tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ:
+ Các phương tiện vận chuyển, thi công trong quá trình san lấp mặt bằng của dự án.
+ Máy móc thi công trên công trường.
Trong khu vực dự án có nhà dân sinh sống (276 hộ), do đó với mức ồn này sẽ gây
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Ngoài ra, các công nhân
thi công trên công trường cũng bị tác động bởi mức ồn này, gây mệt mỏi, giảm năng suất
làm việc.
b) Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng: Tác động đến
môi trường nước do quá trình thi công xây dựng dự án chủ yếu do nước thải sinh hoạt
của các công nhân xây dựng. Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh
hoạt gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các
chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải sinh hoạt chứa
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh
khác nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý. Do
đặc tính sinh hoạt vùng nông thôn là sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm tầng nông
chưa qua giai đoạn xử lý nên khả năng lan truyền bệnh là rất lớn. Tổng lưu lượng nước
thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án là khoảng 60 m
3
/ngày.
Nước thải sau xử lý được đưa ra các ao thủy sinh để tái sử dụng như dùng vào mục đích
tưới cây, rửa đường…
Tác động do nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án: Trong quá trình thi công xây
dựng, lưu lượng nước mưa trung bình chảy tràn trên diện tích dự án ước tính có thể đạt

21.793 m
3
/ngày (tính theo lượng mưa trung bình tại khu vực dự án là 2.066 mm/năm, và
số ngày mưa trong năm là khoảng 150 ngày) và có thể gây nên các tác động tiêu cực như:
- Nước mưa gây ứ đọng, ngập úng và sình lầy trên khu đất dự án;
- Nước mưa cuốn theo rác thải, cặn dầu mỡ, bụi, đất đá… xuống sông, kênh rạch
trên khu đất dự án làm tăng độ đục, tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt, tăng khả
năng bồi lắng.
c) Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
- Hoạt động san ủi mặt bằng chuẩn bị thi công sẽ phá huỷ thảm thực vật, làm gia
tăng khả năng xói mòn; rửa trôi đất;
- Hoạt động của máy móc thi công xây dựng, sinh hoạt của công nhân tại công
trường sẽ phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải
rắn, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ. Trong trường hợp xảy ra sự cố chảy tràn nhiên liệu sẽ ảnh
hưởng đến môi trường đất;
- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm vật liệu xây dựng rơi vãi
8
như xi măng, gạch, cát, đá, gỗ Khối lượng các chất thải rắn xây dựng tương đối lớn, tuy
nhiên đây là những vật liệu có thể tái sử dụng nên chủ dự án sẽ thu gom và bán lại cho
các đơn vị có nhu cầu thu mua. Ngoài ra, việc tập trung nhiều công nhân xây dựng làm
tăng lượng chất thải sinh hoạt tại khu vực công trường. Hệ số phát thải rác thải sinh hoạt
ước tính là 0,3kg/người/ngày, nên khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình
thi công xây dựng dự án sẽ khoảng 150kg/ngày.
- Chất thải nguy hại: Trong quá trình xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Điện Dương
có thể phát sinh một lượng chất thải nguy hại, như: thùng, bao bì chứa hoá chất xây dựng
(sơn, chất chống thấm, ), giẻ lau dính dầu mỡ, ăc quy hỏng Khối lượng chất thải nguy
hại ước tính trong giai đoạn này là 5kg/ngày.
d) Tác động dến hệ sinh thái, tài nguyên sinh học
Quá trình thi công để xây dựng các hạng mục công trình thuộc khu vực dự án một
mặt vừa tạo cảnh quan môi trường mới bằng việc trồng thêm cây xanh nhưng đồng thời

cũng làm mất đi một số thảm thực vật nơi đây. Do đó, trong quá trình xây dựng, tùy vào
địa hình, mục đích sử dụng của từng khu vực, Chủ dự án sẽ tiến hành san ủi cục bộ nhằm
sử dụng địa hình tự nhiên để tránh phá bỏ các loài cây bản địa, di dời và trồng thêm các
loài cây này để tạo cảnh quan, bóng mát và cũng là diện tích rừng phòng hộ, chống cát
bay, cát nhảy, xói lở đất tại khu vực Dự án.
e) Tác động về kinh tế xã hội
- Do một lượng lớn lao động từ các địa phương khác tới có khả năng dẫn đến tình
trạng mất ổn định về trật tự an ninh trật tự do sự tranh chấp xảy ra;
- Việc tập trung công nhân tại khu vực này cũng có thể làm gia tăng nhu cầu tiêu
dùng tại khu vực, làm giá cả tiêu dùng gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống dân cư khu vực.
- Môi trường sống chịu nhiều tác động nên ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,
phát sinh ra các bệnh tật.
f) Tác động do quá trình tái định cư
Quan điểm quy hoạch của dự án là hạn chế tối đa di dời dân để bảo tồn hình thái đô
thị/ làng hiện hữu, đồng thời tránh các ảnh hưởng tiêu cực của việc xáo trộn cuộc sống
thường nhật của người dân, tôn trọng văn hóa bản địa,… Theo thuyết minh điều chỉnh
quy hoạch chi tiết (Tỉ lệ 1:500) của dự án, tổng số hộ dân liên quan đến việc tái định cư là
216 hộ, số lô đất liên quan đến đền bù, giải tỏa, tái định cư là 201 lô.
Đối với quy hoạch khu dân cư ở Điện Dương, việc tái định cư tại chỗ phát huy song
song với tái định cư mới (quy tụ tại một điểm là khu đô thị mới Điện Dương). Điều này
có nhiều thách thức và khó khăn cần phải đối mặt. Đó là việc tâm lý người dân trước việc
di dời từ chỗ này sang chỗ mới tuy cách đó không xa (thay đổi nhà cửa, xây nhà mới, thói
quen sống, công việc làm ăn, ).
2.2. Các tác động trong giai đoạn hoạt động
9
Giai đoạn này bao gồm chủ yếu là các hoạt động sinh hoạt, đi lại, vận chuyển… của
người dân và khách du lịch. Các tác động đến môi trường có thể kể đến như sau:
a)Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm do khí thải từ máy phát điện dự phòng
- Thông thường trong quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ

trung bình của khí thải là 550
0
C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38 m
3
.
+ Với định mức 216,96lít dầu DO/giờ, lưu lượng khí thải của máy phát điện
1.000KVA là 6966,54m
3
/h (hay 1,94m
3
/s);
+ Với định mức 433,93lít dầu DO/giờ, lưu lượng khí thải của máy phát điện
2.000KVA là 13.933,46m
3
/h (hay 3,87m
3
/s).
- Nồng độ khí thải của các máy phát điện được đưa ra trong bảng sau
STT
Chất ô
nhiễm
Nồng độ tính ở
điều kiện thực
(mg/m
3
)
Nồng độ tính ở
điều kiện chuẩn
(mg/Nm
3

)
QCVN
19:2009/BTNMT
(Kp = 1; Kv = 0,8)
01. Bụi 18,66 56,25 160
02. SO
2
263,11 795,31 400
03. NO
2
253,21 765,63 680
04. CO 57,56 173,44 800
05. THC 20,81 62,5 -
Ô nhiễm do bụi, khí thải từ hoạt động giao thông
Các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu Diesel sẽ thải
ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO
2
,
C
x
H
y
, CO, CO
2
,… Tuy nhiên, đây là nguồn gây ô nhiễm không khí không tập trung,
không cố định mà phân tán, nên việc khống chế và kiểm soát sẽ rất khó khăn.
Ô nhiễm do khí thải, tiếng ồn từ hoạt động giao thông vận tải đưa đón du khách và
hoạt động đi lại của người dân trong khu vực dự án
- Dự kiến dự án sẽ có trung bình 2.900 du khách/ngày. Như vậy, dự báo số lượt xe
khách ra vào khu vực dự án hàng ngày khoảng 232 lượt xe ra vào/ngày (Xe buýt 25 chỗ

ngồi). Dựa trên hệ số ô nhiễm đánh giá nhanh do WHO thiết lập, có thể tính toán tải
lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển du khách trên khu vực
dự án và từ đó có thể tính toán nồng độ cực đại trung bình của các chất ô nhiễm chứa
trong khí thải xe khách tại khu vực dự án như sau:
Phạm vi nghiên cứu
và đánh giá
Tổng nồng độ khí thải ô nhiễm cực đại ( mg/m
3
)
Bụi SO
2
NO
x
CO THC
Đứng gió 0,002 0,004 0,02 0,008 0,006
QCVN 05:2009 0,300 0,350 0,200 30 -
- Bên cạnh đó, các hoạt động giao thông qua lại của người dân và xe đưa rước khách
du lịch trong khu vực dự án sẽ phát sinh ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên đây là những nguồn
10
ồn di động và không liên tục, phân tán do đó, tác động ô nhiễm do tiếng ồn phát sinh từ
hoạt động chuyên chở khách du lịch và lưu thông của người dân trong khu vực dự án là
không đáng kể.
Ô nhiễm do nhiệt dư của hệ thống điều hòa không khí, mùi hôi từ hệ thống xử lý
nước thải tập trung và các điểm chứa rác
Đối với các khu biệt thự du lịch, khu Resort, khu dịch vụ có sử dụng máy điều hoà
không khí, sẽ gây tác động tới môi trường như sau :
- Làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường đô thị do mặt ngoài của công trình
kiến trúc được lắp đặt các dàn nóng của máy điều hoà với nhiều dạng, kiểu khác nhau.
- Nhiệt dư từ dàn nóng máy điều hoà thải vào môi trường sẽ làm cho nhiệt độ môi
trường không khí tăng cao gây ô nhiễm nhiệt.

- Các loại máy điều hoà có khả năng rò rỉ chất làm lạnh (glycol, khí gas Freon 12,
Freon 24) sẽ gây ô nhiễm khí quyển và tác động tiêu cực tới tầng ôzôn.
Mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung và các điểm chứa rác trong
khu du lịch có thể gây các ảnh hưởng đến mỹ quan khu du lịch. Nếu vấn đề này không
được quan tâm chặt chẽ thì mùi hôi sẽ gây ảnh hưởng tới người dân và lượng khách du
lịch đến tham quan, nghĩ dưỡng. Do đó, chủ dự án sẽ chú trọng đến các biện pháp giảm
thiểu mùi hôi tại những vị trí này.
b) Tác động do các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt của Dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ khu khách sạn,
nhà nghỉ, biệt thự, khu dịch vụ (nhà bếp, nhà giặt, ), nhà dân Các chất ô nhiễm chủ yếu
có trong nước thải sinh hoạt trong khu vực dự án là BOD
5
, COD, TSS, Dầu mỡ, Nitrat,
Amoni, Phosphat…
- Nước thải sinh hoạt với các chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá mức cho phép gây ô nhiễm
nguồn nước tiếp nhận do hàm lượng hữu cơ cao, lượng cặn lơ lững lớn và mang nhiều
mầm bệnh. Hàm lượng hưu cơ cao trong nước thải sinh hoạt sau một thời gian tích lũy sẽ
lên men, phân hủy, tạo ra các khí, mùi và màu đặc trưng, ảnh hưởng đến mỹ quan môi
trường. Quá trình phân hủy chất hữu cơ làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, gây ảnh
hưởng đến đời sống của các hệ thủy sinh trong nguồn nước tiếp nhận: thực vật thoái hóa
hay chết dần, động vật như tôm, cá… phải di cư đến nơi khác.
Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của Dự án sẽ cuốn theo đất cát và
các chất rơi vãi trên dòng chảy. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ
gây tác động tiêu cực đến môi trường.
c) Tác động do chất thải rắn
11
- Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh phát sinh trung bình mỗi ngày tại khu
du lịch nghỉ dưỡng Điện Dương khoảng 1.308kg/ngày (Hệ số phát thải rác thải sinh hoạt

ước tính là 0,3kg/người/ngày), bao gồm:
+ CTR vô cơ: kim loại, thủy tinh, chai nhựa, bao nilon,…;
+ CTR hữu cơ: thực phẩm thừa, rau củ phế thải, lá cây,…
- Chất thải nguy hại như nhớt thừa, bao bì chứa thuốc BVTV, giẻ lau dính dầu mỡ,
pin, acquy,… có khối lượng khoảng 5kg/ngày.
- Lượng chất thải rắn này nếu không được thu gom, xử lý đúng quy định sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đên môi trường cũng như mỹ quan của khu du lịch.
d) Tác động do việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Việc sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật để bón cho cây xanh trong
khu vực dự án sẽ gây ra các tác động đến môi trường xung quanh, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người và động vật. Các hợp chất gốc phospho hữu cơ là tên chung của các
este của các axit phosphoric hoặc phosphothiaric. Đây là nhóm hợp chất được sử dụng
rộng rãi trong các loại hóa chất BVTV hiện nay. Các hợp chất gốc phospho hữu cơ là
chất độc có thể tiêu diệt động vật theo cơ chế ức chế hoạt động của men cholinesterase.
Nhìn chung, đây là các chất độc có độc tính cấp rất cao đối với sâu bọ và động vật có
máu nóng. Mặt khác, do kém tan trong mỡ, dễ bị thuỷ phân nên chúng tích luỹ trong cơ
thể và khó gây tác hại lâu dài về mặt di truyền đột biến. Một số các hợp chất phospho
hữu cơ đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng trong nông nghiệp (Methaphos, Dichlorvas). Các
hợp chất gốc cacbamate, được sử dụng với tỉ lệ cao nhất ở sân gôn là những axit có dạng
là RHNCOOR’. Các hợp chất này được xác định là có độc tính thấp đối với động vật có
vú và dễ bị phân huỷ trong môi trường.
3. Trên cơ sở các tác động môi trường đã nêu trên Dự án đã đề ra các biện
pháp chủ động nhằm giảm thiểu tác động môi trường do hoạt động của Dự án gây
ra. Cụ thể như sau:
3.1. Khống chế và giản thiểu tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi
công xây dựng
a) Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Khí thải và bụi:
- Xung quanh khu vực thi công sẽ được che chắn bằng tường tạm (gỗ, ván ).
- Để hạn chế bụi và các khí ô nhiễm (SO

2
, NO
2
, VOC ) tại khu vực công trường
xây dựng, ban quản lý dự án sẽ có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp. Tránh
việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm.
- Tất cả các xe vận chuyển phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về
mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động phục vụ cho
công tác triễn khai dự án.
12
- Phun nước ở những khu vực đổ đất, cát, đá và nơi có mật độ xe vận chuyển cao,
Đối với tiếng ồn và độ rung
- Tạo dựng các tường bao quanh công trình nhằm hạn chế tiếng ồn và khí thải ảnh
hưởng đến khu vực xung quanh;
- Sử dụng các phương tiện máy móc, phương tiện vận chuyển có chất lượng tốt để
hạn chế tiếng ồn.
- Thiết bị máy móc xây dựng luôn được kiểm tra kỹ thuật và sẽ hoạt động trong tình
trạng tốt nhất để đạt các tiêu chuẩn về phát sinh tiếng ồn và rung cho thiết bị xây dựng
- Xe cơ giới, xe tải nặng, thiết bị thi công mà dự án sử dụng phải qua kiểm tra về độ
ồn, rung, đây là điều kiện đấu thầu mà Chủ dự án dự án sẽ đưa vào
- Lắp đặt các thiết bị chống ồn, xây dựng tường cản âm thanh tạm thời cho những
khu vực có mức ồn cao.
b) Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
- Sử dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương để giảm lượng nước thải sinh ra.
- Trang bị các nhà vệ sinh có bể tự hoại di động hoặc tại công trường, xây dựng các
nhà vệ sinh có hầm tự hoại cạnh lán trại.
- Đối với lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án, chủ dự án tiến hành đào các
mương thoát nước, dẫn nước mưa về hố lắng tạm thời để lắng hết cát, đá… bị cuốn trôi
theo trước khi thải ra môi trường.
c) Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất

- Giảm thiểu việc đào đắp, xáo trộn các tầng thổ nhưỡng.
- Việc xử lý nền móng phải được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Khống chế các chất ô nhiễm như dầu mỡ, xăng nhớt chảy tràn hoặc thấm vào đất.
- Thu gom nước thải và tập trung chất thải rắn để xử lý.
d) Khống chế và giảm thiểu chất thải rắn
- Lắp đặt các thùng rác để thu gom chất thải rắn.
- Các thùng rác có nắp đậy hoặc được bố trí ở các khu vực có mái che.
- Ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị tỉnh Quảng Nam thu gom và vận
chuyển chất thải rắn.
- Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây ô
nhiễm môi trường.
e) Khống chế và giảm thiểu các tác động tới hệ sinh thái, tài nguyên sinh học
- Tập kết nguyên vật liệu vào những bãi đất trống, tránh đổ chồng lên thảm thực vật.
- Hạn chế sự lưu thông không cần thiết xe cộ và đi lại của công nhân để bảo vệ hệ
13
sinh thái trong khu vực dự án.
- Hạn chế tối đa việc phá bỏ các loài cây bản địa. Tiến hành trồng thêm các loại cây
mới để tạo cảnh quan, bóng mát và chống cát bay, xói lở tại khu vực dự án.
f) Khống chế và giảm thiểu các tác động tới kinh tế, xã hội
Khi thi công dự án, ngoài các lợi ích như tạo công ăn việc làm cho lao động địa
phương, tăng nguồn thu nhập,… việc thi công cần tập hợp một lượng lớn công nhân trên
công trường có thể gây ra tình trạng mất ổn định về trật tự an ninh trật tự trong khu vực.
Do đó, chủ dự án sẽ tổ chức quản lý tốt lực lượng công nhân thi công trên công trường để
tránh tình trạng gây rối mất trật tự tại địa phương.
g) Khống chế và giảm thiểu các tác động tác động do quá trình tái định cư
- Các phương án tái định cư phải được tiến hành kịp thời và thỏa mãn yêu cầu của
các hộ dân, tránh xảy ra các phản ứng tiêu cực từ phía người dân.
- Tiến hành họp dân để tham khảo ý dân trước khi tiến hành công tác giải phóng
mặt bằng và tái định cư.
3.2. Khống chế và giảm thiểu tácđộng trong giai đoạn hoạt động

a ) Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Khí thải từ máy phát điện
- Lắp ống khói máy phát điện có túi lọc bằng than hoạt tính nhằm giảm thiểu đến
mức thấp nhất phát tán các khí thải độc hại ra môi trường bên ngoài.
- Máy phát điện dự phòng được đặt trong tầng hầm dưới mặt đất để giảm thiểu tác
động của tiếng ồn.
- Máy phát điện được đặt trên bệ đệm cao su để giảm độ rung khi chạy máy phát.
Khí thải từ hoạt động giao thông
- Biện pháp quy hoạch: Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các
đường đi nội bộ của dự án.
- Biện pháp quản lý: Vệ sinh bụi ở trên các tuyến đường nội bộ, bãi đậu xe…
thường xuyên phun nước khu vực xung quanh, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng. Lắp đặt
các biển báo giao thông trên các tuyến đường trong khu vực dự án…
b ) Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Nước thải sinh hoạt:
- Nước thải sinh hoạt (523m
3
/ngày) sau khi qua hệ thống bể tự hoại của từng công
trình được thu gom bằng mạng lưới cống ngầm D200-300 đến 02 trạm xử lý nước thải
với công suất mỗi hệ thống là 262m
3
/ngày.
- Nước thải đầu ra của các trạm xử lý bước thải đạt yêu cầu cho phép xả thải vào hệ
thống thoát nước chung của thành phố (QCVN 14:2008/BTNMT - Cột B)
14
Nước mưa:
- Hệ thống thoát nước mưa được bố trí dọc theo các tuyến giao thông nội bộ trong
khu đất Dự án. Nước mưa được từ hệ thống mương dọc tuyến đường giao thông nội bộ,
các hố ga thu nước từ mái và sân các hạng mục công trình xây dựng và được dẫn về hệ
thống cống ngầm.

- Hệ thống thoát nước mưa gồm hệ thống mương xây hở hoặc có đậy nắp đan được
bố trí ở lề phía triền cao (cho khu vực đồi dốc) hoặc cả hai bên đường (cho khu vực thấp,
phẳng phía Tây và Nam ven biển) và tập trung thoát vào hướng Tây (sông Đế Võng); hạn
chế tối đa việc xả nước trực tiếp ra khu vực các bãi tắm.
- Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Bùn thải
được thu gom chôn lấp đúng nơi quy định.
c ) Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
- Phương pháp thu gom và xử lý rác thải hiệu quả được áp dụng đối với Khu du lịch
là thu gom tại từng khu vực chứa vào các thùng chuyên dụng (gồm 50 thùng có thể tích
0,5 m
3
/thùng) có nắp đậy đặt ở những nơi được quy định cho phù hợp vệ sinh môi trường
và mỹ quan của Khu du lịch.
- Chủ dự án sẽ thành lập 1 đội vệ sinh, trang bị một xe chở rác. Rác được thu gom
và phân loại hàng ngày.
- Chất thải nguy hại sẽ được thu gom, lưu trữ trong thùng chứa riêng biệt và được
Chủ dự án hợp đồng với các cơ quan có chức năng xử lý theo đúng quy định về chất thải
nguy hại.
d ) Biện pháp quản lý và kiểm soát tác động của phân bón, hóa chất bảo vệ thực
vật.
- Xây kho tồn chứa, lưu trữ lượng phân bón, hoá chất BVTV phù hợp theo TCVN
quy định.
- Cam kết không sử dụng các thuốc BVTV nằm trong danh mục cấm sử dụng.
- Tuân thủ các hướng dẫn chỉ định sử dụng có ghi trên các nhãn ở ngoài chai chứa
thuốc BVTV.
- Quá trình bón, phun thuốc BVTV cây xanh sẽ được thực hiện vào thời điểm phù
hợp về điều kiện thời tiết, khí hậu,…và khi không có du khách trên sân (phun vào buổi
chiều tối).
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho những người trực tiếp chăm sóc cây
cảnh nhằm bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ công nhân.

4. Chương trình giám sát môi trường
- Giai đoạn xây dựng:
+ Giám sát môi trường không khí
15
+ Giám sát môi trường nước mặt
+ Giám sát môi trường nước biển ven bờ
+ Giám sát môi trường nước ngầm
+ Giám sát môi trường đất
- Giai đoạn hoạt động
+ Giám sát nguồn thải nước thải
+ Giám sát môi trường xung quanh: chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm,
nước biển ven bờ và môi trường đất.
+ Giám sát khác: Trong suốt quá trình thi công cũng như hoạt động của dự án, Chủ
dự án sẽ tiến hành giám sát xói lỡ dọc đường bờ biển và bờ sông Đế Võng.
5. Cam kết của chủ dự án
- Chủ dự án sẽ đầu tư kinh phí và thực hiện nghiêm chỉnh các phương án khống chế
ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đảm bảo đạt các Quy
chuẩn môi trường Việt Nam.
- Chủ dự án sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế và thi
công các hệ thống khống chế ô nhiễm nhằm đạt Quy chuẩn môi trường theo quy định và
phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra.
16
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nằm trong nhóm
phạm trù du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, khám phá, làng quê Ngành du lịch tại
các địa phương trọng điểm của Quảng Nam cũng đã nhanh chóng định hướng phát triển
du lịch tại các vùng nông thôn, miền núi, mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái dọc
sông ngòi, bờ biển; mạnh dạn quy hoạch các vùng núi, hải đảo do khách tham gia khám
phá du lịch đi bộ hoặc leo núi. Bên cạnh vùng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và bất động

sản ven biển, Quảng Nam cũng bước đầu quan tâm loại hình du lịch khám phá đời sống
văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Quảng Nam. Tại các vùng đồng
bằng nông thôn, chú trọng xây dựng loại hình du lịch làng quê, sinh thái, homestay, làng
nghề, thủ công mỹ nghệ mang bản sắc riêng biệt và độc nhất.
Điện Bàn là huyện phát triển nhất hiện nay của tỉnh Quảng Nam, với khu công
nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc, với khu thị trấn Vĩnh Điện sầm uất. Trong những năm trở
lại đây, kinh tế - xã hội Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Vì
vậy, việc xây dựng Điện Bàn trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn
với các chức năng cơ bản là một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ
của Bắc Quảng Nam; trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục – đào tạo của khu vực là tất
yếu khách quan nhằm tranh thủ thời cơ và khai thác lợi thế vốn có của huyện.
Du lịch Quảng Nam - Huyện Điện Bàn đã sớm ban hành và triển khai thực hiện “Đề
án phát triển du lịch giai đoạn 2007 – 2015”. Đề án đã xác định tiềm năng về phát triển
du lịch của huyện bao gồm các loại hình du lịch biển, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái
sông nước, du lịch văn hóa, lịch sử Du lịch làng nghề - du lịch sinh thái sông nước là
thế mạnh về phát triển du lịch của huyện Điện Bàn.
Với Điện Bàn, du lịch được xác định là hướng đột phá nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng xây dựng huyện công nghiệp vào cuối năm 2010 và phấn đấu xây
dựng thị xã giai đoạn 2011 - 2015. Du lịch Điện Bàn cần hướng đến việc tận dụng lợi thế
về địa lý, về thị trường, về sức mạnh cộng đồng để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Định
hướng không gian không chỉ dừng lại ở các dự án mà du lịch phải lan tỏa đến các hộ gia
đình, đặc biệt là phát triển mạnh mô hình du lịch cộng đồng
Công ty TNHH Phát triển Đô thị Bắc Hội An đã nghiên cứu thị trường du lịch trong
và ngoài nước, quyết định đầu tư xây dựng “Khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp tại xã
Điện Dương, huyện Điện Bàn”với diện tích khoảng gần 160ha.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo Nghị định số 21/2008/NĐ-
CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định các dự án xây dựng khu du lịch, khu vui

chơi giải trí diện tích từ 10ha trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM), Công ty TNHH Phát triển Đô thị Bắc Hội An tiến hành lập Báo cáo ĐTM cho
17
Dự án khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam.
UBND tỉnh Quảng Nam là cơ quan có thẩm quyền duyệt Dự án Khu du lịch và nghỉ
dưỡng cao cấp tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn nêu trên.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1. Các cơ sở pháp lý lập báo cáo
Các văn bản pháp luật về môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành chính thức kể từ ngày 01/07/2006;
Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ hợp
thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998.
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính
Phủ về Quy định Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, Cam
kết bảo vệ môi trường.
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 17/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04
năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động

môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định Quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của
Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước;
Các văn bản pháp luật có liên quan khác
Luật xây dựng được Quốc Hội thông qua ngày 26/1/2003
Luật nhà ở năm 2005 được Quốc Hội thông qua ngày 1/7/2006
18
Luật quy hoạch đô thị được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2009
Nghị định 90/2006 NĐ-CP ngày 6/9/2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật nhà ở.
Nghị định 08/2005/ NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng.
Nghị định 37/2010 / NĐ-CP ngày 07/04/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lý quy hoạch đô thị.
Thông tư số 07/2008/ TT-BXD ngày 07/04/20008 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn
Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 về việc Quy định hồ sơ của từng loại
quy hoạch đô thị.
Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ xây dựng về Hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
Công văn số 146/TB-UBND ngày 24 tháng 05 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng
Nam về Thỏa thuận địa điểm lập Quy hoạch chi tiết (1/500) Khu du lịch và nghỉ dưỡng
cao cấp tại thôn Hà My Đông A, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn.
Công văn số 50/TB-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng
Nam về chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch và nghỉ
dưỡng cao cấp tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn do công ty TNHH Phát triển Đô thị
Bắc Hội An làm chủ dự án.

2.2. Các Quy chuẩn Việt Nam áp dụng trong báo cáo
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất;
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất luợng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất luợng nước
ngầm;
- QCVN 10:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển
ven bờ;
- QCVN 14:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
19
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình lập báo cáo
1). Tài liệu do chủ dự án tạo lập
- Báo cáo khả thi dự án Xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Điện Dương
- Thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Điện
Dương (Tỉ lệ 1:500).
2). Tài liệu tham khảo
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, 2010.
- Quy chuẩn môi trường Việt Nam, 2008.
- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia, 2009.
- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia, 2010.
- Báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2011 của UBND xã Điện Dương, huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- World Health Organization, Assessment of Sources of Air, Water, and Land
Pollution, A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating

Environmental Control Strategies, Geneva, 1993.
- Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự, Kiểm soát ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc
gia Tp.HCM, 2007
- GS.TS. Lê Huy Bá, Độc học môi trường, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM , 2000.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
(1). Phương pháp ĐTM
Các phương pháp ĐTM được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá các
tác động đến môi trường do dự án gây ra, bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp nhận diện tác động: Phương pháp này sử dụng để nhận diện, phân
tích và đánh giá các tác động từ giai đoạn thi công cũng như giai đoạn hoạt động của dự
án.
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy
văn, kinh tế xã hội tại khu vực xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .
- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết
lập: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động nạo vét theo hệ số ô nhiễm của
WHO.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các Quy chuẩn
môi trường Việt Nam.
(2). Các phương pháp khác
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình
phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án.
20
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và
khu vực xung quanh.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Công ty TNHH Phát triển Đô thị Bắc Hội An chủ trì việc xây dựng Báo cáo ĐTM
với sự tư vấn của:
4.1. Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM
Cơ quan tư vấn : Công ty Cổ phần Địa chất và Môi trường Miền Nam

Giám đốc Công ty : Nguyễn Thành Vinh
Địa chỉ : 190 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Điện thoại : 08.39975320 Fax: 08.39975320
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động môi
trường cho Dự án:
STT Họ tên Đơn vị công tác Học vị Chuyên ngành
1 Phan xuân Tùng
Công ty TNHH Phát triển
Đô thị Bắc Hội An
Cử nhân Kinh tế
2 La Thị Tuyết Nhung
Cty TNHH CP Địa chất và
Môi trường Miền Nam
Cử nhân
Khoa học môi
trường
3 Huỳnh Tấn Thành
Cty TNHH CP Địa chất và
Môi trường Miền Nam
Cử nhân
Khoa học môi
trường
4 Hoàng Hồng Giang
Cty TNHH CP Địa chất và
Môi trường Miền Nam
Thạc sỹ
Kỹ thuật Môi
trường
5 Ngô Thị Hồng Hà
Cty TNHH CP Địa chất và

Môi trường Miền Nam
Cử nhân
Khoa học môi
trường
6 Trần Minh Chánh
Cty TNHH CP Địa chất và
Môi trường Miền Nam
Cử nhân
Công nghệ môi
trường
4.2. Cơ quan phối hợp
- Cơ quan lấy mẫu phân tích hiện trạng chất lượng môi trường:
+ Tên Cơ quan: Công ty CP DV KHCN Sắc Ký Hải Đăng
+ Địa chỉ: 79 Trương Định, Quận 1, Tp.HCM
- Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của các cơ quan sau:
1. UBND tỉnh Quảng Nam.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan tỉnh Quảng Nam.
3. UBND xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và đại diện cho tổ
chức cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp tại khu vực dự án.
21

×