Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.52 KB, 24 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đất đai đối với cuộc
sống con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội và an ninh quốc phòng của quốc gia.
Kể từ năm 1980, khi hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
đến nay quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển. Từ chỗ
người sử dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, không có
quyền thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai, đến khi có Hiến pháp năm
1992, Luật Đất đai năm 1993 và đặc biệt là khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra
đời, thì Nhà nước đã thừa nhận cho người dân có năm quyền sử dụng đất là
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế. Khi Bộ luật Dân sự
năm 2005 ra đời, Nhà nước thừa nhận người sử dụng đất có mười quyền và
trong tương lai các hạn chế về quyền của người sử dụng đất sẽ ngày càng ít đi.
Quyền năng của người quản lý, sử dụng đất hợp pháp sẽ được bảo đảm ngày
càng tốt hơn, thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể và cũng là để quản lý,
khai thác đất đai có hiệu quả hơn.
Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế tài sản
là bất động sản có vị trí hết sức đặc biệt. Do tính chất pháp lý đặc thù của loại
tài sản này, nên bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thừa kế quyền sử dụng
đất thành một chương riêng, nhưng bộ luật Dân sự năm 2005 không còn quy
định chế độ pháp lý riêng biệt về thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi
xem xét về thừa kế quyền sử dụng đất thì phải vận dụng cả các quy định của
Luật Đất đai để việc giải quyết phù hợp với tính chất đặc biệt của loại tài sản
này.
Được phân công về thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An – địa bàn trong một vài năm trở lại đây tranh chấp quyền sử
dụng đất từ thừa kế có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tính chất. Vì vậy
em quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ
chia thừa kế tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” làm chuyên đề viết báo cáo


thực tập của mình. Mặc dù thời gian thực tập không dài và trong khuôn khổ
một chuyên đề không thể đưa ra phân tích một cách chuyên sâu đối với một
đề tài phức tạp như đề tài này. Nhưng qua bài báo cáo này, em hi vọng qua
việc học hỏi, xem xét thực tiễn có thể đưa ra những nhìn nhận, đánh giá và
đóng góp một phần ý kiến của mình về thực trạng các vụ án về tranh chấp
quyền sử dụng đất từ chia thừa kế tại địa phương nói riêng cũng như tình hình
giải quyết những vụ án về tranh chấp đất đai nói chung của Tòa án nơi thực
tập.
Do lần đầu tiếp xúc với thực tế, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, giới hạn
trang viết bị hạn chế, đặc biệt đây là một chuyên đề thực tập đầu tay của tác
giả còn đang là sinh viên nghiên cứu lý luận trong trường đại học nên dù đã
cố gắng rất nhiều song chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn độc giả quan tâm để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.
2. Nội dung nghiên cứu
Do điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau nên bài báo cáo không
đi lại các vấn đề mang tính lý luận mà chỉ đề cập tới một số khái niệm cơ bản
như thừa kế, quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, Báo cáo tập
trung nghiên cứu về thực trạng các tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa
kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tình hình giải quyết các vụ
án liên quan đến các tranh chấp đó của Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu.
Đồng thời, bài viết còn đưa ra một số đánh giá, nhận xét cũng như đề xuất
một số ý kiến chủ quan nhằm góp phần hoàn thiện phần nào những thiếu sót,
hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Chế định thừa kế đất đai là một chế định lâu đời trong pháp luật dân sự
nói chung và pháp luật đất đai nói riêng, đây cũng là nguyên nhân của thực
trạng chồng chéo các quy định khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng
đất từ chia thừa kế. Như đã đề cập ở trên, nên bài viết chỉ dừng lại ở phạm vi
nghiên cứu trên địa bàn hẹp là huyện Quỳnh Lưu. Các nghiên cứu đang ở mức

độ mang tính chất khái quát, tổng hợp, thống kê chưa thể nghiên cứu, đánh
giá trên phương diện toàn diện. Nên rất mong nhận được sự quan tâm của
thầy cô và các bạn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của phương pháp luận triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, lý luận về nhà nước và pháp luật, bài viết còn sử dụng và kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau trong mỗi hoạt động thực tiễn của mình để việc
nghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
Phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp phân tích khi trực tiếp
tham dự những hoạt động tố tụng cụ thể của cơ quan thực tập; phương pháp
thống kê tổng hợp; phương pháp so sánh được dùng trong quá trình xem xét
sổ thụ lý, nghiên cứu các hồ sơ vụ án.
5. Giới thiệu chung huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An và
cơ sở thực tập – Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu
5.1. Khái quát chung về huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Quỳnh Lưu là một huyện nằm phía Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố
Vinh 60 km.
Vị trí địa lý của huyện: phía Nam giáp với huyện Diễn Châu và huyện
Yên Thành, phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Đông giáp với biển Đông,
có đường bờ biển dài 34 km.
Diện tích tự nhiên: 568,4 km
2
, chiếm 3,58% diện tích của toàn tỉnh, chiều
dài từ Bắc đến Nam là 26 km, chiều rộng từ Đông sang Tây 22km, toàn huyện
có 43 xã, thị trấn với dân số khoảng 340.725 người trong đó có 20 xã đồng
bào theo đạo, 2 xã dân tộc thiểu số.
Địa hình Quỳnh Lưu đa dạng, đất đai điều kiện tự nhiên cấu tạo khác
nhau, có thể chia địa hình huyện thành 3 vùng như sau:
- Vùng biển: gồm 16 xã, cơ cấu kinh tế vùng này chủ yếu là nông nghiệp,
diêm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, dịch vụ và kinh tế

du lịch biển.
- Vùng đồng bằng: gồm 16 xã, cơ cấu kinh tế vùng này chủ yếu là nông
nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đây là vùng trung tâm
huyện, có điều kiện thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp chủ yếu là cây lúa
và rau màu các loại, cũng như phát triển chăn nuôi gia cầm, chế biến nông
phẩm và các nghành nghề truyền thống; phát triển thương mại và dịch vụ tổng
hợp phục vụ sản xuất và đời sống.
- Vùng đồi núi: có 11 xã, đặc thù vùng này có điều kiện đất đai rộng, xu
thế phát triển ở đây là nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả, cây công
nghiệp ngắn ngày, cây nguyên liệu, trồng rừng và phát triển kinh tế trang trại.
5.2. Đặc điểm, tình hình Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu có địa chỉ tại: Khối 2, thị trấn Cầu
Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, tiếp theo các nhiệm vụ của
những năm trước, sang năm 2012 Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu tiếp tục
phải đối mặt với nhiều thử thách và cơ hội trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi
mới tổ chức và hoạt động ngành TAND theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Trong nhiều năm, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu với quyết tâm hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, Thẩm phán, Thư ký đã từng bước khắc phục khó
khăn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao nhất.
Cơ cấu tổ chức hiện nay: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu với tổng số
18 cán bộ, công chức (trong đó có 06 thẩm phán, 09 thư ký, 01 kế toán và 02
cán bộ phục vụ). Đội ngũ cán bộ của đơn vị đều có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ: (15 người có trình độ cử nhân Luật, 01 người có trình độ cử nhân
kế toán và 01 người có trình độ trung cấp văn thư lưu trữ). Đơn vị đã thành
lập Chi bộ và các đoàn thể quần chúng trong đơn vị (Công đoàn, Chi đoàn
thanh niên, Hội luật gia) hoạt động sôi nổi, hàng tháng, quý luôn họp bình xét
từng thành viên trong tổ chức, nâng cao hoạt động của tổ chức mình. Được
huyện ủy, liên đoàn lao động, huyện Đoàn Quỳnh Lưu công nhận là đơn vị

trong sạch vững mạnh trong nhiều năm liền.
Sau 67 năm xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực của bao thế hệ cán
bộ đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, Tòa án nhân dân huyện huyện
Quỳnh Lưu đã có những thắng lợi quan trọng. Những thắng lợi đó góp phần
làm nên những thành công chung của huyện nhà. Về tổng quát, năm 2012 tính
cho đến thời điểm này Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã tiến hành giải
quyết 414 vụ án các loại và đảm bảo được sự công bằng và nghiêm minh của
pháp luật tạo niềm tin cho nhân dân. Năm 2013, Tòa án nhân dân huyện đã
thụ lý 584 vụ án các loại (tăng 55 vụ so với năm 2012), đã giải quyết và xét
xử 579 vụ, đạt tỷ lệ 99,1%. Về công tác thi hành án hình sự, đã thụ lý 124/254
bị án, đã ra quyết định đạt tỷ lệ 100%. Đã thụ lý 11 đơn thư khiếu nại, đơn
khởi kiện. Trong công tác xét xử, tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã mời
70/70 vị Hội thẩm tham gia phiên tòa, phần lớn các vị Hội thẩm là cán bộ
công chức đang đương nhiệm, có trình độ đại học trên 50%.
B. NỘI DUNG
Chương 1. THỰC TRẠNG TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người khác (là
cá nhân đang còn sống hoặc là pháp nhân còn tồn tại) theo di chúc hoặc theo
quy định của pháp luật.
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người
chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về
đất đai (Điều 735, Bộ luật Dân sự năm 2005).
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi đề cập tới khái niệm tranh chấp
quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật về đất đai, Luật Đất đai năm
2003 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2013 đều cùng định nghĩa về tranh chấp
đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của
người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” (khoản 26
Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Thuật ngữ “các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” là một thuật
ngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất. Theo suy luận logic thì tranh chấp về quyền sử dụng đất
sẽ bao gồm ba loại: tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất (thực
chất là tranh chấp quyền sử dụng đất hay cụ thể hơn là kiện đòi đất đang bị
người khác chiếm giữ, tranh chấp mốc giới); tranh chấp hợp đồng chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc
bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất.
Việc hiểu và vận dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất” theo
hướng này là hợp lý cả về vấn đề logic ngôn ngữ và thực tiễn. Theo đó, tranh
chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do
Toà án nhân dân giải quyết. Riêng đối với các tranh chấp hợp đồng liên quan
đến quyền sử dụng đất chưa có “giấy tờ hợp lệ” (thực chất là chưa có quyền
sử dụng đất) Toà án vẫn có thẩm quyền thụ lý giải quyết nhưng chỉ có thẩm
quyền giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu chứ không có thẩm
quyền quyết định ai là người có quyền sử dụng đất. “Tranh chấp về quyền sử
dụng đất” chỉ đặt ra khi quyền đó đã được khẳng định bởi các giấy tờ hợp lệ
rồi mà vẫn phát sinh các tranh chấp liên quan.
Một vấn đề nữa cần làm rõ là “tranh chấp về quyền sử dụng đất” có phải là
“tranh chấp đất đai” hay không. Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm
1993 không có phần giải thích thuật ngữ. Đến Luật Đất đai năm 2003 theo
khoản 26 Điều 4 về giải thích từ ngữ thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ đất đai”. Nếu suy luận theo Điều 136 của Luật này, chúng ta thấy có một
sự tương đồng giữa hai thuật ngữ “tranh chấp đất đai” và “tranh chấp về
quyền sử dụng đất”. Điều này là cơ sở quan trọng để chúng ta giải quyết vấn
đề hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai.

Giải quyết tranh chấp đất đai là việc các cơ quan có thẩm quyền tìm
ra
một giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyết những bất
đồng,
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức bằng hình thức trả lời
bằng văn
bản
theo qui định của pháp luật, trên cơ sở đó phục hồi các
quyền lợi bị xâm
phạm
dồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
các trường hợp vi phạm.
Giải
quyết tranh chấp đất đai là một trong
những công tác quản lý của Nhà nước
về
đất đai nhằm bảo vệ quyền lợi
cho người sử dụng đất giúp người sử dụng đất
yên
tâm sản xuất trên mảnh
đất của
mình.
1.2. Vài nét về thừa kế di sản là đất đai
Theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/ NQ-HĐTP của Hội đông thẩm
phán Tòa án nhâXác định quyền sử dụng đất là di sản
Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài
sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật
Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các

loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm
2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không
phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một
trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại các trường hợp trên nhưng có di sản
là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước,
nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình
xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh
như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay
vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá,
cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử
dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường
hợp sau: a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp
có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản
là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó. b) Trong
trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ
ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi
phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà
án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương
sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử
dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy
định của pháp luật về đất đai. c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có
thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di
sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất
đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một
trong các loại giấy tờ quy định tại các trường hợp trên và cũng không có di

sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm
quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.
Luật Đất đai năm 2003 cũng đã quy định theo hướng mở rộng phạm vi giải
quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân. Theo đó, Tòa án
nhân dân không chỉ có thẩm quyền giải quyết chấp về tài sản gắn liền với đất;
các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; tòa án nhân
dân huyện còn có thêm thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử
dụng đất trong trường hợp người sử dụng chưa được nhà nước cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ về sử dụng đất
quy định tại khoản 1,2,5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Việc mở rộng thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất này của Luật Đất đai
năm 2003 đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai ở
nước ta.
1.3. Cơ sở pháp lý
Tại khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 có quy định: đối với hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê thì cá nhân có quyền để
thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia
đình được nhà nước giao đất, nếu trong hộ có người chết thì quyền sử dụng
đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Còn
tại điểm đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 lại quy
định: Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình
theo di chúc hoặc theo pháp luật, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu
trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để
thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc
sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng
cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác
định;
Ngoài ra còn có các văn bản pháp lý liên quan khác cũng có những hướng dẫn
cụ thể về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế như:

 Nghị định 181/ 2004/
N
Đ
-
CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi
hành
Luật đất
đai;
 Luật sửa đổi bổ sung, một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số
26/2004
ngày
15/06/2004;
 Nghị định số 53/2005/
N
Đ
-
CP về việc quy định chi tiết và hướng
dẫn
thi
hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật
khiếu
nại, tố cáo ngày 19/04/2005 của Chính
Phủ;
 Công văn số 116/2004/KH XX ngày 22/07/2004 của Toà án nhân
dân
tối
cao về việc thực hiện thẩm quyền của Toà án nhân dân theo
quy định của Luật
Đất

đai
2003.
1.4. Thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu
Theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện Quỳnh lưu, trong năm 2012
trên địa bàn toàn huyện có 40 vụ việc về tranh chấp quyền sử dụng đất.
Trong đó, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là 5 vụ, chiếm 12.5%. Số
liệu được thống kê cụ thể dưới các bảng sau:
Bảng 1: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự năm 2012
Loại vụ án
và việc dân
Số vụ việc phải giải quyết Số vụ việc đã giải quyết Số vụ việc còn lại
Cũ còn
lại
Mới thụ

Tổng
số
Chuyển
hồ sơ
Đình
chỉ
Công nhận
thỏa thuận
của đương
sự
Xét
xử
hoặc
giải

quyết
Tổng
số
Tổng
số
Quá
hạn
luật
định
Tạm
đình
chỉ
Tranh chấp
về QSDĐ
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
T/c hợp
đồng
chuyển đổi
QSDĐ
2 5 7 0 6 0 0 6 1 0 0
T/c hợp
đồng
chuyển
nhượng
QSDĐ
2 9 11 0 2 0 4 6 5 0 0
T/c thừa kế
QSDĐ
3 2 5 0 5 0 0 5 0 0 0
Đòi đất cho

mượn, cho
sử dụng
nhờ, lấn
chiếm,…
3 14 17 0 12 0 0 12 5 0 0
Tổng cộng 10 30 40 0 25 0 4 29 11 0 0
(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh lưu)
Bảng 2: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân
huyện Quỳnh lưu từ năm 2011 đến năm 1013
Năm Thụ lý Tạm Đình Hòa giải Xét xử
đình chỉ chỉ thành sơ thẩm
2011 32 4 12 9 6
2012 40 3 25 2 4
2013 56 15 8 6 21
(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu).
Bảng 3: Tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu trong các năm 2011, 2012, 2013.
Loại tranh chấp 2011 2012 2013
Tổng số 32 40 56
T/c QSDĐ từ
thừa kế
3 5 12
T/c QSDĐ khác 27 35 34
(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu).
Nhìn vào các bảng số liệu trên ta nhận thấy: Tranh chấp đất đai trong
vòng ba năm qua (từ 2011 đến năm 2013) có xu hướng tăng lên theo từng
năm, năm 2012 các vụ tranh chấp đất đai mà tòa án nhân dân huyện
Quỳnh Lưu thụ lý giải quyết tăng từ 32 vụ lên 40 vụ tăng 25% so với năm
2011. Đặc biệt, năm 2013 số vụ tranh chấp đất đai đã tăng lên đột biến
tăng 40% so với năm 2012 và tăng 75% so với số vụ tranh chấp năm

2011. Đồng thời, số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế cũng
tăng lên một cách nhanh chóng, lần lượt qua các năm 2012, 2013 là 66%
và 240%.
Có rất nhiều lý do để lý giải tại sao trong những năm gần đây số lượng
các vụ tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai từ chia thừa kế
nói riêng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu lại tăng nhanh như vậy. Nhưng
theo đánh giá của riêng em thì lý do cơ bản khiến cho các vụ tranh chấp
đất đai gia tăng là vì: năm 2004 Luật Đất đai năm 2003 bắt đầu có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 7 với quy định mở rộng phạm vi giải quyết tranh
chấp về đất đai của Tòa án nhân dân hơn so với Luật Đất đai năm 2003.
Điều này đã nhanh chóng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn quản lý và sử
dụng đất của nhân dân trên địa bàn huyện. Đây chính là cơ sở pháp lý
quan trọng để người sử dụng đất có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của mình trên thực tế. Hơn nữa, với một thực tế là các tranh chấp
đất đai xuất phát từ chia thừa kế là những tranh chấp vô cùng phức tạp,
các đương sự thường có mối quan hệ thân thích với nhau gây không ít hệ
lụy trong văn hóa và xã hội. Trước năm 2004 việc giải quyết các tranh
chấp đất đai của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật
Đất đai năm 1993 đã phần nào hạn chế việc bảo vệ quyền lợi của người
sử dụng đất.
Để nhận biết rõ nét hơn tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất từ
chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu chúng ta hãy làm phép so
sánh về số lượng các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế với
các tranh chấp về đất đai nói chung mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết:
- Năm 2011, tổng số các vụ tranh chấp đất đai mà tòa án nhân dân
huyện Quỳnh Lưu thụ lý giải quyết là 32 vụ, trong đó số vụ án về
tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế là 3 vụ, chiếm 9,3%.
- Năm 2012, tổng số các vụ tranh chấp đất đai mà tòa án nhân dân
huyện Quỳnh Lưu thụ lý giải quyết là 40 vụ, trong đó số vụ án về
tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế là 5 vụ, chiếm 12,5%.

- Năm 2013, tổng số các vụ tranh chấp đất đai mà tòa án nhân dân
huyện Quỳnh Lưu thụ lý giải quyết là 56 vụ, trong đó số vụ án về
tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế là 12 vụ, chiếm
21,4%.
Như vậy, có thể thấy rằng so với các tranh chấp về đất đai khác thì
tranh chấp về quyền sử dụng đất từ chia thừa kế chiếm một tỷ lệ đáng kể
trong tổng số các vụ việc tranh chấp đất đai mà tòa án thụ lý giải quyết.
Ngoài những vụ tranh chấp đất đai mà Tòa án nhân dân huyện Quỳnh
Lưu giải quyết thì trên thực tế còn có một phần đáng kể số lượng các vụ
tranh chấp được giải quyết và hòa giải tại cơ sở. Đây là những số liệu
không thống kê được một cách chính thức nhưng cũng phần nào nói lên
thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế trên địa bàn là
tương đối phức tạp.
1.5. Ví dụ thực tiễn
Vào năm 2012, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã thụ lý giả quyết
vụ án tranh chấp dân sự về chia di sản thừa kế giữa ông Trần Văn Như và
anh Trần Kỷ, chị Trần Thị Thảo, chị Trần Thị Mỹ, chị Trần Thị Duyệt
đều trú tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu như sau:
Theo đơn khởi kiện, biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải, biên bản
phiên tòa, ông Trần Văn Như và bà Phạm Thị Đức là vợ chồng sinh được
07 người con gồm: Trần Thị Đạo, Trần Thị Thảo, Trần Kỷ, Trần Văn Dĩ,
Trần Văn Thí (đã chết năm 2009), Trần Thị Mỹ, Trần Thị Duyệt.
Bà Phạm Thị Đức chết ngày 12/3/2007, bà Đức không có di chúc.
Về đất vườn, đất ở: ông Như khai vợ chồng ông Như bà Đức có đất ở,
đất vườn thửa số 83, tờ bản đồ số 112-71, diện tích thực tế 555,3m
2
; Đã
được UBND huyện Quỳnh Lưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ngày 10/01/1997, đứng tên ông Trần Văn Như với diện tích 644m
2

, trong
đó 200m
2
đất ở và 444m
2
đất vườn. Hiện ông Như đang sử dụng 251,3m
2
(nơi có nhà của vợ chồng ông Như, bà Đức) và vợ chồng anh Kỷ, chị
Hồng làm nhà ở, sử dụng 303,9m
2
từ năm 1981 đến nay. Nhưng vợ chồng
ông chưa cho anh Kỷ phần đất 303,9m
2
mà vẫn thuộc quyền sử dụng của
ông Như, bà Đức.
Giá trị quyền sử dụng đất ông Như đang sử dụng là 452.340.000 đồng.
Giá trị quyền sử dụng đất anh Kỷ, chị Hồng đang sử dụng là 191.475.000
đồng. Tổng cộng giá trị quyền sử dung đất thửa số 83, tờ bản đồ số 112-
71, diện tích thực tế 555,3m
2
bằng 643.797.000 đồng.
Ông Như khởi kiện yêu cầu chia di sản của bà Phạm Thị Đức có
chung với ông Như, ông xin nhận phần đất hiện đang do ông quản lý, sử
dụng và nhà ở cùng các công trình xây dựng trên đất, hai chiếc tủ. Đề
nghị chia cho anh Kỷ được nhận phần đất là di sản của bà Đức nơi đang
có nhà ở của anh Kỷ và 03 tấm phản gỗ lát.
Anh Kỷ trình bày: diện tích đất 303,9m
2
hiện anh Kỷ, chị Hồng đang
sử dụng, trong đó ông Như, bà Đức đã cho anh Kỷ, chị Hồng 150m

2
để
làm nhà ở từ năm 1981 đến nay, anh Kỷ đã xây tường bao khuôn viên
riêng; Diện tích còn lại 153,9m
2
là do anh Kỷ, chị Hồng bồi đắp phần đất
của xã khi xã chưa quản lý đất đai. Vì vậy, đất ở, đất vườn thuộc quyền
sử dụng chung của ông Như, bà Đức chỉ có 251,3m
2
hiện tại ông Như
đang sử dụng.
Nay anh nhất trí chia di sản của bà Đức có chung với ông Như cho
những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật quy định. Phần của ông
Như giao cho ông Như sở hữu.
Chị Thảo, chị Mỹ, chị Duyệt đều đề nghị giao phần được hưởng di sản
của bà Đức cho anh Trần kỷ quản lý.
Tại bản án của Toà án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã quyết định:
Giao cho ông Trần Văn Như được quyền sử dụng 159,16m
2
đất ở, đất
vườn thuộc thửa số 83, tờ bản đồ số 112-71 (bản đồ 299). Trong đó,
100m
2
đất ở và 59,16m
2
đất vườn tại xóm 5, xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu,
Nghệ An, có giá trị QSDĐ bằng 286.488.000 đồng
Giao cho anh Trần Kỷ và chị Hồ Thị Hồng được quyền sử dụng
303,9m
2

đất, trong đó: đất ở 80m
2
và 223,9m
2
đất vườn, thuộc thửa số 83,
tờ bản đồ số 112-71 (bản đồ 299) tại xóm 5, xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu,
Nghệ An, có giá trị QSDĐ bằng 191.457.000 đồng.
Giao cho anh Kỷ quản lý 92,34m
2
, trong đó: đất ở 20m
2
và đất vườn
72,34m
2
thuộc thửa số 83, tờ bản đồ số 112-71 (bản đồ 299) tại xóm 5, xã
Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An, có giá trị quyền sử dụng đât bằng
166.212.000 đồng, là phần di sản của bà Đức mà chị Đạo, chị Thảo, anh
Dĩ, chị Mỹ, chị Duyệt mỗi người được hưởng trị giá 33.242.400 đồng.
Qua ví dụ thực tiễn về một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia
thừa kế và bản án xét xử của Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu, theo ý
kiến chủ quan của riêng em, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm xét
xử của Tòa án. Theo đó, quyền sở hữu về tài sản của ông Như được bảo
đảm một cách tối đa (thừa nhận quyền sử dụng đất của ông Như và bà
Đức thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); quyền năng thừa
kế di sản của bà Đức được phân chia cho các người thừa kế một cách
công bằng; đồng thời, cũng bảo vệ tài sản trên đất của anh Kỷ, chị Hồng
một cách hợp tình, hợp lý. Các quy định của pháp luật về đất đai và thừa
kế được sử dụng một cách thống nhất và đúng đắn về thể hiện sự công
bằng của pháp luật vừa đảm bảo một cách tối đa quyền lợi của các đương
sự nói chung và của người sử dụng đất nói riêng. Tuy nhiên, dù có công

bằng và hợp tình đến như thế nào đi nữa, thì tình cảm gia đình, cha con,
anh chị em cũng đã phần nào mất mát khá lớn, để lại nhiều hệ lụy sau
này.
Trên đây là một trong rất nhiều ví dụ về tranh chấp quyền sử dụng đất
từ chia di sản thừa kế mà Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã giải
quyết. Qua đó, có thể thấy rằng, tình hình tranh chấp đất đai từ chia di sản
thừa kế là một vấn đề phức tạp và diễn ra với xu hướng ngày càng tăng
lên về số lượng đặc biệt là trong giai đoạn đất đai đang trở thành một loại
tài sản đặc biệt có giá trị đáng kể. Tuy nhiên, dù nói như thế nào đi nữa
thì đất đai vẫn chỉ là một thứ tài sản ngoài thân, không thể dùng nó để
đánh đổi đi tình cảm gia đình, cha con,vợ chồng, anh em, vì vậy, đòi hỏi
một cách xét xử thật công bằng, hợp tình hợp lý từ cơ quan xét xử là
mong mỏi, là niềm tin của nhân dân.
1.6. Nguyên nhân của các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất từ
chia thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
Một là, tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về quyền sử dụng
đất nói riêng từ lâu đã là vấn đề rất được quan tâm tại nhiều địa phương.
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng với nền kinh tế phát triển khá cao,
dân cư tập trung đông đúc, đặc biệt là tại thị trấn Cầu Giát, thị trấn Tuần,
các xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Giang, Quỳnh Lương, Sơn Hải, Quỳnh Châu,
… Do đó, nhu cầu sử dụng đất và phục vụ sinh hoạt cho một lượng lớn
dân cư tập trung với mật độ cao tại những nơi này. Nhu cầu của thị
trường đẩy cao giá đất đai, bên cạnh đó, nhu cầu về mặt bằng để xây
dựng cơ sở hạ tầng cũng đặt ra nhiều vấn đề dẫn đến các tranh chấp về
quyền sử dụng đất từ chia thừa kế xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp.
Đôi khi, chỉ vì mấy mét vuông đất mà cha mẹ chia không đồng đều giữa
các con khi còn sống mà lúc ông bà mất đi, họ sẵn sàng cãi vã, kiện tụng
và có thể đánh nhau.
Hai là, do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai và pháp luật thừa kế
của người dân còn hạn chế. Người dân Việt vốn coi trọng truyền thống,

tình nghĩa khi sống với nhau hơn là quan tâm pháp luật, vì thế, họ thường
không thực hiện đúng các thủ tục luật định khi chia đất, chia nhà cho con
cái hay khi để lại thừa kế. “Cho, nhận” bằng lời nói đang còn phổ biến,
là cơ sở pháp lý không bền vững khi Tòa án giải quyết các tranh chấp đất
đai vì yêu cầu cơ bản khi các hợp đồng liên quan đến bất động sản phải
bằng văn bản (có công chứng, chứng thực).
Ba là, các văn bản pháp lý hướng dẫn còn quá nhiều, một vấn đề mà
phải đối chiếu quy định ở hai chế định pháp luật (đất đai và thừa kế) gây
cho người dân và những người thực hành pháp luật nhiều khó khăn khi
tiếp cận cũng như áp dụng. Bên cạnh đó, một bộ phận cơ quan quản lý
nhà nước còn làm việc sơ sài, nhất là trong công tác thẩm định và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân còn rất nhiều sai
phạm.
Chương 2: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. Nhận xét
Đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân cả về
mặt tinh thần lẫn vật chất. Đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế như
hiện nay, nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, đang đặt ra cho toàn xã hội
chúng ta những vấn đề đòi hỏi phải có những giải pháp, những hướng đi
đúng đắn để làm sao khai thác được tối đa hiệu quả loại tài nguyên thiên
nhiên quý giá này trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước. Để làm tốt điều này, trước mắt chúng ta cần làm tốt công tác giải
quyết tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia
thừa kế nói riêng và từ đó dần định hướng quan hệ quản lý và sử dụng
đất đai đi đúng trật tự, khuôn khổ mà pháp luật quy định. Tranh chấp đất
đai thời kì nào cũng có chỉ khác nhau về tính chất, mức
độ
vấn đề đặt
ra ở đây là phải làm thế nào để có biện pháp chế tài nhằm hạn chế
số

lượng vụ việc tranh chấp đất đai hoặc nếu có xảy ra thì phải có đủ
hành lang pháp

để giải quyết rõ ràng nhanh
chóng.
Với một địa bàn mà trong một vài năm trở lại đây tình hình tranh
chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế diễn biến tương đối phức tạp, Tòa
án nhân dân huyện Quỳnh Lưu cũng đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm
to lớn của mình trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Góp phần
cùng với các ngành các cấp, các cơ quan chức năng giảm thiểu những
tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế nói riêng và những tranh
chấp đất đai trên địa bàn toàn huyện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất.
Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Quỳnh
Lưu
từ
năm 2011–2013 có những tiến bộ vượt bậc so với các năm
trước đây.
Nhưng
bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế như lấn chiếm
đất, sang nhượng đất trái
pháp
luật Nhà nước. Việc tổ chức thực hiện
các chức năng quản lý Nhà nước về
đất
đai thiếu đồng bộ nên hiệu quả
đạt được chưa cao, công tác tuyên truyền phổ
biến
pháp luật đất đai với
đa số người vẫn còn hạn

chế.
Công tác hòa giải tại cơ sở là hết sức quan trọng, vừa phát huy
được
vai trò
quản lý nhà nước ở cơ sở vừa hạn chế số lượng vụ việc
tranh chấp gửi lên huyện làm
mất
nhiều công sức, tiền bạc của Nhà
nước và nhân dân tránh được hậu quả
đáng
tiếc xảy
ra.
Đối
với cấp huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác giải
quyết
tranh
chấp đất đai mặc dù số lượng công việc nhiều, lại thiếu
nhân lực nhưng bằng lòng
nhiệt
tình và năng lực làm việc của các cán
bộ, công chức, viên chức đã hoàn thành công viêc đúng hạn định không
để vụ việc
tồn đ
ọng kéo dài. Tuy nhiên cũng còn một số trường hợp
giải quyết chưa thấu
tình
đạt lý gây phiền hà trong nhân
dân.
2.2. Giải pháp
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp quyền

sử dụng đất từ chia thừa kế cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau:
Một là, tổ chức tốt công tác tiếp dân, bồi dưỡng cán bộ có đủ năng
lực về trình độ chuyên môn cũng như cách ứng xử nhẹ nhàng, cởi mở tạo
tâm lý tin tưởng ở người dân khi họ tới làm việc. Bởi trình độ hiểu biết về
pháp luật của người dân mình phần nào còn hạn chế nên họ có nhiều lúng
túng, e ngại khi làm việc với cơ quan pháp luật. Công tác tiếp dân được tổ
chức tốt sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp về sau được tiến hành
thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hai là, trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp luôn phải quán triệt
nguyên tắc “kiên trì giúp đỡ các đương sự để họ tự thỏa thuận với nhau”.
Trên thực tế, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã làm rất tốt công tác
này, điển hình số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất hòa giải thành chiếm
một tỉ lệ đáng kể trong công tác giải quyết tranh chấp của Tòa án. Trước
những diễn biến tình hình các tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa
kế có xu hướng ngày càng phức tạp như hiện nay thì việc tìm hiểu những
nguyên nhân dẫn tới phát sinh tranh chấp của các bên là rất cần thiết để từ
đó có những phương pháp thích hợp trong công tác hòa giải.
Ba là, cần xây dựng đồng bộ các văn bản pháp luật, mặt bằng pháp lý
đặc biệt là pháp luật đất đai và pháp luật dân sự về thừa kế nhằm đảm
bảo
thực hiện thông suốt từ trung ương đến tỉnh đến huyện đến các xã,
phường, thị
trấn.
Nên thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp
luật đất đai cho nhân
dân
trong huyện để người dân hiểu và nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật của
Nhà
nước về đất

đai.
C. KẾT LUẬN
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong xã hội nói
chung và trong thừa kế tài sản nói riêng. Đặc biệt khi mà ta chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt
có giá trị thì tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế có xu hướng
ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp. Vì vậy,
việc nghiên cứu tranh chấp quyền sử dụng đất từ chia thừa kế là cần thiết
trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là vấn đề đang được Đảng và Nhà
nước, chính quyền các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Nhìn chung
trong thời gian qua các quy định của pháp luật đất đai đã từng bước đi
vào cuộc sống, điều chỉnh và bảo vệ có hiệu quả chế độ sở hữu toàn dân
đối với đất đai, góp phần đáng kể vào việc đưa công tác quản lý đất đai
vào nề nếp khai thác đất đai ngày càng có hợp lý và tiết kiệm hơn. Do đó,
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ IV thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2003 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 với
những nội dung mới mang tính cấp thiết – đặc biệt là quy định về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và thẩm quyền giải quyết
về quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng đất có
thể bảo vệ được quyền lợi của mình trên thực tế, góp phần ổn định quan
hệ quản lý và sử dụng đất tại địa phương nói riêng và trong phạm vi cả
nước nói chung.



D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đất đai, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
2, Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Dân sự tập I,II,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

3, Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Lưu (2013), Báo cáo công tác năm
2013 và triển khai công tác năm 2014.

×