ĐỀ CƯƠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÍ
Câu 1 điểm
Câu 1: Hãy nêu các dạng thông tin trong doanh nghiệp và các nguồn thông tin của doanh
nghiệp
Câu 2 : Trình bày khái niệm hệ thống thông tin quản lí và những hoạt động chủ yếu trong quá
trình xử lí dữ liệu của hệ thống thông tin ?
Câu 3 : Phân loại hệ thống thông tin quản lí theo cấp ứng dụng ?
Câu 4 : Phân loại hệ thống thông tin quản lí theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra ?
Câu 5 : Trình bày nội dung của phương pháp nghiên cứu tài liệu ?
Câu 6 : Trình bày nội dung của phương pháp sử dụng phiếu điều tra ?
Câu 2 điểm
Câu 1 : Giới thiệu tổng thể về phần cứng của hệ thống thông tin quản lý ?
Câu 2 : Giới thiệu tổng thể về phần mềm của hệ thống thông tin quản lý ?
Câu 3 : Quan điểm của bạn về việc lựa chọn phần mềm có sẵn trên thị trường . Các tiêu chuẩn
đánh giá phần mềm ?
Câu 4 : Hãy nêu nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của các phương pháp chuyển
đổi từ hệ thống thông tin quản lý cũ sang hệ thống thông tin quản lý mới ?
Câu 5 : Giới thiệu nội dung , phương pháp huấn luyện người sử dụng các hệ thống thông tin
quản lý vai trò của huấn luyện trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống ?
Câu 6 : Nội dung thông tin của các giao diện người – máy của hệ thống thông tin quản lý ?
Câu 3 điểm
Câu 1 : Trình bày sự hiểu biết về hệ thống thông tin quản lý văn phòng , liên hệ thực tế?
Câu 2: Trình bày sự hiểu biết về hệ thống thông tin xử lý giao dịch liên hệ thực tế?
Câu 3 : Trình bày những hiểu biết về hệ thống thông tin sản xuất kinh doanh. Liên hệ thực tế?
Câu 4 : Trình bày hiểu biết về HTTT tài chính kế toán, liên hệ thực tế?
Câu 5 : Trình bày hiểu biết về hệ thống thông tin quản trị nhân lực, liên hệ thực tế?
Câu 6 : Trình bày những hiểu biết về HTTT marketing. Liên hệ thực tế?
Câu 1 điểm
Câu 1: Hãy nêu các dạng thông tin trong doanh nghiệp và các nguồn thông tin của
doanh nghiệp ?
a) Các dạng thông tin chủ yếu sau :
+ Thông tin chiến lược : liên quan đến những chính sách lâu dài của tổ chức và là
mối quan tâm chủ yếu của các nhà lãnh đạo cấp cao . Đó là những thông tin liên quan
đến việc lập kế hoạch chiến lược , xây dựng các dự án lớn hoặc đưa ra những kế hoạch
dự báo cho sự phát triển trong tương lai.với doanh nghiệp đó là những thông tin về thị
trường, mặt bằng chi phí nhân công , nguyên vật liệu…Phần lớn các thông tin chiến
lược không thu được sau quá trình xử lí thông tin trên máy tính .
+ Thông tin chiến thuật :là những thông tin được sử dụng cho mục tiêu ngắn hạn ,
liên quan đến việc lâp kế hoạch chiến thuật và là mối quan tâm của các phòng ban
quản lý.đó là thông tin thu thập được từ việc tổng hợp, phân tích số liệu bán hàng …
dạng thông tin này từ những dữ liệu của các hoạt động giao dịch hàng ngày
+ Thông tin tác nghiệp : được sử dụng cho những công việc cụ thể hàng ngày ở các
bộ phận của tổ chức.thông tin này được rút ra nhanh chóng tù dữ liệu hoạt động của tổ
chức và thường đòi hỏi thu thập dữ liệu một cách khẩn trương và xử lí dữ liệu kịp thời.
b) Các nguồn thông tin của doanh nghiệp :
+ Nguồn thông tin bên ngoài :
- Các tổ chức chính phủ cung cấp các thông tin chính thức về mặt pháp chế. Là
các thông tin mà doanh nghiệp phải lưu trữ và sử dụng thường xuyên .
- Khách hàng , đối thủ cạnh tranh , nhà cung cấp … là các nguồn cung cấp thông
tin về thị trường
Nguồn thông tin bên ngoài thường được thu thập từ báo chí , hệ thống văn bản cấp trên
gửi đến tổ chức hoặc từ tài liệu nghiên cứu của các tổ chức cung cấp thông tin chuyên
nghiệp.
+ Nguồn thông tin bên trong : đây là thông tin thu được từ chính hệ thống tài liệu , sổ
sách, báo cáo tổng hợp của chính tổ chức.
Câu 2 : Trình bày khái niệm hệ thống thông tin quản lí và những hoạt động chủ
yếu trong quá trình xử lí dữ liệu của hệ thống thông tin ?
a) Khái niệm:
Hệ thống thông tin quản lí là hệ thống thông tin tin học hóa có chức năng thu thập ,
xử lí , lưu trữ và phân phối thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng và bộ máy
quản lí để hỗ trợ ra quyết định phối hợp .
b) Những hoạt động chủ yếu trong quá trình xử lí dữ liệu của hệ thống thông
tin:
Được mô tả trong các sơ đồ sau :
a.cơ chế đóng b.cơ chế mở
Môi
Môi trường
Trường
Câu 3 : Phân loại hệ thống thông tin quản lí theo cấp ứng dụng ?
- Hệ thống thông tin cấp tác nghiệp : trợ giúp các cấp quản lí bậc thấp như
trưởng nhóm , quản đốc, các chuyên viện thuộc các phòng ban quản lí…trong
việc theo dõi các giao dịch và hoạt động cơ bản của tổ chức như bán hàng, hóa
đơn , tiền mặt , tiền lương, hàng tồn kho…
- Hệ thống thông tin cấp chuyên gia cung cấp kiến thức và dữ liệu cho những
người nghiên cứu và các lao động dữ liệu trong một tổ chức.mục đích của hệ
thống này là hỗ trợ các tổ chức phát triển các kiến thức mới , thiết kế sản phẩm ,
phân phối thông tin và xử lí các công việc hàng ngày trong tổ chức.
- Hệ thống thông tin cấp chiến thuật được thiết kế hỗ trợ điều khiển , quản lí ,
tạo hoạt động và tiến hành các hoạt động quản lí các nhà quản lí cấp trung
gian .
- Hệ thống thông tin cấp chiến lược giúp các nhà quản lí cấp cao xử lí các vấn
đề và đưa ra các quyết định chiến lược và các xu hướng phát triển dài hạn .mục
tiêu là giúp tổ chức có khả năng thích ứng tốt nhất với những thay đổi từ môi
trường.
Câu 4 : Phân loại hệ thống thông tin quản lí theo mục đích phục vụ của thông tin
đầu ra ?
- Hệ thống xử lí giao dịch ( TPS )
Hệ ra quyết định
Hệ ra quyết định
Hệ thống thông tin quản lí
Hệ thông tin quản lí
Hệ tác nghiệp
Hệ tác nghiệp
+ xử lí các giao dịch , các dữ liệu đến từ giao dịch mà các tổ chức thực hiện
hoặc với khách hàng , với nhà cung cấp , với người cho vạy hoặc nhân viên của
tổ chức.
+ trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp .ví dụ : trả lương , lập đơn đặt
hàng….
+ mục đích : thực hiện tự động các công việc xử lí dữ liệu thường lặp lại nhiều
lần và duy trì tính đúng đắn và tức thời cho các hồ sơ về các tác vụ đã thực hiện
.đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hệ thống thôn tin quản lí phục vụ ( MIS )
+ trợ giúp các hoạt động quản lí của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức
điều khiển tác nghiệp , chiến thuật hoặc lập kế hoạch chiến lược .
+ chủ yếu dựa vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lí giao dịch cũng
như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức.chất lượng thông tin phụ thuộc và việc
vận hành tốt hay xấu của hệ xử lí giao dịch .
+ tạo ra báo cáo cho nhà quản lí theo định kì hoặc theo yêu cầu .các báo cáo
thường tóm lược được tình hình về một mặt nào đó của tổ chức.
- Hệ thống hỗ trợ ra quyết định ( DSS )
+ mục đích : trợ giúp các hoạt động ra quyết định cho nhà quản lí cấp cao.
+ DSS hỗ trợ giải quyết các vấn đề của cá nhân , trợ giúp trực tiếp giải quyết
vấn đề và hỗ trợ người quản lí trong suốt quá trình giải quyết vấn đề .
- Hệ thống hỗ trợ điều hành ( ESS )
+ Hệ thống tạo ra môi trườn khai thác thông tin chứ không cung cấp bất kì ứng
dụng hay chức năng cụ thể nào.
+ Được sử dụng trực tiếp bởi các CEO
+ Diễn tả thông tin dạng đồ họa , bảng hoặc bằng văn bản tóm tắt
+ Truy xuất thông tin trong phạm vi rộng cả bên trong và bên ngoài tổ chức
+ Cung cấp công cụ chọn , trích lọc và lần theo các vấn đề quan trọng từ mức
quản lý cao xuống mức quản lý thấp.
- Hệ thống chuyên gia : hệ thống có nguồn gốc từ nghiên cứu về vấn đề trí tuệ
nhân tạo .là một dạng hệ thống hỗ trợ ra quyết định đặc biệt chuyên dùng để
phân tích thông tin quan trong đối với hoạt động của tổ chức và cun cấp các
phương tiện hỗ trợ ra quyết định quan trọng cho nhà điều hành cấp cao .
Câu 5 : Trình bày nội dung của phương pháp nghiên cứu tài liệu ?
Là phương pháp thu thập thông tin thường được áp dụng đầu tiên nhằm thu
nhận các thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức , cơ chế hoạt động quy trình vận hành
thông tin trong hệ thống . kết quả cho ta một cái nhìn tổng thể ban đầu về đối tượng
nghiên cứu
Cách tổ chức nghiên cứu:
- Lập kế hoạch chi tiết cho từng cá nhân (sắp xếp ai làm việc gì, khi nào, theo trình tự
nào, khi nào phải báo cáo, báo cáo cho ai )
- Lập kế hoạch nhóm, thảo luận
- Lập báo cáo kết quả nghiên cứu, phân tích HTTT
Câu 6 : Trình bày nội dung của phương pháp sử dụng phiếu điều tra ?
Điều tra là phương pháp thông dụng của thống kê học. Có thể điều tra toàn bộ hoặc
điều tra chọn mẫu.Trong trường hợp phân tích hệ thống thông tin người ta thường áp
dụng phương pháp điều tra chọn mẫu với mẫu thuộc nhiều đối tượng như : cán bộ lãnh
đạo trong hệ thống , các cán bộ quản lí , các nhân viên trong bộ máy quản lí…
- Thiết kế phiếu điều tra phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Thu tập đầy đủ các thôn tin cần thiết
+ Câu hỏi khảo sát rỗ ràng , dễ hiểu , dễ trả lời đối với đa số người được hỏi
- Nội dung phiếu điều tra gồm :
+ Phần tiêu đề
+ Phần định danh đối tượng điều tra
+ Phần nội dung các câu hỏi
+ Phần kết thúc
Câu 2 điểm
Câu 1 : Giới thiệu tổng thể về phần cứng của hệ thống thông tin quản lý ?
Tài nguyên về phần cứng của hệ thống thông tin quản lý là toàn bộ các thiết bị
kĩ thuật phục vụ cho việc thu thập xử lý , lưu trữ và truyền đạt thông tin .đó là hệ thống
máy tính điện tử
- Bộ xử lý trung tâm ( CPU ) : giúp xử lý các biểu tượng , chữ số , chữ cái …
đồng thời điều khiển các bộ phận khác của hệ thống. CPU chứa
+ Bộ số học và logic thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản của máy
tính
+ Bộ điều khiển chứa các lệnh chỉ nhằm phối hợp và điều khiển các thành phần
khác của hệ thống và phát tín hiệu để thực hiện chúng .
- Bộ nhớ sơ cấp (RAM ) : là nơi cất giữ tạm thời dữ liệu và các chỉ lệnh trong
quá trình xử lý
- Các tuyến bus : cung cấp đường truyền dữ liệu và tín hiệu giữa CPU ,bộ nhớ
sơ cấp và các thiết bị khác của máy tính.
- Bộ nhớ thứ cấp : dùng để lưu trữ dữ liệu tương đối lâu dài bên ngoài CPU ,
ngay cả khi đã tắt máy tính
- Thiết bị vào ra giúp người sử dụng tươn tác với hệ thống máy tính.thiết bị vào
tập trung dữ liệu và chuyển đổi chúng thành dạng điên tử để máy tính xử lí còn
thiết bị ra hiển thị dữ liệu sau khi chúng đã được xử lí.
• Lựa chọn phần cứng cần phải chú ý đến sự phù hợp với các thiết bị sẵn có
trong tổ chức nhằm đảm bảo sự đồng bộ cho toàn hệ thống.phải có sự tương
thích với các thiết bị cũ , có khả năng mở rộng và nâng cấp khi cần và có độ
tin cậy .
Câu 2 : Giới thiệu tổng thể về phần mềm của hệ thống thông tin quản lý ?
Bộ nhớ thứ cấp :
- Đĩa từ
- Băng từ
- Đĩa quang ….
Bộ xử lý trung tâm
Thiết bị ra :
- Màn hình
- Máy in
- Máy vẽ
- Loa…
Thiết bị vào :
- Bàn phím
- Nguồn dữ liệu tự
động truy cập
- Chuột vi tính
- Màn hình cảm ứng
- Thiết bị quét số
Bộ nhớ sơ cấp
Thiết bị truyền thông
Tài nguyên phần mềm là tổng thể phần mềm của hệ thống , phần mềm ứng
dụng hệ thống thông tin quản lý .
- Phần mềm hệ thống : là các chương trình giúp ngươi sử dụng quản lý , điều
hành hoạt động của các thiết bị phần cứng .có 2 phần mềm hệ thống :
+ Hệ điều hành quản lý tất cả các nguồn lực của hệ thống máy tính và cung cấp
một giao diện để người sử dụng có thể sử dung được các nguồn lực của hệ
thống ( DOS,WINDOW,UNIX…) nó có chức năng lên kế hoạch cho các
chương trình của máy tính ,phân phối tài nguyên và giám sát các hoạt động của
máy tính.
+ Các phần mềm biên dịch ngôn ngữ và phần mềm tiện ích
- Phần mềm ứng dụng thường là đã đà được viết hoàn chỉnh và đóng gói để
phân phối đến các đối tượng sử dụng khác nhau .có thể phân thành 2 nhóm :
+ Phần mềm đa năng : phần mềm xử lý văn bản,phần mềm đồ họa,trình diễn
văn bản,phần mềm bảng tính,các hệ quản trị CSDL,phần mềm thiết kế và giúp
chế tạo
+ Phần mềm chuyên dụng :bao gồm các phần mềm sử dụng cho các công việc
chuyên biệt như phền mềm kế toán , phần mềm ngân hàng ,phần mềm quản trị
doanh nghiệp, phần mềm marketing.
Câu 3 : Quan điểm của bạn về việc lựa chọn phần mềm có sẵn trên thị trường . Các
tiêu chuẩn đánh giá phần mềm ?
a) Quan điểm về việc lựa chọn phần mềm có sẵn trên thị trường:
Có rất nhiều phần mềm sẵn có trên thị trường tất nhiên không có phần mềm
nào là hoàn toàn phù hợp cả,trong thực tế người ta chọn phần mềm nếu nó đáp ứng
được khoảng 80% khối lượng công việc đã được tổ chức đề ra. Các các tổ thường mua
các gói phần mềm trong trường hợp sau:
- Chỉ áp dụng các chức năng phổ biến của tổ chức như: kế toán, tài chính, quản lý
nhân sự…
- Khi tổ chức không đủ nguồn lực để xây dựng và thiết kế HTTT
- Khi các ứng dụng trên vi tính giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tiết kiệm
được chi phí
+ Lợi ích
- Giúp doanh giảm bớt thời gian thiết kế,tổ chức các tệp dữ liễu,xử lý các mối quan hệ
và xây dựng các báo cáo…
- Giá thành thấp hơn so với thiết kế phầnn mềm mới
- Có thể cài đặt vào các phần cứng khác nhau
- Có độ tin cậy tương đối cao do đã được kiểm tra trước khi đưa ra sử dụng và đã
được 1 số tổ chứcckhác sử dụng
+ Bất lợi:
- Không có tính mềm dẻo,khó bảo hành.
- Các gói phần mềm có thể ko đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của tổ chức
- Đôi khi các gói phần mềm gây khó khăn cho việc phát triển do chi phí chuyển đổi
quá cao
b) Các tiêu chuẩn đánh giá phần mềm:
- Các chức năng đã được thiết kế trong phần mềm : đáp ứng được bao nhiêu % nhu
cầu của tổ chức,có bao nhiêu chức năng đã được chuẩn hóa
- Tính linh hoạt: phần mềm có dễ sửa chữa không , có những đặc điểm nào có thể
thay đổi theo yêu cầu của người sử dụng .
- Tính tiện ích cho người sử dụng: phần mềm có dễ sử dụng cho đa số các đối tượng
trong tổ chức không , yêu cầu về đạo tạo để sử dụng được phần mềm mất bao nhiêu
thời gian ,người sủa dụng có thể kiểm soát phần mềm tời mức độ nào
- Các đặc điểm của CSDL: cấu trúc dữ liệu mà phần mềm sử dụng có phù hợp hay
không , cơ sở dữ liệu có đáp ứng được nhu cầu khôi phục và xử lý dữ liệu của doanh
nghiệp không
- Chất lượng nhà cung cấp
- Việc chuyển đổi sau này có diễn ra dễ dàng không
- Chi phí cho việc sử dụng phần mềm có phù hợp vời tổ chức không.
Câu 4 : Hãy nêu nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của các phương
pháp chuyển đổi từ hệ thống thông tin quản lý cũ sang hệ thống thông tin quản lý
mới ?
- Phương pháp chuyển đổi trực tiếp : dừng hẳn hệ thống cũ ,chuyển đồi và đưa
ngay hệ thống mới vào sử dụng .
+ Ưu điểm : nhanh chóng , ít tốn kém và nó cho phép thu được 2 bức tranh để
so sáng hiệu quản giữa hệ thống cũ và mới
+ Nhược điểm : rủi ro cao
+ Phạm vi áp dụng: đối với những HTTT không lớn lắm với độ phức tạp vừa phải.
Trong trường hợp không chấp nhận tồn tại song song 2 hệ thống .
- Phương pháp chuyển đổi song song : thay vì dừng hẳn hệ thống cũ ta sử dụng
song song cả hai hệ thống cho đến khi hệ thống mới đáp ứng được yêu cầu của tổ
chức.
+ Ưu điểm : cho phép so sánh cả hai hệ thống với nhau , an toàn hơn ,đảm bảo
công việc diễn ra liên tục .
+ Nhược điểm : tốn kém,gây phân tán cho người sử dụng , tốn thời gian .
+ Phạm vi áp dụng : Trong trường hợp chấp nhận tồn tại song song 2 hệ thống
- Phương pháp chuyển đổi theo giai đoạn : chuyển đổi hệ thống cũ sang hệ thống mới
theo giai đoạn , ở mỗi giai đoạn thực hiện chuyển đổi trực tiếp hoặc song song ở một
hoặc một vài bộ phận của hệ thống
+ Ưu điểm : ít gây biến động trên hệ thống , hạn chế tối đa chi phí và các sự cố
vì phạm vi áp dụng hẹp, thu được kinh nghiệm từ giai đoạn trước để xử lý tình huống
tương tự ở giai đoạn sau .
+ Nhược điểm : hai hệ thống phải làm cho tương thích nhau hoàn toàn, quản lý
phức tạp và gặp khó khăn trong việc chia sẻ dữ liệu .
+ Phạm vi áp dụng : một hoặc một vài bộ phận của tổ chức
- Phương pháp chuyển đổi thăm dò : thực hiện chuyển đổi ở một chi nhánh của tổ
chức đến khi hệ thống mới hoạt động ổn định thì sẽ thực hiện ở các chi nhánh khác
.
+ Ưu điểm : hạn chế rủi ro , tận dụng được lợi thế của hệ thống mới trước khi nó
hoàn thiện
+ Nhược điểm: phải viết thêm các chương trình chia sẻ dữ liệu, hệ thống cũ và mới
phải tương thích với nhau
+ Phạm vi áp dụng : các tổ chức có nhiều chi nhánh cùng xử lí một công việc
Câu 5 : Giới thiệu nội dung , phương pháp huấn luyện người sử dụng các hệ thống
thông tin quản lý vai trò của huấn luyện trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
hệ thống ?
a) Các nội dung huấn luyện cụ thể:
+ Nhận thức về máy tính:giới thiệu các khái niệm cơ bản, tham quan máy móc,thiết
bị,làm quen với các máy tính cá nhân,các khả năng của máy tính.
+ Nhận thức về HT:giới thiệu các chức năng của HT, HT có khả năng thực hiện được
những công việc gì, dữ liệu đầu vào ,thông tin đầu ra, các mẫu biểu Phân định rõ trách
nhiệm của mỗi người sử dụng trong HT.
+ Huấn luyện kỹ xảo: đối với từng vị trí trong toàn bộ HTTT, sau khi giới thiệu chức
năng liên quan của HT, các thao tác cần thực hiện, phương pháp cập nhật dữ
liệu,phương pháp tra cứu,tìm kiếm thông tin cần bố trí cho họ trực tiếp các thao tác
,giao tiếp với HT 1 cách nhuần nhuyễn vào các thời điểm khác nhau để họ phát hiện
ra những vấn đề vướng mắc và khắc phục sự cố
b) Phương châm huấn luyện:
- Rèn luyện kỹ xảo qua các bài tập thực tế
- Huấn luyện mọi vấn đề liên quan đến HT
- Huấn luyện cho tất cả các ng sdung HT
- Huấn luyện liên tục trong suốt quá trình đưa HT mới vào sdugn
- Đối với các phần mềm dễ sử dụng và quen thuộc vẫn có nhu cầu huấn luyện
c) Quy trình tổ chức huấn luyện bao gồm các bước:
- Lập kế hoạch các nhu cầu
- Xác định phương pháp huấn luyện đối với từng đối tượng
- Đối với lớp tập huấn cần xác định trình độ học viên và chương trình đào tạo
- Tổ chức huấn luyện
- Kiểm tra và đánh giá kết quả huấn luyên
d) Vai trò của huấn luyện trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của
HTTT quản lý ?
- Giúp những người sử dụng và những người bảo trì HT làm quen,thích nghi với HT
mới bổ sung những kỹ năng cần thiết cho họ để họ vận hành, khai thác qly HT được
tốt nhấ
- Huấn luyên nhân viên làm việc một các hiệu quả và xử lý được những sự cố trong
quá trình làm việc .
Câu 6 : Nội dung thông tin của các giao diện người – máy của hệ thống thông tin
quản lý ?
Nội dung thông tin của giao diện người – máy thế hiện qua các mẫu nhập liệu
(forms) ,các báo cáo (reports) và các thông tin trợ giúp trong quá trình tương tác người
– máy .
- Mẫu nhập liệu : là tài liệu của tổ chức chứa đựng một số dữ liệu đã được xác định
trước và các chỗ trống để điền thêm dữ liệu vào đó .hầu hết các forms đều theo
mẫu của các cơ quan quản lý nhà nước , cơ quan chủ quản , hay do tổ chức quyết
định .
- Báo cáo : là tài liệu của tổ chức chứa dữ liệu đã được xác định sẵn , chúng là tài
liệu thụ động dùng để xem .
Sự khác nhau cơ bản giữa forms và reports là forms được dùng để đưa dữ liệu
thuộc tính của thực thể vào trong hệ thống còn reports là để đưa ra ngoài hệ thống
đến với người đọc.
Câu 3 điểm
Câu 1 : Trình bày sự hiểu biết về hệ thống thông tin quản lý văn phòng , liên hệ
thực tế ?
a) Hệ thống thông tin quản lý văn phòng
1. Khái niệm: là một hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng thông tin của tổ chức, là một trong
những ứng dụng phổ cập nhất của HTTT quản lý.
2. Mục đích chính là làm cho các công việc của tổ chức được thực hiện một
cách:
- Có hiệu lực
- Có hiệu quả
- Được kiểm soát.
3. Sơ đồ tổng quát HTTT quản lí văn phòng:
4. Sơ đồ luồng dữ liệu và ra của HTTT quản lí văn phòng:
5. Các chức năng chính của HTTT quản lý Văn phòng
- Quản lý công văn (đến, đi, trình ký)
- Quản lý tài liệu, thư điện tử, hình ảnh, tiếng nói…
- Quản lý tin tức nội bộ
- Quản lý công việc
- Quản lý hồ sơ lưu trữ
- Quản lý quy trình làm việc
- Xây dựng lịch làm việc (tuần, tháng, quí, năm)
- Xây dựng lịch công tác (tuần, tháng, quí, năm)
- Quản lý danh bạ đơn vị, cá nhân
- Quản lý văn phòng phẩm
- …
6. Các công nghệ văn phòng:
- Các hệ thống in ấn, sao chụp, vi đồ họa
+ các loại máy in
+ các loại máy fotocopy
- Các hệ thống máy fax và máy quét
- Hệ thống thư điện tử và điện thoại điện tử
- Hệ thống hội nghị, hội thảo điện tử
+ Điện thoại hội nghị
+ Cầu truyền hình
+ Hội nghị internet
7. Các fan mềm qly văn fong:
- Phần mềm chung:
+ PM soạn thảo văn bản với nhiều tính năng mạnh như: tạo ghi chú, lập dàn bài, vẽ đồ
hoạ, trộn thư tín…
+ Những PM cho phép chuyển đổi tài liệu được soạn thảo bởi hệ soạn thảo khác.
- Phần mềm chuyên dụng: được thiết kế để thực hiện các cnăng qlý v/phòng.
b) Liên hệ thực tế:
- Phần mềm eDocman của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC (phân hệ
“eDocman quản lý văn bản và hồ sơ công việc”):
Phần mềm eDocman được HV CNBCVT triển khai được hơn 1 năm nay, hoạt
động khá ổn định, đây là phần mềm riêng lẻ chỉ liên quan đến: công việc, công văn, hồ
sơ, báo cáo…
Khi mở ứng dụng phần mềm thi ta phải đăng nhập bằng tên truy cập và mã.
Khi vào được bên trong ta thấy nó có các phần như: công việc (trong công việc
có 2 mục con là công việc đã chuyển,theo dõi công việc), tạo mới (dự thảo văn bản đi,
tờ trình…), tra cứu (văn bản đến, đi, tờ trình, dự thảo, phòng họp, báo cáo…),tìm kiếm
(lịch đi, phiếu giao việc…)
Giả sử, muốn đăng kí phòng họp: đến menu phòng họp => có các nội dung con
=> chọn đăng kí phòng họp (trước đó nên xem lịch bận rỗi của các phòng…) sau đó
nhập các thông tin và đăng kí, ngày và phòng. Sau đó bộ phận duyệt sẽ xem có chấp
nhận đơn hay không.
C âu 2: Trình bày sự hiểu biết về hệ thống thông tin xử lý giao dịch liên hệ thực tế ?
a) Hệ thống thông tin xử lý giao dịch
1. Khái niệm: HTTT xử lý giao dịch TPS (Transaction Processing System) là HTTT
giúp thi hành và lưu lại các giao dịch thông thường hàng ngày cần thiết cho hoạt động
SXKD.
2. Chức năng: thu thập, xử lý, bảo quản và truyền đạt thông tin và dữ liệu trong các lĩnh
vực hoạt động của tổ chức.
- Thường thuộc mức quản lý tác nghiệp của các HTTT quản lý chức năng khác như
HTTT quản lý SXKD, HTTT quản trị nhân sự, HTTT tài chính kế toán, HTTT
marketing…
3. Quy trình xử lí giao dịch:
• Bước 1 : Thu thập số liệu
- Thu thập tự động bằng các Terminal (thiết bị đầu cuối liên lạc với bộ xử lý trung
tâm) được bố trí tại các điểm xuất hiện thông tin và lập tức ghi nhận các thông tin này
để truyền về trung tâm xử lý.
- Trao đổi tài liệu (đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn giao hàng…) giữa máy
tính của các đối tác thương mại (giữa hệ thống với khách hàng, với các nhà cung
ứng…) qua mạng thông tin điện tử.
• Bước 2 : Xử lý giao dịch và cập nhật CSDL
- Xử lý các thông tin đã thu thập được và cập nhật CSDL.
- Thường áp dụng hai phương pháp:
♦ Xử lý theo lô: số liệu giao dịch được tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định
và được xử lý theo trình tự
♦ Xử lý theo thời gian thực: số liệu giao dịch được xử lý ngay lập tức và in ra các tài
liệu cần thiết cho khách hàng.
→ Còn được gọi là hệ thống giao dịch trực tiếp.
• Bước 3 : Phân phối tài liệu và lập báo cáo
4. Các HTTT xử lý giao dịch:
- Các hệ thống xử lí giao dịch bên trong tổ chức như:
+ Hệ thống quản lý tiền lương
+ Hệ thống quản lý tiền mặt
+ Hệ thống quản lý giờ giảng của giảng viên…
- Các hệ thống xử lí giao dịch với khách hàng bên ngoài tổ chức:
+ Hệ thống theo dõi đơn đặt hàng
+ Hệ thống đặt phòng khách sạn
+ Hệ thống mua bán chứng khoán
+ Hệ thống thu ngân ở siêu thị…
b) Liên hệ thực tế:
- Hãng WearGuard ra đời từ những năm 50, kinh doanh các mặt hàng quần áo trong
một vùng lãnh thổ gồm 10 bang Đông Bắc nước Mỹ. Hệ thống thông tin xử lí giao
dịch của hãng bao gồm 6 máy tính IBM và 300 máy IBM PC với một cơ sở dữ liệu
thống nhất. Hệ thống có khả năng ghi nhận 2 triệu các yêu cầu khác nhau của khách
hàng. Cũng nhờ hệ thống này, hang luôn đảm bảo thời gian giao hàng trong phạm vi
tối đa 48 giờ.
Câu 3 : Trình bày những hiểu biết về hệ thống thông tin sản xuất kinh doanh. Liên
hệ thực tế ?
a) Hệ thống thông tin sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm : là hoạt động của các tổ chức nhằm biến nguyên vật liệu, trí tuệ và
năng lượng thành sản phẩm cung cấp cho thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận
.hoạt động này bao gồm hai hoạt động : sản xuất và kinh doanh.
Các HTTT quản lí SXKD:
- Cung cấp thông tin cần thiết để lên kế hoạch, tổ chức, điều hành, theo dõi, kiểm tra
và thực hiện các chức năng quản lý khác đối với các hệ thống SXKD.
- Kiểm soát các giai đoạn của quá trình chuẩn bị các điều kiện sản xuất và biến đổi
nguyên vật liệu thành sản phẩm.
- Giúp quyết định cách thức tổ chức sản xuất và phương pháp sản xuất tối ưu nhất, nơi
dùng làm kho dự trữ hợp lý nhất và giải pháp vận chuyển hàng tốt nhất… → sản phẩm
với chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
2. Các chức năng cơ bản:
- Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào, đầu ra của q.trình SX.
- Quản lý hàng dự trữ và giao nhận hàng
- Hoạch định và theo dõi năng lực SX, các điều kiện SX
- Phân chia nguồn lực, kiểm tra kế hoạch sản xuất
- Thiết kế các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
- Lập kế hoạch và lựa chọn địa điểm kinh doanh
- Thiết kế và thành lập các nhà máy sản xuất
- Tìm kiếm các công nghệ sử dụng trong sản xuất
- Xác định các quy trình thiết kế sản phẩm và tiến trình SX…
3. Sơ đồ luồng dữ liệu vào – ra:
4. Phân loại HTTT quản lý SXKD:
- Mức tác nghiệp: trợ giúp các công việc trên dây chuyền sản xuất (bao gồm mua
hàng, nhận hàng, phân phối sản phẩm, kiểm tra chất lượng).
- Mức chiến thuật: trợ giúp các nhà quản lý điều khiển và kiểm soát quá trình sản xuất;
phân bố, theo dõi các nguồn tài nguyên và chi phí cho SX.
- Mức chiến lược: trợ giúp xác định kế hoạch SX dài hạn, nơi đặt mặt bằng SX, khi
nào thì nên lựa chọn phương tiện SX mới, đầu tư vào công nghệ SX mới…
5. Phần mềm quản lý SXKD:
- Phần mềm chung: phần mềm CSDL, phần mềm bảng tính, phần mềm thống kê và
phần mềm quản lý dự án
- Phần mềm chuyên dụng:
+ Phần mềm kiểm tra chất lượng
+ Phần mềm trợ giúp thiết kế sản phẩm
+ Phần mềm lên kế hoạch yêu cầu vật tư.
+ Phần mềm lập kế hoạch các nguồn lực kinh doanh.
+ Phần mềm sản xuất tích hợp CiM (Computer – intergrated Manufacturing)…
b) Liên hệ thực tế:
- Phần mềm AutoCad: là phần mềm sản xuất và thiết kế với sự trợ giúp của máy tính,
chuyên được các kỹ sư cơ khí và các kiến trúc sư dùng để sửa đổi, hoàn thiện các bản
vẽ, bản thiết kế, các sơ đồ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Việc vẽ trên AutoCAD
giúp giảm thiểu công sức thiết kế theo các chuẩn, vì tất cả đều có sẵn và chỉ cần lựa
chọn loại phù hợp. Ta có thể tạo các lớp và các chuẩn cho chúng từ kích thước, độ lớn,
kiểu dáng … Chúng có thể được áp dụng cho đường, điểm, các đường kích thước,
text, … hay bất kì 1 thành phần nào của bản vẽ. Để thiết kế các đối tượng trong bản
vẽ, có thể sử dụng các thành phần cơ bản như điểm, đường thẳng, đường tròn, elip,
cung tròn, đường uốn, các đường đo kích thước, … hoặc các thành phần phức tạp hơn
như tô viền, tạo mảng, … AutoCAD hỗ trợ rất tốt các công cụ để chỉnh sửa như cắt nối
hình, thu phóng, sao chép, quay, … Ngoài ra với chức năng kéo thả, và hỗ trợ khung
hình xem, bạn sẽ được nhìn bản vẽ của mình ở mức độ toàn diện hơn
Câu 4 : Trình bày hiểu biết về HTTT tài chính kế toán , liên hệ thực tế ?
a) Hệ thống thông tin tài chính kế toán:
1. Khái niệm : là một HTTT phản ánh mọi diễn biến của quá trình hoạt động thực
tế liên quan đến lĩnh vực tài chính – kế toán của một tổ chức; giúp người quản lý nhận
thức được thực trạng và diễn biến của nguồn vốn trong tổ chức.
Đây là HTTT được tin học hóa sớm nhất so với các HTTT quản lý khác.
- Bao gồm hai phân hệ:
+ Phân hệ tài chính
+ Phân hệ kế toán (ở mức tác nghiệp)
1. Luồng dữ liệu vào – ra:
Phân hệ thông tin tài chính:
Phân hệ thông tin kế toán:
2. Phân loại HTTT Tài chính – Kế toán:
Được phân theo 3 mức quản lý:
♦ Mức tác nghiệp: Là các HTTT kế toán có chức năng ghi chép, theo dõi, đo lường và
giám sát mọi biến động về tài sản và nguồn vốn của tổ chức; cung cấp nguồn dữ liệu
quan trọng cho các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định chiến thuật và chiến
lược.
♦ Mức chiến thuật: Là các HTTT tài chính. Cung cấp các báo cáo định kỳ, đột xuất hỗ
trợ quá trình ra quyết định chiến thuật trong lĩnh vực tài chính kế toán, thường sử dụng
thông tin thu được từ các HTTT kế toán.
♦ Mức chiến lược: Các HTTT tài chính mức chiến lược liên quan đến việc đặt ra mục
tiêu và phương hướng hoạt động cho tổ chức. Liên quan đến nhiều loại dòng thông tin:
+ Thông tin nội bộ tổ chức.
+ Thông tin kinh tế và xã hội bên ngoài tổ chức, mô tả môi trường hiện tại và
tương lai.
+ Các dự báo về tương lai của tổ chức.
3. Các phần mềm tài chính – kế toán:
• Phần mềm đa năng:
+ Phần mềm bảng tính
+ Phần mềm thống kê và dự báo
+ Phần mềm ngôn ngữ truy vấn và sinh báo cáo
+ Các hệ thống kiểm toán và an toàn tự động hóa
• Phần mềm chuyên dụng:
+ Các PM tài chính chuyên dụng: phần mềm IFPS (Interactive Financial Planning
System), “Managing your money” – MYM
+ Các PM kế toán chuyên dụng: Fast Accounting, Effect, KTSYS, Misa, Exact
Enterprise SQL…
b) Liên hệ thực tế:
Phần mềm quản trị tài chính “Managing your money” (MYM) của Andrew Tobia
giúp các cá nhân và các công ty nhỏ quản lí tiền của mình. Chương trình này cho phép
người dùng ghi nhận lại các nghiệp vụ tài chính của mình trong một số kiêm tra, in
séc, xây dựng một ngân sách gắn liền với số kiểm tra và ước tính các khoản thuế. Giúp
người dùng quản lí các khoản đầu tư của mình, thực hiên các thanh toán điện tử…
Ngoài ra, với các công ty nhỏ, phần mềm cung cấp khả năng quản lí công nợ phải thu,
phải trả với hạn thanh toán, dự báo ngân sách, tiền vốn và thuế, đánh giá mua, bán, cho
thuê, in ấn hóa đơn, quản lí tài khoản chi phí và in ấn ra các báo cáo tài chính. Và
nhiều tiện ích khác như: xây dựng tệp thư mục dùng trong thư tín và nhận thư tín hay
danh sách các công việc cần làm.
Câu 5 : Trình bày hiểu biết về hệ thống thông tin quản trị nhân lực , liên hệ thực
tế?
a) Hệ thống thông tin quản trị nhân lực:
1. Khái niệm: - Liên quan đến các vấn đề thuộc về quyền lợi, trách nhiệm của
nhân viên
- Là một hệ thống tài liệu phản ánh đầy đủ và toàn diện tiềm năng về trí lực, thể lực
của từng con người trong một tập thể, nó bao gồm các mặt về số lượng, chất lượng,
trong mọi thời điểm: quá khứ, hiện tại và dự kiến trong tương lai.
- Cung cấp các công cụ để mô phỏng, dự báo, phân tích thống kê, truy vấn và thực
hiện các chức năng quản trị nhân lực khác.
- Hỗ trợ các quyết định quản trị nhân lực:
+ Tuyển chọn người lao động.
+ Đánh giá các ứng cử viên và người lao động.
+ Lựa chọn, đào tạo, đề bạt hoặc thuyên chuyển người lao động.
+ Đào tạo và phát triển người lao động.
+ Quản lý lương, thưởng và các kế hoạch bảo hiểm, trợ cấp của người lao động.
+ Phân tích và thiết kế công việc.
+ Cung cấp báo cáo cho các cơ quan quản lý NN
+ Lên kế hoạch ngắn và dài hạn về nhu cầu nhân lực…
2. Sơ đồ luồng dữ liệu vào ra
3. Phân loại HTTT quản trị nhân lực :
♦ Mức tác nghiệp: thực hiện về thu thập thông tin, dữ liệu nhân sự hỗ trợ các quyết
định nhân sự có tính thủ tục, lặp lại; chứa các thông tin về các quy định của Chính
phủ.
♦ Mức chiến thuật: hỗ trợ các nhà quản lý ban hành các quyết định liên quan đến phân
bổ nguồn nhân lực trong tổ chức.
♦ Mức chiến lược: là HTTT kế hoạch hóa nguồn nhân lực:
- Giúp tổ chức đảm bảo được đầy đủ về số lượng và chất lượng người lao động phù
hợp với yêu cầu công việc, vào đúng lúc cần để tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.
- Thực hiện dự báo NNL ở mức vĩ mô hoặc vi mô:
+ Dự báo cầu về NNL: xác định kiểu và số lượng nhân lực cho kế hoạch chiến lược
+ Dự báo cung NNL: xác định các nguồn nhân lực có sẵn trong tổ chức và bên ngoài
tổ chức.
4. Các phần mềm quản trị nhân lực :
• Các phần mềm chung:
+ Phần mềm quản trị CSDL
+ Phần mềm bảng tính
+ Phần mềm thống kê
• Các phần mềm chuyên dụng:
+ Phần mềm thông tin nhân lực thông minh
+ Phần mềm thông tin nhân lực chức năng hữu hạn
+ Phần mềm đào tạo
b) Liên hệ thực tế:
Câu 6 : Trình bày những hiểu biết về HTTT marketing. Liên hệ thực tế ?
a) Hệ thống thông tin Marketing:
1. Khái niệm: là HTTT quản lí có tác dụng hỗ trợ chức năng Marketing: thu thập
dữ liệu của các hoạt động marketing, xử lý các dữ liệu này và tạo ra thông tin
marketing trợ giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định:
- Xác định khách hàng tiềm năng, nhu cầu và sở thích của khách hàng
- Lên kế hoạch và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới
- Định giá cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
- Xúc tiến bán hàng
- Phân phối sản phẩm đến khách hàng…
2. Sơ đồ luồng dữ liệu vào – ra:
3. Phân loại HTTT Marketing:
♦ Mức tác nghiệp: gồm các hệ thống hỗ trợ bán hàng, cho phép các nhân viên bán
hàng tăng năng suất làm việc, tăng cường dịch vụ khách hàng, giảm chi phí bán hàng
và mang lại những lợi ích khác cho tổ chức
♦ Mức chiến thuật: Hỗ trợ quản lý và kiểm tra lực lượng bán hàng, xây dựng các chiến
dịch bán hàng, quảng cáo và khuyến mại, giá cả, phân phối hàng hoá và dịch vụ…
♦ Mức chiến lược: Hỗ trợ quá trình quản lý ở mức cao nhất, bao gồm:
+ Phân đoạn thị trường; Lựa chọn thị trường mục tiêu.
+ Lên kế hoạch phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để có thể thoả mãn
được nhu cầu của khách hàng.
+ Dự báo bán hàng đối với các thị trường và các sản phẩm của tổ chức.
♦ Mức chiến thuật và chiến lược: Có hai hệ thống cung cấp các thông tin quan trọng,
hỗ trợ cho quá trình ra quyết định ở mức chiến thuật và chiến lược ( VD: HTTT nghiên
cứu thị trường, HTTT theo dõi các đối thủ cạnh tranh)
4. Các phần mềm Marketing
• Các phần mềm chung: PM soạn thảo văn bản, chế bản điện tử, PM quản trị
tệp, quản trị CSDL, PM bảng tính, PM đồ hoạ, PM thống kê, phần mềm CSDL trực
tuyến, PM thư điện thoại và thư điện tử…
• Các phần mềm chuyên dụng:
+ PM trợ giúp nhân viên bán hàng,
+ PM trợ giúp người quản lý bán hàng,
+ PM trợ giúp bán hàng từ xa,
+ PM hỗ trợ khách hàng
b) Liên hệ thực tế:
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng Vpar CRM. 4 nghiệp vụ Vpar CRM tạo ra
một vòng tròn khép kín để quản lý quan hệ khách hàng:
- Quản lý các quy trình và nghiệp vụ bán hàng
- Quản lý mọi hoạt động tương tác với khách hàng
- Quản lý việc lập kế hoạch marketing
- Phân tích đa chiều về các hoạt động marketing
Vpar CRM giúp những người dùng hiểu công việc kinh doanh của mình hoàn toàn
có thể sử dụng Vpar thông qua bộ dữ liệu mẫu, hướng dẫn sử dụng tình huống. Ngoài
ra, Vpar được thiết kế để bộ phận tư vấn luôn kề bên người sử dụng, luôn online, ngay
trên Vpar.