Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (acacia mangium x a. auriculiformis) ở một số vùng sinh thái tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.24 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Keo lai là tên gọi chung của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (A.
mangium) với Keo lá tràm (A. auriculiformis). Keo lai tự nhiên ở Việt Nam được
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phát hiện từ đầu những năm 1990 và đã tiến
hành chọn lọc, nhân giống và khảo nghiệm từ năm 1993 tại Ba Vì. Keo lai là cây
sinh trwongr nhanh, có khả năng cố định đạm và khả năng cải tạo đất cao hơn Keo tai
tượng và Keo lá tràm, phù hợp với điều kiện đất trống đồi núi trọc ở nước ta. Vì thế
Keo lai đang là nhóm cây có diện tích trồng rừng lớn nhất ở nước ta những năm gần
đây.
Sau phát hiện và nghiên cứu nhiều mặt về Keo lai của Lê Đình Khả, đến nay
đã có nhiều nghiên cứu khác về Keo lai như nghiên cứu bổ sung kỹ thuật, xác định
tiêu chuẩn phân chia lập địa trồng rừng Keo lai… Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu
về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của cây Keo lai. Trên thực tế chủ yếu các
tác giả mới quan tâm đến khảo nghiệm giống, kỹ thuật trồng, hiệu quả kinh tế mà ít
quan tâm đến hiệu quả xã hội và môi trường một cách toàn diện.
Đề tài “Đánh giá hiệu quả của rừng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái
tại Việt Nam” được đặt ra nhằm mục đích đánh giá tổng thể thực trạng gây trồng,
cũng như hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và đề xuất một số giải pháp phù hợp
góp phần phát triển trồng rừng Keo lai ở nước ta.
2. Mục tiêu của đề tài
a) Về mặt lý luận: Góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho việc đánh giá hiệu quả (kinh
tế, xã hội và môi trường) của rừng trồng Keo lai.
b) Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá được kỹ thuật trồng rừng Keo lai ở một số vùng sinh thái trên cơ sở
điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trồng Keo lai;
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng Keo lai ở
một số vùng sinh thái của Việt nam;
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển cây Keo lai phù hợp với điều
kiện kinh doanh rừng bền vững hiện nay ở nước ta.


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án đã cung cấp một cách có hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn trong
đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng Keo lai ở những vùng
sinh thái trọng điểm.
Các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình
trồng rừng Keo lai ở những vùng nghiên cứu là cơ sở khoa học cho những đề xuất có
ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn trong việc phát triển rừng trồng Keo lai theo
hướng bền vững và đa mục đích.
4. Đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của
rừng trồng Keo lai một cách hệ thống ở các vùng sinh thái chủ yếu, làm cơ sở cho lựa
chọn giống Keo lai trồng ở các vùng sinh thái trọng điểm của nước ta.
2
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các luân kỳ doanh rừng trồng Keo lai như
5, 7 và 10 năm, trong đó luân kỳ 5 năm hiệu quả kinh tế thấp nhất, luân kỳ 10 năm
hiệu quả tốt nhất.
- Trên cơ sở các phát hiện của đề tài đã đề xuất các biện pháp kỹ thuật và một
số giải pháp để phát triển rừng trồng Keo lai trong những năm tới.
Chương I .TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thông tin chung về cây Keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (A. mangium)
và Keo lá tràm (A. auriculiformis), giống lai này được phát hiện ở Malaysia, Úc,
Papua New Guinea và được trồng thí nghiệm ở một số nước như Thái Lan, Đài Loan,
Indonesia…
Ở Việt Nam giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Acacia
mangium x Acacia auriculiformis) được phát hiện từ năm 1992. Những cây lai này
(gọi tắt là Keo lai) được phát hiện tại các vùng như Tân Tạo, Sông Mây, Trị An,
Trảng Bom ở Đông Nam Bộ và Ba Vì (Hà Tây), Hoà Bình, Tuyên Quang v.v và có
những nghiên cứu đầu tiên (Lê Đình Khả, 1999).
Keo lai ưu việt hơn các loài bố mẹ và một số cây trồng rừng khác là:

- Đặc tính sinh trưởng nhanh về đường kính, chiều cao và hình khối (thân cây
thẳng đứng, cành nhánh nhỏ, sức khỏe tốt), biên độ sinh thái rộng (được trồng ở
nhiều vùng sinh thái của nước ta: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,
Duyên Hải Miền Trung và Đông Nam Bộ).
- Khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh hại tốt, có khả năng thích ứng với
nhiều điều kiện lập địa và các loại đất khác nhau.
- Keo lai còn có tác dụng cải tạo đất, cải tạo môi trường thông qua khả năng cố
định đạm, hấp thụ carbon và lượng cành khô rụng hàng năm trả lại cho đất lượng chất
hữu cơ đáng kể.
- Rừng trồng Keo lai cũng được đánh giá là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế
cao, nhanh thu hồi vốn, thời gian sinh trưởng ngắn hơn các loài cây trồng rừng khác
(từ 5 đến 7 năm đã được khai thác).
1.2. Tình hình nghiên cứu về Keo lai
1.2.1. Trên thế giới
Theo Lê Đình Khả (1999) các nghiên cứu về Keo lai trên thế giới là rất hạn chế.
Từ những năm 1980 đến nay, Keo lai đã được phát hiện, đã có một số công trình
nghiên cứu về Keo lai và tập trung chủ yếu vào công tác khảo nghiệm, chọn giống
Keo lai sinh trưởng nhanh.
Tuy trên thế giới đã có một số tác giả nghiên cứu về giống Keo lai tự nhiên,
nhưng đến nay luận án chưa cập nhật được các nghiên cứu được công bố về đánh giá
hiệu quả kinh tế, môi trường cũng như hiệu quả xã hội của cây Keo lai.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay đã có một số nghiên cứu về điều kiện gây trồng cây keo lai Lê
Đinh Khả, Đỗ Đình Sâm, Phạm Thế Dũng, nghiên cứu về cải thiện giống của
Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh, Lê Đình Hải, Lưu Bá Thịnh…, nghiên cứu về
3
đặc điểm sinh trưởng Keo lai của Triệu Văn Hùng, Nguyễn Huy Sơn, Đoàn
Hoài Nam, nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh trồng rừng Keo lai của
Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh, Đỗ Đình Sâm, Phạm Thế Dũng…, nghiên cứu
về ảnh hưởng của mật độ, biện pháp tỉa cành đến sinh trưởng của Keo lai của

Nguyễn Huy Sơn, Đoàn Hoài Nam, Phạm Thế Dũng ở một số vùng sinh thái
của nước ta. Nghiên cứu về khả năng sử dụng sản phẩm gỗ Keo lai của Lê
Đình Khả, Nguyễn Văn Thiết, Lê Trọng Nhân, nghiên cứu về hiệu quả Kinh tế
của Peter Core, Đỗ Đình Sâm, Đoàn Hoài Nam, Đặng Văn Dung ở một số
vùng sinh thái của nước ta, nghiên cứu về hấp thụ carbon của Ngô Đình Quế,
Võ Đại Hải, Vũ Tấn Phương, Lương Văn Tiến…
Các nghiên cứu đã đóng góp nhất định trong việc phát triển trồng rừng Keo lai. Đặc
biệt là trong lĩnh vực giống, các nghiên cứu đã tạo ra, khảo nghiệm nhiều giống Keo
lai có năng suất cao để trồng rừng ở một số vùng sinh thái của nước ta, đồng thời qua
nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả đã chỉ ra một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp
dụng trồng rừng Keo lai mang lại hiệu quả cao như: mật độ trồng, bón phân, những
ưu thế về hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của Keo lai mang lại. Nhìn chung các
nghiên cứu về Keo lai ở Việt Nam đã tiến hành khá toàn diện từ khâu tạo giống, kỹ
thuật nhân giống sinh dưỡng, kỹ thuật trồng thâm canh và cũng đã có một số công
trình nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế nhưng ở quy mô nhỏ, những kết quả này
là những tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá hiệu
quả tổng hợp của rừng trồng Keo lai ở các vùng sinh thái trọng điểm của Việt Nam.
Chương II. NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đánh giá thực trạng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái của Việt Nam
2.1.2. Tổng hợp các mô hình trồng rừng trồng Keo lai
2.1.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái của Việt Nam
2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế
2.1.3.2. Hiệu quả xã hội
2.1.3.3. Hiệu quả môi trường
2.1.4. Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo lai ở nước ta
2.2. Vật liệu, giới hạn và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vùng nghiên cứu Giống Keo lai

Chợ Mới - Bắc Kạn BV10
Cam Lộ - Quảng Trị Keo lai hạt, BV10, BV16, BV32
Phù Mỹ - Bình Định BV10, BV16, BV32, BV33, TB11
M'Đrắc - Đắc Lắk TB1, TB5, TB11, BV10
Bàu Bàng - Bình Dương TB11, TB12, BV10, BV32, BV33, AH
2.2.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:Một số lâm phần trồng Keo lai 6-7 tuổi điển hình ở một số
vùng sinh thái ở Việt Nam.
4
-Giới hạn:
- Đề tài đánh giá thực trạng trồng và sinh trưởng của một số giống Keo lai với
luân kỳ kinh doanh 6 – 7 năm trồng ở một số vùng sinh thái của nước ta.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một số giống Keo lai trồng ở một số
vùng sinh thái của nước ta.
- Hiệu quả môi trường đề tài chỉ tập trung vào đánh giá trữ lượng carbon của cây
Keo lai, thảm mục rơi rụng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tổng quát
•Quan điểm và phương pháp luận
Để phát triển trồng rừng sản xuất nói chung và Keo lai nói riêng, chúng ta cần
phải có cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo
nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.2.1. nghiên cứu trong phòng
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu về Keo lai ở Việt Nam có liên quan đến đề tài.
- Tham khảo các số liệu về đất đai, tài nguyên, kết quả trồng rừng Keo lai ở các
vùng nghiên cứu.
2.3.2.2. Khảo sát hiện trường
1. Đánh giá thực trạng trồng, sinh trưởng của rừng trồng Keo lai
• Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

- Lựa chọn những khu rừng trồng 6-7 tuổi của công ty, người dân để tiến hành khảo
sát.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ở các vùng sinh thái nghiên
cứu
• Phương pháp thu thập số liệu:
Tại khu rừng trồng Keo lai đến độ tuổi khai thác, mỗi giống Keo lai đề tài thiết
lập 3 ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình tạm thời , diện tích mỗi ÔTC = 500m
2
(25 m x
20m). Trong ÔTC đo tất cả số cây với các chỉ tiêu cần đo đếm như sau: D
1.3
, H
2. Đánh giá trữ lượng carbon của rừng trồng Keo lai ở địa điểm nghiên cứu
- Lập ô tiêu chuẩn: Đánh giá, đo đếm số cây trong OTC, kết hợp với số liệu về sinh
trưởng, thu thập số liệu về sinh khối cây, sinh khối thảm mục để phân tích lượng
carbon được rừng trồng hấp thụ.
3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở những điểm khảo sát.
Thu thập số liệu để đánh giá hiệu quả kinh tế như sau
Phỏng vấn cán bộ công ty và các hộ gia đình trồng rừng Keo lai về số liệu về
chi phí đầu tư như giá phân bón, giá cây giống, công làm đất, xử lý thực bì, đào hố,
trồng, chăm sóc… cho đến khi khai thác. Thu thập số liệu về tiền công khai thác, tiền
vận chuyển, giá bán và thị trường tiêu thụ bằng bảng câu hỏi thiết kế sẵn.
Đánh giá hiệu quả xã hội:
Đề tài đã phỏng vấn 75 hộ gia đình (15 hộ / tỉnh), 3 công ty trồng rừng là
Lâm trường Chợ Mới, Lâm trường M’Đrắc và Ban quản lý rừng phòng hộ Phù Mỹ về
5
việc làm, nhận thức và khả năng ứng dụng kỹ thuật của các chủ rừng trong việc kinh
doanh rừng trồng Keo lai
2.3.3. Xử lý số liệu
1. Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai

Áp dụng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý và
phân tích số liệu với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng như: SPSS, Excel:
* Thể tích thân cây (V) được tính theo công thức V= G.H.f (2.4)
Trong đó: G là tiết diện ngang ở vị trí 1,3m (m
2
)
H là chiều cao vút ngọn (m)
f là hệ số hình thân (f=0,5)
* Lượng lâm phần (M) được tính theo công thức:

=
=
n
i
i
VM
1
(m
3
/ha) (2.5)
* Tăng trưởng bình quân chung về Lượng:
A
M
o
A
M
=∆
(2.6)
Trong đó
o

A
M
là lượng chung của lâm phần tại tuổi A
A là tuổi của lâm phần
2. Trữ lượng carbon của rừng trồng Keo lai ở địa điểm nghiên cứu
Tính toán lượng hấp thụ carbon
a) Xác định sinh khối khô
Tính toán sinh khối khô
Wdi
P
Wfi
=
(2.7)
Trong đó: Wdi là Lượng khô kiệt của mẫu tương ứng sấy ở nhiệt độ 105
O
C;
Wfi là Lượng tươi của mẫu tương ứng trước khi sấy.
Sinh khối khô từng bộ phận (thân, cành, lá, rễ) của cây cá thể giải tích được xác định
theo công thức:
Dwi = Fwi x Pi (2.8)
b) Xác định lượng carbon trong sinh khối
CS = C x B (2.11)
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của rừng trồng Keo lai ở những điểm khảo sát.
Sau khi thu thập được số liệu chi tiết về số tiền đầu tư, số tiền doanh thu của
1ha rừng trồng, dùng phần mềm excell để tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR để
xác định hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Keo lai
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện trồng rừng Keo lai
Tổng hợp điều kiện lập địa trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu

Địa điểm
Yếu tố lập địa
Thực bì Độ dốc
Độ dầy tầng
đất (cm)
Loại đất
6
Chợ Mới - Bắc
Kạn
Trơ trọi, cỏ lông lợn 15-20
0
60-120 Fs
Cam Lộ - Quảng
Trị
Cỏ tranh, cỏ mỹ, tế
guột
14-25
0
75-100 Fs
Phù Mỹ-Bình Định Tế guột, cỏ tranh 10-15
0
80-100 Xp, Fp
M'Đrắc-Đắc Lắk
Cỏ tranh, cỏ mỹ, cây
bụi thấp
10 -18
0
70 – 100 Fs, Fa
Bàu Bàng - B.
Dương

Lành ngạnh, cỏ tranh,
cỏ mỹ
2-7
0
70 – 110 X
Diện tích trồng trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Diện tích rừng trồng Keo lai ở các tỉnh điều tra
TT Tỉnh Diện tích rừng
trồng (1000ha)
Diện tích Keo lai
(1000ha)
Tỷ lệ
(%)
1 Bắc Kạn 59.109 14.300 24,19
2 Quảng Trị 88.363 15.400 17,43
3 Bình Định 88.133 60.000 68,08
4 Đắc Lắk 42.635 17.400 40,69
5 Bình Dương 8.107 6.100 74,87
(Nguồn: Sở NN và PTNT các tỉnh điều tra)
3.1.2. Nguồn giống trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu
Ở Bắc Kạn, giống BV10 do Công ty giống cây trồng Bắc Cạn cung cấp, Quảng Trị,
giống BV10, BV16, BV32 do Trung tâm Khoa học sản xuất Bắc Trung Bộ - Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cung cấp, Bình Định, gồm các giống TB11, BV10,
BV16, BV32, BV33, các giống này do Công ty giống Bình Định cung cấp là chủ yếu,
bên cạnh đó một số HGĐ tự nhân giống trồng rừng, chất lượng giống kém hơn,
nguồn gốc không rõ ràng, Đắc Lắk, gồm các giống TB1, TB5, TB11, BV10, các
giống này do Công ty giống Đắk Lắk, Công ty trách nhiệm HH1 TV M’Đrắc cung
cấp, Bình Dương, gồm các giống TB11, TB12, BV10, BV32, BV33, AH do Trung
tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam cung cấp. Chất lượng giống tốt, thân mọc thẳng, khỏe, lá xanh và mượt, tuổi cây

giống từ 3 -4 tháng tuổi, nguồn gốc giống rõ ràng, đã được cấp giấy chứng nhận là
giống đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó giống Keo lai hạt ở Quảng Trị không đạt tiêu
chuẩn.
3.1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc
3.1.3.1. Kỹ thuật trồng
Hầu hết tất cả các nơi trồng rừng đúng kỹ thuật như xử lý thực bì, đào hố, mùa
vụ trồng, bón phân, chăm sóc, quản lý, bảo vệ đều tốt, nhưng vẫn còn một số nơi
người dân trồng chưa đúng kỹ thuật như ở Cam Lộ Quảng Trị, Phù Mỹ Bình Định,
trồng không đúng kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất của rừng trồng.
3.1.4. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai
3.1.4.1. Sinh trưởng và năng suất của rừng Keo lai ở Chợ Mới – Bắc Kạn vùng
Đông Bắc
7
Ở vùng Đông Bắc, đề tài khảo sát Keo lai giống BV10 được trồng ở xã Nông
Thịnh, huyện Chợ Mới - Bắc Kạn. Mật độ ban đầu trồng khoảng 1660 cây/ha, sau 7
năm, mật độ còn lại dao động từ 1100 cây đến 1250 cây, trung bình là 1200 cây/ha.
Kết quả tính toán như sau, tăng trưởng bình quân chiều cao năm đạt từ 2,18 đến
2,50cm/năm, trung bình là 2,37m, hệ sô biến động từ 9,37% đến 15,14%, trung bình
là 11,04%, tăng trưởng đường kính trung bình năm từ 1,93 – 2,27 m/năm, trung bình
là 2,06m/năm, hệ số biến động từ 5,67% đến 12,53%, trung bình là 9,67%, tăng
trưởng về năng suất hàng năm là từ 18,16m
3
– 28,80m
3
, trung bình là
23,04m
3
/ha/năm.
3.1.4.2. Sinh trưởng và năng suất của rừng Keo lai ở Cam Lộ - Quảng Trị vùng Bắc
Trung Bộ

Vùng Bắc Trung Bộ đề tài khảo sát giống BV10, BV16, BV32 và Keo lai hạt ở
Cam Lộ - Quảng Trị. Mật độ trồng rừng ban đầucủa các giống Keo lai là 1660
cây/ha, riêng Keo lai hạt mật độ trồng khoảng 2000 cây/ha. Kết quả tính toán là, sinh
trưởng của các giống Keo lai về chiều cao từ 16,4m đến 18,2m, trung bình là 17,5m.
Trong số đó, giống B10 sinh trưởng chiều cao tốt nhất đạt 18,2m, hệ số biến động là
7,1%, sau đến là BV32 đạt 17,9m, hệ số biến động là 7,2% và thấp nhất là Keo lai hạt
đạt 16,4m với hệ số biến động là 9,7%.
Tăng trưởng về đường kính cũng khác nhau, những giống Keo lai BV16, BV10,
BV32 không chênh lệch nhau nhiều dao động từ 12,5 cm – 13 cm sau 7 năm trồng,
riêng Keo lai hạt chỉ đạt 9,63cm. Hệ số biến động của sinh trưởng đường kính dao
động từ 8,7% đến 22,6%, trung bình là 12,4%. Hệ số biến động Keo lai hạt cao nhất
là 22,6%, tiếp theo là giống BV32 đạt 9,1%, thấp nhất giống TB16 là 8,2%.
Năng suất hàng năm từ 11,5 m
3
/ha/năm – 23m
3
/ha/năm, trung bình là 19,2
m
3
/ha/năm. Cao nhất là giống TB16 đạt 23m
3
/ha/năm, BV10 đạt 21,6m
3
/ha/năm, Keo
lai hạt thì thấp nhất chỉ đạt 11,51m
3
/ha/năm.
3.1.4.3. Sinh trưởng và năng suất của rừng Keo lai ở Phù Mỹ - Bình Định vùng
Duyên Hải Miền Trung
Ở vùng Duyên Hải Miền Trung, đề tài tiến hành khảo sát các giống Keo lai như

BV10, BV16, BV32, BV33 và TB11 được trồng ở xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định. Mật độ hiện tại dao động từ 1200 cây đến 1450 cây, độ che phủ của rừng
khoảng 65-70%.
Sinh trưởng về chiều cao tương đối đồng đều, dao động từ 16,7m đến 17,7m,
trung bình là 17,2m, hệ số biến động dao động từ 7,2% đến 11,3%, trung bình là
9,2%, hệ số biến động đó là không lớn.
Sinh trưởng về đường kính cũng không chênh lệc nhau nhiều, dao động từ
11,1cm đến 12,23cm, trung bình của 5 giống keo là 11,6cm. Hệ số biến động từ 10,2
đến 19%, trung bình là 15,7%, giống BV10, BV32 có hệ số biến động cao nhất là
19%, giống TB11 có hệ số biến động thấp nhất là 10,2%.
Năng suất thực tế dao động từ 16,9m
3
/ha/năm – 18,7m
3
/ha/năm, trung bình là
17,8m
3
/năm.
8
Tóm lại, năng suất giống BV33 cao nhất đạt 18,7m
3
/ha/năm, thấp nhất là giống
BV32 đạt 16,9m
3
/ha/năm.
3.1.4.4. Sinh trưởng và năng suất của rừng Keo lai ở M;Đrắc – Đắc Lắk vùng Tây
Nguyên
Ở vùng Tây Nguyên, đề tài tiến hành khảo sát 4 giống Keo lai là TB1, TB11,
TB5 và BV10 6 tuổi ở Công ty Lâm nghiệp M'Đrắc - Đắc Lắk. Mật độ trồng ban đầu
là 1660 cây, mật độ hiện tại từ 1250 – 1350 cây/ha, trung bình là 1292 cây/ha.

Sinh trưởng về chiều cao tương đối đồng đều, dao động từ 16,0m đến 16,5m,
trung bình là 16,3m, hệ số biến động dao động từ 8,3% đến 11,5%, trung bình là
10,3%, sự chênh lêch hệ số biến động giữa các giống là không lớn.
Sinh trưởng về đường kính cũng không chênh lệc nhau nhiều, dao động từ
13,1cm đến 13,4cm, trung bình của 4 giống keo là 13,2cm. Hệ số biến động của sinh
trưởng đường kính từ 5,5 đến 8,1%, trung bình là 7,2%.
Năng suất trong khoảng 23,2m
3
– 25m
3
/ha/năm, trung bình là 24,1m
3
/ha/năm.
Năng suất giống TB1 cao nhất đạt 25m
3
/ha/năm, tiếp theo giống TB11 đạt 24,5
m
3
/ha/năm, thấp nhất là giống BV10 đạt 23,2m
3
/ha/năm.
Tóm lại, ở vùng Tây Nguyên giống TB11 có năng suất cao nhất, tiếp đến là
BV10, TB1, thấp nhất là giống TB5.
3.1.4.5. Sinh trưởng và năng suất của rừng Keo lai ở Bầu Bàng - Bình Dương vùng
Đông Nam Bộ
Ở vùng Đông Nam Bộ, đề tài tiến hành khảo sát ở Bàu Bàng - Bình Dương với
các giống Keo lai như: TB11; TB12; BV10; BV32; BV33 và AH.
Sinh trưởng về chiều cao dao động từ 16,52m – 19,59m/7 năm, trung bình là
17,54m, trong các giống Keo lai khảo sát thì giống BV10 có sinh trưởng chiều cao là
tốt nhất đạt 19,59m, giống AH là thấp nhất đạt 16,52m/7 năm. Hệ số biến động về

sinh trưởng chiều cao không chênh lệch nhau nhiều, dao động từ 3,96% đến 8,52%,
trung bình là 6,67%. Trong số đó hệ số biến động của giống AH là 8,52% lớn nhất,
giống BV33 nhỏ nhất là 3,96%.
Sinh trưởng về đường kính tương đối đều nhau dao động từ 13,39cm –
14,74cm/7 năm. Trong các giống khảo sát thì giống BV10 là có sinh trưởng đường
kính trung bình lớn nhất đạt 14,74cm, bên Kạnh đó giống AH có sinh trưởng đường
kính trung bình là thấp nhất đạt 13,39cm. Hệ số biến động về sinh trưởng đường kính
trung bình từ 3,41% đến 8,71%, trung bình là 7,62%. Trong đó, hệ số biến động của
giống BV10 lớn nhất là 8,71%, tiếp theo là giống AH là 8,58%, thấp nhất là giống
BV33 đạt 4,41%.
Năng suất dao động từ 22,21 – 32,51m
3
/ha/năm, trung bình là 24,91m
3
/ha/năm,
năng suất giống BV10 cao nhất đạt 32,51m
3
/ha/năm, thấp nhất là giống TB11 đạt
22,21m
3
/ha/năm.
3.1.5. Trữ lượng carbon của rừng Keo lai
3.1.5.1. Chợ Mới – Bắc Kạn vùng Đông Bắc
a, Trữ lượng carbon của cây cá thể Keo lai
9
Ở vùng Đông Bắc, đề tài khảo sát 3 lô rừng trồng Keo lai ở xã Nông Thịnh, huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Ở mỗi lô rừng đề tài thiết lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC), mỗi ô
tiêu chuẩn giả tích 3 cây điển hình như tốt, trung bình và nhỏ để tiến hành giải tích
cây xác định trữ lượng carbon trong từng bộ phận của cây.
Trong cây cá thể Keo lai lượng carbon tập trung chủ yếu ở thân cây và dao

động từ 28,73 kg/cây đến 36,46 kg/cây, trung bình là 32,21 kg/cây, tỷ lệ lượng
carbon tương ứng từ 63,02% đến 66,78%, trung bình là 65,49%; tiếp đến là lá cây
dao động từ 6,96 kg/cây đến 8,68 kg/cây trung bình là 7,67 chiếm 15,6%; lượng
carbon trong rễ dao động từ 6,02 kg/cây đến 7,01 kg/cây, trung bình là 6,46 kg/cây,
chiếm 13,14% và thấp nhất là lượng carbon trong cành cây dao động từ 2,67 kg/cây
đến 3,11 kg/cây, trung bình là 2,84 kg/cây, chiếm 5,77%.
Tổng trữ lượng carbon của cây cá thể của các lô rừng khảo sát ở Bắc Kạn dao
động từ 45,59kg/cây đến 54,88kg/cây, trung bình là 49,18kg/cây.
Tỷ lệ trữ lượng carbon dưới mặt đất với trên mặt đất tương đối đồng đều giữa
rễ với phần trên các bộ phận của cây, trung bình là 0,15 (15%)
b, Lượng carbon của rừng trồng Keo lai
Tổng lượng carbon trong 1 đơn vị ha là tổng của lượng carbon lưu giữ trong cây
và lượng carbon lưu giữ trong thảm mục. Lượng carbon chủ yếu tập trung trong sinh
khổi của cây và dao động từ 54,71 tấn/ha đến 68,6 tấn/ha, trung bình là 59,94 tấn/ha
chiếm tới 96,59%. Thảm mục rơi rụng của rừng trồng Keo lai ở Bắc Kạn dao động từ
1,96 tấn/ha đến 2,26 tấn/ha, trung bình là 2,11 tấn/ha chiếm 3,41% lượng hấp thụ
carbon/ha.
3.1.5.2. Cam Lộ - Quảng Trị vùng Bắc Trung Bộ
a, Trữ lượng carbon trong cây cá thể Keo lai
Ở vùng Bắc Trung Bộ đề tài tính trữ lượng carbon của các giống Keo lai như
BV10, BV16, BV32 và Keo lai hạt. Lượng carbon tập trung chủ yếu ở thân cây,
trong 4 giống Keo lai khảo sát thì trữ lượng của thân cây Keo lai là lớn nhất, dao
động từ 21,31 – 33,75 kg/cây, trung bình là 29,58 kg/cây; cơ cấu tương ứng dao động
từ 54,23% đến 59,75%, trung bình là 58,55%; tiếp đến là trữ lượng carbon trong lá
cây dao động từ 10,29 – 13,11 kg/cây, trung bình là 11,75kg/cây, cơ cấu tương ứng
từ 21,71% – 26,18%, trung bình là 23,24%; lượng carbon trong rễ dao động từ
4,9kg/cây – 6,81 kg/cây, trung bình là 6,72 kg/cây, tương đương 12,40% tổng trữ
lượng carbon của cây Keo lai cá thể; và thấp nhất là lượng carbon trong cành cây dao
đồng từ 2,80 – 3,09 kg/cây, trung bình là 2,93 kg/cây, tương ứng với 5,8%. Như vậy
qua giải tích những cây trong 4 giống Keo lai để xác định trữ lượng carbon thì sự lưu

giữ của từng cá thể Keo lai chủ yếu tập trung vào thân, lá, rễ và thấp nhât là cành.
b, Tổng lượng carbon của rừng trồng Keo lai ở Quảng Trị
Lượng carbon chủ yếu tập trung trong sinh khối cây dao động từ 51,08 tấn/ha
đến 79,08 tấn/ha, trung bình là 67,77 tấn/ha chiếm tới 94,74%. Trong đó giống TB16
có lượng carbon lớn nhất đạt 79,08 tấn/ha, thấp nhất là giống Keo lai hạt đạt 51,08
tấn/ha. Thảm mục rơi rụng của rừng trồng Keo lai ở Quảng Trị chủ yếu là lá và một ít
10
cành khô. Ở bảng trên trữ lượng carbon của thảm mục ở rừng trồng Keo lai dao động
từ 3,36 tấn đến 4,62 tấn/ha, trung bình là 3,77 tấn/ha chiếm 5,26% lượng hấp thụ
carbon/ha.
3.1.5.3. Phù Mỹ - Bình Định vùng Duyên hải miền Trung
a, Lượng carbon trong cây cá thể Keo lai
Ở vùng Duyên hải miền Trung đề tài tính trữ lượng carbon của các giống Keo
lai là BV10, Bv16, BV32, BV33 và TB11. Lượng carbon tập trung chủ yếu ở thân
cây, trong 5 giống Keo lai khảo sát thì lượng hấp thụ của thân cây Keo lai là lớn nhất,
dao động từ 29,10 kg/cây – 33,55 kg/cây, trung bình là 31,46 kg/cây, chiếm 61,64%;
tiếp đến là trữ lượng carbon trong lá cây dao động từ 9,52 – 11,96 kg/cây, trung bình
là 10,63 kg/ cây, chiếm 20,84%; lượng carbon trong rễ dao động từ 5,17 – 6,31
kg/cây, trung bình là 5,66 kg/cây, chiếm 11,09% tổng trữ lượng carbon của cây Keo
lai cá thể; và thấp nhất là lượng carbon trong cành cây dao động từ 3,05 – 3,55
kg/cây, trung bình là 3,28 kg/cây, chiếm 6,43%.
b, Lượng carbon của rừng trồng Keo lai ở Phù Mỹ - Bình Định
Thảm mục rơi rụng của rừng trồng Keo lai ở Bình Định chủ yếu là lá khô rụng
và cành khô. Lượng carbon của thảm mục của rừng trồng Keo lai dao động từ 3,71
tấn/ha – 6,06 tấn /ha, trung bình là 4,69 tấn/ha chiếm 6,35%. Lượng carbon trong
cây Keo lai lớn dao động từ 63,61 tấn/ha đến 75,20 tấn/ha, trung bình là 69,15 tấn/ha
chiếm 93,65%. Tổng trữ lượng carbon của rừng trồng Keo lai ở Bình Định dao động
từ 68,94 tấn đến 78,07 tấn/ha, trung bình là 73,84 tấn/ha. Trong số đó giống BV32 là
có lượng carbon lớn nhất đạt 78,07 tấn/ha, thấp nhất là giống TB11 đạt 68,94 tấn/ha.
3.1.5.4. M’Đrắc – Đắc Lăk vùng Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, đề tài khảo sát 4 giống Keo lai TB1, TB11, TB5 và BV10 ở huyện
M’Đrắk – Đắc Lắk.
a, Trữ lượng carbon của cây cá thể Keo lai
Lượng carbon tập trung chủ yếu ở thân cây, trong giống Keo lai khảo sát thì trữ
lượng carbon của thân cây là lớn nhất, dao động từ 30,54kg/cây – 37,32 kg/cây, trung
bình là 34,67 kg/cây, chiếm 64,25%, trữ lượng carbon trong lá cây dao động từ 8,56
– 11,22 kg/cây, trung bình là 10,42 kg/cây, chiếm 19,25%; trữ lượng carbon trong rễ
ít hơn dao động từ 5,45 – 6,28 kg/cây, trung bình là 5,94 kg/cây, chiếm 10,97% của
tổng trữ lượng carbon của cây Keo lai cá thể; và thấp nhất là lượng carbon trong cành
cây dao đồng từ 2,58 – 3,31 kg/cây, trung bình là 2,99 kg/cây, chiếm 5,53%.
b, Lượng carbon của rừng trồng Keo lai ở Tây Nguyên
Lượng carbon trong thảm mục rơi rụng của rừng trồng Keo lai ở Tây Nguyên
dao động từ 4 tấn/ha – 5,51 tấn /ha, trung bình là 4,75 tấn/ha chiếm 6,07% lượng
carbon của rừng trồng Keo lai.
Lượng carbon của rừng trồng Keo lai ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung ở tầng
cây dao động từ 67,8 tấn/ha đến 79,52 tấn/ha, trung bình là 73,51 tấn/ha.
Tổng lượng carbon của 1 ha rừng trồng Keo lai ở Tây Nguyên bao gồm lượng
carbon của thảm mục và tầng cây, dao động từ 72,59 tấn/ha đến 83,51 tấn/ha, trung
11
bình là 78,26 tấn/ha. Trong đó lượng carbon của cây Keo lai chiếm 93,93%, thảm
mục chiếm 6,07%.
3.1.5.5. Vùng Đông Nam Bộ
Ở vùng Đông Nam bộ, đề tài khảo sát 6 giống Keo lai là: TB11; TB12; BV10;
BV32; BV33; AH ở hai tỉnh Bình Phước, Bình Dương.
a, Lượng carbon của cây cá thể Keo lai
Lượng carbon tập trung chủ yếu ở thân cây, trong 6 giống Keo lai khảo sát thì
trữ lượng của thân cây Keo lai dao động từ 31,11kg – 36,04 kg/cây, trung bình là
32,69 kg chiếm 63,68%; tiếp đến là lá cây dao động từ 8,59kg – 10,33kg/cây, trung
bình là 9,5kg/cây, chiếm 18,51%; lượng các con trong rễ dao động từ 4,76kg –
7,25kg/cây, trung bình là 6,07kg/cây, chiếm 11,82% và thấp nhất là lượng carbon

trong cành cây dao động từ 2,78- 3,3kg/cây, trung bình là 3,07kg/cây, chiếm 5,99%.
b, Lượng carbon của rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam bộ
Lượng carbon trong thảm mục rơi rụng của rừng trồng Keo lai 7 tuổi ở vùng
Đông Nam Bộ dao động từ 4,07 tấn /ha đến 5,51 tấn/ha, trung bình 4,87 tấn/ha
chiếm 6,68% lượng carbon của rừng trồng Keo lai. Tổng Lượng carbon của cây Keo
lai dao động từ 63,04 tấn đến 74,41 tấn/ha, trung bình là 68,12 tấn/ha chiếm 93,32%.
Tổng lượng carbon/ha của rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam dao động từ
64,12 tấn đến 76 tấn/ha, trung bình 69,71 tấn/ha.
Nhận xét chung
Trữ lượng carbon của rừng trồng các giống Keo lai ở các địa bàn nghiên cứu là
khác nhau. Trữ lượng carbon của thảm mục dao động từ 2,11 tấn/ha đến 6,06 tấn/ha,
trung bình là 4,44 tấn/ha chiếm 6,09%.
Trữ lượng carbon của cây keo lai trên 1ha là chủ yếu, dao động từ 51,08 tấn/ha
đến 79,52 tấn/ha, trung bình là 68,98 tấn/ha chiếm 93,91%.
Nếu thị trường carbon được hình thành thì thu nhập của rừng trồng Keo lai sẽ
được tăng lên tùy thuộc vào giá cả của thị trường.
3.1.6. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong trồng rừng Keo lai
Trong quá trình trồng rừng Keo lai có những thuận lợi và khó khăn:
•Thuận lợi
Keo lai cũng như các loài cây khác đều đòi hỏi một điều kiện đất đai, khí hậu
thích hợp để có thể thích ứng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Điều kiện tự nhiên ở nước ta thích hợp cho việc trồng rừng Keo lai.
Cây Keo lai sinh trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng lớn, phục vụ cho ngành
công nghiệp giấy, ván dăm và xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân,
đặc biệt là miền núi.
Nguồn giống thì sẵn có, chất lượng giống tốt, kỹ thuật trồng đơn giản, hiện nay
rất nhiều người dân nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Keo lai.
•Khó khăn
Địa hình trồng rừng Keo lai nhìn chung là khó khăn, xa xôi, độ dốc cao khó cho
việc chăm sóc, bảo vệ.

12
Thời tiết là một trở ngại lớn, mùa khô thì hay gây cháy rừng.
Tuy cây Keo lai sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều vùng sinh thái của nước
ta nhưng gỗ mềm, hay bị gẫy ngọn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của rừng
trồng. Qua khảo sát ở 5 địa bàn nghiên cứu thì tỷ lệ cây gẫy ở các vùng là khác nhau
như ở Bắc Kạn 825%; Quảng Trị là 9,14%; Bình Định là 9,87%; Đắc Lắk là 10,06%
và Bình Dương là 10,21%, trung bình ở 5 địa bàn khảo sát là 9,51%. Với tỷ lệ cây
gẫy lớn như vậy, ảnh hưởng đến năng suất của rừng trồng và gây tâm lý không tốt với
các hộ gia đình kinh doanh rừng trồng Keo lai.
Chất lượng lượng giống tốt, nhưng còn hơi đắt đối với nhiều vùng trồng rừng,
do vậy người dân vẫn còn trồng rừng với nguồn giống trôi nổi không rõ nguồn gốc,
ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của rừng trồng.
Thị trường tiêu thụ lớn, nhưng người dân thiếu thông tin thị trường, khi bán vẫn
phải qua khâu trung gian. Do vậy, người dân khi bán vẫn còn bị ép giá chưa đúng với
giá cả của thị trường.
Nguồn vốn của người dân còn rất hạn hẹp, do vậy việc đầu tư vào trồng rừng
còn nhiều hạn chế.
3.2. Tổng hợp các mô hình trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu
a) Chợ Mới – Bắc Kạn
Luân kỳ 5 năm: Sản lượng gỗ là 115,3m
3
/ha, sản phẩm bao gồm gỗ sử dụng là gỗ
nhỏ 86,40 m
3
/ha, giá bán 750.000đ/m
3
, gỗ tỉa thưa bán làm củi, giá từ 150.000 –
200.000 đồng/ste đôi
Luân kỳ 7 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ, sản lượng gỗ là
161,28 m

3
/ha, gỗ sử dụng là 120,96 m
3
/ha
-
Gỗ nhỏ 84,67m
3
/ha chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 750.000đồng/m
3
-
Gỗ lớn 36,29 chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000 đồng/m
3
Luân kỳ 10 năm: Sản phẩm gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ, sản lượng gỗ là 230
m
3
/ha, gỗ sử dụng là 172,83m
3
/ha
- Gỗ tỉa thưa bán làm củi, giá từ 1500.000 – 200.000 đồng/ ste đôi
- Gỗ nhỏ chiếm 60%, giá bán là 750.000 đồng/m
3
.
- Gỗ lớn chiếm 40%, giá bán là 1500.000 đồng/m
3
.
Ngoài gỗ ra, rừng trồng Keo lai còn có giá trị cải thiện môi trường, xã hôi như lưu
giữ lượng carbon, giảm xói mòn, giữ nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho
người dân làm nghề rừng
b)Cam Lộ - Quảng Trị
Luân kỳ 5 năm: sản phẩm bao gồm

-
Gỗ tỉa thưa bán làm củi, giá từ 150.000 – 200.000 đồng/ste đôi
Gỗ khai thác chính: Gỗ thành phẩm là chiếm 70% sản lượng gỗ, giá bán khoảng
750.000 đồng/m
3
Luân kỳ 7 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ
-
Gỗ lớn chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000đồng/m
3
-
Gỗ nhỏ chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán tại bãi 1 là 750.000 đồng/m
3
Luân kỳ 10 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ
13
-
Gỗ lớn chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000đồng/m
3
-
Gỗ nhỏ chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán tại bãi 1 là 750.000 đồng/m
3
Ngoài gỗ ra, rừng trồng Keo lai còn có giá trị cải thiện môi trường, xã hôi như hấp
thụ lượng carbon, giảm xói mòn, giữ nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho
người dân làm nghề rừng
c) Phù Mỹ - Bình Định
Luân kỳ 5 năm: Sản phẩm bao gồm
- Gỗ tỉa thưa bán làm củi, giá từ 150.000 – 200.000 đồng/ste đôi
- Gỗ khai thác chính: gồm gỗ thành phẩm chiếm 70% Lượng cây đứng giá bán
750.000 đồng/m
3
Luân kỳ 7 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ

- Gỗ lớn chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000đồng/m
3
- Gỗ nhỏ chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán tại bãi 1 là 750.000 đồng/m
3
Luân kỳ 10 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ
-
Gỗ lớn chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000đồng/m
3
-
Gỗ nhỏ chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán tại bãi 1 là 750.000 đồng/m
3
Ngoài gỗ ra, rừng trồng Keo lai còn có giá trị cải thiện môi trường, xã hôi như hấp
thụ lượng carbon, giảm xói mòn, giữ nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho
người dân làm nghề rừng
d) M’Đrắc – Đắc Lắk
Luân kỳ 5 năm: Sản phẩm bao gồm
-Gỗ tỉa thưa bán làm củi, giá từ 150.000 – 200.000 đồng/ste đôi
Gỗ khai thác chính: gồm gỗ thành phẩm chiếm 70% Lượng cây đứng giá bán
750.000 đồng/m
3
Luân kỳ 7 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ
- Gỗ lớn chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000đồng/m
3
- Gỗ nhỏ chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán tại bãi 1 là 750.000 đồng/m
3
Luân kỳ 10 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ
-
Gỗ lớn chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000đồng/m
3
-

Gỗ nhỏ chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán tại bãi 1 là 750.000 đồng/m
3
Ngoài gỗ ra, rừng trồng Keo lai còn có giá trị cải thiện môi trường, xã hôi như hấp
thụ lượng carbon, giảm xói mòn, giữ nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho
người dân làm nghề rừng
e) Bàu Bàng – Bình Dương
Luân kỳ 5 năm: Sản phẩm bao gồm
-Gỗ tỉa thưa bán làm củi, giá từ 150.000 – 200.000 đồng/ste đôi
Gỗ khai thác chính: gồm gỗ thành phẩm chiếm 70% Lượng cây đứng giá bán
750.000 đồng/m
3
Luân kỳ 7 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ
- Gỗ lớn chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000đồng/m
3
- Gỗ nhỏ chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán tại bãi 1 là 750.000 đồng/m
3
Luân kỳ 10 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ
14
-
Gỗ lớn chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1500.000đồng/m
3
-
Gỗ nhỏ chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán tại bãi 1 là 750.000 đồng/m
3
Ngoài gỗ ra, rừng trồng Keo lai còn có giá trị cải thiện môi trường, xã hôi như hấp
thụ lượng carbon, giảm xói mòn, giữ nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho
người dân làm nghề rừng
- Trữ lượng Carbon đề tài chỉ tính toán ở rừng trồng 7 tuổi và giống TB11 là 67,51
tấn/ha; TB12 là 71,42 tấn/ha; AH là 77,93 tấn/ha; BV10 là 72,49 tấn/ha; BV32 là
68,87 tấn/ha và BV33 là 79,77 tấn/ha.

3.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai ở nước ta
3.3.1. Hiệu quả kinh tế
3.3.1.1. Chợ Mới – Bắc Kạn vùng Đông Bắc
Doanh thu của mô hình trồng rừng BV10 với luân kỳ kinh doanh 5 năm là 65,8
triệu đồng, luân kỳ 7 năm là 118,936 triệu đồng, luân kỳ 10 năm là 182,47 triệu
đồng/ha.
Chi phí luân kỳ 5 năm là 25,71 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm là 29,136 triệu
đồng/ha, luân kỳ 10 năm là 34,28 triệu đồng/ha.
Lợi nhuận ròng luân kỳ 10 năm là 57,94 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm đạt
45,216 triệu đồng/ha và luân kỳ 5 năm chỉ đạt 22,83 triệu đồng/ha. Lợi nhuận ròng
của mô hình 10 năm cao gấp 1,3 lần luân kỳ 7 năm và 2,5 lần luân kỳ 5 năm.
Tỷ suất thu hồi vốn nội tại IRR cũng khác nhau, phụ thuộc vào thu nhập, chi
phí và thời gian kinh doanh rừng trồng. IRR của 10 năm đạt 30,2%, 7 năm đạt 38,6%
và luân kỳ 5 năm đạt 39,5%.
Hiệu suất đầu tư BCR của luân kỳ kinh doanh 5 năm là 2,6 và luân kỳ 7 năm là
4,1 và 10 năm 5,32 .
3.3.1.2. cam lộ - Quảng Trị vùng Bắc Trung Bộ
Chi phí 1ha rừng trồng ở Cam Lộ Quảng Trị với luân kỳ 5 năm khoảng 25 triệu
đông/ha, luân kỳ 7 năm khoảng 29 triệu đồng, luân kỳ 10 năm khoảng 34 triệu
đồng/ha, Keo lai hạt thấp nhất với luân kỳ 7 năm là 15,6 triệu đồng/ha.
Doanh thu ở luân kỳ 5 trong khoảng 61,1 – 62,9 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm
trong khoảng110,6 – 113,9 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm trong khoảng 169,6 – 174,6
triệu đồng/ha, Keo lai hạt với luân kỳ 7 năm là 47 triệu đồng/ha.
Lợi nhuận ròng (NPV) luân kỳ 5 năm trong khoảng 20 – 21 triệu đồng/ha, luân
kỳ 7 năm trong khoảng 40,3 – 41,9 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm trong khoảng 52-54
triệu đồng/ha. Keo lai hạt là 15 triệu đồng/ha/7 năm.
Tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR) cũng khác nhau, luân kỳ 5 năm trong khoảng
36,7 – 37,7%, luân kỳ 7 năm trong khoảng 35,6 - 36,3%, luân kỳ 10 năm trong
khoảng 28%, Keo lai hạt là 32,2%.
Hiệu suất đầu tư BCR của rừng trồng Keo lai ở vùng Bắc Trung Bộ là khác

nhau, luân kỳ 5 năm trong khoảng 2,4 – 2,5, luân kỳ 7 năm trong khoảng 3,8 – 3,9,
luân kỳ khoảng 5, Keo lai hạt là 3,02.
Tóm lại
15
Trồng rừng Keo lai ở Quảng Trị là có lãi, với luân kỳ kinh doanh 10 năm là tối ưu
hơn luân kỳ 7 và 5 năm và mô hình trồng rừng Keo lai bằng hạt là không hiệu quả. Ở
Quảng Trị, giống BV16 có hiệu quả kinh tế cao nhất, các giống BV10 và BV32 có
hiệu quả kinh tế tương đương nhau.
3.3.1.3. Phù Mỹ - Bình Định vùng Duyên hải miền Trung
Ở vùng Duyên hải miền Trung, đề tài tiến hành khảo sát rừng trồng Keo lai ở
Phù Mỹ, Bình Định. Các giống Keo lai đề tài khảo sát là TB11; TB12; BV10; BV32;
BV33
Chi phí 1ha rừng trồng ở Phù Mỹ - Bình Định luân kỳ 5 năm trong khoảng 22,7 –
23,7 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm trong khoảng 25,3 – 26,8 triệu đồng/ha, luân kỳ 10
năm trong khoảng 29,0 – 31,2 triệu đồng/ha.
Doanh thu từ 1ha rừng trồng ở Phù Mỹ Bình Định luân kỳ 5 năm trong khoảng
48 – 56,3 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm trong khoảng 86,6 – 101,8 triệu đồng/ha, luân
kỳ 10 năm trong khoảng 132,4 – 155,9 triệu đồng/ha .
Lợi nhuận ròng (NPV) luân kỳ 5 năm trong khoảng 13,1 – 17,9 triệu đồng/ha,
luân kỳ 7 năm trong khoảng 29,4 – 37,1 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm trong khoảng
38,5 – 47,9 triệu đồng/ha, giống BV16 là cao nhất đạt 47,9 triệu đồng/ha/ luân kỳ
kinh doanh 10 năm.
Tỷ suất thu hồi vốn nội tại (IRR), luân kỳ 5 năm trong khoảng 29,4 – 35,1%,
luân kỳ 7 năm trong khoảng 32,1 – 35,8%, luân kỳ 10 năm trong khoảng 26,2-28,5%.
Chỉ số tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) luân kỳ 5 năm trong khoảng 2,11 –
2,37, luân kỳ 7 năm trong khoảng 3,42 – 3,8, luân kỳ 10 năm trong khoảng 4,55-5.
Với kết quả trên, mô hình trồng rừng các giống Keo lai ở Phù Mỹ - Bình Định
với luân kỳ kinh doanh 10 năm có hiệu quả kinh tế cao nhất, luân kỳ kinh doanh 5
năm có hiệu quả kinh tế thấp nhất.
3.3.1.4. M’Đrắc – Đắc Lắk vùng Tây Nguyên

Ở vùng Tây Nguyên đề tài tiến hành khảo sát các giống Keo lai TB1,
TB11,TB5, BV10 được trồng ở M’Đrắk - Đắc Lắk.
Chi phí 1ha rừng trồng ở M’Đrắk - Đắc Lắk luân kỳ 5 năm trong khoảng 26,3
– 26,5 triệu đồng/ha, luân kỳ 6 năm trong khoảng 28 – 28,3 triệu đồng/ha, luân kỳ 10
năm trong khoảng 35 triệu đồng/ha.
Doanh thu từ 1ha rừng trồng ở M’Đrắk - Đắc Lắk luân kỳ 5 năm trong khoảng
67,2 – 69,6 triệu đồng/ha, luân kỳ 6 năm trong khoảng 104,4 – 107,9 triệu đồng/ha,
luân kỳ 10 năm trong khoảng 187,2-192,7 triệu đồng/ha.
Lợi nhuận ròng (NPV) luân kỳ 5 năm trong khoảng 23,4 – 24,8 triệu đồng/ha,
luân kỳ 7 năm trong khoảng 42 – 44 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm trong khoảng
59,6-61,5 triệu đồng/ha, giống TB11 là cao nhất đạt 61,8 triệu đồng/ha/ luân kỳ kinh
doanh 10 năm, gấp 2,5 lần luân kỳ kinh doanh 5 năm. Thấp nhất giống TB5 với luân
kỳ 5 năm đạt 23,4 triệu đồng/ha.
Tỷ suất thu hồi vốn nội tại (IRR), luân kỳ 5 năm trong khoảng 39,8 – 41,2%,
luân kỳ 7 năm trong khoảng 44 – 45,2%, luân kỳ 10 năm khoảng 30,6% .
16
Chỉ số tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) luân kỳ 5 năm trong khoảng 2,56 –
2,62, luân kỳ 7 năm trong khoảng 3,73 – 3,81, luân kỳ 10 năm trong khoảng 5,33-
5,41.
Trong các giống Keo lai khảo sát, giống TB11 có NPV lớn nhất, thấp nhất là
giống TB5, như vậy trồng giống TB11 tối ưu nhất, sau đến là BV10 ở M’Đrắc – Đắk
Lắk.
3.3.1.5. Bầu Bàng – Bình Dương vùng Đông Nam Bộ
Ở vùng Đông Nam Bộ, đề tài khảo sát các giống Keo lai như TB11; TB12;
BV10; BV32; BV33 và AH trồng ở Bầu Bàng – Bình Dương.
Chi phí 1ha rừng trồng ở vùng Đông Nam Bộ luân kỳ 5 năm trong khoảng 25,9 –
29,5 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm trong khoảng 29,2 – 34,3 triệu đồng/ha, luân kỳ 10
năm trong khoảng 34,1-41,4 triệu đồng/ha.
Doanh thu từ 1ha rừng trồng ở vùng Đông Nam Bộ luân kỳ 5 năm trong
khoảng 63 – 92,2 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm trong khoảng 114,2 – 167,2 triệu

đồng/ha, luân kỳ 10 năm trong khoảng 175,3-256,8 triệu đồng/ha. Cao nhất là giống
BV10 đạt 256,4 triệu đồng/ha/10 năm, thấp nhất là giống AH đạt 175,3 triệu
đồng/ha/10 năm và 63 triệu đồng/ha/5 năm.
Lợi nhuận ròng (NPV) luân kỳ 5 năm trong khoảng 20,7 – 37,7 triệu đồng/ha,
luân kỳ 7 năm trong khoảng 42,3 – 69,4 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm trong khoảng
54,4-87,4 triệu đồng/ha, giống BV10 là cao nhất đạt 87,4 triệu đồng/ha/10 năm, gấp
2,5 lần luân kỳ kinh doanh 5 năm. Thấp nhất giống AH với luân kỳ 5 năm đạt 20,7
triệu đồng/ha.
Tỷ suất thu hồi vốn nội tại (IRR), luân kỳ 5 năm trong khoảng 36,5 – 51,2%,
luân kỳ 7 năm trong khoảng 36,6 – 46%, luân kỳ 10 năm trong khoảng 29 – 34,8%.
Chỉ số tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) luân kỳ 5 năm trong khoảng 2,4 – 3,12
luân kỳ 7 năm trong khoảng 3,91 – 4,9, luân kỳ 10 năm trong khoảng 5,13-6,2.
Như vậy, với luân kỳ kinh doanh 10 năm có lợi nhuận ròng lớn gấp1,3 lần luân kỳ 7
năm và 2,5 lần luân kỳ 5 năm. Ở Bầu Bàng - Bình Dương, các giống Keo lai khảo
sát đều sinh trưởng tốt, lợi nhuận cao, trong đó giống BV10 với luân kỳ kinh doanh
10 năm là tối ưu nhất, giống AH với luân kỳ 5 năm là thấp nhất.
3.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của các hoạt động sản xuất kinh doanh là các lợi ích mà xã hội
thu được từ rừng trồng Keo lai. Hay nói cách khác là, hiệu quả xã hội thu được chính
là sự đáp ứng của các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc thực hiện các mục
tiêu chung của xã hội. Sự đáp ứng đó có thể được đánh giá về định tính như: sự đáp
ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm thực hiện các chính sách, chủ trương của
Nhà nước… hoặc được đánh giá bởi các chỉ tiêu tính toán định lượng như: mức tăng
thu nhập cho ngân sách, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân sống
gần rừng…
3.3.2.1. Mức độ chấp nhận của người dân về phương án đầu tư trồng rừng Keo lai
Các phương án đầu tư kinh doanh trồng rừng Keo lai được người dân chấp nhận
hay không, trước hết phải là hiệu quả kinh tế mà rừng trồng Keo lai mang lại cho họ.
17
Qua phần kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy

• Hầu hết các phương án trồng rừng Keo lai ở các vùng sinh thái trên cả nước
đều có lãi như đã chứng minh ở phần phân tích hiệu quả kinh tế.
• Chi phí đầu tư cho các phương án trồng rừng các giống Keo lai không lớn lắm,
tổng chi phí trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ 1 ha Keo lai từ năm thứ nhất đến năm
thứ 3 khoảng từ 12 – 17 triệu đồng, còn lại những năm sau có sản phẩm tỉa thưa và
tiền công bảo vệ.
• Luân kỳ kinh doanh của rừng trồng Keo lai ngắn hơn các loài cây khác khoảng
6-7 năm là đã khai thác. Do vậy, rừng trồng Keo lai nhanh cho thu hồi vốn
• Kỹ thuật gây trồng rừng Keo lai tương đối đơn giản, nhiều người dân biết
trồng, tỷ lệ sống cao, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái ở nước ta, cây con có thể
tạo ra bằng hom, đơn giản và giá cây giống hợp lý với nhiều người dân nghèo.
• Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của các giống Keo lai lớn, sản phẩm
chủ yếu phục vụ cho công nghiệp giấy, ván dăm, thậm chí còn làm đồ mộc và phục
vụ cho việc xuất khẩu dăm gỗ. Hiện nay, sản phẩm gỗ rừng trồng Keo lai tiêu thụ
thuận tiện và nhanh chóng, người dân sản xuất ra không đủ đáp ứng thị trường, có thể
bán sản phẩm ngay tại rừng
• Về mặt môi trường, cây Keo lai là cây trồng cố định đạm, do vậy trồng rừng
bằng các giống Keo lai tăng độ đạm của đất, cải tạo đất những nơi đất xấu.
3.3.2.2. Hiệu quả về việc nhận thức của người dân
Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy, rừng trồng Keo lai tác động lớn nhất tới
cộng đồng về nhận thức của người dân về hiệu quả của việc trồng rừng. Điều này
được khẳng định rất rõ qua kết quả phỏng vấn 75 hộ gia đình tham gia trồng rừng ở
địa điểm khảo sát, có tới 100% hộ nhận thức rõ việc trồng rừng đã cải thiện được
cuộc sống của người dân trồng rừng Keo lai trên địa bàn nghiên cứu.
Thông qua trồng rừng, nhận thức và kinh nghiệm trồng rừng của HGĐ cũng
được nâng cao. Qua khảo sát cho thấy có từ 66,67 đến 100% cảm nhận rõ, 6,67 đến
33,33% không cảm nhận rõ, đặc biệt không có một ai trả lời là không biết.
Qua khảo sát, có thể thấy tỷ lệ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác lâm
nghiệp, đặc biệt là trồng rừng Keo lai được thể hiện ở bảng trên, có từ 73,33% đến
93,33% trả lời là thông qua trồng rừng họ biết được ứng dụng kỹ thuật trồng rừng, số

nhận thức chưa rõ ít hơn dao động từ 6,67% - 20%, số không biết thì ít nhất chỉ có
hai tỉnh là Bình Định và Đắc Lắk là 6,67%. Như vậy thông qua trồng rừng Keo lai
người dân nhận thức tốt về hiệu quả kinh tế, nhận thức, kinh nghiệm và ứng dụng kỹ
thuật vào canh tác rừng là rất tốt.
3.3.2.3. Hiệu quả giải quyết việc làm
Các giống Keo lai khác nhau tạo ra số công khác nhau, số công được tạo ra từ 1
ha rừng trồng Keo lai phụ thuộc vào địa điểm, thực bì, năng suất cây trồng. Nơi nào
thực bì xấu, có nhiều cây bụi thì phải mất nhiều công xử lý thực bì, nơi nào có năng
suất cao thì mất nhiều công khai thác hơn. Qua khảo sát thực tế, 1 ha/7 năm rừng
trồng Keo lai ở Bắc Kạn trung bình tạo ra 309,47 công, ở Quảng Trị số công tạo ra
dao động từ 217,65 đến 318,81 công, trung bình 1ha tạo ra 287,07 công/7 năm. Ở
18
Bình Định thì 1ha rừng trồng trong 1 luân kỳ kinh doanh 7 năm tạo ra từ 256,69 công
đến 272,33 công, trung bình là 266,63 công. Ở Đắc Lắk số công do 1 ha rừng trồng
Keo lai tạo ra trong luân kỳ kinh doanh 6 năm dao động từ 296,23 công đến 309,79
công, trung bình là 303 công/ha. Ở Vùng Đông Nam Bộ số công tạo ra từ 1 ha rừng
trồng Keo lai dao động từ 312,65 công đến 395,61 công/ha, trung bình là 338,15
công/ha.
3.3.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường của các mô hình trồng rừng là rất quan trọng đối với hành
tinh của chúng ta. Trước đây, con người chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế, hiệu
quả trước mắt mà không chú ý đến hiệu quả môi trường. Vì vậy, việc đánh giá hiệu
quả môi trường của rừng trồng Keo lai là có ý nghĩa quan trọng, tăng thêm tính
thuyết phục của các phương án trồng rừng Keo lai. Hiệu quả môi trường của các
phương án được thể hiện ở nhiều nội dung, nhiều chỉ tiêu khác nhau. Độ che phủ tăng
thông qua trồng rừng Keo lai có ảnh hưởng tích cực đến môi trường sinh thái xét theo
các chức năng cải tạo, bảo vệ đất, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước và tiểu khí
hậu và đặc biệt là khả năng hấp thụ các để giảm thiểu phát thải nhà kính (REDD+).
Trong khuôn khổ đề tài chỉ đánh giá hiệu quả môi trường của rừng trồng Keo lai trên
khía cạnh hấp thụ carbon của cây cá thể và thảm mục rơi rụng. Các kết quả này đã

được trình bày ở mục 3.1.5 của luận án.
3.3.4. Tổng Hợp hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
• Ở Bắc Cạn: giống BV10, năng suất là 161,3m
3
/ha, NPV 45,21 triệu, công lao
động 309,5 công/ha, lượng carbon là 62,1 tấn/ha.
•Cam Lộ - Quảng Trị
Đề tài khảo sát 4 giống là BV10, BV16, BV32 và Keo lai hạt. Doanh thu của
giống BV16 với luân kỳ kinh doanh là lớn nhất đạt 113,9 triệu đồng/ha/7 năm, NPV
đạt 41,94 triệu đồng/ha, công lao động là 318,8/ha/7 năm, lượng carbon hấp thụ là
82,8 tấn/ha. Keo lai hạt có năng suất thấp nhất 82,54 m
3
/ha/7 năm, luân kỳ kinh
doanh 7 năm doanh thu thấp nhất đạt 47,03 triệu đồng/ha, NPV đạt 14,97 triệu
đồng/ha, công lao động là 217,6 và lượng carbon hấp thụ là 55,7 tấn/ha.
Kết quả khảo sát ở Quảng Trị cho thấy, năng suất, doanh thu, lợi nhuận ròng,
công lao động và lượng carbon hấp thụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có nghĩa
là năng suất cao thì doanh thu lớn, lợi nhuận ròng cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm
trực tiếp và hấp thụ được nhiều carbon. Ở Quảng Trị trồng Keo lai giống BV16 là tốt
nhất, sau đến giống BV10, BV32 và kém nhất là keo lai hạt.
• Phù Mỹ - Bình Định
Luân kỳ kinh doanh 7 năm, năng suất của các giống Keo lai khảo sát dao động
từ 116,44 m
3
– 137,55m
3
/ha, trung bình là 124,34m
3
/ha.
Doanh thu khác nhau, dao động từ 86,55 – 101,78 triệu đồng/ha, trung bình là 92,46

triệu đồng.
Lợi nhuận ròng (NPV) dao động từ 29,37 – 33,41 triệu đồng/ha, trung bình là
32,34 triệu đồng/ha
19
Công lao động dao động từ 256,7 – 269,3/ha, trung bình là 266,8.
Lượng carbon hấp thụ dao động từ 68,94 – 78,9 tấn/ha, trung bình là 73,84
tấn/ha.
Giống BV16 là sinh trưởng tốt nhất, năng suất là 137,55m
3
/ha, thấp nhất là giống
BV10, năng suất đạt 116,44m
3
/ha.
• M’Đrắc – Đắk Lắk
Ở Đắk Lắk, Luân kỳ kinh doanh 6 năm, năng suất của các giống Keo lai khảo sát
dao động từ 141,72 m
3
– 145,9m
3
/ha.
Doanh thu dao động từ 104,43 – 107,89 triệu đồng/ha, trung bình là 106,12 triệu
đồng/ha.
Lợi nhuận ròng (NPV) dao động từ 42,04 – 44,02 triệu đồng/ha, trung bình là 43
triệu đồng/ha.
Công lao động dao động từ 292,2 – 309,8/ha, trung bình là 303.
Lượng carbon hấp thụ dao động từ 72,6 – 83,5 tấn/ha, trung bình là 78,3 tấn/ha.
Giống TB11 là sinh trưởng tốt nhất, năng suất là 145,9m
3
/ha/6 năm, doanh thu là
107,87 triệu đồng/ha, NPV là 44,02 triệu đồng/ha, công lao động là 308,1 và lượng

carbon hấp thụ là 78,9 tấn/ha. Thấp nhất là giống TB5, năng suất đạt 141,72 m
3
/ha,
doanh thu đạt 104,43 triệu đồng/ha, NPV đạt 42,04 triệu đồng/ha, công lao động đạt
296,2 và lượng carbon hấp thụ là 72,6 tấn/ha.
• Bầu Bàng – Bình Dương
Năng suất của các giống Keo lai khảo sát dao động từ 155,05 m
3
– 227,59m
3
/ha,
trung bình là 174,54m
3
/ha.
Doanh thu dao động từ 114,18 – 167,23 triệu đồng/ha, trung bình là 128,43 triệu
đồng/ha.
Lợi nhuận ròng (NPV) dao động từ 42,26 – 69,36 triệu đồng/ha, trung bình là
49,52 triệu đồng/ha, công lao động dao động từ 312,7 – 348,7/ha, trung bình là 332,3.
Lượng carbon hấp thụ dao động từ 67,5 – 79,8 tấn/ha, trung bình là 73 tấn/ha.
Giống BV10 là sinh trưởng tốt nhất, năng suất là 227,59 m
3
/ha/7 năm, doanh thu
là 167,23 triệu đồng/ha, NPV là 69,36 triệu đồng/ha, công lao động là 342,8 và lượng
carbon hấp thụ là 79,8 tấn/ha. Thấp nhất là giống AH, năng suất đạt 155,05 m
3
/ha,
doanh thu đạt 114,18 triệu đồng/ha, NPV đạt 42,26 triệu đồng/ha, công lao động đạt
332,7 và lượng carbon hấp thụ là 77,9 tấn/ha.
3.4. Đề xuất một số giải pháp khuyến khích phát triển trồng rừng Keo lai
3.4.1. Kỹ thuật

Như đã phân tích ở trên, đa số HGĐ, công ty trồng rừng keo lai đúng kỹ
thuật,chất lượng giống tốt, bón phân, chăm sóc tốt thì năng suất cao hơn trồng rừng
không đúng kỹ thuật, chất lượng giống kém, không bón phân hoặc bón phân ít thì
năng suất kém.
Do vậy, luận án khuyến nghị như sau
-
Trồng rừng keo lai bằng các giống được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật
hay giống quốc gia.
20
-
Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo chất lượng như cây con bằng giâm hom, chủ
yếu là hom ngọn, có bầu và từ 3 tháng tuổi trở nên. Cây con phải thẳng, cao từ 25
-30cm, khỏe mạnh và không bị gẫy ngọn. Không nên trồng rừng bằng hạt Keo lai,
nguồn giống không rõ ràng.
-
Thời vụ trồng: trồng đúng thời vụ ở miền Bắc vào tháng 3-4; Bắc trung Bộ và
Duyên hải miền trung trồng vào tháng 9-11, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
trồng từ tháng 5 đến tháng 8.
-
Chăm sóc rừng đúng kỹ thuật, đúng thời vụ và bón phân chuồng, phân NPK.
-
Luân kỳ kinh doanh 7 năm mang lại hiệu quả kinh tế cao, luân kỳ 5 năm là
hiệu quả kinh tế thấp nhất. Do vậy, khuyến cáo các chủ rừng nên để luân kỳ kinh
doanh 7 năm.
3.4.2. Chính sách
3.4.2.1. Chính sách đất đai
- Cần hoàn thiện việc cấp giấy QSDĐLN, cần phải rõ ràng về ranh giới, tránh
tình trạng tranh chấp đất đai giữa các HGĐ, giữa người dân với các công ty quản lý
đất lâm nghiệp ở các địa phương.
3.4.2.2. Chính sách khoa học và công nghệ

- Cần tăng cường cán bộ khuyến lâm trực tiếp xuống các thôn bản hướng dẫn kỹ
thuật trồng, chăm sóc, quản lý rừng Keo lai.
- Cần có nghiên cứu chuyển hóa rừng trồng keo lai với mục đích lấy gỗ nguyên
liệu thành gỗ lớn từ 10-15 tuổi.
3.4.2.3. Chính sách tiêu dùng và thị trường lâm sản
- Thí điểm các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giữa các chủ rừng Keo lai với
các doanh nghiệp chế biến để tăng thêm năng lực sử dụng rừng và khả năng tiếp cận
thị trường của các chủ rừng.
- Cần cung cấp thông tin thị trường gỗ Keo lai cho các chủ rừng, cần tổ chức
thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng Keo lai của dân hợp lý để khuyến khích người dân
trồng rừng nguyên liệu Keo lai.
- Cần chủ động dự báo được thị trường và nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm
theo các giai đoạn: ngắn – trung và dài hạn, cần có các đánh giá về rủi ro, thách thức
trong việc tiêu thụ sản phẩm cho toàn vùng.
- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài để có thể xuất khẩu sản phẩm gỗ
nguyên liệu Keo lai.
3.4.2.4. Chính sách về tài chính
• Chính sách đầu tư
-
Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của chính phủ đã phần nào giúp đỡ người trồng
rừng có vốn để phát triển rừng sản xuất, nhưng thủ tục lại rườm rà, phải có
phương án trồng rừng, người dân khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn hỗ
trợ. Do vậy, cần rà soát lại và cải tiến thủ tục để người dân có thể tiếp cận được
nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước.
21
-
Cần có chính sách đầu tư trồng rừng cho người dân vùng sâu, vùng xa như
Nghị Quyết 30a của chính phủ, hỗ trợ đầu tư trồng rừng Keo lai cho những
người dân nghèo từ 7- 10 triệu đồng/ha
-

Cần thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường với rừng trồng Keo lai trên
toàn quốc, số tiền được hưởng từ dịch vụ môi trường sẽ khuyến khích người
dân trồng rừng nói chung và Keo lai nói riêng.
• Chính sách tín dụng
Đề nghị cho những chủ rừng vay với lãi suất ưu đãi từ 5,4 – 8,4%/năm, thời gian
vay dài (7 năm), số lượng vay từ 10 đến 15 triệu đồng/ha.
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút ra một số kết luận sau:
1.Thực trạng trồng rừng Keo lai
Diện tích trồng rừng Keo lai được tăng qua hàng năm, đến nay diện tích trồng
rừng các loại Keo lai ước khoảng 200.000ha ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả
nước
Các giống quốc gia BV10, BV16, BV32, BV33 và các giống tiến bộ kỹ thuật
TB1,TB5,TB11,TB12 đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.
Keo lai chủ yếu được trồng bằng cây nhân giống sinh dưỡng (cây hom), do các cơ sở
giống có uy tín cung cấp, song vẫn còn một số nơi trồng Keo lai bằng cây hạt nên
rừng trồng kém chất lượng.
Mật độ trồng Keo lai ban đầu từ 1660 cây/ha, khi khai thác mật độ còn lại dao
động từ 1100 cây đến 1400 cây.
Trồng Keo lai có năng suất cao thường phải làm đất bón phân theo quy trình,
tuy vậy một số nơi vẫn chưa theo quy trình kỹ thuật và không bón phân.
2. Sinh trưởng của rừng trồng các loài cây nghiên cứu
Các giống Keo lai được trồng ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là
BV10, BV32, BV33, TB1, TB5, TB11, TB12 có thể đạt năng suất 25 -40m
3
/ha/năm.
Các giống trồng ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là BV10, BV16,
BV32, BV33, TB11 năng suất có thể đạt 18 – 30m
3

/ha/năm. Các giống trồng ở miền
Bắc là BV10, BV16, BV32, BV33 có thể đạt từ 18 đến 25m
3
/ha/năm.
Những giống được trồng nhiều nhất ở các địa phương là BV10, BV16, BV32,
BV33, TB1, TB5, TB11, TB12.
Trong các giống trên, giống BV10, BV33 trồng ở vùng Đông Nam Bộ cao nhất
đạt 32,51 và 25,32m
3
/ha/năm.
Keo lai hạt ở vùng Bắc Trung Bộ có năng suất rất thấp, chỉ đạt 11,5m
3
/ha/năm,
trong khi đó các giống như BV10, BV16 có năng suất cao hơn nhiều cụ thể BV10 là
21,6m
3
/ha/năm, BV16 là 23m
3
/ha/năm.
Các giống trồng ở vùng Duyên hải miền Trung có năng suất thấp nhất, bởi vì
người dân trồng rừng chưa đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là không bón phân, chất
lượng giống chưa tốt.
3. Hấp thụ carbon
22
Lượng hấp thụ carbon của thảm mục trong rừng trồng dao động trong khoảng
2,11 - 6,06 tấn/ha, trung bình là 4,44 tấn/ha chiếm 5,93% tổng lượng carbon được hấp
thu trên rừng trồng keo lai.
Lượng hấp thụ carbon của cây keo lai dao động trong khoảng 51,08-87,84
tấn/ha, trung bình là 71,08 tấn/ha, chiếm 94,07% tổng lượng carbon được hấp thu trên
rừng trồng keo lai.

Tổng lượng carbon hấp thu trong rừng trồng keo lai tại các nơi nghiên cứu
không giống nhau, dao động trong khoảng 55,71 - 92,87 tấn/ha, trung bình là 75,52
tấn/ha. Trong đó dòng BV10 trồng tại Bình Dương (vùng Đông Nam bộ) có tổng
lượng hấp thu cabon cao nhất (93,78 Tấn/ha), trồng tại Bắc Kạn (vùng Đông Bắc) có
tổng lượng hấp thu carbon thấp nhất (62,05 tấn/ha).
Trong cùng một địa phương như Bình Dương, các giống Keo lai cũng có tổng
lượng hấp thu carbon khác nhau, trong khi các giống BV10, BV32, BV33, TB12 có
tổng lượng hấp thu carbon 78,37 tân/ha thì giống AH chỉ có tổng lượng hấp thu
carbon 67,70 tấn/ha.
Keo lai trồng từ hạt ở Quảng Trị không những có sinh trưởng kém nhất (11,5
m
3
/ha/năm) mà tổng lượng carbon hấp thu cũng thấp nhất (55,71/ha).
4. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng các giống Keo lai nghiên cứu
4.1. Đầu tư
Đầu tư 1ha trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu 15,6 - 34,27 triệu đồng/ha/
luân kỳ kinh doanh, sự chênh lệch về đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào công làm đất,
công khai thác và luân kỳ kinh doanh.
Luân kỳ kinh doanh 5 năm đầu tư trong khoảng 22,72 - 29,52 triệu đồng/ha,
trung bình là 23,9 triệu đồng/ha. Trong đó giống BV10 ở vùng Đông Nam Bộ (Bình
Dương) có sự đầu tư lớn nhất 29,52 triệu đồng/ha, tại Duyên hải Miền Trung (Bình
Định) thấp nhất là 22,77 triệu đồng/ha.
Luân kỳ kinh doanh 7 năm đầu tư trong khoảng 15,6 – 34,27 triệu đồng/ha,
trung bình là 27,91triệu đồng/ha. Giống BV10 ở vùng Đông Nam Bộ (Bình Dương)
được đầu tư nhiều nhất 34,27 triệu đồng/ha, bên cạnh đó ở vùng Duyên hải miền
Trung thấp nhất là 25,3 triệu đồng/ha/7 năm.
Các giống trồng ở vùng Duyên hải miền Trung đầu tư thấp nhất 22,71-26,77
triệu đồng/ha/7 năm.
Thấp nhất là giống Keo lai hạt trồng ở vùng Bắc Trung Bộ, đầu tư là 15,6 triệu
đồng/ha/7 năm, trong khi đó các giống khác như BV10, BV16, BV32 có sự đầu tư

lớn hơn khoảng 29,45 triệu đồng/ha.
4.2. Lợi nhuận ròng (NPV)
Lợi nhuận ròng của giống Keo lai khảo sát phụ thuộc vào thời gian, năng suất
rừng trồng, đầu tư và giá thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-
Lợi nhuận ròng của luân kỳ 5 năm dao động trong khoảng 13 – 37,72 triệu
đồng/ha, trung bình là 19,45 triệu đồng/ha. Giống BV10 ở vùng Đông Nam Bộ có lợi
nhuận ròng cao nhất đạt 37,72 triệu đồng/ha, ở Tây Nguyên là 24,22 triệu đồng/ha, ở
23
vùng Đông Bắc là 22,83 triệu đồng/ha và ở vùng Duyên hải miền Trung thấp nhất là
13,1 triệu đồng/ha/5 năm.
-
Lợi nhuận ròng luân kỳ 7 năm dao động trong khoảng 15 – 69,36 triệu
đồng/ha, trung bình là 40 triệu đồng/ha. Giống BV10 ở Đông Nam Bộ cao nhất đạt
69,36 triệu đồng/ha, ở Đông Bắc là 45,2 triệu đồng/ha, Tây Nguyên là 43,245,2 triệu
đồng/ha, thấp nhất là ở Duyên hải miền Trung là 29,4 triệu đồng/ha.
-
Những giống Keo lai trồng ở vùng Đông Nam Bộ có lợi nhuận ròng cao nhất
như BV10 là 69,36 triệu đồng/ha, BV33 là 50,54 triệu đồng và BV32 là 45,75 triệu
đồng/ha, giống AH lại thấp nhất đạt 42,26 triệu đồng/ha.
-
Những giống trồng ở vùng Duyên hải miền Trung thấp nhất là giống BV16 là
37,11 triệu đồng, giống BV32 là 31,92 triệu đồng, giống BV33 là 29,9 triệu đồng/ha.
-
Keo lai hạt ở vùng Bắc Trung Bộ có lợi nhuận ròng thấp nhất là 15 triệu
đồng/ha/7 năm, bên cạnh đó các giống khác cao hơn nhiều như BV10 là 40,42 triệu
đồng/ha, BV16 là 41,94triệu đồng/ha, BV32 là 40,26triệu đồng/ha.
-
Lợi nhuận ròng của luân kỳ 7 năm cao hơn từ 1,6 – 2,2 lần luân kỳ 5 năm.
-

Kinh doanh luân kỳ 7 năm có hiệu quả kinh tế hơn luân kỳ 5 năm.
4.3. Tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR)
- Tỷ suất hoàn vốn nội tại phụ thuộc vào thời gian kinh doanh, đầu tư, và doanh thu.
- IRR của các giống keo lai ở địa bàn khảo sát là khác nhau, dao động trong khoảng
29,40 - 51,2%, trung bình là 38,1%. Trong đó giống như BV10 ở Đông Nam Bộ
cao nhất là 51,2%, BV10 ở Tây Nguyên là 44,7%, thấp nhất là ở vùng Duyên hải
miền Trung là 32,1%.
- Ở vùng Đông Nam Bộ tỷ suất hoàn vốn nội tại doa động trong khoảng 36,5 –
52,1%, trung bình là 39,9%, giống AH là thấp nhất đạt 36,5%.
- Những giống trồng ở vùng Tây Nguyên có tỷ suất hoàn vốn nội tại cao nhất, dao
động trong khoảng 39,7 – 45,1%, trung bình là 42,5%.
- Những giống trồng ở vùng Duyên hải miền Trung có tỷ suất hoàn vốn nội tại thấp
nhất như BV16 là 35,1%, BV32 là 33,3%, BV33 là 32,3%.
- Keo lai hạt ở vùng Bắc Trung Bộ có IRR thấp nhất là 32,2%.
5. Hiệu quả xã hội
- Trồng rừng Keo lai đã tạo ra được công ăn việc làm trực tiếp và tăng thu nhập cho
các chủ rừng, bên cạnh đó còn tạo ra nhiều công gián tiếp thông qua các dịch vụ liên
quan đến sản phẩm của rừng trồng Keo lai.
- Các giống Keo lai tạo ra được nhiều công trực tiếp nhất ở vùng Đông Nam Bộ như:
giống BV10 là 395,61 công, BV32 là 348,69 công, BV33 là 343,21 công trực tiếp.
- Các giống trồng ở Duyên hải miền Trung tạo ra số công trực tiếp thấp nhất như:
BV10 là 272,33 công, BV16 là 269,04 công, BV33 là 269,27 công.
- Thấp nhất là giống Keo lai hạt tạo ra 217,65 công trực tiếp.
- Thông qua hoạt động trồng rừng Keo lai, người dân được tích lũy thêm kinh
nghiệm về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng.
- Trồng rừng Keo lai cải thiện cuộc sống của chủ rừng.
6. Hiệu quả môi trường
24
Ngoài việc hấp thụ lượng carbon đã trình bày ở trên, Keo lai có khả năng cố định
đạm và khả năng cải tạo đất tốt hơn các loài keo bố mẹ.

7. Chính sách
a. Chính sách đất đai:
Khi giao đất chưa rõ ràng về ranh giới, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai
giữa các HGĐ, giữa người dân với các công ty quản lý đất lâm nghiệp ở các địa
phương.
b. Chính sách phát triển nguồn nhân lực - khuyến lâm
- Các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm ở những điểm điều tra hiệu
quả chưa được cao, số lượng người dân được tham gia lớp tập huấn về khuyến lâm
còn hạn chế.
- Chưa có mô hình trồng rừng Keo lai gỗ lớn.
c. Chính sách đầu tư ,hưởng lợi- tín dụng
-Việc thực hiện chính sách đầu tư còn rất ít, hầu như người trồng rừng Keo lai ở các
vùng nghiên cứu chưa được hưởng chính sách đầu tư của Nhà nước. Người dân tự bỏ
vốn ra trồng nên chất lượng rừng còn nhiều hạn chế.
-Việc thực hiện chính sách tín dụng đối với trồng rừng nói chung và Keo lai còn
nhiều bất cập. Người dân hầu như không vay được vốn để trồng rừng Keo lai mà phải
vay vốn với hình thức khác, thời hạn vay rất ngắn, lượng vay ít, lãi suất cao theo lãi
suất thương mại.
d. Thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn, nhưng người dân thiếu các thông tin về thị
trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
2. Tồn tại
Do thời gian, và nguồn lực còn hạn chế nên luận án chưa thể đánh giá tổng thể
hiệu quả kinh trồng rừng Keo lai ở các cấp đất khác nhau trên các vùng sinh thái của
Việt Nam. Luận án chưa đánh giá được tổng thể hiệu quả môi trường như:
- Chưa tính toán được lượng hấp thụ carbon của đất, cây nụi thảm tươi của các lâm
phần trồng rừng Keo lai.
- Chưa đánh giá được hiệu quả giữ nước, bảo vệ đất, giảm xói mòn và cải tạo đất của
rừng trồng Keo lai ở các cấp đất, cấp tuổi khác nhau.
3. Khuyến nghị

Tiếp tục nghiên cứu tổng thể hiệu quả của các mô hình trồng rừng Keo lai ở các
cấp đất, cấp tuổi ở các vùng sinh thái của nước ta là cần thiết để có cơ sở khoa học
tính toán được hiệu quả kinh tế - xã hôi, môi trường của cây Keo lai cho từng cấp đất
ở các vùng sinh thái của nước ta.
Tiếp tục nghiên cứu chuyển hóa rừng trồng keo lai với mục đích sản xuất gỗ nhỏ sang
gỗ lớn.

×