Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố hồ chí minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.99 KB, 27 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ÐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHÙNG ĐỨC NHẬT




THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ MẪU GIÁO
QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE






Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62.72.70.01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC







Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
Công trình đƣợc hoàn thành tại :
ÐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRƢƠNG PHI HÙNG
2. GS.TS. LÊ HOÀNG NINH


Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN CÔNG KHẨN
Cục Khoa Học Công Nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế



Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM HÙNG LỰC
Trƣờng Đại Học Y Dƣợc Cần Thơ


Phản biện 3: TS. NGUYỄN THANH DANH
Trung Tâm Dinh Dƣỡng TP. Hồ Chí Minh


Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà
nƣớc, họp tại: ÐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
vào hồi: ____ giờ ____ ngày _____ tháng _____ năm 20…




Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM
- Thƣ viện Đại học Y Dƣợc TP. HCM



1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Đặt vấn đề
Thừa cân béo phì (TCBP) đang trở thành một trong
những vấn đề y tế công cộng quan trọng. Theo Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) năm 2008 trên thế giới có 1,4 tỉ người lớn từ 20
tuổi trở lên bị thừa cân béo phì, trong đó có 500 triệu là béo phì.
Năm 2005 có 20 triệu trẻ thừa cân béo phì dưới 5 tuổi. Dự đoán
đến năm 2015 có khoảng 2,3 tỉ người lớn thừa cân béo phì,
trong đó hơn 700 triệu là béo phì. Tốc độ gia tăng của dịch thừa
cân béo phì là đáng báo động.

Tình hình gia tăng thừa cân béo
phì xảy ra nhanh chóng ở cả nước phát triển và nước đang phát
triển.
Tại Việt Nam, trong khi tình trạng suy dinh dưỡng chưa
được giải quyết hoàn toàn lại xuất hiện thêm một gánh nặng do
tỉ lệ thừa cân béo phì gia tăng nhanh. Tại các thành phố lớn của
Việt Nam đều thấy tình trạng gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở
lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học. Phần lớn các
trường hợp thừa cân béo phì là do tăng năng lượng khẩu phần
ăn hoặc giảm hoạt động thể lực hoặc kết hợp cả hai yếu tố.

Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho kết quả khả
quan. Năm 2004, Trần Thị Phúc Nguyệt đã tiến hành một
nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi nội thành
Hà Nội và thử nghiệm một giải pháp can thiệp cộng đồng đạt
kết quả tốt. Ðiều này thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu thử nghiệm
giải pháp can thiệp cộng đồng qua truyền thông giáo dục sức
khỏe về thừa cân béo phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu có những mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh mẫu giáo
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xác định mối liên quan của các yếu tố: đặc tính dân số

2
học; chế độ ăn, thói quen ăn uống của trẻ, hoạt động thể
chất của trẻ, kiến thức và thái độ về thừa cân béo phì
của mẹ với tình trạng thừa cân béo phì học sinh mẫu
giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ðánh giá hiệu quả một can thiệp cộng đồng bằng truyền
thông giáo dục sức khoẻ tại trường mẫu giáo nhằm
giảm yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì học sinh mẫu
giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Tính cấp thiết của đề tài
Thừa cân béo phì là đại dịch không chỉ giới hạn ở các
nước công nghiệp, trong số 43 triệu trẻ tiền học đường thừa cân
béo phì có 35 triệu trẻ là từ các nước đang phát triển. Sự gia
tăng số người béo phì từ 200 triệu năm 1995 lên 300 triệu năm
2000 và 400 triệu năm 2005 cho thấy đây là một gánh nặng y tế
trong tương lai. Ước tính béo phì và các hậu quả của nó làm
tiêu tốn khoảng 2% đến 7% tổng chi tiêu y tế.

Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy khoảng 1/3 trẻ nhỏ
thừa cân béo phì tiếp tục thừa cân béo phì đến khi trưởng thành.
Đây cũng là nguyên nhân các bệnh mạn tính như tăng huyết áp,
đái tháo đường làm tăng gánh nặng y tế do bệnh mạn tính
không lây.
Tại Việt Nam, các cuộc điều tra nhân khẩu trước năm
1995 thấy tỉ lệ thừa cân béo phì không đáng kể. Đến năm 2000
điều tra tại các thành phố lớn thấy tỉ lệ thừa cân béo phì học
sinh tiểu học Hà Nội là 10%, thành phố Hồ Chí Minh là 12%.
Đến 2006, tại TP. HCM tỉ lệ TCBP ở trẻ tiền học đường đã là
20,5% trong đó béo phì là 16,3%.
Ðể can thiệp hiệu quả phòng chống thừa cân béo phì ở
trẻ, cần xác định những yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì và tìm
các biện pháp làm giảm các yếu tố nguy cơ này. Thử nghiệm
giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống thừa cân béo phì ở
trẻ em là cấp thiết.

3
Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu can thiệp chủ yếu là truyền thông thay đổi
kiến thức và thái độ của bà mẹ về dinh dưỡng và phòng chống
thừa cân béo phì. Can thiệp nhằm gia tăng kiến thức bà mẹ về
dinh dưỡng, về thừa cân béo phì và thúc đẩy mối quan tâm đến
việc tăng cường vận động của trẻ tại trường học và tại gia đình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp làm tăng kiến thức và
thay đổi thái độ của bà mẹ về thừa cân béo phì theo hướng tích
cực. Tại trường can thiệp, có sự gia tăng kiến thức đúng và thái
độ đúng về dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Can thiệp tác động
lên thời gian dành cho hoạt động tĩnh tại của trẻ. Ở trẻ tại
trường can thiệp thời gian hoạt động tĩnh tại không đổi. Trong

khi thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ tại trường đối chứng gia
tăng có ý nghĩa thống kê. Đề tài cho thấy biện pháp truyền
thông giáo dục sức khỏe có vai trò nhất định trong việc phòng
chống thừa cân béo phì ở các trường mầm non mẫu giáo.
Bố cục luận án
Luận án được trình bày trong 120 trang, bao gồm Đặt vấn
đề 5 trang, Tổng quan tài liệu 36 trang, Đối tượng và Phương
pháp nghiên cứu 13 trang, Kết quả 42 trang, Bàn luận 20 trang,
và Kết luận – Kiến nghị 4 trang. Luận án có 47 bảng, 10 hình
và 3 sơ đồ; 148 tài liệu tham khảo (62 tài liệu tiếng Việt, 88 tài
liệu tiếng Anh), và 4 phụ lục.

4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Sự phát triển ở trẻ em có tính chất toàn diện về thể chất,
tâm thần và vận động. Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (thời kỳ răng
sữa) được chia làm hai thời kỳ: lứa tuổi nhà trẻ từ 1-3 tuổi và
mẫu giáo từ 4-6 tuổi.
1.2. Dịch tễ học thừa cân béo phì ở trẻ em
Định nghĩa thừa cân béo phì: Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thừa cân béo phì là tình trạng tích tụ mỡ cao hoặc bất
thường có khả năng gây ảnh hưởng sức khoẻ.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nên đánh giá tình
trạng thừa cân béo phì ở trẻ em dựa vào Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index : BMI) theo tuổi và giới.
BMI được tính theo công thức sau:
BMI =
Cân nặng (kg)
Chiều cao

2
(m
2
)
1.3. Tình hình thừa cân béo phì trên thế giới
Trên thế giới, trong giai đoạn 1990-2000 sự gia tăng thừa
cân béo phì tương đối nhanh. Đến 2011 toàn cầu có 40 triệu trẻ
dưới 5 tuổi thừa cân béo phì. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh
các khu vực trên thế giới như sau:
Bảng 1.4. Tỉ lệ TCBP toàn cầu ở trẻ em tuổi học đường.

Thừa cân (%)
Béo phì (%)
Toàn cầu
7,6
2,7
Châu Mỹ
23,6
8,2
Châu Âu
15,0
4,6
Cận đông
9,7
6,2
Châu Á – Thái Bình Dương
4,1
1,0
Châu Phi - cận Sahara
1,1

0,2
Nguồn: WHO, Thừa cân béo phì, một tình trạng khẩn cấp
về dinh dưỡng mới nảy sinh, 2005

5
1.4. Tình hình thừa cân béo phì tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà
Nẵng các tác giả đều thấy khuynh hướng gia tăng tỉ lệ thừa cân
béo phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học. Năm 2010, tỉ
lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học Tây nguyên là 6,1%, ở
học sinh mẫu giáo quận 4 Tp. Hồ Chí Minh là 33,4%. Năm
2011, tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học Hà Nội là
12,9%.
1.5. Cơ chế sinh lý thừa cân béo phì
Theo Nguyên lý điều hòa năng lượng cơ thể: Năng lượng
tích trữ bằng năng lượng cung cấp trừ đi năng lượng tiêu hao.
Khi năng lượng cung cấp cao hơn năng lượng tiêu hao sẽ tạo
nên hiện tượng tăng cân gây thừa cân béo phì.
1.6. Các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì
1.6.1. Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống: Việc gia
tăng chất ngọt và béo trong khẩu phần cùng với giảm ăn hoặc ít
ăn rau, trái cây là một đặc điểm của người thừa cân béo phì.
1.6.2. Hoạt động thể chất: Yếu tố nguyên nhân từ môi
trường sống liên quan nhiều đến tăng tỉ lệ thừa cân béo phì là
do lối sống tĩnh tại khiến giảm năng lượng tiêu hao.
1.6.3. Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có vai trò quan
trọng nhất định với tình trạng thừa cân béo phì. Các nghiên cứu
đều cho thấy trẻ có cha mẹ bị thừa cân béo phì có nguy cơ thừa
cân béo phì cao hơn trẻ có cha mẹ có cân nặng bình thường.

1.6.4. Các yếu tố khác như kinh tế, văn hóa, địa dư:
Thừa cân béo phì liên quan các yếu tố kinh tế - văn hoá - xã hội
tạo thuận lợi cho việc gia tăng tiêu thụ thực phẩm nhiều năng
lượng, nhiều hàm lượng chất béo, và lối sống tĩnh tại.
1.7. Tác hại của thừa cân béo phì
Thừa cân béo phì gây tác hại lên tim mạch, làm tăng nguy
cơ mắc bệnh tăng huyết áp, nguy cơ xơ vữa và thuyên tắc mạch

6
vành. Thừa cân béo phì thường xảy ra cùng với hội chứng
chuyển hóa là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2, đi kèm
các rối loạn lipid máu.
Thừa cân béo phì ảnh hưởng tâm lý trẻ: trẻ bị bạn bè
trong lớp trêu chọc, bị chê cười, bị đặt các biệt danh làm cho trẻ
cảm thấy mặc cảm và chịu áp lực tâm lý.
1.8. Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ em
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chi phí cho thừa cân
béo phì có thể lên đến 2% - 7% tổng chi phí cho chăm sóc y tế
của các nước đã phát triển.
Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì là một yêu cầu y
tế công cộng ngày càng trở nên cấp bách trên toàn cầu. Thừa
cân béo phì không chỉ là vấn đề sức khỏe ở các nước đã phát
triển mà còn là vấn đề sức khỏe ở các nước đang phát triển.
Chuyển tiếp kinh tế đưa đến chuyển tiếp dinh dưỡng
khiến thế giới và Việt Nam phải đối mặt với gánh nặng kép:
thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng chủ yếu xảy ra ở trẻ em.
Trẻ em sống ở các thành phố lớn có nguy cơ thừa cân béo phì
cao hơn do chịu tác động của lối sống đô thị hóa với sự gia tăng
các điểm bán thức ăn nhanh và các loại thức ăn nhanh.
Địa điểm triển khai chương trình can thiệp cũng có vai trò

quan trọng trong việc giúp can thiệp phòng chống thừa cân béo
phì thành công. Ở trẻ em hai nơi có thể áp dụng các can thiệp
phòng chống thừa cân béo phì là trường học và gia đình.
Can thiệp sớm ở trẻ thừa cân béo phì là cần thiết để tránh
tình trạng thừa cân béo phì diễn tiến khi trẻ trưởng thành và
tránh các tác hại và biến chứng do các bệnh có nguồn gốc từ
tình trạng thừa cân béo phì. Can thiệp phòng chống thừa cân
béo phì là một yêu cầu y tế công cộng ngày càng trở nên cấp
bách.



7
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng: Học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5
thành phố Hồ Chí Minh. Mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu
bệnh chứng, nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng.
Số mẫu nghiên cứu cho điều tra cắt ngang là 1.650 trẻ theo
công thức tính cỡ mẫu: n=[z
2
(1-α/2)
*p*(1-p)/d
2
]*k. Với z=1,96;
p=0,12, d=0,04, k = 2.
Số mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng là 396 trẻ, gồm 198 trẻ
nhóm bệnh và 198 trẻ nhóm chứng. Được tính theo công thức:




Với z
(1-α/2)
=1,96; z
(1-β)
=0,84; P
1
=0,18; P
2
=0,09; n=176 cho
mỗi nhóm, thực tế điều tra 198.
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng thực hiện
trên 110 trẻ cho mỗi trường (khoảng 36 trẻ cho mỗi cấp lớp:
mầm, chồi, lá) gồm một trường can thiệp và 2 trường đối
chứng. Tổng số có 660 lượt trẻ được điều tra, chia hai đợt điều
tra trước và sau can thiệp, mỗi đợt 330 trẻ.
2.3. Thời gian nghiên cứu: 2006-2008, trong đó điều tra
cắt ngang năm 2006, nghiên cứu bệnh chứng năm 2007, can
thiệp cộng đồng có đối chứng năm 2008.
Địa điểm nghiên cứu: quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
2.4. Vấn đề y đức
Nghiên cứu đảm bảo người tham gia nghiên cứu không chịu
sự tổn hại nào về tinh thần hay thể chất. Tham gia của phụ
huynh là tự nguyện, người tham gia được quyền chọn lựa tham
gia hay từ chối tham gia nghiên cứu.

8


2.5. Kế hoạch thu thập và quản lý số liệu
Người thu thập số liệu đã có kinh nghiệm điều tra dinh
dưỡng và được huấn luyện kỹ lưỡng để bảo đảm thông tin nhận
được là chính xác và trung thực. Việc thu thập số liệu được thực
hiện qua việc phỏng vấn phụ huynh và cân đo trẻ. Tất cả thông
tin thu thập đều dựa trên bảng câu hỏi cấu trúc. Kết quả nghiên
cứu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và xử lý các bằng
phần mềm Anthro 2005, SPSS 10.0, Stata 10.0.
2.6. Kế hoạch phân tích số liệu
 Thống kê mô tả tính tần số và tỉ lệ phần trăm được dùng
để mô tả đặc tính của mẫu quan sát.
 Các phép kiểm t và 
2
được dùng để kiểm định sự khác
biệt của các biến số. Giá trị p < 0,05 được xem như
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
 Áp dụng kiểm định 
2
McNemar để đánh giá sự khác
biệt thống kê trong nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp.
 Phân tích đơn biến và đa biến kiểm định mối liên quan
các yếu tố nguy cơ với thừa cân béo phì và tính tỉ số số
chênh (OR) với khoảng tin cậy 95%.
2.7. Các biện pháp can thiệp
Thông tin về tác hại của thừa cân béo phì qua hình thức tờ
bích chương dán trên bảng thông tin nhà trường tại trường có
can thiệp, truyền thông cho phụ huynh qua tờ bướm về Dinh
dưỡng hợp lý và vận động đầy đủ, và tờ bướm về Phòng chống
béo phì.
Truyền thông cho giáo viên và bảo mẫu về các nội dung:

nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi và cân bằng dinh dưỡng, lập
khẩu phần ăn cho trẻ, các nguy cơ và tác hại của thừa cân béo
phì ở trẻ bằng cách trao đổi thông tin qua việc họp mặt trao đổi
và phát tài liệu truyền thông tại các lớp có can thiệp.

9
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì
Mẫu điều tra cắt ngang: tổng số 1.650 trẻ được điều tra.
Bảng 3.4. Tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ (theo chỉ số BMI theo
tuổi và giới) (n=1650)
Ðặc tính
Tần số
Tỉ lệ (%)
BMI theo tuổi và giới


Thừa cân béo phì
+ thừa cân
+ béo phì
331
225
106
20,1
13,7
6,4
Bình thường
1302
78,9
Suy dinh dưỡng

17
1,0
Tổng
1.650
100
Tỉ lệ thừa cân béo phì theo BMI theo tuổi và giới là
20,1%, trong đó có 13,7% là thừa cân và 6,4% là béo phì.
3.2. Liên quan các yếu tố nguy cơ với tình trạng thừa
cân béo phì của trẻ
Bảng 3.8. Liên quan giới và tình trạng thừa cân béo phì
của trẻ (n=1650)
(*): khác biệt có ý nghĩa thống kê
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) về tỉ lệ thừa
cân béo phì giữa trẻ trai và gái: trẻ trai có tỉ lệ thừa cân béo phì
cao hơn trẻ gái.


Ðặc tính
TCBP
n (%)
Không TCBP
n (%)
p
Giới: Nam
Nữ
203 (25,1)
147 (17,5)
605 (74,9)
695 (82,5)
0,0001

(*)

Tổng
350
1.300


10










Hình 3.1 So sánh tỉ lệ TCBP của trẻ theo tốc độ ăn
Kết quả hình 3.1 cho thấy có sự khác biệt về tỉ lệ thừa cân
béo phì ở các nhóm trẻ có tốc độ ăn khác nhau, nhóm trẻ ăn
nhanh có tỉ lệ thừa cân béo phì (50%) cao hơn so với nhóm trẻ
ăn chậm (5,8%) hoặc tốc độ ăn bình thường (23,9%).
Bảng 3.17. Liên quan dân tộc cha, dân tộc mẹ, trình độ học
vấn cha, trình độ học vấn mẹ với tình trạng thừa cân béo phì
của trẻ (n=396)

Nhóm bệnh
n (%)
Nhóm chứng

n (%)
OR
p
Dân tộc cha
Kinh
Hoa

159 (80,3)
39 (19,7)

135 (68,2)
63 (31,8)

1,9
(1,2 – 3,1)

0,006
(*)

Dân tộc mẹ
Kinh
Hoa

161 (81,3)
37 (18,7)

139 (70,2)
59 (29,8)

1,8

(1,1 – 3,0)

0,009
(*)

TĐHV cha
≤ cấp 2
Trên cấp 2

65 (32,8)
133 (67,2)

47 (23,7)
151 (76,3)

1,5
(1,1 – 2,4)

0,045
(*)

TĐHV mẹ
≤ cấp 2
Trên cấp 2

74 (37,4)
124 (62,6)

49 (24,7)
149 (75,3)


1,8
(1,2 – 2,8)

0,007
(*)

TĐHV: trình độ học vấn; (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê

11
Trẻ có cha/mẹ là người Kinh có nguy cơ TCBP gấp 1,9 lần
(KTC95%: 1,2 – 3,1)/1,8 lần (KTC95%: 1,1 – 3,0) trẻ có
cha/mẹ là người Hoa. Trẻ có cha/mẹ học vấn từ cấp 2 trở xuống
có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 1,5 lần (KTC95%: 1,1 – 2,4) /
1,8 lần (KTC95%: 1,2 – 2,8) trẻ có cha/mẹ học vấn trên cấp 2.
Bảng 3.20. Liên quan thói quen ăn uống với tình trạng
thừa cân béo phì của trẻ (n=396)

Nhóm bệnh
n (%)
Nhóm chứng
n (%)
OR
p
Háu ăn

Không

90 (45,5)
108 (54,5)


27 (13,6)
171 (86,4)

5,3
(3,2 - 9,0)

< 0,001
(*)

Ăn nhanh

Không

87 (44,2)
111 (55,8)

43 (21,7)
155 (78,3)

2,8
(1,7 - 4,4)

< 0,001
(*)

(*): khác biệt có ý nghĩa thống kê
Trẻ háu ăn có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 5,3 lần trẻ ăn
bình thường (p < 0,001). Trẻ ăn nhanh có nguy cơ thừa cân béo
phì gấp 2,8 lần trẻ ăn bình thường (p < 0,001).

Bảng 3.21: Liên quan sở thích ăn uống với tình trạng
thừa cân béo phì của trẻ (n=396)

Nhóm bệnh
n (%)
Nhóm
chứng
n (%)
OR
p
Thích ăn
béo: Không

Không biết

95 (48,0)
69 (34,8)
34 (17,2)

115 (58,1)
37 (18,7)
46 (23,2)

1
2,3 (1,4 - 3,8)
0,4 (0,2 – 0,8)


<0,01
(*)

0,01
(*)

Thích ăn
ngọt: Không

Không biết

83 (41,9)
84 (42,4)
31 (15,7)

73 (36,9)
101 (51,0)
24 (12,1)

1
0,7 (0,5 - 1,1)
0,8 (0,3 – 1,8)


0,151
0,685
(*): khác biệt có ý nghĩa thống kê

12
Trẻ thích ăn chất béo có nguy cơ thừa cân gấp 2,3 lần (KTC
95% : 1,4-3,8) so với trẻ không thích ăn chất béo.
Trẻ thừa cân có thời gian hoạt động tĩnh tại dài hơn trẻ bình thường
114.3

178
110.9
155.6
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Thời gian hoạt động động
của trẻ
Thời gian hoạt động tĩnh tại
của trẻ
phút/ngày
Trẻ TC-BP
Trẻ không TC-BP

Hình 3.4. So sánh thời gian hoạt động của trẻ thừa cân béo phì
và trẻ không thừa cân béo phì.
Trẻ thừa cân béo phì có thời gian hoạt động tĩnh tại dài hơn
so với trẻ không thừa cân béo phì.
Bảng 3.25. Liên quan kiến thức phòng chống thừa cân béo
phì của mẹ với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ (n=396)

Nhóm bệnh

n (%)
Nhóm chứng
n (%)
OR
p

Không
Tổng
181 (91,4%)
17 (9,6%)
198 (100)
165 (83,3%)
33 (16,7%)
198 (100)
2,1
(1,1 - 4,2)
0,015 (*)
(*): khác biệt có ý nghĩa thống kê
Kết quả bảng 3.25: Có mối liên quan giữa kiến thức về
phòng tránh thừa cân béo phì và tình trạng thừa cân béo phì của
trẻ. Bà mẹ có con thừa cân béo phì có kiến thức đúng về phòng
chống thừa cân béo phì nhiều gấp 2,1 lần (KTC 95%: 1,1-4,2;
p< 0,05) so với bà mẹ có con không thừa cân béo phì.


13
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông
Bảng 3.31. So sánh tỉ lệ có kiến thức dinh dưỡng đúng
sau can thiệp của các bà mẹ giữa trường can thiệp và trường
đối chứng

Đặc điểm
Tỉ lệ có KT đúng
p

Can thiệp
n (%)
Đối chứng
n (%)

Uống nước trái cây tốt cho trẻ
102 (92,7)
162 (77,9)
< 0,05
Thức ăn chế biến sẵn không tốt
77 (70,0)
109 (52,4)
< 0,05
Thức ăn đóng hộp/ tươi sống
98 (89,1)
143 (68,8)
< 0,05
Trẻ nên vận động ở ngoài trời
91 (82,7)
138 (66,3)
< 0,05
p<0,05: khác biệt có ý nghĩa thống kê
Mẹ của trẻ tại trường can thiệp có kiến thức đúng về dinh
dưỡng và chế độ vận động cho trẻ cao hơn nhóm đối chứng (p <
0,05).
Bảng 3.32. So sánh tỉ lệ có kiến thức phòng chống TCBP

đúng, thái độ đúng đối với thừa cân béo phì sau can thiệp của
các bà mẹ giữa trường can thiệp và trường đối chứng
Đặc điểm
Tỉ lệ có TĐ đúng
p

Can thiệp
n (%)
Đối chứng
n (%)

Ăn hợp lý giúp trẻ tránh TCBP
91 (82,7)
171 (82,2)
0,959
Ăn đủ theo tuổi giúp tránh TCBP
97 (88,2)
172 (82,7)
< 0,05
Trẻ mập thì xinh xắn, đáng yêu
35 (31,8)
60 (28,8)
< 0,05
Trẻ mập thì không khỏe hơn
70 (63,6)
98 (47,1)
< 0,05
Bảng 3.32 cho thấy sau can thiệp các bà mẹ ở trường có
can thiệp có kiến thức phòng chống thừa cân béo phì cao hơn bà
mẹ nhóm đối chứng khi biết rằng ăn vừa đủ nhu cầu dinh

dưỡng, tùy theo lứa tuổi giúp phòng tránh thừa cân béo phì
(88,2% so với 82,7%).
Sau can thiệp, thái độ của bà mẹ về tình trạng dinh dưỡng của
trẻ ở nhóm bà mẹ có can thiệp tốt hơn so với nhóm đối chứng

14
khi biết rằng trẻ mập béo thì không khỏe so với trẻ có tình trạng
dinh dưỡng bình thường (63,6% so với 47,1%). Tỉ lệ bà mẹ
nhóm can thiệp có thái độ đúng về hình dáng bề ngoài của trẻ
cao hơn các bà mẹ nhóm đối chứng (31,8% so với 28,8%). Các
khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tăng thái
độ đúng khi cho rằng trẻ béo không có sức khoẻ tốt bằng trẻ có
cân nặng bình thường và có thái độ yêu thích với trẻ mập béo
thấp hơn.












Hình 3.5. So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại, hoạt động vận
động qua hai đợt điều tra trước can thiệp và sau can thiệp của
trẻ tại trường đối chứng
Tại trường đối chứng so sánh hai đợt điều tra trước và sau

cho thấy có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê thời gian hoạt động
tĩnh tại của trẻ.
140.9
185.5
119.2
124.9
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Hoạt động tĩnh tại Hoạt động vận động
So sánh thời gian hoạt động của trẻ qua điều tra
trước và sau
Trước
Sau

15













Hình 3.6. So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại, hoạt động vận
động qua hai đợt điều tra trước và sau can thiệp của trẻ tại
trường can thiệp
Tại trường can thiệp, thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ
sau can thiệp không khác biệt so với trước can thiệp.
213.4
199.2
191.2
121.1
0
50
100
150
200
250
Hoạt động tĩnh tại Hoạt động vận động
So sánh thời gian hoạt động của trẻ qua điều tra
trước và sau can thiệp
Trước
Sau

16

Chƣơng 4. BÀN LUẬN

4.1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì
Sử dụng chỉ số BMI theo tuổi và giới để đánh giá tình trạng
thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo tại quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh nghiên cứu đã xác định tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ là
20,1%, trong đó có 13,7% là thừa cân và 6,4% là béo phì.
So sánh với số liệu của tác giả Huỳnh Thị Thu Diệu năm
2006 có tỉ lệ thừa cân là 20,5% và béo phì là 16,3%. Diễn tiến
trên cho thấy tại TP. Hồ Chí Minh tỉ lệ thừa cân trẻ tiền học
đường 4 - 6 tuổi tại các cơ sở nhà trẻ mẫu giáo đã gia tăng rất
nhanh trong vòng 6 năm từ 3% năm 2000 đến 20% năm 2006.
Kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ thừa cân là 13,7% cao hơn tỉ lệ trẻ
béo phì chỉ là 6,4%, các biện pháp can thiệp cần được đẩy mạnh
hơn nữa để làm giảm số trẻ thừa cân, không đợi trẻ chuyển sang
giai đoạn béo phì. Khi trẻ đã béo phì, các can thiệp trên cộng
đồng đưa trẻ trở lại trạng thái cân nặng bình thường sẽ rất khó
khăn. Theo chiến lược phòng chống thừa cân béo phì của Tổ
chức Y tế Thế giới, khi tỉ lệ thừa cân cao cần tiếp cận làm giảm
tỉ lệ thừa cân để trẻ thừa cân không trở thành béo phì và nhằm
làm giảm tỉ lệ thừa cân béo phì chung.
4.2. Xác định mối liên quan các yếu tố nguy cơ với tình
trạng thừa cân béo phì của trẻ
Nghiên cứu xác định một số yếu tố liên quan thừa cân béo
phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh:
trẻ trai (Bảng 3.8), trẻ có mẹ hoặc cha là người Kinh, trẻ có cha
hoặc mẹ có trình độ văn hóa dưới cấp 2 (Bảng 3.17), trẻ háu ăn
và ăn nhanh (Bảng 3.20), trẻ có sở thích ăn chất béo (Bảng
3.21), thời gian tĩnh tại dài (Hình 3.4).
Qua nghiên cứu, một số các yếu tố dân số học và yếu tố xã
hội liên quan được xác định có liên quan đến tình trạng thừa cân
béo phì của trẻ. Tỉ lệ trẻ trai thừa cân béo phì (25,1%) cao hơn


17
có ý nghĩa thống kê so với trẻ gái (17,5%). Kết quả này tương
đồng với các nghiên cứu của tác giả Trương Công Hòa đánh giá
tình trạng thừa cân ở trẻ 2-6 tuổi tại các trường mầm non quận
Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2005.
Nghiên cứu tại các trường mẫu giáo quận 5 phát hiện mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa cân béo phì
với mẹ hoặc cha là người dân tộc Kinh. Trẻ có cha người Kinh
có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 1,9 lần trẻ dân tộc Hoa, có mẹ
người Kinh có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 1,8 lần trẻ dân tộc
Hoa (Bảng 3.17).
Trình độ học vấn của phụ huynh cũng là yếu tố liên quan
tình trạng thừa cân béo phì của trẻ. Nguy cơ thừa cân béo phì
của trẻ gia tăng từ 1,5 đến 1,8 lần khi trình độ học vấn của cha
thấp hơn cấp 2, hoặc trình độ của mẹ thấp hơn cấp 2 (p < 0,05)
(Bảng 3.17). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Kim Hưng năm 2001 cho thấy ở trẻ dưới 5 tuổi
trình độ học vấn người chăm sóc thấp hơn cấp 2 có liên quan
với tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.
Điều tra cắt ngang của nghiên cứu này phát hiện tỉ lệ bà mẹ
có kiến thức đúng về dinh dưỡng chưa cao, với tỉ lệ có kiến
thức đúng thay đổi từ 52,4% đến 90,5%. Tác giả Cao Thị Yến
Thanh, qua điều tra 1.835 học sinh cấp 1 nhận thấy khi kiến
thức về dinh dưỡng của mẹ kém và trung bình thì nguy cơ thừa
cân béo phì của trẻ tăng 1,89 lần (p < 0,05). Tác giả Trần Thị
Hồng Loan cũng phát hiện kiến thức bà mẹ có liên quan với
tình trạng thừa cân béo phì của trẻ.
Yếu tố nguy cơ quan trọng trong thừa cân béo phì ở trẻ là
thói quen ăn uống. Trong đó, các nghiên cứu đều quan tâm đến

thói quen ăn nhanh, háu ăn do có liên quan với tình trạng thừa
cân béo phì trẻ mẫu giáo. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trẻ
háu ăn có nguy cơ thừa cân gấp 5,3 lần so với trẻ không có thói
quen này, trẻ ăn nhanh có nguy cơ thừa cân gấp 2,8 lần so với

18
trẻ không có thói quen này (Bảng 3.20). Điều này phù hợp với
kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Công Hòa ở trẻ 2-6 tuổi
tại các trường mầm non quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh
năm 2005. Nghiên cứu của Cao Thị Yến Thanh ở 1.835 trẻ phát
hiện ăn nhanh là yếu tố nguy cơ với OR=2,2.
Thói quen ăn uống và sở thích đối với chất ngọt và chất béo
thường liên quan với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ. Kết
quả nghiên cứu phát hiện có mối liên quan giữa sở thích ăn chất
béo và tình trạng thừa cân béo phì. Trẻ có sở thích ăn chất béo
có nguy cơ thừa cân gấp 2,3 lần (p < 0,001) trẻ không có sở
thích này (Bảng 3.21). Ðiều này hoàn toàn phù hợp với nghiên
cứu trước đây của Lê Thị Hải, và nghiên cứu của Nguyễn Thị
Kim Hưng cho thấy có liên quan giữa ăn chất béo và thừa cân
béo phì.
Thời gian hoạt động trung bình của trẻ khoảng 1,7 giờ/ngày
dành để chơi đùa với bạn. Trong khi đó, thời gian tĩnh tại của
trẻ là 7,2 giờ/ngày dành cho việc xem truyền hình, chơi máy vi
tính, chơi trò chơi điện tử, học bài, tô màu, vẽ tranh. Thời gian
tĩnh tại hơn gấp ba lần thời gian dành cho hoạt động cho thấy
lối sống tĩnh tại là nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ.
Nhóm thừa cân béo phì có thời gian hoạt động tĩnh tại là 178
phút/ngày cao hơn nhóm trẻ bình thường (156 phút/ngày) (p <
0,05) (Hình 3.4). Điều này cho thấy “lười vận động” là một yếu
tố nguy cơ thừa cân béo phì.

4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức
khỏe
Trong nghiên cứu này, can thiệp chủ yếu là truyền thông
thay đổi kiến thức và thái độ của bà mẹ về dinh dưỡng và phòng
chống thừa cân béo phì, tác động của yếu tố này lên hoạt động
của trẻ. Đánh giá sau can thiệp tập trung vào các yếu tố nêu
trên.


19
Tác động của truyền thông giáo dục sức khỏe lên kiến
thức của mẹ trẻ và thái độ về tình trạng dinh dưỡng trẻ.
So sánh sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng
cho trẻ tại trường can thiệp cao hơn trường đối chứng. Bà mẹ tại
trường can thiệp có kiến thức tốt hơn về việc hiểu rõ thức ăn
đóng hộp không tốt cho sức khoẻ bằng thức ăn tươi sống, uống
nước trái cây tốt cho trẻ so với nước ngọt, cho trẻ vận động
ngoài trời sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) (Bảng 3.31).
Sau can thiệp kiến thức của bà mẹ trường can thiệp về
phòng chống thừa cân béo phì có cao hơn khi biết ăn vừa đủ
dinh dưỡng phù hợp theo tuổi giúp tránh thừa cân béo phì cho
trẻ (Bảng 3.32). Về thái độ, bà mẹ trường can thiệp có thái độ
tích cực hơn bà mẹ trường đối chứng với thái độ đồng ý rằng trẻ
mập béo thì không khoẻ hơn trẻ có cân nặng bình thường,
không thích trẻ có bề ngoài mập béo. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Kết quả này hoàn toàn phù hợp khi so sánh với kết quả
nghiên cứu can thiệp của tác giả Lê Thị Kim Quí và cộng sự tại
trường tiểu học quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008 và

nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Kim Tiến tại
trường tiểu học Huế năm 2010.
Tác động lên thời gian hoạt động của trẻ
Tại trường đối chứng, thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ
tăng từ trung bình 141 phút/ngày lên 185 phút/ngày, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) (Hình 3.5).
Tại trường can thiệp, không có hiện tượng gia tăng thời
gian hoạt động tĩnh tại của trẻ. Thời gian hoạt động tĩnh tại của
trẻ từ trung bình 213 phút/ngày giảm còn 199 phút/ngày (Hình
3.6).
Đánh giá chi phí-hiệu quả của can thiệp
Đánh giá chi phí-hiệu quả và lợi ích thu được sau can thiệp,

20
ước tính chi phí truyền thông để giảm thừa cân béo phì ở trường
can thiệp khoảng 535.000 đ/một trường hợp. Mức chi phí như
vậy là có thể chấp nhận được khi can thiệp ngắn hạn trong
phạm vi hẹp. Khi can thiệp rộng cần nghiên cứu thêm các biện
pháp kết hợp như cho trẻ gia tăng vận động và tính chi phí để
triển khai các hoạt động gia tăng này.

21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Đề tài được thực hiện theo các thiết kế: nghiên cứu cắt
ngang, nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu can thiệp cộng đồng
có đối chứng và được triển khai tại tất cả các trường mầm non
mẫu giáo trên địa bàn quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Điều tra
cắt ngang có 1650 trẻ và phụ huynh tham gia. Nghiên cứu bệnh
chứng có 396 trẻ gồm 198 trẻ bệnh và 198 trẻ nhóm chứng cùng

tuổi, cùng giới với trẻ bệnh và 396 phụ huynh tham gia. Can
thiệp được thực hiện ở 3 cấp lớp (lớp mầm, lớp chồi, lớp lá) tại
3 trường Vàng Anh, Họa Mi 1, Hoạ Mi 2 với khoảng 36 trẻ mỗi
lớp can thiệp có so sánh với hai lớp tương ứng tại hai trường đối
chứng. Tổng số có 648 trẻ được đưa vào can thiệp qua hai đợt
điều tra, 330 trẻ cho điều tra ban đầu và 318 trẻ cho điều tra sau
can thiệp. Tỉ lệ mất mẫu sau can thiệp là 3,6%.
Điều tra đã xác định tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì tại các
trường mẫu giáo quận 5 theo chỉ số BMI theo tuổi và giới là
20,1%, trong đó thừa cân là 13,7%, và béo phì là 6,4%. Tỉ lệ trẻ
thừa cân béo phì theo chỉ số cân nặng/chiều cao là 21,2%, trong
đó 13,2% là thừa cân, và 8% là béo phì. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở
trẻ mẫu giáo là cao tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài đã xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng
thừa cân béo phì của trẻ mẫu giáo tại quận 5: trẻ trai, có mẹ là
người Kinh, mẹ hoặc cha có trình độ học vấn thấp hơn cấp 2,
gia đình khá giả, cân nặng lúc sanh của trẻ cao, trẻ có thói quen
ăn nhanh, háu ăn, thích ăn chất béo và có thời gian hoạt động
tĩnh tại cao. Kiến thức của mẹ có mối liên quan nghịch với tình
trạng thừa cân béo phì của trẻ. Đánh giá thái độ về tình trạng
dinh dưỡng của trẻ cho thấy các bà mẹ thích trẻ có vẻ ngoài béo
mập, dù biết thừa cân béo phì gây tác hại cho sức khoẻ của trẻ.
Xác định độ mạnh mối liên quan cho kết quả: trẻ dân tộc
Kinh có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn trẻ dân tộc Hoa gấp

22
1,9 lần. Trình độ học vấn mẹ thấp hơn cấp 2 làm tăng nguy cơ
thừa cân béo phì của trẻ lên 1,8 lần, trình độ học vấn cha thấp
hơn cấp 2 làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì của trẻ lên 1,5 lần.
Trẻ háu ăn có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 5,3 lần trẻ không có

thói quen háu ăn. Trẻ ăn nhanh có nguy cơ thừa cân béo phì gấp
2,8 lần so với trẻ ăn chậm. Trẻ có sở thích ăn chất béo có nguy
cơ thừa cân béo phì gấp 2,3 lần trẻ không có sở thích trên.
Can thiệp bằng các biện pháp truyền thông giáo dục sức
khỏe thay đổi kiến thức về dinh dưỡng và về phòng chống thừa
cân béo phì cho bà mẹ đạt kết quả tốt. Cung cấp kiến thức định
kỳ cho bà mẹ về phòng chống thừa cân béo phì và dinh dưỡng
hợp lý, tăng cường vận động cho trẻ giúp bà mẹ thay đổi kiến
thức phòng chống thừa cân béo phì và dinh dưỡng hợp lý và
thay đổi thái độ tích cực hơn với tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Kiến thức về dinh dưỡng của bà mẹ tại trường có can
thiệp tăng lên sau can thiệp so với bà mẹ tại trường đối chứng.
Bà mẹ tại trường can thiệp có tỉ lệ kiến thức về dinh dưỡng cao
hơn trong các nội dung về: lợi ích của việc cho trẻ uống nước
trái cây so với uống các loại nước ngọt; thức ăn chế biến sẵn so
với thức ăn nấu tại gia đình; thức ăn tươi sống tốt hơn thức ăn
đóng hộp trong dinh dưỡng cho trẻ, trẻ nên vận động ngoài trời
nhiều hơn. Các bà mẹ cũng biết rằng ăn vừa đủ dinh dưỡng theo
tuổi giúp phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ.
Can thiệp góp phần làm thay đổi thái độ về tình trạng
dinh dưỡng của trẻ. Sau can thiệp thái độ đồng ý rằng trẻ béo
mập không khoẻ bằng trẻ bình thường và thái độ không thích
trẻ quá béo mập của bà mẹ nhóm trường can thiệp cao hơn so
với bà mẹ tại trường đối chứng cho thấy bà mẹ có thái độ tích
cực hơn về hình dáng bề ngoài của trẻ.
Truyền thông dinh dưỡng có hiệu quả và đạt được các
mục tiêu truyền thông. Các thông điệp đơn giản đã được bà mẹ
tiếp thu và làm thay đổi kiến thức về dinh dưỡng và thái độ đối

23

với tình trạng dinh dưỡng, dáng vẻ bề ngoài của trẻ. Sự thay đổi
này có ảnh hưởng lên thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ, một
trong các yếu tố nguy cơ gây thừa cân béo phì ở trẻ em mẫu
giáo các thành phố lớn. Trẻ trong nhóm đối chứng có sự gia
tăng thời gian hoạt động tĩnh tại khi so sánh hai đợt điều tra
trước và sau can thiệp, trong khi đó trẻ nhóm can thiệp không
có gia tăng thời gian hoạt động tĩnh tại. Nếu liên hệ với thời
gian trung bình của trẻ dành cho hoạt động tĩnh tại là trung bình
2,1 giờ/ngày cho xem truyền hình, 1,3 giờ/ngày chơi vi tính, 1,2
giờ/ngày chơi trò chơi điện tử thì việc không gia tăng thời gian
tĩnh tại của trẻ sẽ góp phần giảm yếu tố nguy cơ thừa cân béo
phì cho trẻ.
Xét về hiệu quả kinh tế của can thiệp, chi phí trung bình để
giảm một trường hợp thừa cân béo phì ở trẻ được ước tính
khoảng 535.000 đ. Đây là mức chi phí có thể chấp nhận được
cho một can thiệp ngắn hạn. Tuy nhiên, để có kết quả bền vững
cần duy trì hoạt động can thiệp trong thời gian dài hơn, từ trên 6
tháng đến khoảng 3-5 năm và khi đó mức chi phí sẽ tăng tương
ứng với thời gian can thiệp kéo dài.

×