Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

tìm hiểu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 89 trang )

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, TS.
Đỗ Thuý Mùi.
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến
TS. Đỗ Thúy Mùi đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận.
Em xin được chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo bộ môn Địa lí của
khoa Sử Địa, Ban giám hiệu và các phòng ban chức năng của trường Đại học
Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khoá luận.
Em xin được cảm ơn Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình hoàn
thành khoá luận.
Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, tạo điều kiện giúp
đỡ để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Khoá luận sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong các thầy
cô giáo và độc giả góp ý để em tiếp tục hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!


Tác giả thực hiện
Sinh viên
Bùi Thị Bưởi








DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



STT
Chữ viết tắt
Đọc là
1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
BQ
Bình quân
3
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
4
CSHT
Cơ sở hạ tầng
5
CSVCKT
Cơ sở vật chất kĩ thuật
6
DL
Du lịch
7
ĐH - CĐ
Đại học - Cao đẳng
8
ĐHSP
Đại học Sư phạm
9
GDP

Tổng sản phẩm trong nước
10
GTVT
Giao thông vận tải
11
KT - XH
Kinh tế - xã hội
12
QL
Quốc lộ
13
TCLT
Tổ chức lãnh thổ
14
TN
Tài nguyên
15
TP
Thành phố
16
TX
Thị xã
17
VQG
Vườn quốc gia











DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
Bảng
Tên bảng
Trang
1
1.1
Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch
16
2
1.2
Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch
18
3
1.3
Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch
21
4
1.4
Bảng điểm đánh giá các điểm du lịch ở Ninh Bình
23
5
1.5
Bảng điểm đánh giá các cụm du lịch ở Ninh Bình

24
6
1.6
Bảng điểm đánh giá các tuyến du lịch ở Ninh Bình
25
7
2.1
Hiện trạng khách du lịch Ninh Bình giai đoạn
2011- 2013
35
8
2.2
Doanh thu ngành du lịch của Ninh Bình năm 2012
– 2013
36
9
2.3
Thực trạng lao động ngành du lịch Ninh Bình giai
đoạn 2009 - 2013
37
10
2.4
Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và thâm
niên công tác
38
11
2.5
Số cơ sở lưu trú của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009
- 2013
39

12
2.6
Các điểm du lịch ở Ninh Bình
42
13
3.1
Các mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020
47
14
3.2
Dự báo đóng góp của ngành du lịch vào GDP giai
đoạn 2015 - 2020
52
15
3.3
Dự báo số lượng khách du lịch đến năm 2020
53
16
3.4
Dự báo doanh thu từ du lịch đến năm 2020
54



DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

STT
Bản đồ
Tên bản đồ

Trang
1
2.1
Bản đồ Hành chính tỉnh Ninh Bình
28
2
2.2
Bản đồ Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình
33
3
2.3
Bản đồ Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình
41



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu 3
2.2. Nhiệm vụ 3
2.3. Phạm vi nghiên cứu 4
3. Lịch sử nghiên cứu 4
3.1. Ở nước ngoài 4
3.2. Ở Việt Nam 5
3.3. Ở Ninh Bình 6
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6
4.1. Các quan điểm 6

4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính 7
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài 8
5.1. Ý nghĩa khoa học 8
5.2. Ý nghĩa thực tiễn 9
6. Những đóng góp của đề tài 9
7. Cấu trúc của đề tài 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU
LỊCH TỈNH NINH BÌNH 10
1.1. Những khái niệm tổng quan về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch 10
1.1.1. Du lịch và những định nghĩa về du lịch 10
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch 11
1.1.3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch 13
1.1.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá 13
1.2. Vận dụng cơ sở lí luận vào tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 21
1.2.1. Những căn cứ để vận dụng 21
1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 22
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG
TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 26
2.1. Đánh giá các nguồn lực chính 26
2.1.1. Vị trí địa lí 26
2.1.2. Tài nguyên du lịch 29
2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 33
2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 35
2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình 35
2.2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch 40
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH
NINH BÌNH 47
3.1. Cơ sở để định hướng 47
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 47
3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 47

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 48
3.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Ninh Bình 54
3.2.1. Các loại hình du lịch 54
3.2.2. Các điểm, cụm và tuyến du lịch 55
3.3. Các giải pháp chủ yếu 73
KẾT LUẬN 77








1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật và công nghệ, xu hướng
quốc tế hoá toàn cầu, du lịch thực sự là nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống văn hoá - xã hội. Hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh
mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Hoạt động du lịch đã manh nha hình thành và phát triển từ khi xã hội loài
người bước vào quá trình phân công lao động lớn lần thứ hai, khi nghề tiểu thủ
công được tách khỏi sản xuất nông nghiệp, khi xã hội bắt đầu có sự phân chia
giai cấp. Tuy nhiên, hoạt động du lịch chỉ thực sự phát triển và xuất hiện trên vũ
đài kinh tế thế giới thì phải sau chiến tranh thế giới thứ hai. Theo đánh giá của
Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization), du lịch đã trở thành
một hoạt động quan trọng nhất của đời sống hiện đại và hiện là ngành có mức
tăng trưởng nhanh và có thu nhập cao trên thế giới. Năm 1960, lượng khách du

lịch quốc tế trên toàn cầu mới khoảng 69 triệu người thì đến năm 1980 là 287
triệu người và năm 2000 lên tới 689 triệu người, gấp gần 10 lần trong vòng 40
năm. Thu nhập du lịch quốc tế năm 1960 mới là 18,2 tỷ USD thì đến năm 1980
là 92 tỷ USD và năm 2000 đạt tới 476 tỷ USD gấp 26 lần so với năm 1960.
Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng
liên tục nhưng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lượng khách du lịch quốc tế đạt
940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm mốc 1 tỷ lượt
(năm 2012). Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trường thu hút
nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái
Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng thu du lịch quốc tế ước đạt 928 tỷ USD (năm
2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011). Cũng theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế
giới, doanh thu từ du lịch trên thế giới tương ứng với 6,5% GNP toàn thế giới và
du lịch cũng là ngành kinh tế mang lại nhiều công ăn việc làm cho người lao
động, thu hút 10,4% tổng số lao động toàn cầu.


2
Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có
những bước tiến đáng khích lệ, trở thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong
nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước đã khẳng định "Du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển
kinh tế xã hội của đất nước", và coi "Phát triển du lịch là một hướng chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta trở
thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực". Là một
đất nước ở vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, với dân
tộc có 4000 năm dựng nước và giữ nước, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
của 54 dân tộc anh em, du lịch Việt Nam đã khởi sắc, đóng góp tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng Cục du lịch cho biết, trong năm
2013 Việt Nam đã đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng,

tìm kiếm cơ hội đầu tư và 37,5 triệu lượt khách nội địa với tổng doanh thu từ
khách du lịch đạt hơn 230.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012. Định hướng
phát triển du lịch Việt Nam năm 2014 được xác định rõ là tập trung vào chiều
sâu thay vì cách làm diện rộng tràn lan, tự phát như trước nhằm mục tiêu đón 8,3
triệu lượt khách quốc tế, 37,5 triệu lượt khách nội địa, doanh thu về du lịch tăng
250.000 tỷ đồng.
Ninh Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trong
Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV xác định:
“tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên,
về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật
chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong những năm qua, tạo
bước phát triển về du lịch trong 5 năm nữa. Tập trung làm tốt việc xây dựng và
thực hiện quy hoạch các điểm du lịch trước hết là Tam Cốc – Bích Động, Cố đô
Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, từng bước quy hoạch, khai thác các nơi khác
một cách vững chắc có hiệu quả, đồng thời đảm bảo tốt dịch vụ khách sạn, hàng
lưu niệm, tạo điều kiện hết sức thuận lợi và hấp dẫn đối với khách du lịch tại các
điểm và nơi ăn ở, để thu hút khách đến ngày một đông và ở lại dài ngày”. Nghị
quyết Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XX đã nhấn mạnh trong những năm tới phấn


3
đấu đưa Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của
cả nước. Đặc biệt, quyết định số 2845/QĐ - UBND ngày 17/12/2007 về việc Phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định
hướng đến năm 2015 đã nêu rõ định hướng phát triển tổ chức không gian du lịch
với việc quy hoạch thành 7 khu du lịch chính, 9 tuyến du lịch nội tỉnh và 10
tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.
Mặc dù có những hướng đi mới nhưng ngành du lịch Ninh Bình chưa thực
sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều tài nguyên vẫn ở dạng tiềm năng hoặc
mới đưa vào sử dụng, chưa có quy hoạch cần thiết và cụ thể cũng như chưa có tổ

chức lãnh thổ hợp lý.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn của thế giới và Việt Nam liên
quan đến đề tài, khóa luận có mục tiêu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch của
Ninh Bình theo ngành và theo lãnh thổ nhằm khai thác triệt để những thế mạnh
về du lịch, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, đồng thời
hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
- Kiểm kê, đánh giá tiềm năng (tự nhiên, nhân văn) cũng như những thuận
lợi, khó khăn trong quá trình khai thác để phát triển du lịch Ninh Bình.
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch ở Ninh Bình, tìm ra những mặt
đã đạt được cần phát huy, những mặt hạn chế cần khắc phục.
- Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch của tỉnh nhằm khai thác hợp lý
tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Tổ chức lãnh thổ du lịch trên cơ sở xác định các điểm, tuyến, cụm du
lịch của Ninh Bình trong mối quan hệ với các tỉnh phụ cận.


4
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về lãnh thổ:
Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích tự nhiên
là 1405,04 km². Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở bản đồ
hành chính đã được điều chỉnh theo quyết định về việc ban hành danh mục địa
danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ ngày 1/12/2006.

- Về nội dung:
Đề tài đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
thông qua việc tìm hiểu các điểm, cụm và tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Giới hạn về nguồn tư liệu:
Các số liệu về kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình được sử dụng chủ yếu
từ năm 2000 đến năm 2013. Nguồn cung cấp số liệu là Cục Thống kê tỉnh Ninh
Bình, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình.
3. Lịch sử nghiên cứu
3.1. Ở nước ngoài
Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu thường
đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới.
Tuy nhiên, địa lý du lịch là ngành khoa học tương đối non trẻ. Quá trình hình
thành địa lí du lịch như là một khoa học bắt đầu nửa sau những năm 1930 của
thế kỉ XX. Đối tượng nghiên cứu mở rộng từ việc nghiên cứu địa lí các luồng du
lịch cho đến việc nghiên cứu tài nguyên du lịch và phân vùng du lịch.
Dưới góc độ địa lý du lịch, việc nghiên cứu trên thế giới tập trung chủ yếu
vào 3 hướng: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài
nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ (không gian) du lịch.
Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu về đánh giá các thể tổng hợp
tự nhiên phục vụ giải trí (Mukhina, 1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định
của các điểm du lịch (Kadaxkia, 1972; Sepfer, 1973).
Các nhà địa lý Mỹ (Bôha, 1918, 1971), các nhà địa lý Canada (Vônfơ,
1966; Henaynơ, 1972) cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng các tài nguyên thiên


5
nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch. I.I. Pirôznhic (1985) đã phân tích: Hệ
thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch là đối tượng quy hoạch và quản lý.
Nhiều nhà địa lý du lịch đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du
lịch là các hệ thống lãnh thổ du lịch hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch tức là xác

định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu
tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch.
Nhìn chung, trên thế giới trong những năm gần đây có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nghiên cứu này có ý
nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3.2. Ở Việt Nam
Hiện nay khi du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang đem
lại nhiều lợi ích cho đất nước thì việc nghiên cứu địa lí du lịch nói chung và vấn
đề tổ chức lãnh thổ du lịch nói riêng ngày càng được chú trọng. Các công trình
nghiên cứu đáng chú ý như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2010 (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1995), Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê
Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2000), Địa lý du lịch (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn
Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, 1997), Tuyến điểm du
lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yến, 2005)…Ngoài ra còn có các luận văn, luận án
nghiên cứu các tổ chức lãnh thổ du lịch như Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng
Nam – Đà Nẵng (Trương Phước Minh, 2002), Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn
La (Đỗ Thị Mùi, 2010)…
Về mặt khoa học cũng như thực tiễn thì điều quan trọng hàng đầu trong
nghiên cứu du lịch là đưa nội dung du lịch vào chương trình giảng dạy địa lí,
trong hệ thống nhà trường phổ thông cũng như đại học và sau đại học. Mã ngành
địa lí du lịch đã được chính thức đưa vào hệ thống đào tạo trên đại học tại
trường ĐHSP Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu về du lịch không chỉ có tầm quan trọng trong chiến
lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) và hội nhập quốc tế của đất nước,
mà còn là nguồn lực mới mẻ, mạnh mẽ tiếp sức cho khoa học địa lí, đem lại cơ hội
cho Địa lí học đổi mới và phát triển.


6
3.3. Ở Ninh Bình

Các công trình nghiên cứu về du lịch chưa nhiều, chưa mang tính hệ
thống và chỉ dừng lại ở giới thiệu các điểm du lịch giàu tiềm năng cũng như
những định hướng cho quy hoạch. Nhìn chung, Ninh Bình mới có một số công
trình nghiên cứu là các đề tài như đề tài “Thực trạng và tiềm năng phát triển du
lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư Ninh Bình”, “Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh
thái tại khu du lịch Tràng An Ninh Bình”, “Phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở tỉnh Ninh Bình”….Các báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Ninh Bình
năm 2000 – 2008. Hoạt động 10 năm du lịch Ninh Bình và phương hướng mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch 2005 – 2010.
Các đề tài nghiên cứu về du lịch Ninh Bình bước đầu đánh giá những tiềm
năng để phát triển du lịch trên từng lĩnh vực và ở một số địa phương cụ thể. Mặc
dù còn ít và còn có những hạn chế nhất định nhưng những đề tài trên cũng có
những ý nghĩa nhất định đối với du lịch của tỉnh.
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm
Quan điểm nghiên cứu là những tư tưởng cơ bản, có tính nguyên tắc, định
hướng chỉ đạo trong hoạt động nghiên cứu. Đây cũng là thế giới quan của các
nhà nghiên cứu, giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Các quan
điểm chủ yếu ở đây là: quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm hệ thống cấu
trúc, quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm thực tiễn.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm tổng hợp là những quan điểm truyền thống của khoa học địa
lý. Tính tổng hợp và hệ thống đã trở thành những tiêu chuẩn khoa học không thể
thiếu để đánh giá giá trị của các công trình nghiên cứu địa lý.
Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là một hệ thống xã hội được tạo
thành bởi nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử,…Khi nghiên cứu phái xác
định đánh giá các nguồn lực trong mối quan hệ tổng thể đó.
Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp và đề xuất các định hướng
chính để tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh.



7
- Quan điểm hệ thống cấu trúc
Du lịch Ninh Bình được xem là một bộ phận của du lịch Đồng bằng sông
Hồng, là cầu nối giữa vùng du lịch Bắc Bộ và vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Quan điểm hệ thống cấu trúc cho phép phân tích, tổng hợp và xác định
mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Ninh Bình.
Như vậy, khi đánh giá tiềm năng cũng như xác định các định hướng phát
triển phải xem xét trong mối quan hệ đó.
- Quan điểm lịch sử
Khi nghiên cứu du lịch tỉnh Ninh Bình rất cần thiết phải quán triệt quan
điểm này. Áp dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìm
hiểu nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến theo thời gian và không gian
trên từng địa bàn cụ thể, trên cơ sở đó hiểu rõ những sự kiện có thật trong lịch sử
để rút ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho hoạt động du lịch. Trên
cơ sở đó chúng ta có được những nhận định, những dự báo phát triển không sai
lệch và tổ chức du lịch trên lãnh thổ được thực hiện trong xu thế phát triển
chung của Việt Nam và thế giới.
- Quan điểm phát triển bền vững
Đây là quan điểm được xuyên suốt trong nội dung của khóa luận. Các
hoạt động du lịch nếu không được quản lí tốt thì tất yếu sẽ dẫn đến các hệ quả về
môi trường, tài nguyên du lịch bị hủy hoại. Vì vậy, khi sử dụng các tài nguyên
du lịch đó cần phải tính đến yếu tố phát triển bền vững, nghĩa là phải tính đến hệ
quả lâu dài sẽ nảy sinh trong tương lai để đưa ra giải pháp khắc phục.
- Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng sử dụng
lãnh thổ cũng như trong việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên lãnh
thổ với những khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính

Phương pháp nghiên cứu không chỉ có tính lí luận mà còn là vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn to lớn. Các phương pháp nghiên cứu chính được dựa trên những
quan điểm nghiên cứu trên.


8
- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích
Đây là phương pháp chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình thực hiện khóa
luận. Những thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy cần phải chọn
lọc để rút ra những nội dung cần thiết, sau đó được phân tích nhằm đưa ra những
nhận định, những kết luận làm cơ sở định hướng cho việc tổ chức lãnh thổ du
lịch tỉnh Ninh Bình.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa:
Địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng luôn gắn bó mật thiết với tự
nhiên và xã hội. Phương pháp nghiên cứu thực địa giúp ta tiếp cận vấn đề một
cách nhanh chóng và chủ động.
Trong quá trình nghiên cứu thực địa chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở
nhiều địa điểm du lịch của tỉnh. Các tranh ảnh minh họa trong khóa luận được
chụp tại các điểm du lịch trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích số liệu thống kê
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập số liệu. Những số
liệu về hoạt động du lịch lại rất đa dạng, phong phú và luôn biến động theo thời
gian. Vì thế đòi hỏi người nghiên cứu thu thập đầy đủ, sau đó phải tiến hành
phân tích, so sánh, đối chiếu để có những kết quả có độ tin cậy cao. Trên cơ sở
những số liệu đó, chúng ta có thể xây dựng biểu đồ và đưa ra những kết luận
chân thực, chính xác.
- Phƣơng pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của địa lí. Việc trình bày
những dữ kiện du lịch trên bản đồ là rất cần thiết giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt
được những thông tin quan trọng, cập nhật, đáp ứng cho việc đi lại, tham quan,

giải trí, ăn ở. Đề tài đã sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch,
bản đồ hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch…và các số liệu nghiên cứu. Phương
pháp này được áp dụng với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lí GIS.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học


9
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch Ninh Bình bằng những quan điểm
khoa học, đề tài góp phần hoàn thiện về phương pháp và phương pháp luận
nghiên cứu. Nghiên cứu địa bàn tỉnh Ninh Bình, chú ý tới những đặc trưng riêng
của từng khu vực, từng điểm, cụm và tuyến du lịch.
Đề tài nghiên cứu góp phần xây dựng tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh để
từ đó có hướng khai thác hợp lí có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp những luận cứ khoa học cho công
tác quy hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh trong những năm tới. Việc
quy hoạch tổ chức lãnh thổ du lịch sẽ khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có
giúp cho Ninh Bình nắm được thời cơ, vượt qua thử thách để phát triển du lịch
bền vững.
6. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc các nghiên cứu ở trong và ngoài nước về tổ chức
lãnh thổ du lịch và vận dụng chúng vào hoàn cảnh cụ thể của Ninh Bình trong
điều kiện nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), thực trạng phát triển
du lịch, thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (các
điểm, tuyến du lịch) và đưa ra những điểm mạnh, những hạn chế của chúng.
- Đề xuất phương hướng phát triển du lịch nói chung và các điểm, tuyến
du lịch nói riêng ở Ninh Bình.
7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình
Chương 2: Đánh giá các nguồn lực chính và thực trạng tổ chức lãnh thổ
du lịch tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh
Bình.




10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC LÃNH THỔ
DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

1.1. Những khái niệm tổng quan về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1.1. Du lịch và những định nghĩa về du lịch
Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói”, ít gây tác động tiêu
cực lên môi trường tự nhiên hơn so với các ngành kinh tế khác. Trước đây, du
lịch là một đặc quyền dành riêng cho tầng lớp giàu có, quý tộc. Ngày nay, khi
đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao thì du lịch trở thành
một nhu cầu xã hội phổ biến. Là một ngành dịch vụ, hoạt động du lịch nhằm
thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, các nét đẹp về
văn hoá,…của dân cư ở các vùng miền khác nhau trên thế giới mà thu được lợi
nhuận rất cao.
Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Định nghĩa
đầu tiên về du lịch xuất hiện năm 1811 tại Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp
nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình và mục đích giải trí. Ở
đây giải trí là động cơ chính”.
Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ): “Du lịch là sự kết hợp và tương
tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách,

nhà cung ứng, dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du
lịch”.
Theo Liên hợp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Officical Travel Oragnization - IUOTO): Du lịch được hiểu là sự du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống.
Tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 –
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành


11
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
ở của họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: hoạt động du lịch là tổng hoà hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển KT – XH nhất định làm cơ
sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Theo I.I Pirogionic, 1985 thì: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì:
khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả
mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ
một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm

việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với
với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu
khác.
Du lịch cũng được hiểu là sự lữ hành để nhằm mục đích giải trí hoặc tìm
hiểu, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại của mỗi quốc
gia.
Như vậy, du lịch không chỉ liên quan đến khách du lịch mà còn đề cập
đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các
nhu cầu tại nơi mà khách đi qua và ở lại.
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch
- Tổ chức lãnh thổ


12
Tổ chức lãnh thổ (TCLT) được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã
đang và dự kiến sẽ có) trong mối quan hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng
nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế,
xã hội, môi trường và phát triển bền vững.
- Tổ chức lãnh thổ du lịch
TCLT du lịch là hình thức tổ chức sản xuất xã hội theo lãnh thổ vì vậy nó
phải giải quyết hai nhiệm vụ chính là kinh tế và xã hội. TCLT du lịch chính là sự
phân hóa không gian của du lịch dựa trên các điều kiện là tài nguyên du lịch,
hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động trong ngành cùng
với các mối liên hệ, với điều kiện phát sinh của ngành với ngành khác, với các
địa phương khác cả trong và ngoài nước.
Như vậy, TCLT du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối
tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các
nguồn lực du lịch như tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác

nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.
- Các hình thức biểu hiện của TCLT du lịch:
+ Hệ thống lãnh thổ du lịch
Hệ thống lãnh thổ du lịch được hiểu như một thành tạo toàn vẹn bao gồm
2 yếu tố về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định,
trong đó quan trọng nhất là chức năng phục hồi và tái sản xuất sức khỏe, khả
năng lao động, thể lực và tinh thần của con người.
Xét trên quan điểm hệ thống, hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi
nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Đó là các phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các công
trình kĩ thuật, cán bộ phục vụ và điều khiển.
+ Thể tổng hợp lãnh tổ du lịch
Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các
xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng được liên kết với nhau bằng các mối liên hệ kinh
tế, sản xuất và cùng sử dụng chung vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và kinh tế của lãnh thổ (E.A.Koliaro, 1978).


13
Thể tổng hợp lãnh thổ được hình thành qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là
việc tập trung một cách đơn giản các cơ sở xí nghiệp du lịch. Giai đoạn tiếp theo
phát triển các ngành chuyên môn hóa và tập trung các xí nghiệp du lịch theo dấu
hiệu ngành và lãnh thổ. Giai đoạn cuối cùng hình thành cấu trúc lãnh thổ của thể
tổng hợp.
+ Vùng du lịch
Dựa trên quan điểm hệ thống thì vùng du lịch được hiểu như là tập hợp hệ
thống lãnh thổ được tạo nên bởi hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Hệ
thống lãnh thổ du lịch và không gian KT – XH xung quanh nhằm đảm bảo cho
cả hệ thống hoạt động có hiệu quả. Giữa chúng có mối quan hệ mang tính chất
công nghệ và kinh tế.

1.1.3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch
- Việc nghiên cứu TCLT du lịch và xây dựng được các hình thức tổ chức
theo không gian hợp lí giúp cho hoạt động du lịch có cơ sở sử dụng hợp lí và có
hiệu quả các nguồn lực (nhất là tài nguyên du lịch) của cả nước cũng như từng
địa phương.
- Việc nghiên cứu TCLT du lịch tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hóa
du lịch.
- Việc nghiên cứu TCLT du lịch nói chung và vạch ra các tuyến, điểm du
lịch trên một lãnh thổ nói riêng góp phần quan trọng tạo ra những sản phẩm du
lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch là một trong
những yếu tố quyết định đối với việc thu hút khách du lịch.
- Như vậy, việc nghiên cứu TCLT du lịch có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt
lí luận mà còn cả về mặt thực tiễn. Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn sẽ
tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn lực du
lịch để phát triển du lịch nói riêng cũng như phát triển KT – XH nói chung ở các
địa phương và cả nước.
1.1.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
1.1.4.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá điểm du lịch Ninh Bình
- Các chỉ tiêu


14
+ Vị trí của điểm du lịch
Vị trí của điểm du lịch được xác định so với đường quốc lộ, vị trí của
điểm du lịch trong sự phát triển KT - XH của tỉnh.
Các điểm du lịch được đánh giá ở 4 mức độ: rất thuận lợi, thuận lợi, bình
thường và không thuận lợi.
+ Số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên điểm du lịch,
doanh thu và cả sản phẩm du lịch.

Số lượng tài nguyên du lịch được đánh giá ở 4 cấp độ: rất nhiều, nhiều,
trung bình và ít.
Chất lượng tài nguyên du lịch đánh giá ở 4 cấp độ: cao, khá cao, trung
bình và thấp.
+ Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch
Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tạo điều kiện biến những tiềm
năng thành hiện thực. Việc đánh giá cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật dựa
trên những chỉ tiêu chủ yếu:
• Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho việc nghỉ ngơi du lịch.
• Thuận tiện nhất trong quá trình đi lại.
• Đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình xây dựng các công trình.
• Thuận tiện cho việc thu hút khách từ nơi khác đến.
Chỉ tiêu này được đánh giá ở 4 cấp: tốt, khá, trung bình và yếu.
+ Sự kết hợp đồng bộ giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất, cơ sở hạ
tầng
Để thu hút khách du lịch cần có sự kết hợp hiệu quả giữa các loại tài
nguyên và kết cấu hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kĩ thuật.
Chỉ tiêu này được đánh giá ở 4 cấp độ: kết hợp tốt, khá, trung bình và yếu.
+ Số lượng khách tham quan du lịch
Số lượng khách là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các điểm du lịch. Điểm
du lịch nào có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên du lịch hấp dẫn, hệ thống cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển mạnh thì doanh thu du lịch lớn.


15
Chỉ tiêu này được đánh giá ở 4 cấp độ:
• Điểm du lịch có số lượng khách đông
• Điểm du lịch có số lượng khách khá đông
• Điểm du lịch có số lượng khách trung bình
• Điểm du lịch có số lượng khách ít

Chỉ tiêu đánh giá được tính bằng điểm số như sau:
- Về vị trí địa lí:
Rất thuận lợi: 4 điểm, thuận lợi: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, không
thuận lợi: 1 điểm.
- Về số lượng tài nguyên du lịch:
Rất nhiều: 4 điểm, nhiều: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, ít: 1 điểm.
- Chất lượng tài nguyên du lịch:
Cao: 4 điểm, khá cao: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, thấp: 1 điểm.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật:
Tốt: 4 điểm, khá: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, yếu: 1 điểm.
- Số lượng khách du lịch:
Đông: 4 điểm, khá đông: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, ít: 1 điểm.
- Sự kết hợp đồng bộ giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng:
Tốt: 4 điểm, khá: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, yếu: 1 điểm.
- Thang điểm đánh giá:
+ Dựa theo các tiêu chí trên, các điểm du lịch được đánh giá theo hệ số như
sau:
+ Sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuật: hệ số 3.
+ Số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuật: hệ số 2.
+ Vị trí địa lí và số lượng khách du lịch: hệ số 1.





16
Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch


Các chỉ sổ

Hệ số
Bậc số
4
3
2
1
Sự kết hợp đồng bộ TN
DL và CSVC
3
12
9
6
3
Số lượng tài nguyên du lịch
2
8
6
4
2
Chất lượng tài nguyên du li
̣
ch
2
8
6
4
2
Cơ sở hạ tầng,CSVCKT

2
8
6
4
2
Số lượng khách du lịch
1
4
4
2
1
Vị trí của điểm du lịch
1
4
4
2
1
Tổng số

54
33
22
11

Các điểm du lịch loại 1 có ý nghĩa quốc gia là những điểm du lịch có
điểm số đánh giá từ 33 đến 54. Điểm du lịch loại 2 có ý nghĩa vùng từ 22 đến
cận 33 điểm. Điểm du lịch loại 3 có ý nghĩa địa phương từ 11 đến cận 22 điểm.
1.1.4.2 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá cụm du lịch
- Các chỉ tiêu
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các cụm du lịch bao gồm:

+ Vị trí địa lí của cụm du lịch.
+ Số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch trong cụm.
+ Số lượng các điểm du lịch trong cụm.
+ Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ du lịch.
+ Số lượng khách và doanh thu du lịch của cụm.
- Vị trí của cụm du lịch
Mỗi cụm du lịch sẽ có những ưu thế riêng về vị trí địa lí. Vị trí địa lí được
coi là thuận lợi khi gần thủ đô Hà Nội hay các vùng lận cận và có vị trí quan
trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Chỉ tiêu này được đánh giá ở 4 cấp độ: rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận
lợi trung bình và không thuận lợi.
- Số lƣợng và chất lƣợng tài nguyên du lịch trong cụm


17
Tài nguyên du lịch trong cụm khác nhau cả về số lượng và chất lượng.
Chất lượng tài nguyên du lịch có ý nghĩa tạo vùng rất lớn. Số lượng tài nguyên
du lịch được đánh giá ở 4 mức độ: rất nhiều, nhiều, trung bình và ít. Về chất
lượng tài nguyên du lịch được đánh giá ở 4 mức độ: cao, khá cao, trung bình và
thấp.
- Số lƣợng các điểm du lịch trong cụm
Cụm du lịch càng có nhiều điểm du lịch thì càng thu hút khách du lịch
đồng thời thời gian lưu trú của du khách trong cụm sẽ lâu hơn, doanh thu du lịch
lớn hơn.
Chỉ tiêu này được đánh giá ở 4 mức độ: cụm có nhiều điểm du lịch từ 7
điểm trở lên, cụm có khá nhiều điểm du lịch từ 4 đến dưới 7 điểm, cụm có số
điểm du lịch trung bình từ 2 đến dưới 4 điểm và cụm ít điểm du lịch có dưới 2
điểm du lịch.
- Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
Yếu tố hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch.

Những nơi được đầu tư tốt về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng là những nơi thu hút
khách du lịch. Chỉ tiêu này được đánh giá ở 4 mức độ: tốt, khá, trung bình và
yếu.
- Số lƣợng khách du lịch và doanh thu du lịch
Cụm du lịch có vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều điểm du lịch để thỏa mãn
nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch thì thì số lượng khách du lịch sẽ
đông hơn, và ngược lại, nếu cụm du lịch đó không có nhiều điểm du lịch, không
có nhiều tài nguyên du lịch thì không thu hút khách du lịch.
Số lượng khách du lịch đông thì doanh thu du lịch sẽ lớn. Chỉ tiêu này
được đánh giá ở 4 mức độ: số lượng khách đông, khá đông, trung bình và không
đông.
Doanh thu du lịch được đánh giá theo 4 mức: cao, khá cao, trung bình và
thấp.
Các chỉ tiêu được đánh giá bằng điểm số như sau:
- Vị trí địa lí:


18
Rất thuận lợi: 4 điểm, thuận lợi: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, không
thuận lợi:1 điểm
- Về số lượng tài nguyên du lịch:
Rất nhiều: 4 điểm, nhiều: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, ít: 1
điểm.
- Chất lượng tài nguyên du lịch:
Cao: 4 điểm, khá cao: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, thấp: 1 điểm.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật:
Tốt: 4 điểm, khá: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, yếu: 1 điểm.
- Số lượng khách du lịch:
Đông: 4 điểm, khá đông: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, ít: 1
điểm.

- Doanh thu du lịch:
Cao:4 điểm, khá cao: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, thấp: 1 điểm.
Thang điểm đánh giá:
+ Số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch và số lượng điểm du lịch: hệ số 3.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, vị trí của cụm du lịch: hệ số 2
+ Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch: hệ số 1.
Bảng 1.2. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch
Các chỉ số
Hệ số
Bậc số
4
3
2
1
Số lượng tài nguyên du lịch
3
12
9
6
3
Chất lượng tài nguyên du lịch
3
12
9
6
3
Số lượng điểm du lịch trong cụm
3
12
9

6
3
Cơ sở hạ tầng CSVCKT
2
8
6
4
2
Vị trí của cụm du lịch
2
8
6
4
2
Số lượng khách du lịch
1
4
3
2
1
Doanh thu du lịch
1
4
3
2
1
Tổng số

60
45

30
15



19
Tổng hợp các chỉ tiêu trên các cụm du lịch có điểm số từ 45 đến 60 là
cụm du lịch có ý nghĩa quốc gia, có sức thu hút khách du lịch cao. Cụm có điểm
số từ 30 đến cận 45 có ý nghĩa vùng. Cụm có điểm số từ 15 đến cận 30 có ý
nghĩa địa phương.
1.1.4.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tuyến du lịch
- Các chỉ tiêu
+ Số lượng TNDL trung bình trong tuyến
Số lượng TNDL trung bình trong tuyến được xác định bằng tỉ số giữa số
lượng TNDL trong tuyến với chiều dài tuyến du lịch.
Ninh Bình có nhiều tuyến du lịch, mỗi tuyến có những thế mạnh riêng.
Trong mỗi tuyến du lịch, số lượng các điểm du lịch càng nhiều, du khách có thể
thưởng thức các giá trị cả về vật chất và tinh thần thì số lượng khách du lịch
càng nhiều. Chỉ tiêu này được đánh giá ở 4 cấp độ: Cao, khá cao, trung bình và
thấp.
+ Chất lượng TNDL
TNDL có giá trị càng cao thì càng thu hút khách du lịch. Chất lượng
TNDL được tính bằng tổng điểm của các điểm du lịch trong tuyến. Chỉ tiêu này
được đánh giá ở 4 cấp độ: Cao, khá cao, trung bình và thấp.
+ Sự tiện lợi về GTVT
GTVT ở Ninh Bình nhìn chung khá thuận lợi. Nhiều tuyến đường đã được
trải nhựa, bê tông hóa và được mở rộng phục vụ nhu cầu của du khách. Chỉ tiêu
này được phân thành 4 cấp:
• Rất tiện lợi là những tuyến có các điểm du lịch nằm dọc đường quốc lộ,
đường đến các điểm du lịch đã được đầu tư nâng cấp, đảm bảo hoạt động quanh

năm.
• Khá tiện lợi là những tuyến du lịch nằm ở trục đường quốc lộ, có thể có
1 hoặc 2 điểm du lịch nằm xa đường quốc lộ không quá 10 km, nhưng phải hoạt
động được quanh năm.
• Tiện lợi là những tuyến có điểm du lịch nằm gần quốc lộ hay tỉnh lộ, có
từ 1 đến 2 điểm du lịch nằm xa đường quốc lộ từ 10 đến 20 km.
• Không tiện lợi là những tuyến du lịch có các điểm du lịch nằm cách xa
quốc lộ, tuyến du lịch này không thể hoạt động quanh năm.

×