Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 136 trang )

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ




Đào Thị Thu Huyền






LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ kinh tế môi trường
“Nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường EU đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững” của tôi đã được
hoàn thành.
Trước hết tôi xin được trình bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TSKH
Nguyễn Trung Dũng (Trường Đại học Thủy lợi), và PGS.TS Đặng Tùng Hoa
(Trường Đại học Thủy Lợi), đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những


kiến thức chuyên môn quý báo trong suốt quá trình học tập, góp phần cho tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn chắc chắn khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến
chân tình của các thầy cô giáo và cán bộ khoa học đồng nghiệp để luận văn đạt
chất lượng cao.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ



Đào Thị Thu Huyền



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Tiêu thụ thủy sản trung bình kg/người/năm của EU và Mỹ năm 2011 43
Hình 2.2: Xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường chính năm 2011 và năm
2012 45
Hình 2.2 Thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam năm 2012 49
Hình 2.3: Thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam năm 2012 53
Hình 2.4 Thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2012 55
Hình 2.5 Thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam năm 2012 56
Hình 2.6: Thị trường nhập khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam năm 2012
57
Hình 2.7. Hiệu quả kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giai đoạn

2001 - 2008 58
Hình: 3.1 Dự báo cung cầu thủy sản thế giới từ FAO 82
















DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nguồn lợi thủy sản Việt Nam 19
Bảng 1.2: Số liệu kết quả sản xuất, kinh doanh thủy sản (2000 - 2007) 23
Bảng 1.3: Hàm lượng chất dinh dưỡng của thủy sản (Đơn vị %) 28
Bảng 2.1: Các trung tâm thu mua lớn ở châu Âu 42
Bảng 2.3 Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU từ 2008 - Quý I/2012 48
Bảng 2.4 Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính của EU năm 2012 54
Bảng 3.1: Dự báo cung - cầu nguyên liệu thủy sản ở trong nước đến năm 2020 84
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản đến năm 2020 85
Bảng 3.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến năm 2020 86



















DANH MỤC VIẾT TẮT

ASC Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CoC Quy tắc nuôi có trách nhiệm
EC Ủy ban châu Âu
EU Liên minh châu Âu
FAO Tổ chức nông lương thế giới
FTA Hiệp định thương mại tự do
GAP Quy tắc thực hành nuôi tốt
IDS Viện nghiên cứu phát triển
ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
IUU Luật chứng minh nguồn gốc thủy sản

HACCP Hệ thống kiểm soát mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
NAFIQAD Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
NK Nhập khẩu
MSC Hội đồng quản lý biển
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
RASFF Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm
SA Trách nhiệm xã hội
XK Xuất khẩu
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO XANH CỦA EU VÀ NGÀNH
THỦY SẢN VIỆT NAM 1
1.1 Tổng quan về hàng rào xanh của EU 1
1.1.1 Khái niệm về hàng rào xanh của EU 1
1.1.2. Những quy định về môi trường của EU áp dụng với hàng thủy sản nhập khẩu
1
1.1.3. Các tiêu chuẩn về môi trường của EU ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam 9
1.1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu “ Hàng rào xanh” của EU 17
1.2. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam 18
1.2.1. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam 18
1.2.2. Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam 20
1.2.3. Vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 28
1.2.4. Tiềm năng phát triển thủy sản Việt Nam 30
1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 34
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG

THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 38
2.1. Tình hình thị trường thủy sản EU 38
2.1.1. Đặc điểm thị trường thủy sản EU 38
2.1.2. Tình hình nhu cầu thủy sản của thị trường EU 42
2.1.3. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang
thị trường EU 44
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 44
2.2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 44
2.1.2.Về kim ngạch và khối lượng xuất khẩu 46
2.2.2. Về hiệu quả xuất khẩu 57
2.2.3. Những khó khăn và thách thức của thủy sản Việt Nam trước “hàng rào xanh”
của thị trường EU 58
2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 61
2.3.1. Những kết quả đạt được 61
2.3.2. Những mặt hạn chế 63
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế 63
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 63
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 64
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM PHỤC VỤ VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU 67
3.1.Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 67
3.1.1Cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 67
3.1.2. Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 69
3.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đến năm 2020 70
3.2.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu 70
3.2.2. Dự báo cung - cầu thủy sản ở trong và trên thế giới 81
3.3. Giải pháp phát triển bền vững thủy sản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy 87
sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2013- 2020 87
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô 87

3.3.2. Các giải pháp vi mô 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93





MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có một tiềm năng rất lớn về thủy sản (cả nước ngọt và nước mặn),
do đó có nhiều điều kiện để thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu. Nhờ vậy, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong
những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ
lớn cho đất nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu
hàng đầu của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông – ngư dân và các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo thống kế của Cục hải quan Việt Nam, năm 2010 cả nước xuất khẩu
được 1,353 triệu tấn thủy sản trị giá 5,034 tỉ đô la, tăng 11,3% về khối lượng và
18,4% về giá trị so với năm 2009. Trong hai tháng đầu năm 2011 xuất khẩu thủy
sản Việt Nam đạt 835 triệu USD, tăng 54,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong số
các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam, thị trường EU đóng một
vai trò quan trọng ().
Đặc biệt, hiện nay vấn đề về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mỗi
người nói riêng và mỗi quốc gia nói chung là rất quan trọng. Chính vì vậy cần phải
có một biện pháp, một hàng rào kỹ thuật trong thương mại để ngăn chặn hàng xuất
khẩu. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu
chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng
hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận
chuyển, bảo quản hàng hóa. Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy

trì. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ
thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không
giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ
thuật được dựng lên để hạn chế thương mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt
đối xử giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa hàng hóa trong nước hoặc nhập
khẩu. Hàng rào kỹ thuật (hay rào cản kỹ thuật) là những biện pháp kỹ thuật cần thiết
để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước




song có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế do việc đưa ra những quy định quá
mức cần thiết hoặc không phù hợp với các định chế của Hiệp định TBT.
Đề tài luận văn của học viên nhằm giải quyết một phần nhỏ trong nhiệm vụ
lớn nói trên với tên là: Nghiên cứu “Hàng rào xanh của thị trường EU đối với
hàng hóa thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và định hướng cho phát triển thủy
sản bền vững”
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu “Hàng rào xanh của thị trường EU để từ đó đưa ra các giải pháp,
định hướng phù hợp cho phát triển thủy sản bền vững’’ của Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
- Hàng rào xanh của thị trường EU
Phạm vi nghiên cứu
- Các cơ chế chính sách ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập thông tin thứ cấp trên báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê,
cục thống kê.

- Các báo cáo tổng kết của bộ thủy sản.
- Các báo cáo nghiên cứu có liên quan.
Phương pháp phân tích:
- Phương pháp mô tả.
- Phương pháp dự báo kinh tế.
- Phương pháp tần số đơn giản
Phương pháp chuyên gia:
- Trực tiếp gặp gỡ hai chuyên gia ngành thủy sản bàn về vấn đề xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.




1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO XANH CỦA EU VÀ NGÀNH
THỦY SẢN VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về hàng rào xanh của EU
1.1.1 Khái niệm về hàng rào xanh của EU
Hàng rào xanh còn gọi là hàng rào về môi trường là những quy định về môi
trường mà nước nhập khẩu áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình nhằm
hạn chế tác động xấu của việc sản xuất và sử dụng hàng hóa tới môi trường, bảo vệ
người tiêu dùng trong nước, và tạo điều kiện khuyến khích hàng hóa trong nước
().
EU dựa vào hiệp định toàn cầu, đặc biệt trong chương trình nghị sự 21 Hội
nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, được tổ chức ở
Rio de janeiro năm 1992 tại Brazin.
1.1.2. Những quy định về môi trường của EU áp dụng với hàng thủy sản nhập
khẩu
1.1.2.1 Quy định về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
23T Khái niệm23T 23THACCP23T (Hazarrd Analysis and Crictical Control Point) 23Tđược nêu

ra t
23Từ23T năm 195923T 23Tkhi23T 23TCông ty23T 23TPillsbury23T của Mỹ 23T được NASA ủy quyền sản xuất thức
ăn dành cho ngành vũ trụ mà phải thích hợp và đảm bảo chắc chắn một trăm phần
trăm
23T. Công ty Pillsbury đã áp dụng phương pháp FMEA dùng cho 23Tkỹ thuật mà 23Tđược
quân đội Mỹ xây dựng. Nó được áp dụng
23Tcho ngành công nghiệp23T 23Tthực phẩm và23T
công ty cùng
23T với NASA phát triển23T 23Tphương pháp phòng ngừa23T. 23TNăm 1971,23T phư23Tơng
pháp này được gọi là HACCP.
23T Nă23Tm 198523T 23TViện Hàn lâm23T 23TKhoa học23T 23TQuốc gia Hoa
Kỳ
23T khuyến23T cáo áp dụng các23T 23Tkhái niệm này23T, sau đó nó 23T được thử nghiệm23T 23Tvà23T 23Tphát
triển
23T 23Ttrên thế giới23T. 23T Tổ chức Nông Lương23T 23Tcủa Liên hợp quốc23T 23T(FAO23T) đã ban
hành
23TCodex23T Alimentarius và23T khuyến cáo23T 23T việc áp dụng các23T 23Tkhái niệm23T 23THACCP23T 23Ttừ
năm 1993.
HACCP phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, là một công cụ để xác
định các mối nguy hại cụ thể đang hiện diện hoặc còn tiềm ẩn trong toàn bộ quá
trình sản xuất và chế biến thực phẩm theo nguyên tắc hệ thống, phòng ngừa từ khâu




2
sản xuất nguyên liệu, trong từng công đoạn sản xuất, chế biến và đến tận tay người
tiêu dùng. Ví dụ như các mối nguy do sinh học, hóa học, vật lý và điều kiện bảo
quản, vận chuyển và sử dụng. Nó được lập ra để ngăn ngừa, giảm thiểu mối nguy cơ
an toàn thực phẩm đến mức chấp nhập được. Các công ty chế biến thực phẩm áp

dụng quy định HACCP để đảm bảo sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn. Năm
1997, EU đã công bố bắt buộc áp dụng hệ thống HACCP đối với các doanh nghiệp
sản xuất thực phẩm ở các nước thứ 3 muốn xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu. Và
cuối những năm 1990, Việt Nam đã bắt đầu áp dụng quy định HACCP trong các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật
Mục đích của HACCP
HACCP giúp doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm tự đổi mới về
phương pháp kiểm soát quát trình sản xuất, để có những sản phẩm thực phẩm an
toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường EU nói riêng, và thị trường
các nước, và trong nước nói chung.
Nguyên tắc của HACCP (Tiêu chuẩn của CODEX số hiệu CAC/RCP 1-
1969, Rev,
27TTCVN 5603:200827T.)
Tuân thủ 8 nguyên tắc của Quản lý chất lượng
- Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng.
- Nguyên tắc 2: Vai trò của Lãnh đạo.
- Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người.
- Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình.
- Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thống.
- Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục.
- Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện.
- Nguyên tắc 8: Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng.
Nội dung của HACCP
Nội dung của hệ thống gồm 7 nguyên tắc áp dụng:
Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa: là
quá trình thu thập, lập danh sách tất cả các mối nguy có thể hiện diện hoặc tiềm ẩn





3
trong toàn bộ các công đoạn sản xuất, đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng mối
nguy và đề ra các biện pháp kiểm soát các mối nguy đó. Mối nguy là các yếu tố
hoặc tác nhân sinh học, hóa học và vật lý có thể làm cho thực phẩm không an toàn
khi sử dụng. Phân tích mối nguy là bước cơ bản của hệ thống HACCP. Để thiết lập
các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả các mối nguy về an toàn thực phẩm, điều
mấu chốt là phải xác định được tất cả các mối nguy đáng kể và các biện pháp phòng
ngừa chúng. Để nhận biết các mối nguy cụ thể ở từng công đoạn (của quá trình chế
biến) hoặc ở một trạng thái vật chất nhất định (Nguyên vật liệu, thành phần). Doanh
nghiệp cần đánh giá mức độ quan trọng của mối nguy đó để xác định đó có phải là
mối nguy hại đáng kể hay không.
HACCP thường tập trung vào các mối nguy hại đáng kể hay ra và có nhiều
khả năng gây những rủi ro không chấp nhận được cho sức khỏe người tiêu dùng.
Sau khi hoàn tất việc đánh giá các mối nguy hại đáng kể thì phải tiến hành các biện
pháp kiểm soát cụ thể. Có thể dùng các biện pháp tổng hợp để kiểm soát một mối
nguy nhưng cũng có thể dùng một biện pháp để kiểm soát nhiều mối nguy khác
nhau.
Nguyên tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP- Critical Control Point):
Điểm kiểm soát tới hạn là điểm, công đoạn hoặc quá trình mà tại đó việc kiểm soát
đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy đến mức
chấp nhập được.
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn:
Giới hạn tới hạn là tiêu chuẩn hay mức cần phải đạt được của các chỉ tiêu sinh học,
hóa học, vật lý tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn. Trong nhiều trường hợp, giới hạn tới
hạn có thể không rõ ràng hoặc không có. Do vậy, vẫn phải tiến hành thử nghiệm
hoặc thu thập thông tin từ các nguồn như các tài liệu khoa học, hướng dẫn, quy định
của cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia Nếu không có thông tin cần thiết để
xác định ngưỡng tới hạn thì cần phải chọn trị số an toàn. Cơ sở và tài liệu tham
khảo để thiết lập ngưỡng tới hạn phải là một phần của tài liệu hỗ trợ cho kế hoạch
HACCP.





4
Nguyên tắc 4 - Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn: Giám sát là đo lường hay
quan trắc theo lịch trình các thông số của điểm kiểm soát tới hạn CCP, so sánh
chúng với các giới hạn tới hạn đã có. Việc giám sát phải thực hiện đúng thủ tục đã
đề ra nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được kiểm soát, ngăn ngừa sự vi phạm các
ngưỡng tới hạn.
Nguyên tắc 5 - Thiết lập hành động khắc phục- phòng ngừa cần tiến hành khi
giới hạn tới hạn bị vi phạm: Hành động khắc phục là các tuân thủ phải thực hiện
ngay khi kết quả giám sát sai lệch với giới hạn tới hạn tại một điểm kiểm soát tới
hạn CCP, nhằm điều chỉnh quá trình trở lại giới hạn tới hạn. Hành động phòng ngừa
là các thủ tục phải thực hiện nhằm ngăn ngừa sự sai lệch với giới hạn tới hạn lại tiếp
tục xảy ra.
Nguyên tắc 6 - Thiết lập các thủ tục thẩm tra: Là áp dụng các phương pháp thủ
tục, thử nghiệm mẫu và các hình thức giám sát, đánh giá khác nhau nhằm xác định:
kế hoạch HACCP đã được xây dựng là phù hợp với mục tiêu mong muốn; quá trình
sản xuất phù hợp với kế hoạch HACCP.
Nguyên tắc 7 - Thiết lập hệ thống lưu trữ hồ sơ: Các thủ tục của kế hoạch
HACCP phải được lập thành văn bản. Hồ sơ của quá trình sản xuất được kiểm soát
theo kế hoạch HACCP phải được lưu giữ đầy đủ. Tài liệu và hồ sơ này nhằm chứng
mình kế hoạch HACCP có hiệu quả và giúp cho việc thực hiện, duy trì, cải tiến kế
hoạch HACCP.
1.1.2.2 Các yêu cầu về nhãn mác
Hiện EU đang thực hiện chương trình dán nhãn sinh thái (ECO - LABED).
Mục đích của chương trình là phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thủy sản là một trong các mặt hàng thuộc chương trình nhãn hiệu cho thực phẩm có
nguồn gốc hữu cơ. Chương trình này áp dụng cho cả thủy sản được sản xuất trong

khối EU và nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Các nhãn hiệu cho thực phẩm có
nguồn gốc hữu cơ đang nhanh chống trở nên phổ biến ở thị trường EU là nhãn hiệu
phải đảm bảo cho người tiêu dùng về nguồn gốc hữu cơ và chất lượng của sản phẩm.




5
EU hiện chưa có dấu xác nhận tiêu chuẩn chung cho toàn khối và trên thị
trường có nhều dấu tiêu chuẩn quốc gia khác nhau. Ví dụ ở Thủy Điển, nước có tỷ
lệ sản phẩm hữu cơ cao có dấu tiêu chuẩn KRAV, Hà Lan sử dụng dấu EKO Mặc
dù cho đến nay, tuy EU chưa có nhãn hiệu chung cho sản phẩm được sản xuất theo
phương pháp hữu cơ, thân thiện với môi trường, mà mới chỉ có từng nước thành
viên trong khối có nhãn hiệu riêng cho mình. Tuy nhiên ủy ban châu Âu đã có quy
định cụ thể về dán nhãn cho sản phẩm. Và được thể hiện chi tiết trong Chỉ thị
2000/13/13/EC. Theo những yêu cầu này, nhãn mác thực phẩm không được đánh
dấu hoặc là thông tin sai cho người mua về thực phẩm (Loại, cấu thành, khối lượng,
tính lâu bền, nguồn gốc, nơi phát sinh, phương pháp sản xuất). Không được phép
quy một sản phẩm với những tác động y khoa mà sản phẩm đó không có cũng như
không khẳng định tất cả những loại thực phẩm tương đương có những tính chất
tương tự. Các thông tin trên nhãn mác sản phẩm bao gồm:
- Tên gọi của sản phẩm;
- Danh mục các nguyên liệu;
- Khối lượng những nguyên liệu đặc biệt hoặc các loại nguyên liệu;
- Khối lượng tịnh hoặc trọng lượng (của thực phẩm tiền đóng gói);
- Hướng dẫn đặc biệt cho bảo quản và sử dụng (nếu cần);
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, công ty đóng gói hay công ty bán hàng có trụ sở
tại EU ().
Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy tắc dán nhãn chung đối với thực phẩm.
Mặt hàng thủy sản còn phải tuân thủ các quy tắc về dán nhãn được nêu trong quy

định số 104/2000 (EC) và các quy định dán nhãn đặc thù đối với hàng thủy sản theo
quy định số 2406/96 (EC).
Thêm vào đó, những sản phẩm thủy sản nhất định phải tuân thủ những tiêu
chuẩn thị trường theo quy định số 2406/96 (EC). Quy định này yêu cầu những lô
hàng phải có cùng kích cỡ và độ tươi đồng nhất. Hạng mục độ tươi, kích cỡ và hình
thức trình bày phải được thể hiện rõ trên nhãn mác đính trên lô đó. Những tiêu




6
chuẩn này tạo thuận lợi cho việc ấn định mức giá chung cho từng hạng mục sản
phẩm và xác định mức độ chất lượng.
Thông tin mà nhãn mác cung cấp phải dễ hiểu, dễ nhìn thấy, dễ đọc và phải
bằng ngôn ngữ của nước thành viên nơi sản phẩm đó được bán.
Việc phát triển nhãn mác và thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam, đặc biệt
là các sản phẩm thủy sản, đã được quan tâm chú trọng phát triển trong những năm
gần đây. Điều này góp phần cải thiện rõ rệt giá trị và hình ảnh của thủy sản Việt
Nam trên thị trường thế giới, và trong nước. Tuy nhiên, có một thực tế hiện rất
nhiều các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang mắc phải là chưa thực sự
quan tâm đầu tư cho chiến lược chất lượng sản phẩm, gắn liền với xây dựng thương
hiệu và quảng bá sản phẩm, mẫu mã còn đơn điệu, bao bì của hàng thủy sản còn quá
sơ sài. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam tại thị
trường EU, các doan nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu
hàng thủy sản, đặc biệt về đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao
bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa
đảm bảo các yêu cầu cần thiết khi xuất khẩu hàng hóa sang EU.
1.1.2.3 Bao bì và phế thải bao bì
Trong vấn đề quản lý bao bì và chất phế thải bao bì, liên mình châu Âu quy
định rất chặt chẽ trong chỉ thị 94/62/EEC. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU

cũng phải tuân theo các yêu cầu của chỉ thị này. Quy định bao bì và phế thải bao bì
của EU được áp dung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu. Quy định
này được liên minh châu Âu đưa ra nhằm mục đích hạn chế tối thiểu phế thải bao bì
từ nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường.
Chỉ thị 94/62/EEC quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ra
những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì. Quá trình sản
xuất bao bì và thành phần của bao bì phải tuân theo các yêu cầu sau:
Bao bì phải được sản xuất sao cho thể tích và khối lượng được giới hạn đến
mức tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì
và đối với người tiêu dùng.




7
Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử
dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế tới mức tối thiểu tác động đối với môi
trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi.
Bao bì phải được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của
nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất
cặn bã.
Đối với bao vì có thể tái sử dụng, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu trên còn
phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
+ Tính chất vật lý và các đặc trưng của bao bì phải cho phép sử dụng lại một
số lần nhất định tăng điều kiện sử dụng được dự đoán trước là bình thường. Quá
trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động.
+ Phải đáp ứng yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì không được tái sử
dụng trong thời gian dài và thành phế thải.
Đối với việc thu hồi và tái chế bao bì phải thuân theo các quy định sau:
+ Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái sử dụng được thì phải được sản xuất theo

cách làm để nó có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm khối lượng vật liệu được dùng vào
việc sản xuất thành những sản phẩm có thể bán được, chỉ cốt sao phù hợp với các
tiêu chuẩn hiện hành của châu Âu. Với những yêu cầu trên của Liên minh Châu Âu
các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển nói chung, các nhà xuất khẩu Việt
Nam nói riêng phải nắm được những yêu cầu này để trở thành và tiếp tục làm đối
tác thương mại của doanh nghiệp EU. Các nhà xuất khẩu phải đảm bảo thực hiện tốt
các yêu cầu về môi trường, nghĩa là bao bì (Bao bì vận chuyển, bao bì thương
mại ) phải được giới hạn và có thể tái chế. Mức giới hạn đối với một số hóa chất
sử dụng trong sản xuất bao bì.
+ Quy định về bao bì và phế thải bao bì, hiện đã được chuyển vào luật quốc
gia của các nước thành viên EU. Tuy nhiên, việc thi hành chỉ thị trên thực tế có thể
dưới những hình thức khác nhau.
Hiện nay, chương trình phế thải bao bì được thực hiện có hiệu quả nhất ở
Châu Âu gọi là “Grenn Dot’’ của Đức (). Tại Đức các




8
ngành thương mại và công nghiệp buộc phải thu hồi các nguyên liệu bao bì để tái sử
dụng hoặc tái chế. Quy định này cũng có hiệu lực đối với hàng nhập khẩu. Ký hiệu
xanh đã trở thành biểu tượng của hệ thống tái chế và tái sử dụng phế thải bao bì của
Đức. Để được in ký hiệu xanh trên bao bì, doanh nghiệp liên quan phải chi một
khoản lệ phí và việc này được thực hiện trên hợp đồng. Trong trường hợp các nhà
xuất khẩu từ chối thu hồi bao bì sẽ không được phép sử dụng ký hiệu xanh. Ngoài
việc phải gánh chịu hậu quả pháp lý, trong mặt người tiêu dùng, có thể họ còn bị
xem là vô trách nhiệm đối với môi trường, và bị khách hàng tẩy chay sản phẩm. Ký
hiệu xanh cũng được sử dụng ở Pháp và Bỉ. Chính vì vậy, muốn đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản sang EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ quy định về bao
bì và phế thải bao bì của EU. Việc tuân thủ quy định này không chỉ giúp các doanh

nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU mà còn góp phần hạn chế ô nhiễm
môi trường ở Việt Nam từ rác thải sinh hoạt.
1.1.2.4 Quy định về kiểm tra thú ý đối với thủy sản
Quy định kiểm tra thú ý đối với thủy sản là quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm, nhưng lại liên quan gián tiếp đến môi trường. Cụ thể, một số khâu trong quá
trình nuôi trồng, chế biến, và tiêu thụ thủy sản vào thị trường EU có ảnh hướng tới
môi trường (nuôi trồng, khai thác, chế biến, vận chuyển). Việc sử dụng quá nhiều
kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản; dùng nhiều kháng sinh trong bảo
quản hải sản đánh bắt và xử lý chất thải của các nhà máy chế biến thực phẩm chưa
tốt đã gây ra ô nhiễm môi trường. Quy định kiểm tra thú ý đối với thủy sản được cụ
thể hóa trong 8 chỉ thỉ và quyết định: Chỉ thị 97/98/EC. Chỉ thị 91/493 EEC; Chỉ thị
91/192/EEC; Chỉ thị 96/22/EC; Chỉ thị 96/23/EC; Chỉ thị 92/48/EEC; quyết định
97/269/EC và chỉ thị 91/67/EEC. Trong tất cả 8 chỉ thị và quyết định trên, ngoại trừ
chỉ thị 97/98/EC là do các nước thành viên EU phải tuân thủ và chịu trách nhiệm
kiểm tra hàng nhập khẩu tại cửa khẩu trước khi cho nhập khẩu vào lãnh thổ EU, còn
lại các nước thứ 3 xuất khẩu thủy sản vào EU phải tuân thủ.
Hiện EU đang thực hiện chính sách “dư lượng =0” đối với 10 chất kháng sinh
bị cấm hoàn toàn. EU ngày càng hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh trên




9
cơ sở hiện đại hóa thiết bị kiểm tra. Mỗi khi nâng cấp thiết bị kiểm tra dư lượng
kháng sinh trong thủy sản nhập khẩu, EU lại hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng
kháng sinh.
Điều này đã gây cản trở rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của các
nước nói chung vào EU, và của Việt Nam nói riêng. Các nước thứ 3 xuất khẩu thủy
sản vào EU phải tuân thủ quy định kiểm tra thú ý. Nếu qua kiểm tra tại cảng đến,
các nước thành viên EU phát hiện: Hàng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực

phẩm, Ủy ban Châu Âu sẽ có các biện pháp trừng phạt: trả lại hàng, tiêu hủy hàng,
cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, kiểm tra 100% các lô hàng thực phẩm xuất khẩu vào
EU.
Quy định kiểm tra thú y đối với hàng thủy sản chỉ rõ yêu cầu cụ thể về mặt vệ
sinh thực phẩm đối với việc sản xuất và đưa thủy sản vào thị trường EU. Quy định
này kiểm soát toàn bộ các khâu từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, vận chuyển đến
tiêu thụ. Trong các khâu trên thì nuôi trồng, khai thác, chế biến và vận chuyển có
ảnh hưởng tới môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nếu hàng nhập khẩu
của bất kỳ quốc gia nào bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất
lượng lập tức sẽ bị đưa lên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất
cả các thành viên khác. Từ đó EU có những biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu
riêng đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể.
Theo quy định mới, từ ngày 1/1/2010, thủy sản nhập khẩu vào EU phải phù
hợp với quy định IUU (Illegal unreported and unregulated fishing – luật phải chứng
minh được nguồn gốc thủy sản). Theo đó các lô hàng phải có thông tin từ tên tàu
khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt và vùng biển khai thác, loại sản phẩm
và trọng lượng, giấy khai báo chuyến hàng trên biển, trong khu vực cảng, tàu tiếp
nhận hoặc đơn vị tiếp nhận trong cảng Như vậy để xuất khẩu vào EU, doanh
nghiệp không thể sử dụng các lô hàng hải sản không rõ nguồn gốc, không đủ chứng
từ.
1.1.3. Các tiêu chuẩn về môi trường của EU ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam




10
1.1.3.1 Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thỏa mãn một
số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ, hoặc một tổ chức chính phủ ủy

nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với
môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ
chế, chế biến, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường
hợp người ta chỉ quan tâm đến một số tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví
dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế,
Về mặt hình thức có thể mang tên gọi khác nhau ở từng nước: Ví dụ ở các
nước Bắc Âu có nhãn Thiên Nga trắng, ở Đức có nhãn Thiên thần xanh, châu Âu có
nhãn bông hoa ().
Ngoài nhãn sinh thái do các cơ quan/tổ chức chính phủ cấp, còn có một loại
nhãn khác do nhà sản xuất tự gắn lên sản phẩm của mình như một hình thức quảng
bá về sản phẩm đối với người dùng. Ví dụ các nhà sản xuất tủ lạnh có dán nhãn
“Không có CFC” (CFC là một loại hợp chất gây phá hủy tầng Oxzone).
Các
27Ttiêu chuẩn27T để đánh giá khía cạnh môi trường sản phẩm của Nhãn sinh thái
được quy định trong các hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999 và
ISO 14025:2000.
ISO 14024 (Nhãn loại I/Công bố môi trường kiểu I): Việc dán nhãn phải
được bên thứ ba công nhận (không phải do nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ thực
hiện), dựa trên phương pháp đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Chu trình sống
là các giai đoạn kế tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ khi tiếp
cận nguyên liệu phôi hoặc từ khi phát sinh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên
cho đến khi thải bỏ cuối cùng). Theo tiêu chuẩn này thì các sản phẩm phải đáp ứng
được các yêu cầu khác nhau và thường phụ thuộc vào mức độ khắt khe của tiêu
chuẩn và vào cơ quan quản lý tiêu chuẩn.
ISO 14021 (Nhãn loại II/Công bố môi trường kiểu II): Do nhà sản xuất hoặc
các đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn được gọi
là “Công bố xanh”, có thể công bố bằng lời văn, biểu tượng hoặc hình vẽ lên sản





11
phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định. Công bố loại này phải đáp
ứng được một số yêu cầu cụ thể như: phải chính xác và không gây nhầm lẫn, được
minh chứng và được kiểm tra, xác nhận, tương ứng với sản phẩm cụ thể và chỉ được
sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp hoặc đã định, không gây ra sự diễn giải sai…
Còn đối với việc lựa chọn biểu tượng đặc trưng dựa trên cơ sở chúng đã được thừa
nhận hoặc sử dụng rộng rãi, ví dụ như vòng Mobius, dùng cho các công bố về hàm
lượng tái chế hoặc tái chế được.
ISO 14025 (Nhãn loại III/Công bố môi trường kiểu III): Bao gồm các thông
tin định lượng về sản phẩm dựa trên đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Mục
đích chính là cung cấp dữ liệu môi trường được định lượng và có thể được dùng để
thể hiện sự so sánh giữa các sản phẩm. Cũng giống với nhãn kiểu I là việc công bố
phải được bên thứ ba công nhận nhưng các thông số môi trường của sản phẩm còn
phải được thông báo rộng rãi trong báo cáo kỹ thuật ().
Điểm chung của cả ba loại này là đều phải tuân thủ 9 nguyên tắc được nêu
trong tiêu chuẩn ISO 14020:1998 (nguyên tắc về tiêu chuẩn đánh giá, các điều
khoản áp dụng, thủ tục,
27Tphương pháp27T…) trong đó, điểm mấu chốt là các thông tin
đưa ra phải khoa học, chính xác và dựa trên kết quả của quá trình đánh giá vòng đời
sản phẩm, các thủ tục phải không cản trở cho hoạt động
27Tthương mại quốc tế27T.
Nhãn sinh thái MSC được cấp bởi tổ chức phi lợi nhuận quốc tể MSC. Tại
thị trường EU, nhãn sinh thái MSC được sử dụng trên các sản phẩm từ cá và thủy
sản ngày càng được ưa chuộng. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Hội
đồng quản lý biên (MSC) thực hiện vào năm 2012, hiện có 30% số người tiêu thụ
thủy sản ít nhất 2 tuần/lần tại EU biết đến nhãn sinh thái MSC. Và nhận thức của
người tiêu dùng châu Âu về nhãn MSC ngày càng tăng qua các năm. Tại Đức 55%
người tiêu dùng biết đến MSC (năm 2010 là 36%), 44% tại Hà Lan (34% năm
2010), 38% tại Thụy Điển (28% năm 2010), 31% tại Anh (18% năm 2010), Pháp

1/5 số người tiêu dùng biết đến nhãn này, tại Đan Mạch 35% số người tiêu dùng
cho rằng nhãn MSC là chứng nhận phát triển bền vững và quản lý tốt cho nghề cá.
Cũng trong nội dung cuộc khảo sát 54% số người điều tra đồng ý cho rằng nhãn




12
sinh thái sẽ giúp thay đổi các vấn đề về môi trường, xã hộ, và 44% tin tưởng vào
các sản phẩm sử dụng nhãn sinh thái ( http:Vasep.com.vn).
Hiện người tiêu dùng châu Âu ngày càng ưa thích, và tin tưởng vào các sản
phẩm có dán nhãn sinh thái. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh
nghiệp Việt Nam nhận thức đúng về tầm quan trọng của nhãn sinh thái.
1.1.3.2 Tiêu chuẩn ASC, MSC CoC
ASC (Aquaculture Stewaship Council) - Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy
sản. Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009 bởi
quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và tổ chức Sáng kiến Thương Mại Bền
Vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng
thủy sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng
chính là môi trường, xã hội, anh sinh động vật và an toàn thực phẩm.
Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản
được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường, hệ sinh
thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. ASC xây dựng hai
tiêu chuẩn thành phần: Tiêu chuẩn trang trại (áp dụng cho các trang trại nuôi trồng
thủy sản) và tiêu chuẩn chuỗi hành trình (áp dụng cho các nhà sản xuất, chế biến,
xuất khẩu - nhập khẩu, phân phối). Tuy nhiên, hiện nay ASC chỉ mới hoàn thiện
tiêu chuẩn đối với trang trại. Vì vậy, để đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, chế
biến, xuất khẩu thủy sản có được giấy thông hành đưa sản phẩm của mình ra thị
trường thế giới, ASC kết hợp cùng với MSC cung cấp tới khách hàng dịch vụ chứng
nhận MSC chuỗi hành trình sản phẩm (MSC CoC).

MSC (Marine Steawardship Council) - Hội đồng quản lý biên. Đây là một tổ
chức quốc tế phi chính phủ được thành lập để khuyến khích các vùng khai thác thủy
sản bền vững và thực hành nghề cá có trách nhiệm trên toàn thế giới thông qua các
giải pháp thị trường dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cả về môi trường
và thương mại.
Sản phẩm thủy sản sử dụng nhãn MSC đảm bảo được khai thác từ một ngư
trường bền vững, được quản lý tốt và được khai thác một cách có trách nhiệm. Hiện




13
nay, MSC là một trong số các nhãn sinh thái uy tín trên thế giới, nó giúp chứng
nhận các ngành ngư nghiệp bền vững. Cùng với ASC, MSC có giá trị như một giấy
thông hành, đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các
sản phẩm thủy sản trên thế giới nói chung, và sản phẩm thủy sản Việt Nam nói
riêng. Tiêu chuẩn MSC CoC bao gồm các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát bằng
tài liệu, khả năng nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, và
lưu trữ hồ sơ. Việc đạt được chứng nhận MSC Coc giúp các doanh nghiệp đáp ứng
được các yêu cầu truy xuất nguồn từ thị trường EU. Những sản phẩm đạt chứng
nhận ASC sau khi được cấp chứng chỉ MSC Coc, sẽ được thị trường thế giới, đặc
biệt là thị trường Châu Âu đón nhận.
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC, MSC CoC
Khẳng định với người tiêu dùng về thủy sản được nuôi trồng theo phương
pháp thực hành nông nghiệp tốt và các sản phẩm thủy sản chế biến, phân phối, dự
trữ được truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn ASC, MSC CoC đảm bảo vệ sinh, an
toàn thực phẩm, dễ dàng thâm nhập vào siêu thị, nhà hàng cao cấp, và xuất khẩu
sang các thị trường khó tính như EU. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại
giá trị lớn cho doanh nghiệp.

Trên bao bì sản phẩm có dán nhãn chứng nhận ASC, MSC CoC giúp người
tiêu dùng nhận biết đây là sản phẩm an toàn, có trách nhiệm về môi trường, xã hội
và cam kết sử dụng sản phẩm lâu dài.
Tại Việ
t Nam, Công ty cổ phần chứng nhận Vina Cert là tổ chức chứng nhận
đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được phép đánh giá và chứng nhận tiêu chuẩn
ASC đối với nuôi trồng cá tra/basa, cá rô phí, tôm và tiêu chuẩn MSC CoC đối với
các cơ sở sản xuất, nhà phân phối đơn lẻ ().
1.1.3.3. Tiêu chuẩn Global GAP
Khách hàng Châu ÂU rất chú trọng tới nguồn gốc của sản phẩm thủy sản. Họ
muốn biết trong quá trình nuôi trồng thủy sản, thuốc có để lại dư lượng trên sản
phẩm hay không, và những sản phẩm đạt chuẩn Global GAP sẽ giúp khách hàng an




14
tâm hơn khi sử dụng. Vì vậy, việc đưa vào áp dụng quy trình nuôi trồng theo tiêu
chuẩn Global GAP là bắt buộc đối với các hộ nuôi trồng thủy sản và doanh nghiệp
chế biến thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU, và hướng tới sự phát phát triển bền
vững ngành thủy sản cả nước.
GLOBALGAP (Global Good Agricultural Practices) - Thực hành nông nghiệp
tốt toàn cầu: là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu
hoạch và xử lý sau thu hoạch. Global GAP là một tiêu chuẩn tự nguyện, tập trung
thực hiện trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong
lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản Hiện tại Global
GAP đã phát triển chuyên biệt cho từng lĩnh vực cụ thể như nuôi cá tra, nuôi tôm,
trồng chè
Tiêu chuẩn Global GAP được áp dụng cho tất cả các tổ chức bao gồm: Các
trang trại, vườn, các vùng nuôi, các công ty, cơ sở thực hiện sản xuất kinh doanh

thực phẩm. Khi đưa vào áp dụng tiêu chuẩn Global GAP các tổ chức phải thực hiện
các yêu cầu sau:
Các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn
thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu
hoạch, chế biến, và bảo quản.
Phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến
khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như ngộ độc thực phẩm
hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn
gốc.
Trọ
ng tâm của Global GAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc,
nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe, và
phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn Global GAP
Tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về an toàn, vệ sinh thực phẩm của thị
trường.




15
Việc được cấp chứng nhận Global GAP là cam kết đảm bảo về an toàn chất
lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Global GAP giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời các vấn đề trong sản xuất
liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất từ khâu
xuống giống tời khâu thu hoạch. Giảm thiểu chi phí, và rủi ro phát sinh trong quá
trình nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, và tiêu thụ hàng hóa. Nâng cao chất
lượng hàng hóa.

1.1.3.4 Tiêu chuẩn ISO 1400
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác
động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi
trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về
quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm,
nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính (vn.wikipedia.org).
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn
được biết đến và áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. ISO 14001:2004 Hệ thống
quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO
14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong
quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng
và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.
Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn ISO 14001 là ISO ISO 14001:2004/Cor
1:2009. Phiên bản điều chỉnh này của ISO 14001 được ban hành để đảm bảo sự
tương thích sau khi ban hành tiêu chuẩn v
ề hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008. Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu
chuẩn quốc gia: TCVN ISO 14001:2010 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu
cầu và hướng dẫn sử dụng (vn.wikipedia.org).
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001




16
Bên cạnh các yêu cầu chung, trong đó nhấn mạnh việc cải tiến liên tục, tiêu
chuẩn ISO 14001 được thiết kế cấu thành bởi 5 yếu tố chính:
- Hoạch định chính sách môi trường
- Lập kế hoạch

- Thực hiện và điều hành
- Kiểm tra và khắc phục
- Xem xét của lãnh đạo.
Để có thể áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường, các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản cần phải thiết lập chính sách môi trường, đồng thời tiến hành
nhận diện các tác động tới môi trường gây nên bởi mọi hoạt động, sản phẩm/dịch vụ
của doanh nghiệp. Bước tiếp theo cần thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và
các chương trình quản lý môi trường để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đó. Trong
quá trình thực hiện để đạt được hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần định kỳ tiến
hành kiểm tra đánh giá hiệu quả của việc thực hiện và đề xuất các phương án cải
tiến cho phù hợp.
Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
Về mặt thị trường:
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng,
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
môi trường.
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
và cộng đồng xung quanh.
Về mặt kinh tế:
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào,
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ,
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,
- Tránh các khoản tiền ph
ạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường,

×