Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 88 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


DƯƠNG BÌNH SƠN





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH 2



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60 - 58 - 03 - 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUANG CƯỜNG





Hà Nội - 2013



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại
dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2” của tác giả đã hoàn thành và đảm bảo đầy
đủ các yêu cầu đặt ra.
Trước hết tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn
Quang Cường (Trường Đại học Thủy lợi), đã giành nhiều thời gian, tận tình
hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Khoa
Công trình, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức chuyên môn quý báu trong suốt quá trình học tập, góp phần
cho tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và tập thể cán bộ các
phòng chuyên môn – Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 đã động viên
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn chắc chắn khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong muốn được sự góp ý chân tình của
các thầy cô giáo và cán bộ khoa học đồng nghiệp để luận văn đạt chất lượng cao.

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013
TÁC GIẢ




Dương Bình Sơn





LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013
TÁC GIẢ




Dương Bình Sơn














MỤC LỤC
34TMỞ ĐẦU34T 1
34T1.34T 34TTính cấp thiết của đề tài34T 1
34T2.34T 34TMục đích của đề tài34T 3
34T3.34T 34TCách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu34T 3
34T3.1.34T 34TCách tiếp cận34T 3
34T3.2.34T 34TPhương pháp nghiên cứu34T 3
34T4.34T 34TĐối tượng và phạm vi nghiên cứu34T 3
34T4.1.34T 34TĐối tượng nghiên cứu của đề tài:34T 3
34T4.2.34T 34TPhạm vi nghiên cứu:34T 4
34T5.34T 34TKết quả dự kiến đạt được34T 4
34TCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CÁC MÔ HÌNH QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
34T 5
34T1.1.34T 34TKhái niệm về dự án và dự án đầu tư34T 5
34T1.2.34T 34TCác khái niệm về “Dự án đầu tư xây dựng”34T 8
34T1.3.34T 34TKhái niệm chung về quản lý dự án34T 8
34T1.3.1.34T 34TKhái niệm chung34T 8
34T1.3.2.34T 34TNội dung quản lý dự án 34T 11
34T1.4.34T 34TCác hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 34T 13
34T1.4.1.34T 34TChủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án34T 14
34T1.4.2.34T 34TChủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án34T 14
34T1.5.34T 34TCác giai đoạn đầu tư của một dự án đầu tư34T 15
34T1.5.1.34T 34TGiai đoạn chuẩn bị đầu tư34T 15
34T1.5.2.34T 34TGiai đoạn thực hiện đầu tư34T 16
34T1.5.3.34T 34TGiai đoạn kết thúc xây dựng34T 17
34T1.6.34T 34TNội dung quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng trong các giai đoạn đầu
tư xây dựng
34T 18
34T1.7.34T 34TNhững nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây

dựng công trình
34T 19



34T1.7.1.34T 34TVề chủ trương đầu tư34T 19
34T1.7.2.34T 34TVề tư vấn thiết kế34T 20
34T1.7.3.34T 34TCông tác thẩm tra, thẩm định chưa được coi trọng34T 21
34T1.7.4.34T 34TCông tác đấu thầu34T 21
34T1.7.5.34T 34TKhâu thi công xây lắp34T 22
34T1.7.6.34T 34TCông tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ34T 23
34T1.7.7.34T 34TCác nguyên nhân khách quan34T 24
34T1.8.34T 34TNhững căn cứ để quản lý chất lượng, chỉ tiêu đánh giá chất lượng các dự án đầu

34T 25
34T1.8.1.34T 34TNhững căn cứ để quản lý chất lượng công trình xây dựng34T 25
34T1.8.2.34T 34TTiêu chuẩn đánh giá chất lượng các công trình xây dựng34T 25
34T1.9.34T 34TKết luận chương 1.34T 26
34TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI DỰ ÁN NMNĐ THÁI
BÌNH 2
34T 27
34T2.1.34T 34TGiới thiệu khái quát về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 234T 27
34T2.1.1.34T 34TGiới thiệu chung34T 27
34T2.1.2.34T 34TCác thông tin cơ bản về dự án34T 28
34T2.1.3.34T 34TCác hạng mục chính của nhà máy34T 29
34T2.1.4.34T 34TTình hình triển khai dự án34T 31
34T2.2.34T 34TGiới thiệu khái quát về Ban quản lý dự án, đặc điểm mô hình quản lý34T 33
34T2.2.1.34T 34TQuá trình hình thành34T 33
34T2.2.2.34T 34TĐặc điểm mô hình quản lý34T 33
34T2.3.34T 34TNhững nét đặc thù trong công tác triển khai dự án NMNĐ Thái Bình 234T 36

34T2.4.34T 34TĐánh giá thực trạng công tác quản lý tại dự án NMNĐ Thái Bình 234T 39
34T2.4.1.34T 34TCông tác quản lý chung Ban QLDA34T 39
34T2.4.2.34T 34TCơ chế phối hợp giữa Ban QLDA và các nhà thầu34T 42
34T2.4.3.34T 34TQuản lý công tác khảo sát34T 45
34T2.4.4.34T 34TQuản lý công tác lập thiết kế và dự toán34T 47
34T2.4.5.34T 34TQuản lý công tác thẩm định thiết kế, dự toán34T 51



34T2.4.6.34T 34TQuản lý công tác đấu thầu34T 52
34T2.4.7.34T 34TQuản lý công tác thi công và giám sát34T 55
34T2.5.34T 34TKết luận chương 2.34T 59
34TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI
DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH 2
34T 60
34T3.1.34T 34TKế hoạch triển khai dự án trong thời gian tới34T 60
34T3.2.34T 34TMột số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án NMNĐ Thái Bình 234T 61
34T3.2.1.34T 34THoàn thiện và ứng dụng các quy trình quản lý34T 61
34T3.2.2.34T 34TTăng cường sự phối hợp làm việc giữa các phòng chức năng BQLDA34T62
34T3.2.3.34T 34TTăng cường phối hợp làm việc giữa Ban QLDA và các nhà thầu34T 62
34T3.2.4.34T 34TGiải pháp về tăng cường ứng dụng tin học vào công tác nghiệp vụ34T 64
34T3.2.5.34T 34TGiải pháp phát triển nguồn nhân lực34T 64
34T3.2.6.34T 34TGiải pháp trong công tác khảo sát34T 66
34T3.2.7.34T 34TGiải pháp trong công tác lập và phê duyệt thiết kế, dự toán34T 67
34T3.2.8.34T 34TGiải pháp trong công tác lựa chọn nhà thầu34T 69
34T3.2.9.34T 34TGiải pháp trong công tác thi công34T 73
34T3.3.34T 34TKết luận chương 3.34T 77
34TKẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ34T 78
34T1.34T 34TTự đánh giá các kết quả nghiên cứu của đề tài34T 78
34T1.1.34T 34TÝ nghĩa thực tiễn của các kết quả:34T 78

34T1.2.34T 34TÝ nghĩa khoa học:34T 78
34T2.34T 34THạn chế của đề tài34T 78
34T3.34T 34TKiến nghị34T 78
34TTÀI LIỆU THAM KHẢO34T 80







DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
34TUHình 1.1: Biểu tượng của hệ thống phương pháp luận quản lýU34T 10
34TUHình 1.2: Chu trình quản lý dự ánU34T 11
34TUHình 2.1: Vị trí xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.U34T 30
34TUHình 2.2: Tổng mặt bằng TTĐL Thái BìnhU34T 30
34TUHình 2.3: Phổi cảnh nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.U34T 31
34TUHình 2.4: Cơ cấu tổ chức Ban QLDAU34T 34
34TUHình 2.5: Mô hình quan hệ các bên tham gia triển khai dự ánU34T 44
34TUHình 2.6: Ảnh thiệt hại do mưa bão ngày 25/5/2012 U34T 51




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư xây dựng công trình tại Việt
Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mức độ phức tạp. Năm 2011, số

lượng công trình xây dựng của Việt Nam trên toàn quốc có gần 50.000 công trình,
trong đó nhiều nhất là các công trình dân dụng chiếm 51%, công trình giao thông
chiếm 19%, công nghiệp chiếm 11%, thủy lợi – thủy điện chiếm 9% và hạ tầng kỹ
thuật chiếm 10%. Theo đó, yêu cầu về quản lý chất lượng các công trình ngày càng
cao và mang tính cấp thiết vì nó là yếu tố không chỉ quyết định đến điều kiện an
toàn sử dụng và tuổi thọ công trình, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
đầu tư xây dựng, tác động đến chất lượng, môi trường sống của cộng đồng.
Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng trong công tác đầu tư xây dựng, nhà
nước đã ban hành hàng loạt các văn bản Luật và dưới luật để hướng dẫn triển khai
thực hiện như: Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Nghị định 209/2004/NĐ-
CP ngày 16/2/2004 về quản lý chất lượng công trình, ….Tuy nhiên, thực tế công tác
quản lý chất lượng các công trình xây dựng trong thời gian qua của các đơn vị liên
quan còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến xảy ra không ít
những sự cố liên quan tới chất lượng công trình xây dựng mà hậu quả của chúng là
vô cùng to lớn, không thể lường hết được, ngoài việc gây lãng phí, thiệt hại về kinh
tế còn gây thiệt hại về con người, chẳng hạn như sự cố sập cầu Cần Thơ với 54
người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương, sự cố mất an toàn đập Sông
Tranh 2 gây tâm lý hoang mang trong nhân dân khu vực dự án trước nguy cơ vỡ
đập do động đất.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vinh dự là đơn vị được Nhà nước giao
trọng trách quản lý và khai thác nguồn tài nguyên Dầu mỏ quý giá của đất nước,
hàng năm luôn đóng góp khoảng 20-30% GDP cả nước. Qua nửa thế kỷ xây dựng
và phát triển, đến nay ngành Dầu khí Việt Nam đã trở thành một tập đoàn kinh tế
quan trọng, đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam và có những đóng góp to lớn cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, góp phần đưa đất


2

nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và đẩy nhanh tiến trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với việc đẩy mạnh công tác đầu tư và hợp tác đầu tư với các đơn vị trong
nước cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, đến nay PVN đã và đang
đầu tư nhiều dự án lớn và quan trọng của đất nước như: Nhà máy lọc dầu Dung
Quất, Nhà máy đạm Cà Mau, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, các dự án thăm dò khai
thác dầu khí, các dự án nhà máy điện, …
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại quyết định số 46/QĐ-TTG ngày
05/1/2013 về việc tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Quyết định số
110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 về việc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia
giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xác định
Công nghiệp điện là một trong 5 lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn để đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia (5 lĩnh vực kinh doanh chính gồm: Tìm kiếm,
thăm dò và khai thác dầu khí; Lọc – hóa dầu; Công nghiệp khí; Công nghiệp điện;
Dịch vụ dầu khí chất lượng cao). Hiện nay, PVN đã hoàn thành và hòa lưới điện
quốc gia các dự án: nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 1&2, nhà máy nhiệt điện
khí Cà Mau 1&2, thủy điện Hủa Na, Đắcrinh; và đang triển khai đầu tư 5 dự án
nhiệt điện than, bao gồm: Thái Bình 2, Vũng Áng 1, Quảng Trạch 1, Long Phú 1,
Sông Hậu 1.
Với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD và được sử dụng công nghệ tiên tiến trên
thế giới, Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có thể nói là dự án tiêu biểu về quy
mô đầu tư cũng như mức độ phức tạp trong các dự án điện hiện nay của Tập đoàn.
Qua thực tế triển khai dự án và tổng kết kinh nghiệm các dự án đã triển khai, mặc
dù Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn không ngừng tăng cường nâng cao chất lượng
công trình và hiệu quả công tác đầu tư, coi chất lượng sản phẩm là sự sống còn của
doanh nghiệp, là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững, tuy nhiên do lĩnh vực Công
nghiệp điện là lĩnh vực đầu tư mới của Tập đoàn, kinh nghiệp chưa nhiều nên tình
hình triển khai đầu tư xây dựng các dự án điện trong thời gian qua mà cụ thể là dự
án NMNĐ Thái Bình 2 hiện nay đang triển khai vẫn còn nhiều bất cập , tồn tại, dẫn



3

đến tiến độ thực hiện dự án còn chậm triển khai so với yêu cầu , đặc biệt công tác
quản lý chất lượng của dự án còn có điểm khiếm khuyết, dẫn đến tình trạng lãng phí
vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.
Vì vậy, để đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án điện đang và sẽ triển
khai của Tập đoàn trong thời gian tới thì đề tài “
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI
PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT
ĐIỆN THÁI BÌNH 2
” là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản
lý các dự án điện của Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói chung và tình hình triển khai
dự án NMNĐ Thái Bình 2 thời gian qua, để phân tích và làm rõ thực trạng hiện nay.
Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp tăng cường tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt
điện Thái Bình 2.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
- Khảo sát thực tế và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến công tác quản lý chất
lượng, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Đánh giá của các chuyên gia.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý đầu tư
xây dựng công trình.
- Phương pháp điều tra khảo sát; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân
tích so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và một số phương pháp kết
hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tại dự án Nhà máy nhiệt
điện Thái Bình 2.


4

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Những vấn đề liên quan đến công tác quản lý các dự án điện trong Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam nói chung và dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 trong thời
gian qua.
Đề tài chỉ giới hạn trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công
trình (đề tài chỉ nghiên cứu đến các vấn đề về lựa chọn nhà thầu, khảo sát, thiết kế,
thi công xây dựng công trình, mô hình quản lý và cơ chế phối hợp giữa Chủ đầu tư
và nhà thầu).
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình;
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban
quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 và các dự án điện khác thuộc tập đoàn
Dầu khí Việt Nam;
- Một số giải pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng đối
với dự án nhiệt điện Thái Bình 2.













5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CÁC MÔ HÌNH
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Khi đánh giá một dự án đầu tư của bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức quản lý
thực hiện dự án nào, trước hết chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm cơ bản về dự
án đầu tư cũng như phương pháp quản lý dự án. Trên cơ sở những khái niệm đầu
tiên này, mỗi dự án lại có những tính chất, đặc điểm riêng, do vậy để phân biệt được
chúng ta phải dùng những khái niệm cơ bản làm thước đo để đánh giá bản chất của
vấn đề. Trước hết hãy xem xét bản chất của đầu tư, dự án đầu tư và quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
1.1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư
Theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu dự án
P
[
0F
1]
P là một lĩnh vực hoạt
động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn
lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới. Dự án không
chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định, dự án không
phải là một nghiên cứu trừu tượng mà tạo nên một thực thể mới, là một nỗ lực có
thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa Dự án

P
[
1F
2]
P là những nỗ lực có
thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Nỗ lực có thời hạn có
nghĩa là mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định.
Một số đặc trưng cơ bản của dự án như sau:
- Dự án có mục đích, kết quả xác định, có chu kỳ phát triển riêng và có thời
gian tồn tại hữu hạn.
- Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ), môi trường
hoạt động “va chạm”, tính bất định và độ rủi ro cao.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án,
[1]
Giáo trình quản lý dự án đầu tư (2005) – TS Từ Quang Phương
[2]
Giáo trình quản lý dự án đầu tư (2005) – TS Từ Quang Phương



6

các nhà quản lý dự án cần phải duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận
quản lý khác.
Theo bách khoa toàn thư, từ “Project- dự án” được định nghĩa là “Điều người
ta có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Đặc điểm
của dự án là ở chỗ kết hợp mong muốn với hiện thực, ý tưởng với hành động.
Không có cố gắng nghị lực thì sẽ không đạt được mục đích và dự án sẽ tồn tại ở
hình thể tiềm tàng, mơ hồ.

Để hiểu một cách đúng đắn ý nghĩa của từ “dự án”, phải lấy của cả hai mặt: ý
tưởng và hành động. Do đó chúng ta có thể định nghĩa: thực hiện một dự án là xác
định và dẫn dắt đến thành công một tổ hợp các hành động, quyết định và hàng loạt
các công việc phụ thuộc lẫn nhau trong một chuỗi liên kết nhằm:
- Đáp ứng một nhu cầu đã đề ra;
- Chịu sự ràng buộc bởi kỳ hạn và nguồn lực;
- Thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn.
Chúng ta nói dự án nhằm đáp ứng một nhu cầu đã đề ra bởi vì dự án được
xuất phát từ một ý tưởng, ý tưởng bắt nguồn từ một cơ hội. Cơ hội này có thể trở
thành một hiện thực hay không thì quá trình thực hiện dự án phải được tiến hành.
Nếu không có một nhu cầu cụ thể thì sẽ không có dự án.
Bất kỳ dự án nào cũng chịu sự ràng buộc bởi kỳ hạn vì mỗi mục tiêu, mỗi
nhu cầu đều chỉ xuất hiện theo từng thời điểm. Có thể trong giai đoạn trước mắt tồn
tại mục tiêu đó song nếu dự án chỉ được hoàn thành sau thời điểm dự kiến thì có thể
mục tiêu đó đã không còn hoặc giảm hiệu quả lợi ích. Bất kỳ sự trễ hạn nào cũng
kéo theo một chuỗi nhiều biến cố bất lợi như bội chi, khó tổ chức lại nguồn lực, tiến
độ cung cấp thiết bị vật tư…không đáp ứng được nhu cầu sản phẩm vào đúng thời
điểm mà cơ hội xuất hiện như dự án ban đầu.
Dự án thường bị ràng buộc về nguồn lực vì khi nhắc đến dự án, người ta nhìn
thấy ngay các khoản chi phí: tiền bạc, phương tiện, dụng cụ, thời gian, trí tuệ… Các
nguồn lực này ràng buộc chặt chẽ với nhau và tạo nên khuôn khổ của dự án. Vì khối
lượng chi phí nguồn lực cho dự án là một thông số then chốt phản ánh mức độ


7

thành công của dự án đối với những dự án có quy mô lớn. Hầu hết các dự án có quy
mô lớn đều phải trải qua những thời kỳ khó khăn vì bất kỳ một quyết định nào cũng
bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ: chủ đầu tư, nhà tư vấn và các nhà thầu bên
cạnh các đối tác cung cấp vốn, nhân lực, vật tư và các tổ hợp công nghệ, kỹ thuật…

Vấn đề ràng buộc cuối cùng của dự án là dự án luôn tồn tại trong một môi
trường không chắc chắn. Tất cả các loại dự án quy mô nhỏ hay quy mô lớn đều
được triển khai trong một môi trường luôn biến đổi. Công tác điều hành dự án do
vậy phải tính đến hiện tượng này để phân tích và ước lượng các rủi ro, chọn lựa giải
pháp cho một tương lai bất định, đảm nhận và dự kiến những bất lợi có thể ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án, theo dõi và có phản ứng kịp thời đảm bảo
cho việc hoàn thành dự án đúng yêu cầu.
Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng,
cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ nào đó trong một khoảng thời
gian nhất định. Cùng khái niệm này, Luật đầu tư năm 2005 ghi “Dự án đầu tư
P
[
2F
3]
P là
tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên
địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Hay Luật xây dựng viết “Dự án đầu tư xây dựng công trình
P
[
3F
4]
Plà tập hợp các
đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những
công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm/ dịch vụ trong một thời gian nhất định”. Cụ thể là, phát hiện ra
một cơ hội đầu tư và muốn bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, trước hết nhà
đầu tư phải tiến hành thu thập, xử lý thông tin, xác định điều kiện và khả năng, xác
định phương án tối ưu để xây dựng bản dự án đầu tư mang tính khả thi được gọi là

Dự án đầu tư (Luận chứng kinh tế kỹ thuật).
Theo nghĩa khác, Ngân hàng thế giới cho rằng “Dự án đầu tư là tổng thể các
chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt
những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định”.
[3]
Luật Đầu tư số 59/2005/QH11
[4]
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11



8

Nói một cách tổng quát “Dự án đầu tư” P
[
4F
5]
P là một tập hợp những đề xuất có
liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất
nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao
chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Tính chung
của định nghĩa này vẫn nằm trong khuôn khổ các yếu tố: mục đích, nguồn lực và
thời gian. Bất cứ một dự án nào có thể khác nhau về mục tiêu hay phương tiện cách
thức tiến hành nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của bản chất dự án.
1.2. Các khái niệm về “Dự án đầu tư xây dựng”
Theo Luật Xây dựng “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những
công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm/ dịch vụ trong một thời gian nhất định”. Cụ thể là, phát hiện ra
một cơ hội đầu tư và muốn bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, trước hết nhà

đầu tư phải tiến hành thu thập, xử lý thông tin, xác định điều kiện và khả năng, xác
định phương án tối ưu để xây dựng bản dự án.
Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành
và quy hoạch xây dựng;
- Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
- An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
1.3. Khái niệm chung về quản lý dự án
1.3.1. Khái niệm chung
Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
kỹ thuật và kinh tế xã hội, các nước đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp của
bản thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến trình này,
các tập đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hóa không ngừng xây dựng những dự án
[5]
Tập bài giảng quản lý dự án (2012) – PGS.TS Nguyễn Bá Uân



9

công trình quy mô lớn, kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Dự án đã trở thành phần cơ bản
trong cuộc sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không ngừng
nâng cao về trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tư dự án cũng yêu cầu ngày
càng cao đối với chất lượng dự án.
Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự
án. Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống
để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng
buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư dự án phải

lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ
quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.
Bất kỳ một dự án nào cũng trải qua một số giai đoạn phát triển nhất định. Để
đưa dự án qua các giai đoạn đó, đương nhiên ta phải bằng cách này hoặc cách khác,
quản lý được nó (dự án). Quản lý dự án thực chất là quá trình lập kế hoạch, điều
phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo
cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt
được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương
pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án
P
[
5F
6]
Plà một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức
(Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra (Controlling) các công việc
và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định.
Quản lý dự án là việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng, phương tiện và kỹ
thuật trong quá trình hoạt động của dự án để đáp ứng được (hoặc vượt quá thì càng
tốt) những nhu cầu và mong đợi của người hùn vốn cho dự án. Trong thực tế quản
lý dự án luồn gặp vấn đề gay cấn vì những lý do về quy mô của dự án, thời gian
hoàn thành, chi phí và chất lượng, những điều này làm cho người hùn vốn khi thì
vui mừng, khi thì thấp thỏm lo âu và thậm chí thất vọng.
[6]
Tập bài giảng quản lý dự án (2012) – PGS.TS Nguyễn Bá Uân



10


Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được
hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt,
đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không bị thay đổi.
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng (kết quả hoàn thành) là những
mục tiêu cơ bản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (hình 1.1). Tuy
mối quan hệ giữa 3 mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỹ của
một dự án, nhưng nói chung để đạt kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải hy
sinh một hoặc hai mục tiêu kia. Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các nhà quản
lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án.
Vì tính chất đa dạng và phức tạp của quản lý mà rất nhiều nhà khoa học đã
tập trung nghiên cứu và đã đưa ra nhiêu luận thuyết quan trọng. Việc quản lý từ dựa
vào kinh nghiệm là chính, được nâng lên thành kỹ thuật quản lý, công nghệ quản lý
và những năm cuối thế kỷ 20 đã trở thành khoa học quản lý (Managerial Science).
Bản chất của khoa học quản lý là một sự phối hợp kỳ diệu vừa mang tính kỹ thuật,
vừa mang tính nghệ thuật.













Hình 1.1: Biểu tượng của hệ thống phương pháp luận quản lý



11

1.3.2. Nội dung quản lý dự án P
[
P P6F
7]

Chu trình quản lý dự án xoay quanh 3 nội dung chủ yếu là (1) lập kế hoạch,
(2) phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện và
(3) giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Lập kế hoạch: là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc được
hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và quá trình phát triển kế hoạch
hành động theo một trình tự logic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống.
Điều phối thực hiện dự án: đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm
tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời
gian. Nội dung này chi tiết hóa thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự
án.
Giám sát: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Các nội dung của quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc
lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó cung cấp các thông tin
phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án. Chu trình quản lý dự án được thể hiện ở
Hình 1.2.

Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án
[7]
Tập bài giảng quản lý dự án (2012) – PGS.TS Nguyễn Bá Uân.




12

Chi tiết hơn, nội dung quản lý dự án có nhiều, nhưng cơ bản là những nội
dung chính sau:
a. Quản lý phạm vi dự án
Tiến hành khống chế quá trình quản lý đói với nội dung công việc của dự án
nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch
phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án …
b. Quản lý thời gian dự án
Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm
bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các công
việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian,
khống chế thời gian và tiến độ dự án.
c. Quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự
án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó
bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất
lượng,…
d. Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm
đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án
và tận dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ
chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban dự án.
e. Quản lý việc trao đổi thông tin dự án
Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ
thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức
cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự
án.
f. Quản lý rủi ro trong dự án

Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không
lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận


13

dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân
tố bất lợi không xác định cho dự án. Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro,
cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro.
g. Quản lý việc mua bán của dự án
Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống
nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực
hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng
thu các nguồn vật liệu.
h. Quản lý việc giao nhận dự án
Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự án
trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án. Một số dự án
tương đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc
cùng với sự chuyển giao kết quả. Nhưng một số dự án lại khác, sau khi dự án hoàn
thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất.
Dự án vừa bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng (người tiếp
nhận dự án) có thể thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được
tính năng, kỹ thuật của dự án. Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án
giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản lý
việc giao – nhận dự án. Quản lý việc giao – nhận dự án cần có sự tham gia của đơn
vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
hai bên giao và nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng kém hiệu
quả, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp. Trong rất nhiều dự án đầu tư quốc tế đã gặp
trường hợp này, do đó quản lý việc giao – nhận dự án là vô cùng quan trọng và phải
coi đó là một nội dung chính trong việc quản lý dự án.

Các nội dung của quản lý dự án có tác động qua lại lẫn nhau và không có nội
dung nào tồn tại độc lập. Nguồn lực phân bổ cho các khâu quản lý phụ thuộc vào
các ưu tiên cơ bản, ưu tiên vào các hình thức lựa chọn để quản lý.
1.4. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
P
[
7F
8]

[8]
Luật Xây dựng (2003) và Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009.



14

Theo Luật Xây dựng hiện nay cho phép áp dụng hai hình thức quản lý dự án.
Căn cứ vào điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân, người quyết định đầu tư lựa
chọn một trong hai hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án.
1.4.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì Chủ đầu tư thành lập Ban
quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án
(BQLDA) phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý theo yêu cầu của
chủ đầu tư. Ban QLDA có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà
BQLDA không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý
của Chủ đầu tư.
Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho BQLDA phải được thể hiện trong quyết
định thành lập Ban quản lý dự án.

Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án thực hiện
nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Ban quản lý dự
án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và
quyền hạn được ủy quyền.
Đối với các dự án có quy mô nhỏ, đơn giản, có mức độ đầu tư dưới 7 tỷ đồng
(Nghị định 12/2009/NĐ-CP) thì chủ đầu tư có thể không cần lập Ban quản lý dự án,
mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án, hoặc thuê
người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
1.4.2. Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án
Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án
đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính
hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư
có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ


15

điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư thực hiện dự án. Chủ đầu tư
có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thỏa thuận trong
hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án
chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong
hợp đồng.
Trường hợp này tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức
quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tư vấn quản lý dự án được thuê
tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và
phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn
quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy
của mình, hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của

tư vấn quản lý dự án. Đây là hình thức quản lý dự án chuyên nghiệp, phù hợp với
thông lệ quốc tế, đặc biệt khi nước ta gia nhập WTO thì đây sẽ là hình thức phổ
biến trong tương lai.
1.5. Các giai đoạn đầu tư của một dự án đầu tư
1.5.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc
biệt là đối với giai đoạn thực hiện đầu tư. Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự
đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và
chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu. Tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư
chiếm từ 0,5 đến 15% vốn đầu tư của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo
tiền đề cho việc sử dụng tốt 85 đến 99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực
hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí
không cần thiết khác ) Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án
được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất
kinh doanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến.


16

Tất cả các công trình dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu
tư để chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình.
- Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung
ứng vật tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn để
đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng
- Lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định−
đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.

1.5.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Trong giai đoạn thứ 2, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Ở giai đoạn này
85 đến 99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra nằm khê đọng trong suốt những
năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện
đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Đến lượt mình, thời
gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư,
vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện những hoạt động
khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được
xem xét trong dự án đầu tư.
Đây là giai đoạn giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình đầu tư
nhằm vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Ở giai
đoạn này trước hết cần làm tốt công tác chuẩn bị xây dựng. Chủ đầu tư có trách
nhiệm:
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Mua sắm thiết bị và công nghệ.
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất
lượng công trình.


17

- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp công trình.
- Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án.
Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm:
- Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp.
- San lắp mặt bằng xây dựng điện, nước, công xưởng kho tàng, bến cảng,
đường giao thông, lán trại và công trình tạm phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây

dựng v.v…
- Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp.
- Bước công việc tiếp theo của giai đoạn thực hiện đầu tư là tiến hành thi công
xây lắp công trình theo đúng thiết kế, dự toán và tổng tiến độ được duyệt. Trong
bước công việc này, các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến việc xây lắp công
trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Cụ thể là:
- Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
- Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công trình
theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công trình
như đã ghi trong hợp đồng.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công trình
vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến
độ, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.
1.5.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng
Vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản xuất kinh
doanh dịch vụ) nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn
thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng
tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của
các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức
quản lý hoạt động các kết quả đầu tư. Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị


18

đầu tư và thực hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác
dụng của các kết quả đầu tư.
Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai
thác sử dụng bao gồm: nghiệm thu, bàn giao công trình, thực hiện việc kết thúc xây
dựng, vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình, bảo hành công trình,

quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán.
Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn
chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng. Hồ sơ bàn giao phải
đầy đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu
trữ Nhà nước.
Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết
thời hạn bảo hành công trình.
Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử
dụng đầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm
phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đã đề ra trong dự án.
1.6. Nội dung quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng trong các giai
đoạn đầu tư xây dựng
Quản lý chất lượng công trình là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia
vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu,
các tổ chức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây
dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình.
Theo nghị định 209/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình được thực hiện
xuyên suốt các giai đoạn từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công
trình. Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám
sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác. Có thể gọi chung công tác giám sát là giám
sát xây dựng. Nội dung công tác giám sát và tự giám sát của các chủ thể có thể thay
đổi tuỳ theo nội dung của hoạt động xây dựng mà nó phục vụ. Có thể tóm tắt về nội
dung và chủ thể giám sát theo các giai đoạn của dự án xây dựng là:

×