1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế bền vững và tốc độ phát
triển ngày càng cao của đất nước thì trong quá trình tiến hành xây dựng các công
trình không những cần phải đảm bảo chất lượng mà còn phải tiết kiệm được tối đa
chi phí. Vì vậy, việc tính đúng, tính đủ các loại chi phí xây dựng và áp dụng các
biện pháp giảm thiếu chi phí xây dựng cần được xem xét kỹ lưỡng. Trong đó, việc
áp dụng định mức chi phí trong quản lý chi phí xây dựng cho các công trình ở Việt
Nam hiện nay mặc dù là một vấn đề quan trọng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Vì vậy, cần nghiên cứu việc áp dụng định mức chi phí trong quản lý chi phí dự án
đầu tư xây dựng công trình và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công
tác này.
Đề tài luận văn không chỉ dừng ở việc nghiên cứu áp dụng định mức chi phí
trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn hướng tới việc ứng
dụng định mức và dự toán trong xác định chi phí cho dự án đầu dư xây dựng công
trình: Sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp bách kè biển Cửa Tùng. Do bãi tắm Cửa
Tùng là một trong những danh thắng ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị nhưng
những năm gần đây bãi tắm Cửa Tùng ngày càng bị thu hẹp về không gian vì sự
xâm thực ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Từ chỗ bãi cát xám trắng
mịn rộng hàng trăm mét với độ dốc thoải thì nay chỉ còn khoảng 20-30m và độ dốc
bãi đã tăng lên đột biến làm giảm mạnh lượng khách du lịch đến với bãi tắm này.
Đây là một tổn thất lớn cho ngành du lịch tỉnh Quảng Trị nói riêng và khu vực miền
Trung nói chung. Chính vì vậy Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị yêu cầu khẩn
trương lập phương án xây dựng nhằm sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp bách kè
biển Cửa Tùng. Trên cơ sở phân tích đặc điểm và hiện trạng khu vực công trình kết
hợp tham khảo nhiều công trình kè bảo vệ bờ biển khu vực bãi tắm du lịch ở Việt
Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cho thấy, để bảo vệ ổn định bờ khu vực hiện
nay đơn vị tư vấn kiến nghị áp dụng loại công trình mái nghiêng có biện pháp tiêu
sóng vừa giảm áp lực sóng vừa tạo điều kiện để khách du lịch bước từ bờ xuống bãi
2
biển. Để việc sử dụng chi phí xây dựng dự án tiết kiệm đạt hiệu quả cao tránh lãng
phí và thất thoát vốn ngân sách thì vấn đề quản lý chi phí xây dựng dự án một vấn
đề quan trọng cần xem xét kỹ lưỡng. Đồng thời, việc đề xuất các giải pháp để nâng
cao quản lý chi phí, giúp Ban quản lý có thể quản lý tốt các chi phí xây dựng trong
quá trình chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện các dự án là điều rất cần thiết.
2 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng định mức chi phí trong quản lý chi
phí dự án đầu tư xây dựng công trình, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác này và ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa,
nâng cấp một số đoạn cấp bách kè biển Cửa Tùng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác áp d ụng định mức chi phí trong
quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình và ứng dụng cho dự án đầu tư xây
dựng công trình sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp bách kè biển Cửa Tùng
3.2 Phạm vi nghiên cu
Đề tài tiến hành nghiên c ứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tác áp
dụng định mức chi phí trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình và
ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp
bách kè biển Cửa Tùng.
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
- Thu thập tài liệu.
- Tìm hiểu về cơ sở lý luận của công tác áp dụng định mức vào quản lý chi
phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Đánh giá thực trạng áp dụng định mức vào quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng công trình.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác áp dụng định mức
vào quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
3
- Ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp một số
đoạn cấp bách kè biển Cửa Tùng.
4.2 Phương pháp nghiên cu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu ph hợp với đối tượng và nội
dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay , đó là: Phương pháp
kế thừa; Phương pháp đối chiếu với văn bản pháp quy; Phương pháp điều tra , khảo
sát thực tế ; Phương pháp thống kê ; Phương pháp ph ân tích , so sánh ; và một số
phương pháp kết hợp khác.
4
CHƯƠNG 1
CHÍ PHÍ VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1 Khái niệm dự án, dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc
nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên
nguồn vốn xác định(Luật đấu thầu số 61/2005/QH11).
Dự án đầu tư xây dựng công trình (dự án ĐTXDCT) là tập hợp các đề xuất
có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công
trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án ĐTXDCT bao gồm
phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở(Luật xây dựng số: 16/2003/QH11).
1.1.2 Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng
Chi phí dự án đầu tư XDCT là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới
hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Nó được biểu thị qua chỉ tiêu
tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư XDCT, dự toán XDCT ở
giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị thanh toán, quyết toán
vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Chi phí đầu tư XDCT được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai
đoạn đầu tư XDCT, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.
1.1.3 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:
Quản lý chi phí đầu tư XDCT bao gồm: Tổng mức đầu tư; dự toán XDCT;
định mức và giá xây dựng; điều kiện năng lực; quyền và trách nhiệm của người
quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; thanh
toán, quyết toán vốn đầu tưXDCT sử dụng vốn nhà nước, theo quy định hiện hành.
Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ODA, nếu Điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên có những quy định về quản lý chi phí đầu tư XDCT khác
với quy định của Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 thì thực hiện theo
các quy định tại Điều ước quốc tế đó.
5
1.2 Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình
Nội dung của tổng mức đầu tư xây dựng công trình được quy định trong nghị
định 112/2009 – CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình như sau:
- Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (tổng mức đầu tư) là chi phí dự tính
để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định trong giai
đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế
cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng
thời là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo
kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
- Tổng mức đầu tư gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi
thường, hỗ trợ tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi
phí khác và chi phí dự phòng.
-Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp: theo thiết
kế cơ sở của dự án;theo diện tích hoặc công suất sử dụng, năng lực phục vụ của
công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình; theo số
liệu của dự án có các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã
thực hiện, hoặc có thể xác định tổng mức đầu tư bằng cách kết hợp các phương
pháp trên.
-Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và
lựa chọn phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi
thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
1.3 Khái niệm và phương pháp xác định các thành phần chi phí của tổng mức
đầu tư xây dựng công trình
1.3.1 Khái niệm của các thành phần chi phí trong tổng mức đầu tư
Nội dung cụ thể các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư quy định tại
khoản 3, điều 4 của thông tư số 04/2010/TT - BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình như sau:
1.3.1.1 Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng là toàn bộ chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các bộ
phận kết cấu kiến trúc để tạo nên điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất
hoặc sử dụng của công trình (giáo trình dự toán xây dựng cơ bản – Bộ xây dựng).
6
Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng;
chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công
trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại
hiện trường để ở và điều hành thi công.
Ví dụ như đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp một
số đoạn cấp bách kè biển Cửa Tùng chi phí xây dựng gồm: chi phí phá dỡ tường bê
tông cũ và bậc lên xuống đá xây, san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng kè mới, chi phí
nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
1.3.1.2 Chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị là toàn bộ những chi phí cho công tác lắp ráp thiết bị máy
móc vào vị trí thiết kế trong dây truyền sản xuất, kể cả công việc đưa vào chuẩn bị
chạy thử (giáo trình dự toán xây dựng cơ bản – Bộ xây dựng).
Chi phí thiết bịbao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị
công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi
phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị;
thuế, phí và các chi phí có liên quan khác.
Ví dụ như trong trung cư cao tầng chi phí thiết bị có thể gồm chi phí lắp đặt
hệ thống điện nước, chi phí lắp đặt thang máy, chi phí lắp đặt hệ thống phòng cháy
chữa cháy, chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên
quan khác.
1.3.1.3 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà
cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi
thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ
tầng kỹ thuật đã đầu tư (nếu có).
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định trong Nghị định
số:197/2004/NĐ-CP Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá
đất,thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
7
1.3.1.4 Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản
lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện
dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử
dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc
báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn
phương án thiết kế kiến trúc;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc
trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công
trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực
và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.
8
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi phí quản lý dự án được
quy định trong Thông tư số 10/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về quản
lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước.
1.3.1.5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
- Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
- Chi phí khảo sát xây dựng;
- Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;
- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra
tổng mức đầu tư, dự toán công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát
lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công
trình, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động
xây dựng,
- Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);
- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo
yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và
chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
9
- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp
thuê tư vấn);
- Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao,
đưa vào khai thác sử dụng;
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
1.3.1.6 Chi phí khác
Chi phí khác: là những chi phí không thuộc các nội dung quy định tại điểm
1.3.1.1, 1.3.1.2, 1.3.1.3, 1.3.1.4, 1.3.1.5, nêu trên nhưng cần thiết để thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động
ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong
thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình
công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Một số khoản mục chi phí khác.
1.3.1.7Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công
việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố
trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng
tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi
phí khác.
10
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự
án (tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây
dựng.
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, ngoài các nội dung được tính toán
trong tổng mức đầu tư nói trên, còn được bổ sung các khoản mục chi phí cần thiết
khác cho phù hợp với tính chất, đặc thù của loại dự án đầu tư xây dựng sử dụng
nguồn vốn này theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
1.3.2 Phương pháp xác định các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư
Các thành phần chi phí được xác định tương ứng đối với từng phương pháp
tính toán tổng mức đầu tư, được trình bày trong thông tư số04/2010/TT-BXD về
hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình như sau:
+ Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án.
+ Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ
của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
+ Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng
có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện.
+
Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư.
1.3.2.1 Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án
Ua. Phạm vi và điều kiện áp dụng
Phương pháp này được dng để xác định TMDT của dự án DTXDCT trong
giai đoạn lập dự án và đã có bản vẽ thiết kế cơ sở.
Ub. Cơ sở nguồn dữ liệu
Khi áp dụng phương pháp xác định TMĐT của dự án đầu tư theo TKCS tuỳ
theo mức độ đo bóc tiên lượng (bóc theo khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hay
bóc theo khối lượng bộ phận kết cấu công trình, ) của bản vẽ TKCS, tuỳ theo yêu
cầu của từng dự án và nguồn số liệu có được để xác định các dữ liệu và các đại
lượng tính toán. Có thể sử dụng dữ liệu và một số đại lượng tính toán chủ yếu trong
những dự liệu và đại lượng sau đây:
- Số lượng và danh mục các công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu của
công trình (m).
- Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu/ khối lượng bộ phân kết cấu của
công trình (Q
P
XD
PR
ij
R).
11
- Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu (Giá chuẩn (ZP
C
PR
ij
R), đơn giá tổng hợp
(Z
P
TH
PR
ij
R), hay đơn gía chi tiết (ZP
CT
PR
ij
R), hoặc suất chi phí xây dựng và suất chi phí thiết
bị.
- Các thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền
công nghệ hoặc các thông tin, dữ liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số lượng,
chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá
một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng.
Các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung
ứng thiết bị.
Uc.Phương pháp, các bước tính toán
Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức
sau:
V = G
R
XD
R + GR
TB
R + GR
BT, TĐC
R + GR
QLDA
R+ GR
TV
R + GR
K
R+ GR
DP
R (1.1)
Trong đó:
V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;
G
R
XD
R: chi phí xây dựng;
G
R
TB
R: chi phí thiết bị;
G
R
BT, TĐC
R: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
G
R
QLDA
R: chi phí quản lý dự án;
G
R
TV
R : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
G
R
K
R : chi phí khác;
G
R
DP
R: chi phí dự phòng.
Bước 1: Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng của dự án (G
R
XD
R) bằng tổng chi phí xây dựng của các công
trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:
G
R
XD
R = GR
XDCT1
R + GR
XDCT2
R + … + GR
XDCTn
R (1.2)
Trong đó:
n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theo
công thức sau:
G
R
XDCT
R = (
∑
=1
ZR
j
R + GR
QXDK
R)(1 + TP
GTGT-XD
P) (1.3)
12
Trong đó:
* G
R
QXDK
R: chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn
lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ (%) trên tổng chi
phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu hoặc tổng chi phí xây dựng các bộ
phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.
Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây
dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục
công trình.
* T
P
GTGT_XD
P: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây
dựng.
* Q
R
XDj
R: khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính
thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j=1÷m);
* Z
R
j
R: đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấu
chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ
hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp và cả chi phí chung,
thu nhập chịu thuế tính trước). Khi đó chi phí xây dựng công trình, hạng mục công
trình được tổng hợp trong bảng 1.1. Trường hợp Z
R
j
R là giá xây dựng công trình
không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được tổng hợp
theo bảng 1.2.
Bảng 1.1 Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng công
trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ
Đơn vị tính: …
STT Khoản mục chi phí Cách tính Giá trị
Ký
hiệu
1
Chi phí xây dựng trước thuế
∑
Σ
=1
R
i
R x DR
i
G
2 Thuế giá trị gia tăng G x TP
GTGT-XD
GTGT
3
Chi phí xây dựng sau thuế
G + GTGT GR
XD
4
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở
và điều hành thi công
G x tỷ lệ x (1+
TP
GTGT-XD
P)
GR
XDNT
5
Tổng cộng
GR
XD
R+ GR
XDNT
13
Trong đó:
+ Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và giá
xây dựng tổng hợp đầy đủ:
Q
R
i
R là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i
của công trình (i=1÷n);
D
R
i
R là giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung
và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện một nhóm công tác hoặc một đơn vị
kết cấu, bộ phận thứ i của công trình.
+ Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn
giá xây dựng công trình đầy đủ:
Q
R
i
R là khối lượng công tác xây dựng thứ i của công trình (i=1÷n);
D
R
i
R là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí
chung và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện công tác xây dựng thứ i của
công trình.
G: chi phí xây dựng công trình trước thuế;
T
P
GTGT-XD
P: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây
dựng;
G
P
XD
P: chi phí xây dựng công trình sau thuế;
G
R
XDNT
R: chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;
14
Bảng 1.2 Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng công
trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ
Đơn vị tính: đồng
STT
Khoản mục chi phí
Cách tính
Giá trị
Ký hiệu
I
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
n
Σ QR
j
R x DR
j
RP
vl
P + CLVL
j=1
VL
2
Chi phí nhân công
m
Σ QR
j
R x DR
j
RP
nc
Px (1 + KR
nc
R)
j=1
NC
3
Chi phí máy thi công
h
Σ QR
j
R x DR
j
RP
m
P x (1 + KR
mtc
R)
j=1
M
4
Chi phí trực tiếp khác
(VL+NC+M) x tỷ lệ
TT
Chi phí trực tiếp
VL+NC+M+TT
T
II
CHI PHÍ CHUNG
T x tỷ lệ
C
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ
TÍNH TRƯỚC
(T+C) x tỷ lệ
TL
Chi phí xây dựng trước thuế
(T+C+TL)
G
IV
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
G x T
P
GTGT-XD
GTGT
Chi phí xây dựng sau thuế
G + GTGT
G
R
XD
V
Chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi
công
G x tỷ lệ x (1+GTGT)
GR
XDNT
Tổng cộng
GR
XD
R + GR
XDNT
Trong đó:
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo
khối lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ:
15
QR
j
R là khối lượng một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ
phận thứ j của công trình;
D
R
j
RP
vl
P, DR
j
RP
nc
P, DR
j
RP
m
P là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong giá xây
dựng tổng hợp một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j
của công trình;
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo
cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ:
Q
R
j
R là khối lượng công tác xây dựng thứ j;
D
R
j
RP
vl
P, DR
j
RP
nc
P, DR
j
RP
m
P là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây
dựng công trình của công tác xây dựng thứ j;
Chi phí vật liệu (D
R
j
RP
vl
P), chi phí nhân công (DR
j
RP
nc
P), chi phí máy thi công (DR
j
RP
m
P)
trong đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không
đầy đủ.
CLVL: chênh lệch vật liệu được tính bằng phương pháp b trừ vật liệu trực
tiếp hoặc bằng hệ số điều chỉnh;
K
R
nc
R, KR
mtc
R : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có);
Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy
định tại Bảng 3.8 của Phụ lục 3 thông tư 04/2012/TT-BXD;
G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc,
công tác trước thuế;
T
P
GTGT-XD
P: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng;
G
R
XDNT
R: chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
Trường hợp nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được lập dự
toán chi phí riêng theo thiết kế thì dự toán chi phí xây dựng trong Bảng 1.2 trên đây
không bao gồm chi phí nói trên (G
R
XDNT
R= 0) và định mức chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước được tính theo công trình dân dụng.
Giả thiết cần xác định chi phí xây dựng trong TMĐT của dự án đầu tư xây
dựng mới tòa nhà văn phòng 15 tầng (gồm 01 tầng hầm) tại địa điểm X, Tỉnh Y,
được xây dựng với các cấu kiện kết cấu chịu lực (cọc, đài cọc, dầm, sàn, cột, )
bằng bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn Việt Nam; tường xây bằng gạch đặc; có 02
tháng máy và hệ thống điện, cấp và thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ
16
thống thông tin liên lạc của tòa nhà với thiết bị và vật liệu hoàn thiện nhà là loại
trung bình tiên tiến, phổ biến có trên thị trường.
Nguồn dữ liệu có được là các bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án.
Để xác định được chi phí phần xây dựng của dự án, cần thực hiện theo các
bước sau:
Trước hết từ các bản vẽ thiết kế cơ sở, cần xác định danh mục các công tác
xây dựng chủ yếu và lập Bảng tính dự toán (xem Bảng 1.3). Kết quả đo bóc khối
lượng công tác xây dựng chủ yếu liệt kê từ thiết kế cơ sở của dự án được ghi vào
cột 4 của Bảng 1.3.
Tiếp đến xác lập đơn giá tổng hợp của các loại công tác xây dựng chủ yếu
này và ghi vào cột 5 của Bảng. Trên cơ sở các khối lượng và đơn giá đã xác định, ta
có thể tính được chi phí phần xây dựng của các công tác xây dựng chủ yếu. Còn chi
phí cho những công tác khác mà chưa thể bóc được từ các bản vẽ thiết kế cơ sở thì
có thể xác định theo tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí xây dựng của các công tác
xây dựng chủ yếu hoặc lấy theo kinh nghiệm chuyên gia từ các loại dự án tương tự.
Tính dự toán chi phí xây dựng và tổng hợp kết quả được ghi vào Bảng 1.3
Bảng 1.3 Dự toán chi phí xây dựng
STT Nội dung công việc
Đơn vị
tính
Khối
lượng
Đơn
giá(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1
2
3
4
5
6
A
Chi phí xây dựng
I
Chi phí xây dựng các công tác
xây dựng chủ yếu
X
1I
Phần móng
Đào móng công trình, chiều
rộng móng >20m, bằng máy
đào <=2,3 m3, đất cấp II
100m3 107,5 680.172 73.118.478
II
Chi phí xây dựng các công tác
khác chưa tính đến trong các
công tác trên
Y = a% của
X.
Cộng (I+II)
X+Y
* Ghi chú: Đơn giá 680.172đ/m gồm chi phí trực tiếp = 601.887đ; chi phí
chung = 36.113đ, thuế thu nhập chịu thuế tính trước = 35.090đ, chi phí xây dựng
nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công = 7.082đ).
17
Bước 2: Xác định chi phí thiết bị
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có
thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự
án:
+Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền
công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền
công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì
chi phí thiết bị của dự án (G
R
TB
R) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc
dự án.
Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự toán.
Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị
công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi
phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức sau:
G
R
TB
R = GR
MS
R+GR
ĐT
R +GR
LĐ
R (1.4)
Trong đó:
G
R
MS
R: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;
G
R
ĐT
R: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;
G
R
LĐ
R: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ đượcxác định theo công thức sau:
G
R
MS
R =
∑
[
=1
QR
i
RMR
i
R (1+TR
i
RP
GTGT-TB
P)] (1.5)
Trong đó:
Q
R
i
R: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n);
M
R
i
R: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị
(nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n), được xác định theo công thức:
M
R
i
R= GR
g
R + CR
vc
R + CR
lk
R + CR
bq
R + T (1.6)
Trong đó:
G
R
g
R: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị
tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm
cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo;
CR
vc
R: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng
18
thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình;
C
R
lk
R: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một
đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập
khẩu;
C
R
bq
R: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số
lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;
T: thuế và phí bảo hiểm, kiểm định thiết bị (nhóm thiết bị);
T
R
i
RP
GTGT-TB
P: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với loại thiết bị
(nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷ n).
Trong Thông tư 04 này rõ ràng hơn TT05/2007 ở vấn đề chi phí mua sắm
thiết bị tại khoản 3.2 Mục 2 bao gồm: chi phí thiết kế và giám sát chế tạo, chi phí
vận chuyển, chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu
kho, lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi
phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị
công trình.Như vậy là đã rõ ràng phần mua thiết bị bao gồm cả chi phí thiết kế và
giám sát chế tạo, nhờ đó mà giúp cho công tác lập và quản lý chi phí thiết bị rõ
ràng, dễ dàng hơn.
Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo giá của
nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tạ
i thời
điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Đối với các loại thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này
được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất,
gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị
theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công
sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công
thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán
hoặc dự tính tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối
19
với chi phí xây dựng.
+ Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây
chuyền công nghệ (bao gồm:chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí
vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác) của nhà
sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (G
R
TB
R) của dự án có thể
được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này.
+ Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ
thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định
theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục
vụ của công trình, và được xác định theo công thức sau:
GR
TB
R = SR
TB
R N + CR
CT-STB
R (1.7)
Trong đó:
S
R
TB
R: suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị công
suất, năng lực phục vụ của công trình thuộc dự án;
C
R
CT-STB
R: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bịcủa
công trình thuộc dự án.
Hoặc chi phí thiết bị được dự tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản
xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của
công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Bước 3: Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (G
R
BT, TĐC
R) được xác định theo khối
lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của nhà
nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được
cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định trong Nghị định số:
197/2004/NĐ-CP Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước4: Xác định chi phí quản lý dự án
20
Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:
G
R
QLDA
R= T x (GR
XDtt
R + GR
TBtt
R) (1.8)
Trong đó :
T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án, được quy định trong QĐ
957 / QĐ – BXD về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây
dựng công trình;
G
R
XDtt
R: chi phí xây dựng trước thuế;
G
R
TBtt
R: chi phí thiết bị trước thuế.
Bước 5: Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G
R
TV
R)
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:
GR
TV
R=
∑
=1
R
i
Rx (1 + TR
i
RP
GTGT-TV
P) +
∑
=1
R
j
R x (1 + TR
j
RP
GTGT-TV
P) (1.9)
Trong đó:
C
R
i
R: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n);
D
R
j
R: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1÷m);
T
R
i
RP
GTGT-TV
P: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với
khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ;
T
R
j
RP
GTGT-TV
P: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối
với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.
Bước 6: Xác định chi phí khác (G
R
K
R)
Chi phí khác được xác định theo công thức sau:
G
R
K
R=
∑
=1
R
i
Rx (1 + TR
i
RP
GTGT-K
P) +
∑
=1
R
j
R x (1 + TR
j
RP
GTGT-K
P) +
∑
=1
R
k
R (1.10)
Trong đó :
C
R
i
R: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n);
D
R
j
R: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j=1÷m);
E
R
k
R: chi phí khác thứ k có liên quan khác (k=1÷l);
T
R
i
RP
GTGT-K
P: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với
khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ;
T
R
j
RP
GTGT-K
P: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với
khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.
21
Tổng các chi phí quản lý dự án (GR
QLDA
R), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
(G
R
TV
R) và chi phí khác (GR
K
R) (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án
và vốn lưu động ban đầu) cũng có thể được ước tính từ 10÷
15% của tổng chi phí
xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.
Vốn lưu động ban đầu (V
R
LD
R) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi
vay trong thời gian thực hiện dự án (L
R
Vay
R) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì
ty theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án
để xác định.
Bước7: Xác định chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (G
R
DP
R) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho
yếu tố khối lượng công việc phát sinh (G
R
DP1
R) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt
giá (G
R
DP2
R) theo công thức:
G
R
DP
R= GR
DP1
R+ GR
DP2
R (1.11)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh G
R
DP1
R xác định
theo công thức sau:
G
R
DP1
R= (GR
XD
R+ GR
TB
R+ GR
BT, TĐC
R+ GR
QLDA
R+ GR
TV
R+ GR
K
R) x KR
ps
R (1.12)
Trong đó:
K
R
ps
R: hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10%.
Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì hệ số dự
phòng cho khối lượng công việc phát sinh K
R
ps
R = 5%.
Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (G
R
DP2
R) cần căn cứ vào độ dài
thời gian thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị
trường trong thời gian thực hi
ện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công
trình và khu vực xây dựng. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (G
R
DP2
R) được xác
định theo công thức sau:
GR
DP2
R=
∑
(
=1
VR
t
R- LR
Vayt
R){[1 + (IR
XDCTbq
R
XDCT
I∆±
)]P
t
P - 1} (1.13)
Trong đó:
T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);
t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1÷T) ;
22
VR
t
R: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;
L
R
Vayt
R: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
I
R
XDCTbq
R: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá
xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời
điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá
nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);
XDCT
I
∆±
: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực
và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.
Giả thiết cần xác định chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá của dự án đầu tư
xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng có vốn đầu tư là 5.123.985 tr.đ, thời
gian xây dựng là 3 năm (2006-2009), kế hoạch phân bổ vốn hàng năm dự kiến là:
25%; 50%; 25%. Dự kiến chỉ số giá biến động bình quân năm trong thời gian xây
dựng là 6% và giả sử không có mức biến động giá đột biến so với chỉ số giá bình
quân (
XDCT
I∆±
= 0). Thời gian lập TMĐT là tháng 5 năm 2006.
Với công thức xác định chi phí dự phòng GDP2 và với các dữ liệu đã cho thì
năm thứ nhất không xét đến yếu tố trượt giá.
Chi phí dự phòng trượt giá năm thứ 2 là:
5.123.985 x 50% x [(1+0,06) - 1] = 153.720 tr.đ;
Chi phí dự phòng trượt giá năm thứ 3 là:
5.123.985 x 25% x [(1+0,06)
P
2
P - 1] = 158.331 tr.đ.
Tổng chi phí dự phòng của dự án do yếu tố trượt giá là:
153.720+158.331 = 312.051tr.đ
Ud. Các điều chỉnh trong tính toán
Khi áp dụng phương pháp xác định TMĐT theo TKCS của dự án, ngoài việc
phải tính bổ sung các chi phí xây dựng các khối lượng công tác khác của công trình
(GQXDKi ), còn cần phải có những điều chỉnh trong các trường hợp sau, khi:
Có sự khác nhau về đơn vị đo năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình
được xác định theo thiết kế cơ sở với đơn vị đo của suất chi phí xây dựng và hoặc
suất chi phí thiết bị sử dụng trong tính toán.
23
Quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình xác định theo thiết kế
cơ sở của dự án khác với qui mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình đại
diện được lựa chọn trong danh mục Tập suất vốn đầu tư.
Khi có sự thay đổi về giá vật liệu, nhân công, máy và các chế độ chính sách
Nhà nước qui định tại thời điểm tính toán TMĐT dự án đầu tư XDCT so với thời
điểm lập các đơn giá công bố thì phải điều chỉnh các đơn giá này về thời điểm tính
toán cho phù hợp.
1.3.2.2
Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ
của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình
Ua. Phạm vi và điều kiện áp dụng:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp lập dự án có các thông số
dự kiến về quy mô đầu tư, công suất, diện tích xây dựng, dự kiến về địa điểm xây
dựng và thời gian xây dựng công trình.
Ub. Cơ sở nguồn dữ liệu
Khi áp dụng phương pháp xác định TMĐT của dự án đầu tư XDCT theo chỉ
tiêu công suất hoặc năng lực khai thác tuỳ theo yêu cầu của từng dự án và nguồn số
liệu có được để xác định các dữ liệu và các đại lượng tính toán. Có thể sử dụng dữ
liệu và một số đại lượng tính tóan chủ yếu trong những dự liệu và đại lượng sau
đây:
+ Suất vốn đầu tư (SVĐT) dự án/ công trình;
+ Suất chi phí xây dựng, suất chi phí thiết bị của dự án/ công trình ;
+ Năng lực sản xuất hoặc phục vụ qui ước của dự án/ công trình .
Ty theo điều kiện cụ thể của từng dự án/ công trình để lựa chọn và/hoặc xác
định thêm các đại lượng cần tính toán khác, ví dụ chi phí lãi vay trong thời gian xây
dựng (LXD ); hoặc vốn lưu động ban đầu (VLDBĐ) của dự án.
Uc. Phương pháp và các bước tính toán
Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sản xuất,
năng lực phục vụ của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng
(S
R
XD
R) và suất chi phí thiết bị (SR
TB
R) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu
24
tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư được xác định theo
công thức (1.1).
Bước1: Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng của dự án (G
R
XD
R) bằng tổng chi phí xây dựng của các công
trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (1.2). Chi phí
xây dựng của công trình, hạng mục công trình (G
R
XDCT
R) được xác định theo công
thức sau:
G
R
XDCT
R= SR
XD
Rx N + CR
CT-SXD
R (1.14)
Trong đó:
- S
R
XD
R: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất sản xuất, năng lực
phục vụ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công
trình, hạng mục công trình thuộc dự án;
- C
R
CT-SXD
R: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng
hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích hoặc
một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc
dự án;
- N: diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của côngtrình, hạng
mục công trình thuộc dự án.
Bước 2: Xác định chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị của dự án (G
R
TB
R) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình
thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (G
R
TBCT
R) được xác định theo công thức
(1.7) như đã nêu ở trên.
Bước 3: Xác định chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư
(G
R
GPMB
R, R
TĐC
R) (nếu có), chi phí quản lý dự án (GR
QLDA
R), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
(G
R
TV
R), các chi phí khác (GR
K
R) và chi phí dự phòng (GR
DP
R)
Các chi phí này được xác định tương tự như đã nêu ở phương pháp tính theo thiết
kế cơ sở của dự án như đã trình bày ở tiểu mục 1.3.2.1.
25
Ud.Các điều chỉnh trong tính toán
Khi áp dụng SVĐT để xác định TMĐT của dự án, ngoài việc phải tính bổ
sung các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc mà chưa được tính trong
SVĐT, còn cần phải có những điều chỉnh trong các trường hợp sau, khi:
Mặt bằng giá đầu tư và xây dựng ở thời điểm lập dự án có sự thay đổi so với
thời điểm ban hành/ công bố suất vốn đầu tư sử dụng trong tình toán.
Có sự khác nhau về đơn vị đo năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình
dự kiến xây dựng so với đơn vị đo của suất vốn đầu tư sử dụng trong tính toán.
Khi có sự khác nhau về nguồn vốn đầu tư như dự án đầu tư xây dựng sử
dụng các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài (FDI).
Giả thiết cần xác định tổng mức đầu tư xây dựng mới Nhà máy Xi măng với
công suất thiết kế là 2,3 triệu t/n (với sản phẩm của dự án được tính theo sản phẩm
qui đổi chung là XM PCB 40) tại Huyện A, Tỉnh B, bằng nguồn vốn vay thương
mại, thời gian thực hiện dự án là 3 năm.
+ Nhà máy sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất của các nước tiên tiến
theo công nghệ lò quay bằng phương pháp khô, với các thiết bị công nghệ, hệ thống
kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến hiện nay.
+ Các hạng mục xây dựng chính gồm:
1, Nhà máy sản xuất chính,
2, Mỏ đá sét,
3, Mỏ đá vôi
+ Kết cấu xây dựng các hạng mục thuộc Nhà máy sả
n xuất chính dự kiến
được xây dựng với: Tháp xây bằng bê tông cốt thép, các hạng mục công trình cao
tầng với các khung, cột được xây bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, sàn bê tông cốt
thép kết hợp với sàn thép, mái bê tông cốt thép, cầu thang và cửa thép, bao che bằng
tường xây, tấm lợp kim loại màu và tấm nhựa trong mờ; Nhà kho nguyên liệu:
khung thép, bao che xung quanh bằng tường thấp bằng bê tông.