Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách, áp dụng cho công ty cổ phần xây dựng c.e.o

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.76 KB, 97 trang )




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2013

TÁC GIẢ




Nguyễn Quốc Huy































LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy lợi,
nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Phòng Đào tạo đại học
và sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn
Xuân Phú; TS Nguyễn Quang Phú đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng khoa học đã
đóng góp những ý kiến, những lời khuyên quý giá cho luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng
C.E.O và các phòng, ban đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ,
giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện

luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đinh đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn
và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, Ngày 25 tháng 2 năm 2013

TÁC GIẢ




Nguyễn Quốc Huy








DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng quyết toán chi ngân sách Nhà nước giai đoạn
2006 – 2010
Bảng 2.1: Kết quả thanh toán vốn đầu tư trong 3 năm 2008-
2010
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn
vốn ngân sách nhà nước năm 2008

Bảng 2.3: Giá trị khối lượng hoàn thành các công trình
Bảng 2.4: Giá trị sản lượng và doanh thu qua các năm
Bảng 2.5 Thống kê thiết bị thi công
Bảng 3.1: Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán
Bảng 3.2: Bảng giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo
hợp đồng
Bảng 3.3: Bảng xác định đơn giá điều chỉnh theo quy định
của hợp đồng
Bảng 3.4: Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài
hợp đồng

02

21

22

43
45
48
60
60

61

61














DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hình thành chi phí theo giai đoạn đầu tư
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ yêu cầu các giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước
Sơ đồ 3.2: Quy trình các bước lập, thẩm tra, phân bổ và
thanh toán vốn đầu tư
Sơ đồ 3.3: Kiểm soát chi phí khâu thanh toán vốn đối với các
hình thức hợp đồng
Sơ đồ 3.4: Các bước thực hiện kiểm soát hồ sơ thanh toán
của Chủ đầu tư
Sơ đồ 3.5: Quy trình kiểm tra hồ sơ thanh toán
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh
toán

06
38
53

55


58

63

65
66

























DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. NSNN: Ngân sách nhà nước
2. KBNN: Kho bạc nhà nước
3. TSCĐ: Tài sản cố định
4. TSLĐ: Tài sản lưu động
5. TPCP: Trái phiếu Chính phủ
6. KLTH: Khối lượng thực hiện
7. KH: Kế hoạch
8. ĐGCĐ: Đơn giá cố định
9. ĐGĐC: Đơn giá điều chỉnh
10. QLDA: Quản lý dự án































MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: Những vấn đề lý luận về công tác quản lý thanh, quyết
toán vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách

1.1 Tổng quan về vốn ngân sách

1.2 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Nội dung chi ngân sách về xây dựng cơ bản
1.3 Tổng quan một số vấn đề cơ bản về chi phí và quản lý chi phí đối
với công tác thanh, quyết toán
1.3.1 Khái niệm
1.3.2 Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí
1.3.3 Quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.3.1 Giai đoạn hình thành chi phí
1.3.3.2 Nội dung quản lý chi phí
1.4 Quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1.4.1 Yêu cầu cơ bản quản lý trong thanh toán vốn đầu tư
1.4.2 Tài liệu cơ sở để quản lý trong thanh toán vốn đầu tư
1.4.2.1 Kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn
1.4.2.2 Căn cứ kiểm soát khối lượng xây dựng hoàn thành
1.4.2.3 Căn cứ kiểm soát khối lượng thiết bị hoàn thành
1.4.2.4 Căn cứ kiểm soát khối lượng công tác tư vấn hoàn thành
1.4.3 Đánh giá chất lượng quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư
1.4.4 Nội dung quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư
1.5 Quản lý trong khâu quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.5.1 Khái niệm
1.5.2 Yêu cầu cơ bản quản lý trong khâu quyết toán vốn đầu tư
1.5.3 Nội dung quản lý trong khâu quyết toán vốn đầu tư

01

01
01
01
02
03
03
04
04
04
04
07
07
07
08
08

10
11
11
12
13
13
13
14
14



1.5.3.1 Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư
1.5.3.2 Nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
1.5.3.3 Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thanh, quyết toán
Kết luận chương 1
Chương II: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thanh, quyết toán
vốn đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây
2.1 Thực trạng về quản lý vốn trong đầu tư xây dựng
2.2 Thực trạng công tác thanh toán vốn đầu tư
2.2.1 Cơ chế thanh toán vốn đầu tư
2.2.2 Thực trạng kiểm soát căn cứ thanh toán vốn đầu tư
2.2.3 Thanh toán vốn đầu tư đối với trường hợp chỉ định thầu và đấu
thầu
2.2.3.1 Thanh toán vốn đầu tư đối với trường hợp chỉ định thầu
2.2.3.2
Thanh toán vốn đầu tư đối với trường hợp đấu thầu

2.3 Thực trạng công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn

vốn ngân sách nhà nước
2.3.1 Thực trạng cơ chế quyết toán vốn đầu tư xây dựng sử dụng
nguồn vốn ngân sách
2.3.2 Thực trạng quyết toán vốn đầu tư
2.3.3 Công tác nghiệm thu và hoàn công công trình xây dựng
2.3.4 Công tác lập thẩm tra và phê duyệt báo cáo quyết toán dự án
hoàn thành
2.3.4.1 Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
2.3.4.2 Thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành
2.3.5 Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành
2.4 Nhận xét, phân tích và đánh giá tổng quan về thực trạng quản lý
14
16
18
18
19
20

20
23
23
23
24

24
24
26

26


26
28
30

30
30

31
34



thanh, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
2.4.1 Nhận xét, phân tích và đánh giá tổng quan
2.4.2 Ưu điểm
2.4.3 Nhược điểm
2.4.4 Nguyên nhân
2.5 Giới thiệu về Công ty cổ phần xây dựng C.E.O
2.5.1 Giới thiệu chung về công ty
2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
2.5.3 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
2.6 Thực trạng công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây
dựng tại Công ty
2.6.1 Các công trình điển hình đã và đang thi công
2.6.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.6.3 Phân tích đánh giá các nhân tố nội tại của công ty
2.6.3.1 Năng lực tài chính
2.6.3.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công
2.6.3.3 Nguồn nhân lực

Kết luận chương 2
Chương III: Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Áp dụng cho Công ty cổ phần xây
dựng C.E.O
3.1 Yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp nâng cao chất lượng thanh,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
3.2 Nhóm giải pháp quản lý vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước đối với đơn vị chủ quản.
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp tăng cường trách nhiệm và
tính chủ động của chủ đầu tư.
3.2.2 Tăng cường công khai minh bạch trong quản lý sử dụng vốn

34
35
36
36
37
37
39
42
43

43
43
47
47
47
50
51
52



52

54

54

54



đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3.2.3 Cải cách thủ tục hành chính trong công tác thanh, quyết toán.
3.3 Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán vốn đầu tư
xây dựng.
3.3.1 Hoàn thiện quy trình lập, thẩm tra, phân bổ và thanh toán vốn
đầu tư
3.3.2 Phân bổ, quản lý và điều hành kế hoạch nguồn vốn đầu tư
3.3.2.1 Phân bổ vốn đầu tư
3.3.2.2 Quản lý điều hành kế hoạch nguồn vốn đầu tư
3.3.3 Kiểm soát giai đoạn thực hiện đầu tư
3.3.4 Kiểm soát khâu thanh toán vốn đầu tư
3.3.5 Xác định rõ căn cứ và hoàn thiện quy trình thanh toán vốn đầu

3.4 Trách nhiệm của các chủ thể trong việc nâng cao chất lượng
quyết toán dự án hoàn thành
3.4.1 Trách nhiệm của chủ đầu tư
3.4.2 Trách nhiệm của nhà thầu
3.4.3 Trách nhiệm của cơ quan kiểm soát, cho vay vốn đầu tư

3.4.4 Trách nhiệm của nhà thầu kiểm toán
3.4.5 Trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán
3.4.6 Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp
3.5 Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng thanh, quyết toán vốn
đầu tư xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng C.E.O
3.5.1 Giải pháp tăng cường nội lực của Công ty
3.5.1.1 Tăng cường tiềm lực tài chính
3.5.1.2 Tăng cường năng lực máy móc thiết bị, công nghệ thi công
3.5.1.3 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
3.5.2 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2008 kiểm soát chất lượng mọi hoạt động của Công ty.

54
54

55

56
56
56
57
58
64

66

66
67
67
68

68
68
69

69
69
70
70
72




3.5.3 Hoàn thiện quy trình thanh toán, quyết toán, phân công trách
nhiệm cho các phòng, ban chỉ huy trong từng giai đoạn thực hiện.
3.5.3.1 Hoàn thiện quy trình làm việc từ giai đoạn lập hồ sơ dự thầu
đến khi kết thúc công trình
3.5.3.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm
cho các phòng, ban chỉ huy trong từng giai đoạn thực hiện
Kết luận chương 3

Kết luận và kiến nghị

















73

73

78

80

81















MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hàng năm nhà nước dành vốn ngấn sách lớn cho đầu tư xây dưng để phát
triển kinh tế xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP. Việc cân đối, phân bổ và điều
hành vốn đối với các Bộ, ngành, địa phương và thành phố để triển khai các dự án
đầu tư xây dựng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả, tiết
kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã hội quan tâm.
Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thoát vốn
ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung
ương đến địa phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn.
Việc giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồn
vốn phát triển kinh tế xã hội. Để giảm thất thoát, lãng phí cần thực hiện từ khâu
chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng.
Trong đó khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng về mặt
nhận thức, về lý luận cũng như quá trình điều hành thực tiễn.
Để nâng cao chất lượng khâu quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành cần đẩy mạnh việc phân cấp cho chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư
xây dựng, quy định rõ chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính trong thanh,
quyết toán dự án hoàn thành, giảm bớt hồ sơ thanh, quyết toán, làm rõ căn cứ và
quy trình thanh, quyết toán dự án hoàn thành. Vì vậy, việc “Nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây
dựng thuộc nguồn vốn ngân sách, áp dụng cho Công ty cổ phần xây dựng
C.E.O” là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến quản lý
trong khâu thanh, quyết toán vốn đầu tư và nội dung ảnh hưởng đến chất lượng
thanh, quyết toán dự án hoàn thành (như căn cứ, quy trình, hợp đồng và giai đoạn
thanh toán).




Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan thanh, quyết toán
các dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Làm rõ vấn đề lý luận thanh, quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự
án sử dụng nguồn vốn ngân sách. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của việc tìm
ra những hạn chế trong công tác thanh, quyết toán để đề xuất ra những giải pháp
hiệu quả nhằm hoàn thiện công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây
dựng và áp dụng cho Công ty cổ phần xây dựng C.E.O
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp hệ thống hóa
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản quản lý trong thanh,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng
quá trình thực hiện để làm cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá về quản lý trong
thanh, quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà
nước.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Trên cơ sở lý luận đã nêu, luận văn đã áp dụng
để phân tích thực trạng quản lý trong thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng
thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, làm căn cứ đề xuất một số nhóm giải pháp
nâng cao chất lượng quản lý để áp dụng vào thực tiễn trong việc giải quyết những
vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn như quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể đối với
công tác quản lý trong thành, quyết toán.




1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THANH, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH

1.1 Tổng quan về vốn ngân sách
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, theo quy định hiện hành.
Vốn NSNN bao gồm vốn trong nước của các cấp NSNN, vốn vay nợ nước
ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp
chính quyền và các cơ quan nhà nước.
0F
1

1.2 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1 Khái niệm:
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật
ngân sách nhà nước. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước gồm các khoản chi chính
sau: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chỉ trả nợ, dự phòng…
Nằm trong nội dung của chi đầu tư phát triển cơ bản không thể thiếu là nội
dung chi ngân sách về xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong
hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản là các hoạt động cụ thể để
tạo ra các tài sản cố định. Kết quả của hoạt động xây dựng cơ bản là các tài sản
cố định, có một năng lực sản xuất và phục vụ nhất định. Vậy ta có thể nói: xây

dựng cơ bản là một quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng có kế hoạch các tài
sản cố định của nền kinh tế quốc dân trong các ngành sản xuất vật chất, cũng như
không sản xuất vật chất. Nó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho
1
TT27/2007 của BTC hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước


2

chủ nghĩa xã hội. Như vậy, chi ngân sách về xây dựng cơ bản: là khoản chi tài
chính nhà nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống,
bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình
kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội
trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo
ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm
mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
dân.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi Ngân
sách nhà nước hàng năm.
Bảng 1.1: Bảng quyết toán chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng chi
262.697
308.058

399.402
494.600
584.695
Trong đó
chi XDCB
72.842 81.078 107.440 124.664 171.631
(Nguồn: Tổng cục Thống kê.)
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng, từ năm 2006 đến 2010, mức chi cho
đầu tư XDCB đều có sự gia tăng qua các năm.
1.2.2 Nội dung chi ngân sách về xây dựng cơ bản.
Hoạt động chi ngân sách cho lĩnh vực xây dựng cơ bản của Nhà nước bao
gồm đầu tư vào các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình
công cộng, các công trình phát triển khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, các công
trình hành chính sự nghiệp và mạng lưới công trình kỹ thuật hạ tầng thuộc khu
vực Nhà nước.
- Mục đích: phục vụ cho lợi ích và sự phát triển của toàn xã hội, mọi người,
mọi ngành nghề, lĩnh vực (lợi ích công cộng).
- Nguồn vốn: cần một số lượng vốn lớn từ ngân sách nhà nước. Mỗi một năm
ngân sách, Nhà nước lại trích một phần ngân sách rất lớn cho hoạt động này

3

trong khi không tính đến khả năng thu hồi lại vốn (do đây là hoạt động nhằm
phục vụ công cộng) mà hướng đến sự phát triển của toàn xã hội trong tương lai.
Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nhà nước ta
huy động nhiều nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư xây dựng. Mỗi nguồn vốn
có nội dung, đối tượng sử dụng khác nhau phù hợp với quá trình phát triển trong
từng giai đoạn lịch sử.
- Trình tự cấp phát vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản: Bộ tài chính thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đầu tư và phát triển,

nghiên cứu, xây dựng các chính sách, chế độ quản lý vốn đầu tư và xây dựng để
ban hành hoặc theo thẩm quyền hoặc trình tự thủ tướng ban hành. Hàng năm, căn
cứ vào kế hoạch nhà nước xét duyệt, Bộ tài chính thông báo cho các bộ, các
ngành thuộc ngân sách trung ương và các địa phương về việc cấp phát vốn, kho
bạc nhà nước sẽ chuyển tiền theo kế hoạch để thực hiện việc cấp phát. Trên cơ sở
kế hoạch cấp phát và các văn bản cần thiết (căn cứ cấp phát) chủ đầu tư sẽ nhận
được vốn cấp phát.
Vì vậy, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đề hết
sức quan trọng nhưng cũng rất nan giải và phức tạp. Nó đòi hỏi phải có quy định
chặt chẽ của pháp luật để đảm bảo cho quá trình đầu tư đạt hiệu quả tránh sự thất
thoát, lãng phí trong quá trình chi và sử dụng vốn ngân sách.
1.3 Tổng quan một số vấn đề cơ bản về chi phí và quản lý chi phí đối với
công tác thanh, quyết toán
1.3.1 Khái niệm
Chi phí đầu tư xây dựng công trình: Là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng
mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình. Do đặc
điểm của sản xuất xây dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗi công trình
có chi phí khác nhau được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu
công nghệ quá trình xây dựng.
Quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh
tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu và

4

giá cả, quy luật cạnh tranh và chịu sự điều tiết hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật trong hoạt động xây dựng. Quản lý chi phí thực chất là kiểm soát khống chế
chi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu
tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Quản lý chi phí trong
thanh toán, quyết toán đầu tư xây dựng là một khâu, một phạm trù của quản lý
chi phí đầu tư xây dựng. Quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

dự án hoàn thành là kiểm soát chi phí giai đoạn từ khi ký kết hợp đồng kinh tế
giữa bên giao thầu và bên nhận thầu đến khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư
dự án hoàn thành.
1.3.2 Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu hiệu
quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị
trường.
2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp
với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn
và các quy định của Nhà nước.
3. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính
đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí
tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
4. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công
trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định
về quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng công trình.
5. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc
xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
1.3.3 Quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.3.1. Giai đoạn hình thành chi phí
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành và quản lý qua từng giai
đoạn của quá trình đầu tư:

5

- Lập báo cáo đầu tư: Giai đoạn này hình thành sơ bộ tổng mức đầu tư, thời
hạn thực hiện dự án. Sơ bộ tổng mức đầu tư được ước tính trên cơ sở suất vốn
đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh
hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức

đầu tư sơ bộ giai đoạn này chưa có ý nghĩa về mặt quản lý vốn.
- Lập dự án đầu tư và quyết định đầu tư: Giai đoạn này xác định tổng mức
đầu tư, là chi phí dự tính của dự án được xác định từ thiết kế cơ sở, tính theo diện
tích hoặc công suất sử dụng hoặc tính trên cơ sở số liệu các dự án có chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế
hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
- Dự toán xây dựng công trình: Được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các
công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ
phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí
theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc
đó. Là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong khâu thiết kế
và các bước tiếp theo.
- Chi phí được lập trong khâu đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Xác định giá
gói thầu, giá dự thầu, giá đánh giá và giá đề nghị trúng thầu.
- Chi phí hình thành khi nghiệm thu bàn giao là giá quyết toán. Giá quyết
toán là cơ sở để Chủ đầu tư quyết toán với nhà thầu những chi phí hợp pháp, hợp
lệ xác định từ khối lượng thực tế thi công và căn cứ hợp đồng đã ký kết
Sơ đồ 1.1dưới đây diễn tả sự hình thành chi phí theo các giai đoạn đầu tư


6


gjljajjlkkl;dkal;kfSSsow
Chiến lược KTXH
Đề xuất đầu tư
Báo cáo đầu tư
Ước toán đầu tư
Địa điểm
Thẩm định BCĐT

Kế hoạch KTXH
Dự án đầu tư
Tổng mức đầu tư
Đất đai
Thẩm định DAĐT
Lập thiết kế kỹ thuật
Dự toán TKKT
Kế hoạch đầu tư năm
Thẩm định TKKT
Giải phóng mặt
bằng, tái định cư
Chuẩn bị xây dựng
Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu
Ký kết
hợp đồng XD
Xây dựng và lắp
đặt
Nghiệm thu bàn
giao
Tổng kết, đánh
giá dự án
Dự toán
BVTC
Giá trị HĐ
Thanh toán
Quyết toán
Tổng quyết
toán
Kết thúc

Giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hình thành chi phí theo giai đoạn đầu tư

7

1.3.3.2. Nội dung quản lý chi phí.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Tổng mức đầu tư, dự
toán công trình xây dựng, định mức và đơn giá xây dựng, hợp đồng trong hoạt
động xây dựng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
a, Quản lý tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi
thường hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
b, Quản lý dự toán xây dựng công trình:
Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể
và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự
án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để
phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng
cách cộng dự toán của các công trình thuộc dự án. Dự toán công trình bao gồm:
chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Dự toán công trình đã được thẩm định và phê duyệt là căn cứ để ký kết hợp
đồng xây lắp. Khi thực hiện phương thức giao thầu và thanh toán giá xây lắp
công trình xây dựng, là cơ sở để xác định giá mời thầu và quản lý chi phí sau đấu
thầu. 1.4 Quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.4.1 Yêu cầu cơ bản quản lý trong thanh toán vốn đầu tư
Quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư là một công việc phải thực
hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, vì

vậy chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan cấp phát vốn phải bám sát khâu thanh toán,
đảm bảo giải ngân vốn kịp thời, đúng tiến độ cho nhà thầu. Cụ thể là:
- Xác định căn cứ pháp lý liên quan đến công tác thanh toán vốn đầu tư như
hệ thống văn bản hướng dẫn công tác thanh toán vốn, các quy định về quản lý chi
phí, tuân thủ quy trình thanh toán vốn đầu tư.

8

- Xác định rõ nguồn vốn, nhu cầu sử dụng, kế hoạch sử dụng để tạo thế chủ
động cho cơ quan cấp phát vốn, phân cấp về quản lý vốn ngân sách mạnh hơn
nữa cho các chủ đầu tư, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn thanh toán
một cách chặt chẽ bằng việc sử dụng các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Điều
chỉnh mức vốn đầu tư theo từng quý, năm sát với thực tế.
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây
dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục
chi phí khác trong dự toán công trình. Đảm bảo sự chính xác giữa khối lượng dự
toán chủ yếu với khối lượng thiết kế.
- Ban hành các định chế về thanh toán phù hợp, đồng bộ với văn bản hiện
hành về đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian thanh toán, giảm bớt hồ sơ thanh
toán, thực hiện thanh toán trước kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán, kiểm
soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng.
- Trong hợp đồng kinh tế cần quy định đầy đủ, rõ ràng về nội dung thanh
toán, thời hạn thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều chỉnh giá hợp đồng, tạm ứng
hợp đồng, tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành công việc, nghiệm thu công
việc, bộ phận, giai đoạn, bảo hành công trình.
1.4.2 Tài liệu cơ sở để quản lý trong thanh toán vốn đầu tư
1.4.2.1 Kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn
- Kế hoạch khối lượng: Khối lượng công việc phải thực hiện trong năm kế
hoạch đã được người quyết định đầu tư phê duyệt căn cứ vào:
+ Bản vẽ thi công được duyệt.

+ Dự toán hạng mục hoặc công trình được duyệt.
+ Tiến độ thi công được duyệt.
+ Điều kiện môi trường và năng lực xây dựng trong năm của nhà thầu.
- Kế hoạch khối lượng do chủ đầu tư lập, đăng ký với cơ quan chủ quản, cơ
quan chủ quản kiểm tra, cân đối chung toàn ngành, sau đó có quyết định phân bổ
kế hoạch vốn cho từng dự án.

9

- Kế hoạch khối lượng là cơ sở để lập kế hoạch tài chính, làm căn cứ giải
ngân vốn đầu tư xây dựng cho dự án trong quá trình thực hiện.
- Kế hoạch vốn: Là xác định lượng vốn đầu tư cần phải có để thanh toán vốn
dự án cho nhà thầu khi có khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán. Khối
lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán là khối lượng hoàn thành.
Căn cứ để lập kế hoạch vốn:
+ Giá trị khối lượng thực hiện dở dang đầu kỳ.
+ Giá trị khối lượng kế hoạch của dự án trong năm kế hoạch
+ Giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ.
Kế hoạch vốn do chủ đầu tư lập, cơ quan tài chính kiểm tra và thông báo cho
chủ quản đầu tư và kho bạc nhà nước làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn.
Xác định kế hoạch vốn:
V
KH
= KL
ĐK
+ KL
KH
- KL
CK


Trong đó:
V
KH
: Lượng vốn đầu tư cần thiết trong kỳ kế hoạch để thanh toán cho giá trị
khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán trong kỳ kế hoạch.
KL
ĐK
: Giá trị khối lượng thực hiện dở dang đầu kỳ kế hoạch chưa được thanh
toán.
KL
KH
: Giá trị khối lượng thực hiện theo kế hoạch (Kế hoạch khối lượng).
KL
CK
: Giá trị khối lượng thực hiện dở dang cuối kỳ kế hoạch.




Có 3 trường hợp:
Trường hợp 1: V
KH
>KL
KH
vì KL
ĐK
>KL
CK

Trường hợp 2: V

KH
=KL
KH
vì KL
ĐK
=KL
CK

Trường hợp 1: V
KH
<KL
KH
vì KL
ĐK
<KL
CK

AC=AB+BD-CD
KL
KH
A KL
ĐK
C KL
CK
B V
KH
D


10


AC: Khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán.
Ví dụ: Dự án đầu tư chuyển tiếp có giá trị khối lượng thực hiện dở dang đầu
kỳ là 3,5 tỷ đồng. Kế hoạch khối lượng năm kế hoạch là 10 tỷ đồng, dự kiến đến
cuối năm khối lượng dở dang là 2,5 tỷ đồng. Hãy xác định khối lượng vốn đầu tư
cần chuẩn bị để thanh toán.
V
KH
= KL
ĐK
+KL
KH
-KL
CK
= 3,5+10-2,5= 11 tỷ đồng
V
KH
= 11 tỷ>KL
KH
= 10 tỷ. Kế hoạch vốn của dự án lớn hơn kế hoạch khối lượng
trong năm kế hoạch.
1.4.2.2 Căn cứ kiểm soát khối lượng xây dựng hoàn thành:
1, Mở tài khoản thanh toán (đối với vốn trong nước mở tài khoản tại KBNN,
vốn nước ngoài mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ).
2, Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với
dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm
quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).
3, Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán cho từng công việc, hạng mục
công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các
công việc thực hiện không thông qua hợp đồng.

4, Văn bản lựa chọn nhà thầu theo qui định của Luật đấu thầu.
5, Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu (bao gồm các tài liệu kèm
theo hợp đồng như: điều kiện hợp đồng, đề xuất của nhà thầu, các chỉ dẫn kỹ
thuật, điều kiện tham chiếu, các bản vẽ thiết kế, các sửa đổi bổ sung bằng văn
bản, biên bản đàm phán hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và các bảo lãnh
khác nếu có).
6, Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của hợp đồng.
Trong 6 tài liệu trên chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ
trường hợp phải bổ xung, điều chỉnh.
7, Các hồ sơ được gửi kèm theo đối với từng đợt thanh toán (6 nội dung):

11

+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây
dựng hoặc biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình
để đưa vào sử dụng.
+ Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (Bảng xác định
giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng).
+ Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp
đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh ngoài hợp đồng), chiết khấu tiền
tạm ứng, giá trị thanh toán sau khi đã bù trừ các khoản trên.
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng).
+ Giấy rút vốn đầu tư.
1.4.2.3 Căn cứ kiểm soát khối lượng thiết bị hoàn thành:
- Biên bản nghiệm thu theo quy định. Trường hợp thiết bị không cần lắp đặt
thì gửi biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và nhà thầu theo hợp đồng.
- Hóa đơn.
- Các chứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho (trường hợp chưa
được tính trong giá thiết bị).

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.
- Giấy đề nghị thanh toán vốn tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm
ứng).
- Giấy rút vốn đầu tư.
1.4.2.4 Căn cứ kiểm soát khối lượng công tác tư vấn hoàn thành:
- Biên bản nghiệm thu hoặc biên bản bàn giao khối lượng công việc tư vấn
hoàn thành hoặc báo cáo kết quả hoàn thành. Trường hợp hợp đồng thanh toán
theo thời gian có bảng kê chi phí do chủ đầu tư lập.
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.
- Giấy đề nghị thanh toán vốn tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm
ứng).
- Giấy rút vốn đầu tư.

12

1.4.3 Đánh giá chất lượng quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư
Để đánh giá chất lượng quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư được chia
làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ khi ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu đến
khi thực hiện thanh toán từng lần trước khi chuyển lên cơ quan cấp phát vốn, chủ
đầu tư phải đánh giá chất lượng giai đoạn này.
- Giai đoạn thứ 2: Chủ đầu tư kiểm soát hồ sơ thanh toán
+ Kiểm tra khối lượng theo bản vẽ thiết kế và hồ sơ dự thầu so với khối
lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu theo từng giai đoạn thanh toán.
+ Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng giá vật liệu, nhân công và máy thi
công trong đơn giá (kể cả đơn giá điều chỉnh bổ sung).
+ Kiểm tra việc tính toán bảng xác định khối lượng hoàn thành, bảng tính giá
trị đề nghị thanh toán (khối lượng trong hợp đồng và khối lượng phát sinh ngoài
hợp đồng).
+ Xác định giá trị đề nghị thanh toán sau khi giảm trừ các khối lượng tạm

ứng còn tỷ lệ giảm trừ của thư giảm giá, bảo đảm thực hiện hợp đồng hay bất kỳ
khoản thanh toán nào khác mà bên giao thầu chưa thanh toán cho bên nhận thầu
kể cả tiền bảo hành công trình.
+ Kiểm tra tổng thể các hồ sơ thanh toán mà nhà thầu gửi cho chủ đầu tư: Số
lượng hồ sơ, biên bản nghiệm thu, chữ ký, đóng dấu của các bên. Các tài liệu gửi
một lần và các tài liệu gửi từng đợt.
- Giai đoạn 3: Chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán đến cơ quan cấp phát vốn.
Chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán lên cơ quan cấp phát vốn. Căn cứ vào hồ sơ
thanh toán của chủ đầu tư gửi lên cơ quan cấp phát vốn sẽ tiến hành kiểm tra một
số nội dung sau:
+ Kiểm tra sự đầy đủ của tài liệu theo quy định, tính hợp pháp, hợp lệ của
từng tài liệu, sự logic về thời gian các văn bản, tài liệu.

13

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của việc lựa chọn nhà thầu, số vốn đề nghị
thanh toán trong phạm vi kế hoạch năm được thông báo, hạng mục nội dung
công việc thanh toán có trong hợp đồng hoặc dự toán được duyệt.
+ Sau khi kiểm tra hồ sơ đảm bảo các điều kiện trên, cơ quan cấp phát vốn
xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi, tỷ lệ giảm giá (nếu
có), tên tài khoản đơn vị được hưởng ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào giấy
đề nghị thanh toán.
+ Trên cơ sở nguồn vốn hiện có, phòng thanh toán vốn đầu tư chuyển hồ sơ
thanh toán đến lãnh đạo đơn vị duyệt, sau đó chuyển hồ sơ thanh toán đến phòng
kế toán làm thủ tục thanh toán. Cuối cùng, lưu hồ sơ và trả kết quả qua bộ phận
tiếp nhận hồ sơ.
1.4.4 Nội dung quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư
Để quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo những nội dung
sau:
+ Điều khoản và điều kiện hợp đồng.

+ Khối lượng và phạm vi công việc phải thực hiện.
+ Giá trị hợp đồng.
+ Phương thức thanh toán, tạm ứng, mức tạm ứng.
+ Thanh toán hợp đồng.
+ Hồ sơ thanh toán đối với từng loại hợp đồng.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn bảo hành công trình và các điều
kiện khác.
1.5 Quản lý trong khâu quyết toán vốn đầu tư
1.5.1 Khái niệm:
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầu
tư xây dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng
mục công trình hoàn thành để trình người quyết định đầu tư phê duyệt, chậm
nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng

×