Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI






HÀ THỊ LIÊN






NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐẾN SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC



Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60-85-02



LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI QUỐC LẬP





HÀ NỘI - 2012

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT i



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành công trình luận văn Thạc sỹ này, tôi đã được sự hướng dẫn và
sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Bùi Quốc Lập; các thầy cô trong tổ bộ môn
Quản lý Môi trường, các thầy cô trong khoa Sau Đại học của trường Đại học Thủy
Lợi Hà Nội.
Trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu công trình này, tôi cũng đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường – Viện Khoa học,
Khí tượng Thủy văn và Môi trường; Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh;
Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh; Hiệp hội các làng nghề tỉnh Bắc Ninh và đặc biệt
là nhân dân địa phương tại các làng nghề như: làng nghề giấy Phong Khê (thành
phố Bắc Ninh); làng nghề gỗ Đồng Kỵ, làng nghề sắt Châu Khê (huyện Từ Sơn),
làng nghề nấu rượu Đại Lâm (huyện Yên Phong) – đây là những địa phương tôi đã
tiến hành khảo sát, điền dã, nghiên cứu và thu thập số liệu phục vụ đề tài này.

Qua đây, tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô
trong tổ bộ môn Quản lý Môi trường, các Sở ban nghành của tỉnh Bắc Ninh và nhân
dân tại các làng nghề đã giúp đỡ để cho tôi được hoàn thành công trình này.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế, vì vậy luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, tôi rất mong được sự tham góp ý kiến
của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn
thiện hơn nữa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2012



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT ii

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là : Hà Thị Liên
Học viên : Lớp CH17MT
Nghành : Khoa học môi trường
Trường : ĐH Thủy lợi
Tôi xin cam đoan quyển luận văn này được chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo TS.Bùi Quốc Lập với đề tài nghiên cứu trong luận văn là
“Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức
khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục”
đây là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận văn nào trước đây do
đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung luận văn được thể hiện
theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn
đều được trích dẫn nguồn.

Nếu xảy ra vấn đề gì đối với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm theo quy định.

Người viết cam đoan



Hà Thị Liên

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT iii

MỤC LỤC

9TCÁC TỪ VIẾT TẮT9T V
9TDANH MỤC CÁC BẢNG9T VI
9TDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ9T VII
9TMỞ ĐẦU9T 1
9TCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CỦA TÌNH, TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT CỦA LÀNG NGHỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
9T 6
9T1.1. Tổng quan về làng nghề9T 6
9T1.1.1. Khái niệm về làng nghề9T 6
9T1.1.2. Lịch sử phát triển làng nghề9T 6
9T1.1.3. Những tồn tại trong phát triển làng nghề9T 9
9T1.2. Tổng quan về sản xuất của làng nghề nghiên cứu và làng nghề thuần nông đối
chứng
9T 11
9T1.2.1. Làng nghề Phong Khê9T 11

9T1.2.2. Làng nghề Châu Khê9T 15
9T1.2.3. Làng nghề Đại Lâm9T 19
9T1.2.4. Làng nghề Đồng Kỵ9T 21
9T1.2.5. Làng nghề đối chứng9T 24
9TCHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ, SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG CỦA LÀNG NGHỀ TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
9T 25
9T2.1. Tổng quan tình hình ô nhiễm môi trường tại làng nghề khảo sát9T 25
9T2.1.1. Hiện trạng môi trường không khí9T 27
9T2.1.2. Hiện trạng môi trường nước9T 38
9T2.1.3. Hiện trạng môi trường đất9T 57
9T2.2. Kết luận hiện trạng môi trường tại các làng nghề khảo sát và làng nghề thuần
nông
9T 59
9T2.2.1. Môi trường không khí9T 59
9T2.2.2. Môi trường nước9T 60
9T2.2.3. Môi trường đất9T 61
9T2.3. Hiện trạng xử lý chất thải9T 62
9T2.4. Ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe cộng đồng dân cư tại làng nghề
nghiên cứu
9T 64
9T2.4.1. Hiện trạng sức khỏe cộng đồng dân cư tại các làng nghề nghiên cứu9T 65
9T2.4.2. Mối quan hệ giữa sức khỏe cộng đồng dân cư và hoạt động sản xuất làng
nghề
9T 67
9T2.4.3. Tính tương quan giữa yếu tố môi trường và bệnh tật của người dân9T 73

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT iv


9TCHƯƠNG 3: DỰ BÁO XU THẾ DIỄN BIẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO
VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
9T 77
9T3.1. Dự báo xu thế diễn biến ô nhiễm môi trường tại làng nghề9T 77
9T 3.1.1. Nguyên tắc chung 77
9T 3.1.2. Cơ sở tính toán phát thải 78
9T3.1.3. Tính toán phát thải tại khu vực làng nghề9T 79
9T3.2. Cơ sơ để xây dựng biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề9T 85
9T3.2.1. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề9T 85
9T3.2.2. Căn cứ pháp lý9T 86
9T3.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng
đồng
9T 87
9T3.3.1. Các biện pháp quy hoạch và xử lý triệt để môi trường9T 87
9T3.3.2. Giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề9T 89
9T3.3.3. Giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề9T 92
9T3.3.4. Biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng (Giải pháp về giáo dục nâng cao
nhận thức cộng đồng)
9T 99
9TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ9T 103
9TPHỤ LỤC9T 106



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT v


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP An toàn thực phẩm
BĐMT Biến đổi môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
CCN Cụm công nghiệp
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTSH Chất thải sinh hoạt
CTR Chất thải rắn
PTCS Phổ thông cơ sở
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLMT Quản lý môi trường
QĐ - BYT Quyết định - Bộ y tế
KTXH Kinh tế xã hội
LN Làng nghề
UBND Ủy ban nhân dân
VAC Vườn ao chuồng
VSMT Vệ sinh môi trường
TTQTMT Trung tâm Quan trắc Môi trường
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TNN Tài nguyên nước
WHO Tổ chức y tế thế giới


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
9TBảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề Phong Khê9T 12

9TBảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề Châu Khê9T 15
9TBảng 1.3: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề Đại Lâm9T 19
9TBảng 1.4: Nguyên liệu và định mức sản xuất (áp dụng với quy mô sản xuất 4-6 bộ
bàn ghế/tháng)
9T 22
9TBảng 2.1: Các dạng chất thải phát sinh tại các làng nghề nghiên cứu9T 25
9TBảng 2.2: Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại các làng nghề9T 28
9TBảng 2.3: Môi trường không khí xung quanh làng nghề Phong Khê9T 30
9TBảng 2.4: Môi trường không khí trong khu vực sản xuất làng nghề Phong Khê9T 31
9TBảng 2.5: Môi trường không khí xung quanh làng nghề Châu Khê9T 33
9TBảng 2.6: Môi trường không khí khu vực sản xuất làng nghề Châu Khê9T 33
9TBảng 2.7: Thải lượng ô nhiễm nước thải tại các làng nghề9T 39
9TBảng 2.8: Số liệu môi trường nước thải làng nghề Phong Khê9T 41
9TBảng 2.9: Số liệu môi trường nước mặt làng nghề Phong Khê9T 42
9TBảng 2.10: Môi trường nước ngầm làng nghề Phong Khê9T 44
9TBảng 2.11: Số liệu hiện trạng môi trường nước thải làng nghề Châu Khê9T 45
9TBảng 2.12: Môi trường nước mặt làng nghề Châu Khê9T 46
9TBảng 2.13: Số liệu hiện trạng môi trường nước ngầm làng nghề Châu Khê9T 47
9TBảng 2.14: Số liệu hiện trạng môi trường nước thải làng nghề Đại Lâm9T 49
9TBảng 2.15: Số liệu hiện trạng môi trường nước mặt làng nghề Đại Lâm9T 50
9TBảng 2.16: Số liệu hiện trạng môi trường nước ngầm làng nghề Đại Lâm9T 51
9TBảng 2.17: Số liệu hiện trạng môi trường nước thải làng nghề Đồng Kỵ9T 52
9TBảng 2.18: Số liệu hiện trạng môi trường nước mặt làng nghề Đồng Kỵ9T 53
9TBảng 2.19: Số liệu hiện trạng môi trường nước ngầm làng nghề Đồng Kỵ9T 54
9TBảng 2.20: Số liệu hiện trạng môi trường nước thải thôn Bảo Ngọc9T 55
9TBảng 2.21: Số liệu hiện trạng môi trường nước mặt thôn Bảo Ngọc9T 56
9TBảng 2.22: Môi trường đất làng nghề Châu Khê9T 58
9TBảng 2.23: Tổng hợp đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các làng nghề9T 61
9TBảng 2.24: Đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề khảo sát9T 62
9TBảng 2.25: Ảnh hưởng của SOR

2
R đến con người9T 65
9TBảng 2.26 : Ảnh hưởng của NOR
2
R đến con người9T 66
9TBảng 2.27: Thống kê các bệnh liên quan đến môi trường nước tại khu vực làng nghề9T 68
9TBảng 2.28: Tỷ lệ bệnh tật của người dân qua khám sức khỏe làng nghề Phong Khê9T
69

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT vii

9TBảng 2.29: Tình hình bệnh tật của người dân qua khám sức khỏe làng nghề Châu Khê9T
70
9TBảng 2.30: Tỷ lệ bệnh tật của người dân qua khám sức khỏe làng nghề Đại Lâm9T 70
9TBảng 2.31: Tỷ lệ bệnh tật của người dân qua khám sức khỏe làng nghề Đồng Kỵ9T 71
9TBảng 2.32: Thống kê tỷ lệ % các bệnh chủ yếu tại các làng nghề nghiên cứu9T 72
9TBảng 2.33: Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe dân cư tại các
xã nơi có làng nghề phát triển.
9T 72
9TBảng 2.34: Mối liên quan giữa tiếng ốn, bụi và bệnh tật làng nghề9T 74
9TNguồn: Trung tâm y tế dự phòng Bắc Ninh9T 74
9TBảng 2.35: Mối liên quan giữa nồng độ SOR
2
Rvà NOR
2
Rtrong không khí ô nhiễm và
bệnh tật làng nghề Châu Khê
9T 74

9TBảng 2.36: Mối liên quan giữa ô nhiễm nước (COD, TSS, NHR
3,
RKim loại nặng) và
bệnh tật làng nghề
9T 75
9TBảng 2.37: Mối liên quan giữa ô nhiễm kim loại nặng trong đất (Cu, Pb, Zn) và
bệnh tật làng nghề
9T 76
9TBảng 3.1: Hệ số ô nhiễm của than9T 80
9TBảng 3.2: Thải lượng ô nhiễm không khí tại các làng nghề năm 20209T 80
9TBảng 3.3: Lượng nước thải theo tính toán tại các làng nghề9T 82
9TBảng 3.4: Thải lượng ô nhiễm nước thải tại các làng nghề năm 20209T 82
9TBảng 3.5: Thải lượng ô nhiễm nước thải tại các làng nghề năm 20209T 82
9TBảng 3.6: Lượng chất thải rắn theo tính toán tại các làng nghề khảo sát9T 84
9TBảng 3.7:Ước tính lượng nước thải sau khi áp dụng phương pháp lắng trọng lực9T . 97

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
9THình 1.1: So sánh hoạt động của các nhóm làng nghề trong tỉnh9T 8
9THình 1.2: Quy trình sản xuất giấy tái chế9T 14
9THình 1.3: Quy trình tái chế sắt phế liệu và nguồn thải9T 17
9THình 1.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất rượu sắn kèm theo dòng thải9T 20
9THình 1.5: Sơ đồ công nghệ sản xuất đỗ gỗ làng Đồng Kỵ kèm dòng thải9T 23
9THình 2.1: So sánh nồng độ chất ô nhiễm không khí làng nghề Phong Khê9T 29
9THình 2.2: Nồng độ bụi, SOR
2
R không khí xung quanh làng nghề Phong Khê9T 30
9THình 2.3: Tiếng ồn trong môi trường xung quanh làng nghề Phong Khê9T 30
9THình 2.4: Nồng độ bụi, SOR
2
R khu vực sản xuất làng nghề Phong Khê9T 31

9THình 2.5: Tiếng ồn khu vực sản xuất làng nghề Phong Khê9T 31
9THình 2.6: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm không khí làng nghề Châu Khê9T 32
9THình 2.7: Nồng độ bụi, SOR
2
R không khí xung quanh làng nghề Châu Khê9T 33

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT viii

9THình 2.8: Nồng độ NOR
2
R, tiếng ồn không khí xung quanh làng nghề Châu Khê9T 34
9THình 2.9: Nồng độ bụi không khí xung quanh làng nghề Đại Lâm9T 35
9THình 2.10: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm không khí làng nghề Đại Lâm9T 35
9THình 2.11: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm không khí làng nghề Đồng Kỵ9T 36
9THình 2.12: Tiếng ồn môi trường xung quanh làng nghề Đồng Kỵ9T 37
9THình 2.13: Nồng độ bụi, tiếng ồn khu vực sản xuất làng nghề Đồng Kỵ9T 38
9THình 2.14: So sánh hàm lượng COD mẫu nước thải cống thải làng nghề Phong Khê9T 39
9THình 2.15: Hàm lượng TSS, COD mẫu nước thải làng nghề Phong Khê9T 41
9THình 2.16: Hàm lượng COD mẫu nước mặt làng nghề Phong Khê9T 43
9THình 2.17: Hàm lượng COD mẫu nước sông Ngũ Huyện Khê tại cầu Phong Khê9T 43
9THình 2.18: Hàm lượng COD, Fe mẫu nước thải làng nghề Châu Khê9T 45
9THình 2.19: Hàm lượng sắt mẫu nước ngầm làng nghề Châu Khê9T 47
9THình 2.20: So sánh hàm lượng COD mẫu nước tại cống thải làng nghề Đại Lâm9T 48
9THình 2.21: Hàm lượng COD, amoni mẫu nước thải làng nghề Đại Lâm9T 48
9THình 2.22: Hàm lượng COD, amoni mẫu nước mặt làng nghề Đại Lâm9T 50
9THình 2.23: Hàm lượng Fe, amoni mẫu nước ngầm làng nghề Đại Lâm9T 51
9THình 2.24: Hàm lượng TSS, COD mẫu nước thải làng nghề Đồng Kỵ9T 53
9THình 2.25: Hàm lượng COD, amoni mẫu nước mặt làng nghề Đồng Kỵ9T 54

9THình 2.26: Hàm lượng Fe, amoni mẫu nước ngầm làng nghề Đồng Kỵ9T 54
9THình 2.27: Hàm lượng BODR
5
R, amoni mẫu nước thải thôn Bảo Ngọc, Thái Bảo9T 56
9THình 2.28: Hàm lượng COD mẫu nước mặt Thôn Bảo Ngọc, Thái Bảo9T 57
9THình 2.29: Hàm lượng đồng, kẽm mẫu đất, trầm tích làng nghề Châu Khê9T 58
9THinh 2.30: Bãi rác làng nghề giấy Phong Khê dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê9T 64
9THình 3.1: Sơ đồ nguyên tắc dự báo xu hướng môi trường9T 77
9THình 3.2: Dự báo thải lượng ô nhiễm không khí đến năm 20209T 80
9THình 3.3:Dụ báo thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nươc theo KB1, KB29T 83
9THình 3.4: Mô hình hệ thống quản lý môi trường tại khu vực xã có làng nghề9T 90
9THình 3.5: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò đúc thép9T 94
9THình 3.6: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải9T 94
9THình 3.7: Sơ đồ công nghệ xử lý bụi tại máy chà, máy cưa gỗ9T 95
9THình 3.8: Sơ đồ xử lý sơ bộ nước thải cơ sở sản xuất giấy9T 96
9THình 3.9: Sơ Sơ đồ mô hình thu gom và vận chuyển rác thải có sự tham gia của
người dân
9T 99

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Làng nghề đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời trong nông thôn Việt Nam
và đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển của làng nghề đem lại
lợi ích kinh tế và song song với nó tồn tại nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do sự ý
thức của con người trong quá trình sản xuất không xử lý triệt để các chất thải ra môi
trường sống xung quanh gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Chất lượng hầu hết khu vực sản xuất
trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp
xúc khá cao: 95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9 % tiếp xúc với
nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất
P0F
1
P. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả
nước của đề tài KC 08.09 (2005) cho thấy trong số đó, 46% làng nghề có môi trường
bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nước hoặc đất hoặc cả ba dạng), 27% ô
nhiễm vừa và ô nhiễm nhẹ. Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy
mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng gia tăng.
Sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ đời sống của con
người. Tại các làng nghề ở Việt Nam nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu hết
dân cư của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của điều
kiện lao động và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn. Do môi
trường không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm nên số người dân tại
các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ
khoa là rất cao. Ngoài ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi,
ung thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền
thống, 32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ,
sắt thép (Đa Hội, Châu Khê), giấy (Phong Khê, Phú Lâm), rượu (Tam Đa, Đại

1
Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề quốc gia 2008.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 2


Lâm), tái chế nhôm (Văn Môn)… Cũng giống như hiện trạng môi trường của các
làng nghề trên toàn quốc, kết quả khảo sát điều tra chất lượng môi trường mới nhất
tại các làng nghề Bắc Ninh do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thực hiện cho thấy
tất cả các mẫu nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí tại đây đều có dấu hiệu
ô nhiễm với mức độ khác nhau. Đất đai bị xói mòn, thoái hoá, chất lượng các nguồn
nước suy giảm mạnh.
P1F
2

Xuất phát từ hiện trạng phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh và cũng như tình
hình sức khỏe và bệnh tật tại các làng nghề, cần thiết phải xác định hiện trạng và
mối liên quan giữa chúng để từ đó đề ra được giải pháp nhằm cải thiện chất lượng
cuộc sống và sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề.
Vì vậy “ Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng
nghề đến sức khoẻ cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các biện
pháp khắc phục ” là hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Mục đích của đề tài:
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận văn nghiên cứu, đánh giá tác động của các hoạt động sản
xuất, mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh tới sức khỏe
cộng đồng, từ đó tạo cơ sở cho các nghiên cứu sau này để đề ra các giải pháp nhằm
góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư các làng nghề.
2.2. Mục tiêu cụ thể của luân văn bao gồ
m:
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về tình hình sản xuất tại các làng nghề điển
hình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ 2006 đến nay.
- Nghiên cứu, đánh giá về tình hình phát sinh chất thải và hiện trạng môi trường
tại các làng nghề điển hình trên địa bàn tỉnh Bắc ninh từ 2006 đến nay.
- Nghiên cứu, đánh giá về tình hình sức khỏe của các cộng đồng dân cư tại các

làng nghề điển hình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ 2006 đến nay .

2


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 3

- Đánh giá mối liên quan giữa các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng
tại các làng nghề điển hình .
- Đánh giá và dự báo các vấn đề về sức khoẻ cộng đồng do hoạt động sản xuất
của làng nghề .
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức
khoẻ cộng đồng tại các làng nghề điển hình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường liên
quan đến sức khỏe cộng đồng tại 05 làng nghề điển hình và 01 làng thuần nông (khu
vực làm đối chứng) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các làng nghề nghiên cứu bao gồm:
- Làng nghề tái chế giấy: Làng nghề giấy xã Phong Khê – TP Bắc Ninh
- Làng nghề tái chế kim loại: Làng nghề sắt thép Đa Hội - Châu Khê – TX Từ Sơn
- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Làng nghề sản xuất rượu Đại
Lâm - Tam Đa – Yên Phong
- Làng nghề sản xuất đồ gỗ: Làng nghề Đồng Kỵ - Từ Sơn
- Điều tra đánh giá sức khỏe cộng đồng dân cư tại 01 làng thuần nông để làm
mẫu đối chứng: Thôn Bảo Ngọc, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
1) Phương pháp kế thừa, tổng hợp
 Thu thập các dữ liệu về hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2006-2010

 Thu thập các dữ liệu về quy hoạch các làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2015.
 Tất cả các kết quả điều tra nghiên cứu hiện có về hiện trạng môi trường tỉnh
Bắc Ninh, quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Ninh, các nghiên cứu khoa học
của các Dự án, các chương trình đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 4

2) Phương pháp điều tra thống kê.
Mặc dù có khá nhiều tư liệu, các số liệu khác nhau về hiện trạng môi trường
trên địa bàn tỉnh nhưng các kết quả nghiên cứu trước đây thường theo các mục đích
khác nhau, thiếu tính đồng bộ, gây nhiều khó khăn cho xử lý tổng hợp. Do môi
trường không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm nên số người dân tại
các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ
khoa là rất cao. Ngoài ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi,
ung thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống
Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn có điều tra khảo sát thực tế,
đồng thời thống kê tài liệu đã có để thấy rõ được mức độ ô nhiễm môi trường, hiện
trạng về sức khoẻ cộng đồng, mức độ ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ
công đồng dân cư hiện đang sinh sống tại các làng nghề
Trên cơ sở đó, đã đưa ra kiến nghị về các tiêu chí cụ thể trong đánh giá ảnh
hưởng của môi trường làng nghề đến sức khỏe cồng đồng trên địa bàn tỉnh.
3) Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu
thực tế tại khu vực nghiên cứu nhằm bổ sung các dữ liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội để làm cơ sở cho việc đánh giá và đưa ra biện pháp
giảm thiểu các tác động bất lợi gây nên.
4) Phương pháp so sánh: Trong quá trình làm luận văn phương pháp so sánh
được áp dụng trong dự báo các tác động có thể xảy ra đối với chất lượng

nước, chất lượng không khí; các số liệu. được sử dụng làm đối chứng trong
phương pháp này. Sử dụng phương pháp so sánh với QCVN và các tiêu
chuẩn của WHO.
5) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong quá trình
làm đề tài.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 5

5. Kết quả dự kiến đạt được:
- Đưa ra bức tranh tổng quan về hiện trạng môi trường làng nghề của tỉnh.
- Đi sâu nghiên cứu một số làng nghề điển hình và đối chứng với làng nghề thuần
nông để thấy được hiện trạng môi trường khu vực làng nghê nghiên cứu.
- Đề tài đã tổng hợp cơ sở khoa học để đánh giá ảnh hưởng của môi trường
làng nghề đến sức khỏe cộng đồng.
- Dự báo xu thế diễn biến của môi trường làng nghề trong tương lai.
6. Nội dung và cấu trúc của đề tài
Phần mở đầu
Phần nội dung:
Chương 1: Tổng quan về làng nghề của tỉnh, tình hình sản xuất của làng
nghề khu vực nghiên cứu
Chương 2: Hiện trạng môi trường tại các làng nghề, sức khỏe cộng đồng trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Dự báo xu thế diễn biến ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Phần kết luận

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CỦA TÌNH, TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT CỦA LÀNG NGHỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về làng nghề
Làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong
nhiều năm qua ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế làng nghề đang gây ra những
vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các làng nghề sản xuất tái chế kim loại, tái
chế giấy và làng nghề sản xuất thực phẩm.
1.1.1. Khái niệm về làng nghề
Khái niệm về làng nghề được hiểu những làng có nghề phi nông nghiệp
chiếm ưu thế về số hộ và thu nhập so với nghề thuần nông.
Đặc trưng của làng nghề được nhìn nhận như là một đặc thù ở nông thôn
Việt Nam. Làng nghề phát triển theo từng vùng nguyên liệu, tập quán sản xuất, phụ
thuộc vào quan hệ xã hội và truyền thống lâu đồi của từng địa phương trên từng khu
vực lãnh thổ khác nhau.
Quan điểm nhận dạng làng nghề dựa trên các tiêu chí:
- Số hộ và số lao động tham gia trực tiếp hoặc gián thiếp đối với nghề phi
nông nghiệp chiếm ít nhất 30% so với tổng số hộ trong làng.
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của làng nghề
chiếm ít nhất 50% so với tổng giá trị sản xuất.
- Sản phẩm phi nông nghiệp do cộng đồng làng nghề gia công hoặc sản xuất ra
phải mang đặc thù riêng của chính họ.
1.1.2. Lịch sử phát triển làng nghề
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố
rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Đến
nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ

xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng. Các làng nghề tập trung

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 7

chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề,
chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ
Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ có từ lâu đời và nổi
tiếng cả trong và ngoài nước.
Về phân loại làng nghề có nhiều tiêu chí khác nhau như:
- Làng nghề truyền thống và làng nghề mới: Theo tiêu chí này, hiện nay, tỉnh
Bắc Ninh có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới, chiếm khoảng 10%
tổng số làng nghề truyền thống của cả nước.
- Theo tiềm năng tồn tại và phát triển của làng nghề. Theo tiêu chí này, Trong
số 62 làng nghề ở Bắc Ninh, có thể phân thành 3 nhóm như sau:
1) Số làng nghề phát triển tốt: có 20 làng nghề, chiếm 32%; gồm các làng nghề
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, Những làng nghề này sản
xuất các sản phẩm phù hợp với thị trường, luôn có sự đầu tư tăng cường năng
lực sản xuất.
2) Số làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được: 26 làng nghề,
chiếm 42%, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ
nông nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu ), nuôi trồng, chế
biến tơ tằm, mộc dân dụng
3) Số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề: 16 làng nghề,
chiếm 26%. Đây là những làng nghề mà sản phẩm làm ra không còn thích
hợp với thị trường, do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp
như gốm, dụng cụ cầm tay, tranh dân gian, mây tre đan

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 8


Hình 1.1: So sánh hoạt động của các nhóm làng nghề trong tỉnh
- Dựa trên các tiêu chí khác như theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm;
nguồn thải và mức độ ô nhiễm thì có thể phân chia làng nghề của tỉnh theo các
nhóm ngành chính sau (tham khảo Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008 - Môi
trường làng nghề Việt Nam):
1) Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ. Nhóm
làng nghề này chiếm số lượng lớn trong tổng số 62 làng nghề:
9TBánh đa thôn
Đoài
9T; 9Tbánh9T cuốn Mão Điền; 9TĐậu gù Trà Lâm9T; Bún Tiền Trong, Tiền Ngoài
Khắc Niệm…
2) Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ: Dệt nhuộm Tương Giang, tơ tằm Vọng
Nguyệt.
3) Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: làng nghề sản xuất vôi Đáp Cầu
4) Làng nghề tái chế phế liệu: làng nghề sắt thép Châu Khê; đúc nhôm chì Văn
Môn; đúc đồng Đại Bái, Quảng Bố; giấy Phong Khê, Phú Lâm;
5) Làng nghề thủ công mỹ nghệ: đồ gỗ Đồng Kỵ, Hương Mạc, Phù Khê
6) Làng nghề khác: làng chổi Xuân Hội
Kết luận: dựa trên các tiêu chí phân loại làng nghề như ở trên trong luận văn
tác giả đi sâu nghiên cứu 4 làng nghề điển hình cho sự phát triển của làng nghề
trong tỉnh nói chung và 4 làng nghề này đặc trưng riêng cho các mức độ ô nhiễm và

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 9


nguồn thải khác nhau. Bên cạnh đó tác giả đưa vào luận văn một làng nghề thuần
nông để so sánh đối chiếu với làng nghề nghiên cứu từ đó thấy được hiện trạng môi
trường làng nghề trong tỉnh.
Làng nghề nghiên cứu và đối chứng bao gồm:
- Làng nghề tái chế giấy Phong Khê: Làng nghề giấy xã Phong Khê – TP Bắc Ninh
- Làng nghề tái chế kim loại Châu Khê: Làng nghề sắt thép Đa Hội – xã Châu
Khê – TX Từ Sơn.
- Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: Làng nghề sản xuất rượu Đại
Lâm – xã Tam Đa – Yên Phong.
- Làng nghề sản xuất đồ gỗ: Làng nghề Đồng Kỵ - Từ Sơn.
- Làng nghề thuần nông đối chứng: thôn Bảo Ngọc – xã Thái Bảo – huyện Gia Bình.
1.1.3. Những tồn tại trong phát triển làng nghề
Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho
nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động
thời vụ).
Tại các làng nghề, số người giàu và khá giàu ngày càng tăng, mức thu nhập ở
các làng nghề cao gấp từ 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông. Nhờ vậy góp
phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Làng nghề còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất
khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỷ đến 1.500 tỷ đồng/ năm.
Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề ở Bắc Ninh đang phải đối mặt với rất nhiều
vấn đề như sản xuất còn chưa ổn định, khả năng tổ chức quản lý, nguồn thiết bị, tài
chính, kiến thức thị trường, kết cấu hạ tầng, công nghệ đều hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển. Do đó chất lượng sản phẩm làm ra thấp, không cạnh tranh
được thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, hầu hết các làng nghề trong tỉnh
chưa được quy hoạch hoàn chỉnh, vẫn còn mang tính tự phát.
Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh có sự phát triển khá nhanh và đóng góp
nhất định vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp,
nông thôn. Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển của làng nghề đã và đang gây ra

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 10

những vấn đề tiêu cực về mặt xã hội và môi trường. Phát triển bền vững kinh tế làng
nghề gắn với bảo vệ môi trường và yếu tố con người đang đặt ra bài toán khó khi
môi trường tại một số làng nghề trong tỉnh đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các vấn
đề được đặt ra như sau:
- Quy mô sản xuất nhỏ hẹp, đa số quy mô hộ gia đình: Sản xuất thường xen
lẫn trong các khu dân cư nên các phát thải ra môi trường ảnh hưởng lớn tới đời sống
của người dân. Do công nghệ, thiết bị lạc hậu và thủ công nên giá trị sản phẩm thấp.
Vốn đầu tư cho sản xuất, tiếp cận với thiết bị, công nghệ mới rất khó khăn nên ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của sản phẩm. Thực tế cho thấy,
hiện nay ở các làng nghề chỉ có 18% nhà xưởng kiên cố, 85% có sử dụng điện, 37%
công việc được cơ giới hóa, còn lại làm bằng tay. Mặt khác, việc sử dụng hóa chất,
nguyên nhiên liệu rẻ tiền, tận dụng lao động tay nghề thấp; không trang bị các
phương tiện bảo hộ lao động nên làm tăng mức độ ô nhiễm và tăng ảnh hưởng
không tốt tới sức khỏe người lao động.
- Thị trường tiêu thụ hạn hẹp. Công việc tiếp thị sản phẩm còn yếu kém, chưa
có khả năng mở rộng thị trường. Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong
các làng nghề truyền thống phụ thuộc nhiều vào chủ bao tiêu và chủ bao mua. Do
phụ thuộ
c chủ bao tiêu về vốn và nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên
các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình thường xuyên bị các chủ bao mua chi phối. Bên
cạnh đó, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu còn yếu kém,
vì vậy nhiều làng nghề rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Việc thực hiện quy hoạch, định hướng phát triển làng nghề còn chậm. Một số
CCN làng nghề tuy được hình thành với mục đích phát triển sản xuất công nghiệp
và chuyển toàn bộ số hộ sản xuất thủ công trong làng nghề ra CCN tập trung, giảm
thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ nhưng việc vận động các hộ sản xuất
xen lẫn trong khu dân cư ra CCN tập trung còn gặp nhiều khó khăn do nhiều

nguyên nhân khác nhau.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 11

- Môi trường trong các làng nghề bị ô nhiễm quá nặng bởi khói bụi, nước thải,
hóa chất và phế liệu. Một số làng nghề bị ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng
như Phong Khê, Đại Lâm; ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng như Châu
Khê. Sự ô nhiễm môi trường đã làm cho đời sống nhân dân cũng như sản xuất trong
các làng nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với nó là bệnh nghề nghiệp tại các
làng nghề đang có xu hướng phát triển.
Việc giữ gìn và phát huy giá trị của các làng nghề ngoài ý nghĩa kinh tế còn
có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch.
Từ thực trạng trên, để làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững
gắn với BVMT cần có những giải pháp quản lý tổng hợp và phù hợp với thực tiễn.
1.2. Tổng quan về sản xuất của làng nghề nghiên cứu và làng nghề thuần nông
đối chứng
Sản xuất tại các làng nghề đã góp phần không nhỏ vào công cuộc CNH-HĐH
nền kinh tế của tỉnh; giải quyết được lượng lớn lao động của địa phương và lao
động bên ngoài. Đặc thù các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh là có khá nhiều làng nghề
tái chế kim loại, giấy Các làng nghề này sử dụng một lượng lớn nguyên liệu tái
chế, các nhiên liệu than củi; hóa chất khác nhau. Bên cạnh việc phát triển sản xuất
thì tại làng nghề cũng tồn tại các vấn đề phát sinh chất thải và ô nhiễm môi trường;
về trình độ tay nghề lao động và các vấn đề an toàn lao động.
1.2.1. Làng nghề Phong Khê
a) Giới thiệu chung
Làng giấy Phong Khê là một trong những làng nghề tái chế giấy đã có
truyền thống từ lâu đời thuộc xã Phong Khê - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh,
nay thuộc thành phố Bắc Ninh, dân số của xã khoảng 9.500 người với khoảng

2.220 hộ.
Hiện nay, số lượng các cơ sở sản xuất tại làng nghề đã lên tới 263 cơ sở sản
xuất giấy. Trong đó, có 67 cơ sở tại Cụm công nghiệp Phong Khê 1; 22 cơ sở tại
CCN Phong Khê 2 (Cụm công nghiệp và dịch vụ thương mại Phong Khê- do Xí

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 12

nghiệp giấy Hợp Tiến làm chủ đầu tư); còn lại là các hộ nằm xen kẽ trong các khu
dân cư của 4 thôn là: Dương ổ 142 cơ sở, Đào Xá 23 cơ sở, Châm Khê 8 cơ sở,
Ngô Khê 01 cơ sở.
Với 15 dây chuyền sản xuất ban đầu nhưng chỉ sau 10 năm số lượng dây
chuyền sản xuất đã tăng lên gấp 10 lần. Năm 2002, sản xuất được 30.000 tấn giấy,
doanh thu được 100 tỷ đồng thì năm 2009 đạt 180.000 tấn, doanh thu đạt 990 tỷ
đồng. Tổng sản lượng năm 2010 của xã lên tới 200.000 tấn giấy/năm
Các sản phẩm chính của làng nghề giấy Phong Khê gồm:
- Giấy Kraft (giấy bìa, giấy bao ximăng, giấy Duplex ): 102 cơ sở
- Giấy vệ sinh, giấy ăn: 91 cơ sở.
- Giấy vàng mã: 42 cơ sở
- Giấy viết, giấy in trắng: 18 cơ sở.
Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề Phong Khê
TT Loại sử dụng Đơn vị Lượng sử dụng
I Nguyên liệu
1 Giấy lề, bột giấy tấn/năm 240.000
2 Nhựa thông tấn/năm 2.000
3 Phèn tấn/năm 10.000
4 Javen lít/năm 15.000.000
5 Xút tấn/năm 2.500
6 Phẩm màu

tấ n/n ăm
0,4
II Nhiên liệu

7 Nước mP
3
P/năm 4.000.000
8 Than tấn/năm 100.000
Nguồn: TTQTMT tỉnh Bắc Ninh năm 2010

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 13

b) Quy trình sản xuất
Sản xuất giấy tại làng nghề Phong Khê thải ra môi trường khoảng gần 5000m
P
3
P
nước thải/ ngày. Toàn bộ lượng nước thải này thải trực tiếp ra sông Ngũ Huyện
Khê, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước khu vực hạ lưu. Ngoài ra, các
loại chất thải khác như: chất thải rắn, các loại khí thải độc hại như bụi, SO
R
2
R, NOR
2
R,
CO hàng ngày thải ra môi trường mà không được xử lý gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường và đời sống của người lao động, người dân trong khu vực. Sơ
đồ dưới mô tả quy trình sản xuất giấy tái chế kèm theo dòng thải tại làng nghề

Phong Khê.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 14




















Hình 1.2: Quy trình sản xuất giấy tái chế
Tình hình lao động và phân bố nhà xưởng sản xuất:
Hiện nay, sản xuất giấy tại Phong Khê đã giải quyết việc làm cho hơn 2.000
lao động trong xã và thu hút hơn 1.000 lao động bên ngoài làm việc trong các cơ sở
sản xuất. Ngoài ra, còn tạo việc làm cho gần 1.000 người trong các khâu dịch vụ,

cung ứng vật tư nguyên liệu. Đa số lao động trình độ tay nghề thấp. Người lao động
chưa có ý thức về bảo hộ lao động; các phương tiện bảo hộ cho người lao động rất ít
Nguyên liệu: bìa, giấy loại

Làm ẩm
Nghiền thủy
lực



Nghiền đĩa
Bể chứa
Bể guồng
Máy xeo
Lò hơi
Sấy
Sản phẩm
Bể thu
hồi tuần
hoàn
Nước
Rác thải: băng dính, đinh ghim,
băng keo
Nước
Nước thải
Tiếng ồn
Nước
Than
Bụi,
CO,

NO
2
,
SO
2

Xỉ
than
Hơi nước
Bể khuấy
Bể pha bột
Hóa chất: nhựa thông,
phèn, phẩm màu
Nước

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 15

do đó đã có những tai nạn lao động xảy ra do hóa chất, máy móc, nổ lò hơi gây ảnh
hưởng tới sức khỏe và tài sản.
Diện tích sản xuất tại các cơ sở rất chật hẹp do xen lẫn khu ở của gia đình; tại
CCN Phong Khê 1 và 2 tình trạng này cũng ít được cải thiện.
1.2.2. Làng nghề Châu Khê
a) Giới thiệu chung
Nằm trên địa bàn phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Đa Hội là
một trong những làng nghề có tiếng trên cả nước về sản xuất sắt thép.
Hiện nay phường Châu khê có 1.782 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong đó
có 188 hộ sản xuất Đúc, Cán thép các loại; 07 hộ sản xuất dây truyền mạ; 385 hộ
sản xuất khác như: Sản xuất đinh, Hàn đấu đầu, cắt sắt, Hàn rút sắt…; Các hộ còn

lại tham gia vào nhiều loại hình sản xuất thủ công về sắt thép và kinh doanh khác
như: Làm đồ Gỗ, Than…giải quyết việc làm cho từ 5 đến 7 nghìn lao động trong
phường cũng như ngoài địa bàn.
Năm 2002 sản lượng thép các loại đạt khoảng 85.000 tấn, đến năm 2008 sản
lượng thép đã đạt tới 220.000 tấn. Năm 2009, mặc dù chịu tác động của suy thoái
kinh tế song sản lượng thép đạt gần 222.700 tấn, giải quyết việc làm thường xuyên
cho khoảng 7.000 lao động,
Trong 06 tháng đầu năm 2011 tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt
120.000 tấn, tổng doanh thu ước tính khoảng 1.326 tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo KT-XH 6 tháng đầu năm 2011- UBND Phường Châu Khê)
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề Châu Khê
TT Loại sử dụng Đơn vị Lượng sử dụng
I Nguyên Liệu
1 Sắt thép phế liệu Tấn/năm 525.000
2 Mangan tấn/năm 7.200
3 Silic tấn/năm 6.900
4 Nhôm tấn/năm 7.200

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 16

TT Loại sử dụng Đơn vị Lượng sử dụng
5 Kẽm kg/năm -
II Nhiên liệu
1 Lượng than tấn/năm 270.000
2 Dầu FO tấn/năm 390
3 Lượng nước 1000 mP
3
P/năm 5.400

4 Điện Triệu Kwwh/năm 75-90
Nguồn: TT QTNT & MT tỉnh Bắc Ninh năm 2010
b) Quy trình sản xuất
Quá trình sản xuất tại làng nghề phát sinh lượng lớn nước thải chủ yếu là nước
làm mát, chất thải rắn và các chất ô nhiễm không khí. Do đặc thù công nghệ sản xuất
cũ và lạc hậu; thêm vào đó chất thải không được xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường không khí của làng nghề và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

×