MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Nhu cầu giao tiếp của sinh viên tại các trường đại học nói chung và sinh
viên trường Đại học công nghiệp TPHCM cơ sở Thanh Hoá nói riêng. Trong khi
đó các hoạt động dạy và học ở trường lại chưa đáp ứng đủ điều kiện các sinh
viên trường đại học công nghiệp TPHCM phát triển những cần thiết chuẩn bị
cho nghề nghiệp tương lai. Do đó bài giao tiếp này sẽ phản ánh nhu cầu giao
tiếp thực tế của sinh viên hiện nay tại cơ sở Thanh Hoá, đưa ra một số giải pháp
nâng cao chất lượng giao tiếp.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay một trong ba yêu cầu tuyển dụng được ưu tiên hàng đầu cho các
ứng cử viên đó là ký năng giao tiếp. Thực vậy, giao tiếp là vấn đề sống còn của
tất cả mọi người đặc biệt là sing viên. Vấn đề giao tiếp của học sinh, sinh viên là
một vấn đề đáng quan tâm. Trong đó là dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách
làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu quả. Nhưng giao thiệp với mọi người là
một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được, bất kỳ ai cungc phải học điều
đó. Sinh viên trường đại học công nghiệp TPHCM cơ sở Thanh Hoá họ cần
được cung cấp những tri thức, trong giao tiếp. Chính những giao tiếp đó giúp họ
có những mối quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng giao tiếp của sinh viên trường đại học công nghiệp
TPHCM cơ sở Thanh Hoá, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao ký
năng giao tiếp cho sinh viên, để họ có điều kiện học tập tốt, có năng lực giao
tiếp với cộng đồng và làm tốt nhiệm vụ trong ngành theo học
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Sinh viên Trường đại học công nghiệp TPHCM cơ sở Thanh Hoá
giao tiếp của sinh viên Trường đại học công nghiệp TPHCM cơ sở Thanh
Hoá
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về giao tiếp và giao tiếp
2
Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định
hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu
5. NỘI DUNG CỦA BÀI
Nội dung của bài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao tiếp và giao tiếp
Chương 2: Thực Trạng về giao tiếp của sinh viên Trường đại học công
nghiệp TPHCM cơ sở Thanh Hoá.
Chương 3: Một số biện pháp nâng chất lượng về giao tiếp cho sinh viên
Trường đại học công nghiệp TPHCM cơ sở Thanh Hoá.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT GIAO TIẾP
1.1.1. Khái niệm:
Giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời
Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho
người khác hiểu được chúng ta
Giao tiếp là xây dựng một bản thông điệp chuyển gửi nó đi với hi vọng
người nhận sẽ hiểu được nội dung của thông điệp đó
Qua các khái niệm trên chúng ta thấy quá trình giao tiếp rất phong phú và
đều cùng hướng về một mục tiêu đó là sự hiểu biết lẫn nhau.
1.1.2. Bản chất
Giao tiếp là một hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người
và người hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định
Từ bản chất này, chúng ta nhận thấy giao tiếp bao hàm nhiều yếu tố như:
trao đổi thông tin giữa hai bên, phối hợp, tự giác và tìm hiểu người khác.
Khía cạnh giao lưu là qua trình tiếp xúc, trao đổi giữa hai bên , hai tư
tưởng, hai quan điểm. Đó là quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên giao tiếp
với nhau có tính đến mục đích, tâm thế và ý định của nhau
Một khía cạnh quan trọng khác của giao tiếp đó là tác động qua lại giưuã
hai bên, ngôn ngữ thống nhất và cùng hiểu biết về tình huống
1.2. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP
1.2.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người , bằng ngôn ngữ con
người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, từ những cái cụ thể nhất
đến những vấn đề trừu tượng nhất diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai hình thức: Ngôn ngữ nói trực tiếp và
ngôn ngữ gián tiếp
1.2.1.1.Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói trực tiếp
4
Là ý nghĩa của lời nói của từ, của câu, trong giao tiếp. Ở đây chúng ta cần
lưu ý đến vai trò của ý cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp. Một từ hay một tập
hợp từ đều có một hay vài ý nghĩa nhất định có hai hình thức tồn tại khách quan
và chủ quan, khách quan phụ thuộc vào sở thích, ý muốn của cá nhân. chủ quan
thể hiện ở những từ chung nhưng trong sử dụng có thể gây phản ứng cảm xúc
tích cực hay tiêu cực
Tính chất của ngôn ngữ trong giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng như nhịp
điệu, âm điệu, ngữ điệu giứp chúng ta biểu cảm hay nhấn mạnh hơn
Điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt khi nói. Thươgf thì điệu bộ
phụ hoạ theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó
1.2.1.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ gián tiếp
Ngoài giao tiếp ngôn ngữ trực tiếp, con người có thể tiến hành qua các
phương tiện lời nói trung gian khác như điện thoại, thư truyền hình…
Cả hai cách giao tiếp bằng ngôn ngữ này cần phải chú ý: Nội dung rõ ràng,
mạch lạc tránh làm cho đối tượng giao tiếp có thể hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Lời lẽ phải phù hợp với đối tượng giao tiếp.
1.2.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ dùng lời nói mà còn sử
dụng nét mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ… Để thể hiện thái độ, cảm xúc
và phản ứng của con người. Do đó trong quá trình giao tiếp đòi hỏi người giao
tiếp cần có sự quan sát nhạy bén và tế nhị.
1.3. CÁC HÌNH THỨC GIAO TIẾP
1.3.1. Giao tiếp chính thức
Là giao tiếp có sự ấn định theo một quy trình được các tổ chức thừa nhận
như hội họp, mít tinh, đàm phán … loại hình này chiếm một tỷ lệ khá cao trong
công tác quản trị, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tập thể
1.3.2. Giao tiếp không chính thức
Là giao tiếp không theo sự quy dịnh nào cả , mang nặng tính cá nhân, loại
giao tiếp này cũng hay được sử dụng trong công tác quản trị. Nó có tác dụng tạo
5
bầu không khí đầm ấm, vui tươi, thân thiện, hiểu biết lẫn nhau.
1.4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP
Trong một doanh nghiệp, thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào khả năng giao tiếp của các nhà quản trị với nhân viên và với bên ngoài. Các
nhà quản trị cấp cao thường sử dụng thời gian giao tiếp nhiều hơn là làm bất kỳ
công việc cụ thể nào, Thực tế cho thấy vai trò quyết định của ký năng giao tiếp
không phải là tìm được việc mà hoàn thành công việc một cách có hiệu quả.
Để quẩn trị các nhà quản trị cần phải biết cách làm việc có hiệu quả và hoà
hợp với người khác để đạt mục tiêu, vì bản thân nhà quản trị không thể không có
khả năng làm tất cả các công việc của doanh nghiệp nên cần phải thông qua
người khác. Lúc này khả năng giao tiếp nhà quản trị được thể hiện khả năng này
giúp cho doanh nghiệp thành công hay thất bại
Mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực
làm việc, nguyện vọng, sở thích hoàn cảnh. Biết cách giao tiếp với người khác là
biết tìm ra ngôn ngữ chung của nhân viên, biết nhạy cảm với nhu cầu của nhân
viên và biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc .
Đối với sinh viên thì giao tiếp trong môi trường nhà trường, nơi các sinh
viên được đào tạo nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách nói chung và
năg lực giao tiếp của nghề nói riêng. Sinh viên là đối tượng các em đang được
đào tạo chuyên môn nghề nghiệp
Khi nói đến vai trò của giao tiếp đối với việc hình thành nhân cách của sinh
viên trong trường đại học “ Nhân cách sinh viên không chỉ biểu hiện trong giao
tiếp mà trong mức độ nhất định nó còn chịu ảnh hưởng của giao tiếp”. Trong
quá trình giao tiếp ở trường đại học giao tiếp đóng vai trò là người điều chỉnh
hoạt động của giáo viên và là phương tiện hình thành tiêu chuẩn đạo đức, hạnh
kiểm thẩm mỹ, giá trị tư tưởng của sinh viên…
6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM CƠ SỞ
THANH HOÁ.
2.1. VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của trường là Trường Huấn nghiệp Gò Vấp
[9]
, một trường dạy
nghề tư thục do các tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco (Việt Nam) thành lập
ngày 11 tháng 11năm 1956 ở xã Hạnh Thông, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, Việt
Nam Cộng hòa. Đến năm 1968, trường đổi tên thành Trường tư thục Trung học
Kỹ thuật Đệ nhất cấp Don Bosco [10] . Điều hành cơ sở do Linh
mục Phêrô Cuisset Quý giám đốc Dòng Salêdiêng Don Bosco - Gò Vấp và Linh
mục Isiđôrô Lê Hướng hiệu trưởng Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1956 - 1973).
Đầu năm 1970, Trường được nâng cấp từ bậc đệ nhất cấp thành bậc đệ nhị
cấp, được gọi tắt là Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco[11], do Linh mục
Gioan Nguyễn Văn Ty (tên thật là Tý) làm Giám đốc kiêm Hiệu trưởng và Linh
mục Phêrô Phan Đình Cho, Phó Giám đốc, điều hành nhà trường (1973 - 1975).
Cuối 1975, chính quyền Việt Nam trưng dụng trường sở và ngày 19 tháng
12 năm 1975, bàn giao cho Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử. Ngày 1
tháng 1 năm 1976, trường hoạt động trở lại với tên Trường kỹ thuật Don Bosco.
[12]. Năm 1978, trường được đổi tên thành Trường Công nhân Kỹ thuật IV,
thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim.
Năm 1994, trường hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất 2 trú đóng
tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp IV,
thuộc Bộ Công Nghiệp. Tháng 3 năm 1999, trường được nâng cấp lên thành
Trường Cao đẳng Công nghiệp IV, vẫn trực thuộc Bộ Công nghiệp.
Ngày 24 tháng 12 năm 2004, trường được nâng cấp thành Trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Bộ Công Thương.
2.1.2. Các cơ sở đào tạo
7
Hiện nay trường đang tổ chức đào tạo tại 06 cơ sở trong cả nước.
Cơ sở chính: 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 04, quận Gò Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh;
Cơ sở 02: 39 Cách Mạng Tháng Tám, phường Quyết Thắng, thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
Cơ sở 03: 938, Quang Trung, Phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi,
tỉnh Quảng Ngãi
Cơ sở 04: xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
Cơ sở 05: 26 Nguyễn Thái Học, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;
Cơ sở 06: xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2.Các đơn vị đào tạo
Các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo bao gồm các khoa (viện)
và bộ môn trực thuộc:
Các Khoa đào tạo chuyên ngành: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công
nghệ Cơ khí, Khoa Công nghệ Điện, Khoa Công nghệ Điện tử, Khoa May Thời
trang, Khoa Công nghệ Hóa học, Khoa Công nghệ Ô tô, Khoa Công nghệ Nhiệt
lạnh, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Tài chính Ngân hàng,
Khoa Kế toán Kiểm toán, Khoa Thương Mại Du lịch, Viện Công nghệ Sinh học
& Thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường
Các đơn vị đào tạo không chuyên ngành: Khoa Lý luận chính trị, Khoa
Khoa học Cơ bản, Khoa Liên thông Đại học & Vừa làm vừa học.
2.2. THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM CƠ SỞ THANH HOÁ.
2.2.1. Thực trạng về văn hoá ứng xửgiao tiếp của sinh viên tại trường
Như chúng ta cũng biết, văn hoá ứng xửgiao tiếplà một môi trường rất quan
trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có
hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá ứng xửgiao tiếp trong
ứng xử giao tiếpphải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trường học.
Vậy thực trạng văn hoá ứng xửgiao tiếpngày nay như thế nào? Phần lớn
thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong
8
nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng
dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn
bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong
cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử giao
tiếp một cách chưa có văn hoá.
Văn hoá ứng xửgiữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến
tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối
nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của nhà trường mà còn
làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột,
dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của sinh viên làm gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục
trong nhà trường
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ
xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi
trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành
những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài,
trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh, sinh viên phải
biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối
quan hệ khác.
Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng,
nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học
tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy
cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên
trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ
trẻ đang ứng xử giao tiếp một cách vô văn hoá. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá
của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá ứng xửgiao tiếp đang xuống cấp nghiêm
trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục. Hiện có rất nhiều
người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xửứng xử giao tiếp
đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã
9
hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong
môi trường nhà trường , nơi văn hoá được coi trọng, được xây dựng và phát huy
lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối
quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau.
Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng
môi trường giáo dục. Theo thống kê của nhà trường, từ đầu năm học 2009-2010
đến nay nhà trường đã xảy ra gần 160 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường , trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau
không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các sinh viên
mặc đồng phục trường cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui
trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”,
không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.
Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau sinh viên hiện nay yêu quá sớm,
yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó
lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo
hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có rất nhiều
bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả
khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậu đã phải
làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về
tình yêu.
Văn hoá ứng xửgiữa sinh viên với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến
tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối
nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội
quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn
nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh
đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm
thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng
10
chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ
cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm trung tâm,
học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo. Cách đây
hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư - Phụ (Vua - thầy
- cha) tức là học sinh, sinh viên kính thầy như kính vua, kính cha. Những quan
niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang
cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép
đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi
chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên.
Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô
họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô,
coi thường việc học.
Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là
ít. Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học
trò điểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học. Biếu xén thầy
cô để tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan
hệ thầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uy
nghiêm, được học trò coi là tấm gương để noi theo học tập, trò cũng chẳng phải
trò, chẳng lễ phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành tu dưỡng. Ở đâu đó
chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô
giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học với
tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay
đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây dựng được môi
trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong
môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính trọng, bao dung biết ơn
và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng đáng buồn thay thực
trạng văn hoá ứng xửtrong giao tiếp của thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống
cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư
11
tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ trẻ
có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức
cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ
trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng
đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
Những con số đó thật bất ngờ và bất hảo. Đáng buồn thay cho một thế hệ
tương lai đang ngày càng xuống dốc. Không những vậy, có những viên còn tỏ
thái độ vô lễ với giảng viên, làm ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo…Do
họ nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến thoải mái. Sinh viên ngày nay tiếp cận
quá nhiều với các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động,
truyền hình cáp, internet… nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Các bạn
nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào các trò vô bổ
trong thế giới ảo như võ lâm truyền kì, đột kích, audition… nguy hiểm hơn là
các lo ngại phim anh đồi truỵ có tác động rất tiêu cực đến nhân cách các bạn
2.2.2. Ví dụ thực trạng của sinh viên trong trường
+ Đánh nhau trong lớp học: hai bạn nam đánh nhau trong lớp học chỉ vì
tranh giành quen nhau một bạn nữ.
+ Tranh cãi nhau rồi sau đó gọi người trong gia đình, hay bạn bè của mình
hành hung bạn. Cuối cùng đã gây ra hậu quả khá nghiêm trọng.
+ Văn hóa ứng xử, văn hóa nói chuyện giữa các sinh viên trong trường lớp
còn chưa tốt: nhiều sinh viên nói chuyện với nhau có thầy cô ở đó còn thể hiện
các văn hóa ứng xử trong giao tiếp chưa được tốt như xưng hô mày, tao, nói
tục Nhiều sinh viên khi nói chuyện, giao tiếp với thầy, cô còn chưa tốt như:
nói chuyện xem thầy cô như bạn bè, vào lớp trễ đi ngang nhiên vào, không xin
phép…
+ Có các hành động chưa thể hiện kính trọng những người trên tuổi mình thậm
chí bằng tuổi cha, tuổi mẹ mình: cãi nhau, nói chuyện tỏ ra thái độ không tôn
trọng những người lớn tuổi, Ở đây, tôi chỉ đề cập đến thái độ tôn trọng người
lớn tuổi không xét đến ai là người đúng, hay sai.
12
+ Sinh viên của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô, họ lại
còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi
thường việc học.
+ Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng
đại từ nhân xưng “nó”.
+ Tình trạng sinh viên trốn vào khu vực nhà vệ sinh hút thuốc rất nhiều gây
nên một sự rất phản cảm và xem thường nội quyứng xử giao tiếp , thiếu tôn
trọng thầy cô giáo khi bị nhắc nhở.
+ Khi làm bài kiểm tra bị bắt quay bài trong giờ thi các em quay ra thù thầy
cô như đánh cô hay thuê người đánh thầy cô mình.
Một bộ phận nhỏ sinh viên có biểu hiện của lối sống thực dụng, phủ nhận
những giá trị đạo đức truyền thống, vi phạm Luật Giao thông, vi phạm giờ giấc
làm việc, học tập, ứng xử chưa đúng với môi trường sư phạm, làm ảnh hưởng
đến văn hóa ứng xử trong nhà trường.
Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua
thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn nữa học
trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy) “Thạ! Thạ!” rồi
cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay
chào cái gì?. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là
gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho
điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt
thầy cô để tỏ thái độ.
2.2.3. Nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh:
Nguyên nhân dẫn tới việc học sinh vi phạm đạo đức là do: Thiếu sự quan
tâm của gia đình, bản thân HSSV không có sự rèn luyện tốt, tác động tiêu cực
của bạn bè, sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games…
Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của cán bộ quản lý để xem lại các biện
pháp giáo dục đạo đức của nhà trường.
Một vấn đề hết sức nan giải là việc học sinh sinh viên đi làm thêm kiếm
13
tiền gánh vác các khoản chi tiêu. Về mặt tích cực thì việc làm thêm coi công
việc ngoài giờ của sinh viên là một môi trường học tập mà nhà trường không thể
kiểm soát chặt chẽ được. Sinh viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội,
điều này giúp cho họ có được thêm sự tự tin và mạnh mẽ, rất có ích cho cuộc
sống sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó họ có thể rèn luyện thêm những kỹ năng
mà họ đã được học trên giảng đường nhưng chưa có dịp đem nó ra thực hành,
Và một điều nữa là hầu hết sinh viên đều rảnh rỗi sau nửa ngày học ở trường. Vì
thế nhiều sinhviên tìm cho mình một công việc bán thời gian, không chỉ giúp
cho họ có thêm một khoản chi tiêu mà còn hữu ích hóa thời gian rảnh rỗi, tránh
"nhàn cư vi bất thiện". Tuy nhiên, việc đi làm thêm cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên. Sau khi kết thúc công
việc làm thêm nhiều bạn có thể nằm lăn ra ngủ khi về nhà trọ. Bàivở vì thế cũng
đành phải xếp sau. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân mà số sinh
viên phải thi lại, học lại không phải là con số nhỏ. Nhưng cái nguy hiểm nhất
chính là những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà không phải học sinh sinh viên
nào cũng biết được (hoặc có biết được nhưng khó có thể tránh) những cám dỗ
vật chất! Nó có thể làm cho người ta tự đưa chân mìnhvào vũng bùn lúc nào
không hay
14
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG VỀ GIAO TIẾP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
TPHCM CƠ SỞ THANH HOÁ.
3.1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIAO TIẾP
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng
đạo đức và lối ứng xử giao tiếp có văn hoá cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh,
sinh viên. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn
trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng, giáo dục truyền thống tôn sư trọng
đạo, uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm
chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương
mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân. Do đó cần có một
số giải pháp như sau:
- Tăng cường tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo hay các buổi tư vấn học
thuật của trường đề ra. Học sinh, sinh viên nào không thực hiện tốt các nội quy
của nhà trường sẽ bị hạ hạnh kiểm với điểm hạ cao nhất.
- Phát động phong trào học tốt: đi học đúng giờ, chuẩn bị, nghiên cứu tài
liệu trước khi đến lớp, mặc đúng đồng phục, trong giờ học và giờ thi nghiêm
túc.
- Tạo sân chơi bổ ích cho các em tham gia học tập, học hỏi một số các kỹ
năng sống, văn hoá ứng xử giao tiếp trong học đường, kỹ năng tự học của sinh
viên
Phát động phong trào, ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, văn minh lịch sự,
không xả rác trong lớp học,
- Loại bỏ các thói hư tật xấu như: nói tục, chửi thề, lối sống không lành
mạnh, bạo lực học đường, giúp đỡ, động viên các học sinh, sinh viên, hướng tới
môt người công dân tốt. Để làm tốt điều này cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của
bạn bè, thầy cô, người thân trong gia đình, xóm giềng sống xung quanh các em.
Cần cố gắng hơn nữa trong việc tạo cầu nối thông tin liên lạc giữa trường, gia
15
đình, lớp, chủ nhà trọ: trong việc góp ý về thái độ học tập, văn hóa ứng xử của
học sinh, sinh viên với mọi người.
Vì văn hoá ứng xử giao tiếp chính là các hoạt động của cuộc sống, là lối
sống, là trật tự, kỷ cương, là văn minh, thanh lịch,hiện đại, cho nên muốn phát
triển trong nhà trường, chúng ta có thể tiến hành một số biện pháp như sau:
Nghiên cứu, tìm hiểu về các nội dung của văn hoá ứng xử giao tiếpgiao
tiếpđể thực hành văn hoá ứng xử giao tiếpgiao tiếpcho phù hợp, linh hoạt, tránh
thụ động hoặc cứng nhắc, lấy tiêu chí hiệu quả làm chính.
Nghiên cứu, học tập các văn bản quy định về:
- Luật pháp nói chung và các quy chế, quy định trong trường nói riêng
- Thực hiện nếp sống văn minh, sư phạm (Quy chế Văn hóa công sở tại các
cơ quan hành chính nhà nước, Quy định về đạo đức nhà giáo, Quy ước về thực
hiện nếp sống văn minh ở Trường
Trong môi trường tự nhiên và xã hội hiện nay có sự biến động nhanh
chóng, mỗi viên chức và sinh viên phải hình thành và rèn luyện cho mình khả
năng điều chỉnh phản ứng của bản thân cho phù hợp với sự phát triển của nền
văn hóa đa dạng và phong phú nói chung, văn hoá ứng xử giao tiếpgiao tiếp nói
riêng:
- Rèn kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề trong cuộc sống;
- Rèn kĩ năng thích ứng, hòa nhập với môi trường xã hội, môi trường tự
nhiên (Học cách ứng xử với cấp trên, thầy cô giáo, đồng nghiệp, với sinh viên và
phụ huynh của sinh viên…);
- Rèn kĩ năng điều chỉnh tâm lí bản thân;
Văn hóa giao tiếp là cốt lõi của văn hoá ứng xử, là biểu hiện dễ thấy nhất
của con người trong ứng xử. Văn hóa giao tiếp rất đa dạng, phong phú và có sự
biến đổi nhanh, nó phụ thuộc chủ yếu và trình độ và thái độ cảm xúc tâm lí của
các đối tượng hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc trong giao tiếp phải đảm bảo
cácyêu cầu: Nhiệt tình, ân cần, ngay ngắn, chuyên chú, đĩnh đạc, ôn hòa, đồng
cảm, khiêm nhường, nhất quán…. Do đó cần rèn các kĩ năng để tổ chức tốt hoạt
16
động giao tiếp như sau:
- Kĩ năng nói (xưng hô, chào hỏi, nói chuyện điện thoại, trình bày, thuyết
trình, đàm đạo, tranh luận, hội họp …) cho chuẩn và nghệ thuật;
- Kĩ năng viết (văn bản, thư từ, tin nhắn ) cho đúng và hay;
- Các cử chỉ, hành động, tư thế, tác phong, đi đứng…cho đàng hoàng, đúng
mực, lịch sự, trang trọng;
- Kĩ năng mời, cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả, vay mượn, tặng quà… cho minh
bạch, cầu thị;
- Kĩ năng từ chối, phản đối, chê bai, phê phán… cho đúng mực;
- Kĩ năng góp ý, khuyên nhủ… cho hợp lí, hợp tình;
- Kĩ năng hưởng ứng, tán thành, khen tặng…cho lịch sự, tinh tế;
- Kĩ năng bày tỏ cảm xúc, tình cảm, thể hiện bản thân…;
- Kĩ năng trốn tránh, kìm nén, thể hiện cảm xúc…
Thực hiện “Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước” của Thủ tướng Chính phủ và “ Quy định về đạo đức nhà giáo” của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT.
Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch
sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người
học. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định
của pháp luật;
Giao tiếp và ứng xử: Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ
phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được
làm theo quy định của pháp luật. Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức,
viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng,
mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
Thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở theo “ Quy chế Văn hóa công sở
tại các cơ quan hành chính nhà nước” của Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo “ Quy định về
17
đạo đức nhà giáo” của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Luôn rèn luyện phẩm chất chính trị, phong cách làm việc chuyên nghiệp,
đạo đức nghề nghiệp; Xây dựng lối sống, tác phong sư phạm mẫu mực; giữ gìn,
bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
3.2. KIẾN NGHỊ
Văn hóa ứng xử trong giao tiếp nhà trường tham gia vào việc tổ chức và
điều chỉnh các hoạt động nhà trường. Văn hoá ứng xử giao tiếp có mối liên hệ
hữu cơ, tác động tích cực đến sự phát triển và vị thế của nhà trường, cơ quan,
công sở. Vì vậy xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của viên chức, sinh
viên trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ viên chức
có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ
trọng tâm của mỗi nhà trường trong sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng
đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức
khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách
mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương
chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng,
làm tròn bổn phận của người công dân.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, tăng cường xây
dựng kỷ cương, nề nếp trong học tập, sinh hoạt của đoàn viên, sinh viên.
Các tổ chức Đoàn, Hội phát huy vai trò của mình, tổ chức các hoạt động
tập thể mang nhiều ý nghĩa giáo dục như hội diễn văn nghệ, bóng đá, bóng
chuyền,cầu lông, cờ vua, cờ tướng Tổ chức các chương trình hành động tập
thể như "Ngày chủ nhật xanh", "Hiến máu nhân đạo"; chương trình quyên góp
ủng hộ trẻ em khuyết tật, vùng sâu vùng xa Qua đó, hình thành ở học sinh sinh
viên tinh thần đoàn kết, "thương người như thể thương thân". Phòng công tác
chính trị học sinh sinh viên phối hợp với các liên chi đoàn quán triệt trong học
sinh sinh viên thực hiện các kỳ thi trung thực, nghiêm túc "Nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Các thầy, cô giáo phải xử lý
18
nghiêm khắc đối với những học sinh, sinh viên có hành vi tiêu cực trong thi cử
để làm gương cho các sinh viên khác.
- Đổi mới phương pháp dạy học: Để lôi cuốn học sinh sinh viên vào bài
giảng thì các thầy cô giáo nên thay đổi phương pháp dạy học nhằm phát huy tính
sáng tạo của người học, thu hút người học chăm chú vào bài giảng hơn nữa.
- Có nhiều yếu tố tác động đến rèn luyện đạo đức học HSSV như: Sự động
viên khích lệ của bạn bè; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nội dung giáo dục phù
hợp ; sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô giáo; không bị định kiến của xã
hội; được gia đình thông hiểu, tạo điều kiện; và cuối cùng là được tự do trong
mọi hoạt động. các nhà quản lý cần xem xét cụ thể các yếu tố tác động ở trên để
đưa ra các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp.
Và cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục
đạo HSSV như: Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa
phương; thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình; tác động tiêu cực của
môi trường xã hội ; phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè…
Do dó để nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục đạo đức HSSV cần phối
hợp giữa giáo dục giữa nhà trường và gia đình, không quá chú trọng hay nặng nề
về việc dạy chữ mà bỏ quên việc dạy người, giáo dục đạo đức cho HSSV, khen
thưởng những học sinh sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện, kỷ
luật kịp thời và nghiêm khắc đối với những học sinh vi phạm các quy chế, quy
định của trường, lớp.
- Giáo dục thông qua giờ chào cờ đầu tuần, thông qua các giờ học, thông
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Học sinh thích và rất thích các nội dung và
hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường như: Giáo dục thông qua hoạt động
tham quan, du lịch, cắm trại, giáo dục thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Vì vậy nên tổ chức các hoạt động này cho
HSSV nhằm tạo một môi trường học tập và rèn luyện tốt cho HSSV.
- Vấn đề đi xuống về đạo đức và lối sống của HSSV không chỉ là do lỗi
của công tác quản lý và giáo dục mà còn do ý thức học tập và rèn luyện của học
19
sinh sinh viên kém, chểnh mảng lơ là trong học tập, ham vui. Để khắc phục tình
trạng này không có giải pháp nào tốt nhất hơn chính sự thay đổi nhận thức, thái
độ của mỗi bản thân học sinh sinh viên đó. Mỗi chúng ta phải ý thức được tầm
quan trọng của việc học tập, giá trị của tấm bằng khi kiếm việc làm. Không có
nhà tuyển dụng nào lại tuyển những nhân sự không biết làm việc, không có
chuyên môn. Do vậy các bạn phải dung hòa được giữa làm thêm kiếm tiền và
học hành, nên tạm gác việc kiếm tiền vào thời điểm ôn thi tránh ảnh hưởng tới
kết quả thi, lúc này nên đặt việc học hành vào thứ tự ưu tiên hàng đầu.
20