Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu Luận Kĩ Năng Tạo Lập Mối Quan Hệ Trong Giao Tiếp Của Sinh Viên Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ Sở II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.92 KB, 23 trang )

GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Điểm

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 1



GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh những yêu cầu của xã hội đặt ra cho con người ngày càng
cao, không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi con người phải có kĩ năng
giao tiếp tốt để đẩy nhanh tốc độ xúc tiến công việc, thì chúng ta càng phải cố gắng
nâng cao hiệu quả trong việc vận dụng kĩ năng giao tiếp của mình. Kĩ năng giao
tiếp tốt giúp chúng ta có được những thành công nhất định trong cuộc sống, đặt
biệt là kĩ năng tạo lập mối quan hệ. Giờ đây, giao tiếp đã trở thành một hiện tượng
xã hội không thể thiếu trong xã hội loài người và việc tạo lập mối quan hệ cũng
xuất phát từ những nhu cầu đó. Đôi khi bạn có thể không giỏi về kiến thức chuyên
môn nhưng nếu bạn là người có khả năng giao tiếp tốt, có mối quan hệ tốt với
nhiều người thì bạn vẫn có thể có được vị trí cao trong công việc.
Đối với bản thân sinh viên thì ngoài việc có được kiến thức chuyên môn
trong quá trình học thì việc tạo lập mối quan hệ sẽ là bước khởi đầu để sinh viên
sau khi ra trường tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm hơn và có được sự thăng
tiến trong công việc sau này. Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên đều có trong mình một
số khả năng giao tiếp nhất định. Vậy làm thế nào để giúp sinh viên khai thác được
những kĩ năng giao tiếp của mình và sử dụng hiệu quả những kĩ năng đó, đặc biệt
là đối với kĩ năng tạo lập mối quan hệ? Để trả lời được câu hỏi này, chúng tôi đã
quyết định tiến hành cuộc khảo sát với đề tài: “Kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong
giao tiếp của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II)”.


SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 2


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN

Chương I
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

Sau những gì học được không những từ lí thuyết mà còn qua trải nghiệm
của chính bản thân sau gần ba năm học tại trường Đại học Lao động – Xã hội, tôi
đã nhận thấy rằng kĩ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng của trong cuộc
sống. Khi bạn giao tiếp tốt, kĩ năng giao tiếp sẽ giúp bạn mở ra con đường thành
công cho chính mình. Giao tiếp tốt không chỉ giúp mọi người tự nhìn nhận lại mình
để từ đó có cách ứng xử phù hợp hơn, thu thập được nhiều thông tin cần thiết hơn
mà thông qua đó còn giúp cho chúng ta duy trì và tạo mở thêm nhiều mối quan hệ
tốt đẹp trong tương lai. Từ những lợi ích của kĩ năng giao tiếp mang lại cũng như
nhận thấy việc sử dụng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường ta còn nhiều hạn chế,
tôi đã quyết định xây dựng đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng tạo
lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ
sở II)”. Đề tài này sẽ giúp cho sinh viên trường ta hiểu được thế nào là kĩ năng tạo
lập mối quan hệ, biết cách tạo lập mối quan hệ với mọi người xung quanh và xây
dựng được những mối quan hệ tốt hơn trong quá trình học tập và làm việc của
mình sau này.
2.


Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng ta có thể thấy khách thể cần
nghiên cứu của đề tài đó là những sinh viên thuộc trường Đại học Lao động – Xã
hội (Cơ sở II). Khi đã xác định được khách thể nghiên cứu là những sinh viên của
trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II) thì chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 3


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
cần được nghiên cứu dựa trên khách thể này, như: kết quả học tập của sinh viên,
khả năng tự học, kĩ năng sống và hòa nhập với cộng đồng của sinh viên hiện
nay,v.v… Những vấn đề này chính là những đối tượng nghiên cứu mà chúng ta cần
hướng đến. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến đối tượng nghiên cứu là “kĩ
năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường Đại học Lao động –
Xã hội (Cơ sở II)”. Việc nghiên cứu những vấn đề phát sinh từ đối tượng nghiên cứu
sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại. Từ đó, giúp cho bản
thân khách thể ngày càng hoàn thiện hơn.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Khi đề cập đến đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng
tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội
(Cơ sở II)”, chúng ta có thể thấy mục đích của đề tài là chỉ ra những vấn đề còn tồn
tại của việc vận dụng kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên và
tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đó. Khi đã xác định được mục đích của đề tài

nghiên cứu, chúng ta phải đi làm rõ việc vận dụng những kỹ năng tạo lập mối quan
hệ đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình giao tiếp của các sinh viên. Qua đó,
đề tài sẽ giúp cho sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng của việc tạo lập mối
quan hệ và giúp bản thân sinh viên tự nhìn nhận lại kỹ năng tạo lập mối quan hệ
của mình đang ở mức độ nào để từ đó có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn. Đây
chính là nhiệm vụ của đề tài cần nghiên cứu.
4.

Phương pháp nghiên cứu.

Sau khi xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cũng như là đối tượng, khách
thể và phạm vi nghiên cứu chúng ta cũng cần có các phương pháp điều tra thích
hợp để tiến hành thu thập thông tin dựa trên lý thuyết và thực tiễn.
4.1.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là những phương pháp nghiên cứu có cơ
sở lí luận khoa học như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,…
Việc vận dụng các phương pháp này sẽ giúp chúng ta tìm thấy sự tương
đồng, mối liên hệ và sự tác động của từng vấn đề cần nghiên cứu lên đối tượng
nghiên cứu và ngược lại.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Ngoài việc vận dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, để đảm bảo số liệu
của bài viết được chính xác hơn, cũng như sau khi xem xét ưu và nhược điểm của
các phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra khảo sát, thực nghiệm,v.v… Chúng
SVTH: DIỆP YẾN NHI


Page 4


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
tôi đã quyết định chọn phương pháp điều tra và khảo sát bằng bảng câu hỏi để thu
thập thông tin cho bài viết của mình.
5.

Phạm vi nghiên cứu.

Trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn hẹp và độ dài bề mặt thời gian
không cho phép và để số liệu nghiên cứu thể hiện được nội dung của đề tài nghiên
cứu được tương đối chính xác, chúng tôi đã quyết định thu hẹp lại phạm vi nghiên
cứu của đề tài bằng cách chỉ tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 50 sinh viên ngành
quản trị nhân sự của trường. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu ở đây đó chính là “sinh
viên ngành quản trị nhân sự trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II), năm học
2011 – 2012”.

Chương 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.

Thực trạng.

Tôi rất tâm đắc với câu nói: “Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư duy). Suy nghĩ
tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói quen và thói quen tạo nên
định mệnh”. Suy nghĩ tích cực sẽ dẫn đến hành động tích cực, hành động tích cực
giúp bạn hình thành thói quen tích cực, thói quen tích cực sẽ mang bạn đến thành
công và ngược lại. Theo quy luật đó, việc bạn thành công trong giao tiếp cũng sẽ

bắt đầu từ sự nhận thức và suy nghĩ của chính bạn, sau đó là thái độ và hành động
của bạn đối với việc vận dụng kỹ năng giao tiếp vào cuộc sống. Đối với bài viết này,
chúng tôi mong muốn nhìn nhận được một thực tế khách quan về kỹ năng tạo lập
mối quan hệ của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II) trong năm
học 2011 – 2012 hiện nay.
1.1.

Về mặt nhận thức.

Theo số liệu chúng tôi thu thập được từ Phiếu điều tra “Kỹ năng tạo lập mối
quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II)”,
hầu hết các sinh viên đều nhận thấy kỹ năng tạo lập mối quan hệ là quan trọng
trong giao tiếp hằng ngày của mình, chiếm tỉ lệ khá cao với 96% sinh viên trả lời
“Có” khi được hỏi “Theo bạn, kỹ năng tạo lập mối quan hệ có quan trọng hay
không?”.
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 5


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN

Biểu đồ 1.1: Thể hiện tầm quan trọng của việc tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp.
Ngoài việc nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng tạo lập mối quan hệ,
sinh viên của trường cũng cho rằng việc sử dụng thêm các kỹ năng khác trong giao
tiếp sẽ giúp cho quá trình giao tiếp của mình được thành công hơn.

Biểu đồ 1.2: Thể hiện một số kĩ năng giao tiếp cần sử dụng trong quá trình giao
tiếp.
Có đến 60% sinh viên cho rằng nên kết hợp kỹ năng tạo lập mối quan hệ với

những kỹ năng khác như: kỹ năng quan sát, lắng nghe, phản hồi và kỹ năng đặt câu
hỏi. Và chỉ có 8% sinh viên chọn khi tham gia vào quá trình giao tiếp chỉ cần sử
dụng một kỹ năng tạo lập mối quan hệ. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc vận
dụng nhiều kỹ năng khác nhau vào quá trình giao tiếp để đạt được hiệu quả cao
hơn. Mặt khác, khi được hỏi: “Kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp sẽ giúp
bạn điều gì?” thì chúng tôi nhận được câu trả lời như sau:

Biểu đồ 1.3: Lợi ích của việc vận dụng kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp.
Biểu đồ 1.3 cho chúng ta thấy có hơn 50% các sinh viên khi được hỏi câu hỏi
trên đều cho rằng việc tạo lập mối quan hệ mang lại cho họ nhiều rất nhiều lợi ích.
Từ việc có thêm nhiều mối quan hệ trong xã hội, hiểu thêm về mọi người xung
quanh đến tự tin hơn trong giao tiếp và có cảm giác về sự thân thuộc giữa hai bên.
Có thể nói những lợi ích mà kỹ năng tạo lập mối quan hệ mang lại cho người vận
dụng thành thạo nó là rất lớn, không chỉ ở hiện tại mà còn tồn tại lâu dài trong
tương lai. Nắm bắt được yêu cầu cần phải có kỹ năng tạo lập mối quan hệ, các sinh
viên trường ta đã và đang cố gắng tạo dựng cho mình thật nhiều mối quan hệ. Và
thực tế cho thấy rằng có đến 70% sinh viên nhận thấy mối quan hệ của họ hiện nay
là rất nhiều, đến nỗi họ không thể nhớ hết những mối quan hệ mà mình đã có,
ngược lại chỉ có 10% sinh viên cho rằng mối quan hệ của họ là rất ít, chỉ có vài
người để họ tin tưởng và chơi thân.
Bạn nhận thấy những mối quan hệ của bạn hiện nay
là: Thể hiện mức độ tạo lập mối quan hệ của sinh viên hiện nay.
Biểu đồ 1.4:

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 6


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN


Nhìn vào kết quả trên, chúng ta có thể thấy việc sinh viên có khả năng phát
triển được nhiều mối quan hệ cá nhân là điều tốt, thế nhưng kết quả trên cũng cho
chúng ta thấy được xu hướng tạo lập mối quan hệ của sinh viên trường ta hiện nay
chủ yếu là theo chiều rộng. Vấn đề này không chỉ tồn tại ở riêng trường ta mà còn
xuất hiện rất nhiều ở các trường đại học khác, trên các diễn đàn, forum, rất nhiều
bạn trẻ, sinh viên cũng rơi vào tình trạng “quá tải” với các mối quan hệ hiện tại của
mình. Còn đối với những mối quan hệ theo chiều sâu, sinh viên trường ta nghĩ như
thế nào về những mối quan hệ mà họ cho rằng nên xây dựng lâu dài?

Biểu đồ 1.5: Thể hiện những mối quan hệ mà sinh viên cho rằng nên xây dựng lâu
dài.
Theo biểu đồ trên, những mối quan hệ được sinh viên chọn nhiều nhất để xây
dựng lâu dài đó là những người mà họ thật sự tin tưởng như: bạn thân, người yêu,
thầy cô, đồng nghiệp (trong quá trình đi làm thêm bên ngoài),… chiếm 60%. Trong
khi đó, những mối quan hệ với sếp và những người có địa vị trong xã hội cũng là
những mối quan hệ khá quan trọng mà chúng ta cần phải có trong tương lai thì chỉ
có 14% sinh viên cho rằng cần phải phát triển những mối quan hệ này. Tương
tự,với mức độ là người mới quen thì cơ hội để phát triển thành mối quan hệ lâu dài
đối với sinh viên trường ta sẽ là rất ít, chỉ có 6% sinh viên chấp nhận phát triển
những mối quan hệ mới này.

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 7


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Bản thân sinh viên trong trường cũng tự nhận thấy rằng kỹ năng tạo lập
mối quan hệ của các sinh viên trường chưa thật sự tốt và có đến 60% sinh viên trả

lời như vậy khi được hỏi:

Biểu đồ 1.6: Thể hiện kĩ năng tạo lập mối quan hệ của sinh viên trường ta hiện nay.
Câu trả lời của các bạn ở câu hỏi này phần nào cho chúng ta thấy được thực
trạng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường ta hiện nay. Đó là
đa số sinh viên trường ta chưa thật sự năng động trong việc tạo lập mối quan hệ
của mình theo chiều sâu mà chỉ mới phát triển được theo chiều rộng. Một số sinh
viên khi được khuyến khích tham gia các hoạt động tình nguyện thì mới nhận thấy
mình có khả năng giao tiếp tốt. Như vậy, những mối quan hệ mà các bạn tạo lập
được hiện nay là chưa thật sự bền vững và cần có sự thay đổi.

1.2.

Về mặt thái độ.

Cách nhìn nhận của bạn sẽ tạo nên thái độ của bạn đối với một vấn đề nào
đó và ngược lại thái độ của bạn cũng sẽ phản ánh được phần nào suy nghĩ của bạn.
Xuất phát từ điều này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thái độ của sinh viên đối
với vấn đề tạo lập mối quan hệ hiện nay.
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 8


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Khi tiến hành cuộc điều tra khảo sát về mức độ thường xuyên tìm hiểu kỹ
năng giao tiếp của sinh viên, chúng tôi nhận thấy có đến 80% sinh viên cho rằng
mình có thói quen tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp trong khi 20% những sinh viên còn
lại thì chưa tạo được thói quen này.


Biểu đồ 2.1: Thể hiện mức độ thường xuyên tìm hiểu các kĩ năng giao tiếp xã hội
của sinh viên.
Kết quả trên phù hợp với nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của
giao tiếp cũng như bản thân sinh viên đã biết tận dụng những cơ hội được nói
chuyện, trình bày nơi công cộng mà mình có được để cố gắng thể hiện bản thân, thể
hiện qua câu hỏi “Với các cơ hội được nói chuyện hay trình bày nơi công cộng, chỗ
đông người bạn thường có thái độ như thế nào?”.

Biểu đồ 2.2: Thể hiện thái độ của sinh viên khi đứng trước cơ hội tham gia vào quá
trình giao tiếp.
Câu trả lời “Cố gắng được tham gia vì qua đó bạn có thể rèn luyện mình”
được sinh viên lựa chọn nhiều nhất với tỉ lệ 60%, kết quả này cho chúng ta thấy
hơn một nửa sinh viên của trường rất tích cực trong việc tìm kiếm các cơ hội rèn
luyện cho mình. Và có rất ít sinh viên “Né tránh vì ngại nói chuyện với người lạ”, chỉ
có 8%. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên thực sự năng động, chúng ta cũng
không thể bỏ quên những đối tượng sinh viên có thái độ thờ ơ, không quan tâm đến
các cơ hội phát triển của bản thân. Tỉ lệ các sinh viên này chiếm tới 32% trong tổng
số sinh viên được khảo sát. Như vậy, ngoài việc tiếp tục khích lệ tinh thần của
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 9


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
những sinh viên có thái độ sống tích cực, chúng ta cũng cần quan tâm hơn nữa đến
những đối tượng sinh viên còn lại, những sinh viên chưa thực sự năng động và
chưa có thói quen tốt trong việc tự rèn luyện và phát triển kĩ năng cần thiết cho
bản thân.
Ngoài ra, quan điểm trong cuộc sống cũng là những yếu tố không nhỏ tác
động đến việc hình thành thái độ sống của chúng ta. Câu hỏi được đặt ra để dẫn

chứng cho vấn đề này là: “Phải mất bao nhiêu lâu để bạn thực sự tin tưởng người
mà bạn đã gặp gỡ lần đầu tiên?” và “Nếu người khác giới chủ động nói chuyện với
bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào?”
Với câu hỏi: “Phải mất bao nhiêu lâu để bạn thực sự tin tưởng người mà bạn
đã gặp gỡ lần đầu tiên?”, chúng tôi nhận được câu trả lời như sau: có 6% sinh viên
cho rằng sẽ tin tưởng người mà họ gặp gỡ lần đầu tiên sau vài lần trò chuyện qua
điện thoại, và có đến 50% sinh viên cho rằng cần có một thời gian dài để tìm hiểu
thì mới có thể đặt niềm tin vào những người mới quen.

Biểu đồ 2.3: Thể hiện thời gian cần thiết để có thể tin tưởng vào đối tượng giao
tiếp.
Biểu đồ trên cũng cho chúng ta thấy được mức độ tin tưởng đối với một
người mới quen có sự tăng dần theo thời gian và mật độ tiếp xúc giữa hai người.
Sau vài lần trò chuyện qua điện thoại chúng ta không thể kiểm chứng được sự chân
thành của người đối diện, cũng như sau vài lần gặp gỡ để trao đổi công việc. Sự tin
tưởng của chúng ta chỉ có được khi chúng ta trải qua một thời gian dài tiếp xúc với
người đó, tìm hiểu kĩ về người đó là người như thế nào. Điều này được giải thích 1
phần là do con người thường có xu hướng phân tích hành vi của người khác, giải
thích các sự kiện xã hội bằng những nguyên nhân này hay nguyên nhân khác khi
tham gia vào quá trình giao tiếp, hay nói cách khác là có sự quy gán xã hội trong
các hoạt động giao tiếp của con người. Vì quy gán xã hội là một quá trình suy diễn
nhân quả nhằm hiểu được hành động của người khác cho nên quá trình này tốn
khá nhiều thời gian để cá nhân nhận thức được bản chất, tính cách của đối tượng
giao tiếp. Bên cạnh đó, việc đánh giá nguyên nhân, ý định của các hành vi ứng xử
của đối tượng mà chúng ta giao tiếp thường dựa vào sự hiểu biết, vốn sống và kinh
nghiệm của bản thân, cho nên vốn sống và kinh nghiệm của bản thân càng nhiều
thì chúng ta càng rút ngắn được thời gian tìm hiểu và càng có được những đánh
giá chính xác hơn khi tri giác đối tượng giao tiếp.

SVTH: DIỆP YẾN NHI


Page 10


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Định kiến xã hội cũng là một trong những yếu tố
tác động đến kết quả của tri giác. Định kiến xã hội là
thái độ, quan niệm máy móc đơn giản, thường không
đúng sự thật về đối tượng mà ta giao tiếp và thường
mang hàm ý xấu. Chúng ta có thể xem xét thái độ và
quan niệm, định kiến về giới tính của sinh viên để xem
xét thử xem sinh viên trường ta có nhận thức được việc
không nên có định kiến với người khác giới hay không,
thông qua câu hỏi: “Nếu người khác giới chủ động nói chuyện với bạn, bạn sẽ phản
ứng như thế nào?” Với câu hỏi này, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.4: Thể hiện thái độ của sinh viên khi giao tiếp với người khác giới.
Với 52% sinh viên cho rằng việc người khác giới chủ động nói chuyện với
mình là chuyện bình thường và 32% sinh viên cho rằng tùy thuộc vào thái độ của
người đó để mình có cách ứng xử phù hợp, cho thấy sinh viên trường ta không
những không bị tác động bởi những tiêu cực của định kiến mà còn có sự linh hoạt,
khéo léo trong cách ứng xử của mình đối với những người khác giới khi giao tiếp.
Đây là một tín hiệu đáng mừng về sự thay đổi định kiến trong thế hệ sinh viên
trường ta. Việc thay đổi định kiến về những đối tượng khác giới giúp chúng ta
thoải mái hơn trong quá trình giao tiếp và mở ra cánh cửa rộng hơn trong việc
hình thành các mối quan hệ sau này.
1.3.

Về mặt hành vi.


Sinh viên trường ta có năng động hay không? Giao tiếp có hiệu quả hay
không? Điều đó phụ thuộc vào cách ứng xử của mỗi người khi giao tiếp và làm
quen với người khác. Trong từng hoàn cảnh chúng ta sẽ làm quen với nhiều mục
đích khác nhau, đôi khi chỉ là tình cờ, ngẫu nhiên và không có mục đích. Có các
trường hợp làm quen mà chúng ta thường nhắc đến đó là: làm quen để có mối
quan hệ lâu dài, làm quen để xã giao, làm quen có mục đích, làm quen không có
mục đích, làm quen có tâm thế chuẩn bị trước, làm quen ngẫu nhiên.
Bên cạnh đó, để đánh giá được kĩ năng tạo lập mối quan hệ của sinh viên
trường ta đang ở mức độ nào, chúng ta có thể xem xét dựa trên quá trình làm quen
chung:
Bước 1: Việc tìm hiểu đối tượng giao tiếp có thể thông qua một số kênh, có
thể qua người thứ ba, qua một số phương tiện thông tin hoặc qua quan sát đối
tượng (trang phục, điệu bộ, nét mặt,…). Việc tìm hiểu này tương đối dễ dàng và hầu
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 11


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
như trong mỗi người chúng ta ai cũng có thể làm được, thậm chí là kết hợp nhiều
kênh để tìm hiểu về đối tượng giao tiếp mà mình muốn làm quen.
Bước 2: Chuẩn bị tâm thế. Chuẩn bị tâm thế thể hiện ở chỗ chúng ta phải sẵn
sàng, chủ động làm quen và thể hiện thiện chí, mong muốn được làm quen với
người khác. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho quá trình làm quen. Tuy nhiên,
điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào tính cách của chủ thể giao tiếp. Nếu chủ thể giao
tiếp là người có tính cách hòa đồng và thân thiện với mọi người chắc hẳn tâm thế
của họ khi giao tiếp với người khác là rất thoải mái và sẵn sàng tham gia vào cuộc
hội thoại giữa hai người. Còn ngược lại, nếu chủ thể là người sống khép kín, ít nói
và cẩn thận khi giao tiếp với người khác thì quá trình giao tiếp sẽ khó khăn hơn.


Biểu đồ 3.1: Thể hiện những tính cách khác nhau của
chủ thể giao tiếp.
Biểu đồ 3.1 cho chúng ta thấy có đến 66% sinh
viên sống hòa đồng và thân thiện với mọi người và có
rất ít, chỉ 6% sinh viên có thái độ cẩn thận khi giao tiếp
với người khác. Đây là yếu tố thuận lợi để sinh viên có
thể tham gia vào quá trình giao tiếp của mình.
Bước 3: Bắt đầu làm quen. Sau khi đã có sự
chuẩn bị, chúng ta sẽ bắt đầu làm quen bằng việc đầu
tiên là chào hỏi. Có nhiều cách để bắt đầu làm quen với
người khác, ví dụ như chúng ta có thể chủ động mỉm
cười, bắt tay hoặc đặt những câu hỏi có liên quan “Bạn
tên gì?”, “Quê bạn ở đâu?” v.v…
Vậy sinh viên trường ta thường bắt đầu làm quen
với người khác bằng cách nào? Chúng ta hãy cùng tìm
hiểu qua biểu đồ bên dưới:

Biểu đồ 3.1: Thể hiện cách làm quen thường được sinh viên sử dụng khi giao tiếp.
Biểu đồ 3.1 cho thấy có đến 36% sinh viên thường xuyên làm quen với người
khác bằng cách chủ động mỉm cười và 40% sinh viên chủ động đặt câu hỏi để làm
quen. Đây là những cách làm quen đơn giản nhất và dễ thực hiện hơn cả. Tuy
Bạn không thích
nhiên, chúng ta có thể thấy vẫn còn những sinh viên chưa chủ động
làmvới
quen
với
làm quen
người
người khác mà lại để người khác chủ động làm quen với mình, chiếm
lệ 12%.

lạ, trừtỉkhi
bạn được
giới thiệu.

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 12


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Sau khi chào hỏi, chúng ta sẽ tự giới thiệu về bản thân, bày tỏ sự hân hạnh
và trao đổi chủ đề chung, hỏi thăm và lưu giữ thông tin. Trong quá trình này, chúng
ta còn thường sử dụng phối hợp các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ để việc giao tiếp
trở nên thuận lợi hơn. Cụ thể như đối với sinh viên trường ta thì đa số có sự phối
hợp giữa hai biểu hiện nét mặt và trang phục, chiếm tỉ lệ 36%. Một số sinh viên
khác thì lựa chọn bằng sự kết hợp giữa việc điều chỉnh giọng nói và sự vận động cơ
thể sao cho phù hợp, với tỉ lệ 26%. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là 18% khi sinh viên lựa
chọn việc kết hợp tất cả các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ: nét mặt, giọng nói, trang
phục và sự vận động cơ thể. Tỉ lệ sinh viên có được sự phối hợp tất cả các kênh giao
tiếp phi ngôn ngữ vào quá trình giao tiếp chiếm tỉ lệ thấp cho thấy kĩ năng giao tiếp
của sinh viên chưa đạt đến mức độ cao và vẫn còn nhiều khiếm khuyết trong quá
trình giao tiếp mà sinh viên cần cố gắng cải thiện.
Biểu đồ 3.2: Thể hiện sự phối hợp các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ của sinh viên vào
quá trình giao tiếp.
Bước 4: Hoàn tất quá trình làm quen bằng cách bày tỏ sự cám ơn, chào tạm
biệt và mong sớm gặp lại, thể hiện sự lưu luyến và lưu lại dấu ấn tốt đẹp đối với đối
tượng giao tiếp.
Như vậy, về cơ bản, hầu hết sinh viên đều đã nắm bắt và vận dụng được
những cách thức làm quen phổ biến hiện nay trong quá trình giao tiếp của mình.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn biết rõ hơn việc vận dụng những cách thức làm

quen này được sinh viên thường xuyên sử dụng trong những môi trường nào? Và
điều này được thể hiện qua câu hỏi: “Những mối quan hệ mà bạn có được chủ yếu
là khi bạn tham gia các hoạt động?”

Biểu đồ 3.3: Thể hiện những mối quan hệ mà sinh viên có được khi tham gia các
hoạt động.

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 13


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Biểu đồ 3.3 cho thấy tỉ lệ sinh viên tham gia
vào các hoạt động của lớp và đi làm thêm bên
ngoài chiếm cao nhất là 36%, tham gia tất cả các
hoạt động là 22%. Ngược lại, việc sinh viên chỉ
tham gia vào các buổi hội thảo về kĩ năng sống hay
chỉ tham gia vào các hoạt động trong lớp thì lại
chiếm tỉ lệ thấp hơn, lần lượt là 8% và 14%. Điều
này cho thấy sinh viên trường ta cũng rất tích cực
trong việc vận dụng kĩ năng giao tiếp của mình vào
các môi trường giao tiếp khác nhau, không chỉ
riêng trong lớp học hay trong các buổi hội thảo mà
còn nhằm vào các hoạt động khác để có được nhiều
mối quan hệ hơn trong xã hội.
2.

Nguyên nhân.


Từ những thực trạng còn tồn tại của sinh viên trường ta, chúng ta có thể
chia làm hai nguyên nhân khách quan và chủ quan:
2.1.

Nguyên nhân khách quan.

_ Thứ nhất, do hầu hết những sinh viên trường ta đến từ nhiều tỉnh thành
khác nhau nên còn nhiều khoảng cách về thói quen và cách thức giao tiếp với mọi
người. Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên cũng xuất phát từ nông thôn nên thói quen
giao tiếp mang tính tự nhiên, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cần có của kĩ
năng giao tiếp và dẫn đến việc giao tiếp không đạt được hiệu quả cao.
_ Thứ hai, sinh viên không có điều kiện để đi học thêm các kĩ năng giao tiếp
cho bản thân mà chủ yếu là tự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp của
mình thông qua việc tham gia các hoạt động đoàn thể, làm thêm. Việc làm thêm
không những giúp cho sinh viên có thêm được kinh nghiệm làm việc, tạo lập thêm
nhiều mối quan hệ mà còn giúp sinh viên có thêm thu nhập trang trải cuộc sống
nên được nhiều sinh viên lựa chọn hơn là tham gia vào các hoạt động khác.
_ Thứ ba, công tác tổ chức các hoạt động, sự kiện của nhà trường chưa đáp
ứng được nhu cầu của sinh viên trong việc học hỏi những kĩ năng giao tiếp xã hội.
Tính ra trong một năm học, bao gồm cả hai học kì, số lượng các buổi hội thảo về kĩ
năng sống của sinh viên diễn ra rất ít, chỉ có khoảng ba đến bốn buổi, mỗi buổi lại
dành cho các chủ đề khác nhau chứ không chỉ riêng về kĩ năng sống. Trong khi đó,
việc tổ chức các buổi hội thảo có thể rơi vào thời gian học của không ít sinh viên,
nếu tổ chức buổi sáng thì chỉ có sinh viên ở các lớp buổi trưa được tham gia, còn
các lớp học buổi sáng vì bận học nên không thể tham gia được.
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 14



GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
_ Thứ tư, môn học kĩ năng giao tiếp chưa đến được với các khối lớp cao đẳng
quản trị nhân lực. Trong khi đây là ngành đòi hỏi người học phải có thật nhiều kĩ
năng giao tiếp khéo léo với mọi người.
2.2.

Nguyên nhân chủ quan.

_ Thứ nhất, tính cách của mỗi người là khác nhau nên mức độ thân thiện, cởi
mở để tạo lập mối quan hệ của sinh viên với mọi người cũng khác nhau. Có người
thì rất dễ tiếp thu và hòa nhập với môi trường mới để có được nhiều mối quan hệ
hơn. Có người thì mặc dù biết việc tạo lập mối quan hệ là có ích cho bản thân
nhưng vẫn chưa tạo được thói quen chủ động trong giao tiếp hằng ngày của mình.
_ Thứ hai, kết quả của việc vận dụng kĩ năng tạo lập mối quan hệ đòi hỏi
người giao tiếp phải có nhiều thời gian cũng như sự kiên nhẫn để có được sự tin
tưởng từ phía đối tượng giao tiếp. Thế nhưng đối với đa số sinh viên trường ta,
mặc dù có nhiều thời gian rảnh rỗi và sinh viên rất thân thiện với mọi người,
nhưng vì không có được tính kiên nhẫn nên những mối quan hệ mà sinh viên có
được chỉ dừng lại ở mức độ xã giao bình thường và chưa xây dựng được những
mối quan hệ lâu dài.
_ Thứ ba, sinh viên chưa có mục tiêu cụ thể và rõ ràng trong việc tạo lập mối
quan hệ của mình, dẫn đến những mối quan hệ mà sinh viên có được đôi khi trở
nên vô ích và gây ra tác dụng ngược lại. Chúng ta nên biết rằng mục tiêu là kim chỉ
nam cho mọi hành động vì vậy nếu không có mục tiêu cụ thể, chúng ta sẽ dễ dàng đi
lạc hướng vào những vấn đề khác, gây lãng phí về mặt thời gian và công sức của
chính mình mà vẫn không đạt được kết quả như mong đợi.
3.

Đánh giá.


Việc đánh giá những mặt đạt được (những mặt tốt) và những hạn chế
(những mặt chưa tốt) sẽ giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng để từ đó
đề ra được những giải pháp hiệu quả hơn.
3.1.

Mặt đạt được (mặt tốt).

Hầu hết sinh viên trường ta đã:
_ Nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong
giao tiếp.
_ Năng động và tích cực trong việc tham gia các hoạt động xã hội khác nhau,
giúp sinh viên tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 15


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
_ Xây dựng được nhiều mối quan hệ khi tham gia nhiều vào các hoạt động
thiết thực trong cuộc sống.
_ Tạo được thói quen tốt trong việc thường xuyên tìm hiểu các kĩ năng giao
tiếp cần thiết.
_ Không chịu nhiều ảnh hưởng của định kiến về giới tính đến các mối quan
hệ trong giao tiếp của mình. Do đó giúp sinh viên thoải mái trong giao tiếp với
người khác giới và có được nhiều mối quan hệ hơn.
_ Hòa đồng, thân thiện với mọi người.
3.2.

Mặt hạn chế (chưa tốt).


Bên cạnh những mặt tốt thì kĩ năng tạo lập mối quan hệ của sinh viên vẫn
còn nhiều hạn chế như một số sinh viên còn:
_ Một số sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng tạo lập
mối quan hệ, khi giao tiếp còn đưa ra những lời nói khó nghe, xúc phạm đến đối
tượng mà mình đang giao tiếp. Điều này đã dẫn đến những hậu quả không mong
muốn cho cả hai bên chủ thể giao tiếp, gây ảnh hưởng đến không chỉ những mối
quan hệ ở hiện tại mà còn ở tương lai.
_ Thụ động, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, một số khác
còn né tránh vì ngại nói chuyện với người lạ, dẫn đến kĩ năng giao tiếp của những
sinh viên này rất yếu vì không được rèn luyện thường xuyên.
_ Chỉ có một số ít sinh viên phối hợp được tất cả các kênh giao tiếp phi ngôn
ngữ trong quá trình giao tiếp. Trong khi đó, phần lớn những sinh viên còn lại thì
vẫn chưa đạt được trình độ này mà chỉ mới kết hợp được một hoặc một số kênh
giao tiếp phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp nên hiệu quả đạt được chưa cao.
_ Đa số những mối quan hệ mà sinh viên tạo lập được hiện nay chưa thật sự
là những mối quan hệ lâu dài và bền vững mà chỉ mới ở mức độ sơ quen. Hầu hết
sinh viên chỉ cần biết mặt nhau, cười nói và chào hỏi bình thường khi gặp gỡ tình
cờ trong trường hoặc ở những nơi khác và ít khi có sự trao đổi, liên lạc thường
xuyên.
_ Một số sinh viên còn sống khép kín, ít chịu mở lòng ra với mọi người xung
quanh và có thái độ đề phòng khi giao tiếp với người khác.
4.

Đề xuất giải pháp.

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 16



GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Từ những tồn tại trên, chúng tôi có những giải pháp để cải thiện kĩ năng tạo
lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường ta như sau:
_ Thứ nhất, dựa trên nền tảng những mối quan hệ rộng và hiện có của mình,
sinh viên nên bắt đầu tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ theo chiều sâu và
bền vững hơn, bằng cách: thường xuyên liên lạc, trao đổi, trò chuyện qua điện
thoại, e-mail hoặc gặp gỡ trực tiếp; chú ý ghi chép những thông tin mà mình biết
được về đối tượng giao tiếp như ngày sinh, ngày kỉ niệm, sở thích, thói quen, đặc
điểm tính cách,… Vì khi được quan tâm thì đối tượng giao tiếp sẽ cởi mở và sẵn
sàng trò chuyện nhiều hơn. Như vậy, những điều này sẽ giúp kéo gần khoảng cách
giữa hai chủ thể giao tiếp lại với nhau.
_ Thứ hai, Nhà trường cần chú trọng hơn nữa trong việc tổ chức các buổi hội
thảo về kĩ năng sống cho sinh viên. Bởi vì, hầu hết sinh viên hiện nay đều đang theo
học các ngành đào tạo của trường như: ngành công tác xã hội, quản trị nhân sự,
bảo hiểm,… Trong khi đây là những ngành đòi hỏi sinh viên phải đạt được hiệu quả
cao trong khi giao tiếp với người khác. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên tạo điều
kiện cho những sinh viên khối cao đẳng ngành quản trị nhân sự được học tập môn
học kĩ năng giao tiếp để giúp sinh viên nắm vững một số kĩ năng giao tiếp cơ bản và
vận dụng vào quá trình làm việc sau này.
_ Thứ ba, khi tiến hành tạo lập mối quan hệ, các mối quan hệ của chúng ta
cần phải tập trung và có các mục đích rõ ràng. Người cần xây dựng mối quan hệ có
thể là: cá nhân đóng vai trò quan trọng trong công việc của bạn; người đang giúp
đỡ bạn trong sự nghiệp hoặc cũng có thể là một người bạn đơn thuần. Để xác định
được mục đích của việc tạo dựng mối quan hệ là điều không dễ dàng nhưng lại rất
cần thiết. Bạn có thể xác định được bằng cách đặt câu hỏi: “Những mối quan hệ
nào mình cần tạo lập lâu dài? Người thân, bạn bè, người yêu, thầy cô, đồng nghiệp,
sếp hay lãnh đạo cấp cao trong tương lai,v.v… Xác định đâu là mối quan hệ cần
được xây dựng lâu dài? Đâu là mối quan hệ mang tính xã giao? Đâu là mối quan hệ
cần phát triển đi lên từ bạn lên bạn thân, từ người mới quen thành đối tác lâu dài?

v.v… Để từ đó có sự phân bố thời gian hợp lí, xem xét xem đâu là mối quan hệ mình
cần ưu tiên tạo lập trước, tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp để có cách thức
làm quen phù hợp,v.v… . Có như vậy việc xây dựng mối quan hệ của bạn về lâu dài
mới thật sự đem lại hiệu quả cao.
_ Ngoài ra, sinh viên cũng cần rèn luyện thêm cho mình những kĩ năng giao
tiếp khác để hỗ trợ cho việc tạo lập mối quan hệ của mình như:


Gây ấn tượng tốt đẹp với đối tượng giao tiếp ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên
qua hành vi cử chỉ, thái độ, tỏ rõ thiện chí của mình.

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 17


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Trong giao tiếp cần chú ý tri giác đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin,
các biểu hiện của đối tượng giao tiếp (lời nói, cử chỉ, nét mặt, phản ứng,…).
Quan sát đối tượng nhằm đo lường và nhận định tâm trạng, cảm xúc của
đối tượng.
• Tập trung chú ý tới đối tượng: đây là một cách để tạo lập mối quan hệ có ý
thức không lời, hành vi này giúp cho đối tác cảm nhận được sự công nhận
của chúng ta là tôi đang sẵn sàng, đang quan tâm đến anh và vui lòng đáp
ứng nhu cầu, mong muốn của anh.
• Sự điều tiết: đây là phương tiện tự nhiên rất hữu hiệu để tạo lập sự tin
tưởng hoặc mối quan hệ, đó là những hành động điều chỉnh hành vi của
chủ thể giao tiếp cho phù hợp với những hành vi của đối tác (nhịp thở, tư
thế, âm giọng) một cách tế nhị, tinh tế.
• Lắng nghe và phản hồi đúng lúc.



_ Bên cạnh đó, việc tạo lập mối quan hệ có vai
trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc của
sinh viên sau này. Vì vậy, để có được mạng lưới những
mối quan hệ bền vững, sinh viên cũng cần chú ý đến
những điều sau khi tạo dựng quan hệ với người khác:



Đừng lảng tránh các sự kiện.

Các buổi hội thảo, họp mặt, tiệc tùng có thể làm bạn chán ngán hoặc e ngại,
nhưng những mối quan hệ thiết lập từ những sự kiện này lại là tài sản vô cùng quý
giá cho bạn và cho cả những người mà bạn gặp gỡ. Hãy chủ động tham dự và trao
đồi thông tin với mọi người để mở rộng mạng lưới các mối quan hệ của mình.


Tạo dựng hình ảnh tích cực.

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 18


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Luôn giữ thái độ tích cực khi gặp
gỡ người khác. Không ai thích trò
chuyện với những người luôn chau
mày, hay phê bình người khác và

chỉ thích khoe khoang về chính
mình. Những người lịch thiệp dễ
tìm đến với nhau hơn vì nó tạo
được chất xúc tác cần thiết cho
giao tiếp. Hãy nhã nhặn và hài
hước vì khi bạn làm người khác
vui cười thì cũng là lúc cảm tình của họ dành cho bạn nhiều hơn và họ sẽ giữ liên
lạc thường xuyên với bạn.


Nâng tầm kỹ năng giao tiếp.

Nếu cảm thấy ngại ngùng hay xấu hổ khi tiếp chuyện với người lạ, có lẽ bạn
nên nghĩ đến việc tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp. Tại các buổi giao lưu
tiệc tùng, bạn không có được nhiều thời gian tiếp cận mọi người; nhưng với một số
kỹ năng giao tiếp tối thiểu cộng thêm một chút tự tin, bạn có thể tạo nên cuộc trò
chuyện sôi nổi với nhữnng người mình gặp gỡ.


Giữ liên lạc.

Các mối quan hệ cần sự nuôi
dưỡng và điều này đòi hỏi ở bạn tính
kiên nhẫn. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn hãy
email hoặc gọi điện hỏi thăm những
người bạn đã gặp gỡ. Khi có cơ hội hợp
tác, bạn sẽ là người họ nghĩ đến đầu tiên
hoặc khi bạn cần sự giúp đỡ thì họ cũng
sẽ không ngần ngại để giúp bạn.




Tạo niềm tin.

Tất cả mối quan hệ mà bạn đã dày công thiết lập sẽ trở thành công cốc khi
thiếu sự tin tưởng từ các mối quan hệ. Người ta thường nói: “Mất niềm tin là mất
tất cả”, vì vậy bạn đừng để mất niềm tin của người khác đối với mình.


Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp:

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 19


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
 Tôn trọng đối tượng giao tiếp. Hãy tôn trọng đối tượng mà bạn đang giao















tiếp bằng cách tạo sự bình đẳng, tạo điều kiện để đối tượng giao tiếp được
bộc lộ, được thể hiện nhu cầu, mong muốn, thái độ của mình và không lấn
át họ. Việc bạn tôn trọng người khác còn thể hiện ở việc bạn biết lắng
nghe, ăn mặc lịch sự, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể; sử dụng ngôn
ngữ nhẹ nhàng và có văn hóa; hành vi, cử chỉ lịch thiệp và có văn hóa; biết
thừa nhận những ưu, nhược điểm của người khác và biết kiềm chế cảm
xúc của mình.
Có thiện chí trong giao tiếp. Sống có thiện chí trong giao tiếp sẽ giúp bạn
thu hút được nhiều mối quan hệ khác nhau. Để có được điều này, bạn cần:
thành thật, chân thành, cởi mở, luôn tin tưởng quan tâm đến đối tượng
giao tiếp; không sử dụng giao tiếp để phục vụ cho lợi ích cá nhân mà gây
hại đến người khác; không tính thiệt hơn, không ghen tị với các thành tích
của người khác, không chế giễu, cười chê thất bại của người khác.
Biết lắng nghe và biết cách nói. Hãy nghe tích cực và lắng nghe để hiểu đối
tượng giao tiếp; không ngắt lời, bình tĩnh trước đối tượng giao tiếp nói
nhiều; nói đúng lúc, đúng chỗ, chân thật, ôn hòa, diễn đạt khúc triết, không
mập mờ để tránh gây hiểu lầm, nghi kị.
Tìm điểm tương đồng, mối quan tâm chung để việc hợp tác trở nên dễ
dàng và hiệu quả hơn. Vì vậy, chúng ta cần có sự nhường nhịn, gạt bỏ
những điều riêng tư, cá nhân để tìm ra những điểm chung và cùng hợp tác.
Kiên nhẫn và biết chờ đợi. Sự chờ đợi giúp hai bên hiểu nhau và nhận thức
đúng về vấn đề cần giao tiếp. Không nên nôn nóng, vội vàng kết luận về
khía cạnh nào đó về đối tượng giao tiếp khi chưa có đầy đủ căn cứ. Bởi vì
nếu đó là đánh giá tiêu cực thì nó sẽ gây ảnh hưởng không thuận lợi cho
cả quá trình giao tiếp về sau. Sự chờ đợi chính là tạo ra thời gian để các
bên hiểu nhau và hòa nhập với nhau.
Biết chấp nhận nhau, chấp nhận hoàn cảnh của nhau sẽ giúp chúng ta xây
dựng các mối quan hệ về chiều sâu và bền vững.

Sống theo nguyên tắc “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Sống biết
người, biết ta, không ích kỉ, biết quan tâm đến người khác, biết hy sinh lợi
ích cá nhân vì lợi ích tập thể,… có như vậy các mối quan hệ trong tập thể
mới thật sự hài hòa và bền vững.
Động viên đối tượng giao tiếp để họ cởi mở và thoải mái hơn trong quá
trình giao tiếp của hai người.

PHẦN KẾT LUẬN
Hầu hết sinh viên chúng ta đang sống trong môi trường Đại học với rất nhiều
mối quan hệ bạn bè, thầy cô. Vì vậy, việc giao tiếp hằng ngày giữa mọi người xung
quanh là điều rất thú vị đối với đa số các bạn sinh viên. Hi vọng rằng bài viết này sẽ
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 20


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
phần nào đáp ứng được những nhu cầu và sở thích tìm hiểu về kĩ năng tạo lập mối
quan hệ của sinh viên trường ta. Góp phần giúp sinh viên tự nhìn thấy những được
những ưu, nhược điểm của mình, các biện pháp để khắc phục nhược điểm và phát
huy hơn nữa những ưu điểm hiện có ở mỗi người. Để từ đó đạt được mục đích
trong việc tạo lập mối quan hệ lâu dài và bền vững ngay cả ở hiện tại và tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
_ Giáo trình Tâm lý học xã hội (Tập 2), Trường Đại học Lao động – Xã hội, NXB Lao
động – Xã hội (2010).
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 21



GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
_ Tailieu.vn
_ />_

MỤC LỤC
Lời mở đầu
SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 22


GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
4.1.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
4.2.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra, khảo sát).
5. Phạm vi nghiên cứu.
1.
2.
3.
4.

Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng

1.1.
Về mặt nhận thức.
1.2.
Về mặt thái độ.
1.3.
Về mặt hành vi.
2. Nguyên nhân.
3. Đánh giá.
3.1.
Những mặt đạt được (mặt tốt).
3.2.
Những mặt còn hạn chế (chưa tốt).
4. Đề xuất giải pháp

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

SVTH: DIỆP YẾN NHI

Page 23



×