Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Quy hoạch sử dụng đất Nông – Lâm nghiệp cho Xã Hữu Vĩnh – Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 – 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.57 KB, 59 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Lâm học, cùng với sự hướng dẫn
của ThS. Lê Tuấn Anh và sau một thời gian làm việc khẩn trương đến nay tôi
đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp:
“ Quy hoạch sử dụng đất Nông – Lâm nghiệp cho Xã Hữu Vĩnh –
Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 – 2022”
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Lê Tuấn Anh, người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô giáo trong Khoa Lâm học và
bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Hữu Vĩnh, tới tập thể cán bộ,
bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập tại xã.
Tuy đã cố gắng để hoàn thành khóa luận tốt nhất, song do còn hạn chế về
thời gian, kinh nghiệm, điều kiện nghiên cứu nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự nhận xét, bổ sung, đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Dương Thị Út Nhâm

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Xã được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi…………………………….15
Hình 3.2. Hồ Pác Mỏ………………………………………………………… 16
Hình 3.3. Mương nội đồng đã được bê tông hóa………………………………18
Hình 3.4. Trụ sở UBND xã…………………………………………………….19
Hình 3.5. Ruộng trồng cây thuốc lá……………………………………………21
Hình 3.6. Rừng hồi trồng trên địa bàn xã…………………………………… 23


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là nguồn lực quan trọng phục
vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung và của địa phương nói
riêng. Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng và đa
dạng (đất ở, đất xây dựng công trình, đất phát triển các ngành sản xuất Nông – Lâm
nghiệp …) đòi hỏi con người phải bố trí sử dụng đất sao cho có kế hoạch và hiệu
quả. Quy hoạch sử dụng đất ra đời ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Đối với vùng nông thôn miền núi thì hoạt động sản xuất chính là Nông –
Lâm nghiệp vì vậy việc quy hoạch đất đai càng trở nên quan trọng. Trên thực tế
nước ta đã hoàn thành công tác quy hoạch tổng thể, tuy nhiên đối với mỗi vùng,
mỗi địa phương lại có những đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế xã hội. Vì vậy công tác quy hoạch càng chi tiết càng tốt trong đó
quy hoạch cấp xã là một yêu cầu cấp bách đối với sự phát triển của đất nước.
Theo luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất là bắt buộc đối với cấp xã vì vậy
quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước làm cơ sở cho quy hoạch các
chuyên ngành. Để quy hoạch sử dụng đất cần phải đánh giá được các điều kiện
cơ bản về điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội
cũng như hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai.
Hữu Vĩnh là một xã miền núi thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Qua
thực tế điều tra nghiên cứu cho thấy xã có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi tuy
nhiên tình hình sử dụng đất đai hiện nay chưa hợp lý cùng với trình độ dân trí
còn thấp, khoa học kỹ thuật lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém phát triển do đó kinh
tế của xã nhìn chung kém phát triển đặc biệt là trong sản xuất Nông – Lâm
nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của xã.
Xuất phát từ thực tế đó, trong khuôn khổ một bài khóa luận tốt nghiệp tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất Nông – Lâm nghiệp cho
xã Hữu Vĩnh – Huyện Bắc Sơn – Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 – 2022”
nhằm góp phần quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai trên địa bàn xã một cách
hợp lý.

1
PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý có hiệu
quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối lại quỹ đất. Tổ chức sử dụng
đất như một tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi
trường.
Quy hoạch sử dụng đất vừa mang tính kinh tế, kỹ thuật vừa mang tính pháp
chế.
Biểu hiện của tính kỹ thuật là ở chỗ, đất đai được đo đạc vẽ thành bản
đồ, tính toán và thống kê diện tích, thiết kế và phân chia khoảnh thửa thành
các mục đích sử dụng khác nhau.
Về mặt pháp lý: đất đai được nhà nước giao cho các tổ chức hộ gia
đình và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành
các văn bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng
sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách
về đất đai của nhà nước.
Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cần xác định rõ mục
đích của việc sử dụng. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt
để và có hiệu quả cao tiềm năng đất. Song điều đó chỉ thực hiện được khi
tiến hành đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và pháp chế .
Quy hoạch sử dụng đất tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu
quả. Quy hoạch sử dụng đất phân phối đất đai cho tất cả các ngành, các lĩnh
vực và tổ chức sử dụng đất hợp lý giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực
với nhau. Vì mỗi một ngành, một lĩnh vực cần một loại diện tích khác nhau,
thích hợp với một loại đất khác nhau. Chính việc sử dụng đất hợp lý, hiệu

quả đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất
2
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải tuân theo những quy
tắc như sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế
hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất của cấp dưới.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét
duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
1.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch SDĐ trên thế giới và trong nước
1.2.1. Trên thế giới
Lịch sử quy hoạch sử dụng đất Lâm – Nông nghiệp trên thế giới đã được
bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII. Theo Olschowy vào thời gian quy hoạch quản lý
rừng và lâm sinh, Châu Âu xem như là một lĩnh vực ở mức độ cao trên cơ sở
QHSDĐ. Cuối thế kỷ thứ XVIII, quy hoạch đô thị phát triển mạnh ở Châu Âu “
Lý thuyết về khu công nghiệp” Johan H.Thuenen vào năm 1826 đã đánh dấu
mốc lịch sử về lợi dụng công tác Nông Nghiệp tại Đức.
QHSDĐ đã được xác nhận như một chuyên ngành và đã được các nước
phát triển trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và đã đạt được rất nhiều
thành tựu. Lịch sử về QHSDĐ đã trải qua hàng trăm năm nghiên cứu và phát

triển, những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất đã được sử dụng
làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai một cách có
hiệu quả nhất.
3
Tại Mỹ, năm 1929 bang Wiscosin đã cho ra đạo luật sử dụng đất đai và
việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai đầu tiên cho vùng Oneide, kế hoạch này
đã xác định các diện tích đất sử dụng cho lâm nghiệp, nông nghiệp và nghỉ ngơi
vui chơi giải trí.
Tại châu Âu, năm 1946, Jacks đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về
phân loại đất với tên gọi “ Phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”. Đây
cũng là tài liệu đầu tiên đánh giá khả năng của quỹ đất cho QHSDĐ. Đến năm
1966 hội Đất học Mỹ và hội nông học Mỹ đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên
về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng của nó trong
QHSDĐ. Từ năm 1967, Hội đồng Nông nghiệp châu Âu đã phối hợp với tổ
chức FAO, tổ chức hội nghị về phát triển nông thôn và QHSDĐ. Các hội nghị
đều khẳng định rằng, quy hoạch các ngành sản xuất như nông lâm nghiệp, chăn
nuôi…phải dựa trên cơ sở QHSDĐ.
Thời kỳ những năm của thập kỷ 50 tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trên thế
giới nhấn mạnh đến nghiên cứu về đánh giá đất đai trong QHSDĐ. Sau đó đã có
nhiều cuộc thảo luận của các chuyên gia được tiến hành. Nội dung của các cuộc
thảo luận đã đề cập đến các phương pháp cùng tham gia trong quy hoạch cấp vi
mô. Như vậy quy hoạch cấp vi mô đã được chú ý đến ngay từ thập kỷ 70, và
thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều thuật ngữ như: Quy hoạch địa phương, quy
hoạch vi mô, quy hoạch thôn bản, quy hoạch cùng tham gia…
Năm 1985, một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về quy hoạch sử dụng
đất được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch sử
dụng đất với 4 câu hỏi:
1) Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu của quy hoạch là gì ?
2) Có các phương án sử dụng đất nào đang tồn tại ?
3) Phương án nào là tốt nhất ?

4) Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào ?
Tài liệu Hội thảo giữa trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và Trường
Tổng hợp Kỹ thuật Dresden, vấn đề quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của
người dân đã được Holm Uibrig đề cập khá đầy đủ và toàn diện. Tài liệu đã
phân tích một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa các loại hình canh tác có liên
4
quan như: Quy hoạch rừng, vấn đề phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất,
phân cấp hạng đất và phương pháp tiếp cận mới trong quy hoạch sử dụng đất .
Năm 1987, Spitzer đề xuất các bước quy hoạch sử dụng đất đa mục tiêu.
Nhằm nhấn mạnh việc xác định các mục tiêu và lựa chọn phương pháp lập kế
hoạch phù hợp như: chuẩn đoán thu thập thông tin và dự đoán cơ hội, tư vấn
trong đánh giá, lập kế hoạch và điều phối, thực hiện điều phối và giám sát.
Theo Purnel thì mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất được các chuyên gia
xác định là: “ thiết lập các kế hoạch thực tiễn có khả năng sử dụng tốt nhất các
loại đất đai nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau để tăng năng suất, bảo vệ
môi trường”. Cũng trong năm 1988, Dent và nhiều tác giả khác cũng nghiên
cứu sâu về quy trình quy hoạch. Ông đã khái quát quy trình quy hoạch sử dụng
đất trên 3 cấp khác nhau và mối liên hệ của các cấp: Kế hoạch sử dụng đất cấp
quốc gia, cấp vùng, cấp cộng đồng. Dent đã có công khái quát định hướng quy
hoạch sử dụng đất cấp địa phương, ông còn đề xuất quy trình quy hoạch gồm 10
bước và 4 giai đoạn.
Công tác quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân được đề
cập khá đầy đủ và toàn diện bởi các nhà khoa học trong hội thảo giữa trường
Đại học lâm nghiệp (VFU) và trường Tổng hợp kỹ thuật Dresden (TU
Dresden). Trong hội thảo này, các vấn đề về phát triển nông thôn, quy hoạch sử
dụng đất, phân cấp hạng đất… đã được phần tích đánh giá một cách sâu sắc.
1.2.2. Trong nước
Các vấn đề nghiên cứu đất đai, quy hoạch sử dụng đất được bắt đầu từ rất
sớm. Từ thế kỷ thứ XV Lê Quý Đôn đã tổng kết nhiều kinh nghiệm của mình về
canh tác nông nghiệp từ trong “ Vân đài loạn ngữ” nhằm giúp người dân đạt

năng suất lao động cao trong sản xuất nông nghiệp.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử
dụng đất đã được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển với quy mô rộng.
Từ năm 1955 đến 1975, các công tác điều tra và phân loại đất đã được tổng hợp
một cách hệ thống trong phạm vi toàn miền Bắc.
Năm 1975, các số liệu nghiên cứu về phân loại đất được thống nhất.
Xoay quanh chủ đề về phân loại đất đã có nhiều công trình triển khai thực hiện
5
trên vùng sinh thái ( Ngô Nhật tiến 1986, Đỗ Đình Sâm 1994…). Tuy nhiên các
công trình này chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu cơ bản, chưa có các biện pháp
cho việc sử dụng đất.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [6] nêu:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm
bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài”( Điều 18).
Để góp phần quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên
đất, trong nhiều năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và
các văn bản dưới luật cũng như thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã như
Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai sửa đổi 1998 và 2003, Luật bảo vệ và phát
triển rừng, Nghị định 01/CP năm 1994, Nghị định 02/CP năm 1995, Nghị định
163/CP …). Đây là cơ sở pháp lý làm tiền đề cho công tác quy hoạch cấp xã.
Từ những năm 1993, những thí điểm đầu tiên về nghiên cứu quy hoạch
sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp cấp xã do dự án đổi mới chiến lược phát
triển lâm nghiệp được thực hiện tại các xã: Tử Nê, Hang Kìa, Pà Cò thuộc tỉnh
Hòa Bình, sau đó dự án cũng đã tổng hợp và rút ra được những bài học kinh
nghiệm trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
Năm 1996, công trình “ Quy hoạch sử dụng đất ổn định ở vùng trung du
và miền núi nước ta” do Bùi Quang Toàn đề xuất. Cũng trong năm 1996, Vũ
Văn Mễ và Desloges đã thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng đất và

giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh, đã đề xuất 6
nguyên tắc và các bước cơ bản của quy hoạch cấp xã, 6 nguyên tắc đó là:
- Kết hợp hài hòa ưu tiên của Chính phủ với người dân địa phương
- Tiến hành trong khuôn khổ Luật pháp hiện hành và các nguồn lực hiện
tại trên địa phương.
- Đảm bảo tính công bằng chú trọng đến cộng đồng dân tộc miền núi,
người nghèo và vai trò của người phụ nữ.
- Đảm bảo nguyên tắc cùng tham gia
- Đảm bảo việc phát triển bền vững
6
- Kết hợp hướng mục tiêu phát triển cộng đồng.
Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thụy Điển giai
đoạn 1996 – 2000 trên phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên
Quang, Phú Thọ đã tiến hành thử nghiệm công tác quy hoạch phát triển nông
nghiệp ở các xã trên cơ sở phát triển các thôn bản và hộ gia đình [7]
Năm 1997, Chương trình tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiệp xã hội của
trường Đại học Lâm nghiệp đã đề cập đến các phương pháp tiếp cận có sự tham
gia của người dân. Các tác giả: Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa
Biên và Trần Ngọc Bình đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước
biên soạn tài liệu với những vấn đề chính như sau:
- Các khái niệm và phương pháp tiếp cận trong quá trình tham gia.
- Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân.
- Tổ chức quá trình đánh giá nông thôn.
- Thực hành tổng hợp.
Tác giả Trần Hữu Viên (1997) đã xây dựng tài liệu tập huấn về quy
hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân đã kết
hợp phương pháp quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án quốc
tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đã trình
bày về khái niệm và nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất có

người dân tham gia.
Trong tài liệu hướng dẫn công tác quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp có sự tham gia của người dân, Đoàn Diễm (1997) đã tập trung vào các chủ
đề sau:
- Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp ở Việt
Nam.
- Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp của dự án
GCP/VIE/024/ITA.
- Những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp ở Việt
Nam và thế giới.
- Kiến nghị phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
đơn giản có sự tham gia của người dân.
7
Theo Bùi Đình Toái và Nguyễn Văn Nam [14] tỉnh Lào Cai đã xây dựng
mô hình sử dụng PRA để tiến hành QHSDĐ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy
hoạch sử dụng đất 3 cấp: Xã, thôn, hộ gia đình. Đến năm 1998 trên toàn vùng
dự án có 78 thôn, bản được quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp cùng tham
gia.
Từ những kết quả nghiên cứu đề tài nghiên cứu sinh của Nguyễn Bá Ngãi
cùng nhóm tư vấn của dự án khu vực Lâm Nghiệp Việt Nam – ADB [7] đã
nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch và xây dựng tiểu dự án cấp
xã. Mục tiêu là đưa ra một phương pháp quy hoạch Nông – Lâm Nghiệp cấp xã
có sự tham gia của người dân để xây dựng tiểu dự án Nông Lâm Nghiệp cho 50
xã của 4 tỉnh: Thanh Hóa, Gia Lai, Phú Yên, Quảng Trị.
Trong giai đoạn 2000 - 2005, Dự án phát triển nông thôn Sơn La, Lai
Châu do Liên minh Châu Âu tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Mục tiêu của Dự án
là cải thiện an toàn lương thực ở khu vực Miền núi phía Bắc Việt Nam thong
qua việc sử dụng bền vững và hữu ích nguồn tài nguyên thiên nhiên ở hai tỉnh
Sơn La và Lai Châu. Những hoạt động chính của Dự án đó là: Quy hoạch sử
dụng đất và giao đất, quản lý rừng đầu nguồn và phân loại đất lâm nghiệp, cải

thiện giống cây trồng trên nương, cải tiến chăn nuôi, tăng cường dịch vụ khuyến
nông và đào tạo.
Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng, Bắc Cạn thực hiện các hoạt động
quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, tăng cường kỹ năng nông lâm kết hợp
cho 41 bản với 1.155 người tham gia bao gồm các kỹ thuật viên nông nghiệp,
quản lý trồng trọt và lập kế hoạch phát triển thôn bản, đồng thời phát triển được
612 mô hình ở Bắc Cạn và 89 mô hình ở Cao Bằng.
Trong những năm gần đây, các chương trình và dự án nông lâm nghiệp
như dự án PAM, dự án trồng rừng Việt - Đức (KWF) tại Lạng Sơn, Bắc Giang,
Thanh Hoá, Quảng Ninh do GTZ tài trợ cũng đã sử dụng triệt để phương pháp
đánh giá nông thôn có sự tham gia. Về mặt lý luận, một số đề tài nghiên cứu của
Đinh Văn Đề, Nguyễn Hữu Tân, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Phúc Cường cũng
đã tiến hành ở một số địa phương, có những đánh giá và kết quả có ý nghĩa thực
thực tiễn nhất định.
8
Việt Nam đã có những nghiên cứu khá đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất
cấp vĩ mô, nhưng cấp vi mô còn có nhiều hạn chế. Ở cấp vi mô mới chỉ nghiên
cứu chủ yếu đối tượng đất phục vụ cho sản xuất mà chưa đưa ra được vai trò
quan trọng đối với môi trường sinh thái. Công tác quy hoạch thường dựa vào ý
kiến chủ quan của các nhà quy hoạch, thiếu sự đóng góp và tham gia của người
dân, dẫn đến không khai thác đươc kinh nghiệm, do đó tính khả thi không cao.
Hơn nữa phương pháp quy hoạch thường dựa trên thuộc tính của đất đai mà
không xem xét đến tiềm năng đất đai, nhu cầu và khả năng của cộng đồng.
Công tác QHSDĐ được áp dụng ở Việt Nam tuân theo các nguyên tắc cơ
bản sau:
- Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai củng cố và hoàn thiện các
đơn vị sử dụng đất
- Sử dụng tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên.
- Sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và
của từng ngành nói riêng trong đó ưu tiên ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp.

- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ thực hiện những nhiệm vụ kế
hoạch của nhà nước, của riêng ngành Nông, Lâm nghiệp và từng đơn vị sản
xuất cụ thể.
- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất
trên cơ sở các biện pháp quản lý kinh tế tiên tiến, nâng cao độ màu mỡ của đất,
nâng cao trình độ canh tác và hiệu quả sử dụng đất.
- Phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho từng vùng, từng xí
nghiệp, từng đơn vị sản xuất.
* Đánh giá ban đầu về vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam và địa phương
Đánh giá, phân tích các nghiên cứu và thử nghiệm về quy hoạch sử dụng
đất ở Việt nam có thể rút ra một số kết luận sau:
- Việt Nam đã có những nghiên cứu khá đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất
cấp vĩ mô song cấp vi mô còn nhiều hạn chế mới nghiên cứu chủ yếu đối tượng
đất phục vụ cho sản xuất mà chưa chỉ ra được vai trò quan trọng của môi trường
sinh thái.
- Phương pháp quy hoạch còn nhiều hạn chế và thiếu thống nhất, phương
pháp quy hoạch có sự tham gia của người dân đã được áp dụng ở một số địa
phương nhưng chưa tổng kết xác định đối tượng tham gia và vai trò của họ.
9
- Thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch rừng với quy hoạch nông lâm nghiệp
và các ngành khác (Giao thông, thuỷ lợi, xây dựng…). Đây là nguyên nhân cơ
bản dẫn đến mâu thuẫn và chồng chéo trong các nội dung quy hoạch sử dụng
đất. Các quy hoạch này thiếu tính dự báo dài hạn nên nhiều bản quy hoạch phải
liên tục bổ sung, điều chỉnh gây mất ổn định trong chỉ đạo và quản lý.
- Mâu thuẫn giữa một bên là cá nhân, hộ gia đình thiếu đất sản xuất với
một bên là các tổ chức lâm nghiệp của nhà nước được giao nhiều đất nhưng
quản lý sử dụng không có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu về sử dụng đất dốc mới chỉ được áp dụng cho đối
tượng đất sản xuất nơi người dân có trình độ canh tác khá cao, còn ở những nơi
vùng sâu, vùng xa nơi trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều

khó khăn thì chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Công tác quy hoạch thường dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quy
hoạch, thiếu sự đóng góp và tham gia của người dân. Vì vậy không khai thác
được kinh nghiệm của người dân địa phương và tính khả thi không cao. Hơn
nữa phương pháp quy hoạch dựa trên thuộc tính của đất đai, ít xét đến tiềm
năng đất đai, nhu cầu và khả năng của cộng đồng. Cơ sở khoa học cho quy
hoạch lâm - nông nghiệp cấp xã chưa rõ ràng, thực tiễn về quy hoạch cấp xã
chưa nhiều để tổng kết đánh giá.
Phương pháp tiếp cận và chuyển giao kỹ thuật còn nặng về xây dựng mô
hình, chưa thúc đẩy mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện đồng
thời ít chú ý đến các yếu tố phi kỹ thuật như tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ
và yếu tố tiếp thị nhằm đảm bảo cho các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao và
trình diễn, phát huy hiệu quả và bền vững.
Từ những hạn chế trên đề tài sẽ tiến hành áp dụng nghiên cứu một số vấn
đề như phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong quy hoạch, phương pháp
đánh giá đất đai, phân tích hệ thống canh tác, lựa chọn cơ cấu tập đoàn cây
trồng, xác định phương thức, phương pháp và định hướng sử dụng các loại đất
trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
10
PHẦN 2
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần quản lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Hữu
Vĩnh – huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn một cách bền vững và có hiệu quả.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng
quản lý, sử dụng đất của xã Hữu Vĩnh.
- Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp
phát triển Nông – Lâm nghiệp giai đoạn trên địa bàn xã giai đoạn 2013 – 2022.

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra điều kiện sản xuất Nông – Lâm nghiệp của xã
- Điều tra điều kiện tự nhiên
- Điều tra điều kiện kinh tế xã hội
- Điều tra các hoạt động sản xuất Nông – Lâm nghiệp trên địa bàn xã
2.2.2. Đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất đai tài nguyên của xã và dự
báo nhu cầu sử dụng đất của xã trong kì quy hoạch.
2.2.3. Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất Nông – Lâm nghiệp trong
giai đoạn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
- Xác định phương hướng, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch phân bổ đất đai
- Phân kỳ quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất
- Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất Nông – Lâm nghiệp
- Dự tính nhu cầu đầu tư và hiệu quả của phương án.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất Nông – Lâm
nghiệp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
1) Phương pháp kế thừa có chọn lọc số liệu có sẵn:
11
Phương pháp này được dùng để thu thập những tài liệu thứ cấp đã có trên
địa bàn cũng như các tài liệu liên quan đến sản xuất Nông – Lâm nghiệp từ
trước tới nay.
Các tài liệu kế thừa gồm:
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và
đặc điểm nguồn gốc tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.
- Tài liệu kinh tế xã hội: tài liệu về dân số, lao động, thành phần dân tộc,
tài liệu về kiến trúc, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, tài liệu về mức thu nhập,
mức sống của người dân trong xã.
- Tài liệu về tình hình sử dụng đất đai của xã, tài liệu về hiện trạng sử

dụng đất
2) Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này dùng để cập nhật và bổ sung các tài liệu kế thừa. Nội
dung điều tra gồm:
- Điều tra bổ sung về hiện trạng sử dụng đất theo tuyến lát cắt.
- Phỏng vấn trực tiếp người dân sinh sống trên địa bàn xã để tìm hiểu về:
+ Tập quán canh tác cũng như các kiến thức bản địa
+ Mức độ ưu tiên chọn loài cây trồng, vật nuôi, giá cả các loại hàng hóa.
+ Chi phí và thu nhập trên 1 ha cho các mô hình sử dụng đất …
+ Những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội và thách thức chính trong
sử dụng đất nói chung và trong sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng.
Số hộ phỏng vấn là 5 hộ phân bố trong các nhóm hộ khá (4 hộ), trung
bình (4 hộ) và nghèo (7 hộ). Các nội dung phỏng vấn hộ gia đình dựa theo mẫu
biểu đính kèm ở phần phụ lục.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
1) Phương pháp dự báo nhu cầu đất ở
Phương pháp này xây dựng dựa vào sự gia tăng dân số, sự phù hợp của
các loại đất với cây trồng. Dựa vào phương pháp này chúng ta có thể tính được
dân số cho tương lai và số hộ gia đình trong tương lai với số năm quy hoạch
- Dân số trong tương lai được tính theo công thức:
12
Trong đó: Nt là dân số năm quy hoạch
No là dân số năm hiện tại
P là tỷ lệ tăng dân số cơ học
V là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
n là số năm quy hoạch
- Số hộ gia đình trong tương lai được tính theo công thức sau:
Trong đó: Ht là số hộ gia đình năm quy hoạch
Ho là số hộ gia đình hiện tại
Nt là dân số năm quy hoạch

No là dân số năm hiện tại
2) Phương pháp phân tích hiệu quả trên 1 ha của các mô hình sử dụng đất
Hiệu quả của các mô hình sử dụng đất cho 1 ha được tiến hành theo môt
trong hai phương pháp: phương pháp tĩnh và phương pháp động
* Phương pháp tĩnh: đây là phương pháp coi các yếu tố chi phí là kết quả
tương đối độc lập không chịu tác động của nhân tố thời gian. Trong phương
pháp này các chỉ tiêu cần tính toán là:
- Tổng lợi nhuận (P) : )
- Tỷ suất lợi nhuận ( Pcp ):
- Hiệu quả vốn đầu tư (Pv):
Trong đó: P là tổng lợi nhuận năm 1
Tn là tổng thu nhập năm 1
Cp là tổng chi phí cho sản xuất kinh doanh năm 1
Vdt là tổng thuế phải nộp
13
* Phương pháp động: phương pháp này coi các yếu tố chi phí và kết quả
đầu tư có mối quan hệ với mục tiêu đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền…Các chỉ
tiêu tính toán là:
- Giá trị hiện tại của lợi nhuận:
Trong đó: Bi là giá trị thu nhập năm thứ i
Ci là chi phí năm thứ i
n là tổng số năm của chu kì đầu tư
r là tỷ lệ lãi suất (%)
Nếu: + NPV > 0 thì chương trình đầu tư có lãi
+ NPV < 0 thì chương trình đầu tư thua lỗ
+ NPV = 0 thì chương trình đầu tư hòa vốn
- Tỷ suất của giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí BCR:
Trong đó: BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
Hoạt động sản xuất nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng

lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại nếu BCR < 1 thì việc sản xuất đó
không hiệu quả hay là quá trình sản xuất bị thua lỗ.
- Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR): IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu
hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tín chiết khấu. Nếu IRR
càng lớn thì hiệu quả ngày càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm.
3) Phương pháp xây dựng bản đồ
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo phương
pháp kỹ thuật số bằng phần mềm Autocad.
14
PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện cơ bản của khu vực
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hữu Vĩnh là một xã nằm về phía Đông Bắc huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng
Sơn, ngay sát trung tâm huyện. Có địa giới hành chính được xác định:
- Phía Bắc giáp thị trấn Bắc Sơn
- Phía Nam giáp xã Chiêu Vũ
- Phía Đông giáp xã Bắc Sơn và xã Quỳnh Sơn
- Phía Tây giáp xã Tân Lập và xã Đồng Ý
Xã Hữu Vĩnh gồm 8 thôn: Hữu Vĩnh 1, Hữu Vĩnh 2, Hợp Thành, Tá
Liếng, Pá Nim, Pác Mỏ, Nà Hó, Pác Lũng.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Hữu Vĩnh có dạng địa hình
núi đá vôi (karstơ) bao bọc xung
quanh, bị chia cắt rất mạnh,với
những vách đá dựng đứng, xếp lớp,
đỉnh lởm chởm. Dạng địa hình này
chiếm 71,74% diện tích tự nhiên
toàn xã, không có khả năng phát

triển trồng rừng. Địa hình đất bằng
nằm dọc theo suối, các lân, thung lũng, diện tích đất này được khai thác sử dụng
để phát triển nông nghiệp trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp
ngắn ngày (chiếm 20,54%), phần còn lại là các loại đất phi nông nghiệp.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Xã Hữu Vĩnh nằm trong vùng có mùa đông lạnh và khô nhất nước ta,
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở
các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều. Nhiệt độ trung bình năm
là 21
0
C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên đến 37,3
0
C và nhiệt độ thấp nhất
15
Hình 3.1. Xã được bao bọc bởi các dãy
núi đá vôi
tuyệt đối có thể xuống -1,4
0
C. Mùa đông nhiều còn có nhiều hiện tượng thời tiết
đặc biệt như mưa phùn, sương muối…
Chế độ mưa: Thuộc khu vực có lượng mưa khá của tỉnh Lạng Sơn, lượng
mưa trung bình 1503mm. Chế độ mưa phân hóa thành 2 mùa: mùa mưa trùng
với mùa hè, chiếm 85% lượng mưa năm, mùa khô trùng với mùa đông.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất: Xã Hữu Vĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.172,57
ha được chia thành 2 nhóm đất chính là đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
nước tập trung ở khu vực trung tâm xã, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc
tụ nằm rải rác ở dọc các lân, lũng.
* Tài nguyên nước:

- Nước mặt: hồ Pác Mỏ với diện tích tự nhiên khoảng 6,7 ha là nguồn dự
trữ nước và tưới tiêu cho khoảng 12 ha ruộng thuộc các thôn Pác Mỏ, Nà Hó,
Tá Liếng và Pá Nim. Ngoài ra còn
có một số khe suối nhỏ chảy từ
trong các khe núi ra.
- Nước ngầm: do nằm trong
vùng địa hình Karst vì vậy xã Hữu
Vĩnh có nguồn nước ngầm tương
đối phong phú nằm ở độ sâu 20 –
30 m, chủ yếu phục vụ cho mục
đích sinh hoạt với quy mô hộ gia
đình.
3.1.1.5. Môi trường
Hiện nay môi trường trong địa bàn xã vẫn còn đảm bảo, chưa có những
biểu hiện suy thoái. Tuy nhiên, hiện nay trong xã chưa có bãi thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt, tình trạng sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, phân bón hóa học
nên môi trường nông thôn cũng đang dần bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu.
3.1.1.6. Nhận xét đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên
Lợi thế: Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam, ít bị ảnh hưởng
của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.
16
Hình 3.2. Hồ Pác Mỏ
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp không lớn nhưng có nguồn nước quanh năm
nên thuận lợi cho việc trồng lúa 1 vụ và 1 vụ trồng cây thuốc lá. Có diện tích
núi đá vôi lớn nên tạo điều kiện cho phát triển nghề khai thác và chế biến vật
liệu xây dựng. Có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các khu
vực lân cận.
Hạn chế: Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông thường
lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng.
Phần lớn diện tích là núi đá vôi, do đó khó khăn trong phát triển nghề

rừng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
Biểu 3.1: Biểu cơ cấu kinh tế của xã Hữu Vĩnh
STT Chỉ tiêu Năm 2011
1 Nông – lâm nghiệp 75,27 %
2 Tiểu thủ công nghiệp 0,11%
3 Dịch vụ 24,62%
4 Thu nhập bình quân 12.000.000/người/năm
- Tổng thu nhập toàn xã: 20,0 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân/người/năm: 12 triệu đồng/người/năm
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 10,4%
- Phân loại hộ:
+ Tỷ lệ hộ nghèo: 19,47%
+ Tỷ lệ hộ giàu: 7%
+ Tỷ lệ hộ trung bình: 73,53%
3.1.2.2. Dân số - lao động
Dân số toàn xã tính đến đầu năm 2012 là 1711 người, 401 hộ phân bố
trong 8 thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm là 18%.
Lao động: Số dân trong độ tuổi lao động 1120 người chiếm 65,46% tổng
số dân. Lao động trên địa bàn xã chủ yếu là lao động nông nghiệp, thời gian lao
động theo mùa vụ, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu nhờ vào kinh tế
nông nghiệp. Trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ trẻ em đến độ tuổi đi học
được đến trường đạt 100%. Toàn xã hiện có 174 người đã qua các lớp đào tạo
17
(chiếm 10,4% tổng số dân), trong đó: trình độ đại học có 44 người; cao đẳng 26
người; trung cấp nghề, trung cấp công nhân 96 người; sơ cấp 8 người. Xã Hữu
Vĩnh có lượng lao động dồi dào, phù hợp với điều kiện lao động nông thôn. Tuy
nhiên số người đã qua đào tạo còn ít (10,44 % dân số xã) nên việc tiếp cận, ứng
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

Thành phần dân tộc: Xã Hữu Vĩnh bao gồm 4 dân tộc anh em cùng sinh
sống: Tày, Nùng, Kinh, Dao trong đó người Tày chiếm 94,3% còn lại là các dân
tộc khác.
3.1.2.3. Văn hóa – xã hội
Tôn giáo, phong tục tập quán: người dân có phong tục tập quán từ lâu đời
với truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên
Đặc điểm về văn hóa: điểm nổi bật là nhà sàn với vật liệu xây dựng chủ
yếu là gỗ, nhà sàn thường được xây dựng rộng rãi, thoáng mát, các thế hệ cùng
chung sống dưới một mái nhà rất hòa thuận. Làng người Tày cổ ở thôn Pác Mỏ
có truyền thống lâu đời với nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Tày Bắc
Sơn là một địa điểm thu hút khách du lịch.
3.1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng
* Về giao thông:
- Giao thông liên xã: Hữu Vĩnh có 2 tuyến đường huyện ĐH71 (Hữu
Vĩnh – Chiêu Vũ – Sông Hóa) và ĐH73 (Tân Lập – Tân Hương – Vũ Lăng)
chạy qua, nền đường rộng 5 – 6 m, mặt đường láng nhựa rộng 3,5 m hiện đang
trong tình trạng khai thác tốt.
- Các tuyến đường liên thôn, nội thôn đều cơ bản đã được cứng hóa bằng
bê tông xi măng.
- Đường giao thông nội đồng cũng là
trục đường thôn xóm. Phần còn lại chưa có
đường hoặc chỉ là những bờ thửa ruộng 0,2
– 0,4 m.
* Về thủy lợi: Tổng chiều dài các
tuyến kênh mương nội đồng khoảng 12km,
trong đó đã cứng hóa được 2km, còn lại
10km là mương đất. Hồ Pác Mỏ có diện
18
Hình 4.3. Mương nội đồng đã
được bê tông hóa

Hình 3.3. Mương nội đồng đã được
bê tông hóa
tích 6,7 ha cung cấp nước tưới tiêu cho 12 ha ruộng lúa tại các thôn Pác Mỏ, Nà
Hó, Tá Liếng và Pá Nim. Nhìn chung hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đáp
ứng được nhu cầu tưới tiêu cho đồng ruộng, tuy nhiên cần kiên cố hóa các tuyến
mương đất để tăng hiệu suất sử dụng.
* Về hệ thống lưới điện:
- Lưới trung áp 35 kv; 10 kv được lấy nguồn từ trạm trung gian Bắc Sơn.
- Trạm lưới 35/0,4 KV và 10/0,4 KV: các trạm lưới 35/0,4 KV, 10/0,4
KV cấp điện cho địa bàn xã dùng trạm treo. Có 2 trạm hạ áp công suất từ 100 –
180 kVA, tổng công suất đặt của các trạm là 280 kVA.
+ Trạm Hữu Vĩnh công suất 180 KVA
+ Trạm Hữu Vĩnh 2 công suất 100 KVA
- Lưới điện chiếu sáng: trong xã chưa có hệ thống chiếu sáng đường giao
thông và các khu vực công cộng.
*Về cơ sở các công trình công cộng:
- Ủy ban, cơ quan: diện tích đất 1080
m
2
nằm trên trục đường ĐH71 thuộc địa
phận thôn Hợp thành. Diện tích đất xây
dựng 130 m
2
nhà ngói cấp 4, hội trường 30
chỗ. Trụ sở đã được xây dựng từ lâu, hiện
nay đã xuống cấp, thiếu các phòng chức
năng, không đảm bảo nhu cầu làm việc.
- Y tế: trạm y tế nằm trên địa phận thôn Hợp Thành, diện tích đất 227 m
2
,

diện tích xây dựng 40 m
2
, thiếu phòng chức năng, không có vườn thuốc nam.
- Giáo dục và đào tạo: Chưa có trường THCS do địa bàn xã gần với TT
Bắc Sơn nên học sinh học chung cùng với trường THCS thị trấn Bắc Sơn. Có
trường tiểu học nằm trên địa bàn thôn Hợp Thành, diện tích đất 7521 m
2
, diện
tích xây dựng 150 m
2
, cơ sở vật chất còn thiếu. Trường mầm non nằm trong
khuôn viên trường tiểu học, diện tích đất xây dựng 80 m
2
, nhà trát vách cấp 4 cũ
nát, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học
thiếu, không đảm bảo an toàn.
- Văn hóa – thể dục, thể thao: khu thể thao trung tâm xã có diện tích 3680
m
2
thuộc thôn Hợp Thành, chỉ là bãi đất trống, chưa được đầu tư xây dựng.
19
Hình 3.4. Trụ sở UBND xã
Chưa có nhà văn hóa xã. Toàn xã chỉ có 1 nhà văn hóa thôn tại thôn Pác Mỏ,
diện tích 60 m
2
.
3.1.2.5. Quốc phòng – an ninh
Hàng năm xã đều làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức về nhiệm vụ quốc phòng quân sự trong tình hình mới tại địa phương.
Thường xuyên xây dựng và củng cố lực lượng dân quân, quân dự bị động viên,

tổ chức có hiệu quả kế hoạch huấn luyện dân quân qua các năm. Phòng chống
các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng chữ và sử dụng trái phép các loại pháo.
Luôn chủ động đề cao cảnh giác đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Các vụ việc xảy ra được ban công an xã và công an huyện
phụ trách tập trung giải quyết kịp thời, không để phát sinh phức tạp, ảnh hưởng
đến trật tự địa phương. Ban công an xã thường xuyên tổ chức giao ban hàng
tháng, lực lượng công an viên thôn bản luôn nắm chắc tình hình địa bàn.
3.1.2.6. Nhận xét đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội
* Thuận lợi: Nông nghiệp là thế mạnh của xã, đem lại nguồn thu nhập
chính với lực lượng lao động dồi dào. Sản lượng lương thực đều đạt so với kế
hoạch đảm bảo nguồn an ninh lương thực.
- Dân số không quá đông, mức thu nhập bình quân hàng năm khá cao.
Chủ yếu người dân sống bằng lầm nghề nông - lâm nghiệp là chính. Đây là yếu
tố thuận lợi cho nguồn nhân lực sử dụng cho phát triển nông – lâm nghiệp.
- Xã có mạng lưới cơ sở hạ tầng vể cơ bản đã hoàn thiện, đáp ứng việc
phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông – lâm nghiệp cho người dân.
Trong những năm gần đây xã đã có những chuyển biến tích cực trong
việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn
tinh thần. Do có sự đầu tư, cải tiến về máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đồng
thời áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động,
đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn.
* Khó khăn: Hữu Vĩnh là một xã miền núi, nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, xuất phát điểm thấp, các ngành nghề chậm phát triển. Tuy có giao thông
thuận lợi, vị trí gần trung tâm huyện, nhưng xã chưa khai thác thế mạnh đó một
cách triệt để.
20
- Cơ sở hạ tầng phát triển chậm, thiếu vốn đầu tư, việc khai thác và sử
dụng tài nguyên còn nhiều chỗ chưa được hợp lý. Công tác quản lý tài nguyên
thiên nhiên của xã chưa hiệu quả, hiện tượng đốt nương rẫy vẫn xảy ra làm xói
mòn rửa trôi đất, ô nhiễm nguồn nước.

- Trình độ dân trí còn hạn chế, nhân dân chưa chủ động, mạnh dạn đầu tư
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nông sản.
3.1.3. Tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã
3.1.3.1. Tình hình sản xuất Nông nghiệp
* Trồng trọt: Theo số liệu báo cáo năm 2011: tổng diện tích gieo trồng là
336,35 ha; đạt 100,04% KH năm; bằng 101,8 % so với cùng kỳ năm 2010.
Biểu 3.2: Biểu điều tra về trồng trọt ( năm 2011)
Stt Loài cây Diện tích(ha)
Năng
suất(tạ/ha)
Sản lượng
(tạ)
1 Lúa xuân 2,34 58 135,72
2 Lúa mùa 101,846 42,4 4046
3 Ngô xuân 50,05 55 2752,75
4 Ngô thu 56,156 46,3 2456
5 Cà chua 10,92 112 943
6 Cây thuốc lá 102,5 27 2767,5
Ngoài các cây trồng chủ yếu trong biểu điều tra trên, xã còn có một số
loài cây trồng khác như:
- Diện tích trồng cây chất bột như khoai, sắn…0.94 ha
- Rau đậu các loại 9,68 ha
Trong đó thu nhập từ trồng cây cà
chua và cây thuốc lá năm 2011 thấp hơn
so với năm 2010, do trong năm 2011 thời
tiết ngập lụt làm cho diện tích cà chua
mất trắng 2,5 ha, diện tích còn lại chậm
phát triển không kịp thời khi giá cả cao.
Năm 2011 giá cả các mặt hàng đều tăng
cao duy chỉ có cây thuốc lá giá quá thấp

nên thu nhập của người dân thấp.
21
Hình 3.5. Ruộng trồng cây thuốc lá
* Chăn nuôi: Năm 2011 đàn gia súc, gia cầm tiếp tục duy trì và phát
triển không có dịch bệnh lớn xảy ra. Theo tổng hợp điều tra chăn nuôi, gia súc,
gia cầm và chăn nuôi khác tháng 10 năm 2011 các loại gia súc, gia cầm có như
sau:
- Tổng đàn trâu: 25 con
- Tổng đàn bò: 156 con
- Tổng đàn dê: 76 con
- Tổng đàn gia cầm: 12624 con
- Tổng đàn lợn: 1302 con
Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm những năm gần
đây đã được chú ý và thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Bình quân hàng
năm đàn gia súc, gia cầm được tiêm phòng đạt 91,5 %.
* Cây ăn quả: Theo điều tra diện tích, sản lượng cây ăn quả tháng 12
năm 2011 kết quả như sau:
Tổng số cây hiện có 14.575 cây. Số cây trồng mới trong năm 1.289 cây.
Số cây cho sản phẩm 4.713 cây. Sản lượng thu hoạch 50,195 tấn. Trong đó
chiếm phần lớn là cây Quýt cho sản lượng và chất lượng cao.
* Nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 4,116
ha. Sản lượng nuôi trồng là 3,625 tấn. Sản lượng thủy sản khai thác từ mương,
suối là 2,07 tấn.
3.1.3.2. Tình hình sản xuất Lâm nghiệp
Trong những năm gần đây sản xuất lâm nghiệp mới được chú ý. Hiện tại
trên địa bàn xã chưa phát triển nghề rừng tương xứng với tiềm năng của xã.
Diện tích đất lâm nghiệp theo thống kê là 650,97 ha tuy nhiên hầu hết đều là
rừng sản xuất phục hồi qua nhiều năm sau quá trình khoanh nuôi, bảo vệ diện
tích đất trống, đồi núi do hậu quả của việc chặt phá rừng và đốt nương rẫy
những năm trước. Rừng đang bước vào giai đoạn phục hồi, chưa có trữ lượng.

Bên cạnh đó diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn là 26,23 ha. Các loài cây đặc
trưng của vùng đất núi đá vôi là nghiến, lát hoa, trám …, diện tích trồng các loài
tre, mai lớn. Các loài cây được nhân dân chú trọng trồng trong những năm qua
là Hồi, bạch đàn, keo…
22
Theo thống kê năm 2011, số lượng và trữ lượng các loài cây cơ bản như
sau:
Cây hồi: tổng số cây hiện có
5820 cây. Số cây cho sản phẩm 316
cây. Sản lượng thu hoạch 5,68 tấn.
Số cây trồng phân tán trong năm
2350 cây lấy gỗ. Tre, mai 480 khóm.
Cây lâm nghiệp khác 480 cây.
Sản phẩm thu hoạch khai thác từ
rừng gỗ 1,3 m
3
, củi 172000 Ste. Than
củi 11250 kg. Khai thác tre, mai,
vầu 1320 cây. Măng tươi các loại 2350 kg.
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng chưa được đảm bảo, hiện tượng
cháy rừng vẫn xảy ra vào mùa khô, nắng nóng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới
môi trường, tới sản xuất nông nghiệp. Tình trạng khai thác, chặt phá rừng và
vận chuyển trái phép lâm sản vẫn xảy ra nhiều.
Nhận thức của người dân về giá trị từ rừng chưa cao, do đó công tác
trồng rừng chưa được chú trọng, hiện nay theo chủ trương của xã, diện tích rừng
sẽ được giao cho từng hộ gia đình quản lý và sản xuất.
3.1.3.3. Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại
Hiện nay trên địa bàn xã có 20 cơ sở hoạt động công nghiệp. Trong năm
2011 giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 1925 triệu đồng.
Sản phẩm chủ yếu là sản xuất đá các loại 1650 m

3
, say sát, nghiền bột 385 tấn,
gạch ba banh 35 vạn viên.
Thương mại, dịch vụ kém phát triển, chủ yếu là tiểu thương, buôn bán
nhỏ phục vụ các hàng hóa thiết yếu. Dịch vụ vận tải mới chỉ dừng ở mức
chuyên chở vật liệu phục vụ xây dựng. Xã Hữu Vĩnh có làng người Tày cổ nằm
ngay sát cạnh hồ Pác Mỏ có phong cảnh đẹp hữu tình nhưng những năm qua
chưa thu hút được du khách đến thăm quan do chưa được đầu tư đúng mức.
23
Hình 3.6 Rừng hồi trồng trên địa bàn xã

×