Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đặc trưng cấu trúc và đa dạng loài thực vật tại Phân khu phục hồi sinh thái – Vườn Quốc Gia Pù Mát – tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.81 KB, 104 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trò như lá phổi xanh của con người, sự tồn tại của con
người không tách khỏi môi trường sống mà rừng là một phần của môi trường
sống đó. Trước tình hình như vậy, không chỉ Việt Nam mà trên toàn Thế Giới
đã kí công ước bảo tồn đa dạng sinh học thông qua đại hội thượng đỉnh ở Ri
O.de.Janero (1992). Theo công ước này bảo tồn đa dạng sinh học là cái mốc
đánh dấu cam kết của các quốc gia trên toàn thế giới về bảo vệ đa dạng sinh
học, bảo đảm sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên sinh vật và nguồn
lợi thu được phải chia công bằng. Chính vì vậy mà Liên Hợp Quốc đã kêu gọi
các nước có rừng hãy bảo vệ rừng khi còn chưa muộn, đặc biệt là các nước
đang phát triển đó chính là chiến lược toàn cầu.
Việt Nam được coi là trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam
Châu Á, điều này thể hiện ở số lượng loài với 12000 loài thực vật, 273 loài
thú, 180 loài bò sát, 773 loài chim, 80 loài ếch nhái và hàng ngàn loài động
vật không xương sống và còn nhiều loài chưa được phát hiện.
Trong sự nghiệp bảo vệ đa dạng sinh học ở các quốc gia, các Vườn
quốc gia (VQG), các Khu bảo tồn (KBT) giữ một vai trò quan trọng. Muốn
thực hiện được nhiệm vụ chính của mình điều đầu tiên là phải đánh giá được
tính đa dạng sinh học một cách đầy đủ, đó là cơ sở khoa học để thực hiện
nhiệm vụ như: Bảo tồn các loài quý hiếm, các loài nguy cấp, các nguồn gen
hay các hệ sinh thái khác.
Tuy nhiên, cũng như các VQG và KBTTN khác ở Việt Nam, VQG Pù
Mát cũng đã và đang phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về ĐDSH
bởi các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.
Mặc dù vậy, cho tới nay VQG Pù Mát chưa có các biện pháp thật sự
hữu hiệu để quản lý, bảo vệ một cách có hiệu quả hệ thực vật thuộc VQG.
Xuất phát từ nhận thức đó, để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ đa dạng
sinh học và cấu trúc rừng, làm cơ sở cho việc quản lý rừng hiệu quả hơn, việc
thực hiện đề tài: “Đặc trưng cấu trúc và đa dạng loài thực vật tại Phân khu
phục hồi sinh thái – Vườn Quốc Gia Pù Mát – tỉnh Nghệ An” là hết sức cần
thiết góp phần bổ sung thêm về lý thuyết sinh thái học rừng tự nhiên trên


nhằm đề xuất một số giải pháp chăm sóc và nuôi dưỡng rừng tự nhiên phục
vụ yêu cầu bảo tồn sinh học có hiệu quả.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Trên thế giới
Rừng nhiệt đới ẩm vẫn là một trong những nơi mà tính đa dạng sinh học
cao nhất, chính nhờ sự đa dạng và phong phú đó mà cuốn hút nhiều nhà khoa học.
1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.1. Cấu trúc tổ thành
Theo Richard P.W (1952), trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi hecta
luôn có hơn 40 loài cây gỗ, có trường hợp còn trên 100 loài. Nhiều loài cây gỗ
lớn sinh trưởng hỗn giao với nhau theo tỷ lệ khá đồng đều, nhưng cũng có khi
có một hoặc hai loài chiếm ưu thế.
Trên thế giới có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái của
cấu trúc rừng tiêu biểu là Baur. G. N (1964) [1] và E.P. Odum (1971) [13].
Hai tác giả này đã tập trung vào các vấn đề sinh thái nói chung và các cơ sở
sinh thái kinh doanh rừng mưa nhiệt đới nói riêng. Qua đó làm sáng tỏ khái
niệm hệ sinh thái rừng, đây cũng là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc rừng đứng
trên quan điểm sinh thái học.
1.1.2. Nghiên cứu định lượng cấu trúc
1.1.2.1. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D
1.3
)
Là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần nên đã được
nhiều nhà khoa học lâm học và điều tra rừng nghiên cứu. Các công trình tiêu
biểu phải kể đến đó là:
+ Meyer (1934) (dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 1986) [15] đã mô tả quy
luật phân bố N/D
1.3

bằng phương trình toán học có dạng đường cong giảm liên
tục và được gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer.
+ Ballell (1973) đã sử dụng hàm Weibull, Schiffel, Naslund (1936,
1937) xác lập phân bố Charlier cho phân bố N/D
1.3
của lâm phần thuần loài
đều tuổi sau khép tán (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [6].
2
1.1.2.2. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/H
vn
)
Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng
đứng đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp được áp dụng
để nghiên cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng với các
kích thước khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Các phẫu đồ mang lại
hình ảnh khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thắng đứng.
Từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng thực tế. Với phương pháp này
được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng như: Richards P.W (1952) [21], Rolllet
(1979).
1.1.2.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân
cây (H
vn
/D
1.3
)
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với
mỗi cỡ đường kính cho trước luôn tăng theo tuổi, đó là kết quả tự nhiên của
sinh trưởng. Trong mỗi cỡ xác định, ở các tuổi khác nhau, cây rừng thuộc cấp
sinh trưởng khác nhau, cấp sinh trưởng giảm khi tuổi lâm phần tăng lên dẫn
đến tỷ lệ H

vn
/D
1.3
tăng theo tuổi. Từ đó đường cong quan hệ giữa H
vn
và D
1.3
có thể thay đổi và luôn dịch chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng.
Krauter.G (1958) và Tiourin.A.V (1932) (dẫn theo Phạm Ngọc Giao,
1995) [6] nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính ngang ngực
dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi.
Naslund. M (1929), Hohenadl. W (1936), Michailov. F (1934, 1952),
Prodan.M (1944), Meyer.H.A (1952) (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [6],
dùng phương pháp giải tích toán học và đề nghị sử dụng các dạng phương
trình dưới đây để mô tả quan hệ H/D.
h = a + b
1
.d + b
2
.d
2
h = a + b
1
.d + b
2
.d
2
+ b
3
.d

3
h - 1.3 = d
2
/(a + b.d)
2
h = a + b.logd
h = a + b
1
.d +b
2
.logd
3
h = k.d
b
Như vậy, để biểu thị tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây
ta có thể sử dụng nhiều dạng phương trình. Song việc lựa chọn phương trình
nào để biểu thị mối tương quan H
vn
- D
1.3
thì tùy thuộc vào loài cây trồng cụ
thể.
1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học
Thuật ngữ đa dạng sinh học là một thuật ngữ mới mẻ được dùng để chỉ
tính phong phú của sự sống trên trái đất là hàng triệu loài thực vật, động vật,
vi sinh vật, là các gen chứa đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đa dạng sinh học: qua việc nghiên cứu đa
dạng sinh học về loài và đa dạng sinh học về gen đã cho chúng ta thấy được
các loài, nguồn gen quý hiếm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu cải thiện

giống loài, có khả năng chống chịu được với hoàn cảnh bất lợi và mở rộng
được nơi sống của loài ngày một nâng cao năng suất, chất lượng của chúng.
Các công trình nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới đã có từ lâu:
thực vật chí Đông Dương (1905 – 1952) 8 quyển, H.humber (1938 -1950). Ở
Nga từ 1928 – 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho những nghiên cứu hệ
thực vật. Cụ thể Talmachay AI cho rằng “Chỉ cần điều tra trên một diện tích
đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có
sự phân hóa về mặt địa lý. Ông gọi đó là một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt
đới ẩm thường là 1500 – 2000 loài.
2. Ở Việt Nam
2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng
Mục đích chủ yếu của phân loại trạng thái rừng là nhằm xác định các
đối tượng rừng với những đặc trưng cấu trúc cụ thể, từ đó lựa chọn, đề xuất
các biện pháp lâm sinh thích hợp để điều khiển, dẫn đắt rừng đạt trạng thái
chuẩn.
4
Về phân loại rừng trước hết phải kể đến Loetschau (1966) [12] đưa ra hệ
thống phân chia kiểu trạng thái cho kinh doanh rừng hỗn giao thường xanh lá
rộng nhiệt đới. Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã dựa trên hệ thống phân loại của
Loeschau cải tiến cho phù hợp với đặc điểm rừng tự nhiên của Việt Nam và cho
đến nay vẫn áp dụng hệ thống phân loại này (QPN 6 – 84).
Tiếp theo là Thái Văn Trừng (1978) [16] đứng trên quan điểm sinh thái
đã chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là công trình tổng
quát, đáp ứng được yêu cầu về quy luật sinh thái. Xuất phát từ tính đa dạng,
phong phú của rừng nhiệt đới, Thái Văn Trừng đưa ra kết luận: Không thể
dùng quần hợp thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản như các tác giả kinh điển
đã sử dụng ở vùng ôn đới. Ông đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vị
phân loại cơ bản và lấy hình thái, cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn phân loại.
Trần Ngũ Phương (1985 – 1988) [14] đã đưa ra phương pháp phân chia
rừng nhằm phục vụ công tác điều chế với đơn vị phân chia là lô dựa trên 5

nhân tố là nhóm nhân tố sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy
thoái của rừng, khả năng tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên, đặc điểm địa hình
và thổ nhưỡng.
Như vậy, các tác giả đều cho rằng: Việc phân loại trạng thái rừng ở
Việt Nam là rất cần thiết trong công tác nghiên cứu cũng như sản xuất kinh
doanh. Tùy các mục tiêu cụ thể mà lựa chọn các phương pháp phân loại khác
nhau, nhưng đều nhằm làm rõ hơn các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
2.2.1. Cấu trúc tổ thành
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình
thái của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ
đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc
tổ thành đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam đề cập trong công trình
nghiên cứu của mình.
5
Bảo Huy (1993) [3], Đào Công Khanh (1995) khi nghiên cứu tổ thành
loài cây đối với rừng tự nhiên ở Đăklăc và Hương Sơn – Hà Tĩnh đều xác
định: Tỷ lệ tổ thành của các nhóm loài cây mục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và
nhóm loài cây phi mục đích cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp khai thác thích
hợp cho từng đối tượng theo hướng điều chỉnh tổ thành hợp lý.
2.2.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D
1.3
)
Thống kê các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho
thấy: Phân bố N/D
1.3
của tầng cây cao (D

6cm) có hai dạng chính:
- Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa

- Dạng một đỉnh chữ J
Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả đã chọn những mô hình toán học thích
hợp để mô phỏng. Đồng Sỹ Hiền (1974), khi lập biểu thể tích cây đứng rừng
tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã đưa ra kết luận: Dạng tổng quát của phân bố
N/D
1.3
là phân bố giảm, nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo quy
tắc nên đường thực nghiệm có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bố thực
nghiệm như vậy, tác giả đã dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để
mô tả. Nguyễn Hải Tuất (1986) [15] đã sử dụng hàm khoảng cách để mô tả
phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ kính bắt đầu đo.
2.2.3. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/H
vn
)
Những nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) cho thấy: Phân bố số cây
theo chiều cao (N/H
vn
) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây
thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Thái
Văn Trừng (1978), trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả
nghiên cứu cấu trúc của tầng cây gỗ rừng loại IV.
2.2.4. Tương quan giữa chiều cao với đường kính (H
vn
- D
1.3
)
Trong điều tra kinh doanh rừng, việc nghiên cứu mối quan hệ này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua tương quan H
vn
- D

1.3
, dựa vào giá trị ở
từng cỡ kính để suy diễn giá trị chiều cao tương ứng mà không cần thiết đo
cao toàn bộ, từ đó làm cơ sở xác định trữ lượng chung của lâm phần, xác định
6
kiểu trạng thái rừng, kết cấu rừng…Từ đó, đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh để điều chỉnh kết cấu rừng hiện tại tiến tới một kết cấu rừng mới ổn định
hơn.
2.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học
Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam trước hết phải kể đến công trình:
thực vật chí Nam Bộ của Leureiro, thực vật chí rừng Nam Bộ của Pierrel. Một
trong những công trình lớn nhất về quy mô cũng như giá trị là công trình
nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của các tác giả Pháp, kết quả của nó là
bộ “ Thực vật chí đại cương Đông Dương” bao gồm 7 tập đây là bộ sách có ý
nghĩa lớn đối với nhà thực vật học Việt Nam. Tiếp theo đó là bổ sung của
Humbert, đến nay thực vật chí Lào, Campuchia, Việt Nam đã xuất bản từ năm
(1960) và ở nước ta đã có đến 26 tập, sau này Poct (1965) đã dựa trên bộ thực
vật chí đại cương Đông Dương thống kê được 5190 loài.
Các tác giả Việt Nam đã đưa ra một số công trình về thảm thực vật
trong đó tiêu biểu là 2 công trình lớn:
- Thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1963 – 1978)
[16]. Tác giả đã tổng kết và công bố công trình nghiên cứu của mình với 7004
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 họ ở Việt Nam ông nhấn mạnh ưu
thế của ngành thực vật hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài
chiếm 99,9%, 17227 chi chiếm 93,5% và 239 họ chiếm 62,7% trong tổng số
các taxon mỗi bậc.
- Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam của Trần Ngũ Phương
(1970) [14] đã tiến hành phân loại rừng miền Bắc Việt Nam và chia thành 3
đai 8 kiểu.
Ta có thể thấy những công trình trên đánh giá tổng quát cho toàn bộ hệ

thực vật Việt Nam nhưng đặc biệt là bộ “ cây gỗ rừng Việt Nam” của Viện
Điều tra Quy hoạch rừng xuất bản (1971 - 1988) [22], đây là một nhóm cây
quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của hệ sinh thái rừng cũng như có ý
nghĩa quan trọng trong đời sống của con người.
7
3. Nghiên cứu đa dạng thực vật tại VQG Pù Mát
Năm 1993 Viện Điều Tra và Quy hoạch rừng đã điều tra nghiên cứu hệ
thực vật tại VQG Pù Mát để xây dựng Dự án thành lập Khu bảo tồn, bước đầu
đã thống kê được 986 loài thực vật thuộc 522 chi và 153 họ; Đồng thời phân
tích tính đa dạng và đánh giá nguồn tài nguyên của nó gồm 291 loài cây gỗ,
220 loài cây thuốc, 60 loài cây cảnh, 37 loài cây cho dầu béo, 96 loài cây ăn
được, 34 cây làm rau, 30 loài cây có chất độc và 44 loài có nguy cơ bị đe dọa.
Năm 1998 - 2001 Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã và Nguyễn Thị
Hạnh [18] lần lượt giới thiệu các kết quả nghiên cứu cây thuốc ở một số xã:
Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn thuộc vùng đệm VQG Pù Mát gồm 512 loài,
325 chi, 115 họ. Các kết quả đó đã được các tác giả tổng kết, công bố trong
các tạp chí ở Quảng Tây và Côn Minh – Trung Quốc năm 1999 và Tạp chí di
truyền ứng dụng tháng 4/1999.
Năm 1998 Nguyễn Thị Quý điều tra thành phần loài Dương xỉ ở Khu
BTTN Pù Mát và lần đầu tiên xác định có 90 loài, 42 chi, 23 họ phân bố trong
6 sinh cảnh khác nhau, trong đó có 66,7% là cây kinh tế.
Từ năm 2000 Nguyễn Nghĩa Thìn, Phân viện Điều tra và Quy hoạch
rừng Bắc Trung Bộ [17] và một số nhà khoa học khác tiếp tục điều tra hệ thực
vật trong vùng lõi VQG Pù Mát và đã chỉ ra hệ thực vật rừng Pù Mát gồm
1114 loài, 545 chi, 159 họ thuộc 6 ngành và mô tả 6 ô tiêu chuẩn.
Năm 2001 Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã tiếp tục điều tra và thống
kê thêm 315 loài thực vật VQG Pù Mát [17].
Năm 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn đã công bố
nghiên cứu đa dạng thực vật VQG Pù Mát với 2494 loài [19].
CHƯƠNG 2

8
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI , NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần định lượng một số đặc trưng cấu trúc rừng thông qua việc
mô hình hóa các quy luật sinh học
- Thử nghiệm một số chỉ tiêu để đánh giá tính đa dạng về loài cây thuộc
Phân khu phục hồi sinh thái
- Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ rừng để nâng cao hơn nữa
khả năng bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Pù Mát.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trạng thái IIIA
1
, IIB thuộc phân khu phục hồi
sinh thái – VQG Pù Mát.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân khu phục hồi – VQG Pù Mát
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Phân lập trạng thái rừng hiện tại của rừng
2.3.2. Đặc trưng cấu trúc của tầng cây cao
+ Cấu trúc tổ thành
+ Phân bố số cây theo đường kính (N - D
1.3
)
+ Phân bố số cây theo chiều cao (N - H
vn
)
+ Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính (H
vn
– D
1.3

)
2.3.3. Đặc trưng cấu trúc tầng cây tái sinh
+ Cấu trúc tổ thành
+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao và chất lượng
+ Mật độ cây tái sinh có triển vọng
2.3.4. Đặc trưng về tính đa dạng loài
2.3.4.1. Mức độ phong phú của loài
2.3.4.2. Mức độ đa dạng loài
- Hàm số liên kết Shannon – Wienr
- Chỉ số Simpson
9
- Phương pháp tính đa dạng bằng lý thuyết thông tin
- Chỉ số hợp lý
2.3.5. Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý tại khu vực nghiên
cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Rừng là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, có mức ổn định tương đối, các
thành phần cấu thành hệ sinh thái luôn có mối quan hệ chặt chẽ không thể
tách rời, được phản ánh trong đặc điểm cấu trúc của quần thể và quần xã
tương ứng. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tiến hành điều tra, thu thập số
liệu về các đặc trưng của rừng trên hệ thống ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời.
Sử dụng các công cụ toán học để mô hình hóa các quy luật phân bố,
tính toán các chỉ tiêu đa dạng sinh học nhằm hạn chế tính áp đặt chủ quan của
người nghiên cứu và góp phần phản ánh quy luật chung của lâm phần.
Từ đặc điểm cấu trúc rừng kết hợp với các chính sách có liên quan và
các hoạt động quản lý, sử dụng, xây dựng rừng tại địa phương, đề xuất một số
biện pháp quản lý rừng bền vững.
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
- Phương pháp điều tra sơ thám

- Phương pháp điều tra thực địa
Dựa vào tình hình thực tế của rừng phân loại rừng theo phương pháp
của Loetschau để chọn ra đối tượng nghiên cứu.
+ Điều tra tầng cây cao
Mỗi trạng thái đặt 3 OTC hình chữ nhật có diện tích 1000m
2
(25x40m)
và đo đếm các nhân tố điều tra:
◦ Xác định tên loài cho các cây có D
1.3

6cm và đánh giá phẩm chất
◦ Đo đường kính ngang ngực D
1.3
, D
t
theo 2 chiều ĐT, NB rồi lấy trung
bình
◦ Dùng thước Blumleiss đo chiều cao vút ngọn H
vn
10
Kết quả ghi vào biểu sau:
Biểu 2.1: Biểu điều tra tầng cây cao
OTC số: Diện tích: Hướng phơi:
Địa hình: Độ cao: Kiểu rừng:
Độ dốc: Ngày điều tra: Người điều tra:
STT
Tên loài
cây
D

1.3
(cm) D
t
H
vn
Phẩm
chất
Ghi
chú
ĐT NB TB ĐT NB TB
+ Điều tra cây tái sinh
Mỗi otc tiến hành lập 9 ô dạng bản (ODB) (chia làm 3 tuyến mỗi một
tuyến lập 3 ODB) với diện tích 9m
2
.
Tiến hành điều tra các chỉ tiêu sau: Tên cây, chiều cao, phẩm chất, chất
lương và nguồn gốc cây tái sinh.
Kết quả được ghi vào mẫu biểu sau:
Biểu 2.2: Biểu điều tra cây tái sinh
Vị trí OTC: Độ dốc:
OTC số: Hướng dốc:
Khoảnh: Ngày điều tra:
Trạng thái rừng: Người điều tra:
TT
ODB
TT
cây
Loài
cây
Cấp chiều cao (m) Chất lượng Nguồn gốc

< 0,5 0,5-1
1-1,5 1,5-2
>2 T TB X Hạt Chồi
2.4.3. Phương pháp điều tra nội nghiệp
2.4.3.1. Phân chia trạng thái rừng
Đề tài sử dụng phương pháp phân loại của Loetschau (1960) được Viện
Điều tra Quy hoạch rừng nghiên cứu, bổ sung và kết hợp một số đặc trưng
tổng quát các trạng thái rừng. Căn cứ vào tổng tiết diện ngang (

G
= m
2
/ha),
trữ lượng (

M
=m
3
/ha) và một số thông tin khác điều tra ngoài thực địa, tôi
tiến hành phân chia trạng thái rừng hiện tại cho từng ô đo đếm. Cụ thể tiêu
chuẩn phân chia các trạng thái rừng như sau:
11
+ Trạng thái IIA: Rừng phục hồi sau nương rãy, đặc trưng bởi lớp cây
tiên phong ưa sáng mọc nhanh, đều tuổi, một tầng.
+ Trạng thái IIB: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu này
bao gồm những quần thụ non với những loài cây ưa sáng, thành phần loài
phức tạp, không đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng
kiểu này còn có thể sót lại một số cây quần thụ cũ nhưng trữ lượng không
đáng kể, chỉ được xếp vào kiểu này những quần thụ mà đường kính phổ biến
không vượt quá 20cm.

+ Trạng thái IIIA
1
: Rừng bị khai thác kiệt, cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn.
Độ tàn che < 0,3,

G
<10m
2
/ha,

M
< 100m
3
/ha.
+ Trạng thái IIIA
2
: Rừng bị khai thác kiệt nhưng đã có thời gian phục
hồi và có triển vọng, P: 0,3 – 0,5.

G
=10 -16 m
2
/ha,

M
< 100 – 130
m
3
/ha.
+ Trạng thái rừng IIIA

3
: Rừng đã bị tàn phá nhẹ, cấu trúc đã bị tác động
nhưng chưa bị phá vỡ. Độ tàn che P = 0,7,

G
=16 -21 m
2
/ha,

M
< 130 –
180 m
3
/ha.
+ Trạng thái IIIB: Rừng chỉ bị tác động nhẹ, kết cấu rừng chưa bị phá
vỡ, có hai tầng trở lên, quần thụ khép tán,

G
=21 -25 m
2
/ha,

M
< 180 –
230 m
3
/ha.
+ Trạng thái rừng IV: Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh nhiều tầng, rừng
giàu có trữ lượng, có đủ các cấp kính,


G
> 25 m
2
/ha,

M
> 230 m
3
/ha.
Trong đó chú trọng các chỉ tiêu tổng tiết diện ngang (

G
) và đường
kính bình quân, đồng thời kết hợp với mô tả trực tiếp các trạng thái rừng trong
quá trình điều tra ngoài thực địa để phân chia trạng thái rừng hiện tại.
2.4.3.2. Đặc trưng cấu trúc của tầng cây cao
* Cấu trúc tổ thành
+ Tổ thành loài tính theo tỷ lệ số cây của loài trong QXTVR
Sử dụng công thức tính tỷ lệ số cây của loài trong QXTVR
12

n
=


=
m
ni
m
i 1

(3.1)
Trong đó:
n
là tỷ lệ tổ thành loài i


=
m
i
ni
1
là tổng số cá thể của loài i

m
là tổng số cá thể
Nếu tổng số cây của loài i

n
thì loài đó có mặt trong công thức tổ
thành
Hệ số tổ thành (k) được tính theo công thức sau:
K =


=
m
i
ni
ni
1

.10 (3.2)
Trong đó:

ni
là tổng số cây của loài i


=
m
i
ni
1
là tổng số cây của một trạng thái
+ Tổ thành loài cây theo trị số IV%
Xác định tổ thành loài cây (trên OTC) tính toán theo phương pháp xác
định mức độ quan trọng (Important Value - IV) của Daniel Mamilod, Vũ
Đình Huề (1984), thông qua 2 chỉ tiêu: tỷ lệ % mật độ (N%) và tỷ lệ % tiết
diện ngang (G%).

2
%%
%
GN
IV
+
=
(3.3)
Trong đó:
IV
i

% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i
N
i
% là % theo số cây của loài i trong QXTVR
G
i
% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTVR
Theo Daniel Mamilod, những loài cây nào có IV > 5% là những cây có
ý nghĩa về mặt sinh thái. Mặt khác, theo Thái Văn Trừng (1978): Trong một
lâm phần, nhóm loài cây nào đó chiếm 50% tổng số cá thể của tầng cây cao
thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế (còn gọi là ưu hợp thực vật).
13
Do đó, nhóm loài ưu thế hình thành nên các loài hình xã hợp thực vật được
xác định như sau:
+ Tính toán trị số IV% cho từng loài
+ Xác định loài ưu thế: Loài có trị số IV > 5%
Khi đó tên của QXTVR được xác định theo các loài đó
Công thức tổ thành tổng quát được viết theo hệ số 10, nên khi viết công
thức tổ thành ta chia IV% cho 10.
* Nghiên cứu quy luật phân bố (N - D
1.3
, N - H
vn
)
Mô phỏng phân bố số cây theo đường kính, theo chiều cao có ý nghĩa
quan trọng nhất trong kết cấu lâm phần. Căn cứ vào đó xác định được số cây
tương ứng từng cỡ kính hay cỡ chiều cao, đây là căn cứ để đề xuất các biện
pháp chăm sóc và nuôi dưỡng rừng nhằm mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.
Đề tài sử dụng 2 phân bố sau:
* Phân bố Weibull

Là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục với hàm mật độ và
hàm phân bố có dạng
- Hàm mật độ:
F
(x)
=
α
γα
γα
x
ex
.1

−−
(3.4)
- Hàm phân bố:
F
(x)
=1-
( )
α
γ
x
e
.−
Với x

0 (3.5)
Trong đó:
γ

đặc trưng cho độ nhọn của phân bố

α
đặc trưng cho độ lệch của phân bố (Nếu
α
< 3 phân bố có
dạng lệch trái;
α
> 3 phân bố có dạng lệch phải;
α
=3 phân bố có dạng đối
xứng).
* Phân bố khoảng cách:
Phân bố khoảng cách là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên đứt
quãng có dạng toán học:
với x=0
14
F
(X)
=
( ) ( )
{
γ
ααγ
1
.1.1

−−
x
với x


1 (3.6)
Trong đó
γ

α
là hai tham số. Đường cong biểu thị phân bố khoảng
cách có dạng một đỉnh với giá trị x=1 khi
γ
+
α
< 1. Phân bố khoảng cách
được sử dụng để mô tả phân bố N/ D
1.3
thực nghiệm một đỉnh hình chữ J. Các
tham số của phân bố khoảng cách được ước lượng như sau:

n
fo
=
γ
(3.7)

( )
( )



−=
xifi

fon
1
α
(3.8)
Trong đó: - fo là tần số ứng với cỡ kính đầu tiên ( x=0).
- N là tổng số cây của các cỡ.
Khi 1-
αγ
=
thì phân bố khoảng cách trở về dạng phân bố hình học
F
(x)
=
( )
x
αα
.1

(với x

0) (3.9)
* Quy luật tương quan giữa H
vn
- D
1.3
Giữa H
vn
và D
1.3
của các cây trong lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ

chặt chẽ và được biểu thị bằng nhiều dạng toán học khác nhau. Tuy nhiên, đề
tài chọn hàm Log để biểu thị mối quan hệ này:
Log H
vn
= a + b.log D
1.3
(3.10)
2.4.3.3. Đặc trưng cấu trúc tầng cây tái sinh
* Tổ thành tầng cây tái sinh
- Xác định số cây trung bình theo công thức:

N
=

=
m
i
N
Ni
1
(3.11)
Trong đó:
N
là số cây trung bình theo loài
N là tổng số cá thể điều tra
Ni là số lượng cá thể loài thứ i
Nếu N
i



N
thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành.
Nếu N
i

N

thì loài đó không được viết vào công thức tổ thành
15
Tổ thành cây tái sinh được xác định theo tỷ lệ giữa số lượng một loài
nào đó so với tổng số cây các loài trong ô. Tổ thành được tính theo công thức:
K
i
=
N
Ni
.10 (3.12)
Trong đó: K
i
là hệ số tổ thành loài thứ i
Ni là số lượng cá thể loài thứ i
N là tổng số cá thể điều tra
- Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng Tốt, TB, Xấu đồng thời xác
định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình
hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.
Tỷ lệ % cây Tốt, TB, Xấu được tính theo công thức:
N% =
N
Ni

.100 (3.13)
Trong đó: N% là tỷ lệ cây Tốt, TB, Xấu
Ni là tổng số cây Tốt, TB, Xấu
N là tổng số cây tái sinh
2.4.3.4. Đặc trưng về mức độ phong phú và đa dạng loài
* Mức độ phong phú của loài
Đề tài lập các ÔTC điển hình để đo đếm và diện tích điều tra là 1000m
2
nên đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu. Do đó, để xác định mức
độ phong phú của loài, chúng ta có thể sử dụng công thức của Kjayaraman
(2000):
R =
n
S
(3.14)
Trong đó: n là số cá thể của tất cả các loài
S: là số loài trong OTC
* Mức độ đa dạng loài
◦ Hàm số liên kết Shannon – Wiener
- Hàm số này được Shannon – Wiener đưa ra năm 1949 dưới dạng:
s
16
H= - {Ni/N}log
2
{Ni/N} (3.15)
i=1
Trong đó:
H = Chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon- Wiener,
Ni = Số lng cá thể/ IVI của loài thứ i.
N = Tổng số lng cá thể/ IVI của tất cả các loài trong hiện trng

Ch s Simson
õy l ch tiờu u tiờn ca a dng sinh hc c s dng trong sinh
thỏi, c Simson xut nm 1949. Khi n cú s lng khụng quỏ ln so vi
n
i
thỡ s dng cụng thc ny. Cụng thc cú dng:
D = 1 -
)
1
1
(
1



s
n
ni
n
ni
(3.16)
Trong ú: n l s cỏ th trong qun xó
n
i
l s cỏ th ca loi i
s l s loi trong qun xó
Phng phỏp tớnh a dng bng lý thuyt thụng tin
Brillouin ó a ra cụng thc sau:
H =
s

b
nnn
n
n !
!
log.
1
!21
(3.17)
Hoc: H =








=
s
i
i
nn
n
C
1
1010
!log!log
(3.18)
Ch s hp lý

Xut phỏt t hm lý thuyt thụng tin tớnh theo cụng thc (3.15) ta cú
ch s hp lý tng i ca otc nh sau:
J =
maxH
H
(3.19)
H
max
= C.log
10
S (3.20)
Trong ú:
H c tớnh theo cụng thc (3.15)
C = 2.302585, S l s loi trong ụtc
* a dng dng sng
17
Sự đa dạng về dạng sống nói lên mức độ đa dạng về các nhân tố sinh
thái (điều kiện môi trường sống) của từng hệ sinh vật. Mặt khác, nó còn chỉ ra
được tính nguyên sinh của các hệ thực vật hay sự tác động của các nhân tố
sinh thái lên hệ thực vật đó. Nếu như hệ thực vật có chồi trên càng cao và
chiếm tỷ lệ càng lớn thì chứng tỏ hệ thực vật đó có môi trường sống tốt, ít bị
tác động, tính nguyên sinh cao.
Dựa vào thang phân loại của Raunkiaer công bố năm 1934. Theo ông
dấu hiệu biểu thị để phân loại được chọn là vị trí của chồi so với mặt đất vào
thời gian bất lợi trong năm. Các thang phân loại đó là:
- Cây chồi trên mặt đất – Ph
- Cây chồi mặt đất – Ch
- Cây chồi nửa ẩn – H
- Cây chồi ẩn – Cr
- Cây một năm – Th

Trong nhóm cây chồi trên đất (Ph) Raunkiaer chia làm các dạng tìm
thấy ở vùng nhiệt đới ẩm (ghi theo Thái Văn Trừng 1978) [16] như sau:
a. Cây gỗ lớn cao trên 25m (Meg)
b. Cây lớn có chồi trên đất cao 8 – 25m (Mes)
c. Cây nhỏ có chồi trên đất cao từ 2 – 8m (Mi)
d. Cây có chồi trên đất cao dưới 2m (Na)
e. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
f. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
g. Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
h. Cây có chồi trên đất mọng nước (Suc)
* Đa dạng về giá trị tài nguyên
Dựa vào tiêu chí của IUNC và tài liệu như Sách đỏ Việt Nam, cây gỗ
rừng Việt Nam cùng với điều tra trong nhân dân để dựa trên thông tin làm cơ
sở cho việc đánh giá.
* Sơ đồ thực hiện
18
CHƯƠNG 3
Mục tiêu
Nội dung
Phân loại
TTR hiện tại
Nghiên cứu cấu
trúc
Nghiên cứu đa
dạng loài
QL Phân
bố
QL tương
quan
Mức độ phong

phú
Mức độ
đa dạng
Xử lý & Phân tích thông tin
Kết quả và giải pháp
19
Chỉ số
Simp
son
Chỉ số
hợp lý
Chỉ số
Shannon
- Wiener
Pp lý
thuyết
thông
tin
Kế thừa
tài liệu
PP Ngoại
nghiệp
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới VQG
VQG Pù Mát nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố
Vinh khoảng 160 km đường bộ. Tọa độ địa lý của Vườn như sau:
- Từ 18
0

46’ đến 19
0
12’ Vĩ độ Bắc
- Từ 104
0
24’ đến 104
0
56’ Kinh độ Đông.
Ranh giới của VQG:
Toàn bộ diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện
Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An. Diện tích vùng lõi là
94.804.4 ha và vùng đệm khoảng 86.000 ha nằm trên địa bàn 16 xã.
- Phía Nam có chung 61 km với đường biên giới quốc gia giáp với
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào.
- Phía Tây giáp các xã: Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang (Huyện
Tương Dương).
- Phía Bắc giáp các xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn
(Huyện Con Cuông).
- Phía Đông giáp các xã: Phúc Sơn, Hội Sơn (Huyện Anh Sơn).
3.1.2. Địa hình, địa mạo
VQG nằm trên dải Trường Sơn. Độ cao tuyệt đối biến động từ 200 đến
1841m, trong đó 90% diện tích của VQG có độ cao dưới 1000m. Khu vực cao
nhất của VQG là phía Tây Nam, nơi có các đỉnh dông chính của dải Trường
Sơn, trong đó Pù Mát là đỉnh cao nhất (1841). Từ hệ dông chính này hình
thành các hệ thống dông phụ trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và các
thung lũng đã hình thành nên 3 hệ thống sông suối chính trong khu vực là:
Khe Thơi, Khe Choăng và Khe Bu.
Các dải dông phụ đều có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800 – 1500m,
địa hình hiểm trở. Trên toàn khu vực có rất ít nơi bằng phẳng, ngoại trừ thung
20

lũng Khe Khặng và Khe Thơi là tương đối bằng phẳng và thấp. Đây là những
vùng trước đây và hiện nay còn dân sinh sống, có nhiều hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
Trong khu vực còn có 7057 ha núi đá vôi. Hầu hết diện tích núi đá nằm
ở vùng đệm của VQG, chỉ có 150 ha nằm ở vùng lõi.
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
3.1.3.1. Địa chất
VQG Pù Mát nằm trên sườn của dải Trường Sơn Bắc. Quá trình kiến
tạo địa chất được hình thành qua các kỷ Palezoi, Đêvôn, Cacbon-Pecmi,…đến
Miroxen cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của Trường
Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecxini, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ
tạo nên 4 dạng địa mạo chủ yếu:
Núi cao trung bình: uốn nếp khối nâng lên mạnh, tạo nên một dải cao
và hẹp, nằm dọc ranh giới Việt – Lào (có vành đai cao trên 2000m như
Pulaileng 2711m, Rào cỏ 2286m), địa hình hiểm trở, qua lại rất khó khăn.
Kiểu địa hình núi thấp và đồi cao chiếm phần lớn diện tích của miền và
có độ cao từ 1000m trở xuống. Tuy cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu tạo
bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn.
Thung lũng kiến tạo, xâm thực tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao < 300m bao gồm thung lũng các
suối: Khe Thơi, Khe Choăng, Khe Khặng (sông Giăng) và bờ phải sông Cả.
Cấu tạo bằng các trầm tích bở rời dễ bị xâm thực. Trong đó phổ biến là các
dạng địa hình đồi khá bằng phẳng, bãi bồi và thềm sông khá phát triển.
Các khối núi đá vôi nhỏ, phân tán dạng khối uốn nếp có quá trình Kast
trẻ, phân bố hữu ngạn sông Cả cao chừng 200 – 300m, cấu tạo phân phiến dày
màu xám sáng đồng nhất và tinh khiết.
3.1.3.2. Thổ nhưỡng
Đất ở VQG Pù Mát được chia thành các nhóm sau:
- Đất Feralit mùn trên núi trung bình: Phân bố từ độ cao 800m đến
1800m dọc biên giới Việt Lào. Loại đất này có 2 kiểu phụ:

21
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết
cấu hạt mịn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Phân bố nhiều ở phía
Nam và Đông Nam VQG.
+ Đất Feralit vàng nhạt hay vàng xám, phát triển trên đá trầm tích và
biến chất có kết cấu hạt thô, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Phân
bố nhiều ở phía Tây và Tây Nam của VQG.
- Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp: Phân bố ở phía Bắc và Đông
Bắc VQG. Loại đất này chia làm 3 kiểu phụ:
+ Đất Feralit màu vàng, thành phần cơ giới nặng đến trung bình. Phân
bố chủ yếu ở vùng trung tâm và phía Đông VQG.
+ Đất Feralit màu vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình và
có nhiều đá lẫn trong đất. Phân bố chủ yếu vùng trung tâm và vùng Tây Bắc
VQG.
- Đất dốc tụ và đất phù sa: Phân bố ven sông suối trong VQG, màu nâu
xám, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp giàu dinh dưỡng.
- Núi đá vôi: Phân bố thành giải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn sông
Cả. Núi đá vôi dốc đứng có cây gỗ nhỏ che phủ thấp dưới 700m.
3.1.4. Khí hậu thủy văn
VQG Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Do chịu ảnh hưởng
của địa hình dãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự
phân hóa và khác biệt lớn trong khu vực.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23 – 24
o
C, tổng nhiệt năng 8500 – 8700
o
C.
+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2, do chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 20

o
C và
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 18
o
C (tháng giêng).
+ Ngược lại trong tháng mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây Nam
nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt
độ trung bình mùa hè lên trên 25
o
C, nóng nhất là tháng 6, 7, nhiệt độ trung
22
bình là 29
o
C. Nhiệt độ tối cao lên tới 42
o
C ở Con Cuông và 42,7
o
C ở Tương
Dương vào tháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống
dưới 30%.
- Chế độ mưa ẩm:
+ Vùng nghiên cứu có lượng mưa từ ít tới trung bình, 90% lượng nước
tập trung trong mùa mưa. Lượng mưa lớn nhất là tháng 9, 10 và thường kèm
theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2,3,4 có
mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc. Tháng 5, 6, 7 là những
tháng nóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất.
+ Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85% - 86%, mùa mưa lên tới 90%.
Tuy vậy, những giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường đo được trong thời kỳ
khô nóng kéo dài.
- Một số hiện tượng thời tiết đáng lưu ý:

+ Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô
nóng (gió Lào). Gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa
mùa hè (tháng 5 - 7). Trong những ngày này, nhiệt độ tối cao có thể vượt quá
40
o
C và độ ẩm tối thấp cũng xuống dưới 30%.
+ Mưa bão: Vùng này ít chịu ảnh hưởng của mưa bão, hai tháng nhiều
bão nhất là tháng 9 và tháng 10. Bão thường kèm theo mưa lớn và lụt lội.
+ Trạm Tương Dương đặc trưng cho chế độ khí hậu phía bắc VQG
(Khe Thơi), nơi đây lượng mưa khá thấp (1268mm/năm), số ngày mưa chỉ có
133 ngày. Nhưng lên các đai cao hơn lùi về Con Cuông thì chế độ mưa ẩm
tăng dần (số ngày mưa lên tới 153 ngày và lượng mưa là 1791mm/năm).
- Thủy văn:
+ Trong khu vực có hệ thống sông Cả chảy theo hướng Tây bắc – Đông
nam. Các chi lưu phía hữu ngạn như Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng lại
chảy theo hướng Tây nam lên Đông bắc và đổ nước vào sông Cả.
+ Dưới góc độ giao thông thủy thì cả 3 con sông trên đều có thể dùng
bè mảng đi qua một số đoạn nhất định, riêng Khe Choang và Khe Khặng có
23
thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu.
+ Nhìn chung, mạng lưới sông suối khá dày đặc. Với lượng mưa trung
bình năm từ 1300 – 1400 mm, nguồn nước mặt trên diện tích của VQG lên tới
hơn 3 tỷ m
3
. Do lượng nước đó phân bố không đều giữa các mùa và các khu
vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra.
3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
3.2.1. Dân tộc
Có 3 dân tộc chính hiện đang sống trong 3 huyện thuộc khu vực VQG
là Thái, Khơ mú và Kinh. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như H’mông,

Đan Lai, Poong, Ơ Đu, Tày nhưng số lượng không lớn.
3.2.2. Dân số và lao động
Tổng dân số 16 xã là 16.954 hộ với 93.335 nhân khẩu. Phần lớn dân cư
phân bố trong 7 xã của huyện Con Cuông (39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ) và 5
xã thuộc huyện Anh Sơn (38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ), số còn lại thuộc 4 xã
của huyện Tương Dương (15.753 nhân khẩu, 2.894 hộ), trung bình mỗi hộ gia
đình có từ 5 – 6 người. Như vậy số người sinh con thứ 3 và thứ 4 rất phổ biến,
điều này sẽ tạo áp lực to lớn về vấn đề tăng dân số trong những năm sau này.
Dân số trong khu vực phân bố không đều giữa các xã. Một số xã có mật độ
dân số rất thấp như xã Tam Hợp huyện Tương Dương (7 người/km
2
), xã Châu
Khê huyện Con Cuông (13 người/ km
2
), nhưng bên cạnh đó những xã có mật
độ dân số cao như xã Đỉnh Sơn (495 người/km
2
), xã Cẩm Sơn (421
người/km
2
). Một hệ quả đi theo phân bố dân số là phân bố lao động cũng chủ
yếu tập trung ở các xã vùng thấp của Anh Sơn.
Bên cạnh lực lượng lao động đông đảo là cơ cấu các ngành nghề trong
khu vực VQG rất đơn điệu. Phần lớn các hoạt động sản xuất là nghề nông
nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số ít người làm trong các lĩnh vực
khác như Y tế, giáo dục, dịch vụ…điều này phần nào gây sức ép tới tài
nguyên rừng vì kế mưu sinh.
3.2.3.Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu
24
Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp hiện chủ yếu tập trung ở 16 xã

vùng đệm và 3 Lâm trường Con Cuông, Tương Dương và Anh Sơn.
* Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo của 3 huyện, nhưng
với diện tích gieo trồng còn ít, năng suất cây trồng thấp nên đời sống của
người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn 23% số hộ thiếu lương
thực trong những tháng giáp hạt.
Cây trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, lúa nương, khoai và sắn.
Ngoài các cây trồng chính nêu trên, trong khu vực còn có một số loài cây
trồng khác như rau, đậu và một số loài cây công nghiệp như vừng, lạc, mía…
nhưng diện tích không đáng kể.
* Sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là 3 công ty Lâm nghiệp, việc
giao đất, khoán rừng đã được đẩy mạnh theo chương trình, kế hoạch của Nhà
nước và nhờ sự giúp đỡ của các dự án. Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn
thiên nhiên Nghệ An do EC tài trợ hỗ trợ trên 3 huyện đã hình thành nhiều mô
hình nông lâm kết hợp, mô hình vườn rừng, vườn nhà cho thu nhập khá cao,
đây cũng là mô hình cho các hộ gia đình trong thời gian tới. Tuy nhiên, sản
xuất lâm nghiệp chỉ mới dừng lại ở dạng sản phẩm thô nên giá trị kinh tế
không cao.
* Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là khai thác than đá, sản
xuất xi măng, chế biến lâm sản của các lâm trường, các xí nghiệp, công ty xây
dựng. Tiểu thủ công nghiệp có làng nghề thổ cẩm, nghề đan lát…tuy nhiên thị
trường, thị hiếu cho các sản phẩm này còn rất hạn chế, chủ yếu là phục vụ
khách du lịch, chưa có thị trường hàng hóa, chưa có thương hiệu.
3.3. Đặc điểm tài nguyên rừng
3.3.1. Hệ thực vật
25

×