LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm đánh giá kết quả sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường và để
giúp củng cố lại kiến thức đã học, giúp cho sinh viên làm quen trước với một
phần việc trước khi ra trường. Được sự cho phép của nhà trường, khoa Lâm học
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản
xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ - tỉnh
Nghệ An”.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và
hướng dẫn của các thầy cô Khoa Lâm học, các cán bộ và nhân dân của BQL
rừng phòng hộ, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy Lê Sỹ Việt đã tận tình theo dõi và
chỉ bảo trong suốt quá trình làm khóa luận. Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến
tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng không thể tránh
những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô
giáo và bạn bè đồng nghiệp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lê Sỹ Linh
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Qui hoạch vùng lãnh thổ 3
1.1.2. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp 4
1.2. Tại Việt Nam 6
1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh 6
1.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp 7
PHẦN II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 15
2.1.1. Về mặt lý luận 15
2.1.2. Về mặt thực tiễn 15
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: 15
Các mô hình sử dụng đất và tài nguyên rừng ở thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An 15
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 15
2.3. Nội dung nghiên cứu 15
2.3.1. Điều tra điều kiện cơ bản của Ban quản lý 15
2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sản xuất lâm nghiệp của
Ban quản lý 15
2.3.3. Đề xuất phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 16
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 18
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
3.1 Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
3.2 Thực trạng quản lý đất đai và sản suất lâm nghiệp trên địa bàn 24
3.2.1 Thực trạng quản lý sử dụng đất 24
3.2.2. Thống kê diện tích và trữ lượng các loại rừng 30
3.2.3. Tình hình sản suất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ 30
3.3. Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất Lâm Nghiệp 36
3.3.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng quy hoạch 36
3.3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển lâm nghiệp BQL Tân Kỳ
giai đoạn 2012-2020 40
3.3.3. Quy hoạch sử dụng đất đai tài nguyên rừng cho BQL 45
3.3.4. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh 46
3.3.5. Nhu cầu đầu tư và hiệu quả của phương án 56
3.3.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện 59
PHẦN IV
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 63
4.1. Kết luận 63
4.2. Tồn tại 64
4.3. Khuyến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
BNN Bộ nông nghiệp
BQL Ban quản lý
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
CP Chính phủ
HDND Hội đồng nhân dân
QĐ Quyết định
QSD Quyền sử dụng
Tg Thủ tướng
KHKT Khoa học kỹ thuật
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai BQL rừng phòng hộ 26
Bảng 3.2: Thống kê diện tích và trữ lượng các loại rừng 30
Bảng 3.3 Diễn biến tài nguyên rừng BQL giai đoạn 2008-2011 32
Bảng 3.4 : Chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp huyện giai đoạn 2010-2020 44
Bảng 3.5. Quy hoạch sử dụng đất của BQL giai đoạn 2012 – 2020 45
Bảng 3.6: Kế hoạch sản xuất từ năm 2012 - 2020 47
Bảng 3.7 : Tiến độ thực hiện cho trồng và chăm sóc rừng giai đoạn 2012 – 2020
50
Bảng 3.8. Tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho biện pháp khoanh nuôi phục hồi
rừng giai đoạn 2012 - 2020 51
Bảng 3.9 : Tiến độ bảo vệ rừng giai đoạn 2012 – 2020 53
Bảng 3.10 : Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận khai thác cho 1m3 gỗ 53
Bảng 3. 11: Tiến độ thực hiện, chi phí và doanh thu cho hoạt động khai thác gỗ
53
Bảng 3.12: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất 56
Bảng 3.13:Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của BQL 57
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 3.1. Biểu đồ sử dụng đất với các loại rừng 27
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, rừng và đất rừng của Việt Nam đã và đang bị suy
giảm nghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt nương làm rẫy làm cho
môi trường sinh thái bị huỷ hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng.
Vì vậy mà việc quản lý, bảo vệ, khôi phục lại và phát triển tài nguyên rừng,
phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn phá rừng, nâng cao độ che phủ của
rừng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
Hiện nay, vai trò của rừng nói riêng hay ngành lâm nghiệp nói chung
không những được đánh giá ở khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩm
trước mắt thu được từ rừng mà còn tính đến những lợi ích to lớn về môi trường.
Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nghề rừng
và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có rừng mà còn tác động nhiều mặt
đến khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất khác. Do vậy, để quản lý
và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài, việc xây dựng
phương án qui hoạch hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý.
Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ thị trấn Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An qaunr lý
diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc 12 xã thuộc miền núi của huyện Tân Kỳ.
Trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý sử dụng rừng
còn nhiều tồn tại, bất cập: Những diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao,
khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước sử dụng kém hiệu quả, năng
suất và chất lượng rừng chưa cao, tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra.
Công tác quy hoạch phân chia ba loại rừng chưa phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương, việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích. Những tồn tại này làm
cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn. Do vậy,
việc lập kế hoạch và triển khai một phương án quy hoach lâm nghiệp hợp lý, có
cơ sở khoa học sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân địa
phương, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã hội của huyện, hoà
nhập với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là hết sức cần thiết.
1
Xuất phát từ thực tiễn, góp phần vào công tác nghiên cứu, xây dựng
phương án quy hoạch để phát huy vai trò của Ban quản lý tôi thực hiện đề tài: “
Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản
lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An”.
2
PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Quản lý sử dụng và phát triển tài nguyên thiên nhiên bền vững nói chung
và về đất đai nói riêng đã được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới
quan tâm.
Quá trình phát triển của việc quản lý sử dụng đất trên thế giới luôn gắn
liền với lịch sử phát triển xã hội loài người.
1.1.1. Qui hoạch vùng lãnh thổ
1.1.1.1. Qui hoạch vùng lãnh thổ ở Bun ga ri
a. Mục đích.
Sử dụng hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước.
+ Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ.
+ Lãnh thổ thiên nhiên không có vùng nông thôn, sự tác động của con
người vào đây rất ít.
+ Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, ít có sự can
thiệp của con người, thuận lợi cho kinh doanh về du lịch.
+ Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và có sự
can thiệp của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn
nhưng có sự tác động của con người.
+ Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.
b. Nội dung của quy hoạch.
+ Cụ thể hóa, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Phối hợp giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo ngành dọc.
+ Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ công cộng và sản xuất.
+ Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp
trong phạm vi hệ thống nông thôn.
+ Bảo vệ môi trường thiên nhiên, tạo điều kiện tốt cho nhân dân lao động,
sinh hoạt.
3
1.1.1.2. Qui hoạch vùng lãnh thổ ở Thái Lan
Công tác quy hoạch vùng lãnh thổ được chú ý từ những năm 1970. Hệ
thống quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: (Quốc gia, vùng, địa phương).
* Vùng: ( Region) được coi như là 1 á miền (Supdivision) của đất nước, đó là
điều cần thiết để phân chia Quốc gia thành các á miền theo các phương diện
khác nhau như : phân bố dân cư, địa hình, khí hậu
Quy mô diện tích của vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất
nước. Thông thường vùng có diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn nhất. Sự
phân chia các vùng theo mục đích của quy hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ.
Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo 2
cách sau:
- Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho vùng, những mục tiêu
và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng, sau đó kế hoạch vùng được giải
quyết trong kế hoạch Quốc gia.
- Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các kế
hoạch vùng được đóng góp vào xây dựng kế hoạch Quốc gia.
- Phương án phát triển của Hoàng gia Thái Lan đã xác định được nông
nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị ở Thái Lan và tập
trung xây dựng hai vùng: Trung tâm và Đông Bắc trong 30 năm (1961 – 1988;
1992 – 1996). Tổng dân cư nông thôn trong các vùng nông nghiệp nhà nước
giảm từ 80% xuống còn 66,6%, các dự án tập trung mấy vấn đề quan trọng như
đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, lâm nghiệp, thị trường.[23]
1.1.2. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp
Sự phát sinh của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế
tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp vùng giao thông phát triển, nông nghiệp nên
khối lượng yêu cầu ngày càng tăng, sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa
phương của phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn
thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch
4
lợi nhuận lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy
hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành trong hoàn cảnh như
vậy.
Đầu thế kỷ thứ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết
việc “khoanh khu chặt luân chuyển”, có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích
tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành
khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này
phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. vào thế kỷ thứ 19, phương thức
kinh doanh rừng chồi được thay bằng kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác
đất dài. Và phương thức “khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho
phương thức “Chia đều” của Hartig. Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều
thời kỳ lợi dụng và trên cơ sở đó, khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm
1816, xuất hiện phương pháp luân kỳ lợi dụng của H.Cotta. Cotta chia chu kỳ
khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt
hàng năm.
Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời. Quan điểm phương
pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời
vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19,
xuất hiện phương pháp “Lâm phần kinh tế”, của Judeich. Phương pháp này khác
phương pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich cho rằng những lâm
phần nhằm đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai
thác [9]. Hai phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “lâm phần kinh tế” chính
là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau.
Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “cấp
tuổi” chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là rừng phải có
kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng, vị trí và đưa các
cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng
này được dùng phổ biến cho các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn
5
phương pháp “Lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “Lâm phần”
không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến
hành phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh, phương thức điều
chế rừng. Cũng từ phương pháp này, còn phát triển thành “Phương pháp kinh
doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra”.[15]
1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên
canh lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau
thực phẩm cho các thành phố, vùng cây công nghiệp ngắn ngày(hàng năm) như:
Vùng Mía đường Quảng Ngãi, Sông Lam - Nghệ An, Phủ Quỳ - Nghệ An, vùng
đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An - Cao Bằng…Các vùng cây công
nghiệp dài ngày (lâu năm): Vùng cao su Sông Bé, Đồng Nai, vùng cà phê Tây
Nguyên; Vùng dâu tằm Bảo Lộc-Lâm Đồng, Vùng chè Thái Nguyên, Yên Bái,
Sơn La, Phú Thọ …[23]
1.2.1.1. Tác dụng của Quy hoạch vùng chuyên canh
+ Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hóa
và những vùng có khả năng hợp tác quốc tế.
+ Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung vốn
đầu tư đúng đắn.
+ Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm hàng
hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu
cầu lao động.
+ Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh
doanh theo ngành và theo lãnh thổ.
+ Quy hoạch vùng chuyên canh đã được thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố
trí cơ cấu cây trồng với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung
để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng
sản phẩm cây trồng, đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ
sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch của các cơ sở sản
xuất.
6
1.2.1.2. Nội dung của quy hoạch vùng chuyên canh
- Xác định qui mô ranh giới vùng.
- Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.
- Bố trí sử dụng đất đai.
- Xác định qui mô ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong
vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp.
- Xác định cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống.
- Tổ chức và sử dụng lao động.
- Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
- Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch.
1.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp
Quy hoạch lâm nghiệp là tiến hành phân chia, sắp xếp hợp lý về mặt
không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh
theo các cấp quản lý lãnh thổ và các cấp quản lý sản xuất khác nhau, làm cơ sở
cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản
cho nền kinh tế quốc dân, cho kinh tế địa phương, đồng thời phát huy những tác
dụng có lợi khác của rừng.
Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nước ta từ thời kỳ pháp thuộc. Như việc
xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông theo
phương pháp hạt đều …
Đến năm 1955 - 1957, tiến hành sơ thám mô tả để ước lượng tài nguyên
rừng. Năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Cho đến
năm 1960-1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng ở Miền Bắc. Từ
năm 1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường
và mở rộng.[15]
Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy
hoạch của các sở Lâm nghiệp (nay là sở nông nghiệp và phát triển nông thôn)
các tỉnh, không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của
các nước cho phù hợp với điều kiện, trình độ tài nguyên rừng ở nước ta. Tuy
7
nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước khác thì quy hoạch lâm nghiệp
nước ta hình thành và phát triển muộn hơn rất nhiều.
Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, và tài nguyên rừng
làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp chưa được giải quyết triệt để, nên
công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp
dụng.
Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020
một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là : “Công tác quy hoạch
nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với
quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả
thi. Chưa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định
trên thực địa…”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề và cấp bách đổi với ngành lâm
nghiệp ở nước ta hiện nay.[21]
1.2.3.1. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp
- Địa bàn quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng
ven biển, trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình cao, dốc,
chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt
động.
- Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí
thấp, kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều
khó khăn.
- Đối tượng của công tác quy hoạch lâm nghiệp là rừng và đất lâm nghiệp,
từ bao đời nay là “của chung” của đồng bào các dân tộc, nhưng thực chất là vô
chủ.
- Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8-10 năm, dài từ 40-100
năm). Người dân chỉ tự giác bỏ vốn tham gia trồng rừng nếu biết chắc chắn sẽ
có lợi.
- Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng: Quy hoạch rừng
phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường); Quy
8
hoạch rừng đặc dụng (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
di tích văn hoá - lịch sử - danh lam thắng cảnh) và quy hoạch phát triển các loại
rừng sản xuất.
- Quy mô của công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm cả tầm vĩ mô và vi
mô: Quy hoạch toàn quốc, từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh, từng huyện, xí nghiệp,
lâm trường, quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã và làng lâm nghiệp.
- Lực lượng tham gia công tác quy hoạch lânm nghiệp thường luôn phải lưu
động, điều kiện sinh hoạt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thổn về mọi mặt … Đội
ngũ cán bộ xây dựng phưong án quy hoạch cũng rất đa dạng, bao gồm cả lực
lượng của trung ương và địa phương, thậm chí các ngành khác cũng tham gia
làm quy hoạch lâm nghiệp (nông nghiệp, công an, quân đội …); Trong đó, có
một bộ phận được đào tạo bài bản qua các trường lớp, song phần lớn chỉ dựa
vào kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành lâm nghiệp.[13]
* Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp nông thôn.
Công tác quy hoạch lâm nghiệp được triển khai dựa trên những chủ trương,
chính sách và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước và chính quyền
các cấp trên từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phương án quy hoạch lâm nghiệp phải
đạt được:
- Hoạch định rõ ranh giới đất nông - đất lâm nghiệp và đất do các ngành
khác sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được quan tâm hàng
đầu vì là hai ngành chính sử dụng đất đai
- Trên phần đất lâm nghiệp đã được xác định, tiến hành hoạch định 3 loại
rừng (phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh
thích hợp với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh nuôi
phục hồi rừng, trồng rừng mới, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kêt hợp … khai thác
lợi dụng rừng)
- Tính toán nhu cầu đầu tư (chủ yếu nhu cầu lao động, vật tư thiết bị và nhu
cầu vốn). Vì là phương án quy hoạch nên việc tính toán nhu cầu đầu tư chỉ mang
tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bước tiếp theo.
9
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch
(giải pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn,
lao động …)
- Đổi mới một số phương án quy hoạch có quy mô lớn (cấp toàn quốc,
vùng, tỉnh) còn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước
tiếp theo là lập dự án đầu tư hoạch báo cáo nghiên cứu khả thi.
1.2.2.2. Các văn bản chính sách Nhà nước liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp.
- Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
khẳng định “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất
cho các tổ chức, hộ gia đình và các nhân sử dụng ổn định lâu dài”
- Luật đất đai năm 2003 quy định rõ 3 loại đất (đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp, đất chưa sử dụng) và 6 quyền sử dụng (được cấp giấy chứng nhận
QSD đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích
do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được Nhà nước
hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước
bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình
và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai).[9]
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phân định rõ 3 loại rừng (rừng
phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất) làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp.
[18]
- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ
về quy chế quản lý rừng. Quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và
sử dụng rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng
và diện tích không có rừng đã được nhà nước giao cho thuê hoặc quy hoạch cho
lâm nghiệp
- Quyết định 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT Về
quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN
ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT về qui định về tiêu chí phân loại rừng đặc
dụng
10
Từ trước đến nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên
toàn quốc ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển
ngành. Song căn cứ và yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời
điểm, căn cứ vào yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau mà nội dung các phương
án quy hoạch, dự án đầu tư được điều chỉnh cho phù hợp.
2.2.3.3. Đối tượng quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
Tuỳ theo phạm vi của công tác quy hoạch mà đối tượng của công tác quy
hoạch có thể lớn nhỏ khác nhau được phân ra hai hệ thống tổ chức khác nhau.
* Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất, kinh doanh
Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất, kinh doanh bao gồm:
Quy hoạch tổng công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm trường;
Quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng đặc
dụng, quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ và quy hoạch phát triển sản xuất
lâm nghiệp cho các cộng đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình).
Các nội dung quy haọch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là
khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham
gia vào sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp.
* Quy hoạch cho các cấp quản lý lãnh thổ
Đối tượng quy hoạch cho các cấp quản lý lãnh thổ thường bao gồm diện
tích quản lý theo các đơn vị hành chính như quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc,
quy hoạch lâm nghiệp tỉnh, quy hoạch lâm nghiệp huyện và quy hoạch lâm
nghiệp xã.
- Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm
nghiệp trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản,
bao gồm: Xác định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp
toàn quốc. Quy hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất,
phòng hộ và đặc dụng). Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên
rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng),
11
thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với
thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển
lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dung cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Xác
định tiến độ thực hiện.
Do đặc thù khác với những nghành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy
hoạch lâm nghiệp thường thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy
hoạch được thực hiện tuỳ theo các vùng kinh tế lâm nghiệp.
- Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh
Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác định phương
hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi tỉnh, trên cơ sở căn cứ vào
phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch
lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của tỉnh. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp của tỉnh,
điều kiện đất đai tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt
khác tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba chức năng:
Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng
và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm trồng
rừng và tái sinh tự nhiên) và nông lâm kết hợp. Quy hoạch khai thác lợi dụng
rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất
lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch
xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ sản xuất lâm nghiệp, lưu
thông hàng hoá và đời sống. Xác định tiến độ thực hiện
- Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm
nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh, tuy nhiên nó được
triển khai cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy
hoạch lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:
+ Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế xã hội
của huyện, căn cứ vào phương án phát triển lâm nghiệp của tỉnh và điều kiện tự
12
nhiên kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác
định phương hướng nhiệm vụ phát triển trên địa bàn huyện.
+ Căn cứ phương hướng phát triển lâm nghiệp huyện và điều kiện đất đai
tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác, tiến hành quy
hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: Sản xuất, phòng hộ và đặc
dụng.
+ Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng, phát triển rừng hiện có.
+ Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục
hồi rừng tự nhiên. Quy hoạch thực hiện nông lâm kết hợp và sản xuất hỗ trợ trên
đất lâm nghiệp.
+ Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với
thị trường tiêu thụ.
+ Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho
các thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển lâm nghiệp xã hội.
+Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
+ Xác định tiến độ thực hiện.
Thời gian quy hoạch cấp huyện thường 5-10 năm. Các quy hoạch lâm
nghiệp cũng cần phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế, xã hội
chung của từng tiểu vùng trong huyện.
- Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã
Xã được coi là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản
lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư
nhân. Quy hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành các nội dung sau: Điều tra các
điều kiện cơ bản của xã có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp: Điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tài nguyên rừng. Căn cứ vào quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội xã, căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp
huyện và các điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ phát
triển lâm nghiệp trên địa bàn xã. Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo
đơn vị sử dụng, xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa
13
bàn xã. Căn cứ vào phương hướng phát triển, các điều kiện cơ bản, nhu cầu
phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác (nếu có) phân chia đất lâm nghiệp theo
ba chức năng sử dụng: Sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. Quy hoạch các nội dung
sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, bố trí không gian và thời gian, tổ chức các
biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng
rừng và tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến các loại
lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch các
nội dung sản xuất hỗ trợ. Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành
phần kinh tế trong xã gắn với phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng
cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống.
Ước tính đầu tư lao động, tiền vốn, vật tư thiết bị. Hiệu quả đầu tư cần được
đánh giá đầy đủ trên các mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Xác định tiến độ
thực hiện.
Về cơ bản nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ từ
toàn quốc đến Tỉnh, Huyện, Xã là tương tự nhau. Tuy nhiên, mức độ giải quyết
khác nhau về chiều sâu và chiều rộng tuỳ theo các cấp.
Thời gian vừa qua, có nhiều chương trình, dự án đã và đang triển khai tại
huyện Tân Kỳ như : PAM 2780, PAM 4304, CT 327, 661 … song do chưa có
quy hoạch phát triển lâm nghiệp ổn định lâu dài nên chất lượng rừng chưa cao,
phân bố còn manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu về phòng hộ và mục tiêu
kinh tế (nguyên liệu giấy, gỗ nhỏ, củi, lâm sản ngoài gỗ) hiện tại và lâu dài.
Trước tình hình đó UBND tỉnh Nghệ An đã có nhiều văn bản chỉ đạo UBND
huyện Tân Kỳ và các ngành có chức năng nghiên cứu, quy hoạch lại các diện
tích lâm nghiệp cho phù hợp với thực tế, nhằm quản lý bảo vệ, phát triển và sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng theo hướng bền vững.
14
PHẦN II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Về mặt lý luận
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển sản
xuất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An.
2.1.2. Về mặt thực tiễn
- Phân tích và đánh giá các điều kiện cơ bản có ảnh hưởng đến sản xuất
lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được phương án quy hoạch sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn
2012 – 2020.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các mô hình sử dụng đất và tài nguyên rừng ở thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra điều kiện cơ bản của Ban quản lý
- Điều tra điều kiện tự nhiên
- Điều tra điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sản xuất lâm nghiệp
của Ban quản lý
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai, trữ lượng các loại rừng.
- Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp
- Đánh giá hiện trạng phát triển vốn rừng
- Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của Ban quản lý.
2.3.3. Đề xuất phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp
- Cơ sở pháp lý của quy hoạch Lâm nghiệp
15
- Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển sản xuất lâm nghiệp
BQL giai đoạn 2010 - 2020
- Quy hoạch sử dụng đất đai tài nguyên rừng
- Quy hoạch các biện pháp trồng rừng
- Quy hoạch các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng
- Quy hoạch các biện pháp bảo vệ rừng.
- Quy hoạch các biện pháp khai thác rừng.
- Quy hoạch các biện pháp toàn diện lợi dụng rừng.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện
+ Giải pháp về kỹ thuật
+ Giải pháp về quản lý
+ Giải pháp về nguồn lực
+ Giải pháp về vốn đầu tư
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc
Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các tài liệu thứ cấp sau:
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Ban quản lý.
- Số liệu tổng hợp về hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng của BQL
- Hệ thống các bản đồ….
2.4.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Phỏng vấn cán bộ và người dân xung quanh khu vực Ban quản lý theo
phương pháp PRA về các vấn đề sản xuất lâm nghiệp tại địa phương nghiên
cứu.
- Nội dung phỏng vấn:
+ Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng như thế nào?
+ Rừng phòng hộ được giao từ bao giờ?
+ Chính sách giao đất, giao rừng tiến hành từ khi nào?
+ Công tác bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc rừng như thế nào?
+ BQL gặp khó khăn gì khi tham gia hoạt động trồng, chăm sóc rừng?
16
+ Người dân được hưởng lợi gì từ rừng của BQL?
17
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng , khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh rừng tự nhiên và bảo vệ rừng theo quyết định số 38/2005/QĐ – BNN, ngày
06 tháng 07 năm 2005 để xác định nhu cầu vốn và tiềm năng nguồn lực từ đó
xác định tiến độ các hoạt động sản xuất.
- Dự đoán đánh giá hiệu quả kinh tế cho mô hình sử dụng đất và cho bản
phương án quy hoạch sản xuất lâm nghiệp:
+ Phương pháp tĩnh: Coi chi phí là kết quả độc lập tương đối không chịu
tác động của nhân tố thời gian, có:
Tổng lợi nhuận: P = Tn – Cp
Tỷ suất lợi nhuận: Pcp = P/Cp
Hiệu quả vốn đầu tư: Pv = P/ Vđt
Trong đó:
P: Tổng lợi nhuận 1 năm
Tn: Tổng thu nhập 1 năm
Cp: Chi phí sản xuất 1 năm
Vđt: Tổng vốn đầu tư 1 năm
+ Phương pháp động: coi yếu tố chi phí và kết quả đầu tư có quan hệ với mục
tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.
Các yếu tố được tính toán như NPV, BCR, IRR.
NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập dòng, là hiệu số của thu nhập và chi
phí hoạt động sản xuất trong cả chu kỳ kinh doanh sau khi đã tính đến chiết
khấu để quy đổi về thời điểm hiện tại.
NPV =
∑
=
+
−
n
t
t
i
CtBt
1
)1(
Khi NPV > 0: Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Khi NPV = 0: Hoạt động sản xuất kinh doanh hòa vốn.
Khi NPV < 0: Hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ vốn.
18
BCR là tỷ lệ thu nhập so với chi phí, BCR là hệ số sinh lãi thực tế (tức là
cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận). BCR phản
ánh chất lượng đầu tư và mức thu nhập trên 1 đơn vị chi phí sản xuất.
BCR =
∑
∑
=
=
+
+
n
t
t
n
t
t
i
Ct
i
Bt
1
1
)1(
)1(
Khi BCR >1: Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Khi BCR =1: Hoạt động sản xuất kinh doanh hòa vốn.
Khi BCR >1: Hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ vốn.
IRR là tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ, IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng phục
hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu, IRR chính
là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV = 0.
NPV =
∑
=
+
−
n
t
t
IRR
CtBt
1
)1(
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại thuần của dòng thu nhập
Bt: Giá trị thu nhập dòng thứ t (đồng)
Ct: Giá trị chi phí năm thứ t (đồng)
i: lãi suất (%)
t: thời gian
BCR: tỷ suất giữa thu nhập và chi phí
IRR: tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ.
19