Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG HÀM LƯỢNG KIM LOẠI CRÔM TÍCH LŨY TRONG CÂY ĐƯỚC Rhizophora apiculata – TẠI RỪNG NGẬP MẶN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG HÀM LƯỢNG KIM LOẠI CRÔM
TÍCH LŨY TRONG CÂY ĐƯỚC- Rhizophora apiculata –
TẠI RỪNG NGẬP MẶN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI
Ngành học : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã ngành : D420201
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện : PHAN TRƯỜNG PHI
Niên khóa : 2010 – 2014
Tháng 7/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG HÀM LƯỢNG KIM LOẠI CRÔM
TÍCH LŨY TRONG CÂY ĐƯỚC- Rhizophora apiculata –
TẠI RỪNG NGẬP MẶN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI
Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LINH PHAN TRƯỜNG PHI
ThS. TRẦN BẢO TRÂN
Tháng 7/2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học cùng toàn thể các thầy cô dạy
dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi đến ThS. Nguyễn Thị Kim Linh, ThS. Trần Bảo Trân, TS. Nguyễn


Hoàng Anh lời cảm ơn sâu sắc nhất. Các cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu, đồng thời hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Ngọc Bích, người đã hướng dẫn nhiệt tình
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mình cũng xin cảm ơn tập thể lớp DH10SM, chúng ta là một gia đình đã cùng
nhau chia sẻ suốt 4 năm đại học những buồn vui. Mình cảm thấy hạnh phúc vì là một
thành viên trong ngôi nhà nhỏ DH10SM và đại gia đình Công nghệ Sinh học.
Con xin gửi lời cảm ơn đến mẹ và tất cả những người thân yêu nhất của con. Mọi
người đã nuôi dưỡng, đùm bọc và là nguồn động viên tinh thần rất lớn giúp con vượt
qua những lúc khó khăn nhất.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014
Sinh viên
PHAN TRƯỜNG PHI
i
Tóm tắt
Để xác định khả năng tích lũy hàm lượng kim loại crom của cây Đước -
Rhizophora apiculata; đồng thời xác định sự ảnh hưởng qua lại giữa yếu tố hàm lượng
kim loại crom tích lũy ở trong các bộ phận của cây đến số lượng tế bào, hàm lượng
Chlorophyl A và Chlorophyl B, đề tài: “Ðánh giá và mô phỏng hàm lượng kim loại
Crom tích lũy trong cây đước- Rhizophora apiculata- tại rừng ngập mặn Long
Thành” được đề xuất tiến hành.
Đề tài gồm 2 phần:
Phần 1: Xác định mối tương quan giữa các yếu tố hàm lượng crom và số lượng tế
bào, Chlorophyl A, Chlorophyl B. Từ đó thiết lập phương trình thế hiện mối quan hệ
giữa các yếu tố đó.
Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu thực vật và mẫu đât đem phân tích hàm lượng
kim loại Crom tại 5 vị trí lấy mẫu khác nhau dọc sông Thị Vải. Ngoài ra mẫu thực vật
còn được tiến hành giải phẫu để xác định số lượng tế bào ở trong các bộ phận và xác
định hàm lượng Chlorophyl A, Chlorophyl B. Các kết quả có được từ những thí
nghiệm trên được xử lý trên phần mềm Mathematica 9.0 để thiết lập phương trình biểu

hiện mối quan hệ giữa các yếu tố. Kết quả chúng tôi nhận được là giữa các yếu tố có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các mối quan hệ giữa các cặp yếu tố được xác định.
Hàm lượng Crom tích lũy trong các bộ phận của cây đước ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng của cây đước.
Phần 2 : Thiết lập mô hình mô phỏng giữa các yếu tố sinh trưởng của cây đước với
hàm lượng Crom tăng từ 0-4000 mg/kg.
Kết quả chạy mô phỏng cho thấy khi hàm lượng Crom tích lũy trong lá tăng thì
sinh trưởng của lá cũng tăng cụ thể ở đây là các yếu tố Chlorophyl A, Chlorophyl B,
số lượng tế bào lá. Và ở rễ khi hàm lượng Crom tích lũy trong rễ gần bằng 16ppm thì
cây đước sẽ chết.
ii
SUMMARY
The reasearch” the evaluation and simulation metal chromium content
accumulated in Rhizophora apiculata “ is studied with the aim of identifying the ability
of accumulation metal content of Rhizophora apiculata and the interaction among
metal chromium concentration factors in parts of the tree which influence to the
number of cells, the content of Chlorophyl A and Chlorophyl B.
The purpose of the research: there are two parts:
Part one: Identifying the interaction between metal chromium concentration
factors and the number of cells, Chlorophyl A, Chlorophyl B. Then, setting the
equation to illustrate the relationship among these factors. We sampled vegetation and
soil to analyze simulation metal chromium content in five places on Thi Vai River.
Moreover, vegetable shamples were conducted surgeries so as to determine the
number of cells inside parts in these shamles and identify the content of Chlorophyl A
and Chlorophyl B. Experimental resutls were processed in the software of
Mathematica 9.0 to establish equation illustrate the relationship among these factors.
As a result, we conclude that factors had close relationship, and the relationship among
pairs of factors determined. The chromium content accumulated in parts of Rhizophora
apiculata influence to the growth process of the tree.
Part two: Establishing simulation models between growth factors of Rhizophora

apiculata and chromium content from 0-4000 mg/kg.
The consequence of tissues showed that since chromium content accumulated
in leaves went up, the growth of leaves also increased. In particular, factors of
Chlorophyl A and Chlorophyl B, the number of leaf cells. The highlighted point was
that the roots of the tree reached approximately sixteen ppm of chromium content
accumulated, the tree would die.
iii
MỤC LỤC
Tóm tắt ii
SUMMARY iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
Dn – Đồng nai vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục tiêu đề tài 2
1.3.Nội dung nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1.Tổng quan vùng nghiên cứu 3
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên 3
2.1.1.1.Vị trí địa lý 3
2.1.1.2.Điều kiện tự nhiên 3
2.1.2.Hiện trạng kinh tế - xã hội 7
2.1.2.1.Tình hình phát triển kinh tế 7
2.1.2.2.Các chỉ tiêu về văn hóa xã hội 8
2.1.2.3.Chỉ tiêu về môi trường 8
2.1.2.4.Một số khó khăn hạn chế cần khắc phục 8
2.2.Rừng ngập mặn 9

2.2.1.Định nghĩa rừng ngập mặn 9
2.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật rừng ngập mặn 9
2.2.3.Rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch 12
2.3.Cơ chế xử lý ô nhiễm ở thực vật 13
2.3.1.Tích lũy (Phytoextraction) 13
iv
2.3.2.Lọc (Rizofiltration) 13
2.3.3.Cố định (Phytostabilzation) 13
2.3.4.Phân hủy (Phytodegradation) 14
2.3.5.Thoát hơi (Phytorolatilization) 14
2.4.Kim loại Crôm và các tác hại của kim loại Crôm 14
2.4.1.Nguồn gốc và phân bố Crôm 14
2.4.2.Ảnh hưởng của kim loại Crôm tới sức khỏe con người 14
2.5.Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 15
2.5.1.Hình thái 15
2.5.2.Phân bố 17
2.5.3.Giá trị kinh tế 17
2.5.4.Tình trạng hiện nay 17
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
3.2.Vật liệu 18
3.2.1.Đối tượng nghiên cứu 18
3.2.2.Thiết bị và dụng cụ 18
3.3.Phương pháp nghiên cứu 18
3.3.1.Phương pháp thu thập số liệu 18
3.3.2.Phương pháp thu mẫu 19
3.3.3.Phương pháp phân tích 19
3.3.3.1.Phân tích bằng phương pháp ASS 19
3.3.3.2.Giải phẫu mẫu thực vật 20
3.3.4.Phương pháp xử lý số liệu 22

3.3.5.Phương pháp mô phỏng sinh thái 22
3.3.6.Đánh giá tác động môi trường 23
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1.Xác định hàm lượng Crôm có trong đất và thực vật, hàm lượng chlorophyll có trong thực vật 25
v
4.2.Kết quả xử lý tương quan giữa các yếu tố 26
4.2.1.Sự tương quan giữa tế bào trong lá với hàm lượng Crôm trong lá 26
4.2.2.Số lượng tế bào trong lá và hàm lượng Crôm trong rễ 27
4.2.3.Số lượng tế bào trong lá và khoảng cách của các vị trí lấy mẫu so với DN1 28
4.2.4.Số lượng tế bào trong rễ và hàm lượng Crôm trong rễ 29
4.2.5.Clorophyl B và khoảng cách của các vị trí lấy mẫu so với DN1 30
4.2.6.Số lượng tế bào trong thân và khoảng cách các vị trí lấy mẫu so với DN1 30
4.2.7.Hàm lượng Crôm trong rễ và số lượng tế bào trong thân 31
4.2.8.Hàm lượng Crôm trong thân và số lượng tế bào trong thân 32
4.2.9.Hàm lượng Crôm tại tầng đất mặt và khoảng cách so với điểm DN1 33
4.2.10.Cholorophyl A và hàm lượng Crôm trong lá 33
4.2.11.Chlorophyll A và hàm lượng Crôm trong rễ 34
4.2.12.Chlorophyll A với hàm lượng Crôm trong đất tầng trên 35
4.2.13.Chlorophyl A và hàm lượng Crôm trong tầng đất dưới 35
4.2.14. Chlorophyl B và hàm lượng Crôm trong lá 36
4.2.15.Chlorophyl B và hàm lượng Crôm trong rễ 37
4.3.Mô phỏng sự tích lũy của kim loại Crôm trong cây đước 37
4.3.1.Hàm lượng crôm tích lũy trong rễ và số lượng tế bào trong rễ 38
4.3.2.Hàm lượng crôm tích lũy trong lá và số lượng tế bào trong lá 39
4.3.3.Hàm lượng crôm tích lũy trong lá và Chlorophyl A 39
4.3.4.Hàm lượng Crôm tích lũy trong lá và Chlorophyl B 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
5.1.Kết luận 41
5.2.Kiến nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Dn – Đồng nai.
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích và sự phân bố của các nhóm đất ở Long Thành – Đồng Nai 5
Bảng 2.1(tt) Diện tích và sự phân bố các nhóm đất ở Long Thành - Đồng Nai 6
Bảng 2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Long Thành từ 2000-2013 7
Bảng 2.3 Kết quả điều tra thảm thực vật rừng ngập mặn Long Thành 12
Bảng 2.4 Sự phân bố của các quần xã thực vật tại rừng ngập mặn Long Thành 12
Bảng 2.5 Hàm lượng Crôm trong cơ thể 15
Bảng 4.1 Hàm lượng Crôm trung bình tích lũy trong rễ, thân, lá ở các vị trí lấy mẫu 25
Bảng 4.2 Hàm lượng crôm tích lũy trong đất 25
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ huyện Nhơn Trạch – Long Thành 3
Hình 2.2 Đối tượng nghiên cứu (cây đước) 15
Hình 3.1 Vị trí các địa điểm tiến hành thu mẫu thực vật và mẫu đất 19
Hình 3.2: Giải phẫu mẫu. a) mẫu rễ thân lá sau khi cắt; b) rửa mẫu đã rửa qua dung dịch rửa; c) mẫu
sau khi nhuộm màu; d) mẫu được quan sát dưới vật kính10 20
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình giải phẫu mẫu đếm tế bào 20
Hình 3.3 Mẫu được phân vùng đếm tế bào 21
Hình 4.1 Biểu đồ tương quan giữa số lượng tế bào ở lá và hàm lượng Crôm trong lá 27
Hình 4.2 Biểu đồ tương quan giữa số lượng tế bào trong lá và hàm lượng crôm rễ 28
Hình 4.3 Biểu đồ tương quan giữa số lượng tế bào trong lá và khoảng cách 29
Hình 4.4 Biểu đồ tương quan giữa số lượng tế bào ở rễ và hàm lượng Crôm trong rễ 29
Hình 4.5 Biểu đồ tương quan giữa Chlorophyl B và khoảng cách 30
Hình 4.6 Biểu đồ tương quan giữa số lượng tế bào trong rễ và khoảng cách 31
Hình 4.7 Biểu đồ tương quan giưa số lượng tế bào ở rễ và hàm lượng Crôm trong rễ 32
Hình 4.8 Biểu đồ tương quan số lượng tế bào ở thân và hàm lượng Crôm trong thân 32

Hình 4.9 Biểu đồ tương quan giữa Crôm tầng mặt và khoảng cách 33
Hình 4.10 Biểu đồ tương quan giữa Chlorophyl A và hàm lượng crôm trong lá 34
Hình 4.12 Biểu đồ tương quan giữa hàm lượng Crôm đất tầng trên và Chlorophyl A 35
Hình 4.13 Biểu đồ tương quan giữa hàm lượng Crôm tầng dưới và Chlorophyl A 36
Hình 4.14 Biểu đồ tương quan giữa hàm lượng Crôm trong lá và Chlorophyl B 37
Hình 4.15 Biểu đồ tương quan giữa hàm lượng Crôm trong rễ và Chlorophyl B 37
Hình 4.16 Mô phỏng tác động của hàm lượng Crôm ở rễ và số lượng tế bào trong rễ 38
Hình 4.16 Mô phỏng tác động của hàm lượng Crôm ở lá và số lượng tế bào trong lá 39
Hình 4.17 Mô phỏng tác động của hàm lượng Crôm trong lá và Chlorophyl A 39
Hình 4.18 Mô phỏng tác động của hàm lượng crôm trong lá và Chlorophyl B 40
ix
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước đang phát triển, với nhịp độ phát triển công nghiệp nhanh, tỷ
trọng ngành công nghiệp tăng từ 60,2% năm 2010 lên 78% năm 2013(báo cáo của
chính phủ về tình hình KT-XH năm 2013 kết quả 3 năm thực hiện kết hoạch 5 năm
2010-2015). Sự phát triển trong hoạt động công nghiệp đang vượt quá sự phát triển
của cơ sở hạ tầng. Các ngành công nghiệp của Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của
sự phát triển và hiện không có đủ các phương tiện cần thiết để giảm và loại trừ các tác
động môi trường do các hoạt động của mình gây ra. Hiện nay, đa số các ngành công
nghiệp đều đổ trực tiếp chất thải chưa được xử lý vào môi trường. Kim loại nặng là 1
trong các thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp. Công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nước đi kèm với tình trạng ô nhiễm gia tăng. Ô nhiễm do kim
loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức
khoẻ nhân dân và sự an toàn của hệ sinh thái.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ, phát triển tài
nguyên và môi trường cửa sông, ven biển phục vụ cho kinh tế-xã hội như: Cung cấp
O
2
và hấp thụ CO

2
cải thiện điều kiện khí hậu khu vực như các loại rừng khác; tích luỹ
cacbon; cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và là vườn ươm cho các
loài thủy sản ven biển, nơi ở cho các loài chim di cư; góp phần giảm thiểu tác hại của
gió, bão, nước biển dâng và sóng thần; làm tăng lượng bồi tụ trầm tích, mở rộng đất
đai …Ngoài ra, “Cây tại rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ các ion kim loại” -
Hoang Anh Nguyen, (2011) Đại học Kỹ Thuật Braunschweig, CHLB Đức vào năm
2011. Việc nghiên cứu về cây đước trong xử lý kim lọai nặng khá phổ biến ở nước
ngoài. Một nghiên cứu mới đây của ông Daniel Donato thuộc Trạm Nghiên cứu Tây
Nam Thái Bình Dương ở Hilo, Hawaii, của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng những cánh rừng
đước ven biển dự trữ nhiều các-bon hơn hầu hết các cánh rừng khác trên Trái đất. Phát
hiện này được đăng tải trên tờ Tạp chí điện tử Nature Geoscience. Vì vậy, để tiến hành
đánh giá và mô phỏng khả năng hấp thụ kim loại của cây đước, đề tài “Ðánh giá và
mô phỏng hàm lượng kim loại crôm tích lũy trong cây đước- Rhizophora apiculata- tại
rừng ngập mặn Long Thành” được đề xuất để xem xét, đánh giá và kiểm chứng bằng
thực nghiệm khả năng tích lũy kim loại crôm của thực vật rừng ngập mặn – mà đối
1
tượng nghiên cứu cụ thể là cây đước.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá khả năng tích tụ - hấp thụ kim loại nặng
của cây Đước- Rhizophora apiculata Blume thông qua ứng dụng mô hình toán mô
phỏng.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích hàm lượng kim loại crôm trong mẫu thực vật
- Đo đếm số lượng tế bào trong mẫu thực vật
- Mô phỏng sự tương quan giữa mật độ tế bào và hàm lượng Cr trong mẫu (sử
dụng phần mềm Mathematica để xây dựng đường cong thể hiện mối tương quan giữa
nồng độ kim loại nặng và số lượng các tế bào có trong thực vật theo thời gian).
- Đánh giá kết quả và phân tích khả năng tích lũy crôm của cây đước
2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan vùng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Nhơn Trạch nằm ở
phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai,
giáp với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
và Thành phố Hồ Chí Minh, bao
gồm 12 xã, với tổng diện tích tự
nhiên là 41.089 ha. Nhơn Trạch
có vị trí nằm ở trung tâm vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, là
vùng rất quan trọng ở phía Nam
nước ta, dẫn đầu về tốc độ phát
triển kinh tế trong cả nước, vùng
sản xuất công nghiệp lớn nhất
nước ta, đồng thời là vùng tiêu
thụ sản phẩm lớn.
Hình 2.1 Bản đồ huyện Nhơn Trạch – Long Thành
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
 Điều kiện khí hậu
Huyện Long Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những
đặc trưng chính như sau:
Nắng nhiều, (trung bình khoảng 7,12 - 7,40 giờ/ngày), năng lượng bức xạ dồi
dào, bình quân 15,4 Kcal/cm
2
-năm.
Lượng mưa khá cao (bình quân 1.800 – 2.000 mm/năm), nhưng tập trung vào
mùa mưa (từ tháng V đến tháng X chiếm > 90% lượng mưa cả năm).
Do hầu như không có bão và ít có những biến động cực đoan về khí hậu thời tiết

nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cho phát triển
sản xuất nông nghiệp với các loại cây lâu năm như cao su, điều…
 Địa hình
3
Địa hình huyện Long Thành chủ yếu là đồi thoải có xen kẽ các khu vực đất bằng
ven sông, trong đó:
Địa hình bằng ven sông: Diện tích khoảng 5.233 ha, chỉ chiếm 12,5% tổng diện
tích toàn huyện. Đất đai khu vực này có nguồn gốc là đất phù sa, phèn ven sông,
thường bị ngập nước trong mùa mưa.
Địa hình đồi thoải: Diện tích 37.833 ha, chiếm 87,5 % tổng diện tích tự nhiên
toàn Huyện; độ cao phổ biến từ 5-117m, có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây
Nam, độ dốc nhỏ (3-15
o
), nền móng tốt, dễ thoát nước, rất thuận lợi cho xây dựng cơ
sở hạ tầng và khu công nghiệp. Trong nông nghiệp, thích hợp với phát triển cây lâu
năm như cao su, điều và một số loại cây ăn quả.
 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
• Tài nguyên nước
Huyện Long Thành nằm trong lưu vực của sông Đồng Nai, với sông chính chảy
qua khu vực phía Tây Bắc của Huyện và sông nhánh (sông Thị Vải) nằm ở phía tây
Nam.
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua Huyện có chiều dài khoảng 7 km, lòng rộng từ
900 – 1.000 m, sâu 5-10m, đáy sông có nhiều cồn cát nên chỉ lưu thông được tàu trọng
tải từ 1.000 tấn trở lại. Các chi lưu chính gồm có suối Nước trong, suối Bưng Môn,
suối Cây Khế.
Sông Thị Vải, là sông nhánh trong hệ thống sông Đồng Nai ở khu vực hạ lưu,
đoạn chảy qua Huyện có chiều dài 15 km, lòng sông rộng từ 400-500m. Khu vực từ
Phước Thái đến cửa sông đang được cải tạo luồng để xây dựng hệ thống cảng có khả
năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn. Các chi lưu chính gồm có suối Trầu, suối Cả, suối
Cầu Vạc, suối Bốn.

Mật độ sông suối khá dày nhưng có ít vị trí thuận lợi cho xây dựng hồ chứa để
giữ nước cho mùa khô, hiện trên địa bàn Huyện mới có 2 hồ chứa nước là hồ Cầu Mới
tuyến V và hồ Cầu Mới tuyến VI, mức độ cấp nước còn rất hạn chế so với nhu cầu
phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện.
Chế độ thủy văn của hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn huyện Long Thành
chịu sự chi phối của lượng nước từ thượng nguồn đổ về được điều tiết từ hệ thống thủy
điện Trị An. Hiện tượng xâm nhập mặn chỉ xảy ra ở khu vực hạ lưu của sông nên có
thể sử dụng nước sông để tưới tiêu.
4
Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu là nước mưa.
Do mưa phân bố theo mùa nên sản xuất cây ngắn ngày như lúa, rau, màu vào mùa khô
cần phải có nước tưới. Nguồn nước hiện được cung cấp từ sông Đồng Nai, và một số
hồ nhỏ trên địa bàn Huyện.
Về lâu dài, cần tính tới phương án sử dụng nguồn nước từ hồ Trị An cho mục
đích cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.
Theo đánh giá của Liên đoàn địa chất 8, nước ngầm trong phạm vi huyện khá dồi
dào; có thể chia làm 3 cấp theo mức độ có thể khai thác như sau:
Cấp mo-đuyn 1,0-1,05 l/s-km
2
: phân bố ở khu vực phía Tây của Huyện, chiều
dày tầng chứa nước từ 30-90m, có thể khai thác tập trung với lưu lượng 500-1.000
m
3
/ngày.
Cấp mo-đuyn 0,5 l/s-km
2
: phân bố ở khu vực phía bắc của Huyện, tầng chứa
nước có chiều dày từ 20-40m, cũng có thể khoan khai thác với mức 500-1.000
m
3

/ngày.
Cấp mo-đuyn <0,2 l/s-km
2
: phân bố ở khu vực Tây – Bắc của Huyện, tầng chứa
nước có chiều dày mỏng, nên lưu lượng khai thác chỉ đạt <100 m
3
/ngày.
• Tài nguyên đất
Bảng 2.1 Diện tích và sự phân bố của các nhóm đất ở Long Thành – Đồng Nai
STT Nhóm Đất Ký Hiệu Diện Tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Phân Bố
1 Đất phù sa
có tầng
loang lỗ
Pf 818 1,90 - Ven sông Đồng Nai
- Hạ lưu suối Trầu
2 Đất phèn
tiềm tàng
nông
Sp1 Mm 1.146 2,66 Ven sông Thi Vải thuộc 2 xã
Phước Thái và Long Phước
3 Đất phèn
tiềm tang
sâu
Sp2 2.270 5,27 Ven ranh giới các xã Tam An,
Long An, Long Phước, TT.
Long Thành

Nguồn: Theo bản đồ tỷ lệ 1/25.000 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp.
5
Bảng 2.1(tt) Diện tích và sự phân bố các nhóm đất ở Long Thành - Đồng Nai
STT Nhóm đất Ký
hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Phân bố
4 Đất xám trên
phù sa cổ
X 6.746 15,04 Khu vực chuyển tiếp từ vùng
trũng thấp lên vùng đồi của
các xã Long An, Long Phước,
Phước Thái, TT. Long Thành.
5 Đất xám gley
trên phù sa cổ
Xg 3.047 7,07 Phân bố ở khu vực thấp hơn
6 Đất nâu thẫm
trên bazan
Ru 5.345 12,41 Trên địa hình cao của các xã
Cẩm Đường, Bàu Cạn, Bình
An, Suối Trầu
7 Đất đen trên
bồi tụ bazan
Rk 253 0.59 Trên địa hình thấp của các xã
Cẩm Đường, Bàu Cạn, Bình
An, Suối Trầu

8 Đất nâu đỏ
trên bazan
Fk 1.717 3,99 Ở các xã Bình An, Bình Sơn,
Suối Trầu, Bàu Cạn, Phước
Bình
9 Đất nâu vàng
trên bazan
Fu 1.994 4,63 Ở các xã Bình An, Bình Sơn,
Suối Trầu, Bàu Cạn, Phước
Bình
10 Đất vàng nâu
trên phù sa cổ
Fp 17.609 40,89 Nằm trên địa hình cao, độ dốc
nhỏ ở các xã Bình An, Bình
Sơn, Suối Trầu, Bàu Cạn,
Phước Bình
11 Đất dốc tụ
trên bazan
Dk 586 1,36 Phân bố rải rác ở các chân dốc
Nguồn: Theo bản đồ tỷ lệ 1/25.000 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp.
Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất:
Giai đoạn 2001-2010 có sự biến động cơ cấu sử dụng đất theo chiều hướng tích
cực, đất phi nông nghiệp mà nhất là đất khu cụm công nghiệp liên tục tăng nhằm đáp
ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư. Trong đất nông nghiệp, có sự
chuyển đổi các loại hình sử dụng đất kém hiệu quả sang loại hình sử dụng đất cho hiệu
quả cao và bền vững như chuyển đất trồng màu sang trồng cây cao su, cây ăn quả đặc
6
sản.
Hiện nay, toàn bộ diện tích đất đai của Long Thành đều đã được đưa vào sử

dụng, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 81,24%, đất phi nông nghiệp mới chiếm
18,76%. Phân bố diện tích đất nông nghiệp khá phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu
và nguồn nước trên từng địa bàn, tạo cho cơ cấu sử dụng đất có tính bền vững khá cao.
Tuy nhiên, do hạn chế về độ phì nhiêu đất đai và mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ở Long Thành
chưa cao so với mức bình quân toàn Tỉnh.
Trong đất nông nghiệp, đất nông nghiệp khác mà chủ yếu là đất dành cho phát
triển chăn nuôi trang trại còn thấp, nên chưa phát huy cao lợi thế về vị trí địa lý, mặt
bằng rộng và nguồn lực của người dân trong Huyện. Trên đất cây ngắn ngày, hệ số
quay vòng cũng còn thấp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nước trời nên hiệu quả
chưa cao, chưa ổn định và bền vững; riêng các khu vực ven quốc lộ 51, với lợi thế vị
trí địa lý về thu hút đầu tư và triển vọng xây dựng cơ sở hạ tầng thì trong tương lai sẽ
khó trụ vững trước xu thế chuyển đổi sang các loại hình đất phi nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ do xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và phát huy lợi thế về vị trí địa lý của huyện cũng còn chưa cao.
Mặt khác, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong phát
triển kinh tế, đô thị hóa và thu hút đầu tư như tỷ lệ đất có mục đích công cộng và đất
sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn thấp, đất tôn giáo tín ngưỡng chiếm tỷ lệ cao.
2.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Theo báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2013:
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn huyện 37.067,724 tỉ đồng (theo
giá cố định năm 2010) đạt 100,36% so với kế hoạch và tăng 15,86% so với cùng kỳ
năm trước trong đó:
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo ngành kinh tế giai đoạn
2001 – 2007 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Long Thành từ 2000-2013
Thành phần Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2013
7
Tổng số (%) 100 100 100 100

Nông nghiệp 37,79 22 16,00 6,88
Công nghiệp 39,21 52 54,80 59,92
Dịch vụ 23,00 26 29,20 33,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu của huyện Nhơn Trạch.
Giai đoạn 2001 – 2013, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực
theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – xây
dựng, thương mại - dịch vụ.
2.1.2.2. Các chỉ tiêu về văn hóa xã hội
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,029% .
Tiếp tục giữ vững mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo
dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học 15/15 xã, thị trấn.
100% trạm y tế có bác sĩ phục vụ ổn định. Xây dựng 07 xã đạt chuẩn quốc gia về
y tế, xây dựng mới 01 trạm y tế xã Bình An, có 6 bác sĩ và 25 giường bệnh/1 vạn dân.
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi là 7%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng chiều cao theo độ tuổi 20%.
Giải quyết việc làm 5.686/4.000 lao động. Tuyển sinh mới các hệ đào tạo nghề
2.725/1.400 học viên, tỷ lệ lao động qua đào tạo dạt 61% trong đó đào tạo nghề 2%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 1,6%. Giảm 202 hộ nghèo, so hộ nghèo còn lại
326 hộ chiếm tỷ lệ 0,6% trên tổng số hộ dân cư.
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh dạt 95,2% , tỷ lệ hộ sử dụng điện dạt 99,46%.
Toàn huyện đạt 96,9% ấp, khu phố văn hóa, 97,7% hộ gia đình văn hóa, 100% cơ
quan đơn vị hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang có đời sống văn hóa tốt . Xây
dựng 05 nhà văn hóa ấp, khu , xây dựng 01 Trung tâm văn hóa xã Bàu Cạn .
2.1.2.3. Chỉ tiêu về môi trường
Tỷ lệ che phủ cây xanh trên diện tích toàn huyện 48,94% ( vượt so NQ đề ra
45,08%), tỷ lệ che phủ 8,55% ( vượt so NQ đề ra 4,4%).
Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị đạt 99,36%, rác thải nông thôn
đạt 89,3%, chất thải y tế 100%, phối hợp các ngành tỉnh xử lý chất thải nguy hại đạt
100% thường xuyên theo dõi, phối hợp kiểm tra tình hình xử lý nước thải của các khu
công nghiệp.

2.1.2.4. Một số khó khăn hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh các chỉ tiêu kế hoạc kinh tế xã hội đạt và vượt kế hoạch năm vẫn còn
một số tồn tại hạn chế như: sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có bước tăng
8
trưởng so với cùng kỳ nhưng nhìn chung vẫn còn khó khăn, việc tiếp cận nguồn vốn
vay còn hạn chế, hạ tầng các cụm công nghiệp triển khai còn chậm, tiến độ giải ngân
các công trình xây dựng cơ bản , tiến độ bồi thường giải tỏa, một số dự án trọng điểm
chưa đạt tiến độ. Số vụ và số người chết do tai nạn giao thông có giảm nhưng số người
chết vẫn còn ở mức cao.
2.2. Rừng ngập mặn
2.2.1. Định nghĩa rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là kiểu rừng cây tập trung phần lớn ở ven bờ biển bùn, các cửa
sông, ven bìa các vịnh cạn, các đầm mặn còn tiếp xúc với biển và chịu ảnh hưởng của
triều.
Thành phần thực vật của rừng ngập mặn khá đặc sắc với nhiều chi và loài cây
thân gỗ đặc trưng: đước, mắm, dà, vẹt…Do đặc điểm của môi trường với sự khác nhau
về thành phần cơ học của đất, độ sâu ngập nước và thời gian ngập, độ mặn, nên thực
vật của rừng ngập mặn thường tập hợp trong những quần thể với một số ít loài chiếm
ưu thế rõ rệt tạo thành các đai rừng gần song song bờ biển.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật rừng ngập mặn
 Yếu tố khí hậu:
•Nhiệt độ: rừng ngập mặn phát triển thuận lợi ở vùng khí hậu nhiệt đới hay cận
nhiệt đới, nơi có nhiệt độ bình quân trong năm cao, biên độ nhiệt giữa ngày, đêm và
giữa các mùa thấp (đồng thời có ẩm độ cao).
•Lượng mưa: ở những nơi có lượng mưa hàng năm cao hơn 1200mm, và trong
năm không xuất hiện một mùa khô dài và sâu sắc, thì mới có sự phân bố tự nhiên của
các loại rừng ngập mặn.
•Gió: gió tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến rừng ngập mặn bằng nhiều cách:
gió mùa mang theo lượng mưa, tạo nên những dòng chảy ven bờ vận chuyển phù sa,
vật liệu trầm tích, cát biển từ chỗ này đến chỗ khác,…

 Yếu tố địa mạo
Lugo và Snedaker đã phân ra 6 loại quần thể thực vật rừng ngập mặn chính dựa
trên sự thể hiện về đặc tính địa văn của chúng. Mỗi loại quần thể có các đặc tính riêng
đối với các biến động môi trường và có những đặc trưng riêng về sản lượng ban đầu,
lượng cacbon,…
•Loại thứ nhất là các rừng ở ven sông (riverine forest), loại rừng có năng suất
9
cao nhất, là dạng rừng nằm dọc theo các con sông và kênh rạch. Cấu trúc của rừng này
là các cây cao lớn do tồn tại trong điều kiện dòng chảy ổn định kể cả vào mùa khô
(chịu ảnh hưởng của thủy triều) hay mùa mưa (chịu ảnh hưởng của các dòng chảy
mặt).
•Các rừng dạng viền (fringeforests): là kiểu rừng có năng suất trung bình, chúng
tạo thành các vùng đất bảo vệ các vùng bờ biển
•Rừng kiểu overwash: phát triển trên các vùng đảo cô lập thường xuyên bị tác
động mạnh của thủy triều, dạng rừng này có năng suất sản xuất giống với rừng dạng
viền.
•Dạng rừng kiểu bồn trũng (basin): cũng có năng suất sản xuất trung bình, xuất
hiện trên các vùng trũng trong đất liền, nơi mà hướng dòng chảy của các kênh rạch
hướng ra biển và chịu ảnh hưởng của biển và thủy triều, thời gian ngập triều ít.
•Dạng rừng lùn (dwarf): có năng suất thấp nhất, biểu hiện sự kém phát triển của
cây ngập mặn do những hạn chế về điều kiện môi trường.
•Dạng rừng hammock: phát triển ở vùng đất hơi cao hay đất bị thoái hóa. Chúng
phát triển chậm chạp, năng suất sản lượng rất thấp.
 Các kiểu rừng trên phân bố trên các dạng địa mạo:
•Dạng rừng ven sông (riverine) phân bố ở các đồng bằng châu thổ (delta) và cửa
sông (estuary), là những vùng đất thấp, được bồi hàng năm bởi các vật liệu do sông
mang về.
•Rừng ngập mặn dạng basin phát triển ở các vùng đầm phá.
•Rừng ngập mặn dạng viền (fringe) và overwash phân bố ở các vùng bờ biển và
các vùng đảo.

Các nhân tố quyết định cấu trúc hệ sinh thái rừng ngập mặn trên các dạng địa
mạo bao gồm đặc điểm địa chất của vùng, đặc điểm địa hình và các hoạt động của con
người.
 Yếu tố thủy động lực
•Thủy triều: rừng ngập mặn chỉ gặp trên khu vực chịu ảnh hưởng của triều, và
thực vật rừng ngập mặn đặc biệt phát triển tốt trên những khu vực có chế độ bán nhật
triều.
•Dòng đại dương góp phần vận chuyển và phát tán hạt giống và cây con tạo nên
10
sự phân bố rừng ngập mặn.
•Dòng nước ngọt từ các sông, kênh đã mang chất dinh dưỡng và lượng trầm tích
cần thiết cho cây rừng ngập mặn.
•Mực nước biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển của rừng
ngập mặn. Sự dâng mực nước biển làm tăng tốc độ xói mòn bờ biển, làm mất đất,
giảm diện tích cây; hơn nữa, nước biển dâng sâu vào đất liền, sóng lớn mang theo
lượng cát biển vào phủ lấp rễ hô hấp của cây sẽ gây chết cây.
•Độ cao địa hình trong khu vực rừng ngập mặn có quan hệ mật thiết đến sự phân
bố tự nhiên và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật RNM. Trong lâm nghiệp,
cấp đất (hay còn gọi là cấp năng suất) được dùng để đánh giá năng suất sản xuất của
cây, và cao độ địa hình là một trong những yếu tố chính quyết định nên các cấp đất.
 Đặc điểm thổ nhưỡng
Thực vật rừng ngập mặn tồn tại trong môi trường đất úng nước và yếm khí, thành
phần đất có thể là cát thô, đất than bùn mịn, tuy nhiên thích hợp nhất là đất sét mịn.
 Yếu tố độ mặn
Yếu tố độ mặn đã được đề nghị là yếu tố chính để phân đới các loài cây ngập
mặn (Peter Saenger, 2002). Bunt & nnk 1982 (được trích dẫn bởi Peter Saenger, 2002)
đã phân các loài thực vật theo khả năng chịu đựng hoặc khả năng thích nghi với độ
mặn theo thứ tự giảm dần như sau: Mắm trắng (A. alba), Đước vòi (R. Stylosa), Đước
Đôi (R. apiculata), Bần trắng (Sonneratia alba), Dà Vôi (Ceriops tagal) > Sú
(Aegiceras corniculatum), Vẹt tách (Bruguiera parviflora) > Giá (Excoecaria

agallocha), Đưng (R. mucronata), Ráng (Acrostichum sp.), Cui biển (Heritiera
littoralis), Dừa nước (Nypa fruticans) > Vẹt đen (Bruguiera sexangula), Bần chua
(Sonneratia caseolaris), Tra bụp (Hibiscus tiliaceus).
Tóm lại ,các yếu tố môi trường vật lý ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của
thực vật rừng ngập mặn bao gồm: yếu tố khí hậu, yếu tố địa mạo, yếu tố thủy văn, địa
hình, yếu tố thổ nhưỡng và yếu tố độ mặn.
Trong đó, các yếu tố về địa mạo, chế độ thủy văn và độ mặn là những yếu tố
quan trọng đối với sự phát triển của rừng ngập mặn. Đặc điểm địa mạo và chế độ thủy
văn không những chi phối sự phát triển của một hệ thống mà chúng còn điều khiển
mức độ sản lượng của cây ngập mặn (sự tích tụ cacbon).
Chế độ thủy văn là yếu tố quan trọng trong việc xác định hình thái của rừng ngập
11
mặn nếu tính trong một khoảng thời gian ngắn (vài ngày tới vài năm) và về sản lượng
cây trồng. Đặc điểm địa mạo giữ vai trò quan trọng khi xem xét trong một thời kì dài
(thập kỉ tới hàng thiên niên kỉ) xét theo khía cạnh sự phân vùng và sự mở rộng không
gian sống.
2.2.3. Rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch
Rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch cũng giống rừng ngập mặn Cần Giờ,
trước đây là khu rừng nguyên sinh xuất hiện theo lịch sử của quá trình hình thành bãi
bồi vũng cửa sông ven biển với các loài phổ biến như đước, mắm, bần… Hiện nay
rừng ngập măn Long Thành – Nhơn Trạch được tái tạo của con người chủ yếu là trồng
lại cây đước đôi là cây sinh trưởng nhanh có khả năng phục hồi rừng nhanh và có giá
trị kinh tế cao. Rừng ngập mặm Long Thành – Nhơn Trạch nằm ở khu vực có những
điều kiện sinh thái thuận lợi cho các thảm thực vật rừng ngập mặm sinh trường và phát
triển nên phong phú về loài.
Bảng 2.3 Kết quả điều tra thảm thực vật rừng ngập mặn Long Thành
Thành phần 1999 2010
Tổng diện tích tự nhiên:
Có rừng
Không có rừng

7.982 ha 7.952,66 ha
4.591,90 ha 4.982,89 ha
3.390,20 ha 2.969,77 ha
Tổng trữ lượng điều tra:
Rừng có trữ lượng
Rừng chưa có trữ lượng
52.606 m
3
103.076 m
3
2.638,60 ha 4.091,35 ha
1.953,20 ha 518,77 ha
Nguồn: Điều tra thảm thực vật rừng ngập mặn Long Thành- Nhơn
Trạch
Rừng ngập măn Long Thành – Nhơn Trạch không còn là rừng nguyên sinh mà
do con người phục hồi nên các quần xã thực vật của chúng thay đổi. Hiện nay rừng
ngập mặn có 2 nhóm thực vật : nhóm thực vật ngập mặn, nhóm thực vật nước lợ gồm
các quần xã đặc trưng sau:
Bảng 2.4 Sự phân bố của các quần xã thực vật tại rừng ngập mặn Long Thành
STT Quần xã thực vật Phân bố
1 Quần xã mắm trắng Trên đất mới bồi
2 Quần xã bần trắng Trên đất mới bồi ở cửa sông ven biển
3 Quần xã mắm trắng – bần
trắng
Ven sông rạch, bùn nhão
4 Quần xã mắm- đước đôi Ở vùng đất bắt đầu ổn định
12
5 Quần xã đước đôi Vũng đất đã ổn định hoàn toàn
6 Quần xã đước đôi và cây bụi Các vũng đất cao
7 Quần xã đưng Trên vung đất cao chà là

8 Quần xã chà là Vũng đất cao,sét chtawj ít ngập thủy triều
9 Quần xã đà – đước Vùng đất cao set chặt ít ngập thủy triều
10 Quần xã rang đại Nơi đất cao chỉ ngập khi triều cường
11 Quần xã bần chua Dọc bờ sông nước lợ
12 Quần xã dừa nước Dọc theo kểnh rạch có độ mặn thấp đất phù
sa bồi đắp bắt đầu ổn định
Nguồn: Điều tra thảm thực vật rừng ngặp mặn Long Thành-Nhơn Trạch
2.3. Cơ chế xử lý ô nhiễm ở thực vật
Phytoremediation Phytoextraction (tích lũy)
Rizofiltration (lọc)
Phytostabilzation (cố định)
Phytodegradation (phân hủy)
Phytorolatilization (thoát hơi)
2.3.1. Tích lũy (Phytoextraction)
Rễ cây hấp thụ chất ô nhiễm và vận chuyển lên những phần phía trên của cây và
lưu trong trọng lượng khô. Con người thu hoạch sinh khối này và đem đến 1 nơi quy
định để xử lý. Những cây trông có khả năng hấp thụ một lượng lớn những kim loại
nặng là những cây có cơ chế này. Những cây trông có khả năng hấp thụ kim loại nặng
ở hàm lượng cao là những cây trồng chịu đựng được kim loại nặng.
2.3.2. Lọc (Rizofiltration)
Ứng dụng cho ô nhiễm nước ngầm, chất ô nhiễm hoặc là được hấp thụ trên bề
mặt của rễ (bám) hoặc là được rễ hấp thụ vào. Cây trông được trồng trong hệ thống
nước sạch để rễ phát triển tốt. Thay thế nước sạch bằng nước ô nhiếm để cây làm
quen.Chúng được trồng vào vùng ô nhiễm, rễ hấp thu các chất ô nhiễm. Khi bộ rễ bào
hòa với chất ô nhiễm thì được thu hoạch và vận chuyển đến 1 nơi an toàn.
2.3.3. Cố định (Phytostabilzation)
Giữ lại các chất ô nhiễm trong đất thông qua hấp thụ vào rễ và hấp phụ hoặc cô
đọng lại xung quanh vùng rễ. Hạn chế sự lan truyền nhanh của chất ô nhiễm ra những
vùng lân cận (qua gió và nước). Chất ô nhiễm tích tụ trong rễ và xung quanh rễ sẽ trở
thành những dạng không di chuyển được và ít độc hơn. Những loại cây sử dụng vào

mục đích này dựa trên những điều kiện sống tự nhiên (cây bản địa). Các enzyme của
cây gắn các chất ô nhiễm tạo thành 1 hợp chất giúp các chất ô nhiễm ít độc hơn đối với
13
con người.
2.3.4. Phân hủy (Phytodegradation)
Thực vật phân hủy 1 chất thành 1 chất khác ít độc hại hơn: bẻ gãy liên kết thông
qua hoạt đông hóa trao đổi chất nhờ các enzyme. Những phân tử phức tạp của các hợp
chất hữu cơ được phân giải thành những chất đơn giản hơn giúp cây tăng trưởng tốt
hơn. Một số enzyme bẻ gãy và chuyển đổi những chất thải ô nhiễm
2.3.5. Thoát hơi (Phytorolatilization)
Cây trông hấp thu những chất ô nhiễm đi theo đường nước đến lá và thoát ra
ngoài. Trên con đường vận chuyển có sự chuyển đổi các chất theo quá trình thoát hơi
nước ra ngoài. Họ dương, thông hấp thu theo cở chế này, có nhiều mức độ biến đổi
thành công (phương pháp thoát hơi) chuyển 90% chất ô nhiễm thành những chất mà
cây dương hấp thụ được.
2.4. Kim loại Crôm và các tác hại của kim loại Crôm
2.4.1. Nguồn gốc và phân bố Crôm
Crôm là một nguyên tố tương đối phổ biến trong thiên nhiên. Trong vỏ trái đất,
crôm chiếm 3 % tổng số nguyên tử (phong phú thứ 21 trên trái đất). Crôm là một kim
loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao. Nó là
chất không mùi, không vị và dễ rèn. Các trạng thái ôxi hóa phổ biến của crôm là +2,
+3 và +6, với +3 là ổn định nhất. Các trạng thái +1, +4 và +5 là khá hiếm. Các hợp
chất của crôm với trạng thái ôxi hóa +6 là những chất có tính ôxi hóa mạnh.
Trong không khí, crôm được ôxy thụ động hóa, tạo thành một lớp mỏng ôxít bảo vệ
trên bề mặt, ngăn chặn quá trình ôxy hóa tiếp theo đối với kim loại ở phía dưới. Hợp
chất của Crôm được tìm thấy trong môi trường do sự xói mòn của crôm và trong các
loại đá, có thể xuất hiện do núi lửa phun trào. Nồng độ trong đất là khoảng từ 1- 3.000
mg/kg, trong nước biển từ 5- 800 μg/l, trong các sông hồ là 26 μg/l đến 5.2 mg/l và
trong nước ngầm khoảng 100 g/l. Có thể dễ dàng ngấm sâu vào trong đất hoặc đưa lên
bề mặt nhờ quá trình trao đổi chất của thực vật . Cr

+6
sẽ có mặt chủ yếu trong các
ngành công nghiệp như ngành luyện kim, công nghiệp chế biến kim loại, phóng xạ và
trong chất nhuộm. Cr
+3
có trong nước thải của các ngành công nghiệp thuộc da, dệt
may, trong nước thải công nghiệp mạ điện và mạ trang trí.
2.4.2. Ảnh hưởng của kim loại Crôm tới sức khỏe con người
Trong nước Crôm tồn tại chủ yếu ở dạng Cr(III) (CrO
4
2-
) và Cr(VI) (Cr
2
O
7
2-
).
Độc tính của Crôm đối với cơ thể con người phụ thuộc vào trạng thái ôxi hóa và nồng
14

×