Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.25 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-----------------------------------

TRIỆU THỊ LEN

Tên đề tài:

TÍNH MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN PHĨNG SỰ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Chun ngành : Ngơn ngữ học
Mã số

: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn: PGS. TS Đỗ Việt Hùng

Thái Nguyên - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện luận văn này, tơi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS. TS Đỗ Việt Hùng – người đã có định hướng ban đầu, những lời nhận
xét và chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình tơi thực hiện luận văn. Tơi xin bày


tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy về những ý kiến quý báu và
thời gian mà thầy đã dành cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên, Viện ngôn ngữ, Viện từ điển & Bách khoa thư.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã hết lòng động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tơi có kết quả
ngày hơm nay.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012
Ngƣời thực hiện

Triệu Thị Len

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................0

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5

5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................ 5
5.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống ............................................................ 5
5.3. Phương pháp miêu tả, so sánh, thống kê ................................................ 6
5.4. Phương pháp cải biến ............................................................................. 6
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 6
Chƣơng 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CẦN THIẾT ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................7

1.1. Mạch lạc.................................................................................................. 7
1.1.1 Khái niệm mạch lạc văn bản ............................................................. 7
1.1.2. Biểu hiện của mạch lạc................................................................... 13
1.1.3. Khái niệm sự kiện .......................................................................... 19
1.2. Vũ Trọng Phụng và phóng sự Vũ Trọng Phụng ................................... 19
1.2.1. Vài nét về Vũ Trọng Phụng ........................................................... 19
1.2.2. Khái niệm Phóng sự ....................................................................... 21
1.2.3. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng ...................................................... 22
1.3. Một số biểu hiện của mạch lạc trong phóng sự .................................... 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1.3.1. Mạch lạc biểu hiện qua quan hệ thời gian...................................... 25
1.3.2. Mạch lạc biểu hiện qua quan hệ nguyên nhân ............................... 26
Chƣơng 2: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ THỜI GIAN .................................28
2.1. Cấu trúc thời gian trong phóng sự ........................................................ 28
2.2. Căn cứ xác định thời gian và các loại quan hệ thời gian ..................... 30
2.2.1. Căn cứ xác định quan hệ thời gian giữa các sự kiện ...................... 30
2.2.2. Một số loại quan hệ thời gian ......................................................... 38
2.3. Mạng lưới quan hệ thời gian ................................................................. 49

2.3.1. Mạng lưới quan hệ thời gian đẳng tuyến ....................................... 49
2.3.2. Mạng lưới quan hệ thời gian đảo tuyến ......................................... 51
Chƣơng 3: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN.........................55
3.1. Cấu trúc nguyên nhân trong phóng sự .................................................. 55
3.2. Căn cứ để xác định quan hệ nguyên nhân và các loại quan hệ nguyên nhân ..... 57
3.2.1. Căn cứ xác định quan hệ nguyên nhân........................................... 57
3.2.2. Một số loại quan hệ nguyên nhân .................................................. 68
3.3. Mạng lưới quan hệ nguyên nhân .......................................................... 75
3.3.1. Mạng lưới quan hệ nguyên nhân kế tiếp ........................................ 76
3.3.2. Mạng lưới quan hệ nguyên nhân gián cách.................................... 79
3.3.3. Mạng lưới quan hệ nhân quả chuỗi ................................................ 80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gocki). Thời gian gần
đây, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của ngôn ngữ học hiện đại theo hướng
mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu sang các lĩnh vực nghiên cứu của
ngôn ngữ học hiện đại, khuynh hướng vận dụng kiến thức liên ngành cũng đã
được chú ý và bước đầu đem lại hiệu quả nhất định cho văn học. Nhiều vấn
đề của văn học đang được soi rọi dưới ánh sáng lý thuyết mới của ngôn ngữ
học hiện đại, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết hệ thống, lý thuyết về ngữ pháp văn

bản, diễn ngôn.
Ngôn ngữ học văn bản là lĩnh vực mới mẻ của ngôn ngữ học hiện đại.
Nhưng vấn đề cơ bản của nó đã và đang được tập trung nghiên cứu, trong đó
có tính mạch lạc văn bản. Mạch lạc là một trong những điều kiện để một tập
hợp câu nào đó trở thành một văn bản. Lý thuyết về mạch lạc đã được ứng
dụng vào nghiên cứu, phân tích văn chương và giúp ích rất nhiều cho sự lĩnh
hội văn bản với tư cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Tuy nhiên, cho đến nay
những giải quyết về mạch lạc còn chưa đi đến thống nhất bởi tính phức tạp
của khái niệm này.
Đối với Văn bản phóng sự, người đọc rất khó nắm bắt được mạch lạc của
văn bản. Đi vào đề tài luận văn “Tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của
Vũ Trọng Phụng” người viết muốn góp phần làm rõ thêm khái niệm mạch lạc,
đồng thời chỉ ra hướng triển khai mạch lạc mới trong văn bản nghệ thuật, trên
cơ sở đó đi vào lý giải sự phát triển tư duy của văn học trong những năm gần
đây dựa trên các phương pháp nghiên cứu ngơn ngữ nhằm cụ thể hóa khái
niệm mạch lạc trong văn bản văn học, vai trò tạo lập tính chỉnh thể văn bản
của mạch lạc, cách xác định mạch lạc trong một văn bản nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

Vì những lý do trên nên chúng tơi lựa chọn đề tài: Tính mạch lạc trong
văn bản phóng sự của Vũ Trọng Phụng để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Mạch lạc văn bản đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên

thế giới và trong nước.
Trên thế giới có hàng loạt cơng trình nghiên cứu về mạch lạc. Có thể
kể đến cơng trình của các tác giả Widdowson, David Numan, Green,
Edmoson, … Tuy nhiên, các cách hiểu về mạch lạc cho đến nay vẫn chưa
có sự thống nhất.
Theo D. Numan, 1993, quan niệm: mạch lạc là cái tầm rộng mà ở đó
các lời nói được tiếp nhận như là có mắc vào nhau, chứ không phải là một
tập hợp các câu nói có liên quan với nhau.[dẫn theo 25]
Pegram Press, 1994, quan niệm: mạch lạc là sự nối kết nối có tính chất
lơgic được trình bày trong q trình triển khai một cốt truyện, một truyện
kể… lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được nối kết với nhau, hơn là
những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết).[dẫn theo 35]
Galperin cho rằng: “những phương tiện liên kết mạch lạc được xem là
những phương tiện lơgic bởi vì chúng được sắp xếp vào những khái niệm
lôgic – triết học, những khái niệm về chuỗi liên tục, về quan hệ thời gian,
không gian, nhân quả. Những phương tiện giải mã dễ dàng bởi vậy khơng kìm
hãm sự chú ý của người đọc, chỉ trừ những trường hợp muốn hay không vẫn
phát hiện ra sự tương ứng giữa các địa diện được kết chuỗi với chính những
phương tiện mạch lạc” [dẫn theo;158]
Mạch lạc cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà Việt ngữ
học: Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng
Phiến… là những người đi đầu trong việc nghiên cứu mạch lạc.
Năm 1985 (tái bản vào 05/04/1999), cơng trình của Trần Ngọc Thêm
[41;76] về “Hệ thống liên kết và văn bản Tiếng Việt” đã được cơng bố. Đây là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3


cơng trình có giá trị và đánh dấu một bước phát triển mới của ngữ pháp văn
bản nói chung, mạch lạc trong văn bản nói riêng.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục đã ra mắt bạn đọc cơng trình của
Nguyễn Thị Việt Thanh [36;74] về “Hệ thống kiên kết lời nói tiếng Việt”. Đối
tượng nghiên cứu là ngơn bản, đề cập khá sâu về những vấn đề khái quát
chung liên quan đến liên kết lời nói, tác giả đóng góp chủ yếu của cơng trình
là nghiên cứu các phương tiện liên kết trên ngữ liệu lời nói, tạo tính mạch lạc
cho lời nói tiếng Việt.
Năm 2006, quyển Văn bản và liên kết trong tiếng Việt của Diệp Quang
Ban [3] được tái bản (lần thứ ba). Tác giả đã đưa ra khoảng 15 cách hiểu về
khái niệm về văn bản, phân biệt khái niệm văn bản và diễn ngơn, ngơn ngữ
nói và viết đồng thời qua đó nêu lên những đặc trưng của một văn bản nói
chung. Trần Ngọc Thêm cũng đã đề cập đến cấu trúc đề thuyết – cấu trúc
mang ý nghĩa thông báo trong văn bản.
Năm 2007, nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã cho ra mắt bạn đọc quyển
“Văn bản” của tác giả Diệp Quang Ban theo dự án đào tạo giáo viên THPT
của Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Đây là cơng trình viết khá bao qt về các khía
cạnh của văn bản; trong đó có mạch lạc văn bản. Các tác giả Đỗ Hữu Châu
với Ngữ pháp văn bản [12]; Nguyễn Kim Thản với Nghiên cứu ngữ pháp
tiếng Việt [33]…
Gần đây, một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ
cũng nghiên cứu về tính mạch lạc của văn bản. Khóa luận tốt nghiệp có:
Vương Bá Cẩn (K42 Ngơn ngữ- ĐHKHXH và NV), Nguyễn Thị Xuân Nữ
(K43), Hoàng Thu Trang (K46)…Các luận văn: Mạch lạc theo quan hệ
nguyên nhân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (2002), Trường ĐHSP Hà
Nội, về sau phát triển thành luận án tiến sĩ: Mạch lạc trong truyện Kiều của
Nguyễn Du (2008) của tác giả Trần Thị Vân Anh. Luận văn thạc sĩ: Mạch lạc
trong một số truyện ngắn hiện đại của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga (2005),
trường ĐHKHXH và NV. Luận văn: Mạch lạc của phóng sự nghệ thuật Cạm

bẫy người của tác giả Nguyễn Mẫu Tú (2002), trường ĐHSP Hà Nội… Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

cơng trình trên đã đưa được một số nhận xét bước đầu về mạch lạc trong
những tác phẩm cụ thể.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về mạch lạc văn bản của các tác giả đi
trước, trong luận văn của mình, chúng tơi đi vào tìm hiểu mạch lạc trong
phóng sự của Vũ Trọng Phụng, qua đó hy vọng sẽ rút ra được các đặc trưng
cơ bản của mạch lạc văn bản nói chung và trong văn bản phóng sự của Vũ
Trọng Phụng nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mọi văn bản đều có những biểu hiện của mạch lạc. Nhưng có mạch lạc
trong văn bản truyện, có mạch lạc trong văn bản báo chí, mạch lạc trong văn
bản hành chính cơng vụ….trong đó mạch lạc trong phóng sự được biểu
hiện đa dạng và nhiều chiều hơn cả. Chọn “Tính mạch lạc trong phóng sự của
Vũ Trọng Phụng” để nghiê cứu, luận văn đã chú trọng vào tính mạch lạc đa
dạng này.
Tính mạch lạc trong phóng sự có những sự đổi mới rõ rệt so với các giai đoạn
văn học trước đó. Chúng tơi chọn để khảo sát năm phóng sự của Vũ Trọng Phụng
ở góc độ triển khai mạch lạc trong q trình sáng tác của nhà văn dựa trên sự tương
đồng về giải pháp triển khai chủ đề của các văn bản. Xác định các phương diện biểu
hiện thơng qua năm phóng sự được lựa chọn sau: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy tây,
Cơm thầy cơm cơ, Lục sì, Một huyện ăn tết.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Tính mạch lạc như ở phần Lịch sử nghiên cứu đã nêu biểu hiện ở nhiều
phương diện: mạch lạc theo quan hệ thời gian, mạch lạc theo quan hệ không
gian, mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân, mạch lạc theo sự dung hợp nhau giữa
các hành động nói….Tuy nhiên, do điều kiện và khn khổ của một luận văn
thạc sĩ, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát mạch lạc trong năm tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng trên hai phương diện là: Mạch lạc theo quan hệ thời gian và mạch lạc theo
quan hệ nguyên nhân. Các phương diện khác chỉ được đề cập đến khi cần thiết.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ hơn một số yếu tố của mạch lạc trong một số
phóng sự của Vũ Trọng Phụng, cụ thể là xem xét quan hệ thời gian và quan
hệ nhân quả như là một yếu tố của mạch lạc. Thơng qua đó, chúng tơi nhằm
cụ thể hóa tính mạch lạc, góp phần làm sáng rõ nghệ thuật triển khai phóng sự
Vũ Trọng Phụng, xây dựng cách tiếp cận với mạch lạc nói chung và mạch lạc
văn bản phóng sự nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, xây dựng cơ sở lý thuyết về mạch lạc trên cơ sở tổng hợp lý
thuyết về mạch lạc trong ngôn ngữ học.
- Vận dụng cơ sở lý thuyết đã xây dựng để xác định, phân loại và miêu tả
mạch lạc trong phóng sự Vũ Trọng Phụng trên hai phương diện: thời gian và
nhân quả. Trên cơ sở đó đưa ra cách xác định mạch lạc cho những trường hợp
khảo sát cụ thể.
- Nhận xét bước đầu về mạch lạc trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Luận văn trước hết đưa ra một hệ thống những luận điểm về mạch lạc
trong văn bản văn học; nhất là trong phóng sự, coi đó là cơ sở lý thuyết của
vấn đề mạch lạc, và tách hai loại quan hệ thời gian và nhân quả như là một
yếu tố của mạch lạc để ứng dụng trong việc khảo sát và phân tích, tổng hợp
các văn bản phóng sự.
5.2. Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống
Cấu trúc được hiểu là sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng được đặt
trong mỗi quan hệ có trong lịng hiện tượng đó với những hiện tượng bên
ngồi nó. Những mỗi dây liên hệ ràng buộc đó được gọi là mạng quan hệ.
Trên cơ sở hệ thống hóa các sự kiện: hệ thống hóa các yếu tố ngơn từ miêu
tả các sự kiện: luận văn xác định các mỗi quan hệ nối kết các sự kiện, tạo nên
hệ thống sự kiện của phóng sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

5.3. Phƣơng pháp miêu tả, so sánh, thống kê
Từ những trường hợp cụ thể, luận văn đi vào khảo sát, miêu tả, thống kê.
Trên cơ sở đó, so sánh các văn bản thuộc cùng kiểu loại về phương diện
mạch lạc.
5.4. Phƣơng pháp cải biến
Bản chất ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc, vì thế bằng phép cải biến
tác động vào một cấu trúc này để biến đổi thành một cấu trúc khác, hoặc thay
thế, thêm bớt các yếu tố từ vựng, luận văn nhằm chỉ ra được sự khác biệt

ngữ nghĩa giữa các cấu trúc.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận cần thiết đối với đề tài nghiên cứu
Chương 2: Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thời gian
Chương 3: Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ nguyên nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

Chƣơng 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CẦN THIẾT
ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Mạch lạc
1.1.1 Khái niệm mạch lạc văn bản
Mạch lạc - nhân tố quyết định tính chất “là văn bản” của một sản phẩm
ngôn ngữ - thời gian gần đây đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngơn
ngữ học trong và ngồi nước. Cho đến nay, lĩnh vực này khơng cịn là mới mẻ
nhưng vẫn cịn rất nhiều khía cạnh cần lưu ý, xem xét. Tính hấp dẫn của vấn
đề “mạch lạc” khơng chỉ ở giá trị của bản thân khái niệm mà còn ở sự khó
xác định mạch lạc trong một số nội dung văn bản theo phương pháp cấu trúc
của ngôn ngữ học. Thế nhưng hiểu thế nào là mạch lạc lại là điều khơng đơn
giản. Đến nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về mạch lạc và vấn đề có thể
chưa đóng lại.
Đi vào nghiên cứu mạch lạc trong một số văn bản phóng sự chúng tơi
muốn làm rõ thêm khái niệm mạch lạc, đồng thời góp phần tìm hiểu nội dung

văn bản theo phương pháp cấu trúc của ngôn ngữ học. Sau đây chúng tơi xin
trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu về mạch lạc trong phạm vi tư liệu thu
thập được.
D. Nunan, 1993, quan niệm mạch lạc (coherence) là cái tầm rộng mà ở
đó các lời nói được tiếp nhận là có “mắc vào nhau, chứ khơng phải là một
tập hợp câu nói khơng có liên quan với nhau (theo[9;133])
Theo I. P. Galperin, Mạch lạc - đó là những hình thức liên kết riêng biệt,
đảm bảo thể liên tục, nghĩa là sự liên tục lôgic (về thời gian và / hoặc không
gian); sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ
thể. [34; 148].
Cịn theo Bách khoa thư ngơn ngữ và ngơn ngữ học, 1994, mạch lạc là
sự nối kết có tính chất lơgic được trình bày trong q trình triển khai một cốt
truyện; một truyện kể…, lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện đựơc kết nối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết
(cohesion)) (theo [9;134] ).
Cùng với quan điểm đó, nhưng D. Togeby, 1994, cho rằng mạch lạc là
cái đặc tính của sự tích hợp văn bản (property of integration), tức là cái đặc
tính đảm bảo cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản khớp được với
nhau trong một tổng thể gắn kết (acoherent whole) (theo [9;135] ).
Với K. Wales, 1994, mạch lạc là một trong những điều kiện ban đầu hay
đặc tính ban đầu của một văn bản: khơng có mạch lạc, một văn bản khơng
phải là một văn bản đích thực (theo [9; 135,136] ).
A . J Greimas, đại biểu của truyền thống ký hiệu học Pháp thì giải thích

mạch lạc bằng biểu thức “tính đồng vị ngữ nghĩa” ( „semantic isotopy‟), và
hiểu tính đồng vị nghĩa là một số nghĩa vị nhất định của ngữ cảnh xuất hiện
trở đi trở lại và có tính chất chi phối đối với các nghĩa vị khác trong các từ của
một văn bản được phát ra. Nghĩa vị của ngữ cảnh là những thành tố nghĩa
nhạy cảm của ngữ cảnh, tức là có thể cảm nhận được dễ dàng trong các từ
ngữ khác nhau có chứa chúng hay có liên quan đến chúng trong văn bản, nhờ
đó mà phát hiện ra được sự trở đi trở lại của chúng, nhận ra được tính chất chi
phối của chúng đối với các nghĩa vị khác (theo [9;136] ).
Trong những cách hiểu về mạch lạc trên, cách hiểu của D. Nunan được
coi là đơn giản nhất, cách hiểu của D. Togeby và của K.Wales lại có phần
khái quát, cách hiểu truyền thống ký hiệu học Pháp mà đại diện tiêu biểu là A
. J Greimas là khá trìu tượng….thì cách hiểu của Bách khoa thư ngôn ngữ và
ngôn ngữ học được xem là có tính chất chun mơn và thuyết phục hơn cả
bởi vì ở đây, các tác giả đã phần nào cho thấy thực chất của hiện tượng mạch
lạc, tức là đã tách mạch lạc ra khỏi liên kết.
Tác giả Galperin đã đưa ra một số nhận xét quan trọng về mạch lạc trong
văn bản văn học nói chung và trong văn bản phóng sự nói riêng như sau:
Phương diện tao dựng mạch lạc trong văn bản văn chương phong phú và
nhiều hình vẻ, trong loại văn bản này các dạng mạch lạc lơgic, tâm lý, và kết
cấu hình thức đan quyện nhau chặt chẽ đến nỗi có khi khó mà phân định loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

hình cho chúng. “Những phương tiện liệt kê của mạch lạc được xem là những
phương tiện lơgic bởi vì chúng được sắp xếp vào những khái niệm lôgic –
triết học; những khái niệm về chuỗi liên tục, về quan hệ thời gian, không gian,

nhân quả. Những phương tiện này được giải mã dễ dàng bởi vậy khơng kìm
giữ sự chú ý của người đọc, chỉ trừ những trường hợp muốn hay không vẫn
phát hiện ra sự tương ứng giữa các đại diện được kết chuỗi với chính những
phương tiện mạch lạc”. [11; 158].
Tác giả đã hệ thống hóa một số dạng thức của mạch lạc trong văn bản
nghệ thuật như sau:
+ Mạch lạc liên tưởng: “Cơ sở mạch lạc liên tưởng là những đặc điểm
khác của kết cấu văn bản, đó chính là hồi cố, hàm nghĩa tình thái đánh giá chủ
quan. Mạch lạc liên tưởng không phải bao giờ cũng nắm bắt được. Tuy nhiên,
đơi khi nó cũng xác định liên hệ những hiện tượng miêu tả, những hiện tượng
này vốn cực kỳ quan trọng cho việc giải mã thơng tin nội dung quan niệm”.
+ Mạch lạc hình tượng: “ Được hiểu là những hình thức liên kết cùng
hợp lực với mạch lạc liên tưởng, khơi ngợi những ý niệm về đối tượng được
thụ cảm cảm tính hiện thực. Đặc điểm của hình thức mạch lạc này là tác giả
liên kết những hiện tượng mà tác giả đã dùng để miêu tả những sự vật – hiện
tượng ấy. Dường như có một sự vận động của các đặc trưng trong tình thái
tương đối của đối tượng, tuy nhiên đối tượng vấn có sự biến đổi về thời gian –
khơng gian”.
+ Mạch lạc bố cục – kết cấu
+ Mạch lạc tu từ: là việc “tổ chức văn bản” mà ở đây đặc điểm tu từ
được lặp lại một cách nhất quán những kết cấu của các nhất thể trên câu và
các đoạn”.
+ Hình thức mạch lạc tiết điệu: là “sự thống nhất của cách gieo vần, liên
cú, vận luật… và chủ yếu là tài sản của thơ ca”.
Còn theo Nguyễn Thiện giáp: “văn bản mạch lạc là văn bản ở đó người
giải mã có thể cấu trúc lại cơ đồ của người nói một cách hợp lý bằng cách suy
luận những mỗi liên hệ riêng biệt của chúng với những mục đích thứ cấp khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





10

nhau trong sơ đồ giải thích, khiến cho sự khó hiểu trở nên dễ hiểu. Theo quan
điểm này, mạch lạc không phụ thuộc vào những đặc trưng liên kết lẫn nhau
mà phụ thuộc vào quy mô mà người tạo văn bản cố gắng đạt được để cấu trúc
một sơ đồ hợp lý trong việc tạo ra văn bản. Cấu trúc một sơ đồ hợp lý trong
việc tạo ra văn bản lại tùy thuộc vào sự xem xét mỗi câu có phải là sự thể hiện
của một chân lý, một đóng góp cần thiết và thích hợp đối với sơ đồ đó hay
khơng”. [12, 173].
Theo GS Diệp Quang Ban Mạch lạc có thể phân chia thành ba phạm vi
khái quát như sau:
- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – lôgic giữa các từ ngữ trong văn bản
- Mạch lạc trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới
trong tình huống bên ngồi văn bản.
- Mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói.
Theo TS. Nguyễn Thị Thìn, mạch lạc của văn bản viết là sự thống hợp
của những phương diện sau: [42]
- Sự thống nhất chủ đề và đích giao tiếp của văn bản
Trong đó chủ đề được hiểu là phạm vi hiện thực được bàn tới trong tồn
văn bản. Cịn đích giao tiếp gồm có đích nhận thức, đích bộc lộ, đích hành
động, đích tiếp xúc. Tùy vào từng thể loại văn bản cụ thể mà loại đích giao
tiếp nào sẽ được đặt lên hành đầu.
Sự thống nhất chủ đề và đích giao tiếp trên phạm vi toàn văn bản tạo nên
“tầm rộng và chiều sâu” của văn bản, trong đó các phần, các câu “được tiếp
nhận như là có mắc vào nhau”.
- Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lý.
Tính hợp lý ở đây được hiểu là; có thể lý giải được từ phía người tạo lập
văn bản, và có thể được tiếp nhận được từ phía người tiếp nhận. Trình tự triển

khai chủ đề qua các phần của văn bản có thể được lý giải theo quan hệ thời
gian, quan hệ không gian, quan hệ nhận quả, quan hệ liên tưởng….giữa các
thành tố của văn bản.
- Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của văn bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Ngoài quan hệ nội dung mệnh đề của văn bản, mạch lạc còn được tạo
bởi quan hệ nội dung dụng học (nội dung bộc lộ, nội dung hành động….) của
các thành tố tạo văn bản ở tầng nghĩa cụ thể trực tiếp và cả ở tầng nghĩa sâu
hàm ẩn.
Với đối tượng là văn bản nghệ thuật, bên cạnh những thành tố nội dung
thường được trình bày theo trình tự trật tự trước sau (như sự kiện, thời gian,
nguyên nhân – kết quả….) bằng những khúc đoạn lời nói kế tiếp cịn có
những thành tố được trình bày theo lối đan xen khá phức tạp (như: nhân vật
văn học, hình tượng cảm xúc….). Khi xác định mạch lạc, không thể bỏ qua
những mỗi quan hệ đa dạng này.
- Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp với ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản.
Đó chính là sự lựa chọn phương hướng giải quyết vấn đề, cách triển khai
chủ đề nhằm đạt tới đích giao tiếp. Giải pháp triển khai chủ đề không chỉ phụ
thuộc vào ý đồ giao tiếp của chủ thể mà còn bị chi phối bởi thể loại văn bản.
với những văn bản chính luận, chủ đề thường được triển khai theo phương
pháp lập luận: quy nạp, diễn dịch….; nhưng với những văn bản nghệ thuật
như phóng sự thì lại tùy vào từng phong cách triển khai của tác giả, có thể là
xây dựng theo chỉnh thể hiện thực đời sống xã hội, hoặc cũng có thể là theo
trình tự diến biến nội tâm nhân vật.

Theo hai quan niệm này thì việc liên kết chủ đề, liên kết lôgic giữa các
câu chỉ là một trong những biểu hiện của mạch lạc. về mối quan hệ giữa mạch
lạc và liên kết, có thể nói như GS Diệp quang Ban “Mạch lạc là yếu tố quyết
định văn bản, trong đó nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài (chủ
đề) của văn bản. Trong khơng ít trường hợp, mạch lạc có thể sử dụng các
phương tiện liên kết để làm cái diễn đạt cho mình, tuy nhiên mạch lạc có thể
khơng cần dùng đến phương tiện liên kết, mà trái lại có dùng phương tiện liên
kết chưa chắc đã tạo ra được mạch lạc cho văn bản” [3,161]. Ở Việt Nam,
khái niệm mạch lạc đã được một số nhà ngơn ngữ diễn giải từ những góc độ
khác nhau, bằng các cách khác nhau. Đồng thời, với việc tìm hiểu khái niệm
mạch lạc, mọi người đều cố gắng phân biệt mạch lạc với các khái niệm liên
kết, một khái niệm vốn khá quen thuộc trong giới ngôn ngữ học Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Như Đỗ Hữu Châu đã viết” “Một văn bản, một diễn ngôn là một lập luận
đơn hay phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào. Tính
lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên
kết về hình thức của văn bản, của diễn ngơn.”
Cịn theo Diệp Quang Ban thì: “Cách nhìn chung nhất hiện nay là những
từ ngữ trực tiếp diễn đạt các quan hệ kết nối giữa các câu – phát ngôn làm
thành các tiểu hệ thống (các phương tiện liên kết) thì được xếp vào liên kết,
còn những mỗi quan hệ kết nối nào thiết lập được thơng qua ý nghĩa giữa các
câu thì thuộc về mạch lạc”. [5,70]
Theo Bùi Minh Tốn thì lại: “Trước đây, thuật ngữ liên kết được dùng
để chỉ chung cả phương diện liên kết nội dung lẫn liên kết hình thức của văn

bản. Gần đây, hai phương diện này được gọi bằng thuật ngữ khác để phản ánh
đúng đắn hơn bản chất của các vấn đề nghiên cứu. Vì thế, phương diện liên
kết hình thức vẫn được gọi chung là liên kết. Mạch lạc trong văn bản được thể
hiện cụ thể ra thành sự thống nhất về đề tài, sự nhất quán về chủ đề và sự chặt
chẽ về lôgic”. [34, 64]
Khái niệm mạch lạc văn bản tuy chưa thống nhất nhưng các nhà nghiên
cứu đều xem mạch lạc là điều kiện và đặc trưng cơ bản nhất của một văn bản
đích thực. Tuy nhiên, mạch lạc vẫn là một cái gì đó khó nắm bắt, bởi vì nó
thuộc về tầm rộng và chiều sâu cấu trúc nội dung toàn văn bản. Nhưng chắc
chắn rằng, chính mạch lạc chứ khơng phải liên kết khiến cho một sản phẩm
ngôn ngữ trở thành một văn bản, hay một diễn ngôn. Điều này cũng đã được
các nhà ngôn ngữ học như: Lê Quang Thêm, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện
Giáp, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nguyễn Thị Thìn… nhắc đến
song cũng chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu những khái niệm ban đầu. Gần
đây đã có một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn chuyên ngành Ngôn ngữ
bắt đầu đi vào nghiên cứu mạch lạc nhưng việc phân tích vấn cịn có phần sơ
sài, mới chỉ dừng lại ở việc tìm cách minh chứng cho những lý luận đã có,
chưa đề cập được những phương diện cụ thể khi đối tượng nghiên cứu lại quá
rộng, vừa phức tạp, trừu tượng lại vừa khó nắm bắt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

Tuy có nhiều cách định nghĩa như vậy, nhưng chung quy lại, tất cả các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản đều thống nhất ở một điểm. Đó là
mạch lạc là đặc trưng quyết định tính thống văn bản của một văn bản đích
thực. Những cách hiểu mạch lạc từ dung dị đến khái quát, từ đơn giản đến

phức tạp người quan tâm hình dung được hiện tượng mạch lạc ở nhiều khía
cạnh khác nhau, mặt khác chứng tỏ mạch lạc là một hiện tượng phức tạp gồm
nhiều yếu tố trìu tượng, khơng dễ xác định.
1.1.2. Biểu hiện của mạch lạc
Những cách hiểu về mạch lạc cho thấy mạch lạc là một khái niệm rất
phức tạp bởi trong nội hàm khái niệm có các yếu tố trừu tượng. Tuy vậy, tìm
hiểu những biểu hiện của mạch lạc sẽ làm rõ hơn, cụ thể hơn những sự trừu
tượng, phức tạp ấy.
1.1.2.1 Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – lôgic giữa các từ ngữ của văn bản
Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – loôgic giữa các từ ngữ của văn bản được
biểu hiện ở những trường hợp cụ thể sau:
a) Mạch lạc trong quan hệ giữa đối tượng nêu ở chủ ngữ với đối tượng
hoặc đặc trưng nêu ở vị ngữ.
Điều này có nghĩa là, xét về mặt ý nghĩa lơgic, một câu (mệnh đề)
được coi là mạch lạc khi và chỉ khi đặc trưng nêu ở vị ngữ phù hợp với vật
nêu ở chủ ngữ. Ngược lại, nếu giữa chúng khơng phù hợp với nhau thì câu
(mệnh đề) ấy khơng chấp nhận được.
Ví dụ: Cái áo rách ấy quá đẹp
Đã “rách” thì bao giờ cũng có nghĩa giả định là “cũ, xấu” chứ không
thể đi kèm với “đẹp” được. Nghĩa của chủ ngữ (cái áo rách) không phù hợp
với nghĩa của vị ngữ (quá đẹp) về mặt lôgic dù rằng việc sắp xếp như thế
khơng sai ngữ pháp. Vì thế bản thân câu này không được xem là mạch lạc.
Cũng có thể những sự kết hợp vơ lý như thế đôi khi cũng xuất hiện, tuy nhiên,
phải hợp lôgic với ngữ cảnh.
b) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài (chủ đề) các câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





14

Chủ đề giữa các câu được duy trì theo hai cách: duy trì chủ đề hoặc triển
khai chủ đề.
+ Duy trì chủ đề: Là trường hợp một việc, một vật, một hiện tượng nào
đó được nhắc lại trong các câu khác nhau với tư cách là chủ thể của các câu
đó. Các phương tiện ngơn ngữ diễn đạt đề tài này trong các câu khác nhau có
thể chỉ là một và được lặp lại hoặc cũng có thể là những yếu tố có bề ngồi
khác nhau.
Xét về mặt liên kết, sự duy trì chủ thể được thực hiện nhờ: phép lặp lại
từ vựng, phép thế bằng đại từ, phép tỉnh lược.
Ví dụ 1:
“Ngồi trầm ngâm với bộ mặt một người đi đưa đám ma, anh chỉ gượng
nói, gượng cười. Có lẽ anh đang nghĩ đến mẻng của anh chẳng ngờ lại là
một “chim mồi” của một người bạn của ông Ấm B là Sinh.
Thấy vậy, tơi tìm lời khun giải:
- Đó cũng là do cái luật thừa trừ của Tạo vật. Anh cịn nỡ thịt cả ơng cụ
để lấy tiền ni gái thì gái nó rất có thể thịt lại anh là nhân tình để lấy tiền
ni thân…” (27;148)
Trong ví dụ trên, phép lặp từ vựng, phép thế đại từ đã được sử dụng để
duy trì chủ đề: đó – gái thịt anh; anh – nhân tình; mẻng –chim mồi – gái.
Ví dụ 2:
“Cái Đũi cịn nói mãi về con mẹ chủ khốn nạn ấy để khen giời là có
mắt chứ khơng mù… Nó kể xấu chủ cũ nó nhiều đến nỗi khiến tơi mất cả
thương hại nó và rồi thấy chối tai…” ( ;320)
Phép thế: Cái Đũi – nó; con mẹ chủ khốn nạn – chủ cũ.
+ Triển khai chủ đề: là trường hợp từ một đề tài nào đó trong một câu,
liên tưởng đến đề tài khác thích hợp trong câu khác theo một quan hệ nào đó,
nhằm mục đích làm cho việc được nói đến phát triển lên. Các đề tài được đưa

thêm vào phải có cơ sở nghĩa và lôgic nhất định. Cơ sở nghĩa là sự phù hợp về
nghĩa với đề tài đã có và với tình huống sử dụng nói chung, cơ sở lơgic là tính
cần và đủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

Về mặt liên kết, triển khai chủ đề được thực hiện chủ yếu nhờ:
- Phép phối hợp từ ngữ
- Phép so sánh (trong phép quy chiếu)
Ví dụ: “Trước kia người ta gọi nó là thằng, sau người ta lên chức cho
nó là bác. Sau nữa đến thầy, sau cùng, đến ông. Vốn là kẻ tinh khôn, anh
chàng Xuân coi đời là một lớp học. Sự lịch thiệp tìm ở cái giao thiệp, sự kiến
thức góp nhặt được trong báo chí, anh chàng Xuân càng sống càng biết đóng
đủ mọi vai diễn trên sân khấu cuộc đời.” (27;160)
Có 5 cách duy trì và triển khai chủ đề như sau:
Cách 1: Triển khai theo kiểu móc xích:
Ví dụ: “Nghe thế thơi, tơi đã đủ hiểu cả rồi, thì ra cách tổ chức xã hội
kim thời, thật vậy, kể đã là chu đáo đến tột bậc. Xã hội thì như là một bộ máy
tinh tế, mà cá nhân là những bánh xe, nếu một cái quay thì bao nhiêu những
cái khác phải quay theo, nếu một cái hỏng thì tồn bộ cũng phải ngừng lại…”
(27;514).
Cách 2: Triển khai theo sự tiếp nối: các câu trong văn bản, đoạn văn
chung một chủ đề:
“Trên giường có hai me ngồi chơi tổ tơm. Nếu phân tích kĩ lưỡng ra, cái
giường ấy lý tất nhiên đã là cái song, đã chứng kiến cho bao nhiêu tối tân
hôn, và biết đâu lại khơng là vật tịng phạm của bao nhiêu cuộc ngoại tình

nữa! Cái giường của một me tây cũng như cái dùi khui của bọn thầy cảnh sát,
cũng như cái búa của bác thợ rèn, cũng như cái cổ của một ông Nghị viên
Việt Nam. Trong cái kĩ nghệ lấy Tây, thợ chỉ làm việc trên giường.”
(27;216)
Cách 3: Triển khai nhiều đề xuất phát từ một đề chung lớn hơn, những
đề nhỏ hơn được gọi là những đề phái sinh:
Ví dụ: Trong phóng sự Cạm bẫy người, Ấm B là người có quyền uy, là
người tài giỏi trong bạc bịp. Cái uy, cái tài ấy được biểu hiện trong 14 chương
của phóng sự.
- Ấm B là người tài chơi bạc bịp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

+ Có nhiều thủ đoạn, nhiều ngón bịp tinh xảo: lối chơi hụt nọc, hụt cửa,
giác mùi, giác bóng, địn ống, đòn Vân Nam; những tuyệt chiêu: đòn trinh
thám, đòn trá hàng…
+ Khí giới: quân xúc xắc thủy ngân, quân xúc xắc lưỡng diện, áo có ống
tay ba lần vải…
+ Khả năng “biến hóa” về hình dạng: ơng Cửu, ơng nghị, con mòng béo..
- Ấm B là người quyền uy trong giới cờ bạc:
+ Ấm B phân công công việc cho các đồ đệ tùy thuộc vào năng lực, sở
trường như “thợ săn” chuyên đi giết “mòng”, các chim mồi chuyên đi kiếm
“chim mòng két” để thợ săn “làm thịt”, dưới nữa có cả trăm tên tạ, những
anh đầu trâu mặt ngựa, chun mơn đi đón khách cho sịng…
+ Nắm quyền điều hành guồng máy hoạt động của làng bịp gồm: “Hai
đám xì, một đám bất, một đám xóc đĩa và một đam tổ tơm. Đám xì ở Hàng

Kèn đã co Ba Mỹ Ký Với Bập đánh giác… Đám xì ở đường Cột Cờ đã có tay
Bỉnh, tay Sinh đánh địn Vân Nam. Cịn đám bất ở phố Hàng Bơng có lão
Cường hoặc đánh lớp hoặc đánh mẫu tử…” (27;85). Dưới tài điều khiển của
Ấm B, các cuộc bạc đều thắng lợi. Dù đối thủ có ghê ghớm đến mấy, các cuộc
bạc dưới sự tổ chức của Ấm B đều được giải quyết nhanh chóng.
Như vậy, chủ đề chính của ví dụ trên là: sự tha hố của đời sống thành
thị với tệ nạn cờ bạc- căn bệnh xã hội vô phương cứu chữa. Chủ đề chung này
được thực hiện trong hai chủ đề nhỏ khi địa diện cho trùm cờ bạc bịp là nhân
vật Ấm B - người có quyền uy, là người tài giỏi trong bạc bịp.
Cách 4: Triển khai một phần thuyết tách thành nhiều bộ phận (theo kiểu
diễn dịch).
Ví dụ: “Bọn cơm thầy cơm cơ nằm ngổn ngang như lợn cả. Bọn đực nằm
phía bên kia, bọn cái nằm phía bên này. Bốn thằng nhỏ bằng trạc tuổi tôi với
ba con sen, một con độ lên mười, một con độ mười lăm, cịn một con nữa
trơng đã đứng tuổi. Trong khi hai đứa trẻ nằm hớ hênh vơ ý thì con đứng tuổi
khép nép vào một xó tường, khẽ nâng cái quạt nhìn tơi.” (27;302)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

Cách 5: “Triển khai đề nhảy cóc”:
Ví dụ: “…Nhưng nghề đó là nghề vất vả lắm. Khơng ăn thua gì! Mà lại
còn thấy cảnh sát, người bắt vé, những ngày mưa to gió lớn mà trẻ con thành
phố khơng ra đường chơi. Một buổi tối, tại vườn hoa ông Bôn Be, một bác
lính tập, sua khi mua vài xu bưởi, bảo thị đi theo…Lúc đầu, thị trù trừ, sợ
hãi… Nhưng Thị Lành vốn tò mò. Thị rất muốn biết cái ấy nó ra làm sao. Vả

lại, mẹt hang cịn đầy lù lù, mà trong túi Thị số tiền chưa đong nổi bơ gạo.
Đó là một cái cớ rất mạnh để thị phải quyết…” (27;470)
c) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các thành phần nêu đặc trưng ở
những câu có quan hệ nghĩa với nhau.
Quan hệ nghĩa giữa các câu trong một văn bản phải phù hợp với nhau tạo
thành một mạch lạc.
Ví dụ: “Tơi cịn phải kể chuyện bốn người nữa…Con đàn bà thứ sáu, một đêm
bất kì ở trại ra, về nhà khơng thấy đâu, tức thì tôi bỏ. Con thứ bảy bị tôi bắt được đi
chơi với người nhân tình An-nam. Con thứ tám bỏ tơi vì khơng bắt được tơi trả nhiều
tiền….Cịn con thứ chín. Nó nhà q mà tính khơn làm sao…” (27;233)
d) Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lý giữa các câu
Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lý giữa các câu được thể hiện qua:
trình tự theo quan hệ nguyên nhân, trình tự theo quan hệ thời gian, trình tự
theo quan hệ không gian.
+ Mạch lạc biểu hiện theo quan hệ thời gian.
Ví dụ: “Giữa lúc này, có hai vợ chồng chú khách bán lê, táo ở phố Hàng
Buồm, sau vụ tết Nguyên Đán rất phát tài – có lẽ thấy trong hòm nhiều bạc
quá mà phát ngốt – cũng ngứa ngáy tìm cách chơi xuân..” (27;124)
+ Mạch lạc theo quan hệ ngun nhân.
Ví dụ: “Đã tức vì thua tơi lại cịn tức thêm vì chúng nó đãi tơi một cách
quá đáng nữa.” (27;167).
1.1.2.2. Mạch lạc diễn ngôn
Trong diễn ngôn, mạch lạc biểu hiện ở khả năng dung hợp nhau giữa các
hành động nói. Hành động nói là hành động được thực hiện trong khi nói như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18


hành động hỏi, ra lệnh, hứa hẹn, chào, cảm ơn, xin lỗi… Có những hành động
nói thường phải đi đơi với nhau và cũng có những hành động nói khơng thể
ăn nhập với nhau. Khi các hành động nói đi đơi với nhau thì bản thân chúng
cũng tạo ra được mạch lạc cho những lời trao đổi hoặc những chuỗi câu nối tiếp
nhau. Chẳng hạn hành động hỏi thường kéo theo hành động trả lời, hành động
mời thường kéo theo hoặc là hành động chấp nhận lời mời hoặc là hành động từ
chối lời mời, Hành động chào được tiếp theo bằng hành động chào đáp lễ…
Trong câu nói, diễn đạt các hành động nói nối tiếp nhau một cách chấp
nhận được có thể chứa những từ ngữ cho thấy chúng liên kết với nhau mà
cũng có thể khơng chứa những từ liên kết chúng, nhưng chúng vẫn có thể đi
được với nhau. Khả năng cùng đi với nhau của hành động nói như vậy được
gọi là khả năng dung hợp nhau giữa các hành động nói.
Ví dụ: A: Chị cịn giận em nữa khơng?
B: Ai lắm hơi sức mà giận cơ chứ?
Ở ví dụ trên, B khơng hồi đáp trực tiếp với A nhưng câu nói của B đã
bao hàm sự hết giận mà A đang hoài nghi.
1.1.2.3. Mạch lạc trong quan hệ giữa văn bản với ngữ cảnh, tình huống
Quan hệ ngoại chiếu là quan hệ giữa các từ ngữ trong văn bản với sự vật,
sự việc, hiện tượng bên ngoài văn bản, tức quy chiếu vào cái tình huống mà từ
đó văn bản được tạo ra. Tình huống trong cách hiểu như thế được gọi là ngữ
cảnh tình huống. Sự quy chiếu vào ngữ cảnh tình huống giúp cho từ ngữ trong
văn bản trở nên xác định rõ.
Ví dụ: “Con mịng được nước, cứ việc vơ giấy bạc bứa bừa.Hốt nhiên,
đến ván ấy, một ông kêu thiếu bài. Hai ông kia hưởng ứng ngay: xin khám.
Phải rồi, thiếu bài là khám, lẽ ấy rất cố nhiên.” (27;149)
Đọc ví dụ trên, nếu khơng đặt trong văn bản phóng sự Cạm Bẫy người thì
người đọc khơng biết đó là cuộc bạc ở đâu và những người trong cuộc là ai, tại
sao lại phải khám bài. Dựa theo quy chiếu, hai người ở đây chính là Xuân –
Tham Ngọc đang cùng đồng bọn săn “con mịng khơng qnh”. Đến khi cuộc

săn đó sắp thất bại, Tham Ngọc đã phải giở trị “thiếu bài” để lột ví đối phương.
Qua đó thấy được sự gian trá, đểu cáng của Tham Ngọc và đồng bọn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




19

1.1.3. Khái niệm sự kiện
Để khảo sát tính mạch lạc theo quan hệ thời gian và quan hệ nguyên
nhân không thể không bàn đến “sự kiện”, khi khảo sát các mỗi quan hệ trong
văn bản phải khảo sát quan hệ sự kiện. Vì thế, mạch lạc theo quan hệ thời
gian trong văn bản cũng chính là quan hệ thời gian giữa các sự kiện, mạch lạc
theo quan hệ nguyên nhân cũng chính là quan hệ nguyên nhân giữa các sự
kiện. Theo mỗi liên hệ sự kiện, tác giả có thể dẫn dắt người đọc về quá khứ,
hiện tại hoặc tương lai……Chính vì thế việc khảo sát các sự kiện trong văn
bản là không thể thiếu.
Sự kiện theo lý luận văn học là những mối liên hệ của thế giới cho thấy
các phương tiện khác nhau của nó. Theo mỗi liên hệ của sự kiện, tác giả có
thể dẫn dắt người đọc về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. [20,375]
Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn thì lại cho rằng: Sự kiện với tư cách là
một loại thành tố nội dung của văn bản tự sự, được hiểu là: Một hoặc một tổ
hợp hành động vật lý/tâm lý, nói năng của một hoặc một số nhân vật đánh dấu
sự biến đổi ít nhiều trạng thái hiện thực trong thế giới diễn ngơn, góp phần tạo
nên khung sườn của tồn bộ câu chuyện, có giá trị trong việc xác định ý nghĩa
của văn bản. [42]
Như vậy, chúng ta thấy ở đây xuất hiện hai sự kiện đó là: Sự kiện hành
động và sự kiện tâm lý. Sự kiện hành động bao gồm sự kiện hoạt động ngôn
ngữ và sự kiện vật lý: ăn uống, chạy, nhảy, nói năng…..sự kiện tâm lý là các

hoạt động nội tâm như suy nghĩ, cảm nhận, lo lắng, day dứt…..trong đại đa số
văn bản văn học, hai loại sự kiện này cũng được trình bày kết hợp với nhau
rất chặt chẽ. Khơng thể có một văn bản phóng sự nào hồn tồn là các sự kiện
hành động hoặc hoàn toàn là các sự kiện tâm lý, nhưng tùy vào phong cách
tác giả tùy vào mục đích là phương thức triển khai chủ đề mà tác giả sử dụng
loại sự kiện này hay sự kiện kia nhiều hơn.
1.2. Vũ Trọng Phụng và phóng sự Vũ Trọng Phụng
1.2.1. Vài nét về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi
Việt Nam hiện đại nói chung và dịng văn học hiện thực phê phán nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




20

Là một nhà văn nghèo sinh ra và lớn lên giữa Hà thành “thời loạn”, ông
chứng kiến đầy rẫy những bất công, đểu cáng, “khốn nạn”… của xã hội
đương thời. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi (1912 - 1939) nhưng di sản tinh thần
mà ông để lại khá đồ sộ: hơn 50 tác phẩm (28 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 8
phóng sự, 6 kịch bản, 1 dịch thuật), trong đó có một số được xem là kiệt tác
như Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936).
Ngồi ra, cịn có một số bài viết tranh luận, phê bình văn học và hàng trăm bài
báo về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa... Với những phóng sự, tiểu
thuyết nói trên, tên tuổi của Vũ Trọng Phụng đã trở nên quen biết với người
đọc. Ông xác lập chỗ đứng chắc chắn trong làng văn, chiếm được tình cảm
của đơng đảo bạn đọc.
Đi sâu vào các sáng tác của Vũ Trọng Phụng chúng ta thấy chất hiện
thực xã hội dưới ngòi bút Vũ Trọng Phụng hiện lên sống động và sâu sắc. Chỉ

có thể lý giải rằng hoàn cảnh xã hội quá mức thối nát, con người tận cùng tha
hóa, qua ngịi bút của ơng, bằng tài hoa và tâm trạng chính tác giả, đã đưa văn
Vũ Trọng Phụng đến đỉnh cao. Khơng có tố chất đó thì dù có sẵn đề tài, chất
liệu và tiền bạc nữa, cũng khơng thể có một nhà văn chân chính, xuất sắc như
Vũ Trọng Phụng... Vũ Trọng Phụng viết về sự tha hố của con người. Tác
phẩm của ơng, phát xuất từ xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, những
năm 30-40, với tất cả những tệ nạn của thời đó, nhưng Vũ Trọng Phụng
khơng quy kết trách nhiệm cho tập đồn lãnh đạo là chính phủ bảo hộ, hoặc
nhà vua An Nam, mà ông đào sâu hơn, điều tra mỗi hành động của cá nhân
con người, để xác định trách nhiệm mỗi cá nhân trước bổn phận và đạo đức
sống của chính mình. Chính vì điểm ấy mà Vũ Trọng Phụng khác những nhà
văn cùng thời. Tác phẩm của ông không bị giới hạn trong luận đề chôn xã hội
cũ, như phần lớn các thành viên Tự Lực văn đồn, ơng cũng khơng tố cáo
những bất cơng của xã hội thực dân như các ngòi bút hiện thực phê phán. Vũ
Trọng Phụng là nhà văn tả chân đúng nghĩa nhất của hai chữ tả chân : nghĩa là
ông chỉ truy lùng sự thực, ơng chỉ đi tìm sự thực về con người mà thơi. Vì
vậy, tác phẩm của Vũ đạt tới sự phổ quát : những nhân vật của Vũ có thể tìm
thấy trong bất cứ xã hội nào mà tham nhũng và tiền bạc làm chủ, xưa cũng
như nay, Đơng cũng như Tây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




21

1.2.2. Khái niệm Phóng sự
Các nhà nghiên cứu có rất nhiều cách định nghĩa về phóng sự. Chúng tơi
dẫn một số định nghĩa như sau:
Theo Nguyễn Đăng Mạnh: “Phóng sự là một thể văn tư liệu. Nó thường

sử dụng biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi
chép tại chỗ… nhằm cung cấp những thông tin chính xác và nóng hổi tính
thời sự xung quanh những vụ việc có ý nghĩa nào đó đang được cơng chúng
tìm hiểu và mong muốn giải quyết. [24;63]
Tác giả Đức Dũng: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo
chí có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển
hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dưới dạng một bức tranh toàn
cảnh, vừa khái quát, vừa chi tiết, vừa sống động với vai trò quan trọng của
nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học.”
[(theo Nguyễn Mậu Tú) 35;83]
Phóng sự nghệ thuật khác phóng sự thơng tấn báo chí. Theo Hà Minh
Đức: “Phóng sự văn học ngoài việc cung cấp con số thống kê, những tư
liệu, còn miêu tả những bức tranh cụ thể về đời sống, trình bày vấn đề xã
hội một cách toàn diện trong sự vận động cụ thể của nó.” [(theo Nguyễn
Mậu Tú) 35;83]
Là một thể loại đặc biệt, kết hợp với bút pháp báo chí và văn học, phóng
sự nghệ thuật có những đặc trưng nổi bật:
- Tính thời sự bức xúc.
- Tính chân thực.
- Tính hấp dẫn.
- Phương thức phản ánh cuộc sống bằng hình tượng thơng qua hư cấu
nghệ thuật
- Sự xuất hiện của cái Tôi trần thuật giàu tình cảm và lý trí.
Như vậy, phóng sự là một thể loại báo chí đặc biệt trong các thể loại báo
chí. Là một thể loại chính luận nghệ thuật, phóng sự mang đến cho người đọc
từ cảm xúc bất ngờ này, đến những kinh ngạc khác. Nó mạnh dạn mở ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×