Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

vận dụng lý thuyết hệ thống để dạy kể CHUYỆN THEO văn bản CHO HS lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.91 KB, 25 trang )

ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
ĐỂ TỔ CHỨC DẠY KỂ CHUYỆN THEO VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực
hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Nắm ngôn ngữ, lời nói là
điều kiện tiên quyết, thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân
cách. Môn Tiếng Việt vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất
cả các môn học khác. Trẻ em muốn có được kĩ năng học tập, trước hết cần nắm
vững tiếng mẹ đẻ của mình với những kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Đó là chìa
khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển để các em tham gia vào cuộc
sống xã hội hiện đại, vào sự phát triển. Vì vậy, môn học Tiếng Việt – tiếng mẹ
đẻ là môn học trung tâm ở trường tiểu học.
1. Môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay đang được quan tâm và có những định
hướng đổi mới về phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
là chuyển hoá những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật và của khoa học
giáo dục vào thực tiễn dạy học. Đổi mới PPDH phải đổi mới đồng bộ: nội dung,
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức,…
Yêu cầu đổi mới về dạy học môn Tiếng Việt trước hết là dạy học Tiếng Việt
thông qua hoạt động giao tiếp. Giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy
học Tiếng Việt. Mục đích dạy học Tiếng Việt là nhằm rèn luyện bốn kĩ năng cơ
bản cho học sinh: nghe – nói – đọc – viết để nâng cao năng lực ngôn ngữ cho
các em.Thực hiện định hướng này, cần coi trọng hình thức học cá nhân, học theo
nhóm ngay trong giờ học Tiếng Việt nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh. Nội dung dạy học phải phù hợp với thực tiễn giao tiếp sinh động hằng
ngày. Cần coi trọng những phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tiếng Việt,
kích thích những ứng xử bằng ngôn ngữ mang tính sáng tạo của trẻ em bằng
cách dạy học thông qua các bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những
tình huống giao tiếp tự nhiên, phát huy ưu thế của các phương pháp dạy học


truyền thống.
Định hướng đổi mới thứ hai là dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh: dạy học vì người học, từ người học và hướng vào người học.
Qúa trình dạy học theo cơ chế mới – cơ chế dạy học tối ưu là ở đó người học là
học sinh được phát huy đầy đủ tính tích cực của mình. Học sinh hoạt động tích
cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Để tích cực hoá hoạt đéng học tập của HS, GV
cần hướng dẫn các hình thức hoạt động: làm việc độc lập (với bảng con, phiếu
bài tập, vở bài tập…); trả lời câu hỏi, thuyết trình hoặc làm mẫu trước lớp; làm
việc theo nhóm (đóng vai, trao đổi, thuyết trình…).
Định hướng thứ ba là tích cực dạy học theo quan điểm tích hợp. Tích hợp là
một quan điểm dạy học hiện đại nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa lượng kiến
thức ngày càng tăng với lượng thời gian không thay đổi. Tích hợp trong dạy học
Tiếng Việt là tích hợp các phân môn trong môn Tiếng Việt, tích hợp môn Tiếng
Việt với các môn khác và với thực tiễn cuộc sống. Tích hợp được thể hiện theo
chiều ngang: tích hợp các tri thức tiếng Việt với các mảng tri thức về tự nhiên,
xã hội và con người theo nguyên tắc đồng quy. Điều này thể hiện ở các phân
môn tập hợp xung quanh trục chủ điểm, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn
luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Tích hợp theo chiều dọc: tích hợp ở một
đơn vị kiến thức và kÜ năng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó
theo nguyên tắc đồng tâm. ĐiÒu này thể hiện trong lĩnh vực kĩ năng, kiến thức
và việc phân bố các chủ điểm.
2. Kể chuyện là một phân môn của chương trình môn Tiếng Việt tiểu học.
Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình
thành và phát triển kĩ năng nghe – nói, một kĩ năng quan trọng hàng đầu trong
giao tiếp xã hội, ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Có kĩ năng nghe –
nói, đặc biệt là kĩ năng nói, con người sẽ làm chủ được phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của loài người – phương tiện ngôn ngữ. Nhờ biết nghe – nói,
bên cạnh biết đọc – viết, con người có thể tiếp thu được tinh hoa của nhân loại.
Biết nghe – nói con người có thể tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối
quan hệ xã hội, tự nhiên và phát triển tư duy.

Kể chuyện là một phân môn của Tiếng Việt có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói và
nghe. Kể chuyện là một dạng của lời nói, đòi hỏi phải có nội dung nói là một
câu chuyện, hình thức nói là một dạng nói có nghệ thuật, sử dụng ngữ điệu kết
hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho lời nói thêm hấp dẫn cuốn hút ng-
ời nghe. Như vậy ngoài mục đích giao tiếp, việc kể chuyện góp phần tích luỹ
vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em. Gìê Kể chuyện góp phần rèn luyện
và phát triển kĩ năng nói và kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp
phần khêu gợi tư duy hình tượng của trẻ.
Thực tiễn khảo sát việc dạy và học phân môn Kể chuyện thuộc môn Tiếng
Việt hiện nay trên cả hai đối tượng giáo viên và học sinh cũng có những vấn đề
cần quan tâm. Thực tế một số trẻ còn nhút nhát, e dè khi đứng trước lớp. Một số
khác còn nói ngọng theo lứa tuổi hoặc khả năng diễn đạt còn yếu về dùng từ,
diễn đạt; đặc biệt việc xâu chuỗi các sự việc trong truyện và nhớ các chi tiết
truyện còn khó khăn với các em. Ở những yêu cầu như đặt tên lại cho truyện,
viết lại đoạn kết truyện hoặc viết tiếp truyện đối với các em lớp hai là một yêu
cầu cao, các em rất lúng túng. Bản thân giáo viên cũng còn hạn chế khi tìm cách
gợi ý cho học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của Kể chuyện trong chương trình môn
Tiếng Việt và xuất phát từ những khó khăn đang đặt ra cho thực tiễn dạy Kể
chuyện trong trường tiểu học, tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề
vận dụng lí thuyết hệ thống để tổ chức dạy kể chuyện theo văn bản cho học
sinh lớp hai để góp phần dạy học tiếng mẹ đẻ được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu
của nhà trường và xã hội, đảm bảo mục tiêu dạy học.
II. Mục đích của đề tài.
Đề tài đặt ra mục đích nghiên cứu thực trạng dạy học Kể chuyện, các cơ sở lí
luận để dạy Kể chuyện, từ đó xác lập một quy trình dạy học bằng một tổ hợp
câu hỏi và bài tập nhằm giúp học sinh lớp hai biết kể chuyện có đầu có cuối
bằng lời của mình một cách sáng tạo trên cơ sở câu chuyện đã có trong văn bản.
Hơn nữa, giúp các em có hiểu biết ban đầu về đặc trưng của một văn bản tự sự.
Đề tài sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện quá trình dạy Kể chuyện ở tiểu học, nâng

cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt nói chung.
III. Nhiệm vụ của đề tài.
1. Xác định cơ sở lí luận dạy Kể chuyện bằng cách phân tích một số luận điểm
khoa học có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Cơ sở lí luận này là tiền đề
cho việc đề xuất nhóm câu hỏi và bài tập trong phương pháp dạy Kể chuyện
Phân tích thực trạng dạy học Kể chuyện bao gồm nội dung sau: phân tích tài
liệu dạy Kể chuyện lớp hai, nghiên cứu phân tích quá trình dạy học Kể chuyện ở
lớp hai trường tiểu học.
2. Đề xuất phương pháp dạy Kể chuyện được cụ thể hoá bằng việc xây dựng tổ
hợp câu hỏi và bài tập dạy Kể chuyện.
3. Tiến hành dạy học thực nghiệm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của
phương pháp dạy Kể chuyện theo tổ hợp câu hỏi và bài tập mà đề tài đã đề xuất.
(GV soạn giáo án dạy thực nghiệm, phân tích giáo án, tổ chức dạy thực nghiệm
để nghiên cứu, xem xét vấn đề)
IV.Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài, tôi có sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Được sử dụng để phân tích, tổng hợp khái quát các quan điểm, luận điểm
khoa học trong các tài liệu thuộc ngành khoa học có liên quan để xác lập cơ
sở khoa học cho việc dạy Kể chuyện.
2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn.
2.1. Phân tích chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên.
Sử dụng các phiếu điều tra, sử dụng các biên bản dạy học, dự giờ, phỏng vấn
giáo viên và học sinh …để đo nghiệm, thăm dò, kiểm chứng.
2.2. Khoả sát thực trạng dạy và học.
2.3. Thống kê, phân loại và đánh giá số liệu:
Được sử dụng để xem xét đối chiếu thực nghiệm dạy học.
3. Nhóm nghiên cứu bổ trợ:
- Thống kê toán học
4. Phương pháp dạy học thực nghiệm:

Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả và tính khả thi
của những đề xuất đưa ra trong đề tài.
V. Lịch sử vÊn ®Ò nghiên cứu.
Dạy Kể chuyện trong nhà trường là một bộ phận quan trọng của dạy
TiếngViệt nhằm cung cấp vốn từ cho học sinh, cách diễn đạt cho học sinh, giúp
các em sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ, tăng cường khả năng cảm thụ văn học cho các
em.
Từ lâu các nhà nghiên cứu giảng dạy Tiếng Việt đã quan tâm tới phương
pháp dạy Kể chuyện, đã có nhiều cuốn sách viết về vấn đề này. Cụ thể là những
giáo trình phương pháp giảng dạy Tiếng Việt của Lê Phương Nga, Nguyễn Trí,
và của Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga. Các tác giả giáo
trỡnh ó a ra quy trỡnh chung dy tit K chuyn theo vn bn, da trờn cỏc
c s khoa hc v trit hc, giỏo dc hc, tõm lớ hc, tõm ng hc,
Trn Mnh Hng vi cun K chuyn theo tranh lp 2, ó chỳ ý ti hỡnh
thc k truyn theo tranh trong chng trỡnh lp 2. tng cõu chuyn trong sỏch
giỏo khoa, da vo cỏc tỡnh tit chớnh trong truyn, sỏch son cỏc cõu hi gi ý,
hng dn hc sinh nh li ni dung truyn, kt hp quan sỏt tranh minh ho, t ú
cú th tp k li cõu chuyn.
Trn Mnh Hi vi cunBi tp trc nghim k truyn theo tranh lp 2,
nhm giỳp cỏc em cng c li kin thc sau khi ó hc gi tp c v k chuyn
trờn lp. Qua tng cõu chuyn ó c nghe hc trờn lp, da vo cỏc tỡnh tit
chớnh trong cõu chuyn, cỏc cõu hi trc nghim s nh hng cho cỏc em nh li
nhng nột chớnh v ni dung cng nh thy kt qu v ý ngha cõu chuyn, t ú
cỏc em t rỳt ra nhng bi hc b ớch.
Cun Trũ chi hc tp Ting Vit 2 do Trn Mnh Hng biờn son phn trũ
chi K chuyn cú a ra mt s trũ chi khi dy phõn mụn K chuyn, nhm a
dng hoỏ hỡnh thc t chc hot ng hc tp trong gi K chuyn.
Mi cun sỏch u hng ti rốn k nng k chuyn cho Hc sinh lp 2
thụng qua vn bn k chuyn trong sỏch giỏo khoa Ting Vit 2. Song nhỡn li, vn
Vn dng lớ thuyt h thng t chc dy K chuyn theo vn bn cho hc

sinh lp 2 vn cha c gii quyt tho đỏng, cha cú ti liu no a ra c
quy trỡnh dy K chuyn theo lớ thuyt v h thng, trong ú cú s dng t hp cõu
hi v bi tp hng dn giỏo viờn trong quỏ trỡnh lờn lp. Vỡ vy, chỳng tụi t
cho mỡnh nhim v i vo nghiờn cu ti Vận dng lớ thuyt h thng t
chc dy K chuyn theo vn bn cho hc sinh lp 2. Chỳng tụi hi vng s gúp
phn nghiờn cu nh bộ ca mỡnh trong dy hc phõn mụn K chuyn núi riờng v
mụn Ting Vit núi chung.
PHN NI DUNG
CHNG I. NHNG C S KHOA HC CA TI vận dụng lí thuyết hệ
thống để tổ chức dạy kể chuyện theo văn bản cho học sinh lớp 2.
I. C s lớ lun ca vic dy K chuyn theo vn bn.
Trong ti ny, tụi ch cp ti cỏc c s lớ thuyt liờn quan trc tip n
vic dy K chuyn theo vn bn ca giờ K chuyn lp 2. ú l c s ngụn ng
v vn hc ca vic dy K chuyn, c s tõm lớ hc v lớ lun dy hc liờn quan
n dy K chuyn theo vn bn tiu hc.
1. C s ngụn ng hc ca vic dy K chuyn:
1.1. Vn dng lớ thuyt h thng ca tớn hiu ngụn ng t chc dy K
chuyn.
1.1. 1.n v ch yu ca ngụn ng.
Ngụn ng l mt h thng bi vỡ nú bao gm cỏc yu t v gia cỏc yu t cú
quan h vi nhau. Cỏc yu t trong h thng ngụn ng chớnh l cỏc n v ca ngụn
ng. n v trung tõm ca ngụn ng l t. T mang bn cht tớn hiu nờn nú cú cỏi
biu t chớnh l hỡnh thc õm thanh, cỏi c biu t l ni dung ý ngha m v
âm thanh chứa đựng. Hai mặt này quan hệ mật thiết với nhau. Khi dạy Kể chuyện
ta phải cho học sinh nắm được một số từ quan trọng nói lên đại ý hoặc ý nghĩa của
truyện. Nói cách khác, học sinh phải nắm được những từ ngữ chìa khoá của văn bản
kể chuyện.
Đơn vị lớn hơn từ là câu và trên câu là đoạn, đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ là
văn bản. Các từ được liên kết với nhau theo những quy tắc nhất định của Tiếng Việt
để tạo thành câu. Các câu lại được liên kết với nhau theo mô hình nhất định tạo

thành đoạn văn. Mỗi đoạn lại thể hiện về một ý tương đối trọn vẹn. Các đoạn kết
hợp với nhau tuỳ theo chức năng đoạn: đoạn mở đầu, các đoạn khai triển, đoạn kết
thúc để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh. Như vậy khi dạy Kể chuyện, ta phải cho
học sinh nắm được câu chuyện có mấy đoạn, mỗi đoạn nói về một nội dung hoặc sự
kiện gì, thứ tự các đoạn thế nào. Sau khi nắm được nội dung truyện, nghĩa là nắm
được cái biểu đạt, ta còn phải giúp học sinh nắm được ý nghĩa của truyện, nghĩa là
nắm cái được biểu đạt.
1.1.2. Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ.
Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt
cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi. Đó là quan hệ tuyến tính, hay còn gọi
là quan hệ ngang.
Quan hệ ngang được thể hiện trong lời nói như quan hệ thực tại giữa các đại
diện của các loại đơn vị. Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể
thay thế bằng cả một loạt các yếu tố đồng loại. Những yếu tố đồng loại có thể thay
thế nhau trong cùng một vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối
với nhau, hay còn gọi là quan hệ dọc.
Như vậy, khi dạy Kể chuyện ta cần hướng dẫn học sinh kể theo trật tự tuyến
tính, cái gì diễn ra trước kể trước, cái gì diễn ra sau kể sau. Đó là trật tự thông
thường. Khi kể có thể đóng vai để kể câu chuyện cho sinh động. Mỗi nhân vật của
truyện được đóng vai kể xưng “tôi” sẽ tạo ra những bản kể sáng tạo cho các em,
buộc các em đặt mình vào vai nhân vật để kể.
1.2. Vận dụng lí thuyết văn bản vào việc dạy Kể chuyện.
Văn bản là một hệ thống, trong đó các phần tử là câu được xét theo một thể
thống nhất thực hiện “ý đồ chung”. Yêu cầu cuối cùng của người đọc khi tiếp cận
có ý thức với văn bản là nắm được nội dung - “ý đồ chung”. Qúa trình sản sinh văn
bản cần có những kiến thức về từ, câu, đoạn. Qúa trình tiếp nhận văn bản cũng bắt
đầu từ việc hiểu từ, câu, đoạn trong một mối quan hệ. Văn bản có tính liên kết. Liên
kết là đặc trưng của văn bản, được bộc lộ trên các phương diện: liên kết hình thức
và liên kết nội dung. Liên kết nội dung lại được thông qua hai bình diện: liên kết
chủ đề và liên kết lôgic. Trong đó liên kết chủ đề là quan trọng nhất bởi thông qua

nó mà các thành tố nội dung gắn bó với nhau chặt chẽ và thống nhất phục vụ cho ý
đồ tổng quát, ý bao trùm, nội dung trung tâm của văn bản. Liên kết lôgic là mối
quan hệ giữa các ý. Đó chính là hình thức tổ chức cơ cấu bên trong của các thành tố
nội dung theo những mối quan hệ trật tự hợp lôgic trong khuôn khổ chủ đề và được
sắp xếp theo quy luật của lô gíc và tư duy. Văn bản ngoài sự phản ánh chân thực
cuộc sống còn là cách cảm, lối sống trong nhận thức của chủ thể. Tiếp nhận văn bản
là một sự cộng hưởng của quá trình phản ánh hiện thực phong phú. Tất cả những
vấn đề trên là nội dung của văn bản. Tiếp cận văn bản không chỉ “đọc” được văn
bản mà còn phải “hiểu” văn bản. Muốn kể lại văn bản trước hết phải “đọc – hiểu”
văn bản, sau đó dùng lời (cách dùng từ, đặt câu,…) của mình để kể lại cho người
khác nghe. Kể chuyện chính là một dạng đặc biệt của sản sinh văn bản. Đó là sản
sinh văn bản nói theo một văn bản viết có sẵn. Điều này đồng nghĩa với việc vừa
tiếp nhận văn bản, vừa sáng tạo văn bản. Nó đòi hỏi người kể phải thể hiện cùng lúc
nhiều năng lực tâm lí về cảm thụ và thể hiện trong giao tiếp.
Tóm lại, dạy học Kể chuyện làm sao để thông qua những giờ học đó mà củng
cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô
gic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung câu chuyện.
2. Cơ sở văn học của việc dạy Kể chuyện.
Mỗi văn bản để kể chuyện là một văn bản tự sự. Tự sự là phương thức trình
bày diễn biến sự việc theo một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đÕn sự việc kia,
cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Văn bản tự sự thường có cốt truyện. Cốt truyện thực ra là diễn biến sự
việc.Có truyện chỉ có một sự việc. Cũng có truyện gồm nhiều sự việc tiếp diễn có
quan hệ với nhau.Trong những sự việc đó, có sự việc mở đầu, các sự việc khai
triển, sự việc kết thúc.
Văn bản tự sự bao giờ cũng có nhân vật. Nhân vật có thể là người, có thể là
vật. Nhân vật thực hiện các hành động làm nên các sự việc.
Mỗi văn bản tự sự bao giờ cũng nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đấy về mặt
xã hội.
Như vậy, khi dạy Kể chuyện ta cần phải cho học sinh nắm được câu chuyện

với các sự việc diễn biến của nó có quan hệ với nhau như thế nào. Nhân vật nào là
chính, nhân vật nào là phụ. Ý nghĩa xã hội của truyện nghiêng về phía nhân vật nào
để nói lên cái gì. Thông qua câu chuyện kể mà ta bồi dưỡng cho các em những tình
cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong
hoạt động học tập.
3. Cơ sở tâm lí học và lí luận dạy học của việc dạy Kể chuyện ở lớp 2.
Theo lí thuyết ngôn ngữ học, các đơn vị ngôn ngữ tồn tại không chỉ ở dạng
thức từ điển, quy tắc kết hợp,…mà nó được thể hiện trong hoạt động hành chức,
nghĩa là trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Ở đó, ngôn ngữ biểu thị những quan
điểm, tình cảm đánh giá và thực tế khách quan. Mỗi đơn vị ngôn ngữ được tiếp
nhận đều gắn với hoạt động giao tiếp (với các nhân tố giao tiếp, hoàn cảnh cụ thể).
Với trẻ em, người ta thấy việc nắm nghĩa từ gắn liền với hoạt động và tình huống
cụ thể. Mỗi nét nghĩa được tiếp nhận thông qua những hoạt động khác nhau, được
tiếp nhận dần dần, từ cụ thể gắn với hiện thực khách quan sau đó đến trừu
tượng.Các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn cũng vậy. Các nhà nghiên cứu tâm lí cũng
khẳng định nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ gồm hai thành tố: thành tố biểu cảm
hình tượng và thành tố lôgic. Đối với trẻ em, thành tố biểu cảm hình tượng đứng
đằng sau từ, câu, đoạn và chiếm ưu thế. Dần dần, cả hai thành tố đó gắn liền với các
tình huống. Bởi vậy, việc dạy kể chuyện theo lí thuyết hệ thống là hợp lí với lứa
tuổi các em và cần thiết cho sự phát triển tư duy.
Tâm lí cũng chỉ rõ trẻ em lớp 2 đang bước vào thời kì bắt đầu có nhận thức
khái quát, tổng hợp. Hành vi và đời sống của các em đã có biến đổi ảnh hưởng
nhiều của thế giới bên ngoài, các em dễ xúc động và xúc động cao, hoạt động sáng
tạo của các em: ý thích là văn học. Hơn nữa, ngay từ lúc nhỏ, các em được tiếp xúc
với cái đẹp trong đời sống. Các em ít nhiều đã quen với cái đẹp trong tác phẩm văn
học qua lời kể của bà, của mẹ, của anh chị. Tính thẩm mĩ đã được hình thành từ đó
và trở thành nhu cầu của các em. Hoạt động của học sinh lớp 2 đã gắn liền với nhà
trường và xã hội. Những hoạt động này tạo nên sự phát triển lòng yêu thiên nhiên,
yêu quê hương, yêu cỏ cây hoa lá, yêu đất nước và những người tốt, yêu thích sự
khám phá và thể hiện niềm cảm xúc này. Từ đây, đã nảy sinh ý nguyện tô điểm cho

cuộc sống của mình thêm đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thấu hiểu vẻ đẹp
của các đợn vị từ ngữ, đặc biệt là từ trong các truyện đã diễn đạt những giá trị tinh
thần cao đẹp mà các em yêu quý. Tuy nhiên đây cũng là lứa tuổi mà vốn sống, kinh
nghiệm còn hạn chế. Nhiều khi cảm thụ của các em còn mang tính trực tiếp, ngây
thơ, không đồng nhất với cảm xúc của tác giả và không hiểu được ý nghĩa sâu xa
mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Trong khi đó việc cảm nhận, phân tích giá trị
của truyện đòi hỏi có sự tưởng tượng, so sánh, liên tưởng. Đây là một khó khăn khi
dạy trẻ nhỏ. Vì vậy, việc nhận biết nghĩa từ, câu đoạn…cần có sự dẫn dắt của giáo
viên hướng cho các em tới đích mong muốn.
Quy luật thống nhất giữa học và hành cũng chỉ rõ muốn học một khái niệm,
một kĩ năng thì nhất thiết phải tổ chức một quá trình hành động thích hợp. Việc dạy
Kể chuyện ở lớp 2 cũng cần phải có một phương pháp hợp lí để học sinh rèn luyện
kĩ năng nói và kĩ năng nghe. Kĩ năng nói với hình thức độc thoại: kể lại câu chuyện
đã học hay đã được nghe theo những mức độ khác nhau. Kĩ năng nói với hình thức
đối thoại: tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau, bước đầu biết sử dụng
các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ). Kĩ năng nghe: theo dõi
được câu chuyện bạn kể để kể tiếp hoặc nêu ý kiến bổ sung, nhận xét.
Quy luật thống nhất giữa dạy và học cho thấy mọi hoạt động của thầy trên
lớp nhằm hướng tới sự phát triển của trò. Cụ thể là thầy thiết kế bài dạy, phần dạy
cho học sinh thực hiện các thao tác đi theo hướng học sinh tự thực hiện các thao tác
dưới sự hướng dẫn của thầy để tự kể được câu chuyện. Cần phải chia các thao tác
từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Giáo viên đưa ra các câu hỏi và bài tập để
học sinh tự xác định nội dung, chủ động kể chuyện. Đồng thời giáo viên cần giúp
học sinh tự xác định được việc sử dụng các yếu tố phụ trợ khi kể chuyện như thế
nào.
II. Cơ sở thực tiễn của việc dạy Kể chuyện.
1. Chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên.
Nội dung chương trình, SGK phân môn Kể chuyện có nhiều điểm mới so với
SGK Tiếng Việt CCGD. Sách Tiếng Việt CCGD các truyện kể được tập hợp trong
quyển sách riêng có nhan đề là Truyện đọc 2. Các văn bản không cần sắp xếp theo

chủ điểm tương ứng của sách Tiếng Việt 2.Các văn bản truyện hấu hết đều dài, các
em khó nhớ hết chi tiết truyện. Sách Truyện đọc 2 còng không có tranh minh hoạ
làm điểm tựa giúp HS nhớ truyện.
Trong chương trình, sách giáo khoa lớp 2 mới, phân môn Kể chuyện được
dạy học trong 31 tiÕt, mỗi tuần một tiết Kể chuyện. Chương trình Kể chuyện được
thực hiện tích hợp với các phân môn khác của Tiếng Viêt, đặc biệt là gắn bó chặt
chẽ với phân môn Tập đọc. Văn bản để kể chuyện chính là văn bản tập đọc. Văn
bản Kể chuyện là văn bản tập đọc 2 tiết mở đầu của mỗi tuần học. Nhờ được đọc và
học kÜ văn bản trong 2 tiết tập đọc, HS kể lại câu chuyện một cách tự tin hơn và có
khả năng làm chủ ngôn ng÷ của mình hơn.
Văn bản dùng để kể là các tác phẩm văn học trong và ngoài nước đã được
biên soạn lại cho phù hợp với chủ điểm và tâm lí, trình độ của HS lớp 2. Văn bản
truyện bao gồm các thể loại: truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện cổ tích mới,
truyện ngắn hiện đại, truyện người tốt việc tốt, truyện lịch sử… Như vậy phân môn
Kể chuyện được dạy học trong suốt năm học với các thể loại khác nhau, bước đầu
cung cấp kiến thức về phương thức tự sự cho trẻ em. Đồng thời các văn bản đó
thuộc các chủ điểm khác nhau, rất phong phú: em là học sinh, bạn bè, trường học,
thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà, câu chuyện bốn mùa,…Kể chuyện
cùng Tập đọc cung cấp cho các em những kiến thức mọi mặt của cuộc sống từ
trong gia đình đến nhà trường, môi trường thiên nhiên và xã hội.
Một điểm mới khác về nội dung phân môn Kể chuyện là sử dụng hệ thống
tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý làm điểm tựa cho trẻ thực hành kể chuyện. Các
tranh minh hoạ được vẽ rất sinh động, bên cạnh tác dụng hỗ trợ trí nhí, trÝ tưởng
tượng của trẻ, còn làm cho các em hứng thú quan sát tranh, nói vể tranh, tăng thêm
sức hấp dẫn cho giờ kể chuyện.
Phân môn Kể chuyện được soạn trong sách giáo khoa với các hình thức rèn
kĩ năng kể chuyện:
1. Kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện theo tranh.
Trong sách có các dạng bài kể chuyện theo tranh như sau:
- Kể theo tranh và câu hỏi gợi ý.

- Kể theo tranh không có câu hỏi gợi ý.
- Sắp xếp lại tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu
chuyện, sau đó kể lại.
Các tranh minh hoạ giúp HS nhớ lại nội dung bài tập đọc đã học, làm chỗ
dựa cho các em kể chuyện. Đôi khi, các tranh này được đảo lộn thứ tự so
với nội dung câu chuyện đã học.
2. Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý cho sẵn (Phần thưởng): Trong tiết Kể
chuyện sau bài tập đọc, SGK có thể cung cấp cho HS dàn ý dưới dạng
những câu hỏi hay những tên đoạn, những câu hỏi gợi ý để làm chỗ
dựa cho HS kể lại câu chuyện đã học.
3. Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện (Những quả đào): Hình
thức này rÌn khả năng khái quát, nén thông tin của các em.
4. Kể một đoạn truyện bằng lời của mình (Bím tãc đuôi sam): Rèn cách
dùng từ đặt câu sáng tạo, rèn cách diễn đạt rõ thêm một vài ý qua sự
tưởng tượng của mình.
5. Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng (Bông hoa niềm vui):
Rèn cách kể sáng tạo ở cả ý (tưởng tượng một chi tiết nhỏ) và lời để
kể.
6. Kể phân vai, diễn lại một đoạn hay cả câu chuyện: HS tiểu học rất
thích đóng kịch, dù đó không phải là những vở kịch có tính xung đột,
có diễn biến phức tạp. Hình thức nµy rèn kĩ năng nói và kể, đồng thời
giúp c¸c em hiểu sâu hơn tính cách, tình c¶m của nhân vật trong câu
chuyện đã học.
Với các hình thức kể chuyện để rèn kĩ năng kể chuyện nói trên, các soạn giả
của chương trình, SGK đã cố gắng đa dạng hoá các hình thức hoạt động trong giờ
Kể chuyện, giúp HS có hứng thú học tập và rèn được một số kĩ năng nghe, nói. Tuy
vậy xét trên thực tế nhà trường, các vùng giáo dục có mức độ phát triển khác nhau,
những yêu cầu trên có phần cao so với những vùng giáo dục phát triển chậm. HS
lớp 2 ở đó chưa thể đọc thông viết thạo nên khó có thể kể chuyện theo một số yêu
cầu như SGK đưa ra. Đặc biệt có một số hình thức kể chuyện được xây dựng trong

SGK như: Thay đổi kết truyện (tuần 12: Sự tích cây vú sữa), tưởng tượng lời của
nhân vật (tuần 13: Bông hoa niềm vui), tưởng tượng ý nghĩ của nhân vật (tuần 15:
Hai anh em), đặt tên lại cho truyện (tuần 20: Ông Mạnh thắng thần gió),… là quá
khó đối với HS lớp 2, nên chuyển sang giai đoạn 2 với lớp 4, 5.
2. Dạy Kể chuyện của giáo viên
Để khảo sát GV trong giờ dạy Kể chuyện, tôi đưa ra phiếu đo nghiệm với các
câu hỏi và yêu cầu sau:
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết việc dạy Kể chuyện với những hình thức rèn kĩ
năng kể chuyện như SGK mới có những ưu điểm, những hạn chế gì? Vì sao?
Câu 2: Khi thực hiện dạy Kể chuyện theo SGK mới, đồng chí gặp những
khó khăn gì? Tại sao? (về bản thân, về học sinh, về tài liệu và các lí do khác)
Câu 3: Hãy tổ chức hướng dẫn HS kể một câu chuyện theo văn bản ở lớp 2
(văn bản Câu chuyện bốn mùa).
Đo nghiệm trên 20 GV lớp 2, tôi nhận định kết quả:
Câu 1: 20/20 GV đều cho rằng. Trước khi thay SGK, giờ Kể chuyện, một số
GV thường đọc truyện cho HS nghe, sau đó yêu cầu các em kể lại tuỳ theo đối
tượng HS mà có những yêu cầu cụ thÓ nhất định. Nay dạy Kể chuyện theo SGK
mới, HS đã nắm được nội dung truyện trong giờ Tập đọc, việc dạy Kể chuyện dễ
dàng thuận lợi hơn rất nhiều.Thầy trò đỡ mất thời gian để nắm lại nội dung, ý nghĩa
truyện mà có điều kiện tập trung vào rèn kĩ năng nghe, nói nhiều hơn: HS được kể,
được nghe kể nhiều. Các hình thức kể trong giờ Kể chuyện đã được xác định nên
rất thuận lợi cho GV khi dạy.
Tuy vậy, GV cũng khó thay đổi các hình thức dạy Kể chuyện theo sự chủ
động, tích cực và sáng tạo của mình. Những giờ dạy trở nên khuôn mẫu, khô cứng.
Câu 2: Các câu trả lời nhận xét về phía GV:
- 50% GV dạy bình thường như hướng dẫn yêu cầu.
- 50% GV cho rằng cách dạy hiện nay có một số chỗ chưa thoả đáng.Họ
thiếu hụt cả tri thøc và phương pháp dạy Kể chuyện, chưa chọn được một cách dạy
Kể chuyện đáp ứng việc rèn hai kĩ năng nghe và nói cùng một lúc trong gìê dạy.
Giáo viên nhận xét về phía học sinh:

- 30% GV cho rằng nhìn chung học sinh tiếp thu được kiến thức, nhiều em có
khả năng cảm thụ và thể hiện độc đáo bài Kể chuyện.
- 70% GV cho rằng chưa huy động hết khả năng làm việc của HS trong giờ
Kể chuyện. Chất lượng kể chuyện chưa cao. Một số em còn rụt rè, ngôn ngữ diễn
đạt còn khó khăn, lúng túng.
Giáo viên nhận xét về tài liệu và các lí do khác: Một số bài nêu ra yêu cầu
quá cao và khó đối với khả năng của HS lớp 2.
Câu 3: Đa số GV hướng dẫn như SGV, không có sự sáng tạo trong việc tổ
chức hướng dẫn HS kể, một số ít có sự tìm tòi sáng tạo về cách thức tổ chức thực
hiện giờ dạy.
3.Học Kể chuyện của học sinh.
Tôi đã tiến hành dự giờ khảo sát: Dự giờ bài “Sáng kiến của bé Hà” tuần 10,
“Bà cháu” tuần 11, “Sự tích cây vú sữa” tuần 12.
Phiếu điều tra HS:
(Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng)
Câu 1. Khi học phân môn Kể chuyện, em thích nhất là hình thức kể chuyện
nào?
A. kể chuyện theo tranh.
B. Kể chuyện đóng vai.
C. Thi kể theo đoạn.
D. Kể chuyện sáng tạo: tưởng tượng lời nói hoặc suy nghĩ
của nhân vât.
Câu 2. Khi học phân môn Kể chuyện em thích làm việc cá nhân hay làm việc
tập thể?
A. Cá nhân.
B. Tập thể.
Câu 3. Trước khi kể chuyện, em có cần nhắc lại một số nội dung cơ bản của
câu chuyện không?
A. Có.
B. Không.

Câu 4. Khi kể chuyện , em có hình dung ra được một cách cụ thể nét mặt,
ánh mắt. động tác tay…của mình khi kể theo từng đoạn nội dung của truyện
không?
A. Không.
B. Có.
C. Rất khó khăn đẻ hình dung.
Cau 5. Em có thường chào hỏi, tự giới thiệu trước khi kể và chào các bạn sau
khi đã kể xong câu chuyện không?
A.Có.
B. Không,
C. Đôi khi.
Câu 6. Em có muốn được hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể khi kể câu chuyện : hướng
dẫn về nội dung, về ngữ điệu, về cách thể hiện điệu bộ,… không?
A. Có
B. Không
Sau khi nghiên cứu kết quả điều tra khoả sát về phía HS khi học Kể chuyện,
chúng tôi nhận thấy:
Học sinh tiểu học nói chung, HS lớp 2 nói riêng rất thích được nghe kể
chuyện và còng thích kể chuyện cho người khác nghe. Các em luôn háo hức chờ
đợi được học tiết kể chuyện. Với các hình thức dạy Kể chuyện như hiện nay, các
em v« cùng thích thú, có điều kiện được nói và nghe nhiều hơn. Nói cách khác, HS
được luyện kể nhiều hơn.
Tuy vậy, ở một số em còn rụt rè, e ngại. GV cần tạo điều kiện để các em đó
được thể hiện trong giờ học, mạnh dạn nói trước tập thể lớp. Một số bài có yêu cầu
cao (Kể chuyện sáng tạo ở các mức độ) khiến các em khó có thể thực hiÖn theo.
Các em mong muốn có được sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết hơn khi Kể chuyện
để có thể kể hấp dẫn hơn .

* Đánh giá thực trạng dạy và học phân môn Kể chuyện ở lớp 2.
- Đánh giá thực trạng dạy của giáo viên.

Thầy giáo có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học. Thầy giáo là
người tổ chức, chỉ đạo quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học nếu thầy giáo
nắm vững các tri thức khoa học và các phương pháp tổ chức tốt thì kết quả dạy học
sẽ cao. Qua khảo sát chúng tôi thÊy giáo viên lớp 2 đã nhận thực được tầm quan
trọng của việc dạy học Kể chuyện và dành thời gian thích đáng cho việc này nhưng
năng lực tổ chức và hướng dẫn của giáo viên còn hạn chế. Trong giờ học đa số GV
chưa chú ý hình thành cho HS thói quen phát hiện từ ngữ khó, đặc biệt là từ ngữ
chìa khoá, có giá trị bộc lộ nội dung văn bản. Hầu hết GV mới chỉ dừng lại ở việc
giảng những từ có trong phần chú thích SGK, Mang tính áp đặt và GV tự giải thích.
Vì vậy giờ học trở nên đơn điệu, học sinh không tự suy nghĩ, làm việc. Câu hỏi về ý
của văn bản còn nông cạn, nên việc cảm thụ nội dung ý nghĩa văn bản còn rời rạc,
đơn giản và mang tính áp đặt.
Nhìn chung GV còn ít suy nghĩ đầu tư cho giờ dạy, ỷ lại vào tài liệu dạy học
là SGV, SGK và sách thiết kế bài dạy. Một số GV lên lớp nói như sách hướng dẫn,
giáo án thì chép lại sách.Chính vì họ không ®ầu tư soạn giảng theo tinh thần tích
cực, không hiểu được sâu sắc bài dạy cũng như không thấy được sự bất hợp lí của
sách ở những điểm cụ thể, bài cụ thể nào đó.Có những GV chỉ chú ý nội dung bài
kể chuyện, không chú ý hướng dẫn cho HS sử dụng các yếu tố phụ trợ hoặc chỉ
nhắc nhở chung chung về lí thuyết sử dụng yếu tố phụ trợ, không có khả năng thể
hiện trực quan.
- Đánh giá thực trạng học của học sinh.
Trong quá trình học tập, HS luôn luôn là chủ thể của hoạt động nhận thức.
Cái đích cuối cùng của người thầy là mong muốn HS chiếm lĩnh được tri thøc, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo trong việc quá trình giảng dạy. Trong thực tế khảo sát, chúng
tôi thấy khả năng phát hiện ra từ và hiểu từ quan trọng trong bài của HS còn yếu.
Khả năng hiếu tầng ý nghĩa của các hình ảnh, sự việc và đoạn truyện còn rất khó
khăn. Hầu như các em mới hiểu được nghiã miêu tả đã là cố gắng nhiÒu, tầng nghĩa
tượng trưng hàm ẩn hầu như các em chưa tiếp cận được, GV chỉ cung cấp cho các
em, giúp các em tin để rồi dần dần sau này sẽ hiểu. Có những em có khả năng vốn
có về việc sử dụng những yếu tố phụ trợ khi kể chuyện, các em này không khó

khăn lắm khi thực hiện yêu cầu biểu cảm bằng nét mặt, cử chỉ. Một số những em
khác không có khả năng đó nên việc thực hiện yêu cầu này rất khó khăn. Các em
nhớ và kể lại được chuyện đã là một cố gắng lớn.
Qua nghiên cứu thực trạng việc dạy học Kể chuyện của GV và HS chúng tôi
thấy cần có sự điều chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế trên. Bởi đó là một trong
những nguyên nhân dẫn đến thực trạng kĩ năng kể chuyện đạt kết quả chưa cao.
Ch¬ng II. Thùc nghiÖm s ph¹m
I. Phân tích giáo án.
1. Giáo án đối chứng (tự soạn, theo sách GV)
2. Giáo án dạy học thực nghiệm
BÀI Kể chuyện tuần 25. Chủ điểm Sông biển.
Tôm Càng và Cá Con (1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Nội dung văn bản Tôm Càng và Cá Con
- Nội dung của từng bức tranh giáo khoa.
- Biết cách thể hiện tình cảm bằng các yếu tố phi ngôn ngữ thích hợp khi kể chuyện
diễn cảm.
2. Kĩ năng: HS được hình thành và rèn luyện các kĩ năng:
- Kể diễn cảm từng đoạn truyện theo các tranh được sắp xếp theo thứ tự.
- Kể phân vai toàn bộ câu chuyện. Biết nói lời thoại theo giọng điệu nhân vật.
- Biết phối hợp yếu tố phụ trợ với ngữ điệu khi kể chuyện một cách phù hợp.
- Có kĩ năng nghe kể chuyện để kể tiếp hoặc nhận xét bản kể của bạn.
3. Thái độ: HS khi học có thái độ:
- Học tập tinh thần yêu quý bạn bè và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp khó
khăn.
- Có tinh thần hợp tác, hăng hái xây dựng bài.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK.
III. Các bước lên lớp.

Bước 1. Ổn định tổ chức.
Bước 2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Gọi một HS nói ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
Bước 3. Bài mới.
Tổ chức các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Khởi động
Nội dung hoạt động Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS
Kể chuyện
- Các con đã từng nhìn thấy con
tôm càng và cá con chưa?
- HS trả lời và quan
sát tranh vẽ.
Tôm Càng và Cá
Con
(GV cho HS xem tranh vẽ con
tôm càng và con cá con)
- Người ta đã tưởng tượng ra một
câu chuyện về Tôm Càng và Cá Con,
các con đã tập kể một đoạn hấp
dẫn nhất của câu chuyện – đoạn
Tôm Càng cứu Cá Con. Trong tiết
kể chuyện hôm nay, các con sẽ tập
kể từng đoạn của câu chuyện theo
các tranh minh hoạ. Sau đó, tập
phân vai dựng lại toàn bộ câu
chuyện. Nào chúng ta sẽ cùng nhau
kể về câu chuyện đó nhé!
- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS lắng nghe.
Hoạt động 2. Hướng dẫn kể chuyện.
2.1. Kể từng đoạn
theo tranh
Tranh
1
Tôm
Càng và
Cá Con
* 1. GV yêu cầu HS nhớ lại văn
bản kể.
H: Tìm những từ ngữ, hình ảnh
miêu tả Cá Con?
H: Tìm những từ ngữ, hình ảnh
chỉ hành động của Tôm Càng
khi cứu Cá Con?
H: Những từ ngữ nào nói về
thái độ của Tôm Càng đối
với bạn?
H: Qua việc Tôm Càng cứu
Cá Con, em thấy Tôm
Càng là người bạn như thế nào?
*2. GV hướng dẫn HS quan
sát tranh giáo khoa bằng câu
hỏi.
H:- Có mấy bức tranh minh
hoạ cho câu chuyện? Các
tranh minh hoạ có đúng
với thứ tự của nội dung
câu chuyện không?

H: Nội dung từng tranh là
gì? (chuyển thành bài tập
TL: thân dẹt, hai mắt tròn
xoe, vẩy bạc óng ánh,
lượn nhẹ nhàng, lao về
phoía trước, đuôi ngoắt sang
trái, , sang phải,…
TL: búng càng, vọt tới, xô
bạn vào một ngách đá nhỏ.
TL: nắc nỏm khen, phục
lăn, xuýt xoa.
TL: thông minh, dũng
cảm cứu bạn, thể hiện
là người bạn đáng tin cậy.
* HS quan sát và trả lời.
- 4 tranh tương ứng
thứ tự đoạn truyện.
- Tranh 1: Tôm Càng và
Cá Con làm quen với
làm
quen
với nhau
Tranh
2
Cá Con
trổ tài
bơi lội
cho Tôm
Càng
xem

Tranh
3
Tôm
Càng
phát hiện ra
kẻ ác,
kịp thời
cứu bạn
Tranh
4
Cá Con
biết tài
của Tôm
Càng, rất
nể
trọng ban.
tr¾c nghiệm: nối hai bên ô
sao cho thích hợp)
( GV viết nội dung tóm tắt
của 4 tranh lên bảng)
* GV hướng dẫn cho HS kể
theo nhóm, kể từng đoạn
truyện dựa theo nội dung
từng tranh.
* GV cho các nhóm thi kể:
- 2 nhóm thi kể: mçi nhóm
4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn
câu chuyện trước lớp.
- 4 HS đại diện 4 nhóm nối
tiếp nhau thi kể 4 đoạn truyện.

- 4hs thi kể đoạn 3 và 4: HS1 kể
câu 1, HS 2 nhắc lại c©u 1 và kể
câu 2, HS 3 nhắc lại câu 2 và kể
câu 3…
nhau.
- Tranh 2: Cá Con trổ tài
bơi lội cho Tôm Càng
xem.
- Tranh 3: Tôm Càng
phát hiện ra kẻ ác, kịp
thời cứu bạn.
Tranh 4: Cá Con biết tài
của Tôm Càng, rất nể
trọng ban.
* HS kể theo nhóm nhỏ, kể rì
rầm.
* HS thi kể, các em còn lại
lằng nghe và nhận xét.
2.2. Phân vai, dựng lại
câu chuyện
*1. GV hướng dẫn các em xác
định vai trong câu chuyện.
H: Câu chuyện có mấy nhân
vật? Để kể câu chuyện này
theo lối phân vai thì cần có
mấy bạn?
H: Nhắc lại những câu nói
của Cá Con và Tôm Càng?
Xác định giọng (ngữ điệu) và
điệu bộ của nhân vật ở từng câu

nói?
TL: 2 nhân vật, 3 bạn.
TL:
- Cá Con 1: Chào bạn.
Tôi là Cá Con.(nhí nhảnh,
vui; hơi nghiêng đầu)
- Tôm Càng: Chào Cá
H: Xác định giọng của người
dẫn truyện ở từng đoạn truyện.
*2. GV cho HS xác định yếu tố
phụ trợ người dẫn truyện:
H: Ở đoạn 1 nét mặt nên như
thế nào khi kể? Phối hợp các cử
chỉ như thế nào?
H: Ở đoạn 2 nét mặt nên như
thế nào khi kể? Phối hợp các cử
chỉ như thế nào?
Con. Bạn cũng ở sông
này sao?
(vui vẻ,; nhướn lông mày).
- C¸Con 2: Tôi cũng sống
dưới nước như nhà tôm
các bạn
.Có loài cá ở sông ngòi, có
loài ở hồ ao, có loài ở
biển cả. (giọng vui,
nhí nhảnh, tiết tấu nhanh;
tay đưa ra như chỉ
vào kh«ng gian)
- C¸Con 3: Đuôi tôi vừa là

mái chèo, vừa là bánh lái
đấy. Bạn xem này!(tiết
tấu nhanh, tự hào khoe;
làm động tác tay mô phỏng )
- C¸ Con 4: Cảm ơn bạn.
Toàn thân tôi phủ một
lớp vẩy. Đó là bộ áo
giáp bảo vệ nên tôi có va
đầu vào đá còng
không đau.( giọng biết
ơn, tiết tấu chậm; gật gật
đầu)
TL:
Đ1: tiết tấu chậm rãi,
giọng thấp.
Đ2: tiết tấu nhanh, giọng
cao, mạnh .
Đ3: tiết tấu nhanh, giọng
mạnh hơn
Đ4: tiết tấu chậm, giọng rải
ra, âm vang.
Đ1: nét mặt hóm
hỉnh, nhướn mắt ở
c©u 2, đồng thời hai tay
vuốt nhẹ xuống phía dưới.
Đ2: tay trái ngoắt trái,
tay phải ngoắt phải,
mô pháng đuôi Cá
Con. MÆt hơi dấng theo
H: Ở đoạn 3 nét mặt nên như

thế nào khi kể? Phối hợp các cử
chỉ như thế nào?
H: Ở đoạn 4 nét mặt nên như
thế nào khi kể? Phối hợp các cử
chỉ như thế nào?
*3. GV cho HS xác định:
- Xác định lời chào hỏi khi
bắt đầu kể chuyện.
- Xác định lời chào khi kết
thúc lời kể.
*4. GV cho các em kể theo
nhóm 3 người.
*5. GV chọn 3 HS một, thi
dựng lại câu chuyện trước lớp,
có tổ trọng tài cho điểm.

tay.
Đ3: Mô phỏng động tác
của Cá Con và Tôm
Càng. Nét mặt c¨ng thẳng.
Nét mặt quan tâm của
Tôm Càng, mắt mở to
nhìn thẳng, sau đó nét
mặt tươi cười, tự hào về
nhau.
HS phát biểu.
HS kể và giúp nhau sửa lời
kể, động tác, cử chỉ.
Bước 4. Củng cố.
H: Truyện Tôm Càng và Cá Con nói lên điều gì ? (tình bạn giữa Tôm Càng và Cá

Con rất thân thiết. Mỗi bạn đều có tài riêng. Tôm Càng đã cứu Cá Con thoát nạn
nên tình bạn càng khăng khít )
H: Nếu đặt tên lại cho câu chuyện, em có thể đặt như thế nào? (tình bạn, bạn mới
của cá con…)
Bước 5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc trước văn bản kể chuyện tuần sau, có chú ý kể phân
vai.
2 Phân tích những đề xuất dạy kể chuyện trong giáo án Dạy thực nghiệm
2.1. Tổ hợp các câu hỏi và bài tập dạy Kể chuyện theo văn bản ở lớp 2 tiểu học.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bài tập và một số nhà nghiên cứu cho
rằng: Sử dụng bài tập giúp cho HS làm để vận dụng những điều đã học. Quan niệm
này hoàn toàn phù hợp với môn học mà nội dung học tập có sự tách bạch giữa lí
thuyết và thực hành. Phần thực hành chính là vËn dụng lí thuyết được học để giải
quyết một số tình huống cụ thể bằng những bài tập. Song ở những môn học mà nội
dung của chúng nhằm vào việc hình thành các kĩ năng thì phần lí thuyết không phải
lúc nào cũng được dạy trước phần vận dụng. Điều này biểu hiện rõ ở môn Tiếng
Việt trong nhà trường tiểu học. HS có thể vận dụng các thao tác của kĩ năng trước,
luyện tập các thao tác cho thành thạo, chuẩn xác mới học cơ sở của các thao tác đó.
Cách dạy này diễn ra theo con đường từ thực hành luyện tập để rút ra tri thức có
tính lí luận.Và như vậy bài tập không chỉ củng cố tri thức mà còn dùng để thực hiện
hình thành lí thuyết. Dạy Kể chuyện nhằm rèn luyện cho HS kÜ năng nghe, kĩ năng
nói. Bài tập ở đây dùng với mục đích giúp cho HS thành thục các kĩ năng của nghe,
nói.
Do yêu cầu về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ học ở bậc tiểu học còn đơn
giản, phần lớn chưa yêu cầu HS nắm được bản chất, hệ thống tri thức về Tiếng Việt
và ngôn ngữ. Hầu như những kiến thức này được các em nhận biết dần qua thực
hành kÜ năng lời nói. Vì vậy nhiệm vụ của bài tập là rèn luyện thành thạo các kĩ
năng lời nói là quan trọng hơn. Ở giờ Kể chuyện chủ yếu là giúp HS luyện tập
thành thạo các kĩ năng nghe – nói nên nó có tính chất hành động.

Tôi soạn giáo án theo những ý tưởng của mình, mong muốn giờ Kể chuyện
sẽ có hiệu quả hơn. Chín vì vậy, tôi có đưa ra một tổ hợp các câu hỏi hướng dẫn HS
khi kể chuyện. Tổ hợp bài tập trong giờ Kể chuyện theo tôi gồm có năm nhóm:
1. Nhóm bài tập đọc hiểu văn bản kể.
Nhóm bài tập này nhằm mục đích giúp HS nhớ lại nội dung văn bản kể ở các
cấp độ khác nhau, từ đơn vị nhỏ tới đơn vị lớn. Việc hiểu nội dung văn bản không
phải là trọng tâm, không phải là mục đích nhưng lại là bước quan trọng để HS có
thể làm chủ lời kể của mình. Chúng tôi quan niệm rằng trẻ em phải hiểu những gì
chúng sẽ kể. Mặc dù giờ Tập đọc đã cung cấp kiến thức đọc hiểu văn bản cho các
em, nhưng bước sang giờ học phân môn mới với những mục tiêu cần đạt mới về
kiến thức và kĩ năng nên cũng cần thiết phải củng cố lại kiến thức nền về ®ọc hiểu
văn bản kể.
Qua những bài tập về tìm từ quan trọng, tìm ý nghĩa của hình ảnh, sự việc,
nhân vật, ý nghĩa đoạn truyện và ý nghĩa toàn truyện sẽ giúp các em hiểu truyện
vừa củng cố được những kiến thức về ngôn ngữ, liên kết văn bản, vừa bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
Như vậy theo tôi nhóm bài tập này sẽ gồm những câu hỏi sau:
- Xác định từ quan trọng của bài gắn với đặc điểm nhân vật hoặc sự việc.
- Tìm ý nghĩa tượng trưng của một vài hình ảnh, sự việc, nhân vËt.
- Xác định ý nghĩa của đoạn truyện.
- Xác định ý nghĩa xã hội (bài học) của truyện.
2. Nhóm bài tập tìm hiểu tranh giáo khoa.
Nhóm bài tập này giúp học sinh xác định nội dung của mỗi tranh ứng với
một đoạn truyện cụ thể trong văn bản kể. Các tranh này minh hoạ cho nội dung văn
bản kể. Trong trường hợp các tranh bị đảo lộn thứ tự so với nội dung câu chuyện đã
học, các em cần sắp xếp lại thứ tự các tranh cho đóng rồi mới kể.
Nhóm bài tập này gồm những câu hỏi sau:
- Có mấy bức tranh minh hoạ cho câu chuyện? Nội dung từng tranh là gì,
tương ứng với đoạn truyên nào?
- Các tranh minh hoạ có đúng với thứ tự của nội dung câu chuyện không?

Nếu không đúng, em hãy sắp xếp lại theo thứ tự.
3. Nhóm bài tập đóng vai.
Nhóm bài tập này nhằm giúp cho các em xác định vai trong câu chuyện và
chuẩn bị tâm thế nhập vai để kể câu chuyện cho sinh động.
Nhóm bài tập này gồm những câu hỏi sau:
- Câu chuyện có mấy nhân vật? Để kể câu chuyện này theo lối phân vai thì
cần có mấy bạn?
- Xác định những câu nói quan trọng của các nhân vật chính thể hiện tính
cách hoặc ý nghĩa của truyện.
- Xác định giọng (ngữ điệu) của nhân vật ở từng đoạn truyện.
4. Nhóm bài tập sử dụng yếu tố phụ trợ.
Nhóm bài tập này nhằm giúp cho các em xác định việc sử dụng những yếu tố
phụ trợ trong quá trình kể chuyện. Kể chuyện là hình thức giao tiếp trực tiếp mang
tính đặc biệt nên các yếu tố hỗ trợ ngôn ngữ như nét mÆt, ánh mắt, cử chỉ của người
kể là những yếu tố rất quan trọng làm nên sự sinh động hấp dẫn. Hiện nay GV viên
chưa có kĩ năng về dùng các yếu tố phụ trợ nên khả năng hướng dẫn cho HS còn
yếu. Hầu như chỉ nhắc nhở vài câu chung chung.
Nhóm bài tập này gồm những câu hỏi sau:
- Ở đoạn 1 nét mặt nên như thế nào khi kể? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
- Ở đoạn 2 nét mặt nên như thế nào khi kể? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
- Ở đoạn 3 nét mặt nên như thế nào khi kể? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
- Ở đoạn 4 nét mặt nên như thế nào khi kể? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
- Khi nói lời thoại của nhân vật A (B,C…) ánh mắt, nét mặt, cử chỉ nên như
thế nào?
5. Nhóm bài tập về nghi thức lời nói.
Nhóm bài tập này nhằm giúp cho các em xác định nghi thức lời nói khi nói
trước một tập thể để đảm bảo lịch sự, đảm bảo hiệu quả của giao tiếp.
Nhóm bài tập này gồm những câu hỏi sau:
- Xác định lời chào hỏi khi bắt đầu kể chuyện.
- Xác định lời chào khi kết thúc lời kể.

2. Ngoµi ra trong khi dạy học Kể chuyện, tôi thường đưa ra một vài hình thức tổ
chức kể chuyện ở lớp 2 tiểu học mà các em rất thích
2.2.1. Thi kể theo đoạn.
Để rèn kĩ năng nghe và nói độc thoại, GV có thể cho HS thi kể theo đoạn.
Làm sao cho càng nhiều em được kể trong giờ học càng tốt.
Cách này tiến hành như sau: GV chọn một đoạn trong văn bản kể có kịch
tính hoặc thể hiện trọn vẹn một sự kiện, cho các em thi kể.
Dành 10-15 phút để các em kể rì rầm trong nhóm nhỏ theo từng bàn học (3-4
HS); sau đó đại diện một số nhóm lên kể.
2.2.2 Kể tiếp sức.
Để rèn khả năng hợp tác của các em khi cùng tham gia một nhiệm vụ (kể một
câu chuyện), ta có thể cho HS kể tiếp sức. Hình thức này vừa rèn kÜ năng hợp tác lại
vừa rèn kĩ năng nghe – nói. Nghe người khác kể và nhắc lại được nội dung kể đó,
đồng thời kể tiếp câu chuyện …cho đến khi hoàn chỉnh.
Cách này tiến hành như sau: Văn bản kể có 4 đoạn chẳng hạn, GV chỉ định 4
HS kể, mỗi HS kể một đoạn (theo thứ tự nội dung văn bản).
Nếu là văn bản ngắn, GV có thể cho các em kể theo cách sau: HS 1 kể đoạn
1, HS 2 nhắc lại đoạn 1 và kể tiếp đoạn 2, HS 3 nhắc lại đoạn 2 và kể tiếp đoạn 3,
HS 4 nhắc lại đoạn 3 và kể tiếp đoạn 4.
2.2.3. Bắt lỗi sai khi kể chuyện.
Để rèn kĩ năng nghe, nhớ chính xác; biết phát hiện nhanh các chi tiết kể sai
so với nội dung câu chuyện đã học đồng thời luyện kÜ năng kể ®úng và đầy đủ các
chi tiết trong một câu chuyện, ta có thể cho HS kể theo hình thức bắt lỗi kể sai.
Cách này tiến hành như sau: GV dự kiến một số chi tiết sẽ kể sai (chi tiết nổi
bật) trong câu chuyện; khi kể có nhấn giọng và ngắt giọng chi tiết sai đó. HS phát
hiện lỗi sai khi nghe kể chuyện. Sau khi GV kể xong cho một vài HS kể lại toàn bộ
câu chuyện đúng cho cả lớp nghe. Ở một vài tiết trong học kì 2 có thể tập cho HS tự
kể có chi tiết sai, mô phỏng theo cách của GV.
Ở đây tôi soạn thực nghiệm 2 giáo án, trong hai giáo án này tôi đã thể hiện
những ý tưởng đổi mới về phương pháp dạy kể chuyện. Những đề xuất này ở mỗi

GA chỉ áp dụng được một ssó nhóm câu hỏi và bài tập vì không thể nhồi nhét ôm
đồm nhiều hình thức kể chuyện trong một bài Kể chuyện.
II. Bài kiểm tra đầu vào.
Tôi tiến hành khảo sát 36 HS lớp 2.
Phiếu khảo sát thực trạng học Kể chuyện và yêu cầu khảo sát kể chuyện tại
chỗ của HS lớp 2 như sau:
Cho văn bản “Bà cháu”.
Câu 1: Em hãy tìm trong bài “Bà cháu” từ nào nói lên t×nh cảm bà cháu khi
bà còn sống, những từ nào nói lên tình cảm của hai anh em khi bà mất?
Câu 2: Sự việc hai anh em khóc xin cô tiên cho bà sống lại cho dù có phải
chịu cực khổ cho em biết điều gì về tình cảm bà cháu?
Câu 3: Em hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho truyện “Bà cháu”.
Câu 4: Em hãy kể lại câu chuyện “Bà cháu”(câu này yêu cầu HS kể trực tiếp
truyện).
Yêu cầu đối với từng câu hỏi và bài tập:
Câu 1: HS chỉ ra được các từ: đầm ấm, ấm áp; buồn bã.
Câu 2: Tình cảm bà cháu đầm ấm còn quý hơn vàng bạc, giàu sang.
Câu 3: Một điều ước, quan niệm hạnh phúc, những người cháu hiếu thảo,…
Câu 4: Kể lại theo tranh và theo gợi ý.
* Kết quả khảo sát
Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
Câu 1 6 16,7 5 13,9 13 36,1 12 33,3
Câu 2 0 0 0 0 19 52,8 17 47,2
Câu 3 0 0 0 0 21 58,3 15 41,7
Câu 4 2 5,5 10 27,8 14 38,9 10 27,8

Trên cơ sở đầu vào của học sinh, tôi tiến hành dạy học thực nghiệm theo ý
tưởng mà mình đề xuất để nghiên cứu xem xét kết quả của những đề xuất trong dạy

học kể chuyện.
III. Tổ chức dạy học thực nghiệm.
1. Mục đích của dạy học thực nghiệm.
Áp dụng nội dung của những đề xuất về dạy kể chuyÖn ở lớp 2 để nghiên cứu
hiệu quả của những đề xuất đó. Đặc biệt chú trọng xem xét, phân tích tính hiệu quả
của tổ hợp câu hỏi và bài tập dạy kể chuyÖn cũng như tổ chức cho HS hoạt động để
HS thực hiện các thao tác tìm từ ngữ, hình ảnh quan trọng, xác định lời thoại quan
trọng của nhân vật, xác định giọng điệu, cử chỉ khi kể chuyện, xác định nghi thức
lời nói khi nói trước đông người, từ đó rèn kĩ năng nghe, nói.
Đối chiếu kêt quả của HS lớp dạy học thực nghiệm với kết quả của lớp đối
chứng , phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của những kết quả trên để
đánh giá được khả năng, mức độ áp dụng những đề xuất vào thực tiễn dạy học kể
chuyện hiện nay.
2. Địa bàn thực nghiệm.
Tôi chọn hai lớp dạy đối chứng và thực nghiệm ở vùng giáo dục bình thường
ngang chuẩn. Đó là:
- Xã Văn Phú, Thường Tín, Hµ Néi.
3. Đối tượng thực nghiệm.
- Học sinh lớp 2A1 – 2A2, trường Tiểu học Văn Phú, Thường Tín.
4. Nội dung dạy học thực nghiệm 2 bài
- Bài : Tôm Càng và Cá Con.
5. Phương pháp thực nghiệm.
Nghiên cứu chương trình, SGK Tiếng Việt
Thiết kế kế ho¹ch dạy học hai bài thực nghiệm.
Thiêt kế phiếu khảo sát dạy học 2 giờ thực nghiệm.
Dạy 2 giờ thực nghiệm.
Tiến hành khảo sát các lớp đối chứng và thực nghiệm bằng phiếu; đồng thời
trao đổi trực tiếp với GV và HS.
PHIẾU KHẢO SÁT
BÀI TÔM CÀNG VÀ CÁ CON

1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả Cá Con?
2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh chỉ hành động của Tôm Càng khi cứu Cá Con?
3: Những từ ngữ nào nói về thái độ của Tôm Càng đối với bạn?
4: Qua việc Tôm Càng cứu Cá Con, em thấy Tôm Càng là người bạn như thế nào?
Câu5: Nối một ô bên trái với một ô bên phải sao cho thích hợp:
Tranh
1
Tôm
Càng và
Cá Con
làm
quen
với nhau
Tranh
2
Cá Con
trổ tài
bơi lội
cho Tôm
Càng
xem
Tranh
3
Tôm
Càng
phát hiện ra
kẻ ác,
kịp thời
cứu bạn
Tranh

4
Cá Con
biết tài
của Tôm
Càng, rất
nể
trọng ban.
6: Câu chuyện có mấy nhân
vật? Để kể câu chuyện này
theo lối phân vai thì cần có
mấy bạn?
7: Nhắc lại những câu nói
của Cá Con và Tôm Càng?
Xác định giọng (ngữ điệu) và điệu bộ của nhân vật ở từng câu nói?
8: Xác định giọng của người
dẫn truyện ở từng đoạn truyện.
9: Ở đoạn 1 nét mặt nên như
thế nào khi kể? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
0: Ở đoạn 2 nét mặt nên như
thế nào khi kể? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
11: Ở đoạn 3 nét mặt nên như
thế nào khi kể? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
H: Ở đoạn 4 nét mặt nên như
thế nào khi kể? Phối hợp các cử chỉ như thế nào?
- Xác định lời chào hỏi khi
bắt đầu kể chuyện.
- Xác định lời chào khi kết
thúc lời kể.

Câu 3: Em hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho truyện “TCVCC”.

Câu 4: Em hãy kể lại câu chuyện “ TCVCC”(câu này yêu cầu HS kể trực tiếp
truyện).

Đáp án:
Câu 1:
Câu 2:.
Câu 3:
Câu 4: Kể lại theo tranh và theo gợi ý.


Tôi cùng GV các lớp tiến hành chấm các phiếu khảo sát với các mức: giỏi,
khá, trung bình, yếu.
Kết quả tổng hợp như sau:
Bài dạy Kể chuyện Lớp
ĐC
Lớp
TN
Sĩ số
HS
KẾT QUẢ (%)
Giỏi Khá T.bình Yếu
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 2A1
2A2
36
34
0
17,5
33,3
44,7
52,7

37,8
14,0
0
Tôm Càng và Cá Con 2A1
2A2
36
34
0
13,6
20,0
50,0
65,0
36,4
15,0
0
VI . NghiÖm thu kÕt qu¶
Lo¹i khá giỏi giữa líp đối chứng và thực nghiệm chênh lệch nhau rất rõ: HS
khá giỏi lớp đối chứng là 33,3%, trong khi lớp thực nghiệm là 62,2% .
Lo¹i trung bình giữa líp đối chứng và thực nghiệm chênh lệch nhau rất
rõ:HS TB lớp đối chứng là 52,7% , trong khi lớp thực nghiệm là 37,8% .
Loại yu gia lớp i chng v thc nghim chờnh lch nhau rt rừ: HS yờỳ
lp i chng l 14% , trong khi lp thc nghim l 0% .Nh vy khi dy thc
nghim, s HS khỏ gii tng lờn, HS TB gim i v chuyn sang khỏ gii, HS yu
gim rừ rt thm chớ khụng cú.
Khi tụi dy theo thit k giỏo ỏn ca thc nghim, nhỡn chung cỏc em u hiu
ni dung ca bi v lm ỳng theo yờu cu ca bi tp ra. Cựng vi vic hiu
vn bn cỏc em cũn nm chc cỏc t ng quan trng, cỏc hỡnh nh, chi tit cú ý
ngha tng trng, ý ngha ca vn bn. Nu em so sỏnh kt qu ca lp i
chng v lp thc nghim thỡ s thy HS c hc theo nhng phng phỏp dy
ca ti xut vi cỏc t hp bi tp ó giỳp cỏc em hiu vn bn k mt cỏch

sõu sc v t ú k chuyn t tin v ch ng hn rt nhiu.
iu ny chng t rng dy K chuyn cú hng dn bng t hp bi tp
nh ti xut cú tỏc dng tng i ln vi quỏ trỡnh k chuyn. HS lm vic
nhúm hoc cỏ nhõn xỏc nh cỏc yờu cu ca bi v ni dung ch yu, v yu t
phi ngụn ng, v nghi thc li núi,iu ú khin cỏc em hng thỳ trong hc tp.
Trong gi hc, cỏc em thc s gi vai trũ trung tõm l ch th ca gi hc, hu
nh cỏc em u phi hat ng trong gi hc. GV lỳc ny thc s gi vai trũ l
ngi ch o, hng dn, t chc HS hot ng. Vic dy K chuyn theo mt t
hp bi tp v cỏc yu t ngụn ng, cỏc yu t phi ngụn ng ó thc s nõng cao
kin thc ca GV v kh nng s phm ca h. Vi HS, k nng phỏt hin v hiu
cỏc t ngữ quan trng, nm cỏc chi tit v hỡnh nh, s kin cú ý ngha trong vn
bn, k nng núi nghe c phỏt trin v nõng cao. Cỏi gc ca cỏc k nng ny
c hỡnh thnh chc chn t trong t duy. Qỳa trỡnh ny s giỳp cỏc em hon thin
bn k nng ngụn ng c nhanh chúng hn.
Thụng qua hai tit c ging dy vi thit k giỏo ỏn thc nghim nh
xut, tụi nhn thy t hp cõu hi v bi tp xut cú ni dung cn thit v phự
hp vi i tng, phự hp vi ni dung kin thc, đi sỏt vi ni dung bi. Thụng
qua t hp cõu hi v bi tp, mt mt GV ó hng dn cỏc em khai thỏc, nm
c trit ni dung trng tâm ca vn bn k ng thi rốn k nng nh im ta
ca bi k li chuyn; mt khỏc khụng kộm phn quan trng khi giao tip trc
tip bng ngụn ng ú l rốn cho tr em cỏc nghi thc li núi cựng vic biu cm
s dng cỏc yu t ph tr cho hỡnh thc giao tip bng li.
HS rt ho hng hc bi, tit hc tr nờn sụi ni, phong phỳ.Thụng qua vic
nhc li mt s ni dung kin thc c bn ca vn bn ó c hc trong gi Tp
c, cỏc em khai thỏc tranh minh ho tt hn, cú im ta chc chn hn lm
sỏng t ni dung bi k chuyn v k bng li ca mỡnh.
T trc ti nay, vic hng dn s dng cỏc yu t ph tr cha c quan
tõm ỳng mc. Núi ỳng hn l ch lm qua loa, chiu l. Ngay bn thõn GV cng
kộm v k nng th hin nờn khụng th hng dn HS ca mỡnh. Nay ti xut
cn cú mt qu thi gian nht đnh cho vic xỏc nh v hng dn s dng nhng

yu t ph tr s nh hng cho GV cần nâng cao tầm nhận thức về vấn đề này, từ
đó trau giồi, tích luỹ kinh nghiệm và học hỏi các kĩ năng ú th hin v hng
dn cho HS. ú l iu vụ cựng thit thc dy HS k nng giao tip cú ý thc.
Tụi mong mun nhng ý tng ca ngi thc hin ni dung dy K chuyn trong
đề tài này được áp dụng, giúp chúng tôi hướng dạy tốt hơn, nâng cao hiệu quả giờ
dạy Kể chuyện trong trưêng tiểu học.
PHẦN KÕt LUẬN
I. Đánh giá kết quả nghiên cứu.
Xuất phát từ quan điểm lí thuyết hệ thống, nhÊn mạnh sự logíc trong quá trình
hình thành kiến thức và kĩ năng đồng bộ cho HS khi học Kể chuyện, đề tài của
tôi đã căn bản nghiên cứu một số vấn đề sau:
1. Đề tài đã xây dựng một cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình dạy Kể
chuyện trong chương trình kể chuyện lớp 2 tiểu học và đi đến kết luận: dạy kĩ
năng nghe – nói trong phân môn Kể chuyện còn nhiều hạn chế. Đa số GV
còn chưa cho HS ôn lại nội dung văn bản kể một cách hệ thống, chưa chú ý
rèn kĩ năng nói theo nghi thức lời nói và nhất là chưa chú ý rèn kết hợp sử
dụng yếu tố ngôn ngữ với yếu tố phụ trợ khi kể chuyện. Tài liệu hướng dẫn
dạy còn chưa thoả đáng về phương pháp, có những yêu cầu của SGK còn cao
đối với hs lớp 2. Trên cơ sở lí luận, đề tài còng đã xác định tầm quan trọng
của việc vận dụng lí thuyết hệ thống trong dạy học nói chung và dạy kể
chuyện nói riêng.
2. Trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng về dạy Kể chuyện, tôi thấy cần có một cái
nhìn đầy đủ về dạy và học phân môn Kể chuyện ở tiểu học, trong đó việc sử
dụng tổ hîp câu hỏi và bài tập để chuần bị cho Kể (nói và nghe trong kể
chuyện) là rất cần thiết. Đây là bước cần thiết của quá trình dạy kể chuyện
nhằm giúp HS thông hiểu văn bản, biết thể hiện nội dung câu chuyện, phục
vụ cho kÜ năng kể được tốt hơn. Nhóm câu hỏi đọc hiểu néi dung văn bản có
đọc hiểu từ ng÷, hình ảnh, chi tiết trong văn bản kể. Dạy từ ngữ không phải
như ở giờ tập đọc là giúp HS hiểu nghĩa từ và tích cực hoá vốn từ mà là giúp
HS nắm được từ ngữ quan trọng của bài gắn với nhân vật, thể hiện đặc điểm

nhân vật. Dạy tìm hiểu chi tiết, hình ảnh cũng vậy, nhằm cho HS nắm được
những hình ảnh chi tiết quan trọng gắn với nhân vật, chứa đựng nội dung ý
nghĩa của câu chuyện. Nhóm câu hỏi về tranh giúp HS hiểu néi dung tranh
minh hoạ. Nhóm câu hỏi về vai giúp HS xác định vai trong câu chuyện sẽ kể.
Nhóm câu chuyện về yếu tè phụ trợ rất quan trọng nhằm giúp các em định
hình sự thể hiện yếu tố ngôn ngữ kết hîp yếu tố phi ngôn ngữ tạo hiệu quả
như thế nào trong giao tiếp trực tiếp. Nhóm câu hỏi về nghi thức gióp HS
luôn luôn có ý thúc khi nói năng cần tuân thủ theo phương châm hội thoại
nhất định.
3. Các tổ hợp bài tập tôi đưa ra nhằm tăng cường chất lượng kể chuyện. Nhưng
tăng cường chất lượng kể chuyện không có nghĩa là tăng cường thời gian tìm
hiểu bài, giảm thời gian luyện kể. Bởi vậy các câu hỏi và bài tập có thể
chuyển một số thành bài tập trắc nghiệm để tạo điều kiện cho HS làm việc
liên tục trong giờ học. HS tù nghÜ vµ ®Þnh híng cho m×nh khi thÓ hiÖn. Như
vậy, về căn bản đã giúp các em làm quen víi một phơng pháp học tập mới:
học tập tÝch cực, chủ động.
4. Tụi tin hnh dy hc thc nghim kim tra nhng xut trong gi K
chuyn. Vic thc nghim ó c tin hnh. Kt qu hc tp ca HS lp
thc nghim cao hn lớp i chng.
5. Đề tài ch ra nhng yờu cu rt thit thc i vi GV tiu hc l cn thit
phi cho HS nm c ni dung nhng gỡ cỏc em s k (núi) v gn nú vi
kh nng th hin kt hp vi yu t ph tr, nghi thc li núi trong gi K
chuyn cỏc em cú th vận dng ngay c trong giao tip i sng.
II. xut, kin ngh.
a, i vi chng trỡnh, SGK v c bn l hp lớ. Nhng theo tụi, phự hp
vi cỏc ối tng i tr nờn rỳt nhng yờu cu k chuyn sỏng to nh: t tờn
mới, tng tng li nhõn vt,lờn lp 3.
b, Đối với các cấp quản lí: đề nghị tăng cờng cơ sở vật chất cho dạy học: tranh
nh, phim ốn chiu, vi tớnh, mỏy phụtụcúppy, tăng cờng tổ chức các lp bi
dng chuyờn cú cht lng do GV ca cỏc trng CSP, HSP trực tiếp bồi d-

ỡng. Cú s ng viờn khuyn khớch kp thi v thích ỏng i vi cỏc GV tõm
huyt vi ngh cú nhng sỏng kin kinh nghim trong dy hc.
c, n v ang cụng tỏc; to mi iu kin cho GV ng lp phỏt huy kh nng
ca mỡnh: chuyờn dy mt khi lp cú iu kin u t chuyờn mụn sõu, th
vin trng nờn mua sỏch tham kho ỳng chng loi, phong phỳ, kp thi, phc v
cụng tỏc son ging, Bản thõn mi GV cn nõng cao tm nhn thc v trau gii
chuyờn mụn nghip v vng vng khi son ging m bo cht lng, hiu qu
dy hc.
Th mục tài liệu nghiên cứu
1. Lờ A- Vng Ton: Phng phỏp dy ting m , tp 1 NXB GD 1989
(ti liu dch).
2. Lờ A- Vng Ton Nguyn Quang Ninh: Phng phỏp dy ting m ,
tp 2 NXB GD 1989 (ti liu dch).
3. Lờ A- Bựi Minh Toỏn Nguyn Quang Ninh: Phng phỏp dy ting Vit
NXB GD 1996.
4. Hong Ho Bỡnh: dy vn cho hc sinh tiu hc NXB GD 1997.
5. H Ngc i : Tõm lớ hc dy hc NXB GD 1983. L
6. Lờ Phng Nga Lờ A- Lờ Hu Tnh Xuõn Tho- ng Kim Nga:
giỏo trỡnh phng phỏp dy hc Ting Vit tp 1, 2 NXB HSP 2006.
7. Nguyn Tri: thit k bi ging Ting Vit NXB HN 2003.
8. Trn Mnh Hi: Bi tp trc nghim k chuyn theo tranh lp 2 NXB
HSP 2008.
9. Trn Mnh Hng: K chuyn theo tranh lp 2 NXB M thut 2008.
10. V Tin Qunh: ễn tp nâng cao Ting Vit lp 2 NXB Ngh An 2003.
11. SGV, SGK Ting Vit lp 2 NXB GD 2003.

×