Tiểu luận môn học Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp
Lời mở đầu
Thế kỷ XX, đặc biệt là những thập niên cuối thế kỷ cùng với nhũng biến đối to lớn
trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại, là thời kỳ của những cuộc biến đối cách
mạng trong khoa học, thời kỳ của nhiều thay đổi và sáng tạo liên tiếp các khuôn mẫu tư
duy trong các lĩnh vực hoạt đông tổ chức, quản lý và kinh doanh. Việc ứng dụng khoa
học vào quản lý sản xuất công nghệ và kinh doanh có thể được xem là bắt đầu tù cuối thế
kỷ XIX với nhà cải cách F. W Taylor. Sau đó, vào đầu thế kỷ XX, một số phương pháp
khoa học khác, như các phương pháp phân tích số liệu thống kê và vận trù học, quy
hoạch tuyến tính, tiếp tục được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong tố chức sản xuất, lập
kế hoạch phát triển kinh tế, ... Sau chiến tranh thế mới lần thứ hai, liên tiếp có nhiều phát
minh mới về khoa học và công nghệ có tác động to lớn thúc đẩy các xu hướng ứng dụng
kể trên, như: máy tính điện tử, điều khiển học, khoa học thông tin và khoa học hệ thống.
Các phát minh đó vừa cung cấp cơ sở kiến thức khoa học đem xây dựng mô hình cho các
bài toán thực tế, vừa tạo ra các công cụ kỹ thuật xử lý thông tin ngay càng mạnh để giúp
con người giải các bài toán thực tế đó. Nói cách khác, việc ứng dụng các thành tựu và
phát minh khoa học từ giữa thế kỷ XX để hình thành nên một khung mẫu tư duy khoa
học để hướng dẫn con người trong tư duy và hành động trước việc nhận thức về đôi
tượng và tìm kiếm lời giải cho các bài toán về tổ chức quản lý và kinh doanh. Đối tượng
là các hệ thống kinh tế, bao gồm nhiều thành phần và các mối tuơng tác giữa chúng với
nhau cũng như các tương tác với môi trường, các bài toán quan trọng và chủ yếu nhất
trong quản lý và kinh doanh là các bài toán ra quyết định; một khung mẫu tư duy khoa
học về quản lý và kinh doanh phải bao gồm một cách hiểu khoa học về đối tượng và các
mối tương tác của nó cùng với cách hình dung về việc thiết kế lời giải cho các bài toán
quyết định mà công việc quản lý kinh doanh đòi hỏi.
Muốn đổi mới tư duy và phong cách, phải biết vận dụng những kiến thức khoa học một
cách sáng tạo và hợp lý.Một trong những kiến thức khoa học cần thiết hiện nay chính là
lý thuyết hệ thống , tư duy hệ thống và điều khiển học.
Nguyễn Ky 1/14
Tiểu luận môn học Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp
Sau khi học xong môn lý thuyết hệ thống của thầy, và xuất phát từ những bâng
khâng chưa có lời giải đáp của Phòng kinh doanh cũng như của công ty mà em đang công
tác.Với ý nghĩa trên, em xin mạnh dạn chọn đề tài “ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ
THỐNG TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀO HỌAT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI PHÒNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỒNG LĨNH “
Bài viết chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, kính mong nhận
được sự chỉ dẫn của thầy để bài viết này được hòan thiện tốt hơn, để bài viết này cũng là
tài liệu cho phòng kinh doanh, công ty nghiên cứu và ứng dụng nó trong quá trình họat
động.
Chân thành cảm ơn !
Nguyễn Ky 2/14
Tiểu luận môn học Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm hệ thống
Hệ thống, theo quan điểm lý thuyết hệ thống, được hiểu là một tập hợp hay một
tổng thể gồm các phần tử hay các bộ phận khác nhau có mối quan hệ tác động qua lại với
nhau và được sắp xếp theo một trình tự đảm bảo tính thống nhất và có khá năng thực hiện
một số chức năng và mục tiêu nhất định.
1.1.2.Khái niệm về quản trị
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra
bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Từ khái niệm này giúp
chúng ta nhận ra rằng , quản trị là một họat động liên tục và cần thiết khi con người kết
hợp với nhau trong một tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động.
Theo quan điểm quản trị kinh doanh : công tác quản trị trong doanh nghiệp là quá
trình lập kế họach , tổ chức phối hợp và điều chỉnh các họat động của các thành viên , các
bộ phận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm
đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức.
Theo quan điểm hệ thống quản trị :Quản trị còn là việc thực hành các họat động
trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại
trong một hệ thống bao gồm các khâu , các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít
với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
1.1.3. Khái niệm về môi trường của hệ thống
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, môi trường là các yếu tố , điều kiện nằm
ngòai hệ thống và có ảnh hưởng đến kết quả họat động của hệ thống đó.
Để xác định môi trường của hệ thống , các nhà quản trị thường dựa vào các câu trả
lời của hai câu hỏi sau đây:
1.Yếu tố đó có ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống hay không?
2. Hệ thống có quyền thay đổi đến các yếu tố đó hay không ?
Nếu yếu tố nào trả lời “ có” ở câu hỏi 1 và “không” ở câu hỏai 2 , thì nó là yếu tố môi
trường của hệ thống.
Nguyễn Ky 3/14
Tiểu luận môn học Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp
1.1.4. Khái niệm đầu vào và đầu ra của hệ thống
Đầu vào của hệ thống là sự tác động của môi trường vào hệ thống của nó.Ngược
lại, đầu ra của hệ thống được coi là sự tác động của hệ thống đến môi trường của nó.
Đầu vào và đầu ra của hệ thống trên thực tế có thể được cấu thành từ nhiều yếu tố
khác nhau và có biểu diễn mối quan hệ đầu vào và đầu ra với hệ thống như sau:
V R
1.1.5. Khái niệm về cấu trúc của hệ thống
Cấu trúc là sự sắp xếp các phần tử bên trong của một hệ thống .Thực tế cho thấy,
mỗi cách sắp xếp khác nhau có thể dẫn đến kết quả họat động của hệ thống không giống
nhau.
Muốn hệ thống họat động với kết quả tối đa , cần lựa chọn cách sắp xếp tối ưu.
Trên thực tế hiện nay, có nhiều cách sắp xếp cấu trúc của hệ thống .Xin gới thiệu
một số mô hình phổ biến hiện nay:
1.Mô hình “Ghép nối tiếp”
v1 R1/v2 R2/v3 R3
2.Mô hình “ Ghép song song”
V1
3.Mô hình “ Ghép có mối liên hệ ngược”
Nguyễn Ky 4/14
Môi trường
Hệ thống
Phần tử 1 Phần tử 2 Phần tử 3
Phần tử 1
Phần tử 2
Phần tử 3
R
3
R
2
V
3
V
2
R
1
Tiểu luận môn học Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp
- Mô hình ghép có mối liên hệ ngược “gián tiếp”
- Mô hình ghép có mối liên hệ ngược “trực tiếp”
Vào Ra
1.1.6 Khái niệm mục tiêu của hệ thống
Mục tiêu là trạng thái mong đợi , có thể có và cần phải có của hệ thống tại một
thời điểm hoặc sau một khỏang thời gian nhất định.
Mục tiêu là hướng để hệ thống phát triển theo quỹ đạo đã đề ra.
Quỹ đạo là con đường để hệ thống chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái
khác, theo hướng tiến đến mục tiêu.Có những trạng thái không mong đợi nhưng lại xảy
ra.Do đó, muốn tránh điều này đòi hỏi người điều khiển hệ thống phải có trình độ hiểu
biết nhất định về các quy luật phát triển của hệ thống và phải có tầm nhìn xa, trông rộng.
1.2 Các tính chất cơ bản của một hệ thống và phân lọai hệ
thống
1.2.1. Tính chất về mối quan hệ
Các phần tử hay các bộ phận của một hệ thống luôn luôn có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau và các mối quan hệ đó thường mai tính chất nhân quả.
1.2.2. Tính chất về sự thay đổi
Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng như về chất của bất kỳ bộ phận hoặc phần
tử nào đều dẫn đến ảnh hưởng các bộ phận hoặc phần tử khác của hệ thống và chính hệ
thống đó.Mặt khác , bất kỳ sự thay đổi lượng chất của hệ thống đều làm ảnh hưởng các
phần tử bên trong của hệ thống đó.
Nguyễn Ky 5/14
Phần tử 1 Phần tử 2
Phần tử 3
V
1
R
1
V
2
R
2
R
3
V
3
E