Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

báo cáo thực tập đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 50 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Đối với mỗi sinh viên thì việc tiếp xúc với thực địa sau khi đã học xong lý
thuyết các môn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với những môn
chuyên ngành, việc thực tập không chỉ giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã
học, nắm vững chuyên môn mà còn giúp cho sinh viên tiếp xúc với thực tế làm
việc sau này .
Đa dạng sinh học là môn khoa học chuyên ngành, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với sinh viên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường nói riêng và sinh
viên một số ngành khác trong trường như khoa học môi trường, lâm nghiệp xã hội.
Nghiên cứu môn học này không chỉ để hiểu được thế nào là đa dạng sinh học mà
còn giúp chúng ta đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học, thực trạng suy thoái
cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay như thế nào. Đồng thời môn
học này còn giúp chúng ta làm quen, tiếp cận với công tác điều tra, giám sát đa
dạng sinh học để xem xét diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời gian ở một
khu vực cụ thể nào đó.
Vì vậy để bổ sung kiến thức lý thuyết đã học đồng thời tập làm quen với công tác
điều tra giám sát đa dạng sinh học, được sự đồng ý của nhà trường, khoa
QLTNR&MT, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đắc Mạnh và
thầy Vũ Tiến Thịnh, chúng em đã được tiến hành thực tập 1 tuần ở Vườn quốc gia
Cúc Phương. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Nguyễn Đắc Mạnh,
thầy Vũ Tiến Thịnh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực
tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, kinh nghiệm bản thân còn
nhiều hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn, để bản báo cáo hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.!
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Bình
1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng
sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san
hô tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã
trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận
có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế
(Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam
còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có
hàng chục giống gia súc và gia cầm.
Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề suy thoái đa dạng sinh học đang trở
nên ngày càng nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự
suy thoái đa dạng sinh học là sự tuyệt chủng loài do môi trường sống bị tổn hại.
Tốc độ tuyệt chủng các loài đang ở mức báo động.
Vườn quốc gia Cúc Phương là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh
học cao nhất nước ta, là nơi tập trung nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có tầm quan
trọng trong khu vực.Nên cần phải có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về tính đa
dạng sinh học của khu vực này để có được những giải pháp bảo tồn hợp lý và tốt
nhất.
Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các
tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái
nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vai trò vô
cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng. Trong cuộc sống hàng
ngày Bò sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp con người tiêu diệt các loài côn
trùng gây hại cho nông - lâm nghiệp và tiêu diệt những vật chủ trung gian mang
mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc. Nhiều loài Bò sát, Ếch nhái là
nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhân dân ta như: các loài Trăn, Rắn,
Ba ba, Ếch nhái, Nhiều loài còn là nguyên liệu để bào chế các loại thuốc quý
2
hiếm phục vụ cho đời sống con người. Trong các phòng thí nghiệm phòng thực
hành Bò sát, Ếch nhái còn được dùng làm tiêu bản và một đối tượng nghiên cứu.

Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và
nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài đã
trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Chính vì vậy chúng em đã được tiến hành thực tập 1 tuần tại Vườn quốc gia Cúc
Phương để bước đầu điều tra đánh giá tính đa dạng bò sát ếch nhái tại khu vực
này.
* Đối tượng nghiên cứu
Vì thời gian và nguồn nhân lực có hạn nên chúng em chỉ tập trung nghiên cứu về
nhóm bò sát- ếch nhái và tìm hiểu mô hình bảo tồn rùa ở khu vực vườn quốc gia
Cúc Phương
* Mục tiêu
- Đánh giá được thành phần loài bò sát - ếch nhái của khu vực, xác định được mật độ,
sự phân bố của các loài theo sinh cảnh và đai cao.
- Đánh giá được tính đa dạng sinh học (đa dạng về loài, đa dạng về quần xã) của thành
phần bò sát ếch nhái tại khu vực nghiên cứu và ở Vườn quốc gia
- Xác định được giá trị tài nguyên, giá trị bảo tồn của các loài bò sát ếch nhái tại khu
vực Vườn quốc gia
-
Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý
bảo vệ và phát triển rừng một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sự phát
triển bền vững.
- Nắm được điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia.
- Nắm được phương án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia.
- Nắm được những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các giải pháp bảo tồn
ĐDSH tại Vườn quốc gia (bảo tồn nội vi, bảo tồn ngoại vi, bảo tồn bằng pháp chế,
bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, ).
3
* Nội dung
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia và các sinh cảnh khu vực khảo
sát.

- Đánh giá tính đa dạng sinh học bò sát-ếch nhái của VQG và khu vực khảo sát.
- Đánh giá tính đa dạng sinh học theo sinh cảnh ở khu vực khảo sát
- Giám sát các nhóm loài bò sát- ếch nhái tại khu vực khảo sát.
- Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý, quy hoạch bảo tồn tại Vườn quốc gia
* Địa điểm nghiên cứu
Trong vườn quốc gia Cúc Phương chúng em đã được tiến hành điều tra nghiên
cứu tại khu du lịch hồ Mạc
Tọa độ địa lý:
Từ 22º37’ đến 22º42’ độ vĩ bắc
105º72’ đến 105º78’ độ kinh đông
- Diện tích của khu vực khảo sát là khoảng 3.600ha.
- Chiều dài mỗi tuyến điều tra là 1500m, chiều rộng là 5m
- Dạng sinh cảnh chủ yếu: Ở Vườn quốc gia Cúc Phương có rất nhiều dạng sinh
cảnh, rất nhiều trạng thái thảm thực vật khác nhau, tuy nhiên do điều kiện thời
gian không cho phép nên chúng em tiến hành chủ yếu trên các dạng sinh cảnh là
sinh cảnh rừng tự nhiên trên sườn núi đá vôi, và rừng tự nhiên trên đất bồi
tụ.Ngoài ra nhóm còn tiến hành điều tra ở sinh cảnh là khu định cư của con người
tại khu du lịch hồ Mạc
4
* Thành phần nhóm nghiên cứu
1. Lê Thị Thanh Bình
2. Đinh Thị Hiền
3.Triệu Anh Tuấn
4.Vi Thị Hà Trang
5.Nguyễn Hữu Sơn
6.Bùi Hồng Cường
7.Phạm Thị Diệu
8.Đỗ Thị Phương Hoa
9.Trần Xuân Hưng
10.Nguyễn Văn Linh

11.Trần Thị Viên
12.Nguyễn Quốc Toản
13.Nguyễn Đình Trình

5
PHẦN II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Bình, cách quốc lộ 1A
40 km và cách Thủ đô Hà Nội 130 km về phía Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương
nằm ở phía tận cùng phía Đông Nam cả dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương có tọa độ địa lý như sau:
20º 14’ - 20º 24’ vĩ độ Bắc
105º 29’ - 105 º44’ kinh độ Đông
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong khối núi đá vôi mà ranh giới bao gồm
đường ven chân núi đá vôi.
- Chạy dọc theo hướng Tây Bắc Đông Nam là các xã thuộc huyện Lạc Sơn và các
xã thuộc huyện Yên Thủy của tỉnh Hòa Bình.
- Phía Đông Nam giáp xã Yên Quang huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây Nam giáp xã Kì Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thành Lâm, Thành Mỹ, Thành Yên thuộc
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Diện tích Vườn quốc gia nằm trong phần đất thuộc 14 xã, trong đó có 7 xã của 2
huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, tỉnh hòa Bình; 4 xã của huyện Nho Quan tỉnh Ninh
Bình và 3 xã của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia là 22.200 ha, trong đó:
- Huyện Lạc sơn và Yên Thủy của tỉnh Hòa Bình là 5.850 ha
- Huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình là 11.300 ha
- Huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa là 5.000 ha
2.2 Địa hình

Dãy núi đá vôi Cúc Phương là phần cuối của khối núi đá vôi chạy từ Sơn La về
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Xen kẽ giữa 2 hệ thống núi đá chạy gần song
song là các đồi đất thấp phát triển trên đất đá sét với những thung lũng cùng hướng
6
với núi. Độ cao trung bình của các thung lũng khoảng 200 – 350m và thường ngăn
cách bởi các quèn thấp như Quèn Đang, Quèn Voi, Quèn Xeo…
Địa hình Cúc Phương chủ yếu là đá vôi có độ chênh cao trung bình so với mặt
biển 400-500m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía Tây Bắc. Cúc
Phương có 3 dạng địa hình chính liên quan tới hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ
yếu với các loại đá mẹ khác nhau
- Địa hình núi cao dốc đứng: sản phẩm đá vôi
- Địa hình bãi bằng thung lũng hẹp: sản phẩm bồi tụ
- Địa hình núi thấp và ít dốc: sản phẩm đá sét
2.3 Khí hậu, thủy văn
Theo số liệu của trạm khí tượng Nho Quan( 27.3.09) nhìn chung nhiệt độ tại khu
vực nghiên cứu như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm là 22,8ºC
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,2ºC (tháng 1)
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,5ºC ( tháng 6)
Lượng mưa trung bình năm là 1908,6mm, tháng thấp nhất là 21,4mm( tháng 1).
Và tháng cao nhất là 358,7mm( Tháng 9).
Độ ẩm trung bình trong năm tại khu vực là 84%, tháng thấp nhất là 81% và tháng
cao nhất là 89%
Ta biết rằng yếu tố nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh
trưởng, phát triển cũng như sinh sản của nhóm bò sát - ếch nhái.Với điều kiện khí
hậu của khu vực nghiên cứu ta có thể thấy là khá thuận lợi cho sinh vật nói chung
và nhóm bò sát - ếch nhái nói riêng phát triển, đa dạng phong phú về thành phần
loài và số lượng cá thể.
* Chế độ gió: Vườn quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu
ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa đông nam về mùa

hè.Ngoài ra khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng thổi mạnh
từ tháng 4 đến tháng 7.Tuy vậy do điều kiện địa hình, gió sau khi vượt qua các yên
7
ngựa và hẻm núi đi sâu vào rừng đã bị thay đổi hướng rất nhiều, tốc độ gió khoảng
1-2 m/s
* Thủy văn:
Do ở Cúc Phương là địa hình Karst nên ở đây có ít dòng chảy, ngoại trừ sông Bưởi
và sông Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, còn lại các khe suối cạn có nước
theo mùa. Sau cơn mưa khe khô dãn nước vào lỗ hút, chảy ngầm rồi phun ra ở một
số mó nước. Chỗ nào nước không thoát kịp thì ứ đọng lại gây ngập úng tạm thời.
2.4 Địa chất thổ nhưỡng
Nền địa chất Cúc Phương được tạo thành bởi chuyển động tạo sơn kỉ Mê ri đầu
nguyên đại trung sinh kỷ Triat trung, bậc Ca-do-ni tầng Đồng Giao.
Đất Cúc Phương có 2 nhóm với 7 loại đất chính:
Nhóm A gồm 4 loại đất phân bố ở nơi cao nhất đến nơi thấp nhất của núi đá vôi.
Nhóm B gồm 3 loại đất phân bố ở nơi đồi cao dốc xuống nơi thấp không có đá
vôi. Đá mẹ có cấu tạo khối phiến đá dày đến đá mẹ có khối phiến đá mỏng, từ đá
mẹ thô đến đá mẹ mịn hơn, từ đá mẹ không hay ít biến chất đén đá mẹ biến chất.
2.5 Các quần xã thực vật chủ yếu.
Thảm thực vật vườn quốc gia Cúc Phương có những kiểu chính và những kiểu
phụ như sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu là cây lá rộng trên núi đá vôi có
độ cao dưới 500m.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi có
độ cao trên 500m.
- Kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi.
- Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng, đát phong hóa từ
đá phiển có độ cao dưới 500m.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng, đát phong hóa từ

đá phiển có độ cao trên 500m.
- Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp phong hóa từ đá sét.
8
- Rừng thứ sinh nhân tác tre nứa nhiệt đới.
- Quần lạc cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đất phong hóa từ đá sét.
- Quần lạc trảng cỏ nhiệt đới.
- Đất canh tác nông nghiệp
2.6. Tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn quốc gia
Cúc Phương có hệ thực vật, động vật phong phú. Cúc Phương có hệ sinh thái
khá phong phú và đa dạng, gồm 2406 loài thực vật, 608 loài động vật có xương
sống trong đó có 125 loài thú , 308 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 65
loài cá và hàng nghìn loài côn trùng. Có 108 loài động thực vật được ghi trong
Sách đỏ Việt Nam.
Thảm thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương ưu thế bởi rừng trên núi đá vôi. Ở
một đôi chỗ, rừng hình thành nên nhiều tầng tán có thể đén 5 tầng rõ rệt, trong đó
tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không
liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ rệt. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh
vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng.
Cúc Phương là nơi sinh sống của một vài quần thể thú quan trọng về mặt bảo
tồn, trong đó có phân loài linh trưởng đang bị đe dọa trên mức toàn cầu. Nhiều
nhóm sinh vật khác cũng đã được nghiên cứu ỏ Cúc Phương.
2.7. Điều kiện dân sinh kinh tế của khu vực
2.7.1. Dân số và lao động
Dân số ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh và Mường, mật độ của toàn vùng là 138
người/km
2
, nhưng dân số phân bố không đều như Cúc Phương 23 người/ km
2
, Yên
Trị 354 người/ km

2
, Yên Quang 559 người/ km
2
.
Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập chung ở các vùng thấp gần các trục đường giao
thông nên phân bố lao động sản xuất cũng chủ yếu tập chung ở đây.
Lực lượng sản xuất đông đảo nhưng cơ cấu ngành nghề đơn giản. Hoạt động sản
xuất chủ yếu là nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số ít người làm về y
tế, giáo dục, dịch vụ, sản xuất thủ công nghiệp. Vấn đề này đã một phần tạo sức ép
đối với tài nguyên của vườn quốc gia Cúc Phương.
9
2.7.2. Kinh tế xã hội
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo chủ yếu là trồng lúa và các loại
hoa mau. Tuy nhiên do diện tích còn hạn hẹp nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Chăn nuôi chiếm vị trí khá quan trọng khá phat triển trong vùng chủ yếu là trâu,
bò.
Sản xuất thủy sản hầu như không đáng kể, chủ yếu là cung cấp nguồn thực phẩm
tại cho nhân dân trong khu vực.
Sản xuất công nghiệp có một số cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ và sản xuất thủ
công nghiệp như khai thác đá, nung gạch, sản xuất các dụng cụ gia đình.
Hệ thống giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống đường cấp phối giữa
các xã trong huyện cũng hình thành nên giao thông khá thuận lợi. Trong vườn
đoạn đường từ khu văn phòng tới trung tâm Bông đã được cải tạo và nâng cấp…
Đường điện đã có đường dây tải điện và các trạm biến thế đã đến được với các xã
vùng đệm của vườn quốc gia.
Các xã trong khu vực đều có trạm xá nhưng chưa có bác sĩ chỉ có y tá là người có
tay nghề và kỹ thuật cao nhất.
Giáo dục phát triển tương đối tốt. Số trường lớp các cấp phát triển khá đồng đều
ở các xã. Tuy nhiên ở các bản vùng sâu vùng xa vẫn còn hiện tượng mù chữ và tái
mù chữ.

2.8 Tác động của động vật và con người lên các điều kiện tự nhiên (tích cực và
tiêu cực)
Ở khu vực Vườn quốc gia còn xảy ra hiện tượng chăn thả gia súc phổ biến, người
dân vẫn thường vào rừng soi cá, ếch vào buổi tối đặc biệt là sau những trận mưa
làm cho trong rừng có các dòng suối chảy thì lượng người vào rừng soi cá hay ếch
nhái là khá nhiều
Do trong khu vực trồng cỏ nên lượng người cũng như xe cộ, đặc biệt là xa bò kéo
ra vào rất thường xuyên tạo ra các tuyến đường mòn khá lớn, hoạt động này cũng
phần nào gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của một số loài động vật , gây chia cắt
sinh cảnh
10
Hoạt động khai thác tiềm năng du lịch ở Vườn quốc gia như khu du lịch hồ Mạc
tuy mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng về mặt sinh thái thì hoạt động này
cũng gây chia cắt sinh cảnh sống của các loài động vật trong khu vực, do lượng du
khách ra vào khu vực là rất đông và thường xuyên nên sẽ gây ảnh hưởng xấu và có
thể dẫn đến làm thay đổi tập tính sinh hoạt của một số loài sống trong khu vực
này.
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở khoa học
- Tham khảo một số tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, phương pháp ô tiêu chuẩn và kết hợp
với phương pháp điều tra nhanh để đánh giá diễn biến đa dạng sinh học tại khu
vực nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để đánh giá, phân chia các sinh cảnh và diễn
biến đa dạng sinh học của khu vực nghiên cúu.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của VQG.
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
1. Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng công tác
quản lý, quy hoạch bảo tồn tại Vườn quốc gia

- Tham khảo từ các nguồn tài liệu (thư viện, internet, trung tâm du khácht, ).
- Tham dự các báo cáo chuyên đề.
- Phỏng vấn cán bộ Vườn quốc gia
2. Chuẩn bị khu vực khảo sát thực địa
- Lựa chọn khu vực khảo sát trên bản đồ và ngoài thực địa.
- Phân chia khu vực đã lựa chọn thành một số dạng sinh cảnh chính
- Lập một số tuyến-điểm điều tra, giám sát trong khu vực.
11
3. Điều tra theo tuyến
Đối với nhóm bò sát - ếch nhái ta tiến hành điều tra theo tuyến dạng băng với
chiều rộng của tuyến là 5m, chiều dài tuyến là 1500m, sau khi tiến hành điều tra
xác định các loài cũng như số lượng các loài xuất hiện trên tuyến điều tra ta ghi
kết quả vào mẫu biểu 01-b
Mẫu 01-b: PHIẾU ĐIỀU TRA THEO TUYẾN DẠNG BĂNG
(điều tra bò sát, ếch nhái và cây gỗ)
Tên tuyến: Người điều tra:
Ngày điều tra: Thời tiết:
Thời gian bắt đầu: Thời gian kết thúc:
Sinh cảnh Thời gian Tên loài Số lượng Mô tả cá thể loài
4. Giám sát bò sát- ếch nhái bằng bẫy hố.
- Trên tuyến cấp I ( tuyến dạng băng), ở mỗi dạng sinh cảnh chọn một vị trí để đào
các hố giám sát
- Đào hố sâu khoảng 60 – 70 cm, rộng 25 x 25 cm. Sau đó buổi tối thắp đèn dưới
hố để cho con vật dễ bị sa bẫy. Kiểm tra bẫy vào buổi tối và sáng sớm.
- Phân tích bò sát-ếch nhái sa bẫy theo mẫu biểu 05
Mẫu 05: PHIẾU PHÂN TÍCH BÒ SÁT, ẾCH NHÁI SA BẪY
Tên tuyến: Tổng số bẫy hố:………Số Bò sát, Ếch nhái sa bẫy:………
Ngày phân tích Người phân tích:
Tổng thời gian mở nắp bẫy: Thời tiết trong thời gian mở nắp bẫy:
KH

bẫy
Sinh
cảnh
đặt
bẫy
Tên
loài
Giới
tính
Tuổi
Tình
trạng
sinh
sản
Kích thước (mm)
Ký hiệu
đánh
dấu
Lt
Lchi
sau
Đầu
Miệng
12
3.3 Phương pháp tiến hành xử lý dữ liệu
1. Biên tập các bản đồ chuyên đề (sinh cảnh, tuyến- điểm khảo sát, điểm ghi nhận
các loài động vật) của Vườn quốc gia và khu vực khảo sát.
- Tham khảo bản đồ giấy (tỉ lệ 1: 25.000) và bản đồ số của Vườn quốc gia
- Lựa chọn lớp thông tin để biên tập các bản đồ chuyên đề (Scan trên giấy bóng
mờ)

- Phóng to (giảm tỉ lệ) các bản đồ chuyên đề thể hiện khu vực khảo sát
2. Lập danh lục các nhóm sinh vật (thú, chim, Bò sát-Ếch nhái, thực vật) của
Vườn quốc gia: theo mẫu biểu 08
- Căn cứ vào hệ thống phân loại trong bản danh lục của các nhóm sinh vật trên
toàn quốc. Đối với nhóm bò sát-ếch nhái ta căn cứ vào hệ thống phân loại của
Nguyễn Văn Sáng và cộng sự năm 2005
- Căn cứ vào 4 nguồn thông tin: Tham khảo tài liệu, Phỏng vấn, Phân tích mẫu
vật, Khảo sát thực tế
- Căn cứ vào Sách Đỏ Việt Nam- 2007, Nghị định 32/2006-CP, Sách Đỏ thế giới,
và công ước CITES để xác định giá trị bảo tồn cho các loài trong khu vực nghiên
cứu.
Mẫu 08: DANH LỤC CÁC LOÀI BÒ SÁT - ẾCH NHÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC
PHƯƠNG
TT Bộ- Họ- Loài Nguồn thông tin Tình trạng bảo tồn
Tên phổ thông Tên khoa học
QS MV PV TL SĐVN NĐ32 SĐTG CITES
3. Thống kê sự phân bố của các quần thể loài theo sinh cảnh và tính các chỉ số đa
dạng sinh học
Trên mỗi dạng sinh cảnh khác nhau ta tiến hành điều tra, quan sát để xác định
thành phần và số lượng các cá thể xuất hiện trong mỗi sinh cảnh, từ đó thống kê
được sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh khác nhau.
- Chỉ thống kê các loài quan sát thấy ngoài thực địa (điều tra theo tuyến- điểm,
điều tra ô tiêu chuẩn và bẫy bắt) Kết quả điều tra được thống kê vao mẫu biểu 09
13
Mẫu 09: SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC NHÓM SV THEO CÁC DẠNG SINH CẢNH
TT Tên loài
Tổng số cá thể
đã quan sát
Các dạng sinh cảnh (số cá thể)
SC1 SC2 SC3 SC4 SC5

- Tính các chỉ số đa dạng
* Đa dạng về loài trong mỗi sinh cảnh ( tính chỉ số đa dạng Margalef - d).
Chỉ số đa dạng Margalef được sử dụng để đánh giá tính đa dạng loài trong mỗi
sinh cảnh do ông Margalef xây dựng năm 1958.Trong các dạng sinh cảnh khác
nhau nếu sinh cảnh nào có chỉ số đa dạng d càng lớn thì chứng tỏ tính đa dạng về
loài của sinh cảnh ấy càng cao. Như vậy chỉ số đa dạng Margalef có thể dùng để
so sánh tính đa dạng về loài giữa các sinh cảnh khác nhau trong khu vực. Công
thức xác định được tính như sau:

S: Tổng số loài ghi nhận được trong sinh cảnh
N: Tổng số cá thể ghi nhận được trong sinh cảnh
* Mô tả quy mô về đa dạng loài (đa dạng alpha, đa dạng bêta, đa dang gamma)
trong khu vực khảo sát
+ Đa dạng alpha: là tổng số loài trong một sinh cảnh hay một quần xã
+ Đa dạng bêta: là mức độ dao động thành phần loài giữa các sinh cảnh hay quần
xã khi môi trường thay đổi
+ Đa dạng gamma: là tổng số loài tồn tại trong một quy mô địa lý
* Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (tính chỉ số đa dạng Simpson-
D)
Chỉ số đa dạng Simpson được sử dụng để xác định tính đa dạng về quần xã sinh
vật trong mỗi sinh cảnh do ông Simpson xây dựng năm 1949. Với hai kiểu sinh
cảnh khác nhau nếu sinh cảnh nào có chỉ số đa dạng D cao hơn thì sinh cảnh ấy có
tính đa dạng về quần xã cao hơn và ngược lại. Như vậy sử dụng chỉ số này ta có
14
thể so sánh được tính đa dạng về quần xã sinh vật giữa các sinh cảnh khác nhau.
Công thức xác định chỉ số đa dạng Simpson được tính như sau:
Pi: Xác suất “vai trò”của loài i
S: T Tổng số loài trong sinh cảnh
Pi = ni/N
ni: Số lượng cá thể (hay sinh khối/đối với cây gỗ) của loài thứ i

N: Tổng số cá thể (hay sinh khối/đối với cây gỗ) của các loài trong sinh cảnh
4. Xác định mật độ một số loài chỉ thị/ (M= Số cá thể/ha).
Dựa vào tuyến điều tra, diện tích của tuyến điều tra và số cá thể qua sát được trên tuyến
điều tra ta có thể ước lượng được mật độ số cá thể loài trên một đơn vị diên tích.
Công thức:

N: Tổng số cá thể loài quan sát được.
n: Số đơn vị (tuyến/điểm) điều tra
S: Diện tích mỗi đơn vị quan sát
15
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1 Đa dạng về thành phần loài bò sát - ếch nhái trong Vườn quốc gia Cúc
Phương và khu vực nghiên cứu
Khi đề cập đến tính đa dạng sinh học thì ta có thể thấy rằng cấp độ đa dạng loài là
quan trọng nhất, vì đa dạng về loài là yếu tố quyết định đến đa dạng gen cũng như
ảnh hưởng sâu sắc đến đa dạng hệ sinh thái.
* Ở Vườn quốc gia
Căn cứ vào quá trình điều tra và tài liệu đã thu thập được ta thấy thành phần loài
bò sát - ếch nhái ở Vườn quốc gia Cúc Phương là 133 loài thuộc 23 họ của 4 bộ
và bộ phụ thuộc 2 lớp là lớp bò sát và lớp ếch nhái
Trong đó:
- Lớp bò sát có 3 bộ và bộ phụ là bộ rùa, bộ phụ rắn và bộ phụ thằn lằn với 17 họ
và 86 loài
- Lớp ếch nhái có 1 bộ là bộ không đuôi với 6 họ và 47 loài.
(Danh lục các loài bò sát - ếch nhái vườn quốc gia được thể hiện ở phụ lục 1)
* Ở khu vực khảo sát
Sau 1 tuần thực tập, chúng em tiến hành điều tra theo 2 tuyến với các dạng sinh
cảnh khác nhau và đã ghi nhận được 19 loài thuộc 10 họ của 3 bộ và bộ phụ thuộc
2 lớp là bò sát và ếch nhái.

Trong đó:
- Lớp bò sát ghi nhận được 7 loài của 5 họ trong 2 bộ và bộ phụ
- Lớp ếch nhái ghi nhận được 12 loài của 5 họ trong 1 bộ
(Danh lục các loài bò sát ếch nhái ở khu vực nghiên cứu thể hiện ở phụ lục 2)
Sau khi xây dựng được danh lục bò sát ếch nhái ở vườn quốc gia cũng như điều tra
được các loài bò sát ếch nhái ở khu vực nghiên cứu, ta có thể so sánh được tỉ lệ
phân bố các loài bò sát ếch nhái tại khu vực nghiên cứu so với toàn bộ vườn quốc
gia, cụ thể như sau:
Ta có bảng phân loại như sau:
16
Tên bộ Họ Loài Ghi chú
VQG KVNC % VQG KVNC %
Bộ không đuôi 6 5 83,33 47 12 25,53
Bộ rùa 4 0 0 14 0 0
Bộ phụ rắn 7 1 14,28 45 1 2,22
Bộ phụ thằn
lằn
6 4 66,66 27 6 22,22 Ôrô cappa*
Ôrô cappa là loài mới, bổ sung vào danh lục bò sát ếch nhái của vườn quốc gia
Cúc Phương.
Dựa vào kết quả trên ta thấy ở khu vực nghiên cứu, chỉ có bộ rùa là không ghi
nhận được loài nào, còn lại các bộ khác thì có số họ chiếm tỉ lệ tương đối cao. Cụ
thể như sau:
- Đối với bộ không đuôi ở vườn quốc gia có 6 họ, thì ở khu vực nghiên cứu qua 2
ngày điều tra đã xác nhận được 5 họ, chiếm tỉ lệ 83,33%. Và số loài ở khu vực
nghiên cứu sau khi điều tra đã ghi nhận được 12 loài trên tổng số 47 loài của vườn,
chiếm tỉ lệ 25,53%.
- Đối với bộ phụ thằn lằn cũng điều tra được 4 họ trên tổng số 6 họ, chiếm 66,66%
và tìm được 6 loài trong số 27 loài có trong khu vực Vườn quốc gia, chiếm tỉ lệ
22,22%.

=> Như vậy có thể thấy rằng chỉ trong một thời gian điều tra rất ngắn mà
chúng em đã điều tra được khá nhiều loài bò sát - ếch nhái thuộc nhiều họ
khác nhau. Chứng tỏ ở khu vực nghiên cứu là hồ Mạc có tính đa dạng loài về
bò sát ếch nhái là khá cao. Điều đó cũng có nghĩa là sinh cảnh, điều kiện môi
trường sống ở khu vực này rất phù hợp cho nhóm bò sát ếch nhái phát triển,
đặc biệt là lớp ếch nhái (bộ không đuôi).
* Kết quả điều tra theo tuyến dạng băng
Đối với việc điều tra theo tuyến, nhóm em đã chia ra 2 tuyến điều tra đi qua các
dạng sinh cảnh khác nhau. Tuyến 1 đi qua sinh cảnh rừng tự nhiên trên đất bồi tụ,
ven theo bờ suối, với chiều dài là 1500m, chiều rộng 5m. Tuyến 2 đi qua sinh cảnh
17
rừng tự nhiên trên sườn núi đá vôi, chiều dài tuyến là 1500m, chiều rộng 5m. Diện
tích của mỗi tuyến điều tra là 7500m2.
Sau khi tiến hành điều tra thu được kết quả trên các tuyến theo biểu như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA THEO TUYẾN DẠNG BĂNG
Tên tuyến: Tuyến 1 Người điều tra: Bình, Hiền, Tuấn, Diệu, Trang, Sơn, Cường
Ngày điều tra: 18/9/2010 Thời tiết: Trời nắng, nóng
Thời gian bắt đầu:.7h 30 Thời gian kết thúc: 10h
Sinh cảnh Thời gian Tên loài Số lượng Mô tả cá thể loài
Cỏ thấp 8h10 Xác rắn hổ mang 1 xác
Ven suối 8h45 Cóc rừng nhỏ 1con
Ven suối 9h05 Ngóe 1con
Ven suối 9h07 Ếch cây mép trắng 1con
Ven đường 9h, 9h40 Cóc nhà 2con
PHIẾU ĐIỀU TRA THEO TUYẾN DẠNG BĂNG
Tên tuyến: Tuyến 2 Người điều tra: Viên, Hưng, Trình, Toản, Hoa, V.Linh
Ngày điều tra: 18/9/2010 Thời tiết: Trời nắng, nóng
Thời gian bắt đầu:.7h Thời gian kết thúc: 10h30
Sinh cảnh Thời gian Tên loài Số lượng Mô tả cá thể loài
Ven suối sáng Cóc rừng nhỏ 1con

Thung núi đá sáng Cóc nhà 3con
Thung núi đá sáng Nhái bầu hây môn 2con
Thung núi đá sáng Chẫu 2con
Thung núi đá sáng Ô rô cappa 1con
Thung núi đá sáng Hiu hiu 2con

Theo kết quả điều tra theo 2 tuyến như trên ta thấy ở tuyến 2, thuộc sinh cảnh
thung núi đá thì ta bắt gặp số loài cũng như số lượng cá thể nhiều hơn so với ở
tuyến 1. Từ kết quả trên ta có thể ước lượng được mật độ quần thể ở hai tuyến như
sau:
- Tuyến 1: diện tích điều tra là 7500m2; số lượng cá thể bắt gặp là 6 cá thể => ước
lượng mật độ là 8 cá thể/ ha.
18
Tọa độ tuyến 1: từ 22º40’ 20’’ đến 22º 40’50’’ độ vĩ bắc
từ 105º74’20’’ đến 105º73’20’’ độ kinh đông
- Tuyến 2: diện tích điều tra là 7500m2; số lượng cá thể bắt gặp là 11 cá thể =>
ước lượng mật độ 15 cá thể/ha.
Tọa độ tuyến 2: 22º39’ 40’’ độ vĩ bắc
Từ 105º73’50’’ đến 105º72’ 25’’ độ kinh đông
Như vậy ta có thể thấy rằng ở tuyến 2 có mật độ số lượng ếch nhái bò sát cao hơn
so với tuyến 1. Chứng tỏ ở tuyến 2 đa dạng hơn.
Tần số bắt gặp nhiều nhất là cóc nhà, đây là loài sống phổ biến ở khắp mọi nơi.
* Ếch nhái, bò sát ở Cúc Phương không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn
đa dạng cả về số loài trong mỗi họ, cụ thể được đánh giá ở biểu sau:
Số loài trong mỗi họ
Lớp Bộ Họ
Loài
n %
Lớp Ếch
nhái

Bộ Không
đuôi
Họ cóc bùn 5 3.76
Họ cóc 3 2.26
Họ nhái bén 1 0.75
Họ Ếch nhái
13 9.77
Họ ếch cây 16 12.03
Họ nhái bầu 9 6.77
Lớp Bò sát
Bộ Có vảy
Họ tắc kè 6 4.51
Họ nhông 7 5.26
Họ thằn lằn bóng 10 7.52
Họ thằn lằn giun 1 0.75
Họ thằn lằn chính thức 1 0.75
Họ kỳ đà 2 1.50
Họ rắn giun 2 1.50
Họ rắn mống 1 0.75
Họ trăn 1 0.75
Họ răn nước 30 22.56
Họ rắn hổ 6 4.51
Họ rắn lục 4 3.01
Bộ Rùa Họ ba ba 3 2.26
Họ rùa hai đầu 1 0.75
Rùa đầu to 1 0.75
Họ rùa đầm 8 6.02
19
Họ rùa núi 2 1.50
Tổng 133 100

Nhìn vào biểu trên ta thấy:
- Bộ có số họ nhiều nhất là bộ có vảy với 12 họ chiếm 52.17% trong tổng số
họ, và có 71 loài chiếm 53.38% trong tổng số loài trong danh lục.
- Các họ có nhiều loài là:
+ Họ rắn nước : 30 loài chiếm 22.56% tổng số loài
+ Họ ếch cây : 16 loài chiếm 12.03% tổng số loài
+ Họ ếch nhái : 13 loài chiếm 9.77% tổng số loài
+ Họ thằn lằn bóng : 10 loài chiếm 7.52% tổng số loài
- Các họ có số loài ít nhất là:
+ Họ rùa núi : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
+ Họ nhái bén : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
+ Họ thằn lằn giun : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
+ Họ thằn lằn chính thức : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
+ Họ kỳ đà : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
+ Họ rắn mống : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
+ Họ trăn : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
+ Rùa đầu to : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
+ Họ rùa hai đầu : 1 loài chiếm 0.75% tổng số loài
4.2 Đặc điểm phân bố số loài theo sinh cảnh
Trong quá trình điều tra nhóm bò sát ếch nhái chúng em đã chia ra 3 dạng sinh
cảnh chính như sau:
- Sinh cảnh 1: Rừng tự nhiên trên đất bồi tụ
- Sinh cảnh 2: Rừng tự nhiên trên sườn núi đá vôi
- Sinh cảnh 3: Khu định cư ở khu du lịch hồ Mạc
Kết quả điều tra được ghi ở bảng sau:
Bảng phân bố số loài theo sinh cảnh
TT Tên loài Tổng số cá thể Sinh cảnh1 Sinh cảnh2 Sinh cảnh3
1 Thằn lằn tai Ba vì 1 1 0 0
20
2 Thằn lằn bóng đuôi dài 1 0 0 1

3 Ô rô vẩy 2 0 1 1
4 Liu điu chỉ 3 0 0 3
5 Rắn nước 2 0 0 2
6 Cóc nhà 8 4 3 1
7 Ngóe 4 3 0 1
8 Chẫu 3 1 2 0
9 Ô rô cappa 1 0 1 0
10 Cóc mày sapa 3 1 2 0
11 Cóc núi 2 0 2 0
12 Cóc rừng nhỏ 2 1 1 0
13 Hiu hiu 5 3 2 0
14 Ếch cây mép trắng 5 2 2 1
15 Ếch cây rêu 1 0 1 0
16 Nhái cóc đốm 1 0 1 0
17 Nhái bầu hây môn 1 0 1 0
18 Ếch cây xanh đốm 1 1 0 0
19 Thạch sùng đuôi sần 2 0 0 2
Tổng số loài điều tra được ở 3 dạng sinh cảnh trong khu vực là 19 loài và có 48 cá
thể, chủ yếu thuộc bộ không đuôi của lớp ếch nhái. Trong đó:
- Sinh cảnh 1 điều tra được 17 cá thể (chiếm 35,42% tổng số cá thể trong cả 3
dạng sinh cảnh) thuộc 9 loài
- Sinh cảnh 2 điều tra được 19 cá thể (chiếm 39,58%) thuộc 12 loài
- Sinh cảnh 3 điều tra được 12 cá thể (chiếm 25,00%) thuộc 8 loài
4.3 Tính đa dạng sinh học theo các dạng sinh cảnh
Theo kết quả điều tra ở 3 dạng sinh cảnh chính như trên, dựa vào công thức tính
chỉ số đa dạng sinh học của Simpson và Margalef ta tính được chỉ số đa dạng ở
các sinh cảnh như sau:
Dạng sinh cảnh Chỉ số Simpson - D Chỉ số Margalef - d
Sinh cảnh 1 0,8512 1,958
Sinh cảnh 2 0,9030 2,589

Sinh cảnh 3 0,8472 1,953
* Đa dạng loài (d): Theo kết quả trên cho thấy ở sinh cảnh 2 là sinh cảnh có tính
đa dạng loài cao nhất, chứng tỏ sự phân bố loài ở sinh cảnh 2 là phong phú và đa
dạng nhất, tiếp đó là đến sinh cảnh 1, rồi sinh cảnh 3. Như vậy ta có thể thấy sinh
21
cảnh 2 là sinh cảnh có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất cho các loài bò sát - ếch
nhái sinh trưởng sinh sản và phát triển.
* Mô tả quy mô đa dạng loài:
- Đa dạng alpha: ở sinh cảnh 1 là 9, sinh cảnh 2 là 12 và ở sinh cảnh 3 là 8. Như
vậy ở sinh cảnh 2 có tổng số loài là nhiều nhất.
- Đa dạng bêta: so sánh giữa sinh cảnh 1 và sinh cảnh 2 là 9, giữa sinh cảnh 2 và
sinh cảnh 3 là 14 và giữa sinh cảnh 1 và sinh cảnh 3 là 11.
- Đa dạng gamma: ta thấy tổng số loài điều tra được ở cả 3 dạng sinh cảnh là 19
loài.
* Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (D):
Theo kết quả ở bảng trên cho thấy mức độ đa dạng về quần xã sinh vật ở sinh cảnh
2 cũng là cao nhất. Chúng tỏ sinh cảnh 2 có tính đa dạng cao nhất trong các sinh
cảnh điều tra.
=> Như vậy theo kết quả tính toán các chỉ số đa dạng cũng như quy mô về đa
dạng loài ta có thể kết luận rằng mức độ đa dạng về bò sát ếch nhái ở sinh cảnh
rừng tự nhiên trên sườn núi đá vôi là cao nhất, tiếp theo là sinh cảnh rừng tự
nhiên trên đất bồi tụ và sinh cảnh khu định cư ở hồ Mạc có mức độ đa dạng thấp
nhất.
Sở dĩ như vậy là vì ta biết rằng điều kiện môi trường sống, đặc biệt là yếu tố nhiệt
độ, độ ẩm, thảm thực vật… có ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố của các loài
động vật nói chung và nhóm bò sát ếch nhái nói riêng, khu vực nào có điều kiện
thích hợp nhất cho các loài đương nhiên khu vực đó sẽ tập trung nhiều loài sinh
sống cũng như số lượng cá thể của từng loài cũng cao hơn so với các khu vực
khác.
Ở sinh cảnh 2, đây là khu vực có hệ thực vật phát triển ổn định, lớp thảm thực vật

khá dày, độ ẩm thông thường sẽ cao hơn các khu vực khác, nhiệt độ sẽ thấp hơn
về mùa hè và cao hơn về mùa đông so với các khu vực khác vì có sự che chắn của
tầng cây cao và thảm thực vật phát triển. Vì vậy khu vực này rất thích hợp cho
nhóm bò sát - ếch nhái sinh sống cũng như sinh trưởng phát triển.
22
Sinh cảnh 1 là khu vực có hệ thực vật khá phong phú, tuy nhiên thảm thực vật
không dày, không ổn định do khu vực này thấp nên về mùa mưa hay thậm chí chỉ
cần có những trận mưa tương đối lớn thì lượng nước sẽ đổ dồn về đây, tạo ra khá
nhiều khe suối nhỏ và sau đó mấy ngày nước lại rút đi nhanh chóng. Vì vạy ở đay
chỉ thích hợp cho một số loài ếch nhái sinh sống như ếch cây mép trắng, hiu hiu…
Sinh cảnh 3 là khu vực có lượng người ra vào, sinh hoạt rất đông và thường
xuyên, thảm thực vật không có nên nhiệt độ, độ ẩm không giống như trong rừng,
vì vậy không phù hợp với điều kiện sống của nhóm bò sát ếch nhái. Chỉ có một số
loài có bản tính mạnh dạn như cóc nhà, hay nhanh nhẹn như các loài thạch sùng,
thằn lằn mới hoạt động tập trung ở đây.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các loài cũng như số lượng
các cá thể trong loài phân bố không đồng đều giữa các dạng sinh cảnh trong khu
vực điều tra nghiên cứu.
4.4 Đa dạng về mức độ quý hiếm (giá trị bảo tồn của các loài trong Vườn quốc
gia Cúc Phương).
Bò sát, Ếch nhái không những đa dạng về thành phần loài, dạng sống, giá trị sử
dụng mà nó còn đa dạng cả về mức độ quý hiếm. Sau khi thu thập tài liệu có liên
quan dựa vào sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32/CP. Sách đỏ thế giới, công ước
CITES cùng với danh lục Bò sát, Ếch nhái Vườn quốc gia Cúc Phương chúng em
đã thống kê được số loài Bò sát, Ếch nhái đang ở các cấp độ đe doạ khác nhau như
sau. Kết quả thể hiện ở biểu sau:
TT Tên Việt Nam Tên khoa học SĐVN NĐ32 SĐTG CITES
1 Kì đà hoa Varanus salvator EN IIB II
2 Rồng đất Physigthus concincinus VU IIB
3 Trăn hoa Python molorus CR IIB II

4 Rắn sọc đốm đỏ Elapheporphyraceae
nigrofasciata
VU I
5 Rắn sọc dưa Elaphe radiata EN IIB
6 Rắn ráo thường Ptyas korros EN
7 Rắn ráo trâu Ptyas mucosus EN IIB II
8 Rắn nước Xenochrophys piscator III
9 Rắn cạp nia nam Bungarus candidus IIB
23
10 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus EN IIB
11 Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus IIB
12 Rắn hổ mang thường Naja naja EN IIB
13 Rắn hổ mang chúa Ophyophagus hannah CR IB II
14 Rùa sa nhân Pyxidae mouhotii EN II
15 Rùa cân Mauremys mutica II
16 Rùa cổ cọc Ocadia sinensis EN III
17 Rùa bốn mắt Sacalia quadriocella EN III
18 Rùa núi vàng Indotestudo elongata EN IIB EN II
19 Ba ba gai Palea steindachneri VU EN
20 Ba ba trơn Pelodiscus sinensis VU III
21 Giải Pelochelys bibronii EN II
22 Cóc mày gai mí Megophrys
palpralespinosus
CR
23 Cóc rừng Bufo galeatus VU
24 Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale EN DD
Có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam chiếm 13.11% tổng số loài trong đó:
- Cấp VU có 4 loài chiếm 3.28 % tổng số loài .
- Cấp EN có 9 loài chiếm 7.38% tổng số loài.
- Cấp CR có 3 loài chiếm 2.46% tổn số loài.

Có 13 loài nằm trong công ước CITES chiếm 10.66% tổng số loài, trong đó:
- Phụ lục I có 1 loài chiếm 0.82% tổng số loài.
- Phụ lục II có 8 loài chiếm 6.56% tổng số loài.
- Phụ lục III có 4 loài chiếm 3.28% tổng số loài.
Có 8 loài trong sách đỏ thế giới, chủ yếu là cấp EN, các loài có trong sách đỏ thế
giới chủ yếu thuộc bộ rùa (7 loài).
Có 11 loài nằm trong nghị định 32/2006 của chính phủ.
4.5 Đa dạng về giá trị sử dụng
Cũng như các tài nguyên động vật rừng khác, Bò sát, Ếch nhái là nhóm có giá trị
nhiều mặt: Cung cấp thực phẩm, nguồn dựoc liệu quý, là tác nhân bảo vệ môi
trường, một số loài có giá trị bảo tồn nguồn gen và là đối tượng nghiên cứu khoa
học. Ếch nhái được coi là vật chỉ thị môi trường vì nòng nọc của chúng chỉ phát
triển được ở môi trường không hoặc ít bị ô nhiễm. Ếch nhái cũng là mắt xích quan
trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên, đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
24
- Đối với con người, ếch nhái được sử dụng cho nhiều mục đích: tôn giáo, làm
thực phẩm, vật nuôi làm cảnh và làm dược liệu. Ở Việt Nam một loài ếch nhái
được nuôi để lấy thịt (ếch đồng, ngoé), làm cảnh (cá cóc, ếch cây) và làm dược
liệu (cóc, cá cóc).
- Nhóm có giá trị thực phẩm gồm các loài như Ngóe (Limnonectes limnocharis),
Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus), Cóc nhà (Bufo melanostistus), Rắn cạp nia
nam (Bungarus candidus), Rắn cạp long (Bungarus fasciatus) ….
- Nhóm có giá trị dược liệu gồm các loài như Cóc nhà (Bufo melanostistus), Thằn
lằn đuôi dài (Mabuya longicaudata), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Rắn hổ mang
thường (Naja naja), Rắn cạp nia nam (Bungarus candidus), Rắn cạp long
(Bungarus fasciatus) ….
- Nhóm có giá trị nguồn gen gồm các loài như Ếch cây xanh (Polypedates
reiwardtii), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Rắn hổ mang thường (Naja naja), Rắn
ráo thường (Ptyas korros), Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus), Rắn cạp long (Bungarus
fasciatus) ….

- Nhóm có giá trị bảo vệ môi trường gồm các loài như Cóc nhà (Bufo
melanostistus), Rắn ráo thường (Ptyas korros), Ếch đồng (Hoplobatrachus
rugulosus), Ếch cây xanh (Polypedates reiwardtii), Rắn sọc dưa (Elaphe radiata),
Thằn lằn đuôi dài (Mabuya longicaudata),…
Qua đây ta thấy Bò sát, Ếch nhái có rất nhiều tác dụng có ích cho con người
cũng như cho môi trường, Đa phần các loài dều có ích, có những loài có rất nhiều
tác dụng như Cóc nhà (Bufo melanostistus), Ếch đồng (Hoplobatrachus
rugulosus), Rắn cạp nia nam (Bungarus candidus),…
4.6 Hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia.
Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập theo quyết định số 72-TTg ngày 6
tháng 7 năm 1962 của thủ tướng chính phủ về việc quản lý xây dựng khu rừng
Cúc Phương.
Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị bảo tồn thiên nhiên và các di sản văn hóa
trong phạm vi ranh giới của vườn với một số nhiệm vụ chính như sau:
25

×